ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---NGUYỄN MINH PHƯỢNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA TỈN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-NGUYỄN MINH PHƯỢNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-NGUYỄN MINH PHƯỢNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Cường
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là chương trình nghiên cứu do tôi thựchiện, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm về những gì mình viết
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Phượng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế vàQuản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là Quý thầy cô giáo Khoa sau đạihọc đã tận tình dạy bảo chúng em trong suốt thời gian khóa học
Em xin chân thành cảm ơn GS TS Mai Ngọc Cường, thầy đã hết lònggiúp đỡ, tận tụy hướng dẫn cho em hoàn thành Luận văn thạc sỹ này
Tôi xin cảm ơn các anh, các chị tại phòng Lao động Thương binh và Xã hộihuyện Hạ Hoà, Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hoà, Phòng thống kê huyện HạHòa đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều thông tin tư liệu có giá trị
Xin cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Hạ Hoà , gia đình và các bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyếnkhích cho tôi trong thời gian qua để có thể hoàn thành được Luận văn này
Trang 5MỤC LỤC
TRANG B ÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4
1.1 Đói nghèo và cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo 4
1.1.1 Đói nghèo 4
1.1.1.1 Khái niệm về đói nghèo 4
1.1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo 6
1.1.1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo 14
1.1.2 Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH 17
1.1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội 17
1.1.2.2 Đặc điểm cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH 18
Trang 61.1.2.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của
NHCSXH 19
1.2 Nội dung, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH 22
1.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội: 22
1.2.1.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 22
1.2.1.2 Khái niệm về hiệu quả cho vay ưu đãi hộ nghèo: 22
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH 23
1.2.2.1 Hiệu quả đối với ngân hàng 24
1.2.2.2 Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo 26
1.2.2.3 Hiệu quả đối với xã hội 29
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH 29
1.2.3.1 Các nhân tố liên quan đến môi trường pháp lý và chủ trương chính sách xóa đói giảm nghèo 29
1.2.3.2 Các nhân tố liên quan đến tổ chức hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH 30
1.2.3.3.Các nhân tố liên quan đến hộ nghèo 31
1.2.3.4 Các nhân tố liên quan đến hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội 31
1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của một số NHCSXH ở tỉnh Phú Thọ 32
1.3.1 Kinh nghiệm của NHCSXH Huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ 32
1.3.2 Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ 33
1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho NHCSXH huyện Hạ Hoà 34
Trang 7CHƯƠNG 2 36
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1.Khái quát về tình hình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội và nghèo đói Huyện Hạ Hòa 36
2.1.1 Về khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội
36 2.1.2 Tình hình nghèo đói của Huyện Hạ Hòa .
40 2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: 41
2.2.2 Phương pháp phân tích thông qua tài liệu sơ cấp 42
2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 42
2.4 Khung phân tích của đề tài 43
CHƯƠNG III 44
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ ( 2006 - 2011 ) 44
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khái quát hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
44 3.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ 44
3.1.2 Phân tích tình hình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa 54
3.1.2.1 Về nguồn vốn cho vay 54
3.1.2.2 Về doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ nghèo 55
3.1.3 Khái quát phương thức hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa 60
Trang 8chính sách xã hội huyện Hạ Hòa 61
Trang 93.2.1 Hiệu quả đối với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hạ Hòa 61
3.2.2 Hiệu quả đối với hộ nghèo vay vốn 63
3.2.3 Hiệu quả của cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo về phía địa phương. 64
3.3 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 67
3.3.1 Thành tựu và hạn chế 67
3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 68
3.3.2.1 Các nguyên nhân liên quan đến môi trường pháp lý và chủ trương chính sách của huyện về giảm nghèo 68
3.3.2.2 Các nguyên nhân liên quan đến tổ chức quản lý, các quy định, hướng dẫn, thủ tục, triển khai vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo 70
3.3.2.3 Các nguyên nhân liên quan đến sử dụng vốn của hộ nghèo được vay vốn 70
3.3.2.4 Các nguyên nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức xã hội, đoàn thể 71
CHƯƠNG IV 73
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2015 73
4.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa và phương hướng nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH Hạ Hòa đến năm 2015 73
4.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa và phương hướng hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa đến năm 2015 73
4.1.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo của huyện Hạ Hòa đến năm 2015 73
Trang 104.1.1.2 Phương hướng hoạt động của NHCSXH huyện Hạ Hòa đến năm
2015 74
4.1.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hòa đến năm 2015 74
4.1.2.1.Phương hướng nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo về phía NHCSXH 74
4.1.2.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo về phía người vay vốn 75
4.1.2.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo về phía địa phương 75
4.2 Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hạ Hòa 76
4.2.1 Các giải pháp liên quan đến môi trường pháp lý và chủ trương chính sách của huyện Hạ Hòa về giảm nghèo 76
4.2.1.1 Sự tham gia của chính quyền và các ban ngành vào hoạt động xóa đói giảm nghèo 77
4.2.1.2 Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư 77
4.2.1.3 Đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư 78
4.2.1.4 Công tác kiểm tra của Ban đại diện HĐQT cấp huyện 79
4.2.2 Các giải pháp liên quan đến tổ chức quản lý, các quy định, hướng dẫn, thủ tục, triển khai thực hiện, năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH 79
4.2.2.1 Chính sách tín dụng của NHCSXH 79
4.2.2.2 Hồ sơ thủ tục vay vốn 80
4.2.2.3 Cho vay theo dự án vùng, tiểu vùng 81
4.2.2.4 Nâng suất cho vay hộ nghèo 81
4.2.2.5 Đào tạo cán bộ NHCSXH 82
Trang 114.2.3 Các giải pháp liên quan đến người sử dụng vốn 82
4.2.4 Các giải pháp liên quan đến hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức chính trị, xã hội 83
4.2.4.1 Tổ tiết kiệm và vay vốn 83
4.2.4.2 Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội 84
4.2.4.3 Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn và cán bộ nhận ủy thác 85
4.2.4.4 Công tác kiểm tra của các đơn vị nhận ủy thác cho vay 86
4.3 Kiến nghị 87
4.3.1 Đối với địa phương và chính quyền các cấp về môi trường thể chế và cơ chế chính sách về giảm nghèo 87
4.3.2 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội các cấp 88
4.3.3 Đối với các tổ chức hội, đoàn thể địa phương 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 1: TÌNH HÌNH HỘ NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA 93
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH - HĐH
7 Lao động Thương binh và Xã hội LĐ - TB&XH
20 Nước sạch và vệ sinh môi trường NS&VSMT
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số liệu về kết quả sản xuất chủ yếu của huyện Hạ Hoà giai đoạn
Bảng 2.2 Tình hình hộ nghèo của huyện Hạ Hoà 40
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hạ Hoà giai đoạn 2009 - 2011 47
Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Hạ Hoà 50
Bảng 3.3 So sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ đến năm nghiên cứu 52
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH
Bảng 3.5 Doanh số cho vay, dư nợ cho vay hộ nghèo 55
Bảng 3.6 Doanh số cho vay hộ nghèo theo ngành nghề 56
Bảng 3.9. Tỷ trọng dư nợ hộ nghèo trong tổng dư nợ của NHCSXH huyện Hạ
Bảng 3.10 Tăng trưởng dư nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hoà 62
Bảng 3.11 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hạ Hoà 62
Bảng 3.12 Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng vốn sai mục đích xin vay 63
Bảng 3.13 Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo 63
Bảng 3.14 Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ chương trình cho vay ưu đãi 64
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc cho vay ưu đãi đối với
hộ nghèo ảnh hưởng đến kết quả kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hoà 66
Bảng 3.17 Thống kê tình hình cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội 72
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Hạ Hoà đến năm 2015 76
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thànhtựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7- 8%; đời sốngnhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định Lĩnhvực XĐGN cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật và được Liên hợp quốcđánh giá cao Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, nhưkhoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khuvực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình trạng thiếu việclàm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đấtnước.v.v Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ởvùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển Họđang bơ vơ, lạc lõng trước sự hội nhập toàn cầu và ánh sáng của thế giới vănminh Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về xã hội- chính trị, lànỗi đau của một xã hội đang phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh xã hộicông bằng- dân chủ- văn minh
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến nhiệm
vụ XĐGN; Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ XĐGN là một trong nhữngchương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâudài và nhấn mạnh “phải thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối vớivùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc Xây dựng và phát triển quỹXĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tưđúng đối tượng và có hiệu quả” Chính phủ đã phê duyệt và triển khai chươngtrình, mục tiêu quốc gia XĐGN, giai đoạn 1998- 2000 và giai đoạn 2001-
2010, như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; hỗ trợ đồng bào dân tộcđặc biệt khó khăn; định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; hướng dẫn người
Trang 15nghèo cách làm ăn và khuyến nông- lâm- ngư; hỗ trợ tín dụng cho ngườinghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế; hỗ trợ người nghèo về giáo dục; hỗ trợ sảnxuất, phát triển ngành nghề; đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN, cán bộ các
xã nghèo, chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn(QĐ số 135/1998/QĐ-TTg), chương trình mục tiêu quốc gia về việclàm.v.v…
Trong lĩnh vực tín dụng cho người nghèo, năm 1996 đã thành lập Ngânhàng phục vụ người nghèo và đến ngày 04 tháng 10 năm 2002 được tách rathành Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), với mục tiêu chủ yếu là chovay ưu đãi hộ nghèo Sau 10 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay hàng chụcngàn tỷ đồng, cho hàng chục triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn trongcông cuộc XĐGN cho đất nước
Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo nhiềuvấn đề vẫn đang bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả XĐGNcòn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững.v.v… Nhữngvấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa đượcnghiên cứu đầy đủ Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung
và tín dụng cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có
hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nướccũng như toàn xã hội
Với những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay ưu dãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vềhiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Trang 16- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộnghèo tại NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ hiện nay, chỉ ra thành tựu,hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi đối với
hộ nghèo của NHCSXH
- Không gian nghiên cứu: trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2011 và định hướng đếnnăm 2015
4 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả cho vay
ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng, hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của
NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả cho
vay ưu đãi đối với hộ nghèo cuả NHCSXH huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọnhững năm tới
Trang 17CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Đói nghèo và cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
1.1.1 Đói nghèo
1.1.1.1 Khái niệm về đói nghèo
Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và
số lượng, thay đổi theo thời gian Người nghèo của quốc gia này có thể cómức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác Bởi vậy, để nhìnnhận và đánh giá được tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng vànhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có giải pháp phù hợp để XĐGN, đòihỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và các tiêu chí để đánh giáđói nghèo tại từng thời điểm
Ở nước ta trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của sốđông dân chúng, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặcbiệt là những hộ nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miềnnúi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hoá giàunghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu, nghèo ngày càngrộng Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách vàgiải pháp phù hợp, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thànhcông chương trình, mục tiêu quốc gia về XĐGN Muốn XĐGN bền vững, thìđiều đầu tiên là phải trả lời được câu hỏi: Quan niệm thế nào là nghèo, người
Trang 18nghèo là ai và vì sao họ nghèo? Để trả lời được các câu hỏi này chính xác,phải hiểu rõ được bản chất và nội dung của đói nghèo.
Phải khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo Đóinghèo là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đếntính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năngtham gia vào quá trình ra quyết định chung Việt Nam thừa nhận định nghĩachung về đói nghèo tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - TháiBình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn các
nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục, tập quán của địa phương’’[1, trang 122]
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mứcsống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèothường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau Đói có mức độgay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá Còn nghèo, mức độthấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn nghèotương đối chỉ có thể giảm dần Vì vậy, để giải quyết vấn đề đói nghèo, tathường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo"
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thìđói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng Có thể hình dungcác biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoảmãn mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gaygắt
Trang 19Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàncảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinhhàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn Họ không thể vươntới các nhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảmtới mức tối thiểu nhất, gần như không có Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo làhiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốmđau Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế của họ hầu nhưchỉ dành chi toàn bộ cho ăn; thậm chí không đủ chi ăn, phần tích luỹ hầu nhưkhông có.
1.1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trong cácnhóm nguyên nhân Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tự nhiên(vị trí, khí hậu, đất đai); kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tố tập quáncủa từng dân tộc, từng vùng miền, chính sách của Nhà nước) và nhóm nguyênnhân do bản thân người nghèo; đi vào phân tích các nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên; kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâusắc đến SXKD của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo
Đói nghèo tập trung khu vực nông thôn: Nghèo có đặc thù rõ rệt về mặtđịa lý Ở Việt Nam, với 80% dân số và 90% số người nghèo sống ở nông
thôn “Những đặc trưng của người nghèo vẫn giống như trước đây - đói nghèo
vẫn là hiện tượng phổ biến ở nông thôn và đối với các dân tộc thiểu số, thì mức độ đói nghèo cao và nghiêm trọng hơn so với đa số người Kinh Các đặc trưng khác của đói nghèo, là rủi ro cao về thu nhập, do thường xuyên bị thiên tai và tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng ở nông thôn” [18, trang 1].
Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực và thực phẩm ở nông thôn là15,9% đa số người nghèo là nông thôn (trên 80%), trình độ tay nghề thấp, ít
Trang 20khả năng tiếp cận nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thịtrường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chấtlượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, những người nông dânnghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khảnăng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp Phụ nữ nông dân
ở vùng sâu, vùng xa, nhất là phụ nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi lànhững nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ nghèo lao động nhiều thờigian hơn, nhưng thu nhập thấp hơn, họ có ít quyền quyết định trong gia đình
và cộng đồng, do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chínhsách mang lại
Điều kiện vị trí không thuận lợi đã hạn chế nhiều đến sản xuất, tiêu thụsản phẩm và sinh hoạt của các hộ gia đình Người nghèo tập trung ở các vùng
có điều kiện sống khó khăn; đa số người nghèo sinh sống ở vùng miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hoặc ở các vùng đồng bằng sông CửuLong, miền trung; do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán…) khiếncho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn,đặc biệt sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở đã làm cho các vùng này càng bịtách biệt với các vùng khác “Năm 2000, khoảng 20- 30% trong tổng số 1.870
xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xãchưa đủ phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nướcsạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% số xã chưa đủcông trình thủy lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã Bên cạnh đó,
do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người dân thuộc diện cứu trợ độtxuất hàng năm khá cao, khoảng 1- 1,5 triệu người Hàng năm số hộ tái đóinghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo còn lớn” [14, trang 19].Đói nghèo trong khu vực thành thị: Đa số người nghèo đô thị làm việc trongkhu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và
Trang 21bấp bênh Một số lao động mất việc làm do chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ
sở hữu trong khu vực Nhà nước, dẫn đến điều kiện sống của họ càng khókhăn, một số người thất nghiệp Các hộ nghèo thường có ít đất đai và tìnhtrạng không có đất đang có xu hướng tăng lên tại một số nơi Thiếu đất đaiảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo, cũng nhưkhả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới sản xuất các loại cây trồng vớigiá trị cao
- Điều kiện kinh tế - xã hội Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và
các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấnthấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầunhư chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, không có đủ điềukiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai, để thoát khỏi cảnh đóinghèo Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định cóliên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái… Những ảnh hưởng nàytác động không những đối với thế hệ hiện tại, mà cả đối với các thế hệ tươnglai Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năngđến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoátnghèo thông qua giáo dục, trở nên khó khăn hơn Số liệu thống kê về trình độhọc vấn của người nghèo cho thấy, khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độphổ thông cơ sở hoặc thấp hơn Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong sốngười nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểuhọc chiếm 39%; Trung học cơ sở chiếm 37% Chi phí cho giáo dục đối vớingười nghèo còn rất lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận đượccòn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo Tỷ lệnghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên; 80% số người nghèo làmcác công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp Trình độ học vấnthấp, hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các
Trang 22ngành phi nông nghiệp và những công việc mang lại thu nhập cao và ổn địnhhơn Do trình độ dân trí thấp, nên việc bất bình đẳng giới thường xảy ra Bấtbình đẳng giới còn sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt Ngoàinhững bất công mà cá nhân người phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bấtbình đẳng giới, thì còn có những tác động bất lợi khác đối với gia đình Phụ
nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ caotrong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp Mặc dù vậy,nhưng phụ nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi
và 10% các khóa khuyến nông về trồng trọt Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận vớicông nghệ, tín dụng và đào tạo; họ thường xuyên gặp khó khăn do gánh nặngcông việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường đượctrả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc Phụ nữ cóhọc vấn thấp, dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe củagia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn “Nghèo cũng liên quan chặt chẽtới nhóm dân tộc, ngay cả khi tất cả các đặc điểm khác nhau là giống nhau,chi tiêu của một người thuộc dân tộc thiểu số cũng thấp hơn chi tiêu của mộtngười thuộc hộ người Kinh hoặc người Hoa 13% Trình độ giáo dục cũng tạo
sự khác biệt đáng kể; một hộ gia đình chủ hộ có trình độ trung cấp có mức chitiêu cao hơn mức trung bình gần 19% và nếu chủ hộ có trình độ đại học thìmức cao hơn là 31% Con số này là 29% nếu vợ/chồng có trình độ trung cấp
và 48% nếu vợ/chồng có trình độ đại học” [2, trang 20]
Ngoài yếu tố dân trí ra thì phong tục, tập quán lạc hậu và các tệ nạn xãhội như buôn bán thuốc phiện, khai thác khoáng sản bừa bãi và di dân tự docũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Một số vùng đồng bào dân tộc hiệnnay vẫn còn những hủ tục lạc hậu, như người ốm không đưa đến các trạm y tế
để chữa bệnh mà mời thầy cúng đến làm lễ để cúng “con ma” ám vào ngườibệnh (họ cho rằng người ốm là do ma ám) Làm lễ cúng như thế, bệnh của
Trang 23người ốm ngày càng nặng thêm và rất tốn kém về kinh tế, dẫn đến gia đìnhnghèo càng nghèo thêm.
- Chính sách nhà nước Do cơ chế chính sách Nhà nước thiếu hoặc
không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng cho từng vùngnghèo, chính sách khuyến khích sản xuất, chính sách tín dụng, chính sáchgiáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai…đã ảnh hưởng đến kết quả XĐGN Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức giảm nghèo Việt Nam đã có nhữngthành tích giảm đói nghèo rất đa dạng và trên diện rộng Tuy nhiên, quá trìnhphát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến ngườinghèo:
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôncòn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính, chútrọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, vẫn chưa chú trọng đầu tư cácngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú trọng khuyến khích kịpthời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp như lãi suấttín dụng, trợ giá, trợ cước… không đúng đối tượng, làm ảnh hưởng xấu đến
sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa.Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và những khó khăn về tài chính của cácdoanh nghiệp nhà nước đã dẫn tới việc mất đi gần 800.000 việc làm trong giaiđoạn đầu tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhiều công nhân bị mất việc đãgặp rất nhiều khó khăn trong tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèo đói Phầnlớn số người này là phụ nữ, người có trình độ học vấn thấp và người lớn tuổi Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự dohoá thương mại tạo ra được những động lực tốt cho nền kinh tế, khuyến khíchcác doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thu hútnhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả
Trang 24năng tạo việc làm chưa đựợc quan tâm và tạo cơ hội phát triển Tình trạngthiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sảnphẩm thấp và năng lực sản xuất hạn chế đã làm không ít các doanh nghiệpnhỏ và vừa bị phá sản và đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp, buộc họ phảigia nhập vào đội ngũ người nghèo.
Tăng trưởng kinh tế giúp XĐGN trên diện rộng, song việc cải thiện tìnhtrạnh của người nghèo về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát triển các nguồnlực lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế Việc phân phối lợi íchtăng trưởng trong các nhóm dân cư bao gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộcvào đặc tính của tăng trưởng Phân tích tình hình biển đổi về thu nhập củanhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn
và kết quả đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèocòn thiếu và yếu kém Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn,đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực củanhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động Hệ thống pháp luật kinh tế vẫnchưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu một số đạo luật quan trọng Nhiều văn bảnpháp quy dưới luật chưa được ban hành kịp thời và thiếu nhất quán đã gâykhông ít cản trở trong quá trình thực hiện Chất lượng một số luật về kinh tế,một số văn bản pháp quy dưới luật còn yếu
Việc mở các lớp bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật mới đối với hộ nghèocòn ít, hiệu quả chưa cao Nhà nước chưa định hướng cụ thể cho người dânnên trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời
kỳ Rủi ro trong SXKD của hộ nghèo chưa được xử lý kịp thời để hỗ trợ họ
Thứ hai, nhóm nguyên nhân do bản thân hộ nghèo Hộ nghèo thường thiếu
nhiều thứ như: Tri thức, học vấn, kỹ năng lao động, khả năng tiếp cận thịtrường, sức khỏe
Trang 25Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực (vốn SXKD, kiến thức và
kỹ năng làm ăn, tư liệu sản xuất: Đất sản xuất, công cụ lao động, sức kéo…);trong đó, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng để SXKD là một lực cảnlớn nhất trong việc thoát khỏi đói nghèo Người nghèo thường không đủ điềukiện để vay được nhiều vốn, trong khi nguồn vốn tự có khiêm tốn hoặc không
có Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sảnxuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…Mặc dù trong khuôn khổ của
dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khảnăng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều Song vẫn còn khá nhiều ngườinghèo, đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồntín dụng Một mặt, không có tài sản thế chấp, những người nghèo phải dựavào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoànvốn Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sửdụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiệntiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo hơn Ngườinghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệtthường có trình độ học vấn thấp, nên không có khả năng tự giải quyết các vấn
đề vướng mắc liên quan đến pháp luật Nhiều văn bản pháp luật có cơ chếthực hiện phức tạp, người nghèo khó khăn nắm bắt, mạng lưới các dịch vụpháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu ởcác vùng thành phố, thị xã… Nên người nghèo khó tiếp cận; hơn nữa phí dịch
vụ pháp lý còn cao so với khả năng tài chính của họ
Hộ nghèo thường gặp khó khăn và thiếu tự tin trong việc giải quyết cácvấn đề của chính bản thân mình Về giao tiếp xã hội, người nghèo thườngquan hệ với những người nghèo như mình, hoặc nghèo hơn mình Khôngmuốn quan hệ với những người khá giả hơn mình Từ đó, càng làm hạn chế
Trang 26về khả năng tiếp cận tư duy mới, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế giỏi Đây
là một cản trở lớn trong công cuộc XĐGN
Đại đa số hộ nghèo kiến thức và kỹ năng về sản xuất yếu, phương phápcanh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức Sản xuất tự cung, tự cấp là chính,chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá Kiến thức về marketting không có;bán các sản phẩm làm ra, nhưng chưa qua chế biến, nên giá trị thấp; sản phẩmlàm ra chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường (bán sản phẩm của mình có,chứ không bán cái mà thị trường cần) Người nghèo thường sống ở nhữngvùng xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện thông tinliên lạc, con cái thất học…Thiếu việc làm, không năng động tìm kiếm việclàm, lười biếng lao động Do sinh con nhiều, đông con vừa là nguyên nhân,vừa là hệ quả của đói nghèo Trong gia đình các hộ nghèo mặc dù nhân khẩunhiều, nhưng số người có sức lao động lại ít Các hộ gia đình nghèo rất dễ bịtổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thườngxảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng Do nguồn thu nhập của họ rấtthấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém, nên họ khó có khả năng chống chọivới những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai,mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…) Với khả năng kinh tế mong manh củacác hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ranhưng bất ổn lớn trong cuộc sống của họ “Các rủi ro trong SXKD đối vớingười nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinhnghiệm làm ăn Khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của người nghèocũng rất kém, do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng
khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa.” [14, trang 24].
Bệnh tật và sức khỏe kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạngđói nghèo Khi bị bệnh tật, hộ nghèo phải gánh chịu mất đi thu nhập từ laođộng và chi phí cao cho việc khám chữa bệnh; do vậy đẩy họ vào chỗ vay
Trang 27mượn, cầm cố tài sản để trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng có ít cơ hội chongười nghèo thoát khỏi đói nghèo Trong khi đó, khả năng tiếp cận các dịch
vụ phòng bệnh của người nghèo còn hạn chế: Tình trạng sức khỏe của ngườiViệt Nam trong thập kỷ qua đã được cải thiện, song tỷ lệ người nghèo mắccác bệnh vẫn còn khá cao Theo số liệu điều tra, mức sống năm 1998, số ngày
ốm bình quân của nhóm 20% người nghèo là 3,1 ngày/năm, so với 2,4ngày/năm của nhóm 20% người giàu Bệnh tật và sức khoẻ yếu ảnh hưởngđến việc lao động sản xuất và tìm việc làm của người nghèo
Hộ nghèo do có người không chịu làm việc, hoặc hay uống rượu, hoặcchơi cờ bạc
1.1.1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo
Thứ nhất, đói nghèo là nguyên nhân gây mất ổn định xã hội, phá hoại môi trường và cản trở nâng cao dân trí Đa số người nghèo hiện sống tại khu
vực nông thôn Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa nông thôn và thành thị lànguyên nhân chính gây nên các vấn đề xã hội Ở nông thôn đất sản xuất cóhạn và ngày càng bị thu hẹp; ngành nghề phụ một số nơi không phát triển và
có thu nhập thấp hoặc không có ngành nghề phụ dẫn đến thời gian nông nhànnhiều, hậu quả góp phần làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,nghiện hút Các nguồn tài nguyên xuống cấp và cạn kiệt, đánh bắt cá quá mức
và các môi trường tự nhiên biển bị phá hủy; môi trường tự nhiên ở vùng đấtmặn và ven biển bị mất đi; mất đất rừng tự nhiên ở các vùng núi, cùng với sựphá hoại hệ sinh thái đa dạng; các vùng đất có vấn đề ngày càng lan rộng do
sử dụng đất kém và không đúng cách, ô nhiễm nước mặn, đất và nguồn nướckhu vực nông thôn Những mất mát đi kèm với việc các hộ nghèo buộc phảibán đất, di dân tự do ra thành thị và ven đô, nơi họ sinh sống thiếu hoặckhông có những dịch vụ cơ bản, một bộ phận con cái họ dễ trở thành nạnnhân của tội phạm (trộm cắp, buôn bán hàng cấm, gái mại dâm…) và sự
Trang 28xuống cấp của môi trường xung quanh tăng ở mức ngoài tầm kiểm soát…Nhiều hộ cả vợ chồng bỏ ra thành phố làm ăn, một năm về nhà vài lần, ở nhàcác con tự nuôi nhau hoặc ở nhà với ông bà già, các con thiếu sự quản lý,thiếu tình thương bố mẹ, nhiều trường hợp học hành giảm sút bị bỏ dở, thamgia trộm cắp…Tại thành phố sự chênh lệch giàu nghèo rõ nét, thiếu việc làm,không có đất để sản xuất dẫn đến một số người làm ăn phi pháp, tệnghiện hút ở thanh niên ngày càng gia tăng…
Thứ hai, đói nghèo làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mục tiêu tổng quát của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm
2001- 2010 là: “ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõrệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân; tạo nền tảng để đếnnăm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềmlực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế được nâng cao” [14, trang 36].
Để đạt được những mục tiêu này, cần phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnhtranh của nền kinh tế Mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, tăngcường cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo đểnâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tăng cường các lợi thế cạnh tranh trongcác cam kết thương mại song phương và đa phương nhằm chủ động hội nhậpkinh tế thế giới
Tăng trưởng phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môitrường, nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện sức khoẻ cộng đồng, XĐGN vàngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội Muốn thực hiện các mụctiêu nêu trên, thì yếu tố con người là yếu tố đầu tiên và có tính chất quyết
Trang 29định Vì vậy, phát triển con người là mục tiêu hàng đầu, vừa là động lực tolớn khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể trong công cuộc xây dựngđất nước giàu mạnh XĐGN là một trong những chính sách xã hội hướng pháttriển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham giavào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Đói nghèo và lạc hậubao giờ cũng đi đôi với gia tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực… Vì vậy,XĐGN là một yêu cầu cấp thiết để phát triển một xã hội bền vững.
Thứ ba, xoá đói giảm nghèo bảo đảm cho đất nước giàu mạnh và xã hội phát triển bền vững XĐGN không chỉ là công việc trước mắt, mà còn là
nhiệm vụ lâu dài; trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ nghèo Lâu dài là xoá sựnghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàumạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội thể hiện trên các mặt:
Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân và nhóm người nghèo, nâng caonăng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn của mình trong tạoviệc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cách
và sự chênh lệch quá đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị, cácnhóm dân cư XĐGN tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từngbước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu phân phối tư liệu sảnxuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất cho mỗi người, nhất là nhómngười nghèo
Hỗ trợ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội, nhất lànhững dịch vụ xã hội cơ bản
XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụđộng, mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên thoátnghèo XĐGN không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh
Trang 30tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn; mà còn là nhân tố quan trọng tạo
ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượngsản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”
Do vậy, các chính sách ban hành để thực thi chương trình XĐGN giữvai trò quan trọng, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh
và bền vững của nền kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao, tạo cơ hộithuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội SXKD
và hưởng thụ được từ thành quả tăng trưởng, tạo điều kiện thu hẹp dầnkhoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước
1.1.2 Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH
1.1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Thứ nhất, khái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.Việc xây dựng Ngân hàngChính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ ngoài
hộ nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hànhthống nhất trong phạm vi cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng
và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ Thời hạnhoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là 99 năm Ngân hàng Chính sách
xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khảnăng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảohiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
Thứ hai, khái niệm cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành
riêng cho hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất vỡi
Trang 31lãi xuất ưu đãi để hộ nghèo có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế, vươn lênxóa đói giảm nghèo.
Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH có những mục tiêu,nguyên tắc và điều kiện riêng
- Mục tiêu: Nhằm giúp người nghèo có vốn phát triển kinh tế nâng caođời sống vượt qua nghèo đói, không vì mục tiêu lợi nhuận
- Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếuvốn sản xuất kinh doanh Hộ nghèo vay vốn là những hộ nghèo được xác địnhtheo chuẩn mức nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bốtrong từng thời kỳ Thực hiện cho vay có hoàn trả ( gốc và lãi ) theo kỳ hạn đãthỏa thuận
- Điều kiện: Có một số điều kiện khác nhau giữa các địa phương, giữanhững thời kỳ khác nhau cho phù hợp nhưng có điều kiện cơ bản nhất đối vớicho vay hộ nghèo là: cho vay không phải thế chấp tài sản
1.1.2.2 Đặc điểm cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH.
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộnghèo thông qua ủy thác bán phần qua các tổ chức Chính trị xã hội trên địabàn như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên
Hộ nghèo muốn được vay vốn thì phải được kết nạp vào tổ tiết Kiệm và vayvốn ( sau đây gọi tắt là tổ) và sinh hoạt theo quy ước hoạt động của tổ Tổđược thành lập theo địa bàn khu hành chính và phải được UBND cấp xã,phường công nhận hoạt động, một khu có thể thành lập nhiều tổ tùy theo quy
mô dân số và số hộ có nhu cầu vay vốn Việc cho vay hộ nghèo được bình xétcông khai, dân chủ tại tổ dưới sự chỉ đạo của tổ chức hội quản lý và trưởngkhu hành chính, kết quả bình xét được lập thành danh sách theo mẫu và phảiđược Ủy ban nhân dân xã, phường phê duyệt sau đó trình NHCSXH trên địa
Trang 32bàn quận, huyện xem xét cho vay Hộ nghèo khi vay vốn NHCSXH được cấpmiễn phí toàn bộ hồ sơ vay vốn và các loại phí hành chính.
Ngân hàng ký hợp đồng với tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn để ủynhiệm việc thu lãi của hộ nghèo Hàng tháng, NHCSXH đặt lịch giao dịch cốđịnh tại UBND xã, phường để tiến hành thu lãi của hộ nghèo thông qua tổtrưởng và giải quyết các vấn đề phát sinh tại điểm giao dịch
1.1.2.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH
Cho vay ưu đãi có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo Nó được coi làcông cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệmthấp và năng suất thấp, là chìa khoá vàng để giảm nghèo Vai trò của cho vay
ưu đãi ngân hàng được thể hiện ở một số nội dung sau:
- Cung cấp vốn, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi
có hộ nghèo sinh sống:
Cho vay ưu đãi người nghèo đã góp phần cải thiện tình hình thị trườngtài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống Trong ba yếu tố cơbản để hộ nghèo có điều kiện SXKD; đó là vốn bằng tiền hoặc đất đai, laođộng và kỹ thuật; trong đó, vốn bằng tiền đóng vai trò quan trọng nhất vì nếu
có vốn bằng tiền, thì người sản xuất có thể mua sắm các tư liệu sản xuất khác,
kể cả đất đai Hiện nay, tích luỹ của người nghèo ở nước ta rất thấp, do đó hầunhư các hộ nghèo đều thiếu vốn để SXKD Nhờ nguồn vốn của ngân hàng màcác hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mớinhư các giống cây, con mới, kỹ thuật canh tác mới và cũng nhờ vay vốn, mà
hộ nghèo tiếp cận được với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
- Cho vay ưu đãi làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi:
Trang 33Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tạikhá nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa Cho vay nặnglãi thể hiện ở lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hànghoặc dưới dạng mua bán sản phẩm non như lúa non, lạc non, mía non…ở thời
kỳ giáp hạt
Do nhu cầu cấp bách (thường là do đói kém, ốm đau bệnh tật, chi phícon đi học hoặc nhu cầu đột xuất), nên họ phải vay nặng lãi Tín dụng nặnglãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèocàng nghèo thêm Chính hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là NHCSXH đãtrực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi
- Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường,
có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường:
Việc cho vay ưu đãi đối với người nghèo theo chương trình, với mụctiêu đầu tư cho SXKD để XĐGN; sau một thời gian thu hồi cả gốc và lãi đãbuộc người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làmnhư thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thờitrả nợ cho ngân hàng Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất,suy nghĩ biện pháp quản lý Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo tronglao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.Mặt khác, khi số đông người nghèo sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoáthông qua việc trao đổi trên thị trường, làm cho họ tiếp cận được kinh tế thịtrường một cách trực tiếp Đồng thời giải quyết tình trạng không có việc làmcho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình.Như chúng ta đã biết diện tích đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay ở cácvùng nông thôn của đất nước quá thấp (do quá trình đô thị hoá nhanh làm chodiện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp) Trong khi đó, số lao độngnông thôn ngày càng tăng (một phần do sinh đẻ không có kế hoạch), sản xuất
Trang 34thuần nông (không có ngành nghề phụ) nên thời gian nông nhàn của ngườinghèo lớn (thời gian làm việc của một lao động trong một năm chỉ khoảng
100 ngày, còn 265 ngày không có việc làm) Tình trạng không có việc làmdiễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn Thông qua cho vay ưu đãi, ngườinghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn, như: Chế biến nông sản,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công
mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàngtriệu lao động Giải quyết phần lớn thời gian nông nhàn Tận dụng lao động
để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hộicho người nghèo tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát khỏi đóinghèo hoà nhập cộng đồng
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới:Cho vay ưu đãi người nghèo của NHCSXH thực hiện theo các quy địnhnghiệp vụ như bình xét công khai đối tượng được vay, thành lập tổ vay vốn,phải qua sự kiểm tra của chính quyền xã, phường, các tổ chức chính trị - xãhội các cấp từ Trung Ương đến xã, vốn vay được phát trực tiếp tận người vay
Do đó, thông qua vay vốn, các hộ nghèo trong tổ cùng giúp đỡ nhau trong sảnxuất và đời sống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế,chia sẻ rủi ro, hoạn nạn Thông qua đó mà tình làng nghĩa xóm được gắn bóhơn Đồng thời số lượng các hội viên sinh hoạt tại các tổ chức hội (HND,HPN, HCCB, ĐTN) ngày càng đông, hoạt động của các tổ chức hội phongphú hơn về nội dung, các hội làm dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo cũng cóthêm khoản thu nhập từ phí uỷ thác ngân hàng trả theo tỷ lệ và định kỳ nhấtđịnh (hàng quý) Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tếnông thôn Trật tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững; hạn chế đượcnhững mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nôngthôn
Trang 351.2 Nội dung, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH
1.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội:
1.2.1.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay
,
.cho vay
cho vay cho vay
1.2.1.2 Khái niệm về hiệu quả cho vay ưu đãi hộ nghèo:
Qua khái niệm về hiệu quả cho vay vừa được trình bày ở trên, ta có thểhiểu được cơ bản phần nào về khái niệm hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộnghèo Tuy nhiên do đặc thù về cơ cấu hoạt động, mục tiêu hoạt động củaNHCSXH nên khi xem xét hiệu quả cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHCSXHcần làm rõ các khía cạnh sau:
Trang 36- Thực hiện bình xét dân chủ, công khai, vốn đến đầy đủ, đúng địa chỉ
hộ nghèo cần vay vốn (hộ nghèo có sức lao động, có khả năng SXKD nhưngthiếu vốn) và được sử dụng đúng mục đích
- Quy mô cho vay ưu đãi: Quy mô cho vay ưu đãi đối với hộ nghèođược thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo trong tổng dư nợngân hàng, doanh số cho vay, thu nợ hộ nghèo; số tiền vay đối với một hộ Sốtuyệt đối dư nợ lớn và tỷ trọng dư nợ cao, doanh số cho vay, thu nợ lớn thểhiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của các hộnghèo
- Chất lượng cho vay ưu đãi: Chất lượng cho vay ưu đãi đối với hộnghèo thể hiện ở mức độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sửdụng vốn tín dụng của người vay Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ hộnghèo thấp, cho thấy các khoản tín dụng đối với hộ nghèo an toàn, lành mạnh
Tỷ lệ nợ quá hạn cao, phản ảnh sự rủi ro các khoản tín dụng
- Khả năng bảo toàn vốn: Khi ngân hàng cho hộ nghèo vay vốn để pháttriển SXKD Ngân hàng tính toán được khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi),sau khi trừ các chi phí thì vẫn có lãi Từ đó ngân hàng có thể duy trì và mởrộng hoạt động phục vụ của mình
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèophát triển kinh tế, tăng thu nhập vươn lên thoát khỏi đói nghèo, hoà nhập cộngđồng
- Số hộ nghèo thoát khỏi đói nghèo nhờ vay vốn, số việc làm được giảiquyết thông qua vay vốn NHCSXH
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH
Trang 37sách lớn của Chính phủ, hợp ý Đảng lòng dân, hiệu quả cho vay ưu đãi đốivới hộ nghèo được thể hiện ở các hệ thống chỉ tiêu sau:
Trang 381.2.2.1 Hiệu quả đối với ngân hàng
Thứ nhất, quy mô tín dụng: Việc hộ nghèo vay vốn có hiệu quả sẽ tạo
điều kiện để mở rộng quy mô tín dụng đối với hộ nghèo, được thể hiện ở sốtuyệt đối dư nợ cho vay đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèotrong tổng số dư nợ cho vay của NHCSXH Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợcao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộnghèo
- Có 03 tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ
sử dụng vốn sai mục đích và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay
- Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản mà ngân hàng đang dùng để đánhgiá chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng
dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã camkết, mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng và
bị chuyển sang nợ quá hạn, với lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất bình thường(lãi suất nợ quá hạn hiện nay bằng 130% lãi suất cho vay) Trên thực tế, cáckhoản nợ quá hạn thường là các khoản nợ có vấn đề ( nợ xấu), có khả năng
Trang 39hạn Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tíndụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.
Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
Tỷ lệ nợ quá hạn
=cho vay hộ nghèo
Tổng dư nợ hộ nghèo
x 100%
- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mụcđích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy,trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết vớingân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trườnghợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức Những khoản vay bị sử dụng sai mụcđích phần lớn đều không đem lại như hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốncủa ngân hàng Chỉ tiêu này có thể xác định theo công thức:
Số tiền sử dụng sai mục đích
Tỷ lệ sử dụng
=vốn sai mục đích
Tổng dư nợ
x 100%
lại
Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược
- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ chongân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay Tuynhiên, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nênngười vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chấtlượng tín dụng thấp:
Trang 40do bán tài sản
Tổng doanh số thu nợ
Thứ ba, khả năng sinh lời: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà
nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng
ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảotoàn vốn Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lêchdương về thu, chi nghiệp vụ Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chichủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay NHCSXH cho hộ nghèovay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi
ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng)
Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ
nghèo phát triển kinh tế, vượt lên thoát đói nghèo Nếu nguồn vốn của ngânhàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo, thìđánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại
Công thức tính
Mức độ đáp ứng nhu
=cầu vay vốn
Dư nợ cho vay hộ nghèo
Tổng nhu cầu vay vốn hộ nghèo
x 100%
Thứ năm, về thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm
bớt chi phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
1.2.2.2 Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
Hiệu quả của việc hộ nghèo vay vốn ưu đãi sẽ giúp hộ nghèo thoátnghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, được thể hiện ở doanh số vay, trả(gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp Nếu