1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng cấu trúc lồng bè nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại vịnh vân phong, tỉnh khánh hòa

77 125 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN DƯƠNG THỊ THU TÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC LỒNG BÈ NUÔI BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI K

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

DƯƠNG THỊ THU TÌNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC LỒNG BÈ NUÔI BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

Khánh Hòa, năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

DƯƠNG THỊ THU TÌNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC LỒNG BÈ NUÔI BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA

GV hướng dẫn: ThS GVC NGUYỄN TRỌNG THẢO

Khánh Hòa, tháng 6/ 2018

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả trong đồ án là kết quả nghiên cứu thực sự nghiêm túc của tôi Các số liệu và kết quả nêu trong đồ án là trung thực Các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được tác giả chỉ rõ nguồn gốc Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Nha Trang, ngày tháng 6 năm 2018 Sinh viên

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang và Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đồ án này

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy ThS Nguyễn Trọng Thảo, người đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện đồ án Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Lục đã có những góp ý và chỉ dạy tôi trong quá trình thực hiện đề tài Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giảng dạy đã cung cấp kiến thức trong quá trình học tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng kinh tế huyện Vạn Ninh, đặc biệt là chú Đặng Tri Thông; Uỷ ban nhân dân (UBND) TT.Vạn Gĩa, UBND xã Vạn Hưng, UBND xã Vạn Thạnh; Chi cục thủy sản tỉnh Khánh Hòa và các cô chú, anh chị chủ của các hộ nuôi lồng bè tại vịnh Vân Phong đã sắp xếp thời gian, cung cấp thông tin phục vụ cho

đề tài này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất rất nhiều để em có thể hoàn thành đồ án này

Xin chân thanh thành cảm ơn

Nha Trang, ngày… tháng 6 năm 2018 Sinh viên

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Nghiên cứu ngoài nước 3

1.1.1 Tình hình nuôi biển tại Malaysia 5

1.1.2 Sản xuất cá biển ở Indonesia 5

1.1.3 Nuôi cá biển ở Thái lan 5

1.1.4 Nghề nuôi lồng biển ở Myanmar 6

1.1.5 Ngành công nghiệp nuôi cá biển ở Singapore 6

1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2.1.Kiểu lồng chìm cố định 8

1.2.2 Kiểu lồng Tesion Leg Cage 8

1.2.3 Kiểu lồng tròn bằng ống nhựa Hight Density Poli Etilen (HDPE) 9

1.2.4 Kiểu lồng có khung sắt mạ 10

1.2.5 Kiểu lồng hở 12

1.2.6 Kiểu lồng kín 12

1.2.7 Kiểu lồng bè đơn giản 13

1.2.8 Kiểu bè nuôi kết hợp nhà ở 14

1.3.Đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi lồng bè trên biển 15

Trang 6

iv

1.3.2.Tôm hùm 15

1.3.2 Cá bớp (cá giò) 17

1.3.3 Cá mú 18

1.4.Đặc điểm tự nhiên – khí tượng thủy văn vịnh Vân Phong 19

1.4.1 Vị trí địa lý 20

1.4.2 Độ trong 21

1.4.3 Địa hình, chất đáy – độ sâu 21

1.4 4 Khí tượng thủy văn 22

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp 28

2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 28

2.3.3 Xử lý số liệu 30

2.3.4 Phân tích số liệu 30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1 Thực trạng nghề nuôi lồng bè trên biển tại vịnh Vân phong 31

3.1.1 Vị trí neo đậu lồng nuôi trên vịnh Vận Phong 34

3.1.2 Quy mô, kích cỡ lồng bè nuôi và hình thức nuôi 35

3.1.3 Đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi 36

3.2 Cấu trúc và kỹ thuật làm các loại lồng bè 38

3.2.1 Lồng nổi 38

3.2.2.Dạng lồng chìm nhiều tầng 42

3.2.3.Lồng nhựa HDPE theo công nghệ Nauy 48

Trang 7

v

3.2.4.Đánh giá về các loại lồng hiện nuôi trên biển vịnh Vân Phong 49

3.2.5.Vệ sinh lồng bè nuôi biển 50

3.2.6.Khó khăn trong nuôi lồng bè trên biển 50

3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an toàn cấu trúc lồng bè nuôi biển 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 8

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích ý nghĩa từ viết tắt

HDPE Hight Density Polyetylen ( hợp chất nhựa Polyethylene

Trang 9

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Kiểu lồng TLC 9

Hình 1.2 Lồng tròn HDPE 10

Hình 1.3 Kiểu lồng khung sắt 11

Hình 1.4 Lồng hở 12

Hình 1.5 Lồng kín 13

Hình 1.6 Lồng bè đơn giản 14

Hình 1.7 Bè nuôi kết hợp nhà ở 14

Hình 1.8 Tôm hùm bông 15

Hình 1.9 Tôm hùm xanh 16

Hình 1.10 Cá bớp 17

Hình 1.11 Cá mú 19

Hình 1.12 Cá chim vây vàng 20

Hình 1.13 Bản đồ địa hình đáy vịnh Vân Phong 22

Hình 1.14 Hướng dòng chảy tầng mặt trong pha triều xuống gió mùa đông bắc 24

Hình 1.15 Hướng dòng chảy tầng giữa trong pha triều xuống gió mùa đông bắc 24

Hình 1.16 Hướng dòng chảy tầng giữa trong pha triều lên gió mùa tây nam 25

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu đề tài 27

Hình 2.2 Ghi chép số liệu 28

Hình 3.1 Bản đồ phân bố khu vực nuôi lồng bè trên biển 31

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố lồng nuôi ở các địa phương 32

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sản lượng nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển 34

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu đối tượng nuôi 37

Hình 3.5 Lồng nổi 38

Hình 3.6 Cấu trúc khung bè 38

Trang 10

viii

Hình 3.7 Thùng phuy nhựa 220 lít 39

Hình 3.8 Neo 40

Hình 3.9 Bố trí khung bè – lồng - neo 41

Hình 3.10 Khung sắt 42

Hình 3.11 Cấu trúc 1 tầng lồng chìm nhiều tầng 43

Hình 3 12 Tổng thể toàn bộ khung bè 43

Hình 3.13: Lắp ráp khung bè 44

Hình 3.14 Buộc phao vào khung gỗ 44

Hình 3.15 Lắp ráp lồng lưới – kiểu lồng nổi 45

Hình 3 16: Cố định lưới lồng vào khung sắt 45

Hình 3.17 Lắp ráp ống thức ăn và dọn vệ sinh 45

Hình 3 18 Tiến hành lắp lồng lưới vào khung gỗ 46

Hình 3 19 Cố định mặt trên của lưới lồng 46

Hình 3 20: Hoàn chỉnh lắp lưới lồng 46

Hình 3.21 Xây dựng nhà quản lí 47

Hình 3.22 Lồng HDPE theo công nghệ Na Uy 48

Hình 3.23 Lưới bị hàu hà, rong bám 50

Hình 3.24 Cảnh tượng hoang tàn sau cơn bão số 12 52

Hình 3.25 Bệnh kí sinh trùng ớ cá mú 52

Hình 3.26 Tôm hùm bị bệnh đỏ thân 53

Hình 3.27 Bệnh sữa ở tôm hùm 53

Trang 11

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sản lượng nuôi thủy sản khu vực châu Á so với thế giới năm 2010 3

Bảng 1.2 Sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt trên thế giới giai đoạn 2006 – 2011 4

Bảng 2 1 Phân bố mẫu điều tra 30

Bảng 3 1 Thống kê tình hình nuôi lồng bè trên biển năm 2017 32

Bảng 3 2 Thống kê sản lượng nuôi lồng bè trên biển từ năm 2010 -2017 33

Bảng 3 3 Thống kê các loại lồng bè 36

Bảng 3 4 Chi phí cho đầu tư cho một khung ô lồng bè 47

Bảng 3 5 Thời gian thay lưới lồng nuôi bè 50

Bảng 3 6 Những khó khăn gặp phải trong nuôi cá lồng bè 51

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

Hiện nay nguồn lợi thuỷ sản đang giảm dần, cả về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt được Mặc dù tổng sản lượng khai thác thuỷ sản năm sau vẫn cao hơn năm trước, nhưng chất lượng thì không tăng, những loài cá có giá trị kinh tế cao không còn nhiều như trước Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới tăng tới 70%, nếu như trước đây, một số loài hải sản có giá trị cao vẫn đánh bắt được ở vùng bờ thì nay đã trở nên khan hiếm, như cá trích, tôm hùm, bào ngư, điệp, mực v.v Sự suy giảm nguồn lợi làm cho việc khai thác của ngư dân trở nên khó khắn Khi lâm vào tình cảnh khó khăn thì người dân sẽ rơi vào hoàn cảnh khai thác bất hợp pháp (sử dụng chất hủy diệt, xâm phạm khu vực cấm đánh bắt, vùng chủ quyền của các nước) vi phạm quy định về chống đánh bắt

cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý IUU - illegal, unreported and unregulated fishing

Trong khi đó nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thế giới ngày càng cao trong khi nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt, khai thác xa bờ ngày càng khó khăn…,nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành một giải pháp tốt nhất cho sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn ngành thuỷ sản Trên xu hướng đó được sự quan tâm của nhà nước, nghề nuôi

cá bè trên biển đang phát triển rất mạnh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, năm 2017, tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ở nước ta khoảng 244.190 ha, trong đó, diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.300 ha, chiếm 62%; vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha, chiếm 33% và vùng biển mở 11.100 ha, chiếm 5% Trong chương trình nuôi, đến năm 2020 Việt Nam dự kiến đạt sản lượng 200.000 tấn cá biển nuôi trong

đó 50.000 tấn là nuôi theo quy mô lớn [21]

Nghề nuôi lồng bè ở nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển như: Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh Hình thức nuôi hiện nay ở qui mô nhỏ trong các eo biển, vịnh, cửa sông, và tập trung ở một số đối tượng nuôi có gái trị kinh tế như tôm hùm, cá bóp, cá mú, cá chim…

Để góp phần thúc dẩy phát triển nuôi thủy sản trên biển, ngày 1 tháng 6 năm

2005, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 126/2005 QĐ- TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo Theo đó

Trang 13

2

nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên biển, giao và cho thuê mặt nước biển; đầu tưu và hỗ trợ cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đào tạo cán bộ và ưu tiên bố trí kinh phí khuyến ngư cho nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo

Riêng tại tỉnh Khánh Hòa, các khu vực nuôi lồng bè tập trung ở vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong và đầm Nha Phu Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là vịnh Vân Phong với số lượng lồng là 15.183 (1.281 hộ nuôi) đã góp phần phát triển kinh

tế huyện Vạn Ninh (vịnh Vân Phong), giải quyết việc làm, tăng thu nhập của ngư dân Tuy nhiên, bên cạnh đó nghề nuôi biển tại vịnh cũng gặp nhiều khó khăn khi việc nuôi mang tính tự phát, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…đặc biệt cơn bão số 12 vừa qua đã khiến nhiều ngư dân rơi vào tình cảnh cùng cực và qua đó phần nào cho thấy cấu trúc lồng nuôi biển chưa đáp ứng được khi có sự thay đổi của khí hậu dẫn đến thiệt hại cho ngư dân Để góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng nuôi lồng bè tại vịnh Vân Phong và được sự đồng ý của Viện Khoa học và Công nghệ khai Thác Thủy sản,

trường Đại học Nha Trang tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng cấu trúc lồng bè

nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa”

Đề tài thực hiện đã trải qua gần 3,5 tháng từ việc xây dựng đề cương, tham khảo tài liệu, chuyên gia đến việc lên phiếu điều tra đi thực tế, phỏng vấn hộ nuôi Trong quá trình thực hiện đề tài, thuận lợi có, khó khăn cũng không ít Thuận lợi khi được sự giúp

đỡ nhiệt tình của hộ nuôi cho phép tham quan lồng bè, trả lời phỏng vấn niềm nở Khó khăn khi bà con không tin tưởng, cho rằng mình lừa đảo; rồi những hôm mưa gió phải lặn lội gần cả trăm cây số để lấy số liệu…Nhưng vẫn cố gắng bởi đề tài này thực hiện

sẽ góp phần làm cơ sở cho việc cải tiến cấu trúc lồng bè nuôi biển phù hợp với những biến đổi thất thường của khí hậu Và qua đó đưa ra những giải pháp giúp cho nghề nuôi biển phát triển bền vững

Trang 15

4

Trong mười nước hàng đầu thế giới và châu Á thì Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới (chiếm 61,35%) và khu vực châu Á (chiếm 68,92%) về sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam là nước đứng thứ hàng thứ 3 về sản lượng nuôi thủy sản chiếm 5,01% ở châu Á và 4, 46% toàn thế giới [13]

Bảng 1.2 Sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt trên thế giới giai đoạn 2006 – 2011

Theo bảng 1.2, trong thời gian từ năm 2006 -2011, tổng sản lượng đánh bắt không

có nhiều biến động, thấp nhất là vào năm 2010 với 88,6 triệu tấn và đến năm 2011 thì 90,4 triệu tấn Sản lượng khai thác nội địa tăng nhẹ với mức khoảng 1,5 triệu tấn trong thời gian này, nhưng xu hướng khai thác cá biển giảm dần hàng năm Trong khi đó, sản lượng nuôi thủy sản lại tăng đều hàng năm kể cả nuôi thủy sản nội địa và nuôi biển Tổng sản lượng nuôi thủy sản dao động từ 47,3 triệu tấn (2006) – 63,6 triệu tấn (2011), tăng khoảng 16,3 triệu tấn trong vòng 6 năm qua [8]

Trang 16

5

Theo Tacon và Halwart (2007) năm gần đây, được bắt đầu tại Nhật Bản Người

ta ước tính rằng hơn 95% cá biển được nuôi trong lồng Nuôi lồng biển ở châu Á không phải là phổ biến, lồng nuôi nước lợ và mặn ở châu Á cũng đa dạng, với nhiều loài được nuôi với mật độ thay đổi Lồng nuôi chiếm ưu thế nhất trong khu vực Đông và Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á bao gồm Brunei, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và Việt Nam là những nhà nuôi cá biển quan trọng:

1.1.1 Tình hình nuôi biển tại Malaysia

Loài cá nuôi tại Malaysia là cá chẽm, cá hồng, cá mú, cá giò, cá rô phi,…Tại Malaysia hệ thống nuôi cá biển vẫn còn sử dụng lồng nổi Năm 2003 và 2004, tổng số

có 10 triệu mét vuông diện tích nuôi lồng, tăng khoảng 14% so với năm 2002 Đa số hộ dân nuôi quy mô nhỏ (3x3 m) và kích thước trung bình (6x6 m) lồng Con giống thay đổi từ 300 đến 1.000 giống mỗi lồng, thời gian nuôi kéo dài 6 – 12 tháng tùy thuộc vào loài Malaysia thực hiện thành công chính sách tín dụng không cần thế chấp đối với các

hộ sản xuất thủy sản nhỏ [8]

1.1.2 Nghề nuôi cá biển ở Indonesia

Indonesia là nước sản xuất cá biển lớn nhất Đông Nam Á và nước có nhiều tiềm năng phát triển Các loài nuôi chính là cá chẽm, cá măng, cá mú và cá hồng Quốc gia này tăng cường luật và hệ thống thanh tra viên để cải thiện chất lượng giống do các cơ

sở tư nhân sản xuất Indonesia cũng đã thúc đẩy nghiên cứu sử dụng nguyên liệu tại chỗ trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản nhằm thay thế nguyên liệu bột cá nhập khẩu [8]

1.1.3 Nuôi cá biển ở Thái Lan

Cá chẽm và cá mú đã đóng góp 99% cá biển nuôi ở Thái Lan Trong năm 2004,

cá chẽm chiếm khoảng 85% tổng sản lượng (14 550 tấn), trong khi cá mú chiếm chiếm 14% (2395 tấn) Cá chẽm được sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu đến Singapore và Malaysia bằng đường bộ Cá chẽm được nuôi trong nước biển, nước lợ và nước ngọt Trong khi cá mú được nuôi chủ yếu ở biển Về nuôi cá biển, nông dân thích nuôi cá mú do giá bán cao hơn

Trang 17

6

Thái Lan đã tập trung điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi, ưu tiên thành lập trung tâm nuôi trồng thủy sản tại Phuket để sản xuất con giống hàng loạt Ngoài ra cũng đã nghiên cứu các loại bệnh và kí sinh trùng thường thấy ở cá giò, những biện pháp phòng và trị bệnh tại các lồng nuôi lớn [8]

1.1.4 Nghề nuôi lồng trên biển ở Myanmar

Nuôi lồng lưới được thực hiện trong các khu vực ven biển phía Nam và phía Tây Myanmar Khoảng 20 loài cá mú được tìm thấy trong vùng biển của Myanmar, nhưng cho đến nay chỉ có 4 loài cá được nuôi Myanmar ban hành chính sách đăng ký nuôi trồng thủy sản rất có tác dụng loại trừ tính tự phát trong ngành NTTS, duy trì sự phát triển có quản lý của ngành này Tuy vậy, nông dân Myanmar chỉ được thuê đất trong thời hạn từng 3 năm, quá ngắn để đầu tư Về phương diện này, chính sách của Việt Nam với thời hạn cho thuê 20 đến 30 năm tỏ ra tích cực hơn nhiều [8]

1.1.5 Ngành công nghiệp nuôi cá biển ở Singapore

Singapore có một ngành công nghiệp nuôi cá biển nhỏ, cung cấp chủ yếu là cá tưới sống cho thị trường nội địa Theo FAO (2004), tổng sản lượng nuôi cá nước lợ và

cá biển là 2366 tấn, phần lớn (2308 tấn) là cá biển Hầu hết cá biển được sản xuất trong lồng, chỉ có một lượng nhỏ được nuôi trong ao nước lợ Quốc gia này có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào NTTS như áp dụng giảm các loại thuế như thuế thu nhập, sử dụng đất, doanh thu và nhập khẩu cho các đầu tư [8]

Tóm lại, các nước trong khu vực đều quan tâm tới chính sách cho thuê đất NTTS, sản xuất và nâng cao chất lượng giống thủy sản nuôi, khuyến khích phát triển sản xuất giống bằng các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, cấp tín dụng ưu đãi, hoặc miễn giảm thuế Miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản nuôi lồng biển nhằm để hạ giá thức ăn trong nước – chi phí lớn nhất trong NTTS

Bên cạnh việc nuôi cá biển thì nuôi tôm hùm cũng đã mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân Nghề nuôi tôm hùm đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm

“Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên thế giới xuất hiện sớm ở Bắc Mỹ, Australia, New Zealand và Đông Nam Á nhưng thật sự phát triển từ năm 1984” [19]

Trang 18

7

Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm sỏi Lồng nuôi tôm được đặt ở độ sâu từ 10 – 20 m Tôm hùm được nuôi trong lồng bè tại Nhật bản, Singapore, Indonesia, hằng năm đem lại thu nhập cho các nước này Chẳng hạn, tại Indonesia, nhờ có bờ biển dài dài, khí hậu nóng quanh năm cùng với nguồn vốn dồi dào

từ phía Nhật Bản nên sản lượng thu hoạch hằng năm từ nuôi tôm lồng bè là 146.823 tấn đem lại tổng giá trị về mặt kinh tế chiếm 861.799 nghìa USA [17] [5]

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Với tiềm năng to lớn về diện tích mặt nước biển (trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế), 3.260 km bờ biển, nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản với các đối tượng có gái trị kinh tế như cá mú, cá bóp, tôm hùm…

Mặc dù nước ta có tiềm năng năng to lớn để phát triển nuôi biển nhưng cho đến nay, công nghệ nuôi biển nước ta vẫn đang rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới Hầu hết các trang trại nuôi biển tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Quốc đều sử dụng gỗ, quy mô kiểu nông hộ, lắp đặt tại các vùng biển kín gió Các kiểu lồng này thường có dung tích nhỏ, kích thước 3x3x3m kết lại thành cụm lồng hết sức đơn giản [13] Từ năm 1999, trong khuôn khổ dự án SVR 0330, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã lắp đặt thử nghiệm thành công một số lồng tròn nổi làm bằng vật liệu HDPE có đường kính 9 m dung tích 300m3 Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểu lồng này có cấu tạo khá vững chắc, mềm dẻo, dễ vận hành, thích hợp cho nuôi nhiều loài cá

và tôm biển, tương đối phù hợp với điều kiện vùng biển Việt Nam Nhược điểm của kiểu lồng này giá thành cao và bộ phận khung cơ khí không chịu được khí hậu nóng ẩm nước ta nên tuổi thọ thấp không quá 5 năm Năm 2002, công ty Hà Quang đã ứng dụng chế tạo mô hình lồng này bằng vật liệu tại chỗ, phần khung cơ khí sắt mạ kẽm được cải tiến và thay thé bằng vật liệu thép không gỉ (inox), tuy đảm bảo độ bền nhưng giá thành vẫn cao Gần đây, một số trang trại do ngước ngoài đầu tư đã bắt đầu lắp đặt hệ thống lồng nuôi hiện đại có đường kính 12- 20 m tại khu vực biển tỉnh Khánh Hòa như công

ty Marine Farm (Mafa, Nauy), công ty tinh An Hải (Nga) Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá chất lượng và khả năng chịu sóng của các mô hình này, chưa có đủ cơ sỏ để khẳng định khả năng lắp đặt các loại lồng này tại những vùng biển

mở Một số doanh nghiệp nuôi bằng lồng tròn HDPE, do chưa nắm vững quy trình vận

Trang 19

8

hành, bảo dưỡng, chưa tuân thủ nghiêm túc yêu cầu kỹ thuật nên đã để xảy ra sự cố đứt dây neo tại vùng nuôi Quỳnh Lưu, Nghệ An trong cơn bão số 5 năm 2005 và vừa qua cơn bão 12 năm 2017 xảy ra tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) do kiểu cấu trúc lồng nổi truyền thốn do ngư dân tự lắp ráp đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến tâm

lý đầu tư của ngư dân, sự phát triển nghề nuôi biển Bên cạnh mô hình lồng HDPE, một

số mô hình lồng chi phí thấp, gỗ cải tiến có khả năng chịu sóng được thử nghiệm thành công từ năm 2007, nhưng khả năng ứng dụng thấp vì chưa thuận tiện trong việc vận hành [4]

Một số kiểu lồng hiện nay:

1.2.2 Kiểu lồng Tesion Leg Cage

Đây là kiểu lồng có tên là Tesion Leg Cage (TLC) được Egil liên tiết kế và mô

tả từ năm 1993 Mô hình này sau đó được công ty REFA MED (Italy) ứng dụng và phát triển mạnh thành mô hình lồng thương mại, được lắp đặt tại một số vùng biển mở Italy Kiểu lồng này phù hợp để lắp đặt tại những vùng biển thường xuyên có thời tiết xấu, sóng gió mạnh liên tục Lồng này gồm 2 phần chính là phần lồng lưới (cage net modul) bao gồm túi lưới (net pen), phao mặt (floatation buoys) và phần cổ lồng; phần hệ thống

Trang 20

9

neo bao gồm chì đáy, dây neo, phao neo và khung gia cường Hệ thống neo được buộc

cố định trong khi phần lồng lưới có thể được tháo rời nhằm thực hiện các thao tác trong nuôi cá hoặc di chuyển bằng tàu như các lồng nổi khác Về nguyên lí vận hành, lồng TLC vận hành theo nguyên tắc có thể tự chìm khi có sóng gió mạnh nhờ hệ thống neo buộc thẳng đứng kết nối trực tiếp với đáy lồng Phần lồng nổi trên mặt nước có diện tích nhỏ nên có thể giảm thiểu sức công phá của sóng bề mặt Phần túi lưới được cố định với

hệ thống neo đáy nên ít bị biến dạng và có khả năng ổn định dung tích lồng (đạt trên 75%) Trong trường hợp thu cá, thay lưới, cần sử dụng khung lồng nổi và kết nối với phần túi lưới trước khi tháo bỏ neo buộc đáy Lúc đó các thao tác sẽ thực hiện như với kiểu hệ thống lồng nổi bình thường Việc chăm sóc và cho cá ăn hàng ngày được thực hiện bằng hệ thống thiết bị quan sát và cho ăn tự động [13]

Hình 1.1 Kiểu lồng TLC

(Nguồn: [22]) 1.2.3 Kiểu lồng tròn bằng ống nhựa Hight Density Poli Etilen (HDPE)

Kiểu lồng tròn có khung làm bằng ống nhựa HDPE có cấu tạo khá đơn giản, có

độ mềm dẻo cao, có khả năng chịu sóng tốt, hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi Kiều

Trang 21

10

lồng này có thể thiết kế dung tích từ vài trăm đén hàng chục nghìn mét khối và được sản xuất bởi một số công ty nổi tiếng như Aqualine, Bridgestone Hi- Seas, … Đây cũng là kiểu lồng được nhập nội và thử nghiệm thành công tại Nghệ An từ năm 1999 [3]

Những ưu thế trên đây của kiểu lồng tròn HDPE đã được minh chứng bằng kết quả thử nghiệm tại Nghệ An của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 từ năm 1994 [4] Kết quả khảo sát tại Trung Quốc và Việt Nam cũng cho thấy kiểu lồng này cũng đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở tất cả vùng biển mở

Trang 22

11

vuông, hình chữ nhật, hình lục giác hoặc bát giác tùy theo mục đích sử dụng túi được buộc vào khung và được định hình nhờ hệ thống chì đáy Toàn bộ lồng kết nối với phao chịu lực và neo

là rất thấp Vật liệu làm lồng cần có độ cứng và độ bền đảm bảo tiêu chuẩn Ngoài ra,

do phần nổi chiếm không gian lớn nên đòi hỏi hệ thống neo phải đủ lớn để đảm bảo sức giữ [13]

Trang 23

12

1.2.5 Kiểu lồng hở

Là loại lồng được cố định bởi các cọc gỗ găm xuống đất Kích thước lồng nhỏ chủ yếu là (4 x 4 m); (3 x 4 m); (4 x 5 m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt nơi có độ sâu 2-5 m (lúc thuỷ triều thấp nhất) Đây là kiểu lồng đơn giản, dễ làm, chi phí thấp phù hợp với quy mô nuôi nhỏ ở các vùng vịnh có thuỷ triều thấp [7]

để thuận tiện trong việc cho ăn Loại lồng này có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này đến

Hình 1.4 Lồng hở

Trang 24

Chú thích: 1: Khung lồng; 2: Lưới lồng; 3: Neo; 4: Ống nhựa dẫn thức ăn;

5: Dây cố định ống nhựa; 6: Cửa lồng

(Nguồn: [7])

1.2.7 Kiểu lồng bè đơn giản

Lồng bè đơn giản, khung gỗ phù hợp với quy mô nuôi cá gia đình hoặc công ty nhỏ Mỗi bè có từ 6 -12 ô lồng, kích thước mỗi ô là (3x3 m) Đối với hộ gia đình cụm

bè phù hợp nhất là cụm bè có 9 -10 ô lồng trong đó có 7 -8 ô lồng nuôi còn 2 ô lồng làm chòi bảo vệ, kho chứa và lán sinh hoạt Kích thước các ô là (3x3m) và đối với công ty nhỏ, mỗi cụm 30 -40 ô lồng kích thước mỗi ô là (5x5 m) Loại lồng này phổ biến ở khu vực Cát Bà, Quảng Ninh [9]

Hình 1.5 Lồng kín

Trang 26

15

Loai bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện sóng gió, nước chảy và khá bền,

có khi lên tới 50 năm Đây là loại bè kiên cố, vật liệu chủ yếu bằng các loại gỗ tốt, một

số bè còn được thiết kế bằng các loại vật liệu mới như bè xi măng lưới thép… Bè nuôi thường có dạng hộp chữ nhật, loại này dễ dàng trong việc thiết kế và chọn các loại gỗ

và phù hợp cho việc làm nhà trên bè theo kiểu truyền thống và cũng là nơi chế biến thức

ăn, nhà kho, chuồng chăn nuôi Đầu tư đóng bè khá tốn kém, vì vậy nguồn vốn quyết định kích thước bè Thường là bè cỡ lớn (từ 500 đến 1.000 m3) Loại bè thường được sử dụng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích hợp với nuôi cá BaSa và cá Tra [9]

1.3 Đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi lồng bè trên biển

Trang 27

16

Tôm hùm là tên gọi chung của một nhóm các loài giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae Hiện tôm hùm là một trong các loại hải sản đã và đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, thịt tôm hùm thôm ngon, nhiều đạm được nhiều người

ưa thích là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao [2] Trong các loại tôm hùm được tìm thấy

ở biển Việt Nam, 4 loại tôm hùm thường chọn để nuôi là: tôm hùm bông (Panilirus ornatus), tôm hùm đá (Panulirus homarus), tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) và tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) Tuy nhiên, loài tôm hùm bông được nuôi nhiều hơn cả bởi giá trị kinh tế cao, thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng và tăng trưởng mạnh hơn so với các loài tôm hùm khác [11]

Hình 1.9 Tôm hùm xanh

(Nguồn: [23])

Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm hùm là loại động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu là các loại động vật như cá, tôm, cua ghẹ, cầu gai,…ngoài ra còn ăn các loại thực vật như rong rêu Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 – 4 ngày tôm ăn rất mạnh, giai đoạn lột xác tôm sẽ ăn chậm lại Đặc điểm sinh trưởng: tôm hùm cũng như các loại giáp xác khác sinh trưởng thông qua quá trình lột xác Ở giai đoạn

Trang 28

17

tôm còn nhỏ chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn thì kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều Nhìn chung thì tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do vậy tốc độ tăng trưởng của chúng tương đối chậm [11]

Loài: Rachycentron canadum

Tên tiếng anh: Black King fish hoặc Cobia

Tên Việt Nam: cá giò hoặc cá bớp

Hình 1.10 Cá bớp

(Nguồn: [8])

Trang 29

18

Đặc điểm hình thái cá bớp:

Thân cá bóp có hình dạng ngư lôi, đầu dẹp và rộng, mắt nhỏ miệng rộng, hàm dưới nhỏ dài hơn hàm trên, răng dạng lông nhưng phân đều ở hai hàm, lưỡi và vòm miệng Vây lưng thứ thứ nhất có 6-9 tia vây cứng ngắn và khỏe, giữa các tia không có màng liên kết, vây lưng thứ hai có các màng liên kết giữa các tia vây mềm Vây ngực nhọn dài, vây hậu môn tương tự như vây lưng thứ 2 nghưng ngắn hơn Vây đuôi cá cong tròn, khi trưởng thành lõm vào hình trăng khuyết, thùy trên dài hơn thùy dưới Vây tấm nhỏ nằm sâu trong lớp da dày, đoạn dưới của đường bên xếp hơi giống hình lượn sóng, đoạn sau thẳng [8]

Màu sắc: Lưng và hai bên sườn có màu nâu sậm, dọc thân có hai dải trắng bạc hẹp, chạy dài từ mắt đến cuối đuôi, bao phía trên và dưới hai dải này là các dải màu xám xanh Ở giai đoạn cá con các dải xám xanh này rất rõ và trở nên mờ ở cá trưởng thành Phía bụng có màu trắng sữa hoặc màu vàng nhạt Hầu hết các vây có màu nâu sậm hoặc

xám tro ở vây hậu môn [8]

Trang 30

Loài: Trachinotus blochii

Tên Việt Nam: Cá chim trắng vây vàng (cá chim vây vàng)

Trang 31

20

Cá có thân hình dẹp, màu ánh bạc, vây vàng Là đối tượng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 8-10 tháng nuôi cá đạt kích thước thương phẩm 600 - 800 g/con Chúng là loài cá nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt Cá có tập tính ăn tạp,

dễ nuôi, có thể phát triển với quy mô công nghiệp với các hình thức nuôi lồng, trong ao đất, trong các thủy vực nước lợ và nước mặn [24]

Giá bán cá chim là 120.000 đồng/ kg, và tăng bình quân mỗi năm 5.000 đồng

Hình 1.12 Cá chim vây vàng 1.4 Đặc điểm tự nhiên – khí tượng thủy văn vịnh Vân Phong

Đối với hộ nuôi, để nuôi thành phẩm đạt chất lượng, kích thước cho tôm hay cá

có thể bán đi là rất nhiều nỗi lo sợ và trăn trở Trong đó, nghề nuôi lồng bè trên biển chịu nhiều tác động như về dòng chảy, sóng, thủy triều, môi trường chất đáy,…Nắm rõ

về đặc điểm tự nhiên, khí tượng thủy văn khu vực nuôi sẽ giúp việc nuôi trở nên dễ dàng phần nào

1.4.1 Vị trí địa lý

Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa với diện tích khoảng 150.000ha, trong

đó diện tích mặt nước khoảng 80.000ha [15] Vịnh được ví như một kì quan thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, cát mịn, bãi biển đẹp, núi đồi hùng vĩ bao quanh Vịnh nằm trong khu vực có tọa độ 12°29’ ÷ 12°48’ vĩ độ Bắc và 109°10’ ÷ 109°26’ kinh độ Đông [12]

Trang 32

21

Cách vịnh Nha Trang về phía Bắc hơn 30 km theo đường chim bay, 60 km đường bộ và

40 hải lý theo đường biển [20]

Phía Tây vịnh Vân Phong (cách bờ vịnh 20 ÷ 30 km) là phần kéo dài của dãy Trường Sơn Phía Đông Nam cửa Vịnh rộng 17 km thông ra biển Đông Phía Đông Bắc

là bán đảo Hòn Gốm gồm các dãy núi nhỏ và cồn cát kéo dài nên tránh được sóng Phía Đông Nam nằm giữa bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và đảo Cổ Cò, là dải nước hẹp có chiều rộng 200 m có độ sâu trung bình 25 m, là kênh tàu tự nhiên rất thuận lợi Khu vực này có địa hình phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ [20]

1.4.2 Độ trong

Nước biển ở đây có độ trong khá lớn, đặc biệt vào mùa hè có thể nhìn đến độ sâu 20m [20]

1.4.3 Địa hình, chất đáy – độ sâu

Vùng biển vịnh Vân Phong có địa hình thuộc đặc điểm của biển miền trung, tức

là thềm lục địa hẹp có độ dốc lớn, nhiều nơi chỉ cách bờ chưa đến 10 hải lý mà độ sâu

đã hơn 100m Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những

bờ đá, mũi đá và bãi cát, địa hình đáy biển vịnh mang những đặc trưng của hình dạng vũng vịnh

Có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: Địa hình bờ đá gốc phân bố dọc theo bờ phía Bắc của lạch Cửa Bé ra đến mũi Khải Lương; bờ biển tích tụ ở khu vực bãi Ninh Tịnh, Bãi Cỏ; bờ biển mài mòn, xói lở phân bố dọc bờ phía Tây của vịnh; bờ biển tích tụ cổ phân bố dọc theo bờ Tây của bán đảo Hòn Gốm, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ [16]

Hình thái địa hình đáy biển vịnh Vân Phong có thể chia thành hai phần như sau: Phần trong vịnh Vân Phong (Bến Gỏi) có độ sâu dưới 20 m, địa hình vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam, chỉ có những nơi có san hô phát triển thì đáy biển mới có sự gồ ghề, lồi lõm Phần ngoài vịnh

có độ sâu 20 – 30 m( trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ

Trang 33

22

Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra phía cửa vịnh [6] [18] Ngoài

ra khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé, có diện tích khoảng 1.000ha, rất kín, thông trực tiếp với biển qua lạch Cửa Bé, độ sâu lớn nhất trong lạch Cổ Cò là 34m Địa hình lạch Cửa Bé có dạng một chữ V không đối xứng, sâu hơn ở phần sát bờ đảo Hòn Lớn, độ sâu trung bình 20 - 23m Lạch Cửa Bé là luồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò [16]

Hình 1.13 Bản đồ địa hình đáy vịnh Vân Phong

Trang 34

23

vịnh Vân Phong tốc độ dòng chảy có thể đạt 50 cm/s Ở lạch Cổ Cò, tốc độ thường dưới 30cm/s Trong trường hợp gió mạng bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc mạnh tốc độ dòng có thể đạt trên 40 cm/s với tốc độ gió 20 m/s [6]

Nhìn chung, hình thái dòng chảy ở các tầng sâu trong vịnh Vân Phong (từ tầng mặt xuống tầng đáy) có đặc điểm chung là trường dòng chảy các tầng vào cùng một thời điểm trường hướng dòng gần như cùng hướng Nếu tầng mặt, hướng dòng chảy là hướng đông bắc thì tầng dưới tại vị trí đó cũng gần như là theo hướng đông bắc Điều này khác

so với trường dòng chảy tại các tầng ở vùng biển sâu Trường dòng chảy, phân bố theo không gian tại mỗi tầng ở các pha triều thường là không đồng nhất mà có sự phân chia thành các vùng có các đặc trưng dòng chảy khác nhau, có những vùng dòng chảy ở đó

có tốc độ lớn hơn (khoảng 25 - 35 cm/s) các vùng khác trong vịnh Vùng có dòng chảy mạnh thường có hướng chạy dọc theo trục của vịnh

Ngược lại trong vịnh cũng xuất hiện các vùng khác mà ở đó hướng dòng vuông góc với đường bờ vịnh và thường có tốc độ dòng nhỏ khoảng từ 5 cm/-15 cm/s Sự biến động trường dòng chảy trong vịnh thể hiện rõ nét nhất ở các thời điểm pha triều lên và triều xuống còn các thời điểm chuyển pha, mức độ biến động trường dòng chảy thể hiện khá mờ nhạt Trong thời kì này, hướng chủ đạo của trường dòng chảy là hướng đông bắc Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bờ, địa hình đáy, sóng triều và chế độ khí hậu của các mùa khác nhau, do vậy trường dòng chảy ở các mùa có các đặc điểm riêng [16]

Vào mùa gió đông bắc, trong pha chiều xuống: dòng chảy sát bờ phía tây thường

có tốc độ lớn hơn dòng chảy vùng bờ đông (Hình 1.14) và vùng giữa vịnh tốc dộ dòng chảy thường nhỏ hơn ở hai bên phía đông hoặc phía tây Trong pha triều lên nhìn chung tốc độ dòng chảy không cao hơn so pha triều xuống, tốc độ dòng chỉ khoảng 10 – 30 cm/s

Trang 35

24

Hình 1.14 Hướng dòng chảy tầng mặt trong pha triều xuống gió mùa đông bắc

Hình 1.15 Hướng dòng chảy tầng giữa trong pha triều xuống gió mùa đông bắc

(Nguồn: [16])

Trang 36

25

Vào mùa gió tây nam, pha triều lên: tốc độ dòng chảy trung bình ở tầng mặt và tầng giữa vào khoảng từ 10 – 15 cm/s, ở tầng đáy chỉ khoảng 5 – 10 cm/s Trong pha triều xuống, tốc độ cao nhất và trung bình tại các vị trí không có sự khác biệt nhau so với cùng thời điểm ở pha triều lên

Hình 1.16 Hướng dòng chảy tầng giữa trong pha triều lên gió mùa tây nam

(Nguồn: [16])

b Thủy triều

Thủy triều vịnh Vân Phong mang đặc trưng là nhật triều không đều, tính chất nhật triều thể hiện rõ hơn vào tháng 6 – 7 và 12 – 1 (hàng tháng có 18 – 22 ngày nhật triều) Biên độ triều cực đại vào tháng 6 và tháng 12, cực tiểu vào tháng 3 và tháng 9 Trong năm, mực nước đạt cực đại vào mùa gió Đông Bắc và đạt cực tiểu vào mùa gió Tây Nam, chênh lệch mực nước giữa hai mùa gió vào khoảng 25 – 30 cm Trong trường hợp có trường gió mạnh (>38,6 m/s) thổi liên tục nhiều giờ thì biên độ dao động mực nước có thể đạt 60 cm Biên độ triều cao nhất là 2,3m, biên độ trung bình kỳ nước lớn cường là 1,5- 2,2m, nước ròng là 1,2- 2,1m [6]

Trang 37

26

c Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực vịnh là 26,7oC, số giờ nắng trung bình từ 7 – 8 giờ/ngày, cực đại có thể vượt quá 12 giờ Đặc điểm phân bố nhiệt độ nước biển ở vịnh Vân Phong trong cả bốn mùa nhìn chung có xu thế biến đổi có quy luật giảm dần

từ trong vịnh ra ngoài của vịnh Vùng có nhiệt độ cao nhất là vùng ven bờ vụng Hòn Khói và vụng Bến Gỏi do ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế của người dân [6]

d Gió

Mang đặc điểm của miền trung, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 [6]

e Bão

Trung bình hàng năm có 3-4 cơn bão, tập trung cao nhất là vào tháng 9 đến tháng

11 [6] do đó các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản khó khắn vào thời gian này

f Chế độ sóng

Do có sự che chắn phía ngoài nên chế độ sóng vịnh Vân Phong khác với chế độ sóng vùng ngoài khơi ven bờ tỉnh Khánh Hòa Nhìn chung do kín gió nên vịnh Vân Phong có chế độ sóng yếu, vào các mùa gió thì sóng có giá trị trung bình không đến 1m

Trang 38

27

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ 20/3/2018 đến ngày 26/6/2018

Địa điểm nghiên cứu: khu vực nuôi lồng bè trên biển vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cấu trúc lồng bè nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu

tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Tổng quan tài liệu

nghề nuôi lồng bè

trên biển

Thực trạng cấu trúc các kiểu lồng bè nuôi biển tại vịnh Vân Phong

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an toàn của cấu trúc lồng bè nuôi biển

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu đề tài

Ngày đăng: 11/02/2019, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Báo cáo thủy sản 2006, các xu hướng hướng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội) [2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), “Nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung”, số 1/2018, tr. 6-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung
Tác giả: Báo cáo thủy sản 2006, các xu hướng hướng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội) [2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2018
[3]. Như Văn Cẩn, Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng biển mở”. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy sản I, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng biển mở
[4]. Như Văn Cẩn, Một số kết quả về phát triển công nghệ lồng nuôi biển trong điều kiện thời tiết khu vực ven biển Bắc Trung Bộ, Hội thảo toàn quốc lần thứ 2 về nuôi trồng thủy sản, nhà sản xuất nông nghiệp Hà Nội 2003, trang 396 – 404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo toàn quốc lần thứ 2 về nuôi trồng thủy sản
[9]. Phạm Văn Khánh. Kỹ thuật nuôi “Cá tra và cá ba sa trong bè” – nxb Nông nghiệp [10]. Trương Sỹ Kỳ và ctv (1994), Kỹ thuật nuôi lồng cá biển. Viện Hải Dương học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tra và cá ba sa trong bè
Tác giả: Phạm Văn Khánh. Kỹ thuật nuôi “Cá tra và cá ba sa trong bè” – nxb Nông nghiệp [10]. Trương Sỹ Kỳ và ctv
Nhà XB: nxb Nông nghiệp [10]. Trương Sỹ Kỳ và ctv (1994)
Năm: 1994
[11]. Võ Văn Nha (2006), “Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh”, tr. 10-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh
Tác giả: Võ Văn Nha
Năm: 2006
[17]. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (2015), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến 2030”, tr. 43-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Tác giả: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III
Năm: 2015
[18]. Viện Hải Dương học (2014), “Tuyển tập nghiên cứu biển”, 5(20), tr. 44-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu biển
Tác giả: Viện Hải Dương học
Năm: 2014
[5]. Đặng Văn Dụng (2007), Thiết kế kỹ thuật thiết bị nâng hạ lồng nuôi tôm hùm ven biển, Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha Trang Khác
[6]. Phạm Tiến Đạt (2009), Sử dụng mô hình Eco Lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên) Khác
[7]. Nguyễn Kim Độ; Thái Bá Hồ; Ngô Trọng Lư. Kỹ thuật nuôi cá lồng biển (tập 1) – NXB Nông nghiệp Khác
[8]. Đoàn Thị Bé Hai (2017), Nghề nuôi cá biển lồng bè tại huyện Kiên Hải, Tỉnh Kiên Giang: hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang Khác
[12]. Nguyễn Minh Tân (2017), Phân lập và bước đầu định danh vi nấm từ vịnh Vân Phong, Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha Trang Khác
[13]. Nguyễn Xuân Toản (2015), hiện trạng kỹ thuật và giải pháp phát triển ổn định của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Khác
[14]. Nguyễn Đức Toàn (2014), Hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
[22]. FAO. Fisheries and Aquaculture Department has publish the Global Aquaculte Production Statistics. Rome, Italia, 2012 Khác
[23]. Tacon AGJ. And Halwart, M Cage aquaculte: a global overview. In HALWART, M., SOTO, D. and ARTUR, JR., orgs.Cage aquaculte – Regional review and global overview. Roma: FAO Fisheries Technical. no. 498, p. 3 -16, 2007 Khác
1. Họ và tên chủ hộ/ cơ sở nuôi Khác
2. Địa chỉ: .................................................... Sđt Khác
3. Đối tượng nuôi Khác
4. Cơ sở/địa chỉ cung cấp khung bè Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w