PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính - Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu trong hoạt động qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NỮ MAI LY
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Diệu
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày 10/01/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu Chỉ thị đã giao nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với các đơn vi ̣ thuô ̣c Ngân hàng Nhà nước, Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) và các TCTD, trong đó
có hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Theo đó cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD: Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống QTDND; kiên quyết xử lý các QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi, không để xảy ra đổ
vỡ gây mất ổn định kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng ở địa phương Xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”
Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND nói chung
và các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng tiếp tục mang tính cấp bách
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của các QTDND trên địa bàn đã từng bước được chấn chỉnh, củng cố nhằm hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của QTDND thời gian qua cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức
Để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên, dựa trên việc tổng hợp các số liệu, thông qua phân tích thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2012-2016, luận văn đã tìm ra những mặt còn hạn chế trong hoạt động tại QTDND và đưa ra các giải pháp mà QTDND cần áp dụng để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của mình Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bình Thuận, các cấp chính quyền địa phương phối hợp hỗ trợ trong quá trình hoạt động của QTDND
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN NỮ MAI LY
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một các hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học để tôi có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu khoa học
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Hồ Diệu, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên nghiên cứu
Nguyễn Nữ Mai Ly
Trang 5MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu: 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Mục tiêu của đề tài: 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Câu hỏi nghiên cứu: 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
6 Nội dung nghiên cứu: 4
7 Đóng góp của luận văn: 5
8 Kết cấu luận văn: 5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: 14
1.1 Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng 14
1.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng 14
1.1.2 Đặc điểm của Quỹ tín dụng 16
1.1.3 Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng 16
1.1.3.1 Tổ chức các Quỹ tín dụng 16
1.1.3.2 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng 18
1.1.4 Các nghiệp vụ hoạt động của Quỹ tín dụng 19
1.1.5 Vai trò của Quỹ tín dụng 19
1.2 Hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng 21
1.2.1 Hiệu quả hoạt động là gì 21
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng 25
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng 25
Trang 61.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 28
1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản 29
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro 30
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 31
1.2.3.1 Nhân tố khách quan 31
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan 32
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012-2016 35
2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 35
2.2 Sự ra đời và phát triển các Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Ninh Thuận 37
2.3 Hiệu quả hoạt động các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoan 2012-2016 38
2.3.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng 39
2.3.1.1 Tình hình nguồn vốn 39
2.3.1.1.1 Vốn điều lệ 40
2.3.1.1.2 Vốn huy động từ dân cư và tổ chức 42
2.3.1.1.3 Vốn đi vay 46
2.3.1.2 Hoạt động tín dụng 46
2.3.1.3 Kết quả kinh doanh 49
2.3.1.4 Công tác phát triển thành viên 50
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 51
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản 52
2.3.3.1 Chỉ tiêu dư nợ/tổng nguồn vốn 52
2.3.3.2 Chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động 53
2.3.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro 54
2.3.4.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ 54
2.3.4.2 Tỷ lệ an toàn 57
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2016 58
Trang 72.4.1 Kết quả đạt được 58
2.4.2 Những khó khăn, tồn tại trong quá trình hoạt động 59
2.4.3 Nguyên nhân 63
2.4.3.1 Bên ngoài 63
2.4.3.2 Bên trong 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 67
3.1 Định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2016-2020 67
3.2 Giải pháp đối với Quỹ tín dụng nhân dân 68
3.2.1 Tăng vốn điều lệ 68
3.2.2 Huy động vốn 69
3.2.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm 71
3.2.4 Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân 72
3.2.5 Một số giải pháp hỗ trợ khác 73
3.2.5.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 73
3.2.5.2 Ứng dụng công nghệ thông tin 75
3.2.5.3 Tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân phải gắn chặt với chính quyền địa phương 76
3.2.5.4 Một số giải pháp khác đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 77
3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Ninh Thuận 77
3.3.1 Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.2 Đối với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Bình Thuận 79
3.3.3 Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có Quỹ tín dụng nhân dân đóng trên địa bàn 79
KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2 QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
9 ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
10 ROA Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
12 Thông tư 04
Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về quỹ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 1.1 Sự khác nhau cơ bản giữa QTDND và Ngân hàng Thương mại 25
2 Bảng 2.1 Nguồn vốn của QTDND Ninh Thuận giai đoạn 2012- 2016 42
3 Bảng 2.2 Vốn điều lệ của từng QTDND trên địa bàn giai đoạn 2012-2016 44
4 Bảng 2.3 Huy động trong và ngoài thành viên của từng QTDND 47
6 Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ tại QTDND tỉnh Ninh Thuận 53
7 Bảng 2.6 Lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn 54
8 Bảng 2.7 Chỉ tiêu ROA và ROE qua các năm 2012-2016 55
9 Bảng 2.8 Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn 57
10 Bảng 2.9 Chỉ tiêu Tổng dư nợ/tổng huy động vốn 58
11 Bảng 2.10 Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận 61
12 Bảng 2.11 Tỷ lệ an toàn vốn của từng QTDND qua các năm 62
Trang 10DANH MỤC HÌNH
3 Hình 2.3 Mô hình tổ chức của từng QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 41
5 Hình 2.5 Tốc độ tăng vốn điều lệ của hệ thống QTDND Ninh Thuận
giai đoạn 2012-2016
45
6 Hình 2.6 Tình hình vốn huy động QTDND từ năm 2012-2016 46
7 Hình 2.7 Vốn huy động của từng QTDND trên địa bàn tỉnh 47
9 Hình 2.8 Tỷ lệ huy động vốn trong và ngoài thành viên của QTDND 49
11 Hình 2.10 Tình hình dư nợ của QTDND tỉnh Ninh Thuận 51
12 Hình 2.11 Tình hình kết quả kinh doanh QTDND tỉnh Ninh Thuận 53
13 Hình 2.12 Số lượng thành viên tham gia QTDND tỉnh Ninh Thuận 55
14 Hình 2.13 Tốc độ tăng trưởng ROA và ROE của các QTDND qua các năm 56
15 Hình 2.14 Diễn biến nợ xấu QTDND Ninh Thuận 59
16 Hình 2.15 Tỷ lệ nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 59
17 Hình 2.16 Nợ xấu các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 60
Trang 111
PHẦN MỞ ĐẦU
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới từ những năm 1986, chuyển nền kinh
tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó cũng chính là sự chuyển đổi từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, mang nhiều tính tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường Nhu cầu cần vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi theo đó gia tăng đáng kể và liên tục Trong hoàn cảnh đó, người dân đã nhận thấy nhu cầu cấp bách cần phải hợp tác, liên kiết lại để tồn tại Đảng và Nhà nước đã sớm nhận ra được điều này và đã có chủ trương giúp cho người dân xây dựng các tổ chức tín dụng hợp tác từ năm 1993
Bằng quyết định 390/Ttg ban hành ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng hợp tác cần được thí điểm thành lập và tổ chức lại với tên gọi QTDND Theo đó, Nhà nước có thái độ và chính sách khuyến khích phát triển các QTDND
Với nhu cầu của người dân xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với thái độ ủng hộ và khuyến khích của Đảng và Nhà nước cũng như với những cơ sở pháp lý nền tảng đã được ban hành thì việc phát triển các QTDND đã thực sự trở thành một tất yếu ở Việt Nam
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng
đa dạng về số lượng các TCTD cũng như các nghiệp vụ ngày càng phức tạp Hoạt động của hệ thống các QTDND còn nhiều hạn chế do quy mô còn quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, trình độ cán bộ còn yếu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động Nếu xảy ra rủi ro thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, có ảnh hưởng không những đến nền kinh tế nông thôn mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn nông thôn Hệ thống QTDND chỉ có thể vượt qua những khó khăn và thách thức khi khắc phục những mặt yếm kém tồn tại trong quá trình hoạt động và phát huy những ưu điểm của loại hình TCTD hợp tác Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các QTDND là vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Trang 122
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành lập mô hình QTDND Ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 390/TTg cho phép triển khai
Đề án thí điểm thành lập QTDND
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 03 QTDND đang hoạt động, các QTDND này được thành lập trong giai đoạn 1995-1996 Những năm qua, nền kinh tế trên địa bàn tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, sớm tạo được thế ổn định và tốc độ phát triển khá Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của đông đảo của nhân dân được cải thiện
rõ rệt, đặc biệt nhiều vùng nông thôn trong tỉnh đã có một số thay đổi căn bản và tốc
độ đô thị hoá nhanh, với những thành tựu to lớn trên tỉnh nhà đã tận dụng triệt để mọi nguồn lực từ ngoại lực và nội lực để dành cho phát triển trong đó phải kể đến nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của các QTDND, đây là nguồn vốn đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà Hệ thống QTDND tỉnh Ninh Thuận đã và đang có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn
Cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế, những yếu kém, rủi
ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ Không ít TCTD gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn của hệ thống các TCTD Hệ thống QTDND Việt Nam cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng Các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng phải thường xuyên đương đầu với sự biến đổi ngày càng nhanh của môi trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong ngành
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng
đa dạng về số lượng các TCTD cũng như các nghiệp vụ ngày càng phức tạp, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới như: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm thị trường… thì hoạt động của hệ thống các QTDND còn nhiều hạn chế do quy mô còn quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, trình độ cán bộ còn yếu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động Nếu xảy ra rủi ro thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, có ảnh hưởng không những đến
Trang 133 nền kinh tế nông thôn mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn nông thôn Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, các QTDND cũng đã bộc lộ một số tồn tại làm cho chất lượng hoạt động hiệu quả chưa cao
Vì vậy việc phân tích hoạt động tại QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là rất quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động từ đó phát huy vai trò của nguồn vồn tín dụng đầu tư đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Có thể thấy rằng việc tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để khai thác các cơ hội, hạn chế những nguy cơ là việc làm cấp thiết của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay Với những lý do trên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là
chủ đề nghiên cứu cho luận văn Theo đó, tác giả sẽ tập trung hệ thống hóa các luận
cứ khoa học và đánh giá toàn diện quá trình hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập của nền kinh tế
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
giải pháp nâng cao hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn
định, tăng trưởng bền vững, khẳng định chủ trương củng cố, chấn chỉnh, hoàn thiện
và phát triển hệ thống QTDND là đúng đắn, đáp ứng mục tiêu phát triển loại hình kinh tế Hợp tác xã kiểu mới
Trang 144
Do nghiệp vụ chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay, nên mục tiêu nghiên cứu hướng đến tình hình huy động và sử dụng vốn, tình hình nợ xấu và
lợi nhuận của QTDND Ninh Thuận
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của QTDND khác với NHTM thế nào?
- Các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hoạt động có hiệu quả không?
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận dựa trên việc phân tích thực trạng các QTDND tác động đến hiệu quả kinh tế trên địa bàn
+ Phạm vi thời gian: Khảo sát số liệu hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2012-2016
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu trong hoạt động qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo công tác tín dụng, báo cáo công tác huy động vốn của các QTDND từ năm 2012 – 2016, so sánh số tương đối, tuyệt đối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu
- Đối tượng khảo sát: tổ chức thăm dò ý kiến các khách hàng gửi tiền với QTDND để có những đánh giá khách quan về các điểm mạnh và yếu?
6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan: tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của QTDND
Trang 155 Tổng hợp các cơ sở lý luận chung về mô hình hoạt động và tổ chức của
QTDND
Phân tích tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vào giai đoạn 2012-2016 Qua đó tổng kết những thành tựu đã đạt được, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó
Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản có liên quan về hoạt động và tổ chức của QTDND, phân tích tình hình hoạt động của các QTDND trên giác độ thực tiễn công việc
Phân tích thực trạng hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2016 và phát hiện ra những tồn tại còn hiện hữu trong quá trình thực hiện Qua đó tác giả khẳng định mặc dù hoạt động của các QTDND tỉnh Ninh Thuận đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu đặt ra thì còn nhiều hạn chế
Với định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống QTDND theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu Theo đó cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD: Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống QTDND; kiên quyết xử lý các QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi, không để xảy
ra đổ vỡ gây mất ổn định kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng ở địa phương, tác giả khẳng định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các QTDND trên địa bàn tỉnh là cần thiết Để góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đề xuất giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
8 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của Luận văn nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng và hiệu quả hoạt động
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2016
Trang 166 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ yêu cầu phải làm rõ cơ sở lý luận QTDND và thực tiễn đối với vấn đề hiệu quả hoạt động của TCTD để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động đối với QTDND, tác giả thu thập các tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả đã tìm hiểu xem các học giả đã đề cập vấn đề hiệu quả hoạt động của các TCTD như thế nào? Cơ sở lý thuyết về QTDND? Trong các kết quả nghiên cứu của họ có điểm nào luận văn có thể kế thừa để phục
vụ cho việc xây dựng nền tảng lý thuyết đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của luận văn Đặc biệt là các học giả đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM thế nào trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để có thể tham khảo xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả động của các QTDND Ninh Thuận Để đạt được mục đích này, luận văn đã thu thập tài liệu và tổng quan theo các vấn đề sau đây:
Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực QTDND
Lý luận về lĩnh vực QTDND còn khá mới mẻ và ít được phổ biến ở Việt Nam Mặc dù vậy trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu dưới dạng luận văn tiến sĩ Những công trình này đã nghiên cứu về hệ thống QTDND dưới những góc độ và phạm vi khác nhau Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Doãn Hữu Tuệ 2010, Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ
Tín dụng nhân dân Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội
Luận án đã sử dụng lý thuyết về hệ thống liên kết và các nguyên lý đặc trưng trong hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác Những vấn đề lý luận này đã được áp dụng khá rộng rãi ở những nước xây dựng thành công hệ thống tổ chức tín dụng hợp tác, đặc biệt là ở Canada và CHLB Đức, nhưng lại chưa được vận dụng trong quá trình xây dựng hệ thống QTDND Việt Nam Việc xác định đúng vị trí, chức năng của từng đơn vị cấu thành hệ thống QTDND và mối quan hệ thực chất giữa chúng là yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ
Trang 177 thống QTDND Việt Nam Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
hệ thống QTDND Việt Nam trong thời gian tới
Ngoài ra trong thời gian qua cũng có nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh khác nhau về hệ thống QTDND và giải pháp phát triển tín dụng ở khu vực nông nghiệp nông thôn Tác giả đã sưu tầm các công trình
có liên quan đến đề tài luận án, bao gồm:
- Hoàng Văn Tuấn và Nguyễn Đức Lệnh 2016, ‘Một số vấn đề đặt ra đối với
sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân’, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số
8 tháng 04/2016 trang 36-37
Công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để tập trung đánh giá
sự cần thiết, hiệu quả của mô hình QTDND đến sự phát triển của kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 và đưa ra một số vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống các QTDND nói chung
- Lê Thành Tâm và Trương Thị Hoài Linh 2013, ‘Phát triển hệ thống
QTDND - giải pháp tài chính phù hợp cho khu vực nông nghiệp nông thôn’, Tạp chí Ngân hàng, số 10 tháng 5/2013
Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng và dịch vụ tài chính ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam, chỉ ra sự phù hợp của mô hình QTDND đối với khu vực nông nghiệp nông thôn Tác giả đã phân tích SWOT đối với các QTDND để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống QTDND Việt Nam và từ đó tác giả
đã đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hệ thống QTDND
- Nguyễn Thị Phúc Hậu 2016, ‘Giải pháp nhằm khơi thông nguồn vốn tín
dụng cho pháp triển nông nghiệp nông thôn’, Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền tệ,
số 24 tháng 12/2016 trang 21-26
Trang 188 Tác giả đề cập đến chính sách tín dụng đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn của toàn ngành ngân hàng và đề ra các giải pháp đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến tín dụng nông nghiệp nông thôn nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn cụ thể như có chính sách hỗ trợ
về nguồn vốn, lãi suất ưu đãi Bài viết này tác giả đã áp dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu
- Trần Thanh Long 2017, ‘Nâng cao hiệu quả phát triển tín dụng đối với hộ
gia đình nông thôn qua hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 176+177 tháng 1&2/2017 trang 80-86
Bằng phương pháp định tính, nghiên cứu của Trần Thanh Long đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển tín dụng cho các hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam
- Trần Trọng Phong, Nguyễn Thế Hiệp và Bùi Thị Hà Phương 2016, ‘Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hạn chế tín dụng đen ở khu vực nông
thôn’, Tạp chí Thị trường Tài chính -Tiền tệ, số 18(459) phát hành tháng 9/2016-
trang 31
QTDND có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận, cho vay ở nông thôn và trên thực tế đã có nhiều đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng lại chưa được phát triển thích đáng để đẩy lùi tình trạng tín dụng đen - hiện đang có những diễn biến phức tạp Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn tại QTDND của các hộ gia đình ở nông thôn, mô hình hồi quy Logistc và Tobit được sử dụng cho 320 số liệu sơ cấp thu thập được cho thấy
có 9 biến độc lập được nghiên cứu có tác động đến quyết định vay vốn của các hộ gia đình ở nông thôn Trong đó các biến tuổi, thời hạn, số thành viên gia đình, mục đích vay vốn, diện tích và chi tiêu có tác động cùng chiều tới xác suất vay vốn tại quỹ tín dụng nhân dân trong khi thủ tục vay vốn và nghề lại có tác động ngược chiều đến xác suất vay vốn tại quỹ tín dụng nhân dân Từ những đánh giá thực tiễn cũng như từ kết quả hồi quy kinh tế lượng… các tác giả một lần nữa khẳng định vai trò của quỹ tín dụng nhân dân trong việc hạn chế tín dụng đen đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục…
Trang 199
- Trương Đông Lộc 2016, “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
QTDND ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng, số 171 phát hành tháng 8/2016- trang 16
Mục tiêu của nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của
121 QTDND trong giai đoạn 2010- 2012 Kết quả ước lượng bằng mô hình hiệu ứng cố định cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các QTDND có mối tương quan thuận với quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tăng trưởng vốn huy động, nhưng lại có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu của chính các QTDND này Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy các bằng chứng đểkết luận rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các QTDND
- Võ Thị Hoàng Nhi 2016, “Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong môi
trường pháp lý mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 19 tháng 10/2016 trang 36-40
Bài viết đã tập trung nghiên cứu những khó khăn đối với QTDND khi triển khai hoạt động theo các quy định mới ban hành của NHNN Việt Nam, nêu các giải pháp cụ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Tổng quan về tình hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động
Tác giả kế thừa các kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, cụ thể như:
- Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh 2012, “Phân tích hoạt động kinh doanh
của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Khoa học,
2012:21a trang 158-168
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các tỷ số tài chính Kết quả chỉ ra rằng, tỷ trọng đóng góp của hệ thống NHTMCP vào tăng trưởng kinh tế hàng năm đang trên xu hướng tăng cao Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống và các nhóm NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đều giảm mạnh Trong đó các ngân hàng có quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều
Trang 2010 nhất và khả năng phục hồi cũng chậm nhất so với các ngân hàng có quy mô lớn và vừa
- Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà 2012, “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Những vấn đề KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI, số 112017 trang 17-30
Bài viết này nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt động và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại các nước Đông Nam Á và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Với kỹ thuật phân tích hồi quy bảng và áp dụng ảnh hưởng cố định, nghiên cứu đã tìm thấy hai yếu tố (mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường) tác động ngược chiều hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong khi đó, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh 2013, “Hiệu quả hoạt động tại
các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 270 tháng
4/2013 trang 12-25
Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả đã kết hợp các phương pháp phân tích (phương pháp phân tích định tính và định lương) để đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó góp phần đề xuất và vận dụng phương pháp phân tích và gợi ý giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng
- Nguyễn Thị Ngân, Hoàng Công Gia Khanh và Đặng Hoàng Xuân Huy
2013, “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 86 tháng 5/2013 trang 16-32
Nghiên cứu này dùng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của 34 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động trung bình của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm cụ thể giảm từ 61,1% năm 2009 xuống còn 44,9% năm
2011 Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nhằm phát triển bền vững
- Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Tuân 2016, “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tàichính quốc tế”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 19
số Q1-2016 trang 88-101
Trang 2111 Bài viết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàngthương mại (NHTM) Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 2005 - 2011 theo phương pháp SFA (Stochatic Frontier Panel Data) Trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính Trong đó các nhân tố chủ quan tác động bao gồm: Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh
tế Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm:
tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng
- Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang 2013, “Các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 85 tháng 4/2013 trang 11-15
Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của của NHTM càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác
- Nguyễn Việt Hùng 2008, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
Luận án sử dụng các môhình đánh giá hiệu quả (mô hình biến ngẫu nhiên –SFA và mô hình bao dữ liệu –DEA) trên cơ sở đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cho Việt Nam trongviệc đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động của các ngân hàng thương mại
- Tạ Thị Kim Dung 2016, Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Chiến lược phát
triển
Trang 2212 Luận án đã làm rõ những vấn đề lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam; đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh toàn cầu hóa
Tóm lại: Qua nghiên cứu rà soát các tài liệu có liên quan, có thể nhận thấy
rằng các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích phát triển hệ thống QTDND và mô hình hệ thống QTDND, các tác giả đưa ra các giải pháp chung đối với hệ thống của QTDND Mặt khác mỗi công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung làm rõ một khía cạnh nào đó của cả hệ thống QTDND, chưa đi sâu vào nghiên cứu quá trình hoạt động cụ thể của từng QTDND Từng QTDND sẽ có một đặc điểm riêng do phụ thuộc vào địa bàn hoạt động, do đó phải có các giải pháp cụ thể đối với từng QTDND cho phù hợp với thực tiễn
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ trong 63 tỉnh thành trên đất nước Việt Nam Hàng năm tình hình hạn hán gây gắt kéo dài trên diện rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 8,6% Tổng mức đầu tư toàn xã hội chưa lớn, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm chưa có sự đột phá trong công nghiệp, dịch vụ để tạo động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bên cạnh đó qua tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2016 thì tại tỉnh có 161.516 hộ hành chính trong đó số hộ nghèo 20.253 hộ chiếm tỷ
lệ trên 12,54%; số hộ cận nghèo 16.649 hộ chiếm tỷ lệ trên 10,31% Số liệu trên đã chứng minh tình hình kinh tế của tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển
Do đó nhu cầu vốn nhỏ lẻ đối với người dân là vô cùng cần thiết để phục vụ sản xuất với quy mô nhỏ (mỗi hộ gia đình đôi khi chỉ cần vay vài triệu đồng), nhưng nguồn vốn này người dân không dễ dàng tiếp cận được từ phía các NHTM QTDND tỉnh Ninh Thuận ra đời hoạt động chủ yếu ở khu vực nông thôn, phục vụ thành viên của quỹ với mục tiêu huy động vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ đã góp phần đáp ứng nhu cầu những món vay nhỏ Nhưng đến nay, tình hình hoạt động của các QTDND tỉnh Ninh Thuận chưa đạt hiệu quả cao Tại sao lại như vậy? Chưa có công trình nghiên cứu nào lý giải về vấn đề nay và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Trang 2313 Hoạt động của các QTDND mà cụ thể ở đề tài này là các QTDND trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì các nghiên cứu trước đây chưa được đề cập hoặc được nghiên cứu qua Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng lắp với các nghiên cứu đã được công bố về đối tượng nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các nội dung hoạt động của QTDND, trên tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây, trong luận văn đã phân tích thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại trong quá trình hoạt động, nêu rõ việc nâng cao hiệu quả hoạt động QTDND Ninh Thuận là thật sự cần thiết, tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND Ninh Thuận phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới
Bên cạnh đó, QTDND cũng là tổ chức trung gian tài chính, do dó có những đặc điểm hoạt động giống với các NHTM, từ kết quả tổng quan về hiệu quả hoạt động các NHTM của nhiều tác giả giai đoạn trước, tác giả thấy có nhiều điểm (về quan niệm, nội dung, bản chất của hiệu qủa kinh tế trong hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng) tác giả có thể kế thừa cho việc nghiên cứu ở chương 1
Trang 2414
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 1.1 Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng
1.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà số lượng và mức độ tiết kiệm của các chủ thể ngày càng gia tăng, đồng thời quy mô sản xuất không ngừng mở rộng vượt quá khả năng vốn tự có, dưới sức ép về lợi ích kinh tế, sự ra đời và phát triển các hình thức điều tiết vốn giữa các chủ thể với nhau là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu vốn thực tế khách quan của nền kinh tế xã hội Các chủ thể thừa vốn không đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của các chủ thể thiếu vốn - là người chi tiêu cuối cùng mà thông qua các tổ chức đóng vai trò trung gian tài chính
Quá trình xã hội hóa càng phát triển, đạt trình độ cao làm cho đồng tiền có khả năng tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng Sự mua bán chuyển nhượng quyền sở hữu và quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn đòi hỏi phải có các định chế tài chính trung gian ra đời và phát triển làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế thị trường
Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính-tiền tệ Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu
tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác, nhằm mục đích lợi nhuận
Những định chế tài chính trung gian chủ yếu xuất hiện trong các nền kinh tế thị trường gồm: Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng, Ngân hàng tiết kiệm…
Nói về mặt lịch sử, Quỹ tín dụng nằm trong số những định chế tài chính mới được phát sinh gần đây, xuất hiện cách đây hơn 100 năm Loại định chế tài chính này chỉ nhằm duy nhất đáp ứng yêu cầu riêng cho những người chỉ tiết kiệm và cũng chỉ vay mượn một số tiền ít ỏi Hội viên quỹ tín dụng góp vốn nhằm tài trợ cho yêu cầu của những hội viên khác
Ở Đức, các quỹ tín dụng ra đời vào giữa thế kỷ 19, xuất phát từ các phong trào bình dân nhằm giúp đỡ công nhân vốn thường gặp khó khăn khi muốn vay tiền ngân hàng hoặc phải chịu lãi quá đắt khi vay vốn Cha đẻ các quỹ tín dụng ở Bắc
Mỹ là một nhà báo Canada, Alphonse Desjardins, người đã tổ chức quỹ tín dụng
Trang 2515 đầu tiên – gọi là quỹ bình dân - ở bang Quebec vào năm 1900, quỹ tín dụng thoạt đầu nhằm giúp cho các gia đình vay được những khoản tiền nhỏ với lãi suất hợp lý
Ở Hoa Kỳ, quỹ tín dụng đầu tiên được hợp pháp hóa là St.Mary’s Cooperative Credit Association ra đời năm 1909, nó thực hiện các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm và cho vay thành viên cho hội viên là giáo dân thuộc nhà ờ ở thành phố Manchester, New Hampshire Cũng vào năm 1909 này, tiểu bang Massachusetts đã ban hành đạo luật đầu tiên về Quỹ tín dụng trong nỗ lực chống lại lãi suất cho vay quá cao mà một số định chế tài chính buộc những người đi vay ít vốn phải chịu (Hồ Diệu 1998)
Ở Mỹ, các Liên hiệp tín dụng (Credit Unions) cũng có mô hình tương tự như quỹ tín dụng Đây là các tổ chức cho vay có quy mô nhỏ, có tính chất hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt (ví dụ các nhân viên của một công ty) Mục đích của các liên hiệp này là cho các thành viên vay với lãi suất thấp nhất có thể Họ thu nhận vốn bằng cách bán cổ phần cho các thành viên và các thành viên ngoài việc được quyền vay ưu đãi còn được hưởng cả lãi từ cổ phần mà
họ mua Các khoản vay từ quỹ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua hàng hóa tiêu dùng hơn là mua nhà Từ sau năm 1980, các liên hiệp tín dụng cũng được phép phát hành các tài khoản tiền gửi thanh toán và có thể thực hiện các khoản cho vay bất động sản ngoài các khoản cho vay tiêu dùng (Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hưởng 2016)
Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2004, trang 211) cho rằng “Quỹ tín dụng là một định chế tài chính thuộc sở hữu tập thể, được thành lập trên cơ sở sự đóng góp vốn cổ phần của các thành viên Các thành viên của quỹ tín dụng tự nguyện đóng tiền để thành lập quỹ và được công nhận như là một cổ đông của quỹ Những người sỡ hữu vốn góp có quyền vay tiền của quỹ khi có nhu cầu”
Từ những khái niệm trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quỹ tín dụng theo sự hiểu biết của bản thân như sau: “quỹ tín dụng là một mô hình tổ chức đặc biệt so với mọi định chế tài chính còn lại, mục tiêu hướng tới của các quỹ tín dụng là sự hỗ trợ cộng đồng đối với các thành viên, tính chất hoạt động của nó là phi lợi nhuận Quỹ tín dụng có mô hình tổ chức dưới dạng tương hỗ, các thành viên gửi tiền đồng thời là chủ sở hữu Các tổ chức này mang tính đóng, đem lại các dịch vụ tài chính
và các khoản cho vay với lãi suất cạnh tranh dành cho thành viên Vì lý do phi lợi
Trang 2616 nhuận và không cung cấp dịch vụ rộng rãi nên quy mô của mỗi quỹ tín dụng là rất nhỏ nếu đặt trong mối tương quan với các NHTM”
1.1.2 Đặc điểm của Quỹ tín dụng
Thứ nhất, Quỹ tín dụng được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình đằng Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh giá bằng nhau Mỗi thành viên có một và duy nhất chỉ có một phiếu bầu không xét đến việc thành viên đã gửi vào hoặc đã mượn của quỹ bao nhiêu tiền Sau đó, họ cùng nhau bầu ra người quản lý Các thành viên của quỹ sẽ được hưởng quyền vay tiền của quỹ khi cần thiết Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên và tiếp nhận thêm những thành viên mới Thành viên tham gia Quỹ tín dụng có quyền sở hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của Quỹ tín dụng, thành viên vừa là người góp vốn, vừa là người gửi vốn và vay vốn, thành viên được hưởng các dịch vụ và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng
Thứ hai: Phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng chủ yếu ở các địa bàn nông nghiệp nông thôn, các tụ điểm dân cư gắn với địa bàn hành chính cấp xã phường hoặc liên xã, liên phường, có thể trong phạm vi ngành nghề Do đó, thế mạnh của Quỹ tín dụng là bám sát khách hàng nên có thể nắm bắt được nhu cầu và khả năng của thành viên, cung cấp các dịch vụ của quỹ một cách nhanh chóng và có hiệu quả
Thứ ba: Quỹ tín dụng hoạt động trong một hệ thống liên kết với các quỹ tín dung khác, có hệ thống từ Trung ương đến khu vực (tỉnh) và cơ sở Mỗi quỹ tín dụng là một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua hoạt động điều hoà vốn, tư vấn về kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin, đào tạo cán bộ, cơ chế phân tán và an toàn rủi ro, kiểm tra, kiểm soát trong cả hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống quỹ tín dụng phát triển bền vững
Thứ tư: Đối tượng phục vụ chủ yếu là thành viên, mọi sản phẩm, dịch vụ của quỹ tín dụng đều nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của thành viên quỹ tín dụng Quỹ không cho người ngoài vay tiền Ngoài cho các thành viên vay, quỹ cũng có thể đầu
tư vào chứng khoán
1.1.3 Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các Quỹ tín dụng
1.1.3.1 Tổ chức các Quỹ tín dụng
Trang 2717 Hầu hết các định chế tài chánh đều tổ chức như những Công ty với nhiều cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày và một số nhân viên giúp ban quản trị thực hiện công tác Tuy nhiên các Quỹ tín dụng cùng có một hình thức tổ chức thống nhất, một số mặt tương đồng với hình thức Công ty, một số mặt khác thì lại có sự khác biệt
- Quyền hạn chủ sở hữu: Thành viên tuyển chọn cán bộ then chốt cho Quỹ tín dụng và bỏ phiếu quyết định những dịch vụ nào cho phép quỹ cung ứng, quyết định lãi suất cho vay, cùng tỷ suất cổ tức chia theo số tiền gửi Thành viên Quỹ tín dụng được nhận tất cả thu nhập còn lại sau khi trừ chi phí điều hành và trích dự trữ vốn Số thu nhập này được trả theo 2 hình thức: cổ tức tính trên tài khoản tiết kiệm
và giảm tiền lãi đối với các khoản cho vay Nếu một quỹ tín dụng đóng cửa và thanh lý thì thành viên được quyền hưởng phần chia theo tỷ lệ của tài sản có còn lại sau khi trả hết các khoản nợ
- Vai trò của Hội đồng quản trị: hoạch định chính sách cho Quỹ tín dụng Chính hội đồng này vạch ra quy định nhận tiền ký gửi, cho vay và ổn định các loại dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu tài chính của thành viên Thông thường, thành viên Hội đồng này được bầu cử mỗi năm một lần tại Đại hội thường niên Cả hội đồng quản trị lần các cán bộ của quỹ đều phải là thành viên Quỹ tín dụng
Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng gồm: Đại hội thành viên, HĐQT, BKS, Giám đốc
+ Đại hội thành viên: Đại hội thành viên thảo luận và Quyết định những vấn đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo công khai tài chính,
kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ nếu có; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát; phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới; tăng, giảm vốn điều lệ, mức vốn góp của thành viên; bầu, miến nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát
và các thành viên khác của Ban kiểm soát; thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng theo đề nghị của Hội đồng quản trị; Quyết định khai trừ thành viên; chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với QTDND; sửa đổi, bổ sung điều lệ; những vấn đề khác do HĐQT, ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số thành viên đề nghị
Trang 2818 + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Quỹ tín dụng bao gồm chủ tịch và các thành viên khác của HĐQT; số lượng thành viên HĐQT do đại hội thành viên quyết định Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng định hướng, lập
kế hoạch và giám sát các hoạt động của Quỹ tín dụng
+ Ban kiểm soát: BKS do đại hội thành viên bầu, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng trong việc quản trị, điều hành Quỹ tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
+ Tổng giám đốc (Giám đốc): do HĐQT bổ nhiệm một thành viên hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc (giám đốc) Quỹ tín dụng Tổng giám đốc (giám đốc) là người điều hành cao nhất có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của Quỹ tín dụng
1.1.3.2 Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng
- Nguyên tắc tự nguyện: Mọi pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng; thành viên có quyền xin ra khỏi Quỹ tín dụng theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng
Đây là nguyên tắc rất cơ bản của hoạt động Quỹ tín dụng vì chỉ có những gì thành viên tự nguyện làm mới có phát triển và tồn tại lâu dài Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn toàn tự nguyện khi họ thấy có lợi và nhu cầu của họ được thoả mãn mà không phải bị ép buộc, cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi thành viên Quỹ tín dụng Họ là người tự quyết định về việc gia nhập hay rút khỏi Quỹ tín dụng, vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự nguyện tham gia, các thành viên mới quan tâm, nhiệt tình và hết lòng tâm huyết với Quỹ tín dụng, và như vậy Quỹ tín dụng mới có vững chắc để tập hợp được sức mạnh lâu dài về vật chất và tinh thần từ các thành viên cho sự phát triển Tuy nhiên muốn họ trở thành thành viên của Quỹ tín dụng thì nhiệm vụ của các cơ quan chức năng cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể phải tuyên truyền làm rõ lợi ích thiết thực về mô hình hoạt động của Quỹ tín dụng Phải tích cực tuyên truyền, thuyết phục để họ hiểu được quyền lợi, nghĩa
vụ và lợi ích của họ khi tham gia Quỹ tín dụng
Trang 2919
- Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai: thành viên Quỹ tín dụng có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng và có quyền ngang nhau trong biểu quyết
- Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng tự chủ
và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản
lỗ của Quỹ tín dụng, lãi được trích một phần vào các Quỹ của Quỹ tín dụng, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của các thành viên, phần còn lại chia cho các thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng
- Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng: thành viên phải phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong Quỹ tín dụng, trong cộng đồng xã hội
1.1.4 Các nghiệp vụ hoạt động của Quỹ tín dụng
- Thời gian đầu chỉ thực hiện chức năng nhận vốn góp của các thành viên và cấp tín dụng luân phiên cho các thành viên này, không áp dụng cho những người ngoài và chủ yếu là các khoản cấp tín dụng ngắn hạn
- Về sau, khi kinh tế thị trường phát triển, các quỹ tín dụng bắt đầu thực hiện các hoạt động huy động vốn như nhận tiền gửi không kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, các loại chứng khoán nợ… đồng thời mở rộng tín dụng cho các đối tượng ngoài tổ chức theo lãi suất thoả thuận với nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau
- Ngoài các nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng, quỹ tín dụng còn thực hiện các nghiệp vụ như nhận gửi vàng bạc, đá quý, thanh toán hộ, mua bán chuyển nhượng chứng khoán…
1.1.5 Vai trò của Quỹ tín dụng
Qũy tín dụng cũng là một định chế tài chính trung gian, do đó vai trò của Quỹ tín dụng được thể hiện thông qua vai trò của các định chế tài chính trung gian,
Trang 3020 dụng số vốn vay để đầu tư vào những dự án có lãi suất sinh lời cao nhưng lại tiềm
ẩn nhiều rủi ro Người cho vay không có đủ khả năng để giám sát những hoạt động của người đi vay sau khi đã cung cấp vốn Sự tồn tại của định chế tài chính nói chung và quỹ tín dụng nói riêng đã giảm thiểu rủi ro đạo đức Sự chuyên nghiệp trong thu thập và phân tích thông tin giúp các định chế tài chính trung gian lựa chọn được cơ hội đầu tư tốt hơn so với những người tiết kiệm nhỏ, riêng lẻ, nhờ vậy giảm thiểu lựa chọn đối nghịch, bảo đảm đồng vốn của người tiết kiệm được an toàn Đóng vai trò là trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay cuối cùng, các định chế tài chính trung gian đã thực hiện việc biến đổi tài sản về mức rủi ro, về khối lượng và thời hạn Vai trò này đem lại lợi ích cho cả người tiết kiệm lẫn người vay cuối cùng
- Góp phần giảm chi phí giao dịch của xã hội
Bằng cách tập hợp nguồn vốn từ nhiều khách hàng nhỏ lẻ và đưa vốn đến cho những nhà đầu tư khác, quỹ tín dụng đã làm giảm đi chi phí cho mỗi nhà đầu tư riêng lẻ, qua đó tạo cơ hội kiếm thu nhập cho những người có vốn nhàn rỗi cần đầu
tư
Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cũng làm giảm thiểu chi phí hoạt động Chuyên môn hóa giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất sử dụng tài sản… và
do đó tiết kiệm chi phí
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế:
+ Lợi ích đối với người tiết kiệm: Quỹ tín dụng là đầu mối tập trung những nguồn vốn tản mạn, tiềm ẩn trong dân cư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, những người buôn bán nhỏ ở ven đô tạo ra khả năng sinh lời vốn tiết kiệm làm gia tăng thu nhập đồng thời đảm bảo sự an toàn của nguồn vốn
+ Lợi ích đối với người vay vốn: thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.Việc tiếp cận đối với nguồn vốn vay từ các Quỹ tín dụng có nhiều thuận lợi đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế nhỏ lẻ tại vùng nông thôn
- Xuất phát từ một số đặc thù cơ bản của quỹ tín dụng so với các định chế tài chính trong nền kinh tế, quá trình hình thành và phát triển của quỹ tín dụng có một
số vai trò tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Trang 3121 + Hiện nay ở nhiều vùng, địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, hoặc kể cả nông thôn khi mà các tổ chức tín dụng thương mại khác còn gặp khó khăn khi tiếp cận đồng vốn đến với người dân thì các Quỹ tín dụng lại tỏ ra phù hợp, thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xã hội Ở khu vực nông thôn, người dân không thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để vay những món tiền nhỏ phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình Vì vậy, không ít hộ đã phải vay nặng lãi vừa nhanh vừa dễ dàng
để chi tiêu, sau đó phải trả với lãi suất cao, người không trả được lại phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương Các Quỹ tín dụng là nhân tố không thể thiếu góp phần giảm tình trạng đói nghèo, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, thông qua quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng tạo ra môi trường lành mạnh về tiền tệ tín dụng tại nông nghiệp, nông thôn, qua đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới
+ Điều đáng chú ý là Quỹ tín dụng hoạt động với tư cách như là một doanh nghiệp trên địa bàn, nên hàng năm hệ thống Quỹ tín dụng đã góp một phần đáng kể các khoản thuế cho ngân sách địa phương, trực tiếp tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở xã, phường, hỗ trợ đắc lực nhất cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ là thành viên một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và góp vào tăng trưởng kinh tế
+ Ngoài ra Quỹ tín dụng được thành lập có khu vực hoạt động hẹp, chủ yếu phục vụ trong nhóm cộng đồng nghề nghiệp, nhóm tôn giáo hoặc cộng đồng địa lý không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất tương hỗ
1.2 Hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng
1.2.1 Hiệu quả hoạt động là gì?
Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh-Việt” trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong
Trang 3222 việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó
Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hóa sử dụng đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho Trong trường hợp này khái niệm hiệu quả tương ứng với cái mà ta gọi là hiệu quả kỹ thuật (khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một vec tơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng phí của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận Trong các trường hợp này hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh tế ( khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định), và mục tiêu của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức
hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận)
Theo Lê Văn Tư (2005) cho rằng “hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định”
Trong hoạt động của các NHTM, theo Nguyễn Việt Hùng (2008) hiệu quả được hiểu qua 2 khía cạnh sau “Khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu
tố đầu ra, hay khả năng sinh lời, hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác và xác suất hoạt động an toàn của các ngân hàng”
Nguyễn Khắc Minh (2006) cho rằng “hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”
Trang 3323 Cũng theo Nguyễn Việt Hùng (2008) thì “các hệ số tài chính là công cụ được
sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích, và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở cấp ngành và cấp quản lý của chính phủ Có nhiều loại hệ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinhlời, các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng”
Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh 2013 cho rằng “hiệu quả hoạt
động tại các NHTM được đánh giá theo phương pháp chỉ số Chỉ số tài chính cung
cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các ngân hàng Phân tích các hệ số tài chính được thực hiện trên cơ sở các số liệu trên báo cáo tài chính của NH được công bố trong thời gian nghiên cứu Đây là phương pháp phân tích truyền thống, được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM Việt Nam
và trong phân tích của các nhà nghiên cứu Các hệ số tài chính thường được chia thành các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như nhóm chỉ tiêu tăng trưởng, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu quản trị rủi ro”
Lê Văn Tư (2005) viết rằng “ theo cộng đồng Ngân hàng thế giới, để duy trì được tính lành mạnh và ổn định của Ngân hàng cần phải có 5 yếu tố, các yếu tố này được tiêu thức hoá thành phương pháp phân tích CAMEL Đây là phương pháp phân tích được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng nhằm đánh giá về mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của NH”
CAMEL là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau:
C ( Capital): Vốn của bản thân Ngân hàng
A (Asset quality): Chất lượng tài sản có
M ( Management ability) Năng lực quản lý
E (Earning) Khả năng sinh lời
L (Liquidity): Khả năng thanh khoản
Hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của một Quỹ tín dụng trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng.Vì nếu Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả thì uy tín của Quỹ tín dụng đó sẽ được tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng, do đó công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ được thuận lợi và phát triển Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng đó, Quỹ
Trang 3424 tín dụng mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy được nhiều và có điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng và tạo ra hiệu quả ngày càng tăng.Sự lành mạnh của hệ thống Quỹ tín dụng quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì Quỹ tín dụng là trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế Do vậy sự bất ổn của hệ thống Quỹ tín dụng sẽ tác động rất lớn đến các ngành nghề kinh tế khác nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung
Hiệu quả hoạt động của các NHTM được thể hiện ở rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên từ khái niệm, tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng, có thể rút ra một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Quỹ tín dụng và NHTM được thể hiện tại bảng 1.1, và từ đó dựa trên những lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như đã trình bày ở các mục trên, do đặc thù hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam, trong phạm vi bài viết phân tích về hiệu quả hoạt động tại QTDND Ninh Thuận, tác giả sử dụng một số tiêu chí hoạt động cơ bản được thể hiện ở một số phân tích chủ yếu theo phương pháp chỉ số tài chính Việc phân tích hiệu quả hoạt động của QTDND thông qua các tỷ số tài chính được xem xét qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng phát triển và quy luật vận động của chúng, ngoài ra việc nghiên cứu phải dựa vào thực tiễn hoạt động của QTDND và đi sâu vào từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích, từ đó sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu và dễ dàng tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
Bảng 1.1 Sự khác nhau cơ bản giữa Quỹ tín dụng và Ngân hàng Thương mại
Loại hình Là hoạt động theo mô hình hợp tác xã Doanh nghiệp cổ phần
Chủ sỡ hữu Thuộc sở hữu của các thành viên Thuộc sỡ hữu của các cổ đông Mục đích Sự tương trợ giữa các thành viên, phục
vụ sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống thành viên Tương trợ cộng đồng
Lợi nhuận cho các cổ đông
Phạm vi Hẹp, hoạt động trên địa bàn phường,
xã nơi đặt trụ sở chính của Quỹ tín
Rộng, tất cả các tổ chức, cá nhân và có thể hoạt động ở
Trang 3525 dụng và khách hàng chủ yếu là thành viên tham gia Quỹ tín dụng hoặc một lĩnh vực ngành nghề
phạm vi nước ngoài
Quản lý,
điều hành
Thành viên hoặc Đại biểu thành viên
Mỗi thành viên = một phiếu bầu
Được quản lý, điều hành, kiểm soát một cách tập trung bởi một nhóm cổ đông lớn Nghiệp vụ
huy động
vốn
Không được phát hành giấy tờ có giá
để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Được phát hành giấy tờ có giá
để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Lợi nhuận Trả lãi trên vốn góp của thành viên Lợi nhuận ròng cuối năm chủ
yếu được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông
QTDND cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn vững mạnh và sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Mục tiêu hàng đầu của Quỹ tín dụng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao (lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí và trích lập các quỹ theo quy định) và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động Để tăng lợi nhuận, QTDND cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, tiết kiệm chi phí Khi lợi nhuận tăng thì có điều kiện trích lập các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, tăng trưởng tín dụng, tạo uy tín đối với dân cư trên địa bàn từ đó thu hút thêm thành viên mới để bổ sung nguồn vốn tự có,
Do đó, khi nói đến hiệu quả hoạt động của QTDND thì hai vấn đề trước tiên
ta cần nhắc đến đó là nguồn vốn tại quỹ và sử dụng nguồn vốn, vì đây là những hoạt động mang tính trọng yếu, đem đến hiệu quả cho toàn QTDND Song song với hai chỉ tiêu này, để đánh giá hiê ̣u quả kinh doanh của các QTDND, thông thường người
ta sử du ̣ng hê ̣ thống chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, nợ xấu, tỷ lệ an toàn…Sau đây, tác giả nhóm các tiêu chí theo từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng
Trang 3626
- Phân tích về nguồn vốn hoạt động: QTDND cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển phải có vốn Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động Vì vậy muốn cho QTDND hoạt động ổn định thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của QTDND phải
đủ lớn mới đảm bảo cho QTDND mở rộng phạm vi và quy mô tín dụng cũng như các mặt hoạt động khác Một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn các thành viên vay phục vụ sản xuất kinh doanh Tóm lại, vai trò của vốn đối với hoạt động QTDND là rất quan trọng Với đặc điểm và mô hình QTDND là do thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các QTDND hoạt động bằng nguồn vốn do các thành viên đóng góp, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và đi vay các tổ chức tín dụng khác Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình QTDND luôn chú trọng việc đảm bảo sự tăng trưởng một cách ổn định các nguồn vốn của Quỹ kể cả vốn huy động và điều
lệ Cơ cấu nguồn vốn của QTDND cụ thể:
+ Vốn điều lệ: là vốn cổ phần của các thành viên đóng góp Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn nợ do đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay, song vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng Kinh doanh ngân hàng thường xuyên đối đầu với rủi ro Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng Vốn điều lệ Như vậy, nếu quy mô vốn Vốn điều lệ lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về QTDND
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑉Đ𝐿 = 𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐
𝑉Đ𝐿 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%
+ Huy động vốn từ dân cư và tổ chức: Các khoản tiền gửi loại này không thuộc sở hữu của QTDND nhưng QTDND được quyền sử dụng đối với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn Các hoạt động sử dụng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này Nguồn vốn này phản ánh uy tín và chất lượng kinh doanh của một tổ chức tín dụng
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑉𝐻Đ = 𝑉𝐻Đ 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑉𝐻Đ 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐
𝑉𝐻Đ 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%
Trang 3727 + Vốn đi vay: Tiền gửi mà QTDND nhận được là nguồn vốn QTDND có được một cách thụ động Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì QTDND phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của minh Nguồn vốn mà QTDND chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vay Vậy QTDND đi vay khi nào? Do điều kiện địa bàn hoạt động của phần lớn các QTDND là nông thôn, điều kiện kinh
tế địa phương đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển, việc huy động tiền gửi dân cư và vốn tích luỹ của QTDND còn có nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của thành viên và nhất là đảm bảo khả năng chi trả kịp thời, do đó các QTDND phải đi vay Mục đích là đáp ứng nhanh và hỗ trợ QTDND những thời điểm thiếu vốn cho vay, vốn đảm bảo thanh toán Đối với nguồn vốn này, các QTDND phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi Vì vậy phải đảm bảo
sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh doanh
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 = 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑛à𝑦 − 𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐
𝑉ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%
- Phân tích về tăng trưởng tín dụng: Huy động vốn là tiền đề để các QTDND
mở rộng hoạt động tín dụng Song việc huy động vốn chỉ thực sự có hiệu quả khi có
sự cân đối hợp lý giữa huy động và sử dụng vốn Nếu huy động quá nhiều so với khả năng sử dụng vốn, sẽ dẫn đến lãng phí vốn, tăng chi phí huy động, không mang lại hiệu quả kinh tế Cho vay là hoạt động quan trọng của QTDND, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, đem lại nguồn thu chính cho QTDND và cũng là hoạt động có tiềm ẩn rủi ro cao nhất, có thể nói thành công hay thất bại của QTDND tuỳ thuộc chủ yếu vào chức năng cho vay Khi khối lượng tín dụng tăng, thu nhập sẽ tăng Do vậy đánh giá hoạt động tín dụng là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung và QTDND nói riêng
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 − 𝑑ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 ∗ 100%
- Phân tích về lợi nhuận: Lợi nhuận của QTDND cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh
𝐿Ợ𝐼 𝑁𝐻𝑈Ậ𝑁 = 𝑇Ổ𝑁𝐺 𝑇𝐻𝑈 𝑁𝐻Ậ𝑃 − 𝑇Ổ𝑁𝐺 𝐶𝐻𝐼 𝑃𝐻Í
Thu nhập của QTDND chủ yếu từ hoạt động tín dụng, do đó lợi nhuận của QTDND càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng tốt, đồng thời lợi nhuận cao thì
Trang 3828 sau khi kết thúc năm tài chính việc trích lập các quỹ (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư và phát triển nghiệp vụ) sẽ được tính vào vốn chủ sở hữu cao góp phần mở rộng quy mô hoạt động QTDND
- Công tác phát triển thành viên: QTDND hoạt động và phát triển được là nhờ sự tham gia góp vốn của thành viên Thành viên QTDND là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định và tán thành Điều lệ, tự nguyên tham gia góp vốn thành lập QTDND (Khoản 2 điều 3 Thông tư 04/2015/TT-NHNN)
Thành viên tham gia quỹ nhiều thì vốn điều lệ tăng sẽ đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, vì khi thành viên tham gia quỹ sẽ góp vốn xác lập tư cách thành viên với mức vốn tối thiểu là 300.000 đồng, sau đó hàng năm các thành viên
sẽ tiếp tục góp vốn thường niên tối thiểu là 100.000 đồng Bên cạnh đó thông qua việc thu hút thành viên tham gia QTDND, chứng tỏ QTDND tích cực tuyên truyền vận động tạo được lòng tin của nhân dân đối với mô hình QTDND
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Trong các hệ số tài chính, hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
và hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là hai hệ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng hoặc định chế tài chính khác, được các cơ quan quản lý ngân hàng và các nhà phân tích tài chính sử dụng phổ biến nhất Ngoài ra còn có nhiều
hệ số đo lường khác về lợi nhuận như NIM, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên…, tuy nhiên xét trên góc độ QTDND, thì luận văn chỉ đưa ra 02 chỉ tiêu cơ bản:
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿Ợ𝐼 𝑁𝐻𝑈Ậ𝑁 𝑆𝐴𝑈 𝑇𝐻𝑈Ế
𝑇Ổ𝑁𝐺 𝑉Ố𝑁 𝐶𝐻Ủ 𝑆Ở 𝐻Ữ𝑈
Trang 3929 Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn chủ sở hữu do đó cho biết khả năng lành
mạnh trong hoạt động của một QTDND
Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước khi những biến động của nền kinh tế
Để tăng ROA các QTDND phải tìm cách gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời Trong các khoản mục của tổng tài sản thì cho vay là khoản đem lại lợi nhuân chủ yếu cho QTDND Để tối đa hóa lợi nhuận, QTDND gia tăng các khoản đầu tư tín dụng, tuy nhiên đây là khoản mục chứa đựng nhiều rui ro nhất Như vậy ROA càng cao thể hiện mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tổng tài sản
1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
Một QTDND muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo mối liên hệ giữa nguồn vốn và tài sản sao cho phù hợp và có hiệu quả Để đánh giá mối quan hệ này, ta thường sử dụng các chỉ tiêu: tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn hoạt động
và tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản có của QTDND Tỷ lệ cho vay cho biết mức độ theo đó tài sản có được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng
𝑇Ỷ 𝐿Ệ 𝐶𝐻𝑂 𝑉𝐴𝑌 = 𝐷Ư 𝑁Ợ 𝐶𝐻𝑂 𝑉𝐴𝑌
𝑁𝐺𝑈Ồ𝑁 𝑉Ố𝑁 𝐻𝑂Ạ𝑇 ĐỘ𝑁𝐺 𝑋 100%
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng của QTDND Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của QTDND, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng
Trang 40có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng
𝑇Ỷ 𝐿Ệ 𝐶𝐻𝑂 𝑉𝐴𝑌 = 𝐷Ư 𝑁Ợ 𝐶𝐻𝑂 𝑉𝐴𝑌
𝑁𝐺𝑈Ồ𝑁 𝑉Ố𝑁 𝐻𝑈𝑌 ĐỘ𝑁𝐺 𝑋 100%
Chỉ tiêu này phản ánh QTDND cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của QTDND, thể hiện QTDND đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì QTDND chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của QTDND chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì QTDND chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro
Thực trạng rủi ro ở các TCTD Việt Nam tập trung cao ở rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng bao hàm những tổn thất mà TCTD có thể phải gánh chịu khi khách hàng không có khả năng thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản tiền vay theo hợp đồng
- Chất lượng tín dụng: thể hiện ở chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ (%)
Đây là chỉ tiêu quan tro ̣ng nhất để đánh giá hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng và chất lượng tín du ̣ng Đó là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn Nếu tỷ lê ̣ này cao thì chất lượng tín du ̣ng thấp và ngược la ̣i (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 3% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường)
𝑇Ỷ 𝐿Ệ 𝑁Ợ 𝑋Ấ𝑈 = 𝑁Ợ 𝑋Ấ𝑈
𝑇Ổ𝑁𝐺 𝐷Ư 𝑁Ợ∗ 100%
Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các QTDND, vì hoạt động các QTDND chưa phát triển dịch vụ ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng là chủ