1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại hiệp hòa, bắc giang

70 152 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Anh Vũ Tên luận văn: Sử dụng đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại Hiệp Hòa,Bắc Giang Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứuđược trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấybất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Vũ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồngnghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơnsâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian

và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Dinh dưỡng và thức ăn, Khoa Chăn Nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tậntình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Nghiệp thôn Đồng Tâm – xã ThườngThắng – huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Vũ

Trang 4

vi Danh mục hình và biểu đồ

viii Thesisabstract x Phần

1 Mở đầu 11.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 32.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn 3

2.2 Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 62.2.1 Phương pháp sinh học 62.2.2 Phương pháp vật lý .11

2.2.3 Xử lý bằng phương pháp hoá học 122.3 Các nghiên cứu về xử lý chất thải trong và ngoài nước 13

2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 132.3.2 Nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi trong nước 142.4 Giới thiệu phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (đệm lót lên men vi

sinh vật) 162.4.1 Nguyên ký cơ bản của kỹ thuật chăn nuôi sử dụng đệm lót vi sinh vật 18

2.4.2 Cơ chế hoạt động của đệm lót lên men trong xử lý chất thải 18

Trang 5

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 203.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 20

3.1.1 Đối tượng .20

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 203.2 Nội dung nghiên cứu 20

Trang 6

3.2.1 Đánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật của đệm lót lên men 20

3.2.2 Đánh giá một số chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi 20

3.2.3 Đánh giá hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt trên đệm lót lên men 20

3.3 Phương pháp nghiên cứu 20

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu 20

3.3.2 Bố trí thí nghiệm 20

3.3.3 Phương pháp làm đệm lót lên men 21

3.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 21

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 24

Phần 4 Kết quảvà thảo luận 25

4.1 Xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật của đệm lót lên men 25

4.1.1 Chất lượng đệm lót lên men trước thí nghiệm 25

4.1.2 Đánh giá chất lượng đệm lót trong thời gian thí nghiệm 27

4.2 Đánh giá sự tác động của đệm lót đối với một số chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi 31

4.2.1 Kết quả xác định nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi 31

4.2.2 Sự tiêu hủy phân trong đệm lót 34

4.3 Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn nuôi trên lớp đệm lót lên men 36

4.3.1 Đánh giá khả năng tăng trưởng của lợn được nuôi trên đệm lót lên men

36 4.3.2 Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn của đàn lợn thí nghiệm 37

4.3.3 Kết quả xác định tần số hô hấp 38

4.3.4 Kết quả theo dõi tình hình dịch bệnh của lợn thí nghiệm 41

4.3.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đệm lót trong chăn nuôi lợn thịt 43

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Kiến nghị 46

Tài liệu tham khảo 47

Phụ lục 53

Trang 7

COD Nhu cầu oxy hóa học

CTVSCP Chỉ tiêu vệ sinh cho phép

ĐC Đối chứng

LY Giống lợn Landrace lai Yorkshire

PD Giống lợn lai PiDu

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21

Bảng 4.1 Sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và số lượng VKHKTS ở giai đoạn làm và hoàn thiện đệm lót (n=3) 26

Bảng 4.2 Biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và số lượng vi sinh vật của đệm lót lên men trong thời gian thí nghiệm 28

Bảng 4.3 Kết quả theo dõi nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi 31

Bảng 4.4 Khả năng tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 36

Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm 37

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của đệm lót lên men đến thân nhiệt và tần số hô hấp của lợn thí nghiệm 39

Bảng 4.7 Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh của lợn thí nghiệm 41

Bảng 4.8 Ước tính sơ bộ hiệu quả chăn nuôi 43

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 4.1 Đệm lót lên men vi sinh vật của lô TN 30

Biều đồ 4.1 Nồng độ H2S trong chuồng nuôi của lợn thí nghiệm 32

Biểu đồ 4.2 Nồng độ khí NH3 qua các tháng nuôi 33

Hình 4.2 Sự phân hủy của phân trong đệm lót 35

Hình 4.3 Lợn nuôi trên nền đệm lót luôn sạch và đảm bảo vệ sinh hơn lợn nuôi trên nền xi măng ở lô ĐC 42

Hình 4.4 Mức độ tiêu chảy của lợn lô TN và lô ĐC 43

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Anh Vũ

Tên luận văn: Sử dụng đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại Hiệp Hòa,Bắc Giang

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật của đệm lót lên men

Nội dung 2: Đánh giá một số chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi

Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt trên đệm lót lên men

Nguyên vật liệu

- Chế phẩm sinh học BALASA N01 được cung cấp bởi Cơ sở sản xuất Minh Tuấn,Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

- Trấu và mùn cưa dùng làm đệm lót với tỷ lệ 1:1

Phương pháp nghiên cứu

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh: lô thí nghiệm (TN) và lô đốichứng (ĐC), mỗi lô có 8 con lợn ngoại lai (PiDu x LY) nuôi trên diện tích chuồng nuôi

Khối lượng bắt đầu của lợn con trung bình từ 6.55-6.80kg, thời gian nuôi trong 90 ngày,mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần

Nhiệt độ và độ ẩm không khí chuồng nuôi được xác định hàng ngày ở cách bề mặtđệm lót khoảng 50 cm, sử dụng máy đo đa thông số LM – 8010 (Đài Loan) Nhiệt độ của

Rikagaku Kitagawa, Nhật (KITAGAMA - Gas detector tube system)DT 105SD giải đo từ

các khí được xác định ở cách bề mặt đệm lót khoảng 50cm (hoặc ngang đầu lợn)

Trang 11

Số lượng vi sinh vật tổng số của lớp đệm lót được đếm bằng phương pháp phaloãng nồng độ Các chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt gồm:Khối lượng tăng bình quân hàng ngày (gr/ngày), tiêu tốn thức ăn cho một (kg) tăng khốilượng cơ thể, tỷ lệ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, Tần số hô hấp (lần/phút);

Tỷ lệ mắc bệnh (%), Tỷ lệ chết (%)

Phân tích thống kê: Phân tích phương sai được thực hiện trên môi trường nhiệt và

dữ liệu hiệu suất Phương pháp điều trị được so sánh sử dụng thử nghiệm Tukey ở mức ýnghĩa 5% với Minitab 14

Kết quả và kết luận

- Đánh giá bước đầu cho thấy đệm lót sinh học có tác dụng giảm ô nhiễm môitrường chăn nuôi rõ rệt

- Tăng khả năng tăng trưởng của lợn 5,06% so với lô ĐC;

- Làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong khoảng 4,1%;

- Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa 12,5% so với lô ĐC Giảm tỷ lệ mắcbệnh đường hô hấp 16,67%;

- Hiệu quả chăn nuôi sơ bộ ước tính cao hơn so với lô ĐC là 48.503 đồng/con

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Anh Vu

Thesis title: Using microbial fermented bedding in pigproduction at Hiep Hoa, Bac GiangMajor: Animal Science Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

The aim of this study was to evaluate the effect of using microbial fermentedbedding on somemicro-environmental parameters and growth performance of fatteningpigs at Hiep Hoa, Bac Giang

Materials and Methods

Three main subjects:

- Evaluation of some parameters of microbial fermented bedding;

- Evaluation of some micro-environmental parameters of pig houses;

- Evaluation of growth performance of fattening pigs on fermented bedding

Two treatment were compared: Control group (ĐC)using solid concrete floor and

pen with 8 pigs ((PiDu x LY) Average initialbody weight of pigs varied from 6.55-6.80kg.Experiment duration was 90 days Three replicates were conducted

surface and at 20cm of the depth Atmospheric temperature and relative humidity weredetermined 70cm above the floor surface for each pen with Multifunction EnvironmentMeter (LM-8010, Taiwan)

Measurements of ammonia levels (ppm) were taken with commercial kit

spectrophotometric method at 0,50m above floor (animal head heigh)

Total number of microorganisms was calculated using serial dilution method Thecommon performance indicators were used to evaluate the pig performance including

Trang 13

average daily gain (g/day), daily feed intake (kg), and feed to gain ratio or feed conversion(FCR), morbidity (%), mortality (%), rectal temperature (oC) and respiratory rate(breath/minute)

Statistical Analysis: Analysis of variance was performed on the thermalenvironment and performance data Means of the treatments were compared using Tukey’stest at 5% significance level with Minitab 14

Main results and conclusions

Using fermented bedding was decreased significally environmental pollution in pigproduction:

group;

experimental group from 2.15 to 2.47 times to compare with control group;

- Growth rate of pig in the experimental group was increased 5.06% to comparewith control group The efficiency of feed utilization for gain or feed conversion ratio isalso reduce 4,1% to compare with control group;

- The morbidity of digestive diseases as well as respiratory diseases in TN groupwas 12.5% and 16.67% lower than that in ĐC grouprespectively;

- Estimated gross margin per fattened pig in TN group was higher than that incontrol group 48,503 VND

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển mạnh

mẽ về số lượng đầu con cũng như sản lượng thịt Theo báo cáo thống kê năm

2015, tổng đàn lợn của cả nước đạt 27,7 triệu convới tổng sản lượng thịtlợn hơixuất chuồng đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2014 (Tổng cục thống kê,2015) Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó thì vấn đề chất thải trong chănnuôi cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc xử lý môi trường chănnuôi Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8,5 triệu

hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung Tuynhiên, mới chỉ có 8,7% số hộ chăn nuôi ứng dụng công trình khí sinh học - hầmbiogas trong xử lý chất thải chăn nuôi Tỷ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chănnuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ 0,6% số hộ chă nuôi có cam kết bảo

vệ môi trường Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằngbất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài Với tổng đàn 300triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môitrường lên tới 84,45 triệu tấn Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ lợn với 24,96triệu tấn Vì vậy, vấn đề ô nhiễm do chất thải chăn nuôi đã, đang và sẽ trở thànhvấn đề bức xúc trong chăn nuôi nói chung cũng như chăn nuôi lợn nói riêng

Một số biện pháp xử ký ô nhiễm đang sử dụng hiện nay như: thu gom chấtthải, sử dụng bể bioga, ủ phân, làm thức ăn cho cá… đã giải quyết được mộtphần chất thải trong chăn nuôi Song đối với các trang trại nuôi lợn với quy môlớn, các hộ nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư việc giải quyết một cách triệt để vấn đề

ô nhiễm môi trường (mùi hôi thối, phân, nước tiểu…) còn gặp nhiều hạn chế.Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức như chăn nuôi hữu cơ, chănnuôi an toàn sinh học và gần đây là công nghệ chăn nuôi sinh thái không chấtthải; dựa trên nền tảng lên men vi sinh đệm lót nền chuồng Với công nghệ nàytoàn bộ phân và nước tiểu được vi sinh vật phân giải không còn mùi hôi thối;không phải rửa chuồng và tắm cho gia súc nên không gây ô nhiễm nguồn nước

và môi trường xung quanh, ngăn chặn được dịch bệnh Cũng nhờ những lợi thế

về mặt vệ sinh và môi trường trên mà sản phẩm chăn nuôi có độ vệ sinh an toànthực phẩm rất cao Hơn nữa, chất lượng sản phẩm tốt nhờ đảm bảo được các điềukiện tốt nhất về Quyền động vật (animal welfare), con vật được vận động nhiều,không bị stress hay bệnh tật, lại tiêu hóa và hấp thu tốt

Trang 16

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔILỢN

Trên thế giới hiện nay xu thế chăn nuôi nói chung theo con đường thâmcanh công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên, sự phát triển nhanhchóng này đã nảy sinh ra một vấn đề, đó là sự ô nhiễm môi trường, sự lây landịch bệnh có chiều hướng tăng cao Ô nhiễm từ chuồng nuôi động vật là mộttrong những thách thức lớn của chăn nuôi công nghiệp, hoạt động chăn nuôi lànguồn gốc của rất nhiều chất gây ô nhiễm cho không khí như H2S, CH4, NH3,bụi, mùi và các vi sinh vật

Theo Cục chăn nuôi (2007), trong 5 năm từ 2001 - 2006 chăn nuôi trangtrại ở nước ta đã tăng từ 1.761 lên 17.721 trang trại, bình quân tăng 58,7%/năm.Việc tăng số lượng cũng như quy mô đàn gia súc, gia cầm đồng nghĩa với việctăng lượng chất thải chăn nuôi thải ra môi trường

Chỉ tính riêng năm 2007, lượng chất thải từ chăn nuôi khoảng 61 triệu tấn,nhưng chỉ 40% trong số này được xử lý, còn lại xả trực tiếp ra môi trường.Lượng chất thải không được xử lý và tái sử dụng lại chính là nguồn cung cấpphần lớn các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là CO2, N2O) làm trái đấtnóng lên, ngoài ra còn làm rối loạn độ phì đất, nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất,gây phì dưỡng và ô nhiễm nước Chưa kể nguồn khí thải CO2 phát tán do hơi thởcủa vật nuôi

Theo Trịnh Quang Tuyên và cs (2010), khi điều tra thực trang ô nhiễmmôi trường trong các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại Hà Nội, Thái Bình,Ninh Bình đã báo cáo rằng, Trang trại chăn nuôi lợn tập trung có quy mô từ 30đến dưới 100 lợn nái nuôi khép kín chiếm số lượng lớn Khoảng cách các trangtrại đế cộng đồng dân cư chủ yếu từ 10 đến 100 mét Các trang trại chăn nuôi lợn

có khoảng cách đến cộng đồng dân cư trên 100 mét thì không ảnh hưởng tiếng ồncho cộng đồng dân cư Với khoảng cách này mùi hôi vẫn ảnh hưởng tới cộngđồng dân cư, quy mô chăn nuôi càng lớn thì tỷ lệ các trang trại gây ảnh hưởngmùi hôi càng nhiều Các trang trại chăn nuôi lợn đều chưa có biện pháp xử lýphân sau khi thu gom Nhà chứa phân chỉ tập trung nhiều ở trang trại quy mô trên

200 lợn nái Phân lợn chủ yếu dùng trồng trọt và bán, nhưng đều sử dụng ở dạngtươi gây ô nhiễm môi trường Xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi lợn chủyếu bằng bề biogas Ao chứa nước thải tập chung ở những trang trại có quy mô

Trang 17

trên 100 lợn nái và không có biện pháp xử lý Nước thải trong chăn nuôi lợn tậptrung khi chảy ra môi trường tại các trang trại điều tra đều không đảm bảo các chỉtiêu cho phép theo TCVN 5945-2005 loại B

Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trênđịa bàn tỉnh Hưng Yên, Cao Trường Sơn và cs (2011), cho thấy nguồn chất thảiphát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn là khoảng 30 tấn chất thải rắn và 600 m3nước thải/ngày Hiện tại các trang trại nuôi lợn của Văn Giang áp dụng khá nhiềucác biện pháp xử lý chất thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện phápnhư: Biogas với 47,62%; bón cho cây là 38,10%; sử dụng làm thức ăn cho cá với52,38%; thu gom phân để bán 28,57%, ủ compose là 9,52% Tuy nhiên tỷ lệ chấtthải không xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức cao với28,57% Chất lượng môi trường nước mặt của các trang trại lợn là khá xấu.Trong đó, mức độ ô nhiễm nước ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và ACnhẹ hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở các ao, hồ, kênh, mương xung quanh hai

hệ thống VC và C Nước ngầm hầu hết các trang trại lợn đều bị nhiễm bẩn nitơ

vô cơ, trong đó nồng độ NH4+ đã vượt quá ngưỡng cho phép củaQCVN09/BTNMT và QCVN01/BYT Mùi và tiếng ồn phát sinh từ các trang trạinuôi lợn chỉ tác động trong phạm vi 100 m quanh trang trại nên chỉ các trang trạinằm trong khu dân cư mới ảnh hưởng tới đời sống của người dân

Như vậy, quy mô chăn nuôi càng lớn thì lượng chất thải bao gồm chất thảirắn (phân lợn) và chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng) càng nhiều và nguy

cơ gây ô nhiễm môi trường cũng tăng nếu không có các biện pháp xử lý chất thảiphù hợp

Trong khi các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã bắt đầu chú ý đến vấn đềbảo vệ môi trường (có các biện pháp quản lý chất thải) thì các hộ chăn nuôi nhỏ

lẻ vấn đề ô nhiễm do chất thải chăn nuôi càng trở lên nghiêm trọng hơn Theothống kê sơ bộ của Cục chăn nuôi thì cứ 5 hộ dân sống ở nông thôn thì có 3 hộchăn nuôi lợn, đạt gần 60% trong tổng số hộ dân sống ở nông thôn Tuy nhiên,bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội thì việc phát triển chănnuôi lợn một cách nhanh chóng ở các vùng nông thôn cũng đã để lại những tácđộng tiêu cực về mặt môi trường

Mặt khác, chăn nuôi lợn nông hộ thường phát triển một cách tự phát,thiếu những quy hoạch cụ thể về chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải, phânthải, cộng với trình độ kỹ thuật hạn chế và ý thức bảo vệ môi trường của người

Trang 18

dân chưa cao Theo Hồ Thị Lam Trà và cs (2008), khoảng 80% lượng chất thảichưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây ônhiễm mặt nước Việc nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng rất xấuđến tình hình vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân Các thủy vực bị ônhiễm cũng là nơi để các mầm bệnh phát sinh và làm gia tăng nguy cơ ô nhiễmnguồn nước ngầm

Nghiên cứu ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tại hộ gia đình trên địa bàn xãLai Vu tới chất lượng nước mặt của Hồ Thị Lam Trà và cs (2008), cho thấy:Hoạt động chăn nuôi lợn tại gia đình không ngừng tăng lên trong những năm vừaqua, mật độ chăn nuôi cao và số lượng lợn nuôi lớn đã làm phát sinh một lượngphân thải, nước rửa chuồng trại khổng lồ gây tác động xấu tới môi trường nướcmặt trên địa bàn xã Nước mặt của xã Lai Vu đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu

cơ và chất lượng nước không đảm bảo cho việcbảo vệ đời sống của các loài sinh

Nguyên nhân chính là do lượng phân thải và nước thải từ hoạt động chănnuôi tăng lên theo số lượng lợn nuôi hàng năm trên địa bàn xã.Chất thải chănnuôi là một trong những nguồn chủ yếu làm tăng lượng khígây hiệu ứng nhàkính Trong quá trình dự trữ, xử lý và tái sử dụng phân chuồng một lượng lớn cáckhí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O sẽ được phát tán vào khí quyển.Trong chăn nuôi lợn, N2O (nitrous oxide) và CO2 là hai chất khí thải có khả nănggây hiệu ứng nhà kính là chủ yếu.Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thảibằng bể biogas của một sốtrang trại chăn nuôi lợn vùng đồng bằng sông Hồng,

Vũ Đình Tôn và cs (2008), tiến hành tại 12 trang trại chăn nuôi lợn của ba tỉnhHải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh Kết quả cho thấy, Trung bình mỗi một trangtrại có lượng chất thải rắn và chất thải lỏng được thải ra hàng ngày tương đối lớn(50 - 260 kg chất thải rắn; 3 - 20 m3 nước thải) Việc sử dụng hệ thống biogas để

xử lý chất thải đã giảm thiểu đáng kể nồng độ BOD5 và COD trong nước thải:BOD5 trong nước thải ở chuồng lợn nái giảm 75,0 - 80,8 %, chuồng lợn thịtgiảm 75,89 - 80,36 %; COD ở chuồng lợn nái giảm 66,85 %, ở chuồng lợn thịt

Trang 19

giảm 64,94 - 69,73% Tuy nhiên, nồng độ COD sau khi xử lý qua hầm biogasvẫn còn cao hơn chỉ tiêu vệ sinh cho phép (CTVSCP) Nồng độ sulfua hoà tangiảm được đáng kể, song vẫn còn cao hơn CTVSCP từ 3,63 - 7,25 lần Nitơ tổng

số giảm 10,1 - 27,46 % Nồng độ Cl- thay đổi không đáng kể khi qua hầmbiogas Nồng độ Cu2+ và Zn2+ trong nước thải sau khi đã qua hầm biogas đềunằm trong giới hạn cho phép

Với những thực trạng trên, khiến vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi trởnên cấp bách hơn bao giờ hết Nó sẽ trở thành vấn nạn của ngành chăn nuôi trongthời gian tới, từ đó đặt ra vấn đề phải có biện pháp, phương thức giải quyết nóchất thải trong chăn nuôi triệt để, hạn chế tối đa ảnh hưởng của chất thải chănnuôi đến môi trường và sức khỏe con người

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN

NUÔI

Có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi như:

- Sử dụng phương pháp vật lý để tách chất thải rắn - lỏng

- Sử dụng phương pháp lọc sinh học để giảm mùi và khí

- Xử lý bằng phương pháp sinh học: lên men yếm khí hoặc hiếu khí Các công nghệ này có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để cảithiện hiệu quả xử lý cũng như hiệu quả kinh tế của quá trình xử lý Các giải pháp

xử lý chất thải chăn nuôi có thể được phân thành các nhóm như sau:

2.2.1 Phương pháp sinh học

a Các phương pháp ủ phân truyền thống

Ở Việt Nam, xử lý phân bằng phương pháp ủ truyền thống cũng đã được ápdụng từ rất lâu đời ở những vùng chuyên canh như vùng đồng bằng Bắc Bộ.Nguyên tắc của phương pháp ủ phân truyền thống là dựa trên sự hoạt động củacác loại vi sinh vật trong điều kiện yếm khí hoặc xen kẽ giữa điều kiện hiếukhí và yếm khí

Hiện tại ở Việt Nam có 3 phương pháp ủ phân bao gồm: Phương pháp ủnóng; phương pháp ủ nguội và phương pháp ủ nóng trước nguội sau:

+ P h ư ơngphápủnó n g : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếpthành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén Sau đó,tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 - 70% Có thể trộn thêm 1%với bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn Trộn

Trang 20

thêm 1 - 2% supe lân để giữ đạm Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân.Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 - 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 600C Các loài visinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh Các loài vi sinh vật hiếukhí chiếm ưu thế Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trongđống phân tăng nhanh và đạt mức cao Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật hiếukhí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại,loại trừ các mầm mống sâu bệnh Thời gian ủ tương đối ngắn Chỉ 30 - 40 ngày là

ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là

để mất nhiều đạm

+ P h ư ơng p háp ủ ngu ộ i: Với phân nhiều chất xơ nên dùng phương pháp ủnguội: Rải một lớp phân 10 - 15cm rắc một lớp lân và vôi bột, vun thành đốngvới độ cao từ 0,5 - 0,6m, rộng 0,8 - 1,0m, dài tùy ý sau đó nén chặt đống phân rồitrát một lớp bùn dày 1 - 2cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh Do bị nén chặt cho nên bêntrong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đốngphân tăng Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân khôngtăng cao và chỉ ở mức 30 - 350C Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôncacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amoniac, nên lượng đạm bị mất giảm đinhiều Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 - 6 tháng phân ủmới dùng được Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng

+ Ph ư ơ ng p h á p ủ n óng tr ư ớ c nguội s a u: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớpkhông nén chặt ngay Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 - 6ngày Khi nhiệt độ đạt 50 - 600C tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sangtrạng thái yếm khí Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nénchặt Để 5 - 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động Khi đạt đến nhiệt độ 50 - 600C lạinén chặt Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ xungquanh đống phân Quá trình chuyểnhoá trong đống phân diễn ra như sau: Ủ nóngcho phân bắt đầu hoại, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân

để giữ cho đạm không bị mất

Để thúc đẩy cho phân chóng hoại ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một

số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men đượccho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt Ủ phân theo cách này có thể rútngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ

Trang 21

nóng Tùy theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủphân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chấtlượng phân.

Theo dõi khả năng chuyển hóa của sản phẩm sau khi ủ của ba phươngpháp này cho thấy rằng các dạng chất độn khác nhau có ảnh hưởng đến khả năngphân giải chất hữu cơ và hàm lượng đạm bị mất Cùng một phương pháp ủ nóngnếu chất độn là rơm rạ tỷ lệ chất hữu cơ bị mất sau ủ là 32,6% và tỷ lệ đạm mấtkhoảng 31,4% Nếu chất độn bằng than bùn thì tỷ lệ hữu cơ mất 40,0% và tỷ lệđạm mất chỉ có 25,2% So sánh giữa ba phương pháp ủ (ủ nóng, ủ nguội và ủnóng trước nguội sau) cho thấy ủ nóng thường dẫn đến tỷ lệ đạm bị bay hơi vàchất hữu cơ bị mất sau khi ủ cao hơn so với hai phương pháp còn lại Phươngpháp ủ nguội được coi là tương đối hiệu quả trong việc hạn chế tỷ lệ chất hữu cơ

bị mất và hiện tượng đạm bay hơi do bề mặt của khối ủ đã được phủ kín bằng lớpbùn dày từ 1 - 2cm

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản dễ làm, có thể áp dụng đượcmọi nơi, trong gia đình hoặc ngay trên đồng ruộng Sản phẩm sau ủ là dạng phân

đã hoại mục, cây trồng dễ hấp thu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho conngười và hạn chế được sự lây lan của một số bệnh hại nguy hiểm qua tàn dư thựcvật

Nhược điểm của phương pháp ủ phân truyền thống là thời gian ủ tươngđối dài từ 4 - 6 tháng Trong quá trình ủ nếu không bảo quản kỹ thì tỷ lệ mất đạmcao do quá trình chuyển hóa từ NH4+ sang NH3

b Xử lý phân lợn bằng chế phẩm vi sinh

Ở nước ta việc xử lý chất thải chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương pháp truyềnthống rất đơn giản: Chất thải rắn thành thức ăn nuôi cá hoặc ủ phân bón ruộng,còn chất thải lỏng được dùng để tưới cây Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi ngày một

mở rộng, chất thải chăn nuôi ngày một nhiều nên phương pháp xử lý truyềnthống không còn thích hợp đã gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến môitrường sống của nhiều vùng nông thôn

Xử lý phân theo phương pháp truyền thống chỉ áp dụng cho quy mô chănnuôi nhỏ ở quy mô hộ gia đình, không thể áp dụng tại các cơ sở chăn nuôi tậptrung vì không có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân công Phương pháp ủ nhanh

có sự trợ giúp của vi sinh vật khởi động là hướng đi đáp ứng được yêu cầu củasản xuất với quy mô trang trại chăn nuôi tập trung

Trang 22

Hiện nay ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải chăn nuôi đãđược áp dụng ở Việt Nam Hầu hết các vi sinh vật sử dụng để xử lý phế thải chănnuôi là các chủng VSV đa chức năng có tác dụng phân giải cellulose, protein,phân giải lân, khử mùi hôi thối vv giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môitrường, ngoài ra sản phẩm sau ủ còn sử dụng như loại phân hữu cơ bón cho câytrồng Phân hữu cơ sản xuất theo phương pháp này không chỉ bảo đảm độ an toàn

về vệ sinh thực phẩm mà còn là một sản phẩm hàng hóa có giá trị đáp ứng yêucầu quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững

Lê Tấn Hưng và cs (2003) đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng chế phẩmBIO-F để xử lý nguồn phân chuồng, biến thứ chất thải này thành phân bón hữu

cơ vi sinh Chế phẩm BIO-F là loại chế phẩm vi sinh có chứa các vi sinh vật donhóm phân lập và tuyển chọn bao gồm: xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm mốcTrichoderma sp và vi khuẩn Bacillussp Những vi sinh vật trên có tác dụng phânhuỷ nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gây mất mùi hôi Phân lợn saukhi được thải ra sẽ thu gom (độ ẩm thích hợp của phân lợn là 50 - 60%), sau đó ủvới chế phẩm BIO-F Sau ba ngày, các vi sinh vật hữu ích nói trên bắt đầu pháttriển mạnh, phân giải và làm mất mùi phân Nhiệt độ trong khối ủ cũng tăng lêntới 60 - 700C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân Sau 7 -

10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm hại cây trồng

NH4 nhưng khí này ít bị bốc hơi vào không khí do hệ thống xử lý được bịt kín

Có khoảng 70% nitơ tổng số ở dạng NH4 trong nước thải sau biogas

Xử lý kỵ khí có thể sử dụng trước hoặc sau khi phân tách chất thải rắn lỏng Ở châu Âu, các bể kỵ khí thường sử dụng nguyên liệu là chất thải rắn sauphân tách Các chất này có hàm lượng carbon cao do đó đem lại hiệu quả kinh tếcao hơn trong sản sinh khí metan

Trang 23

sở chăn nuôi lợn Ở các nước phát triển, bể kỵ khí được sử dụng để cải thiện chấtlượng phân và để giảm mùi Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn của các nước đangphát triển, nơi nguồn năng lượng khan hiếm và chi phí cho năng lượng cao, bể xử

lý kỵ khí là nguồn bổ sung năng lượng điện và nhiệt cho trang trại

lý được các nguồn nước thải đầu vào có mức độ ô nhiễm hữu cơ không cao lắm,

có BOD dưới 500 mg/l Vì vậy nếu đưa nước sau biogas vào hồ sinh học thìtrong nhiều trường hợp hồ này phải có diện tích rất lớn và nước phải được lưuthông liên tục thì mới tránh được bị phù dưỡng Điều kiện này không phải ở chỗnào cũng thực hiện được

Thực vật nổi thu nhận các chất dinh dưỡng và các nguyên tố cần thiết qua

bộ rễ Loại này bao gồm các loại bèo như: Eichornia crasipes, valvina,Sprodella, Lamavà Postia stratiotes, các loại này phát triển sinh khối rất nhanh

Trang 24

trong môi trường nước thải Bộ rễ của bèo còn là nơi cư trú của vi khuẩn hấp thụ

và phân huỷ chất hữu cơ Trong các hồ nuôi trồng thực vật bậc cao hiệu quả khửBOD có thể đạt tới 95%, khử nitơ amoni và phốt pho đến 97% Ở Việt Nam các

hồ, ao thuỷ sinh thường sử dụng các thực vật nổi như bèo lục bình Tuy nhiên các

hồ thuỷ sinh ít được vận hành đúng cách như để bèo phát triển kín hết cả mặt hồkhông có mặt thoáng để trao đổi không khí, không tạo được dòng chảy liên tụcnên hiệu quả xử lý không đạt hiệu quả cao

Hiện nay một số cơ sở chăn nuôi có diện tích rộng còn xây dựng hệ thống

xử lý nước thải bằng các mương thuỷ sinh dùng bèo hoa tấm hoặc bèo hoa dâu đểtận dụng được nguồn sinh khối của bèo làm thức ăn cho cá hoặc cho gia cầm.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lợi dụng sinh khối của bèo tấm hoặc bèo hoadâu làm thức ăn chăn nuôi vẫn bảo đảm nguồn dinh dưỡng cao lại giảm đượclượng thức ăn tinh cần thiết đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi Sử dụng cỏVetivernhập ngoại để chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường trong đó có thửnghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn Cỏ Vetiver tỏ ra thích hợp cho những hồthuỷ sinh dạng đất ngập nước, sống tốt cả 4 mùa và có năng suất xử lý dưỡngchất N và P cao

2.2.2 Phương pháp vật lý

Chất thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp của nước, chất khoáng và các chất hữu

cơ Một số chất khoáng có thể hòa tan trong nước còn các chất khác có xu hướnglắng đọng hoặc nổi trên bề mặt Sử dụng phương pháp vật lý để phân tách chấtrắn và lỏng là khâu đầu tiên trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi Phân táchchất thải rắn và lỏng giúp làm giảm đáng kể hàm lượng nước trong chất thải,giảm diện tích hồ để chứa phân và tăng giá trị dinh dưỡng trong phân rắn Phầnchất rắn có thể tiếp tục xử lý để tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng hoặcdùng để sản sinh năng lượng Phần lớn hàm lượng phốt pho trong chất thải ởdạng phân tử rắn nên sau khi phân tách, phần chất lỏng có thể đem tưới cho câytrồng mà không gây ô nhiễm phốt pho Tuy nhiên phần chất rắn có chứa nhiềuphốt pho nên cần phải xử lý trước khi đem sử dụng

Các phương pháp vật lý để phân tách chất thải rắn và lỏng bao gồm:

* Ph ư ơng ph á p l ắ ng cặ n: Lợi dụng sự khác nhau về tỷ trọng để tách chấtrắn khỏi chất lỏng Phân lợn được đưa vào vào một bể tĩnh cho phép chất rắnlắng xuống dưới đáy Thời gian lưu biến động tùy theo đặc tính của từng loạichất thải chăn nuôi, có khi cần đến 100 phút để chất rắn tách khỏi phần nước thải

Trang 25

* P h ư ơng pháp sử dụ n g m á y t á ch chất rắ n: Các thiết bị thường được dùng

để tách chất rắn ra khỏi hỗn hợp chất thải chăn nuôi Có hai loại thiết bị được chếtạo theo hai nguyên lý khác nhau là máy ép trục vít và máy ly tâm Thôngthường, máy ly tâm tách nước tốt hơn máy ép trục vít nhưng vận hành và bảodưỡng phức tạp hơn, chi phí cho vận hành cao do tiêu tốn nhiều năng lượng nên

ít được ứng dụng trong thực tế

* P h ư ơng pháp lọc: Thiết bị lọc có thể là màng lọc hay chất đệm lọc thôngthường như rơm Đệm rơm có độ dày 5cm rải trên nền xi măng trong nhà chứachất thải, sau đó nước phân lợn được bơm vào và đổ trên bề mặt đệm rơm Cácphân tử rắn sẽ được giữ lại trên bề mặt đệm rơm, chất lỏng sau khi lọc được đưavào bể chứa Sau 4 tuần vận hành, khi khả năng lọc của đệm rơm đã giảm do tíchlũy nhiều chất thải rắn trên bề mặt, đệm rơm và chất thải rắn được đem xử lý nhưđối với chất thải rắn Melse và Verdoes (2005) đã đánh giá các hệ thống xử lýchất thải lỏng tại trang trại chăn nuôi lợn ở Hà Lan trong đó hệ thống sử dụngđệm rơm có chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp nhất Hàm lượng phốt photrong nước phân giảm từ 1,8g/kg xuống còn dưới 0.001g/kg

2.2.3 Xử lý bằng phương pháp hoá học

Một phương pháp khác được dùng để tách chất thải rắn và lỏng chính làphương pháp hoá học Các chất điện ly đơn giản hoặc các chất điện ly polyme cóthể bơm và trộn cùng với hỗn hợp chất thải Các tác giả đã tìm ra rằng hiệu quảtách chất rắn có thể tăng tới 82% nếu như chất điện ly được cho vào hỗn hợp chấtthải trước khi tách cơ học Hầu hết các hoá chất thường được dùng để keo tụ vàkết bông các phân tử rắn trong hỗn hợp chất thải là các chất polyme nhưpolyacrylamide và các muối kim loại như sắt clorua, muối nhôm và vôi Các chấtnày làm tăng đáng kể tính kỵ nước của phân và làm cho các chất rắn liên kết vớinhau tạo ra các phân tử có kích thước lớn hơn và kết lắng nhanh hơn

Khi tăng pH của hỗn hợp phân chuồng lên 12 trong vòng 30 phút sẽ tiêudiệt phần lớn các vi sinh vật sống trong phân Kết quả là sẽ làm giảm thiểu sựphát thải mùi và ngăn ngừa phát tán mầm bệnh Vôi sống (CaO) và vôi tôi

Trang 26

(Ca(OH)2) thường được dùng cho mục đích này Tuy nhiên việc xử lý này làmmất một phần amoni trong phân và cần phải quan tâm tới an toàn laođộng khitiếp xúc với hoá chất

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG VÀ NGOÀINƯỚC

2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước

Chăn nuôi hiện nay là một trong những ngành có vai trò rất lớn trongviệc góp phần làm biến đổi về khí hậu và môi trường Vì vậy, để giảm thiểu cáckhí thải nhà kính và các chất thải thì các nhà nghiên cứu cần phải tìmra các giảipháp mới cho các chuồng trại chăn nuôi để phù hợp với sự biến đổi khí hậu vàđặc biệt làm giảm ô nhiễm môi trường

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các kiểu chuồng đến sự thải amoniac

và hàm lượng amoniac trong chuồng (Bhamidi-marri and Pandey, 1996) Các tácgiả đã báo cáo rằng, kiểu chuồng nuôi lợn đã ảnh hưởng tới nồng độ khí NH3 thải

ra Nồng độ khí NH3 thấp nhất (10ppm) đã đo được ở nhóm lợn nuôi trên lớp độnlót nền rơm lúa mạch dày và được thay hàng tuần so với nhóm nuôi sàn và nuôinền bê tông Blanes-Vidal et al (2008) cho biết, nền chuồng bổ sung rơm lúamạch hoặc thân cây ngô ủ có tác dụng làm giảm sự thải NH3 ra môi trường, tuynhiên sự thải CH4 không bị ảnh hưởng khi bổ sung rơm, than cây ngô ủ hoặc thân

gỗ nghiền nhỏ Sự giảm tốc độ thải khí ammoniac theo các tác giả là do sự hìnhthành một lớp hàng rào che phủ phía trên ngăn cản khí NH3 bốc hơi Việc bổsung chất độn lót cũng làm giảm pH của phân từ đó làm giảm sự thải NH3

Chăn nuôi quy mô công nghiệp hiện nay đang đặt ra một vấn đề về khíacạnh ”Quyền lợi của động vật” Nhiều nghiên cứu cho rằng, những xung đột ”xãhội” trong chuồng lợn do chuồng nuôi quá chật chội hay do ghép đàn hoặc dothiếu các chất độn lót nền là những nhược điểm của phương thức nuôi côngnghiệp Điều này được phản ánh qua tỷ lệ gia súc mắc các bệnh tổn thương về

da, cắn đuôi, stress cao và năng suất chăn nuôi thấp (Beattie et al., 2000) Vì vậy,kiểu chuồng nuôi với lớp độn lót nền dày đã trở nên phổ biến ở nhiều nước từnhư là phương thức chăn nuôi tiết kiệm chi phí so với các phương thức truyềnthống với nền cứng (bê tông, sắt hoặc nhựa) Việc sử dụng mùn cưa và cácnguyên liệu khác như rơm lúa mạch, lõi ngô, gỗ nghiền để hấp thụ phân, nướctiểu, giảm mùi tương và đặc biệt là cung cấp cho vật nuôi một môi trường sốngthoải mái, gần với tự nhiên hơn đã được nhiều trang trại áp dụng ở nhiều nước

Trang 27

như Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản, Newzealand, Hà Lan (Hong et al., 1997;Corrêa et al., 2000) Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, với mô hình chăn nuôinày, lượng phân trong chuồng giảm rõ rệt do bị phân hủy nhanh, đồng thời tăng

sự tích tụ một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, phospho,potassium và sinh khối vi sinh vật (Cheung et al., 1983)

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, lợn sử dụng 80% thờigian của chúng để nằm (Ekkel et al., 2003) Việc sử dụng các chất độn lót nềnchuồng có liên quan đặc biệt tới sự thoải mái và tập tính tự nhiên của con lợn Cácchất độn lót như rơm, mùn cưa có ảnh hưởng rõ rệt đến sự giảm tình trạng stresscủa lợn khi so sánh với phương pháp nuôi nền bê tông (Beattie et al., 1995).2.3.2 Nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi trong nước

Đã có rất nhiều các nghiên cứu cũng như đề xuất các giải pháp nhằmgiảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra Các nghiên cứu trong nướcchủ yếu tập trung vào các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi Có thể kể đến như:

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp cơ học nhằm mục đích táchcác chất không hòa tan và các chất dạng keo ra khỏi nước Xử lý bằng phươngpháp cơ học chỉ là bước đầu chuẩn bị cho xử lý sinh học Trong phương pháp nàythường trải qua các giai đoạn sau:

- Bể lắng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọnglượng riêng của nước

- Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng có kích thước nhỏ

Phương pháp cơ học có thể loại bỏ 60% các tạp chất không hòa tan cótrong nước thải và giảm BOD đến 20% Đây là giai đoạn xử lý sơ bộ trongcông đoạn xử lý hoàn chỉnh

Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp lý, hóa như: sửdụng các chất có khả năng oxi hóa kỵ khí để khử ammonium trong nước thảichăn nuôi (anammox system) (Phạm Khắc Liệu và cs., 2005; Lê Công NhấtPhương và cs., 2007; 2011)

Nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học: là quátrình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa trong nước thải bằng hệ sinh vật vớinhiều chủng loại Hiện nay các chất thải rắn trong chăn nuôi ở Việt Nam, được

xử lý chủ yếu là ủ nóng và hầm biogas Trong khi đó, các chất thải lỏng 30%được xử lý qua hầm biogas, 30% được xử lý qua hồ sinh học và 40% sử dụngtrực tiếp để tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nướcchung của cộng đồng (Đào Lệ Hằng, 2009) Thực tế cho thấy, số lượng đầu vật

Trang 28

nuôi tăng đã làm tăng khối lượng chất thải chăn nuôi, đây là nguồn nguyên liệutiềm năng cho xử lý và sản xuất khí biogas Hiện nay có khoảng 30.000 côngtrình biogas du nhập vào nước ta có cải tiến công nghệ Biogas trên thế giới(Nguyễn Quang Khải, 2002) Lượng khí biogas sinh ra được dùng để phục vụnhu cầu của chính trang trại như đun, chạy máy phát điện, sưởi ấm cho lợn vàthắp sáng Lượng chất thải rắn sau khi xử lý bằng phương pháp ủ, 100% đượcdùng để bón cây Trong khi đó phần lớn chất thải rắn không được xử lýchiếm tới79,69% Lượng chất thải rắn không được xử lý phần lớn được đưa xuống ao nuôi

cá chiếm tới 56,14%, dùng để bán chiếm 35,66% và tỉ lệ thấp nhất dành cho bóncây chiếm 8,2% (Vũ Đình Tôn và cs., 2009)

Tuy nhiên, phương pháp này còn gặp phải một số khó khăn như: Vốnđầu tư phát triển hệ thống biogas cho các trang trại còn thiếu, nhiều trang trạichăn nuôi qui mô nhỏ, diện tích hạn hẹp, nhà chăn nuôi chưa nắm bắt ích lợiquan trọng của qui trình xử lý chất thải, luật về bảo vệ môi trường áp dụng chochăn nuôi chưa thống nhất (Vũ Đình Tôn và cs., 2008; Dương Nguyên Khang,2009; Đỗ Thành Nam, 2009)

Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và xử lý chấtthải: Một trong những chế phẩm được biết đến sớm nhất là chế phẩm vi sinh EM(Effective Microoganisms) có nguồn gốc từ Nhật Bản Chế phẩm EM có từ 80 –

125 loài vi sinh vật khác nhau bao gồm các loại vi khuẩn (quang hợp cố địnhđạm, vi khuẩn lactic, axid acetid …), các loại xạ khuẩn nấm men, nấm sợi … Theo các tác giả: Phùng Thị Vân và cs., 2004; Lê Khắc Quảng, 2004; NguyễnXuân Bách, 2004; Bùi Hữu Đoàn, 2009 cho biết một số nghiên cứu sử dụng EMtrong chăn nuôi có tác dụng khử mùi hôi, ruồi, muỗi, ve gây bệnh, cải thiện sứckhỏe gia súc và chất lượng sản phẩm Đối với chế phẩm EM, do không nhậnđược giống gốc, không biết cụ thể thành phần các chủng vi sinh vật cụ thể trongchế phẩm nên không đảm bảo sự nhân truyền giống tốt và nhiều lí do khác màchế phẩm EM đã không duy trì được những hiệu quả tác dụng ban đầu Hiện nay

sử dụng trên thị trường có chăng chỉ là phiên bản của nó và thực tế không đem lạihiệu quả như mong muốn Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo cácchế phẩm khác trên nguyên lý của chế phẩm EM Các tác giả Lê Tấn Hưng vàcs., 2003; Võ Thị Hạnh và cs., 2004), VEM và BIO-F (Võ Thị Hạnh và cs.,2004); Viện sinh học nhiệt đới, 2005 đã nghiêm cứu và đưa ra được một số loạichế phẩm có thể kể đến như: Chế phẩm BIO II gồm hỗn hợp vi sinh vật sống vàenzyme tiêu hóa

Trang 29

Một số chế phẩm sinh học khác cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong

xử lý chất thải chăn nuôi như OPENAMIX – LSC (Trần Thanh Nhã, 2009); chếphẩm De-odorase 30% (Phùng Thị Vân và cs., 2004) Nguyễn Đăng Vang và cs.(2000) đã tiến hành bổ sung chế phẩm Micro – Aid vào thức ăn để giảm mùi hôithối ở phân

Gần đây là nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh tổng hợp BALASA N01

để làm đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn và gà nhằm mục đích xử lý chất thải,giảm mùi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Về hiệu quả tác động của đệm lót lên men đến môi trường chăn nuôi cũngnhư sinh trưởng của vật nuôi đã được nghiên cứu trong những năm gần đây Cáctác giả Đỗ Quang Đại (2011), Vũ Gia Doanh (2012) đã báo cáo kết quả sử dụngchế phẩm BALASA-N01 làm đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn thịt tại TânYên, Bắc Giang trong việc làm giảm các nồng độ khí độc trong chuồng nuôi như

NH3, CO2…từ 3,99-8,77 lần so với lô đối chứng và ở trong ngưỡng cho phép.Theo Lại Thị Nhung (2013), sử dụng chế phẩm BALASA-N01 để làm đệm lótlên men trong chăn nuôi lợn thịt tại Kim Bảng, Hà Nam cũng đã giảm nồng độkhí độc trong chuồng nuôi như NH3 từ 2,43-3,98 lần so với lô đối chứng; Nồng

độ khí H2S giảm từ 1,75-4,88 lần so với lô đối chứng

Các tác giả Lương Đức Kiên (2011), Trần Thanh Xuân (2012) đã sử dụngchế phẩm BALASA N01 trong chăn nuôi gà thịt tại xã Liên Chung, Bắc Giang

và xã Thanh Bình, Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, độ ẩm không khí chuồng nuôicũng như nồng độ các khí NH3, H2S và CO2 của lô sử dụng đệm lót lên men đềuthấp hơn so với lô đối chứng

Trên đối tượng gà đẻ, các tác giả Đỗ Thị Thu Hường (2011) và TrươngVăn Bằng (2012) cũng báo cáo kết quả sử dụng chế phẩm BALASA N01 để làmđệm lót trong chăn nuôi gà đẻ trứng với hiệu quả cải thiện tiểu khí hậu chuồngnuôi như giảm nồng độ khí độc NH3 từ 1,2-4,0 lần so với đối chứng Các tác giảđều cho biết phương thức chăn nuôi trên đệm lót lên men với chế phẩmBALASA N01 đều không ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi của càhai đối tượng lợn và gà

2.4 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINHHỌC (ĐỆM LÓT LÊN MEN VI SINH VẬT)

Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi như chănnuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học … và mới đây là công nghệ chăn nuôisinh thái không chất thải dựa trên nền tảng công nghệ lên men vi sinh độn lót nền

Trang 30

chuồng Với công nghệ này toàn bộ phân và nước tiểu nhanh chóng được vi sinhvật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính gia súc.Hơn nữa, chăn nuôi theo công nghệ này không phải dùng nước rửa chuồng vàtắm cho gia súc nên không có nước thải từ chuồng nuôi gây ô nhiễm nguồn nước

và môi trường xung quanh Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối vì vi sinhvật hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt hết các vi sinh vật

có hại và sinh mùi khó chịu Vì không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc nêntrong chuồng không có chỗ cho muỗi sinh sôi và vì vi sinh vật nhanh chóng phângiải phân nên cũng không có chỗ cho ruồi đẻ trứng Nhờ hệ vi sinh vật hữu íchtạo được bức tường lửa ngăn chăn các vi sinh vật gây bệnhnên chăn nuôi theocông nghệ này hạn chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súcvới nhau cũng như giữa gia súc với người

Cũng nhờ những lợi thế về mặt vệ sinh và môi trường trên mà sản phẩmchăn nuôi có độ vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao Hơn nữa chất lượng sản phẩmrất tốt nhờ đảm được các điều kiện tốt nhất về Quyền động vật (animal welfare),con vật được vận động nhiều, không bị stress hay bệnh tật, lại tiêu hóa và hấp thuđược nhiều axit amin Thịt mềm, có màu, mùi và vị ngọt tự nhiên nên đượcngười tiêu dùng đánh giá cao

Về mặt kinh tế, đây là một công nghệ đưa lại hiệu quả cao nhờ tiếtkiệm được 80% nước dùng (chỉ dùng nước cho uống và phun giữ ẩm), tiếtkiệm được 60% sức lao động chăn nuôi (không phải tắm cho gia súc, khôngphải rửa chuồng và dọn phân), tiết kiệm được 10% thức ăn (nhờ lợn ăn đượcnguồn vi sinh vật sinh ra trong độn lót không những cung cấp nguồn proteinchất lượng cao về dinh dưỡng và còn là một nguồn probiotics có tác dụng kíchthích tiêu hóa và kích thích vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển), giảmthiểu được chi phí thuốc thú y (do lợn ít khi bị bệnh và chết) Theo tính toán ởTrung Quốc thì mỗi con lợn thịt chăn nuôi theo công nghệ này tiết kiệm đượckhoảng 150 tệ (khoảng 400.000 VNĐ) Đó là chưa tính đến khả năng bán đượccác sản phẩm chăn nuôi sinh thái với giá cao hơn bình thường Vấn đề ô nhiễmmôi trường do chăn nuôi đang được cả thế giới và trong nước ngày càng quantâm Do vậy việc áp dụng công nghệ chăn nuôi sinh thái này là hết sức có ýnghĩa Trước khi áp dụng, việc kiểm chứng những lợi ích về mặt năng suất, chấtlượng, hiệu quả kinh tế của phương pháp chăn nuôi này trong điều kiện ViệtNam là cần thiết

Trang 31

2.4.1 Nguyên ký cơ bản của kỹ thuật chăn nuôi sử dụng đệm lót vi sinh vật

Nguyên lý cơ bản của phương pháp chăn nuôi trên đệm lót vi sinh vật làđảm bảo quyền sống của động vật, đem lại lợi ích trực tiếp cho động vật nuôi, đó

là tạo một môi trường trong sạch không ô nhiễm, gần với tự nhiên làm khôi phụcbản năng sống tự nhiên của chúng: tự do đi lại chạy nhẩy, đào bới…do đó chúng

có được tâm trạng thoải mái, không có áp lực về tâm lý, giảm căng thẳng (stress),tăng cường dinh dưỡng (nhờ được cung cấp một nguồn protein vi sinh vật có giátrị trong đệm lót) do đó tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu, tăng sức đề kháng, tăngsinh trưởng và sinh sản… Đó chính là thiết lập một môi trường chăn nuôi cóđược sự cân bằng sinh thái

2.4.2 Cơ chế hoạt động của đệm lót lên men trong xử lý chất thải

Thành phần cơ bản của đệm lót lên men bao gồm: các chủng loại VSV

có lợi đã được tuyển chọn + nguyên liệu làm chất độn (chất xơ)

+ Vai trò của các chủng loại VSV:

- Tạo ra các hợp chất hữu cơ như rượu, axit có tác dụng giữ cho đệm lót ở

độ pH ổn định, có lợi cho vi sinh vật có ích và không có lợi cho các vi sinh vậtgây bệnh trong đệm lót

- Phân giải mạnh và đồng hóa tốt: các thành phần có trong chất thải độngvật để chuyển hóa thành các chất vô hại thành các protein của bản thân các visinh vật có ích

- Sử dụng các thành phần khí thải gây độc hại: sử dụng khí thải để sinhtrưởng phát triển và khử được khí độc ở chuồng nuôi (tổng hợp protein từnguồn dinh dưỡng là NH3, NH4+; oxi hóa NH3, NH4+ thành NO2 và NO3; sử dụnghoặc oxi hóa H2S thành các muối sunfat)

- Ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa Chlostridiumperfringens, các vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli, Salmonella… do có khảnăng sản sinh ra các các chất kháng vi khuẩn như axit lactic, axit axetic, rượuethylic, ester, H2O2, bacterioxin

Bên cạnh đó các chủng VSV phải có khả năng thích ứng cao trong nhữngđiều kiện biến đổi của ngoại cảnh (nhiệt độ cao và độ axit cao), đồng thời phải quan hệ cộng sinh, cộng tồn do đó tạo nên sự cân bằng sinh thái ổn định

+ Vai trò của nguyên liệu làm đệm lót:

Tạo ra môi trường sống cho hệ VSV Yêu cầu của nguyên liệu phải cóthành phần xơ cao, không độc và không gây kích thích Đặc biệt nguyên liệu phải

Trang 32

bền vững với sự phân giải của VSV, đảm bảo thời gian sử dụng kéo dài Các loạichất độn xếp theo thứ tự về chất lượng là: mùn cưa, thóc lép nghiền, trấu, vỏ hạtbông, vỏ lạc, thân cây bông, lõi ngô, thân cây ngô…

Khi sử dụng, đệm lót VSV sẽ tạo ra vòng tuần hoàn sinh vật Gia súc thảiphân, nước tiểu trên đệm lót sẽ cung cấp dinh dưỡng cho VSV sử dụng Đồngthời, VSV phân giải phân và nước tiểu tạo thành các chất trao đổi và protein củabản thân chúng, cung cấp dinh dưỡng làm tăng dinh dưỡng cho gia súc; trợ giúpquá trình tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho con vật sử dụng VSV sinh trưởngphát triển ở mức độ nhất định đảm bảo sinh ra một nhiệt lượng nhất định để tránhsinh nhiệt lớn trong mùa hè, nhưng cũng đảm bảo nhiệt cung cấp đủ ấm cho độngvật nuôi trong mùa đông Vòng tuần hoàn được luân chuyển trong thời gian dàitạo ra một môi trường không chất thải

Trang 33

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng

- Lợn thịt thương phẩm: lợn lai (PiDu x LY)

- Đệm lót lên men với chế phẩm BALASA N01 (công ty Minh –Tuấn,Trâu Quy-Gia Lâm, Hà Nội cung cấp)

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu được triển khai ở trang trại của ông Nguyễn VănNghiệp tại thôn Đồng Tâm - xã Thường Thắng - huyện Hiệp Hòa - tỉnh BắcGiang

- Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 2/2016 – 8/2016

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1 Đánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật của đệm lót lên men

- Độ ẩm, nhiệt độ và số lượng VSV hiếu khí tổng số của đệm lót

3.2.2 Đánh giá một số chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi

 Nhiệt độ, độ ẩm không khí chuồng nuôi

 Nồng độ một số khí độc: NH3, CO2, H2S

3.2.3 Đánh giá hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt trên đệm lót lên men

 Khả năng sinh trưởng phát triển qua các chỉ tiêu: tăng khối lượng,hiệu quả sử dụng thức ăn

 Khả năng kháng bệnh của lợn khi nuôi trên đệm lót lên men: thânnhiệt, Tần số hô hấp, Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết

 Ước tính sơ bộ hiệu quả chăn nuôi

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

- Chế phẩm sinh học BALASA N01 được cung cấp bởi Cơ sở sản xuấtMinh Tuấn, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

- Trấu và mùn cưa dùng làm đệm lót với tỷ lệ 1:1

3.3.2 Bố trí thí nghiệm

Tổng số 48 con lợn ngoại lai (PiDu x LY) với tỷ lệ đực: cái là 2:1 Thínghiệm được bố trí vào thí nghiệm vào vụ xuân hè, thời gian bắt đầu từ tháng 3đến hết tháng 5/2016

Trang 34

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh: lô thí nghiệm và lô đối chứng mỗi lô 8 con theo bảng 3.1

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệmChỉ tiêu Lô TN Lô ĐC

Số lượng (con/lô) 8 8

(PiDu x LY)

Lợn ngoại lai(PiDu x LY)Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg) 6,55 ± 0,81 6,80 ± 0,71

(sau cai sữa -60 kg)

90 ngày(sau cai sữa – 60kg)Thức ăn Thức ăn Green feed theo từng giai đoạnYếu tố TN: Nền chuồng Đệm lót lên men Xi măng

Yếu tố khác Nước uống tự do TN lặp lại 3 lần

Điều kiện thí nghiệm giống nhau:

- Kiểu chuồng nuôi: chuồng thoáng có kết hợp bạt che

- Thức ăn được sử dụng theo khuyến cáo của Công ty Greenfeed Tùy cácgiai đoạn sinh trưởng khác nhau mà sử dụng các loại thức ăn GF02, GF03, GF04

Cả hai lô đều dùng loại thức ăn giống nhau và lượng sử dụng cũng như nhau

- Phương thức cho ăn và phương thức cho uống nước là tự do

- Lợn nuôi thịt đều được tiêm phòng vaccine, tẩy giun sán, đảm bảo vệsinh, chăm sóc, phòng bệnh như nhau

- Các lô đều đảm bảo đồng đều về khối lượng cơ thể bắt đầu nuôi thịt, chế

độ nuôi dưỡng, mật độ

- Điều kiện khác nhau: Lô thí nghiệm nuôi trên đệm lót lên men; lô đốichứng nuôi trên nền xi măng

3.3.3 Phương pháp làm đệm lót lên men

Đệm lót lên men sử dụng trong thí nghiệm được làm theo hướng dẫn củaTiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới với “Chế phẩm sinh học BALASA-N01” và

“Quy trình sử dụng chế phẩm BALASA-N01 để làm đệm lót lên men trong chănnuôi” Quyết định số 263/QĐ-CN-MTCN ngày 9/10/2013

3.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

a Đo hàm lượng một số khí trong chuồng nuôi:

- Khí CO2 đo bằng máy đo khí độc IBRIDTM MX6 của Mỹ

Trang 35

Phạm vi đo: Carbon Dioxide (CO2) từ 0 đến 5% VOL độ nhậy 0,01%

- Khí NH3: sử dụng kít đo thương mại của hãng Komyo RikagakuKitagawa, Nhật (KITAGAMA - Gas detector tube system)DT 105SD giải đo từ0,2-20ppm

- Khí H2S: Sử dụng phương pháp so màu quang điện Đo tại Phòng TNphân tích môi trường, Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môitrường, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điểm xác định hàm lượng các khí được xác định ở cách bề mặt đệm lótkhoảng 50 cm (hoặc ngang đầu lợn) Đo ở các vị trí: 4 góc và giữa chuồng, để lấygiá trị trung bình (Shao-Y Sheen, 2005) Đo vào buổi sáng trước khi cho ăn; Mỗitháng đo 1 lần vào giữa tháng Mỗi lần đo 3 ngày liên tiếp

b.Đo độ ẩm, nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi:

Sử dụng máy đo đa thông số LM – 8010 (Đài Loan)

- Thang đo độ ẩm : 10 ~ 95%

- Thang đo nhiệt độ : 0 ~ 50oC

Nhiệt độ và độ ẩm không khí được xác định hàng ngày ở cách bề mặt đệmlót khoảng 50 cm (hoặc ngang đầu lợn) Đo ở thời điểm sáng từ 6-7h, trưa từ 11-12h, chiều từ 5-6h và tối từ 10-11h, từ đó tính nhiệt độ, độ ẩm trung bình trong ngày và trong tháng

c Đo nhiệt độ và độ ẩm của lớp độn lót lên men vi sinh vật:

- Nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế thủy ngân thang nhiệt độ từ 0-100oC

- Độ ẩm của lớp độn lót nền: Xác định bằng phương pháp sấy ở 105oCđến khối lượng không đổi

Đo nhiệt độ và độ ẩm đệm lót được xác định ở lớp bề mặt và ở độ sâucách mặt đệm lót 20 cm Nhiệt độ, độ ẩm của đệm lót được theo dõi vào các thờiđiểm: Giai đoạn làm đệm lót xác định trong 5 ngày liên tiếp; Sau khi thả lợn mỗitháng xác định 3 đợt gồm đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng Mỗi đợt xác định

5 ngày liên tiếp cho đến khi xuất chuồng (thời gian 3 tháng) Vị trí đặt máy đo:giữa chuồng, ngang đầu lợn (Akyuz và Boyaci, 2010)

d Số lượng vi sinh vật tổng số của lớp độn lót:

Sau khi thả lợn mỗi tháng lấy mẫu 3 lần vào đầu, giữa và cuối tháng Mẫuđược lấy ở các vị trí 4 góc chuồng và giữa chuồng Mỗi vị trí lấy 200g Số lượng

Ngày đăng: 11/02/2019, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w