LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95 - Tổng cục công ngh
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯƠNG THỊ THU HIỀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 - TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH
TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯƠNG THỊ THU HIỀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 - TỔNG CỤC CÔNG
NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Tri
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài:
“Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95
- Tổng cục công nghiệp Quốc phòng” là sản phẩm nghiên cứu của tôi; số liệu và
kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa hề được công bốtrên các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Lương Thị Thu Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Tri đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo cùng Ban Giám hiệu Nhà trường,Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trườ ế
và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọimặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên 95cùng các anh chị đồng nghiệp trong công ty đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiệncho tôi hoàn thành luận văn
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan luận văn còn những hạn chế nhấtđịnh Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cácthầy cô giáo và các đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Lương Thị Thu Hiền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG .vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài
1 2 Mục tiêu của đề tài
2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5 Kết cấu nội dung của đề tài
3 Chương 1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 Lý luận về tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
4 1.1.2 Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp
4 1.1.3 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
5 1.1.4 Chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp
6 1.2 Lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 8
1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp 8
Trang 72.1 Câu hỏi nghiên cứu 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
32 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
32 2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 35
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 35
2.3 Hệ thố
36 2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
36 2.3.2 Các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên 95 36
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 95 38
3.1 Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 95
38 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên 95
38 3.1.2 Thông tin về công ty và cơ chế hoạt động của công ty 39
3.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên 95 40
3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH một thành viên 95 47
3.1.5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên 95 48
3.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên 95 49
3.2.1 Quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty 95 49
3.2.2 Quản lý doanh thu 60
3.2.3 Quản lý chi phí 65
3.2.4 Quản lý lợi nhuận và phương án phân phối lợi nhuận 71 3.2.5 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một
Trang 8thành viên 95 753.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một
thành viên 95 893.3.1 Những mặt tích cực 893.3.2 Những mặt hạn chế 91
Trang 93.3.3 Nguyên nhân 93
Chương 4 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 95
4.1 Bối cảnh phát triển công ty đòi hỏi hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên 95 95
4.1.1 Sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu 95
4.1.2 Nhu cầu tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng của Công ty TNHH một thành viên 95 96
4.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH một thành viên 95 đến năm 2020
97 4.2.1 Sản phẩm kinh tế 97
4.2.2 Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
99 4.2.3 Định hướng về khoa học công nghệ và nhân lực 99
4.3 Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên 95 101
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty 95 101
4.3.2 Giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý tài chính 103
4.3.3 Giải pháp về quản lý nguồn vốn và lợi nhuận 105
4.3.4 Giải pháp cho công tác kiểm tra, giám sát về tài chính 108
4.3.5 Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 110
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 117
Trang 10DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT
: Bảo hiểm y tế
CB, CNV : Cán bộ, Công nhân viên
CNQP : Công nghiệp Quốc phòng
TCDN : Tài chính doanh nghiệp
QPAN : Quốc phòng an ninh TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn XHCN : Xã
hội chủ nghĩa
XN : Xí nghiệp
PX : Phân xưởng
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu thể hiện mẫu điều tra 34
Bảng 3.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu hàng năm của công ty TNHH một thành viên 95 từ năm 2010 đến năm 2013
49 Bảng 3.2: Sự thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty qua các năm
49 Bảng 3.3: Tài sản cố định hàng năm của Công ty 95 từ năm 2010 đến năm 2013 52
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSCĐ qua các năm của công ty TNHH một thành viên 95 54
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn lưu động hàng năm của công ty TNHH một thành viên 95 giai đoạn 2010 - 2013 56
Bảng 3.6: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty 95 giai đoạn 2010-2013
56 Bảng 3.7: Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty 95 giai đoạn 2010-2013
59 Bảng 3.8: Doanh thu của công ty 95 từ năm 2010 đến năm 2013 và dự kiến đến năm 2020 60
Bảng 3.9: Cơ cấu doanh thu của công ty TNHH một thành viên 95 62
Bảng 3.10: Doanh thu khác của công ty 95 từ năm 2010 đến năm 2013 và dự kiến đến năm 2020 64
Bảng 3.11: Tình hình chi phí của công ty 95 giai đoạn 2010-2013 65
Bảng 3.12: Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 95 giai đoạn 2010-2013 66
Bảng 3.13: Chi phí nhân công hàng năm của công ty 95 69
Bảng 3.14: Chi phí sản xuất chung hàng năm của công ty 95 trong giai đoạn 2010 - 2013 70
Bảng 3.15: Lợi nhuận hàng năm của công ty TNHH một thành viên 95 giai đoạn 2010 - 2013 71
Trang 12viiBảng 3.16: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty 95 giai đoạn 2010 -
Trang 13Bảng 3.20: Đánh giá về công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận 81Bảng 3.21: Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính 84Bảng 3.22: Đánh giá về cơ chế công cụ và hình thức quản lý 88Bảng 3.23 Đánh giá hiệu quả về hiệu quả kinh doanh của công ty nhà nước
từ năm 2011 đến năm 2013 91
Bảng 4.1: Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 95
đến năm 2020 99
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụthuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của cácnhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính
Tài chính doanh nghiệp là các phương thức huy động, phân bổ và sử dụngnguồn lực tài chính nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp Quản lý tài chính tốt là nhân tố quan trọng, bảo đảm cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và hiệu quả Vì lẽ đó, nângcao chất lượng quản lý tài chính là bài toán luôn được đặt ra cho tất cả các doanhnghiệp cho dù bối cảnh của doanh nghiệp đó như thế nào Kinh nghiệm cho thấybất cứ khi nào và ở đâu, quản lý bị buông lỏng cũng là tiền đề cho những bất cập
và vô hiệu quả Mặt khác, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xét cho cùng
là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Do đó, nâng cao chấtlượng quản lý tài
chính cũng chính là góp phần thực hiện mục tiêu này
Công ty TNHH một thành viên 95-Tổng cục CNQP là một doanh nghiệp nhànước hoạt động trong ngành sản xuất hóa chất với nhiệm vụ là phục vụ cho sảnxuất vũ khí của Bộ Quốc Phòng Ngoài các sản phẩm phục vụ cho ngành Côngnghiệp Quốc phòng công ty còn sản xuất các mặt hàng hóa chất khác phục vụcho các ngành công nghiệp hóa chất và hàng tiêu dùng như: axít nitơríc, ete ,cồn…Trong những năm qua Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các mặthàng vũ khí phục vụ cho Quốc phòng và cung cấp một số mặt hàng hóa chất chocác ngành như khai thác khoáng sản và một số ngành khác, quy mô của Công tyngày càng mở rộng theo hướng phát triển các mặt hàng kinh tế, trên nền tảngtận dụng năng lực của các dây chuyền sản xuất hàng quốc phòng chưa được khaithác hết công suất nhằm đảm bảo bảo toàn vốn Nhà nước, tăng thu nhập và giữgìn đội ngũ công nhân nòng cốt của ngành Công nghiệp quốc phòng Hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty ngày một đa dạng phong phú
Trang 16Bên cạnh những thành công bước đầu trong quá trình sản xuất kinhdoanh, công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH một thành viên 95 vẫn cònbộc lộ
Trang 17những tồn tại, bất cập trong nhận thức, hoạch định chiến lược tài chính,phương pháp quản lý, điều hành… làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh chưacao, suất sinh lời còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩmkinh tế còn hạn chế
Là người trực tiếp theo dõi và quản lý tài chính của Công ty, tôi đã nhận thứcđược được rằng chất lượng quản lý tài chính là một trong những yếu tố quan trọngảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, và là một yếu tố quan trọng khi thựchiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu và mở rộng quy mô các mặt hàng sản xuất củacông ty Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với Công ty TNHH một thành viên 95, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế , đối với tôi đề tài có ý nghĩa thiết thực, cần
thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục têu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:+Mục tiêu nghiên cứu chung:
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quản lý tàichính doanh nghiệp, từ đó phân tích các nội dung và biện pháp quản lý tài chínhdoanh nghiệp, đi sâu nghiên cứu về nội dung quản lý tài chính của doanh nghiệpnhà nước
+ Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Phân tích thực trạng tài chính doanh nghiệp và công tác quản lý tài chínhdoanh nghiệp cña công ty TNHH một thành viên 95, từ đó phân tích mặt mạnh vàmặt yếu trong công tác quản lý tài chính của công ty, làm cơ sở cho các giải pháp
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính công tyTNHH một thành viên 95
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tài chính và công tác quản lý
tài chính của công ty TNHH một thành viên 95, Tổng cục CNQP
Trang 18- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý tài chính
của Công ty TNHH một thành viên 95 trong giai đoạn 2010 -2013 nhằm đánh giáđúng những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý tài chính của công ty.Qua đó mới có thể đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tàichính công ty TNHH một thành viên 95
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của công ty TNHH mộtthành viên 95 qua các năm 2010 đến 2013 , điều này giúp các nhà quản lý tài chínhcủa công ty nhận biết được tình hình tài chính cũng như công tác quản lý tài chínhcủa công ty
- Đề xuất một số giải pháp giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chínhnhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính trong bối cảnh mới, phù hợp vớinhững chiến lược phát triển của công ty
- Đề tài mang tính khả thi, có thể vận dụng ngay vào thực tiễn hoạt động tàichính của công ty TNHH một thành viên 95 Luận văn nghiên cứu đề tài cũng lànguồn tài liệu tham khảo cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý tàichính doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
5 Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, đềtài bao gồm: 4 chương:
- Chương 1: Một số nhận thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quản lý
tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH Một
thành viên 95
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Công
ty TNHH Một thành viên 95
Trang 19Chương 1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.1 Lý luận về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, được thành lập với mục đíchhoạt động mang lại lợi ích cho những người chủ sở hữu doanh nghiệp Do đó, vấn
đề đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để bảo đảm đủ vốn, đáp ứngđược yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh Tiếp đó, phải thực hiện đầu
tư vốn, phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra một cáchhiệu quả nhất Quá trình huy động vốn, đầu tư vốn đã làm hình thành nên các quỹtiền tệ, phân phối và sử dụng cho các mục đích nhất định Quá trình này làm xuấthiện các dòng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra
là làm thế nào các doanh nghiệp có thể quản lý các vấn đề này nhằm mang lạilợi ích cho doanh nghiệp, không để mất mát nguồn vốn kinh doanh Điều đó đặt racho doanh nghiệp yêu cầu phải có một hệ thống quản lý bao gồm các phương thức
và công cụ để huy động, sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả Đó cũngchính là nội dung của tài chính doanh nghiệp
Vậy, tài chính doanh nghiệp là các phương thức huy động, phân bổ và sửdụng nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.1.2 Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có cácmối quan hệ tài chính sau:
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước:
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn
cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuấtkinh doanh và phân chia lợi nhuận Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng
Trang 20phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trìnhphân phối và
Trang 21phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nướcvới các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanhnghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định
- Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính:
Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn củadoanh nghiệp Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, cácdoanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắnhạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thờihạn nhất định Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trunggian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốndài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọikhoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền
cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp ( thị trườngchứng khoán) Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tưvốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vàochứng khoán của các doanh nghiệp khác
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức laođộng, Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụngvốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công laođộng, chi trả các dịch vụ.Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xácđịnh nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạchđịnh ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụcủa doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường
- Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp:
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữacác bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viêntrong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn
Trang 221.1.3 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
Trang 23Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đâynguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quantrọng các nguồn tài chính doanh nghiệp Đó cũng là một khâu cơ sở của hệ thốngtài chính trong mỗi doanh nghiệp và chứa đựng các đặc điểm sau:
Thứ nhất, Tài chính doanh nghiệp gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính đa dạng phát sinh nhưquan hệ nộp, cấp giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủthể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp
Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêngbiệt, đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư
và lao động; ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinhdoanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và tối đa hóa giátrị doanh nghiệp
1.1.4 Chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.4.1 Chức năng
Đối với mỗi doanh nghiệp thì tài chính doanh nghiệp là một phạm trù quantrọng để doanh nghiệp có thể quản lý tài chính của mình một cách có hiệuquả Chức năng cơ bản của tài chính doanh nghiệp có thể kể đến là:
Thứ nhất, chức năng phân phối lợi nhuận: Quá trình phân phối lợi nhuận sẽ
làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp mà đáng lẽ được đưa vào để phục vụ cho cáchoạt động kinh doanh có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn Chính sách phân phốilợi nhuận hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và
sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp Chính sách phân phối lợi nhuận tốt khi cân đốiđược phần lãi đem chia, phần lãi không chia và sự chênh lệch giữa mức sinh lợi củađầu tư với tỷ suất chiết khấu của thị trường là vấn đề được nhiều đối tượngquan tâm và chú ý Khi mức sinh lợi của đầu tư lớn hơn tỷ suất chiết khấu thị
Trang 24trường, dẫn đến việc chia lãi không có lợi bằng việc giữ lại để đầu tư vào sản xuấtkinh doanh và điều đó sẽ gia tăng tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp vàngược lại
Trang 25Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc tài chính : nhờ vào đó việc
kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồnlực tài chính nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệptheo các mục tiêu đã xác định Đối tượng của kiểm tra, kiểm soát là quá trìnhvận động của đồng vốn kinh doanh qua các khâu khác nhau của quá trình kinhdoanh Chủ thể của giám đốc cũng chính là chủ thể phân phối, vì để quá trìnhphân phối hợp lý, cần phải kiểm tra xem xét kỹ lưỡng vấn đề đó Kết quả củagiám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và chưa được trong quátrình phân bổ và sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh và hoàn thiệnhoạt động tài chính phục vụ tốt cho mục tiêu kinh doanh
1.1.4.2 Vai trò tài chính doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanhnghiệp có các vai trò sau:
Thứ nhất, huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Để thực hiện mục tiêu kinh doanh, vốn là yếu tố
tiền đề và quan trọng nhất, vì vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết phảixác định chính xác nhu cầu vốn trong từng thời kỳ và từng công đoạn sản xuất Trên
cơ sở đó tiến hành lựa chọn các công cụ huy động vốn thích hợp với chi phí thấpnhất
Thứ hai, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả: Đây phải được coi là
điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai tròđánh giá và lựa chọn phương án đầu tư; huy động tối đa số vốn hiện có vàohoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp đểtăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời vốn kinh doanh
Thứ ba, đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh: Vai trò này của tài chính
doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hútvốn đầu tư, lao động, vật tư, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ
Trang 26phiếu, hàng hóa, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối lợi nhuận để điều tiếthài hòa lợi ích giữa các chủ thể
Trang 271.2 Lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Nó được thực hiện thông qua một cơ chế, đó là
cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp đượchiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng đểquản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụthể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn
và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công
ty Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nóảnh
hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tưđể
thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh Lập kế hoạch tài chính sẽcho phép quyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩmcông ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo đểbán sản phẩm ra thị trường Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xácđịnh
được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần
Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sựthất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn
Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạchtrong dài hạn Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và
Trang 28ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liênquan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3đến 5 năm
1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Trang 29Quản lý tài c h ính doa n h ngh i ệp là việc đưa ra các quyết định về tài chính, tổchức thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Vậy vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Có bakhía cạnh phản ánh nội hàm của quản lý tài chính doanh nghiệp:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầuvốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanhnghiệp cũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chính doanh nghiệp trướchết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trong kì kinh doanh và tiếp đó phải lựa chọncác phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong vàbên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thứcmới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài Do vậy, vai trò củatài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọncác hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạtđộng nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc
tổ chức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việcđánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độrủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu Việc huy động kịp thờicác nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được các cơhội kinh doanh Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinhdoanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây rađồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trảlãi vay Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc
Trang 30sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúcđẩy cán bộ
Trang 311.2.3 Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Giống như bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp, hoạt động quản lý tàichính doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định Để đảmbảo thực hiện được các nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp và đạt được mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp Các nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: Quản lý tài
chính phải dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận Giữa rủi ro và lợi nhuận
kỳ vọng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, tức là, một quyết định kinh doanhhoặc đầu tư của một doanh nghiệp cho một hoạt động phụ thuộc vào tính rủi rocủa hoạt động đó, hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao sẽ đem lại lợi nhuận
kỳ vọng cao và ngược lại Điều đó cũng thể hiện sự đánh đổi khi lựa chọn cácphương án đầu tư, kinh doanh Nếu nhà quản lý tài chính muốn thu được lợi nhuậncao vào cuối kỳ thì sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn Việc áp dụng nguyên tắcnày ở mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau tùy thuộc vào mức độ chấp nhận và nănglực dự đoán rủi ro của họ
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: Một lượng tiền nhất định
tại một thời điểm nhất định có thể sử dụng để đầu tư cho một hoạt động sảnxuất, kinh doanh cũng có thể quy đổi ra những hàng hóa và dịch vụ cụ thể Môitrường kinh tế là một môi trường luôn luôn biến đổi, do vậy một lượng tiền cụ thể
Trang 32tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau khi đưa về thời điểm hiện tại.Điều đó xảy ra do tác động của các yếu tố như lãi suất, lạm phát,… Do vậy, tronghoạt động
Trang 33quản lý tài chính, để tính toán hiệu quả của một công cuộc đầu tư, các nhà quản lýcần đưa kết quả về hiện tại để so sánh và phân tích
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc chi trả: Thông thường các kết quả báo cáo hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ phản ánh thực trạng lỗ lãitrong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trong thực tế, điều mà doanhnghiệp quan tâm hơn chính là dòng tiền Dòng tiền vào và dòng tiền ra của cácdoanh nghiệp phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí Do đó, nguyêntắc này có nghĩa là việc quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp không chỉ quan tâmđến lợi nhuận mà còn cần phải quan tâm đến việc phân bổ lợi nhuận cho các hoạtđộng chi trả khác như: cổ tức, Nguyên tắc này đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp thông qua các phương án phân phối lợi nhuận hợp lý vàhiệu quả
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Thị trường có hiệu quả là
thị trường mà ở đó giá trị của các tài sản tại các thời điểm khác nhau đều phản ánhđầy đủ các thông tin một cách chính xác và công khai Đây là một nguyên tắc rấtquan trọng vì hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp luôn luônchịu
các tác động của thị trường
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích của các
cổ đông Nhà quản lý là những người chịu trách nhiệm phân tích, lập kế hoạch tàichính, quản lý nguồn quỹ và chi tiêu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu
tư Cổ đông lại là những người góp vốn để xây dựng nên doanh nghiệp Do vậy, cầnđảm bảo sự gắn kết lợi ích của hai chủ thể này nhằm đạt được sự hài hòa tối đa đốivới các quyết định và chiến lược của doanh nghiệp
1.2.4 Chủ thể quản lý tài chính doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của các hoạt động tài chính nói chung và hoạtđộng tài chính doanh nghiệp nói riêng thì vai trò của bộ máy quản lý tài chính
Trang 34ngày càng được chú trọng Đứng đầu bộ máy quản lý tài chính của công tythường là Giám đốc tài chính hay CFO (Chief Financial Ofcial) Tuy nhiên ở ViệtNam vị trí Giám đốc tài chính này chưa được phổ biến mà thường thấy là
Trang 35một phó giám đốc hoặc giám đốc thứ nhất kiêm nhiệm chức danh này Trongcác doanh nghiệp lớn, các quyết định về tài chính thường do một ủy bantài chính đưa ra Trong các doanh nghiệp nhỏ thì chính chủ nhân của doanhnghiệp
đó sẽ chịu trách nhiệm về các quyết định tài
chính
Bên dưới Giám đốc tài chính là cả một bộ máy phòng, ban tài chính đảm bảocung cấp thông tin một cách thường xuyên, chính xác, kịp thời cho quá trình điềuhành hoạt động tài chính trong doanh nghiệp Sự phân cấp quản lý tài chính trongdoanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 36Sơ đồ 1.1: Phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Để có thể đưa ra những quyết định phù hợp và kịp thời, nhà quản lý tài chínhcần có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời Do vậy, việc tổ chức thu thập, phânloại và tích lũy thông tin là hết sức cần thiết cho hoạt động quản lý tài chính
Thông tin kế toán là tiền đề cho thông tin tài chính Thông tin kế toán là cácthông tin được phòng kế toán ghi nhận sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Thông
Trang 37tin kế toán này sẽ được sử dụng để tạo ra các thông tin tài chính phục vụ cho việc racác quyết định Sơ đồ 2 mô tả việc sử dụng các báo cáo tài chính phục vụ cho việc
ra quyết định
Sơ đồ 1.2: Hệ thống thông tn kế toán
Để đảm bảo hệ thống thông tin tài chính luôn được cập nhật một cáchkịp thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều quan trọng là sự phối hợp giữacác bộ phận trong doanh nghiệp
1.2.5 Đối tượng quản lý tài chính doanh nghiệp
Trang 381.2.5.1 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằngtiền của tất cả các hao phí về mặt vật chất và về mặt lao động mà doanh nghiệpphải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất dựa trên lĩnh vực sử dụng bao gồm:
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, cáckhoản tính nộp như quỹ BHXH, BHYT, BHTN
+ Chi phí sản xuất chung là chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất vàkinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quátrình hoạt động
+ Chi phí bán hàng là chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa:Marketing, quảng cáo,
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý vàđiều hành doanh nghiệp như tiền lương, và các khoản trích nộp của bộ máy quản lý
và điều hành, chi phí công cụ và sử dụng, khấu hao tài sản cố định, chi phí phát sinhbằng tiền cho việc quản lý
Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mối quan hệ tỷ lệ với khối lượng hàng hóatiêu thụ:
+ Chi phí cố định là chi phí không thay đổi và không phụ thuộc vào sảnlượng: chi phí thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị,…
+ Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sự thay đổi về sản lượng: chi phínguyên vật liệu đầu vào,…
Để quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp, các nhà quản lý tài chính cần nắmđược cơ cấu chi phí mà doanh nghiệp sử dụng trong một chu kỳ sản xuất kinhdoanh (thường là một năm) Cơ cấu chi phí là tỷ trong của từng loại chi phí trongtổng chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.5.2 Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 39Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản quy ra tiền mà doanhnghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Trang 40+ Thu nhập bán hàng là toàn bộ các khoản tiền thu nhập về tiêu thụ sảnphẩm và lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là một bộ phận chủ yếu
có thể chiếm được tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng số thu nhập của doanh nghiệp
+ Thu nhập từ các hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu do hoạt độngđầu tư tài chính, kinh doanh về vốn mang lại như các hoạt động mua bán cổ phiếutrái phiếu, cho vay vốn…
+ Thu nhập khác (còn gọi là thu nhập bất thường, thu nhập đặc biệt) ví dụ:thu nhập từ việc thanh lý Tài sản cố định, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không cóngười đòi nợ
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hoàng hóa dịch vụ
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: là tiền bán sản phẩm, hàng hóa dịch
vụ sau khi đã trừ đi các khoản tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàngbán bị tra lại thu từ phần trợ giá của Nhà nước, nếu doanh nghiệp có cung cấphàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước
+Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác: Doanh thu từ các hoạt động muabán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, liên doanh, liên kết, thu lãitiền gửi, lãi từ tiền đã cho vay các khoản thu từ lãi…
Doanh nghiệp được hưởng sự trợ giá, trợ cấp của Nhà nước nếu thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước về sản xuất hay cung ứng các dịch vụ về quốc phòng, anninh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo giá cả của nhà nước mà thu nhập không
đủ bù đắp chi phí cũng được hưởng sự trợ cấp, trợ giá của nhà nước
1.2.5.3 Lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền còn lại của thu nhập sau khi đã chi trảcho các chi phí hoạt động của doanh nghiệp Do đó, lợi nhuận thu được từhoạt động sản xuất kinh doanh chính là khoản lợi ích thực tế mà doanh nghiệpnhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Để nâng cao lợi nhuận của mình các doanh nghiệp cần thực hiện một tronghai biện pháp hoặc cả hai biện pháp đó là: Giảm chi phí và tăng thu nhập