1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia tam đảo

202 233 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

Phát triển du lịch đã góp phần mở rộnggiao lưu văn hóa, nâng cao đời sống dân trí, phát triển nhân tố con người, nângcao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự và an t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ GIANG NAM

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ GIANG NAM

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Thao

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

tn

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất

kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấpbằng nào khác

Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản luận văn này là nỗ lực của cá nhân tôi.Các kết quả, phân tích, kết luận trong bản luận văn này (ngoài các phần được tríchdẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Giang Nam

Trang 4

Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Khoa sau Đại học Đại học Thái Nguyên.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trongquá trình giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học Đặc biệt làPGS.TS Trần Đình Thao người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời giannghiên cứu và học tập

Tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành nơi tôi công tác và nghiên cứuluận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp học viên lớp cao học quản lý kinh tế khóa

9, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chươngtrình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Giang Nam

Trang 5

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii DANH MỤC HÌNH viii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 2 Mục tiêu nghiên cứu

2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

5 Những đóng góp mới của đề tài

3 6 Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Những khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Các hình thức du lịch sinh thái

13 1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

14 1.1.4 Mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái

15 1.1.5 Điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST 16

Trang 6

tn

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

1.1.6 Nội dung của phát triển du lịch sinh thái

18 1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

19 1.2.1 Khai thác và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 19

1.2.2 Thực trạng phát triển DLST tại một số quốc gia trên thế giới 22

1.2.3 Một số nghiên cứu về phát triển DLST có liên quan 24

1.2.4 Du lịch ở VQG - một loại hình DLST mới 25

Trang 7

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học 5 1.2.5 Bài học kinh nghiệm 26

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Câu hỏi nghiên cứu đề tài 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và Khu BTTN 29

2.2.2 Xác định xứ mệnh của khu du lịch sinh thái 29

2.2.3 Đánh giá tài nguyên và khả năng phát triển của DLST tại Tam Đảo 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

30 2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá 33

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

3.1.1 Đặc điểm tài nguyên du lịch VQG Tam Đảo 34

3.1.2 Tiềm năng và điều kiện phát triển DLST 35

3.2 Thực trạng du lịch sinh thái tại Tam Đảo 44

3.2.1 Thực trạng thu hút khách du lịch 44

3.2.2 Hiện trạng sản phẩm du lịch sinh thái 48

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến DLST 62

3.3.1 Bộ máy tổ chức phát triển du lịch 62

3.3.2 Quy hoạch, sản phẩm du lịch 65

3.3.3 Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch 73

3.3.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 75

Trang 9

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học

7

3.3.6 Quảng bá du lịch 78

3.3.7 Chính sách phát triển DLST 78

Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO 81

4.1 Quan điểm - Phương hướng mục tiêu phát triển DLST ở VQG Tam Đảo 81

4.1.1 Quan điểm 81

4.1.2 Phương hướng mục tiêu 83

4.2 Một số giải pháp về việc phát triển DLST 93

4.2.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất dịch vụ du lịch phù hợp với DLST 93

4.2.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ, du lịch 94

4.2.3 Tăng cường giáo dục môi trường trong DLST 96

4.2.4 Giải pháp về cơ chế chính sách 97

4.3 Một số kiến nghị 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 106

Trang 10

DLST : Du lịch sinh thái

EN : Nguy cấpGDMT : Giáo dục môi trường KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KDL : Khách du lịch

LR : Ít nguy cấp QH : Quý hiếm VQG : Vườnquốc gia VU : Sẽ nguy cấp

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

tn

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thành phần thực vật bậc cao có mạch theo các ngành,

họ, chi 37

Bảng 3.2: Thành phần động vật rừng ở VQG Tam Đảo 38

Bảng 3.3: Tổng hợp số loài động vật quý hiếm ở VQG Tam Đảo 38

Bảng 3.5: Kết quả thu hút khách du lịch qua các năm ở Tam Đảo 45

Bảng 3.6: Các điểm cơ bản của VQG Tam Đảo theo phương án lựa chọn 50

Bảng 3.7: Các đặc trưng cơ bản khu bảo vệ nghiêm ngặt 51

Bảng 3.8: Đặc điểm cơ bản phân khu phục hồi sinh thái 52

Bảng 3.9: Đặc điểm cơ bản Phân khu Hành chính - Dịch vụ 53

Bảng 3.10: Đặc điểm cụ thể của từng phân khu HC - DV 53

Bảng 3.11: Đánh giá mức độ khai thác du lịch ở Tam Đảo 54

Bảng 3.12: Đánh giá tiềm năng du lịch 54

Bảng 3.13: Vị trí tiềm năng phát triển du lịch VQG Tam Đảo đến năm 2020 59

Bảng 3.14: Hoạt động của khách du lịch khi đến với Tam Đảo 62

Bảng 3.15: Khối lượng các khu DLST đến năm 2020 70

Bảng 3.16: Khối lượng xây dựng hạ tầng DV, DLST đến năm 2020 72

Bảng 3.17: 73

Bảng 4.1: 90

Bảng 4.2: Dự báo chi tiết nhu cầu lao động du lịch Tam Đảo 93

Trang 12

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc Du lịch Sinh thái 11

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm du lịch sinh thái 74

Trang 13

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới hiện nay gặp nhiều khó khăn nhưngnhu cầu về du lịch trong những năm qua không ngừng tăng lên Trong cuộc sốnghiện đại ngày nay du lịch là một nhu cầu quan trọng trong đời sống xã hội Du lịch

đã thực sự trở thành một ngành kinh tế Phát triển du lịch đã góp phần mở rộnggiao lưu văn hóa, nâng cao đời sống dân trí, phát triển nhân tố con người, nângcao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội;Hoạt động du lịch còn góp phần khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyềnthống, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cảnước, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần xóa đói giảmnghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài, quảng

bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần vào chiến lược phát triểnbền vững của đất nước

Xác định vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thời gian qua Đảng và nhà nước ta đãban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho du lịch phát triển Tổng cục du lịchđược thành lập trở lại, trực thuộc chính phủ làm chức năng quản lý nhà nước về dulịch trong phạm vi cả nước nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến nhấtđịnh và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế

- xã hội của đất nước

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, VQG Tam Đảo làđiểm đến hấp dẫn cho hoạt động du lịch đặc biệt là DLST VQG Tam Đảo là nơi cóđiều kiện tự nhiên khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng vớinhiều loài động, thực vật quý, hiếm và chỉ cách Hà Nội 75 km, với hệ thống giaothông thuận lợi, … đã và đang là những tiềm năng cơ bản để phát triển hoạt độngDLST Một số khu du lịch ở đây đã trở nên nổi tiếng với các du khách trong nước

và nước ngoài như: Khu nghỉ mát Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên, Sân GônTam Đảo, hồ Đại Lải…

Trang 15

Trước những vấn đề còn hạn chế trong việc phát triển loại hình DLST tại đâyvới mong muốn khai thác một cách tối ưu tiềm năng du lịch tại VQG Tam Đảo đưaDLST trở thành thế mạnh, nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nói

chung và cho VQG Tam Đảo nói riêng, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo” làm luận văn Thạc sĩ.

2 Mục têu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thực trạng DLST tại VQG Tam Đảo, đềxuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST ở VQG Tam Đảo xứng vớitiềm năng sẵn có

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu và tổng hợp một số lý luận cơ bản, góp phần hệ thống hóa cơ

sở lý luận và thực tiễn về DLST và phát triển DLST

- Đánh giá thực trạng phát triển DLST tại VQG Tam Đảo

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST của VQG Tam Đảo

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLST tại VQG Tam Đảo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động du lịch sinh thái tại V QG Tam Đảo

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian

- Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực VQG Tam Đảo

- Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên (đa dạngsinh học, cảnh quan), văn hóa lịch sử ở VQG Tam Đảo và điều kiện kinh tế, xã hội

Trang 17

4 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển DLST ở VQG giaTam Đảo

- Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn có khả năng áp dụng triển khaiphát triển DLST và bảo tồn thiên nhiên ở VQG Tam Đảo

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Phân tích đánh giá tình hình thực trạng, kết hợp với đề xuất về phát triểnDLST trong tương lai, để phát triển loại hình DLST tổng thể ở VQG Tam Đảo với điềukiện hiện tại

- Những đề xuất của đề tài có thể dùng tham khảo cho các nhà quản trị củaban quản lý và những nhà đầu tư du lịch quan tâm

6 Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, mục đích, ý nghĩa, phạm

vi nghiên cứu, tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề xuất pháttriển DLST ở VQG Tam Đảo, tài liệu tham khảo và phụ lục Cấu trúc chính của luậnvăn được trình bày trong 4 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

+ Chọn điểm nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu có sẵn (Số liệu thứ cấp)

Trang 19

du lịch huyện Tam Đảo và một số nguồn khác Bên cạnh đó, một số nội dung không

có điều kiện thu thập được đầy đủ thông tin thì sử dụng phương pháp phân tích vàsuy luận logic, lấy ý kiến chuyên gia

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 4: Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia

Tam Đảo

Trang 20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói Bước vào thế kỷ 21, du lịchtrở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là một ngành kinh tế mang lạithu nhập khá cao Ngành du lịch không chỉ sôi nổi ở các nước phát triển mà còn dấylên mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đếnnay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh khác nhau,dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả nghiên cứu mỗi người có mộtcách hiểu khác nhau về du lịch cho nên có rất nhiều khái niệm khác nhau về dulịch Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tácgiả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi(Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town-cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …) TiếngPháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theonhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi,Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằmtăng thêm kiến thức.[26]

Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịchhàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các

cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằmphục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhânhoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồngthời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình

Trang 21

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thưViệt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêngbiệt.

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là mộtdạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mụcđích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình vănhoá, nghệ thuật, …

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanhtổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyềnthống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước;đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch

là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuấtkhẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa gópphần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cảcác cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là mộtngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh

tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tàinguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xãhội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêunước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp,

hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnhvực văn hoá khác

Để tạo điều kiện cho ngành du lịch được khai thác và phát triển bền vững thìnhà nước ta đã ra những pháp lệnh nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước về

du lịch Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày

Trang 22

du lịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố

Trang 23

Như vậy, để hiểu một cách đầy đủ, chính xác về du lịch thì chúng ta có thểtách du lịch thành hai thành phần để định nghĩa về nó:

- Thứ nhất, du lịch được hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thờitrong khoảng thời gian rảnh rỗi nhất định của cá nhân hay là tập thể ngoài nơi cư trúnhằm mục đích phục hồi sức khỏe, thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thứctại chỗ về thế giới xung quanh, về di sản văn hóa lịch sử, có hoặc không kèm theoviệc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ các cơ sở chuyêncung ứng

- Thứ hai, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhucầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thờigian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sứckhỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

1.1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái - DLST (Ecotourism) được biết đến với nhiều tên gọi khácnhau như là du lịch thiên nhiên (Natural tourism), du lịch dựa vào thiên nhiên(Natural based tourism), du lịch môi trường (Environmental tourism), du lịch đặcthù (Particular tourism), du lịch xanh (Green tourism), du lịch thám hiểm(Adventure tourism), du lịch bản xứ (Indigenous - tourism), du lịch có trách nhiệm(Responsble tourism), du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism), du lịch nhà tranh(Cottage tourism), du lịch bền vững (Sustainable tourism) Dù dưới dạng nhiều têngọi khác nhau thì nó vẫn là sự lựa chọn của nhiều du khách hiện nay Đặc biệt vớinhững người yêu mến thiên nhiên, họ luôn có sự khao khát và thỏa mãn về thiênnhiên [26]

DLST thường lấy các Vườn quốc gia (VQG), các khu bảo tồn thiên nhiên(BTTN), rừng phòng hộ môi trường, các di sản văn hóa, các khu giải trí do conngười tạo nên làm địa điểm để phục vụ du khách Cũng bởi vì xuất phát từ yêu cầucủa sự phát triển bền vững, từ mối trăn trở về phát triển kinh tế và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, DLST như là một cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên

và làm tăng giá trị của các khu BTTN Và DLST được xem là một công cụ đắc lựcnhất nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ đa dạng sinh học bảo vệ thiên nhiên.[16]

Trang 25

Ngày nay sự hiểu biết về DLST đã phần nào được cải thiện, thực sự đã cómột thời gian dài DLST là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sáchbảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới.Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này,điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, địnhnghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "DLST là du lịch đến những khuvực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiêncứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũngnhư những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trongnhững khu vực này" (trích trong bài giảng DLST của Nguyễn Thị Sơn)[17]

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiênnhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên đượcquản lý bền vững về mặt sinh thái”[2]

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ ( 1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu

tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làmbiến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”[11]

Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khuvực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít táchại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môitrường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địaphương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”[7]

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lượcquốc gia về phát triển DLST đã đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là hình thức dulịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tíchcực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tàichính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[7]

Trang 27

Luật du lịch (2005), định nghĩa “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằmphát triển bền vững”.[5] Theo quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG,khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì DLSTđược hiểu “ là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địaphương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bềnvững”

Theo Hiệp hội DLST (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là dulịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiệnphúc lợi cho nhân dân địa phương” [24]

Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và VQG

là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách DLST

Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm vàđặc hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao,địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặcthù trong điều kiện tự nhiên Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chứcDLST và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chínhđây là mối quan hệ giữa du lịch và các Khu bảo tồn và VQG

Ở Việt Nam nói chung và ở VQG nói riêng, một yếu tố gây hấp dẫn chokhách du lịch đó là những thông tin về Đa dạng sinh học, những phát hiện mới vềcác loài động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên Tuy nhiên cũng phải khẳngđịnh rằng các khách đến với các khu BTTN và VQG không hẳn là khách DLST, mà họchỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ lưu lại nhữngkhu vực này với thời gian rất ngắn, họ không muốn có những trải nghiệm thực sựvới thiên nhiên Nhưng không là quan trọng miễn là chúng ta có cách quản lý tốt, họcũng là những nguồn thu lợi hiệu quả góp phần vào cho việc bảo tồn và cải thiệnsinh kế cho người dân ở đây như một giải pháp trước mắt, đó không phải là đối

Trang 29

- Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là mộtđiều kiện quan trọng.

- Phát triển Du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn ở các khuBTTN và VQG

- Tạo thu nhập cho người dân địa phương

- Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồnthiên nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế

DLST là cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các khuBTTN & VQG Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bềnvững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách

du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực Là một công cụ quantrọng trong quản lý các khu BTTN & VQG Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảođược phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể

Với rất nhiều khái niệm khác nhau song chúng ta có thể biểu diễn DLSTbằng sơ đồ sau:

Trang 31

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc Du lịch Sinh thái [17]

Như vậy DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và vănhóa của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao.Nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho khu BTTN, VQG và cộng đồng địa phương

1.1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch sinh thái

Để hiểu rõ thế nào là phát triển DLST? Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về pháttriển là gì? Trong thời đại ngày ngay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về pháttriển Theo Raaman Weitz, “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăngtrưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăngtrưởng xã hội” Còn theo Lưu Đức Hải thì “Phát triển là một quá trình tăng trưởngbao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, vănhóa ” Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển lànâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dâncủa mọi người

Từ quan điểm của phát triển, theo Ủy ban môi trường và phát triển thế giớiđưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình,sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầucủa họ”

Phát triển DLST nghĩa là tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học,phát triển các tuyến điểm DLST, đa dạng hóa sản phẩm DLST, nâng cao chất lượngsản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, pháttriển nguồn lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triểnDLST Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá

Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm làm nguồn tài nguyênsinh thái tạo tiền đề cho phát triển DLST Phát triển số lượng và quy mô các điểmDLST, phát triển các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí tại các điểm DLST Nâng caocác sản phẩm DLST, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, nâng

Trang 33

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học

Nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thếgiới (WTO), đây là cơ hội đối với ngành du lịch nước ta nói chung và ngành DLSTnói riêng, song bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức trở ngại [18]

Khi tăng trưởng kinh tế cao thì nhu cầu về du lịch của người dân trên thế giớinhiều hơn Bên cạnh sự nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,

sự tăng trưởng kinh tế dẫn tới các vấn đề như: Căng thẳng cuộc sống, ô nhiễmmôi trường Điều đó thúc đẩy họ phải có ý thức đối với môi trường, do vậy xu hướng

du lịch sinh thái ngày càng trở nên nhiều hơn Hội nhập đang diễn ra với nhiều lĩnhvực và cấp độ là yếu tố gia tăng việc giao lưu giữa các quốc gia, các vùng miền củađất nước, giúp cho người dân hiểu biết thêm về các sản phẩm du lịch trong đó cósản phẩm DLST.[18]

Bên cạnh những cơ hội thì còn có những thách thức mà phải đối mặt khi hộinhập đó là tạo áp lực cho cạnh tranh các sản phẩm DLST Khách du lịch có thểchọn bất kỳ loại sản phẩm du lịch nào họ muốn nhưng đối với sản phẩm DLST thìphải gắn liền với thiên nhiên nên muốn thu hút được du khách thì phải hiểu rõ nhucầu của họ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt Hội nhập cũng có thể làmthay đổi đến đời sống của cộng đồng đó là sự giao thoa của các nền văn hóa,sắc tộc, tôn giáo Nếu thiếu chính sách quốc gia để bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống thì hội nhập có thể làm cho lối sống cộng đồng bị ảnh hưởng theohướng xấu

Vì vậy, cần phải có các chính sách giải pháp phát triển đồng bộ nhằm tậndụng những cơ hội để vượt qua thách thức

1.1.1.4 Khái niệm về Vườn quốc gia

VQG là một khái niệm đã rất phổ biến trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinhhọc Theo hệ thống phân dạng bảo tồn thiên nhiên của tổ chức thế giới ( IUCN) đãđưa ra một định nghĩa về VQG như sau: “VQG là những khu vực rộng lớn có vẻđẹp thiên nhiên (bờ biển hay đất liền) được giữ gìn và bảo vệ một hoặc một vài hệsinh thái đặc biệt, đồng thời được dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoahọc, nghỉ ngơi giải trí và tham quan du lịch”.[1]

Trang 35

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học

VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo,

có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặctrưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảotồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp

VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệsinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và DLST

VQG được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng;các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tíchđất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

Như vậy ở các VQG chính là mảnh đất màu mở cho các hoạt động DLST Phầnlớn các VQG có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sốnghoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng Việcquản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là

du khách sẽ đem lại thu nhập cho VQG và VQG sử dụng nguồn thu nhập này để duytrì và phát triển các dự án bảo tồn Các VQG cũng là nguồn cung cấp các tài nguyênthiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trịkhác Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việckhai thác gây ra, thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý VQG

1.1.2 Các hình thức du lịch sinh thái

Căn cứ vào sự phân bố địa lý và các dạng tài nguyên du lịch của từng nước,từng vừng mà ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương hình thành nên các loại hình DLSTriêng Song nhìn chung được chia thành các hình thức DLST sau:

- Các hình thức DLST rừng: Hệ sinh thái rừng là môi trường sống của muônloài động vật và cũng là điểm đến lý thú, hấp dẫn nhất đối với những người yêumến thiên nhiên Đi bộ trong rừng tham quan cảnh thiên nhiên, trèo lên các đỉnhnúi cao ngắm cảnh núi non hùng vĩ, một không gian ranh giới giữa trời đất giao hòa

để cảm nhận sự thanh tịnh mát rượi của làn gió lạnh Hay du lịch thám hiểm đếnvới những cánh rừng hoang sơ, nguyên sinh quan sát chim muông, ngắm nhìn độngvật hoang dã, nghe tiếng chim hót líu lo, leo núi thể thao, đi picnic, cắm trại trongrừng thưởng thức mùi thơm ngát của loài hoa rừng Nghiên cứu đa dạng sinh học

ở các khu BTTN, các Vườn quốc gia.[9]

Trang 37

h t t p : / / www l r c-

Số hóa bởi Trung tâm Học

nắng là rất thích hợp Ngoài ra, đến với biển còn có các loại hình DLST khác như: duthuyền trên biển để tham quan các cảnh quan, chiêm ngưỡng sự yên bình của mộtvùng trời bao la Hay có thể lặn xuống dưới sâu đại dương bằng ống thở hoặc bằngbình khí nén để tham quan nghiên cứu môi trường sống của hệ sinh thái san hô, cỏbiển và các loài cá thực hiện chuyến phiêu lưu thám hiểm dưới lòng đại dươngbằng tầu điện ngầm Trên mặt nước biển lung linh màu nắng vàng có các hoạt độngthể thao diễn ra như đua lướt sóng, thi nhảy dù, bóng chuyền bãi biển [23]

- Các hình thức DLST đồng bằng: Tham quan miệt vườn, trang trại, thamquan các mô hình nông lâm kết hợp, dã ngoại đồng quê, quan sát chim, ngắm nhìnmuông thú động vật thuần dưỡng Đến các khu cứu hộ, các vườn bách thú, các khutriển lãm trưng bày các mẫu động thực vật, đến với các đền chùa, tham gia các lễhội văn hóa bản địa, tìm hiểu và khám phá phong tục tập quán, lối sống của các dântộc, thưởng thức các món ăn đặc trưng [23]

1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh

tự nhiên.[3]

1.1.3.2 DLST phải có sự quản lý bền vững về môi trường sinh thái

Phát triển DLST bền vững là mục tiêu của loại hình DLST, vì vậy phải có sựquản lý bền vững trong quá trình khai thác các tiềm năng DLST Thách thức đối vớiDLST trong bất kỳ một quốc gia hay một khu vực nào là khai thác hợp lý tiềm năngcho du lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà lại không gây tác động có hại ngượctrở lại môi trường DLST có thể tạo ra nguồn thu cho việc quản lý bảo tồn nguồn tàinguyên ngoài những lợi ích về văn hoá-xã hội Sự đóng góp về tài chính với mộtphần chi phí trong chuyến đi của du khách có thể giúp chi trả cho các dự án bảo tồn

đa dạng sinh học.[8]

Trang 38

có trách nhiệm của các nhà điều hành quản lý DLST, quản lý lãnh thổ DLST, cácnhà

Trang 39

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học

hoạch địch chính sách, pháp luật về môi trường sinh thái mà còn trách nhiệm của

cả cộng đồng địa phương, của hướng dẫn viên du lịch và du khách tham quan

1.1.3.3 DLST phải có sự giáo dục và diễn giải về môi trường

Đặc điểm GDMT trong DLST là một yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó vớiloại du lịch tự nhiên khác Giải thích và GDMT là những công cụ quan trọng trongviệc tăng thêm những kinh nghiệm du lịch thú vị và nâng cao kiến thức và sự trântrọng môi trường cho du khách, dẫn đến hành động tích cực đối với bảo tồn,góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của hoạt động DLST trong những khu tựnhiên

1.1.3.4 DLST hỗ trợ kinh tế, khuyến khích sự tham gia của cộng động địa phương

DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương vàmôi trường của khu vực Cộng đồng địa phương chỉ có thể tham gia vào nhữngcông việc vận hành DLST, trên phương diện cung cấp về kiến thức, những kinhnghiệm thực tế, các dịch vụ, các trang thiết bị và các sản phẩm phục vụ khách.DLST là công cụ đắc lực bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phát triển cộngđồng Hoạt động DLST không thể thiếu những tiết mục đặc sắc của văn hóa cộngđồng Những giá trị nhân văn, những lễ hội chùa chiền, phong tục tập quán, lốisống văn hóa, những món ăn truyền thống là những nét văn hóa cộng đồng sẽđược DLST bảo tồn, gìn giữ và phát triển

1.1.4 Mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái

1.1.4.1 Mục tiêu sinh thái môi trường

Phát triển DLST đồng nghĩa với việc khai thác các nguồn tài nguyên của khuvực Chính vì vậy, phát triển DLST phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh tháibền vững, phải có kế hoạch khai thác hợp lý tài nguyên, có cơ chế quản lý cácnguồn tài nguyên, có kế hoạch tôn tạo các loài TNTN và môi trường sinh thái Pháttriển DLST trong khả năng chịu tải của hệ sinh thái, sức chứa của vùng sinh thái.Bởi nằm ngoài khả năng chịu tải thì dẫn đến nguy cơ tiệt chủng loài, vấn đề rác thảicủa du khách làm ô nhiễm môi trường

1.1.4.2 Mục tiêu tăng tnh thẩm mỹ

Trang 40

h t t p : / / www l r c- tn

1.1.4.3 Mục tiêu kinh tế

DLST là một ngành kinh tế xanh, ngành công nghiệp không khói Phát triểnDLST sẽ mang lại túi tiền ngoại tệ lớn cho đất nước Mục tiêu kinh tế của DLST đạtđược thể hiện ở chỗ kinh tế sinh thái và thôi thúc sự phát triển kinh tế củanhững vùng có khu DLST Cần so sánh chi phí bỏ ra với tổng lợi ích kinh tế đạt được,các yếu tố ngoại vi và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút và vấn đề phụthuộc kinh tế do DLST mang lại

1.1.4.4 Mục tiêu an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Quy hoạch và phát triển DLST với mục tiêu thu hút càng nhiều du kháchtham quan càng tốt Vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội cần được

đề cao, sẽ góp phần ổn định nền kinh tế - chính trị - xã hội quốc gia

1.1.4.5 Mục tiêu văn hóa - xã hội

Tài nguyên văn hóa là một bộ phận hợp nên loại hình du lịch sinh thái Quyhoạch và phát triển DLST cần phải gắn kết với việc giữ gìn và bảo vệ các truyềnthống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trongsạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch

1.1.4.6 Mục tiêu hỗ trợ phát triển

Phát triển DLST không chỉ đơn thuần là việc đáp ứng nhu cầu của khách dulịch để tối đa hóa lợi ích kinh tế, an ninh xã hội, bảo đảm môi trường sinh thái, màcòn phải cung cấp các thông tin tư liệu, thúc đẩy, hỗ trợ cho ngành khác phát triển

1.1.5 Điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST

1.1.5.1 Điều kiện đặc trưng để phát triển là tiềm năng DLST

Để phát triển loại hình DLST thì điều kiện tiên quyết là tài nguyên DLST Đó là

sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn trên lãnhthổ DLST Sự kết hợp hoàn hảo này cùng với quá trình khai thác hợp lý tiềm năngvốn có sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch Khu bảo tồn thiên nhiên,Vườn Quốc gia là nơi chứa nhiều tài nguyên DLST và chúng thường được chọn làm

Ngày đăng: 12/02/2019, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
3. Ngô Duy Bách (2002), Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở 3 Vườn quốc gia: Vườn quốc gia Tam Đảo;Cát Bà và Cúc Phương, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồnvà phát triển tài nguyên du lịch ở 3 Vườn quốc gia: Vườn quốc gia Tam Đảo;"Cát Bà và Cúc Phương
Tác giả: Ngô Duy Bách
Năm: 2002
5. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ phát triển rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ phát triển rừng
Tác giả: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nhàxuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2004
6. Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2001), “VQG Tam Đảo” NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “VQGTam Đảo”
Tác giả: Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Kreg Lindberg, “Các khía cạnh kinh tế của DLST”, The Ecotourism Society 1999, Ecotourism: A guide for planners and managers, vol II, Cục môi trường, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khía cạnh kinh tế của DLST
9. Lê Văn Lanh (1998), “Du lịch sinh thái trong bảo tồn thiên nhiên Việt Nam:Tiềm năng, hiện trạng, giải pháp và chiến lược”, Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội 63-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái trong bảo tồn thiên nhiên Việt Nam:Tiềm năng, hiện trạng, giải pháp và chiến lược”, "Hội thảo du lịch sinh thái vớiphát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Lanh
Năm: 1998
10. Lê Văn Lanh (2000), Du lịch sinh thái, Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Văn Lanh
Năm: 2000
12. Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung (1988), “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học phát triển dulịch sinh thái ở Việt Nam” "Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái vớiphát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung
Năm: 1988
17. Nguyễn Thị Sơn (2001), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Luận văn tiến sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển dulịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Sơn
Năm: 2001
18. Nguyễn Thị Tú (2005), Giải pháp phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn xu thế và hội nhập, Luận án tiến sỹ, Đại học thương mại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạnxu thế và hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Tú
Năm: 2005
24. Boo,E (1991), “Ecotourism: A tool for conservation and Development”, in J.A.Kusler, ed.Ecotourism and resourcer Conservation, vol.l.Ecotourism and Resource Conservation, World Widelife Fund, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecotourism: A tool for conservation and Development
Tác giả: Boo,E
Năm: 1991
1. Báo cáo tham luận các nguyên tắc DL bền vững- Bên kia chân trời xanh. do IUCN, WWF, NEA. Phối hợp biên dịch xuất bản năm 1998 Khác
4. Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo (2013), Tổng kết năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 Khác
7. Cục kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam Khác
11. Phạm Trung Lương (1998), “Hiện trạng tiềm năng và định hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội Khác
13. Phân viện điều tra Bắc Bộ (2010), hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tam Đảo Khác
15. Phòng nghiệp vụ du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch các năm 2009-2013 Khác
16. Vương Văn Quỳnh, Trần Văn Bảo (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch sinh thái đến bảo vệ môi trường ở Vườn quốc gia. Đề tài cấp Bộ Khác
19. Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo (2008), Đề án phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 Khác
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w