LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI THÚY NGA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CÁ BỚP LỒNG
BÈ THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI THÚY NGA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CÁ BỚP LỒNG
BÈ THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quyết định giao đề tài: 674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2017
Quyết định thành lập hội đồng: 866/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS NGUYỄN VĂN NGỌC
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp) lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Trâm Anh và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thúy Nga
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Thanh Duy, chị Nguyễn Thị Nhiên (huyện Vạn Ninh) đã hỗ trợ, giúp tôi thu thập số liệu khảo sát và chia sẽ những kinh nghiệm hữu ích Xin cảm ơn các cơ quan, ban ngành Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, Cục Thống kê Khánh Hòa… đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như đã
hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu
Xin gửi lời biết ơn đến gia đình của tôi, nơi đã cho tôi thêm niềm tin và động lực để tập trung nghiên cứu
Sau cùng, lời tri ân sâu sắc xin được dành cho bố mẹ, những người đã nuôi dậy con khôn lớn và hết lòng quan tâm, động viên để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thúy Nga
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn 5
1.6 Kết cấu của đề tài 6
CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế 7
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 7
2.1.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 8
2.2 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 9
2.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế 9
2.2.2 Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 13
2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp thương phẩm .13
Trang 62.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 18
2.4 Đánh giá chung về hiệu quả xã hội nghề nuôi cá bớp thương phẩm 19
2.5 Mô hình nghiên cứu 19
2.5.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 19
2.5.2 Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cá bớp nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa 22
Tóm tắt chương 1 23
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi cá bớp trên thế giới và Việt Nam24 3.1.1 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi cá bớp trên thế giới 24
3.1.2 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi cá bớp ở Việt Nam 29
3.1.3 Tình hình chung về nuôi cá Bớp tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 38
3.1.4 Hiện trạng nghề nuôi thủy sản tại huyện Vạn Ninh giai đoạn 2015 - 2016 45
3.2 Giới thiệu về đặc điểm kỹ thuật nuôi cá Bớp thương phẩm lồng bè và địa bàn nghiên cứu tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 47
3.2.1 Giới thiệu về đặc điểm kỹ thuật nuôi cá Bớp thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 47
3.3 Phương pháp nghiên cứu 51
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu 51
3.3.2 Thu thập số liệu 51
Tóm tắt chương 2 53
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Hiện trạng nghề nuôi cá bớp thương phẩm 54
4.1.1 Thông tin chung về hộ nuôi 54
4.1.2 Thông tin tình hình nuôi cá bớp 58
4.2 Kết quả kinh tế nghề nuôi cá bớp thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 62
4.2.1 Vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị 62
4.2.2 Các khoản chi phí cố định 63
Trang 74.2.3 Chi phí biến đổi 67
4.2.4 Doanh thu từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm 69
4.2.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 70
4.2.6 Về thị trường tiêu thụ 72
4.2.7 Một số nguyện vọng và ý kiến đánh giá để phát triển nghề nuôi cá bớp thương phẩm của các hộ nuôi cá bớp thương phẩm huyện Vạn Ninh 72
4.2.8 Một số ý kiến đánh giá để phát triển nghề nuôi cá bớp thương phẩm huyện Vạn Ninh 73
4.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá bớp thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 74
4.3.1 Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá bớp thương phẩm huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 74
4.3.2 Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của các hộ nuôi cá bớp thương phẩm huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 77
Tóm tắt chương 4 81
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 85
5.2.1 Hạn chế tình trạng số ô lồng vượt quá qui hoạch 86
5.2.2 Giải quyết vấn đề nguồn giống 87
5.2.3 Giải quyết tốt khâu thức ăn 87
5.2.4 Cung ứng nguồn vốn 87
5.2.5 Đào tạo lao động trong phát triển nghề nuôi cá lồng 88
5.2.6 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khắc phục tối đa sự biến đổi khí hậu 88
5.2.7 Giải quyết vấn đề về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 89
5.2.8 Phòng tránh rủi ro 89
5.3 Hạn chế của đề tài 90
Tóm tắt chương 5 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
FAO Food and Agriculture Organization of the United
Nations - Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
FIGIS Fisheries Global Information System -Hệ thống thông
tin Thuỷ sản toàn cầu
FIRI FAO Inland Water Resources and Aquaculture Service
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khung thời gian sử dụng tài sản theo quyết định số 45/2013/TT-BTC ngày
25/04/2013 của Bộ tài chính 16
Bảng 3.1: Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2009 - 2014 26
Bảng 3.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 15 quốc gia đứng đầu thế giới năm 2015 27
Bảng 3.3: Cơ cấu sản lượng và giá trị cá bớp nuôi trên thế giới giai đoạn 1950 - 2000 28
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất thủy sản năm 2017 33
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng nuôi cá biển ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 35
Bảng 3.6: Dân số trung bình của huyện Vạn Ninh từ 2011 - 2016 41
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất thủy sản và tốc độ phát triển thủy sản của huyện Vạn Ninh giai đoạn 2011 - 2016 43
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất của các ngành ở Vạn Ninh giai đoạn 2011-2016 .43
Bảng 3.9: Tình hình nuôi cá bớp lồng bè tại huyện Vạn Ninh giai đoạn 2015-2016 46
Bảng 4.1: Thống kê tuổi của chủ hộ nuôi 54
Bảng 4.2: Tình hình lao động của hộ nuôi và lao động thuê ngoài 55
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra 56
Bảng 4.4: Thông tin về kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ nuôi 56
Bảng 4.5: Thông tin về hình thức nuôi 58
Bảng 4.6: Nguồn cung cấp giống 59
Bảng 4.7: Mật độ thả giống 59
Bảng 4.8: Thông tin về thời gian nuôi cá bớp tại Vạn Ninh 60
Bảng 4.9: Dịch bệnh trên cá bớp tại Vạn Ninh 61
Bảng 4.10: Tỷ lệ hao hụt và mức độ rủi ro trong nuôi cá bớp 61
Bảng 4.11: Vốn đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ nuôi cá bớp thương phẩm 62
Bảng 4.12: Phân bổ chi phí khấu hao qua các năm 64
Bảng 4.13: Chi phí tiền lương của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 65
Bảng 4.14: Chi phí cải tạo, sửa chữa của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 66
Bảng 4.15: Chi phí biến đổi của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 68
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí, giá thành của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 68
Bảng 4.17: Doanh thu của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 69
Bảng 4.18: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 70
Bảng 4.19: Thông tin về thị trường tiêu thụ 72
Bảng 4.20: Một số nguyện vọng phát triển của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 72
Bảng 4.21: Một số ý kiến đánh giá của hộ nuôi cá bớp thương phẩm 73
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bảng đồ phân bố cá bớp (Rachycentron canadum) trên thế giới 29
Hình 3.2: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2017 34
Hình 3.3: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017 35
Hình 3.4: Bản đồ hành chính huyện Vạn Ninh 38
Hình 3.5: Hình thái ngoài cá bớp (Rachycentron canadum) 48
Hình 3.6: Địa điểm thu mẫu 50
Hình 4.1: Hình thức nuôi lồng trên biển 57
Hình 4.2: Diện tích lồng, sản lượng lồng ở Khánh Hòa 74
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp) lồng bè
thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” là phân tích đánh giá hiệu
quả kinh tế nghề nuôi cá bớp thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá bớp tại địa phương Đồng thời, phân tích những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm, những ý kiến, kiến nghị mong muốn của các hộ nuôi
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả để so sánh
số liệu theo thời gian Số liệu thu thập được từ điều tra 86 hộ nuôi cá bớp lồng
bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, số liệu điều tra được xử
lý trên phần mềm Microsoft Excel để phân tích, tính toán kết quả, tìm và phân tích số nhỏ nhất, số trung bình, số lớn nhất của các chỉ tiêu: lợi nhuận, sản lượng, doanh thu, chi phí… Đồng thời phân tích những thông tin để đánh giá tình hình kinh tế xã hội của các hộ nuôi cá bớp thương phẩm như: diện tích nuôi, vốn đầu tư, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với 86 hộ nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa qua các năm, từ năm 2015 đến năm 2016 như sau:
- Về giới tính và độ tuổi: Nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% và nữ giới chiếm 0% do nghề nuôi cá bớp lồng bè là một công việc vất vả, nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe trong vụ nuôi nên nam giới phù hợp hơn với công việc này Đa số các hộ nuôi đều nằm trong độ tuổi lao động nên dễ dàng tiếp nhận các thông tin khoa học kỹ thuật nuôi
- Về trình độ học vấn: Trình độ tiểu học chiếm 56,98%, trình độ trung học chiếm 41,86% và trình độ đại học là 1,16% Phần lớn chủ hộ nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm có kinh nghiệm tự học hỏi lẫn nhau, tự mày mò và đút rút kinh nghiệm
Trang 12- Về trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi: Phần lớn các chủ hộ nuôi đều mang tính chất tự phát, tự học hỏi kinh nghiệm nuôi của nhau
- Về hình thức nuôi: Các hộ nuôi chủ yếu nuôi bằng hình thức tự do, hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng lồng nuôi của cá bớp thương phẩm năm 2015 là 624 lồng và năm 2016 là 712 lồng đa số các hộ nuôi cá bớp thương phẩm có lồng nuôi dưới 10 lồng chiếm 72% và số hộ có diện tích lồng nuôi trên 10 lồng chiếm tỉ lệ là 23% Sản lượng nuôi năm 2015 đạt 329,43 tấn và năm 2016 đạt 380,11 tấn Nghề nuôi cá bớp thương phẩm đã giải quyết công ăn việc làm cho 105 lao động gia đình tham gia nuôi cá và 78 lao động thuê ngoài
Từ khóa: Cá bớp, hiệu quả kinh tế xã hội huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa
Trang 13CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế phát triển nuôi biển là một tất yếu do nhu cầu phát triển của xã hội Mặt khác, nuôi biển đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều nước trên thế giới Trong những năm gần đây sản lượng nuôi biển tòan cầu đã tăng khá nhanh từ 5 triệu tấn (1982) đạt mức 34 triệu tấn năm 2007 (FAO, 2009) Châu Á
là nơi có sản lượng nuôi biển chiếm tới 89% sản lượng nuôi biển tòan cầu năm
2007 nhưng trong đó sản lượng cá biển lại chiếm tỷ lệ thấp (4,5%) Tuy sản lượng cá biển chiếm tỷ lệ thấp nhưng giá trị mang lại khá lớn lên đến 14,6% so với các đối tượng nuôi biển khác Sản lượng cá biển nuôi chủ yếu tập trung ở một số quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến và khả năng đầu tư lớn như: Na
Uy, Nhật Bản (FAO, 2009) Chính vì vậy, nuôi cá biển là vô cùng cần thiết với tất cả các nước có biển trên thế giới
Nuôi cá biển ở nước ta cũng chỉ mới tập trung bằng hình thức nuôi lồng bè nổi ở các tỉnh nơi có những eo, vịnh kín có dòng chảy nhẹ, ít chịu ảnh hưởng của sóng, gió như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu Nuôi lồng
bè nổi tập trung đồng nghĩa với một khối lượng lớn các chất hữu cơ từ con giống, thức ăn và các loại hóa chất phòng trị bệnh, rác thải, chất thải sinh hoạt trong quá trình vận hành hệ thống Sự tích tụ các hợp chất hữu cơ quá ngưỡng giới hạn có thể kéo theo đó một loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của chính loại hình nuôi biển này (Trần Lưu Khanh, 2006) Đặc biệt là biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng, lan truyền dịch bệnh tại các vùng nuôi cá lồng biển tập trung (Nguyễn Đức Cự, 2006) Chính vì vậy, xu thế phát triển nuôi cá biển khơi đang là một định hướng quan trọng của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới
Từ đó, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia nhằm phát triển nuôi cá lồng từ vùng biển kín tới vùng biển hở, từ lồng bè nổi đến lồng có thể chìm tránh sóng ở nước ta đã được xác định Trong khi công nghệ nuôi biển nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hệ thống nuôi biển đều dùng
Trang 14lồng bè gỗ, chỉ thích ứng với quy mô nhỏ, sản lượng thấp, khó phát triển thành ngành nghề sản xuất hàng hóa Mặt khác, hầu hết vùng biển của nước ta là vùng biển hở Nuôi cá biển vùng biển hở có nhiều ưu thế vì ở đó khả năng tự làm sạch rất cao, môi trường trong sạch, ít dịch bệnh, không bị hạn chế về không gian và diện tích, có thể tổ chức quy mô nuôi công nghiệp, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn Đối tượng lựa chọn phát triển nuôi là cá bớp vì cá bớp là một trong những loài nuôi lồng biển với nhiều đặc tính tốt: tốc độ tăng trưởng nhanh, thả giống 30g/con sau 1 năm nuôi đạt 6 - 8kg Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của
cá bớp khi sử dụng thức ăn công nghiệp từ 1,02 đến 1,8 tùy theo cỡ cá (Su, M.S
và ctv, 2000), khi sử dụng cá tạp FCR dao động từ 8 - 10 (Nguyễn Quang Huy, 2002) Thịt cá giò thơm ngon, màu trắng và bổ dưỡng Hàm lượng acid béo không no EPA và DHA cao hơn so với nhiều đối tượng nuôi khác (Su, M.S và ctv, 2000)
Cá bớp được ví như “vua” trong các loại hải sản ở nước ta, Cá bớp hay có tên gọi khác là cá bóp, cá bốp, cá giò là loại cá dồi dào nguồn dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao Chúng có khả năng thích nghi lớn đối với sự biến đổi của độ mặn dao động 22 - 34‰, là loài động vật ăn thịt, cá hoạt động suốt ngày đêm, chúng thường bơi lội vùng rạn đá san hô, quanh các vật thể trôi nổi ngoài đại dương để săn mồi (Vaught, S R., and Nakamura, E L., 1989, FAO, 1974) Mặt khác, cá bớp còn có khả năng chống chịu với điều kiện sóng gió tốt, là đối tượng tiềm năng cho phát triển nuôi biển trong lồng xa bờ (Nguyễn Quang Huy, 2002, Matthew J R và ctv 2006) Vì vậy, xây dựng quy trình vận hành nuôi cá bớp trong lồng vùng biển hở là rất cần thiết
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung, diện tích tự nhiên 5.197 km², với 385 km chiều dài ven biển bao gồm các đầm phá, vũng vịnh kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, toàn tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 9.893 ha Trong
đó, nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 1.200 ha, nuôi thủy sản nước lợ 4.908 ha; nuôi mặt nước biển ven bờ khoảng 3.785 ha Riêng cá bè có khoảng 4.500 lồng nuôi cá, cho sản lượng tương ứng khoảng 3.600 tấn/năm Trong đó chủ yếu là cá
Trang 15bò, cá bớp, cá mú Các loại cá này đều cho giá trị kinh tế rất cao, kỹ thuật nuôi không quá khó Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho các tỉnh trong nước Theo số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa, diện tích nuôi cá bớp năm 2015 đạt 1.233
ha, sản lượng đạt 245.133 tấn và năm 2016 đạt 1.153 ha, sản lượng đạt 259.323
cá nuôi của toàn tỉnh Qua đó cho thấy, diện tích và sản lượng năm 2016 cao hơn rất nhiều so với năm 2015
Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã phát triển mạnh Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã Cá bớp được nuôi xen kẽ với lồng tôm hùm, thời gian nuôi từ 10 tháng đến 12 tháng là xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 7 đến 11 kg So với tôm hùm, thì vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng chi phí thức ăn hàng ngày rất lớn Với giá cá thương phẩm hiện nay, dao động 90.000
- 100.000 đồng/kg Sau khi trừ hết chi phí, con giống, công lao động và thức ăn, hộ nuôi lãi từ 20 đến 30% so với vốn đầu tư
Để xác định được việc đầu tư nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng vùng biển hở có hiệu quả kinh tế hay không, cần có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình là việc làm cấp thiết Chính vì vậy, nên tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ” là cần thiết Trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững nghề này cho địa phương một cách có hiệu quả kinh tế
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Điều tra thực trạng nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá bớp thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế và vận dụng nó vào
nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm
Trang 16- Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa của giai đoạn 2015 –
2016 về các mặt: năng lực của chủ hộ nuôi, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh
thu, chi phí
- Phân tích những tiềm năng và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi cá bớp thương phẩm và những phương hướng phát triển,
những ý kiến, kiến nghị mong muốn của chủ hộ nuôi
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá bớp trên địa bàn
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các hộ gia đình đã và đang nuôi cá bớp thương phẩm trên địa bàn thị trấn Vạn Giã và xã đảo Vạn Thạnh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả kinh tế nghề nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng bè, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá bớp thương phẩm của các hộ gia đình qua 2 vụ nuôi năm 2015 và năm 2016
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Các số liệu và báo cáo về tình hình nghề nuôi, quy hoạch
phát triển thủy sản được thu thập thông qua các tài liệu có liên quan, các bản tin thủy sản của Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT và các báo cáo định kỳ hoặc tổng kết hàng năm của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Khánh Hoà, Cục Thống
kê, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa…, các đề tài, dự án có liên quan trong khu vực nghiên cứu Nội dung thu thập gồm các số liệu về năng suất, sản lượng qua các năm của các địa phương, các thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và trở ngại
Số liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp nhằm điều tra về năng lực chủ hộ,
hiện trạng của nghề nuôi cá bớp thương phẩm, mức độ đầu tư, doanh thu, chi
Trang 17phí, trình độ sản xuất, những khó khăn và phương hướng phát triển cũng như ý kiến đóng góp của các hộ nuôi cá bớp lồng bè thương phẩm tại huyện Vạn Ninh,
tỉnh Khánh Hòa
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, xuống địa bàn khảo sát thực tế các hộ nuôi sau đó chọn ra các hộ cần điều tra Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ
Các thông tin chính cần thu thập được trình bày trong bảng câu hỏi soạn sẵn gồm các nội dung chính như sau: thể tích và số lượng lồng, độ sâu nơi đặt lồng, kích cỡ cá, giá cá, mật độ nuôi, thời gian nuôi, tỷ lệ sống, năng suất, chi phí cố định, chi phí biến đổi, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
Phương pháp xử lý số liệu: Tác giả thống kê, xử lý số liệu điều tra bằng
cách sử dụng phần mềm máy tính (Microsoft Office Excel) Các số liệu thu thập được phân tích bằng thống kê mô tả qua việc tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm Nhằm mô tả các đặc điểm của vùng nghiên cứu, các thông tin về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi
Từ kết quả phân tích số liệu sơ cấp và tổng hợp các tài liệu thứ cấp tác giả dùng làm căn cứ phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá bớp thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
1.5 Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn
- Giúp bản thân thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và áp dụng những kiến thức đã học, từ đó nâng cao và tích luỹ năng lực chuyên môn, đồng thời biết cách thực hiện một đề tài
- Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và các đánh giá về hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa một cách tin cậy và khoa học
Trang 18- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng cho việc lập kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi hiệu quả, kết hợp quy hoạch và khuyến cáo các mô hình nuôi thích hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương và sự đồng thuận giữa các tổ chức, đơn vị, ngành nghề và những người có liên quan
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần trích yếu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế; các quan điểm đánh giá hiệu quả và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước
Chương 3: Đặc điểm của đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu thực trạng nuôi cá bớp tại Việt Nam và tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa Bên cạnh đó, giới thiệu về đặc điểm cá bớp, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Thảo luận
Vận dụng lý thuyết về hiệu quả kinh tế và kết quả đánh giá hiệu quả của nghề nuôi, xác định thuận lợi và khó khăn của các hộ nuôi để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá bớp thương phẩm trong thời gian tới
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 19CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN 2.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội
"Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa” Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các chỉ tiêu ấy Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay Kết quả sản xuất
có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất) Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất tuy
có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng là như nhau
Để xem xét hiệu quả của một lĩnh vực nào đó, người ta thường xem xét vấn
đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội
Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế Có thể hiểu, hiệu quả kinh tế là
hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Kết quả thu về
đề cập trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh
Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh
tế quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội Hai
Trang 20phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội
Và hai loại hiệu quả này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân
Sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị xã hội, là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách ổn định và theo hướng bền vững Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đời sống nhân dân gặp khó khăn
và môi trường bị ô nhiễm
2.1.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế -
xã hội và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay, có hai quan điểm về hiệu quả kinh tế
* Quan điểm truyền thống:
Khi nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh
tế Sự thiếu toàn diện được thể hiện:
- Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh
doanh trong trạng thái tĩnh, hiệu quả kinh tế chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất Trong khi đó, hiệu quả kinh tế không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ
Trang 21- Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính
toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh doanh chưa đầy đủ và chính xác Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng
- Thứ ba, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế
* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính hiệu quả kinh tế phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệ này, hiệu quả kinh tế được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động sản xuất
- Yếu tố thời gian: Được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể hiệu quả kinh tế khác nhau trong những thời điểm khác nhau
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia (Hoàng Hùng, 2001)
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận văn, khái niệm hiệu quả kinh tế được hiểu như sau: Hiệu quả kinh
tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất
2.2 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
2.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, tiền, nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp
Trang 22Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian
Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quản lý đó Con người tạo ra của cải vật chất bằng sức lao động Lao động được đo lường bằng thời gian Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất, hay nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt được phải cao nhất
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất) Điều này có nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối
đa hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả
và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó đã coi kết quả là mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến
sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả và rõ ràng điều đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi
+ Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm… Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh,
Trang 23người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản kinh doanh Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ Vấn đề được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân
tố cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền vốn ít hơn Như vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả Như đã đề cập trên, bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối
đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh…hiểu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, ngoài
ra phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất và các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ việc đánh giá đúng hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Trang 24- Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết quả kinh tế với hiệu quả kinh tế Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được Kết quả kinh tế chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007)
- Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu
về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội, phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Hiệu quả
xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như đóng góp vào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế,
Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội Nếu hiệu quả kinh
tế của doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sức sống và trở thành gánh nặng cho nhà nước Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu xã hội
- Về mặt định lượng: Biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại
- Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn
bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả
Trang 252.2.2 Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất, còn tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau Tùy theo phạm vi đánh giá hiệu quả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đối với từng cơ sở sản xuất Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn về chi phí và tiêu hao tài nguyên
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết Nhưng không được đơn giản coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế Điều quan trọng là phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối
sử dụng như thế nào Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống Do đó, lợi nhuận
mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu được phải thể hiện sự gắn bó của họ đối với sự vận động của thị trường, vừa phải thể hiện sự tuân thủ pháp luật Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối theo hướng kết hợp hài hòa các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007)
2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá bớp thương phẩm
Theo TS Phạm Xuân Giang (2007), HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô hình kinh tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không giống nhau Thậm chí cùng một loại
Trang 26nhân tố nhưng thời kỳ này tác động mạnh, thời kỳ khác lại có thể yếu hơn Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch) Trong đánh giá HQKT không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu Các chỉ tiêu này lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện HQKT ở một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện để so sánh
Xác định kết quả kinh tế của nghề nuôi cá bớp thương phẩm là xác định những chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầu vào, như: Chi phí cố định: Chi phí khấu hao của giá trị đầu tư xây dựng lồng bè, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay
và thuế Các khoản chi phí biến đổi, gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức
ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân; chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác Và đồng thời xác định doanh thu từ nghề nuôi cá bớp Cuối cùng là việc xác định lợi nhuận, lợi nhuận được tính bằng Tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí, và sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ suất sinh lợi của nghề nuôi cá chẽm mang lại cao hay thấp (Hoàng Thu Thủy, 2008)
2.3.1.1 Doanh thu từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm
Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Doanh thu từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các cơ sở nuôi thu được từ việc nuôi cá và tiêu thụ nó Doanh thu của các hộ nuôi được thay đổi theo sản lượng cá thương phẩm mà các cơ sở nuôi đạt được Sản lượng cá thương phẩm càng lớn thì mức doanh thu càng cao (giả sử
cố định giá) Tuy nhiên, sản lượng cá thương phẩm phải đạt được mức độ đồng đều và cỡ (size) phải đạt chuẩn thì mức doanh thu mới càng cao, và phải đảm bảo khi thu hoạch để bán trọng lượng trên mỗi con cá thương phẩm phải đạt từ 9kg trở lên mới bán được mức giá cao nhất Thông thường, nếu bán cho các thương lái thì cá thương phẩm được phân ra từng loại size, trong đó size có mức giá cao nhất là cá phải đạt từ 8kg trở lên và tiếp đó là từ 5kg-8kg; các size cá
Trang 27nhỏ chủ đầu nựa thường không mua hoặc mua với giá rất rẽ nên số lượng cá này các cơ sở nuôi thường bán cho các đầu mối để bán chợ
2.3.1.2 Chi phí từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm
Chi phí từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm là tổng các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của các cơ sở nuôi Để làm rõ các khoản mục chi phí trong nuôi cá bớp thương phẩm, ta tiến hành phân loại chi phí như sau:
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô
sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay
Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động Chi phí bất biến của các cơ sở nuôi cá bớp thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền lương, chi phí trả lãi vay và thuế
Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản
cố định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật…Chí phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng Khấu hao TSCĐ đối với nghề nuôi cá bớp thương phẩm bao gồm khấu hao của tất các máy móc, thuyền, ghe thúng, máy phát điện công suất nhỏ… Để khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá- giá lúc mua, xây dựng), số năm sử dụng tài sản, số vụ nuôi trong năm Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố định khác nhau Trong đề tài nghiên cứu này, qui ước TSCĐ dùng cho nuôi cá bớp của các cơ sở nuôi là tài sản có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm Phân bổ khấu hao được tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng tài sản theo quyết định số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính và được phân bổ mức khấu hao theo từng năm và từng vụ nuôi
Trang 28Bảng 2.1: Khung thời gian sử dụng tài sản theo quyết định số
45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính Tài sản cố định Thời gian sử dụng
tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối đa (năm)
Chi phí sửa chữa lớn là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu ban đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng TSCĐ Trong quá trình dừng nuôi, cơ sở sẽ có kế hoạch sửa chữa…
Chi phí trả lãi vay là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho việc nuôi cá bớp thương phẩm
Thuế là các khoản đóng góp của người nuôi vào ngân sách nhà nước
Chi phí tiền lương công nhân các khoản tiền lương nhân viên trả theo lương thời gian, thông thường tính trả lương theo tháng làm việc
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất
hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỉ lệ thuận Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả
Trang 29biến tăng theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến Khi khối lượng hoạt động bằng 0, chi phí khả biến cũng bằng 0 Chi phí khả biến của các cơ sở nuôi cá bớp thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn; chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân trực tiếp; các khoản chi phí giao dịch khác
Chi phí mua con giống bao gồm tiền mua con giống từ các cá nhân, đơn vị cung cấp giống và tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi
Chi phí thức ăn bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho cá bớp ăn từ lúc thả giống đến khi thu hoạch
Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng: bao gồm các khoản chi phí mua các loại thuốc phòng trị bệnh cá bớp, các vi sinh vi lượng xử lý trong nước hoặc trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của cá bớp
Chi phí năng lượng bao gồm chi phí điện năng, xăng dầu chạy máy phục vụ nuôi cá bớp thương phẩm
Chi phí tiền lương công nhân là các khoản tiền lương nhân viên trả theo sản phẩm, trả lương theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận
Các khoản chi phí khác là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu hoạch, lưới chắn, thuê thiết bị…(Nguyễn Thị Thu, 1989)
Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
Là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án, nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không được (hoặc chưa từng được) phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính
Chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán cho các cơ sở nuôi cá bớp thương phẩm được tính toán dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, dự án nhỏ, quỹ xóa đói giảm nghèo,…tại thời điểm các cơ sở
Trang 30nuôi cá bớp thương phẩm bỏ ra vốn để đầu tư Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào nuôi cá bớp thương phẩm dàn trải trên các tháng nuôi và không đều nhau; các tháng đầu chủ yếu đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị phục vụ nuôi, thuốc hóa chất xử lý, chuẩn bị nuôi, con giống… chi phí đầu tư cho nuôi cá bớp thương phẩm Vì vậy, chi phí cơ hội tác giả không tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế
2.3.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm
Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi cá bớp thương phẩm của các cơ sở nuôi; là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí nuôi cá bớp thương phẩm để có được sản lượng cá bớp thương phẩm để bán (Nguyễn Thị Thu, 1989)
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế Trong nghiên cứu này, để đơn giản, tác giả tham khảo nghiên cứu của (Hoàng Thu Thủy, 2008), (Nguyễn Xuân Bảo Sơn, 2009), (Phan Thị Hoa, 2012), (Hồ Thị Thúy Thanh, 2014)
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi… Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của hộ nuôi
Công thức xác định:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
x 100%
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là hộ nuôi có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hộ nuôi thua lỗ Tuy nhiên,
tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghề Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi, người ta so sánh tỷ số này của hộ nuôi với tỷ số bình quân của toàn nghề mà hộ nuôi đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài
Trang 31sản có xu hướng ngược nhau Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản (Nguyễn Thị Thu, 1989)
* Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ
Công thức xác định:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động nuôi của hộ nuôi (Nguyễn Thị Thu, 1989)
2.4 Đánh giá chung về hiệu quả xã hội nghề nuôi cá bớp thương phẩm
a Đánh giá về lao động, việc làm
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân
b Đánh giá về kinh tế, xã hội khác
c Đánh giá về vấn đề môi trường
2.5 Mô hình nghiên cứu
2.5.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.5.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Do đặc điểm của đề tài là tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá bớp mang lại dựa trên các kết quả của các hộ nuôi nên đề tài tập trung vào các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, các số liệu, dữ liệu thứ cấp về
cá bớp là chủ yếu để dựa vào đó phân tích, đánh giá và so sánh với nghiên cứu thực tế
Trang 32Một số nước trên thế giới tập trung nghiên cứu rất nhiều về cá bớp phải kể đến như: Trung Quốc, Đài Loan, Philipin … và đặc biệt tổ chức FAO đã có rất nhiều nghiên cứu về cá bớp Do có những hạn chế nhất định nên bản thân không thể tìm hiểu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới có liên quan đến các vấn đề mà đề tài đề cập Tuy nhiên, tác giả khẳng định rằng các tác giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về sản xuất cá bớp giống, các vấn đề về dinh dưỡng, phòng và trừ dịch bệnh cho cá bớp nuôi ao cũng như nuôi lồng mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề nghiên cứu này tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa hay tại Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số bài viết về các vấn đề liên quan đến đề tài, cụ thể:
Dynamic programming: Applications to Agriculture and Natural Resources (1986), Kennedy, J.O.S Tác giả kết luận: Thời vụ hay tác động của thời tiết có ảnh hưởng mạnh đến sản lượng cũng như giá sản phẩm làm ra trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Nếu sản phẩm được sản xuất ra đều đặn thì có thể cải thiện được mức tiền lời bằng việc giảm chi phí, giảm tính thời vụ của việc cung cấp sản phẩm sản xuất, đồng thời cũng giúp giảm giảm giá bán sản phẩm trên thị trường tăng tính cạnh tranh Vì vậy, nếu vận dụng tốt điều này vào nghề nuôi cá bớp thì có thể tạo được hài hòa các lợi ích giữa người sản xuất giống, người nuôi và người tiêu thụ
Monterey Bay Aquarium, Corey Peet Aquaculture Research Analyst (2006), MBA_SeafoodWatch_FarmedBarramundiReport Báo cáo của Monterey Bay Aquarium đã cung cấp cho tác giả các số liệu thống kê hữu ích về sản lượng và giá trị cá bớp một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Đài Loan, Philipin …cũng như xác định hệ số thức ăn (FCR) của cá bớp của nhiều vùng của nhiều nước trên thế giới, qua đó tác giả sử dụng các số liệu này làm số liệu thứ cấp để nghiên cứu Và một số tài liệu cảo tổ chức FAO về kỹ thuật nuôi
cá bớp; các số liệu báo cáo thống kê của các nước hằng năm của FAO, mà các
số liệu này tác giả sử dụng đã trích dẫn nguồn và tài liệu tham khảo được chỉ dẫn chi tiết tại mục “Tài liệu tham khảo”
2.5.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Theo hiểu biết của tác giả, hiện nay trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học của các cơ quan tổ chức như Trường Đại học Nha Trang, Đại học Cần
Trang 33thơ, các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản … đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến đến nội dung đề tài này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề về đặc điểm hình thái, phân bố, sinh sản hay ương cá giống mà chưa có nghiên cứu nhiều về hiệu quả của nghề nuôi Một số
đề tài có liên quan đến nội dung đề tài của tác giả như:
- Hồ Thị Thúy Thanh (2014), “Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội nghề nuôi nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” Nghiên cứu
đo lường hiệu quả kinh tế xã hội cho các ao tôm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên chỉ tiêu là lợi nhuận trên một ha nuôi, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Kết quả điều tra 192 hộ nuôi trong năm
2010 cho thấy bình quân lợi nhuận trên đơn vị ha là rất thấp với lợi nhuận trung bình/ha là 6.196.147 đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là - 857.217.241 đồng/ha, giá trị lớn nhất là 831.636.363 đồng/ha, độ lệch chuẩn là 268.167.607 – trong đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng mặc dù nghề nuôi đang gặp khó khăn nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi và đây là nghề rủi ro lớn nhưng sức hấp dẫn của nghề cao
- Phạm Thị Chung (2007) ,“Điều tra hiện trạng nghề nuôi cá biển bằng lồng bè tại huyện Vân Đồn - Quảng Ninh”, Đề tài nghiên cứu cho kết quả:
Nghề nuôi cá lồng bè đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Vân Đồn, giải quyết được một lượng đáng kể lao động cho nhân dân trong huyện Nhất là đối với một huyện đảo từ lâu đã có truyền thống khai thác thuỷ sản Các
hộ nuôi cá có tỷ lệ sống trên 30% đều có lãi Còn nếu tỷ lệ sống <30% thì thua
lỗ Nguyên nhân thua lỗ là do dịch bệnh nhiều và vẫn chưa tìm ra cách phòng trị
có hiệu quả Một nguyên nhân khác nữa là do thiên tai, gió bão
- Phan Thị Hoa (2012), “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh
tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai”, Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho rằng năng suất
trung bình cho 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 36,32 tấn/ha/năm Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 442,767 tấn/ha/năm
và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có năng suất thấp nhất với 29,66 tấn/ha/năm Doanh thu trung bình của 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 1.046,62 triệu đồng/ha/năm Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với
Trang 341.297,19 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có doanh thu trung bình thấp nhất với 776,63 triệu đồng/ha/năm Lợi nhuận trung bình trên 1ha nuôi cá
Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 93,18 triệu đồng/ha Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 112,38 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã
Đà có lợi nhuận trung bình thấp nhất với 42,97 triệu đồng/ha/năm
- Chỉ duy nhất một đề tài nghiên cứu về nuôi cá bớp thương phẩm của Thạc
sỹ Dương Văn Luông (2011), “ Nghiên cứu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của nuôi cá giò (Rachycentron canadum) thương phẩm trong lồng biển hở tại Nghệ An ” Tuy nhiên đề tài chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi và đánh giá
tăng trưởng của cá giò trong hệ thống lồng và chỉ so sánh sơ bộ hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng của cá giò trong bài gồm: tốc độ tăng trưởng,
tỷ lệ sống, chỉ số K, hệ số phân đàn CV%, môi trường và dịch bệch Đánh giá mức độ sinh vật bám trên lưới lồng làm cơ sở xây dựng quy trình vận hành nuôi Như vậy, đề tài chưa đánh giá được tổng thể về hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá giò thương phẩm mang lại và các nhân tố khác có tác động đến sản lượng nuôi cá như thế nào
2.5.2 Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cá bớp nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa
- Cơ sở lý thuyết về
hiệu quả kinh tế
- Doanh thu, chi phí
- Lợi nhuận
Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn của nghề nuôi
cá bớp thương phẩm
Kết luận - Kiến nghị
Điều tra thực trạng kinh tế, xã hội:
- Thông tin chủ hộ: lao động, nhân khẩu, kinh nghiệm nuôi, trình độ học vấn
- Thông tin tình hình nuôi: con giống, thị trường tiêu thụ
- Hoạt động nuôi cá: chi phí đầu tư, các chỉ tiêu hoạt động mô hình nuôi
Trang 35Tóm tắt chương 1
Nội dung của chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, các khái niệm về hiệu quả, bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế giúp người đọc hiểu được những kiến thức cơ bản về hiệu quả kinh tế
Chương này cũng giới thiệu một số nghiên cứu về nuôi thủy sản có liên quan đến đề tài
Từ những kiến thức trên, đề tài mà tác giả muốn hướng đến để nghiên cứu chỉ tập trung là hiệu quả kinh tế về tài chính của nghề nuôi cá bớp lồng bè tại 2 địa điểm ở huyện Vạn Ninh là các hộ nuôi tại thị trấn Vạn Giã và các hộ nuôi tại
xã đảo Vạn Thạnh; bằng các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 2 năm 2015 và năm 2016 Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu để đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi, từ đó rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn cho nghề nuôi hiện tại
Trang 36CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi cá bớp trên thế giới và Việt Nam
3.1.1 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản và nuôi cá bớp trên thế giới
Với những đặc tính là loài cá biển nhiệt đới có giá trị kinh tế cao với kích thước lớn, thịt cá trắng, chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng, hàm lượng acid béo không no (EPA và DHA) cao hơn so với nhiều đối tượng nuôi khác, tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể đạt 6-8kg sau một năm nuôi Do đó, cá bớp được nuôi phổ biến ở nhiều nước thuộc Châu Mỹ la tinh, tại Châu Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam Theo số liệu thống kê của FAO, Trung Quốc và Đài Loan cung cấp khoảng 80,6% sản lượng cá bớp trên thế giới Việt Nam được xem là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Đài Loan)
về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bớp ước đạt 1.500 tấn trong năm
2008 Ở Đài Loan nghề nuôi cá lồng nước mặn được khởi đầu từ năm 1970, tuy nhiên không được suôn sẻ cho đến khi có sự thành công trong việc cho cá bớp
đẻ vào năm 1992 Kỹ thuật nhân giống với số lượng lớn đã được phát triển vào năm 1997 Số lượng cá giống năm 1999 ở 4 trung tâm nhân giống cá tại Đài Loan đạt 3 triệu con so với 1,4 triệu con vào năm 1998 Khoảng 2 triệu con cá bớp giống đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam Số lượng cá bớp giống còn lại (1triệu con) được 28 cơ sở nuôi cá lồng trong nước
sử dụng Giá thị trường khoảng 0,5USD/con giống (10cm) và 6 USD/kg đối với
cá trưởng thành (6-8kg) Ở Đài Loan cá bớp nặng 100-600g được nuôi trong 1,5 năm có thể đạt 6-8kg Nghề nuôi lồng nước mặn ở Đài Loan được xếp thứ
1-17 trên Toàn thế giới (2001; 19,3 triệu đôla Mỹ), năm 1999 đạt 1500 tấn, năm
2000 đạt 2000 tấn, năm 2002 sản lượng có bị sụt giảm do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh, nhưng đến năm 2003 sản lượng nuôi lồng lại đạt khoảng 2500-3000 tấn Hiện nay, khoảng 80% lồng nuôi biển ở Đài Loan dành cho việc nuôi cá bớp Loài cá này nhanh chóng trở thành một trong những loài thích hợp nhất cho ngành nuôi cá lồng xa bờ ở Đài Loan Chính phủ Đài Loan đang cố gắng nhằm tạo ra bước đột phá trong nghề nuôi lồng cá bớp trên biển Gần đây họ đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước khác nhau nhằm hợp tác để phát triển nghề nuôi cá
Trang 37bớp như: sản xuất giống, thiết kế lồng, một số vấn đề trong nuôi thương phẩm
và thị trường tiêu thụ Tại Trung Quốc, từ năm 1997 đã nghiên cứu thành công công nghệ nuôi cá bớp giống với quy mô lớn Đến năm 1998, Trung Quốc đã có bốn trại sản xuất giống Riêng năm 1998, nước này đã sản xuất được 1,4 triệu tấn cá Năm 1999, Trung Quốc sản xuất được hơn 2 triệu con cá giống chuyển cho các vùng nuôi trong nước và nước ngoài trong đó có Việt Nam, Nhật Bản
Tại Nhật Bản, cá bớp bắt đầu được nuôi ở Okinawa, một hòn đảo nằm phía Nam của Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24ºC, rất phù hợp với nuôi cá bớp Giai đoạn 1997-1998, kỹ thuật nuôi trồng vẫn còn phải học hỏi Đài Loan, cho đến nay, cá bớp đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại đảo Okinawa, sản lượng đạt 750 tấn vào năm 2001 Các hoạt động nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm được diễn ra tại Trung Tâm Nuôi Trồng Hải Sản của tỉnh Okinawa (OPSC) Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn trong việc nuôi cá bớp là dịch bệnh và ảnh hưởng của hoạt động này đến nghề nuôi các đối tượng khác
Tại Mỹ, những đặc điểm đặc trưng nổi bật và đầy tiềm năng của loài cá này đã thúc đẩy các nghiên cứu của chúng từ cuối năm 1999 Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm nuôi cá nước mặn và Trung tâm Khoa học về cá biển Austin, trường đại học Texas (UT-FAML) đã thử nghiệm về việc cho đẻ, ương nuôi ấu trùng loài cá này từ năm 1991 Từ tháng 4 năm 2001, cá bố mẹ được bắt
từ tự nhiên, cá thế hệ F1 đã được nuôi và cho đẻ trong hệ thống bể tuần hoàn có thể tích 25-42 m3, có hoặc không sử dụng các vòi phun hơi nóng nhằm kiểm soát nhiệt độ trong bể nuôi Cá được cho đẻ tự nhiên mà không cần sử dụng hormone, thu được 45 triệu trứng cá hàng tháng Việc cho đẻ có thể kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12 trong năm Nuôi cá bớp thương phẩm được tiến hành từ năm 2002 và ngày càng phát triển, từ 15000 con nuôi lồng ngầm tại Culebra, Puert Rico Texas, Florida, Với khả năng phân bố rộng của cá bớp, trình độ kỹ thuật ngày càng nâng cao và lợi nhuận không nhỏ sẽ là tiền đề để xúc tiến việc sản xuất loài cá này đạt hiệu quả cao
Ở Pháp, vào năm 2002, những nghiên cứu đầu tiên trong việc cho đẻ và quản lý cá bố mẹ được thực hiện tại đảo Ruenion Cá bớp bố mẹ được nuôi giữ
và cho đẻ bằng cách tiêm hormone vào năm 2003 Cá giống được nuôi trong
Trang 38môi trường nước xanh đã tạo ra bằng cách bổ sung tảo, đồng thời có sự kiểm soát về chế độ ánh sáng, nhiệt độ Cá bột được cho ăn luân trùng, Brachionus plicatilis và Atermia đã được làm giàu.Có thể nói, Châu Á là nơi sản xuất cũng
là nơi tiêu thụ sản phẩm từ cá bớp cao nhất thế giới Trung Quốc từ năm 1992 đã bắt đầu nuôi cá bớp, đến nay loài cá này đã được nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành đối tượng nuôi công nghiệp chính trong hình thứcnuôi lồng xa bờ Theo ước tính sản lượng nuôi cá bớp hiện nay khoảng 28.500 tấn, phân bổ như sau: Trung Quốc 20.000 tấn, Đài Loan 4000 tấn, Việt Nam 2000 tấn, các vùng biển Caribe 1000 tấn, Thái Lan 500 tấn Tuy vậy, sản lượng thực tế còn cao hơn nhiều vì một số nước tuy có nuôi cá bớp nhưng không có số liệu cụ thể, trong đó
có Mỹ
Bảng 3.1: Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2009 - 2014
Chú thích: Bao gồm cả thực vật thủy sinh
(Nguồn: Tổng cục thủy hải sản)
Tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu năm 2014 đạt 93,4 triệu tấn, trong đó, khai thác biển 81,5 triệu tấn; khai thác nội địa 11,9 triệu tấn (Bảng 1) Đối với sản lượng khai thác biển, Trung Quốc vẫn đứng đầu, tiếp theo là Indonesia, Mỹ và Nga Sản lượng cá cơm ở Peru đã giảm còn 2,3 triệu tấn vào năm 2014 – chỉ bằng một nửa sản lượng năm 2013 và là mức thấp nhất từ sau hiện tượng El Nino năm 1998 – nhưng năm 2015 đã phục hồi trở lại và đạt 3,6 triệu tấn
Trang 39Bảng 3.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 15 quốc gia đứng đầu thế giới
năm 2015 Xếp hạng Nước Thu hoạch thủy sản hàng năm
(Nguồn: World Atlas 3/2017)
Đóng góp vào sự tăng trưởng của sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới phải kể đến các quốc gia Châu Á, trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu bảng xếp hạng vượt xa các nước khác Năm 2017, sản lượng NTTS của Trung Quốc đạt 58.8 triệu tấn với giá trị 14,1 tỷ USD chiếm 66,65% về sản lượng và 48,79
về giá trị thủy sản nuôi trồng trên thế giới Tiếp theo sau Trung Quốc là Indonesia chỉ chiếm 6,05% về sản lượng và 4,36% về giá trị Ấn độ là nước được xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng đạt 4.9 triệu tấn với giá trị 6,2 tỷ USD chiếm 3,21% về sản lượng và 4,21% về giá trị thủy sản nuôi trồng trên thế giới.Việt Nam đã chiếm vị trí thứ tư bảng xếp hạng 15 quốc gia đứng đầu thế giới năm
2015 với sản lượng đạt 3.4 triệu tấn và giá trị đạt 5,8 tỷ USD tương ứng chiếm 2,68% và 2,82% thủy sản nuôi trồng trên thế giới
Trang 40Bảng 3.3: Cơ cấu sản lượng và giá trị cá bớp nuôi trên thế giới giai đoạn
1950 - 2000
(Nguồn: FAO,2009)
Theo FIGIS (2006), năm 2000 nghề nuôi cá bớp trên thế giới đã tăng trưởng gấp 15 lần so với năm 1990 Đại đa số cá bớp được sản xuất trên toàn thế giới được tiêu thụ trong nước, chỉ với số lượng nhỏ được xuất khẩu, chủ yếu là Trung quốc và Đài Loan (Monterey Bay Aquarium, Corey Peet Aquaculture Research Analyst, 2006) Nhìn chung, nghề nuôi cá bớp ở một số nước trên thế giới đã phát triển hơn trong những năm gần đây, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật thu được hiệu quả kinh tế rất cao Tuy nhiên, cơ cấu sản lượng cá bớp nuôi trong tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng trên thế giới vẫn còn rất thấp mặc dù trữ lượng và tiềm năng khai thác và nuôi cá bớp trên thế giới còn rất dồi dào
Nhìn chung, nghề nuôi cá bớp ở một số nước trên thế giới đã phát triển hơn trong những năm gần đây, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật thu được hiệu quả kinh tế rất cao Tuy nhiên, cơ cấu sản lượng cá bớp nuôi trong tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng trên thế giới vẫn còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 0,06% mặc dù trữ lượng và tiềm năng khai thác và nuôi cá bớp trên thế giới còn rất dồi dào