1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định giá giá trị du lịch của rừng ngập mặn rú chá bằng phương pháp chi phí du lịch

79 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 848,42 KB

Nội dung

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN************** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỊNH GIÁ GIÁ

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

DU LỊCH

Lớp: K48 KT & QLTNMT

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, 04/2018

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

DU LỊCH

Lớp: K48 KT & QLTNMT

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, 04/2018

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

DU LỊCH

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Trong thời gian thực tập ở Chi cục Kiểm Lâm Thừa Thiên Huế, tôi đã hoàn thành

đề tài: “Định giá giá trị du lịch của rừng ngập mặn Rú Chá bằng phương pháp chi phí du lịch” Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các

thầy cô giáo, các anh chị trong ban lãnh đạo phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế

đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường, giúptôi trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài Đặc biệt, tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Bùi Đức Tính đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoànthành tốt đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Sử dụng và Phát triển rừng đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc, học hỏi và biết thêm kinh nghiệm thực tếtrong suốt quá trình thực tập Và tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các bạn bè,

và đặc biệt là những người thân trong gia đình luôn kịp thời động viên giúp đỡ tôi vượtqua những khó khăn trong cuộc sống

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai xót do hạn chế vềtri thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phíathầy cô và các bạn để khóa luận này thêm phần hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mai Anh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 4

5 Cấu trúc của khóa luận 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Rừng ngập mặn 6

1.1.1.1 Khái niệm 6

1.1.1.2 Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn .7

1.1.1.3 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn trên Thế giới 9

1.1.1.4 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam 12

1.1.1.5 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn ở tỉnh Thừa Thiên Huế 14

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.2 Phương pháp chi phí du lịch 17

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp chi phí du lịch 17

1.1.2.2 Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch 18

1.1.2.2.1 Phương pháp chi phí du lịch cá nhân (ITCM) 18

1.1.2.2.2 Phương pháp chi phí du lịch vùng (TCM) 19

1.1.2.3 Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch 20

1.1.2.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí du lịch 22

1.2 Cơ sở thực tiễn về phương pháp chi phí du hành 23

1.2.1 Thực tiễn về áp dụng phương pháp chi phí du lịch trên thế giới 23

1.2.2 Thực tiễn về áp dụng phương pháp chi phí du lịch ở Việt Nam 26

CHƯƠNG II: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH 28

2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 28

2.1.1 Giới thiệu chung về xã Hương Phong 28

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 29

2.1.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 32

2.1.2 Giới thiệu chung về rừng ngập mặn 34

2.1.2.1 Vị trí địa lý 34

2.1.2.2 Đặc điểm thổ nhưỡng 34

2.1.2.3 Hệ thực vật ngập mặn 35

2.2 Hiện trạng bảo vệ, khai thác và sử dụng rừng ngập mặn Rú Chá 38

2.2.1 Hiện trạng khai thác, bảo vệ và quy hoạch rừng ngập mặn Rú Chá 38

2.2.2 Các dự án đầu tư vào rừng ngập mặn Rú Chá 39

2.3 Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho rừng ngập mặn Rú Chá 40

2.4 Tổng quan về đặc điểm các mẫu nghiên cứu 41

2.4.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội của du khách tham gia phỏng vấn 41

2.4.2 Đặc điểm tham quan du lịch của du khách 43

2.5 Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho rừng ngập mặn Rú Chá 46

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

2.5.2 Ước lượng chi phí du lịch 48

2.5.2.1 Chi phí đi lại 48

2.5.2.2 Chi phí thời gian 49

2.5.2.3 Chi phí sinh hoạt 50

2.5.2.4 Tổng hợp chi phí 51

2.5.3 Xây dựng đường cầu về du lịch của RNM Rú Chá 53

2.5.3.1 Xác định hàm cầu và đường cầu du lịch 53

2.5.3.1 Xác định thặng dư và giá trị giải trí 54

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 57

PHÁT TRIỂN RNM RÚ CHÁ 57

3.1 Định hướng 57

3.2 Giải pháp 57

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý RNM Rú Chá 57

3.2.2 Thu hút nguồn đầu tư phát triển vào khu vực Rú Chá 58

3.2.3 Tăng cường công tác quảng bá du lịch 58

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của RNM Rú Chá và cách thức bảo vệ Rú Chá 58

3.2.5 Huy động sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng 59

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônCSRD: Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội

ĐDSH: Đa dạng sinh họcHST: Hệ sinh thái

HTX NN: Hợp tác xã Nông nghiệpFAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp QuốcNTTS: Nuôi trồng thủy sản

RNM: Rừng ngập mặnTVNM: Thực vật ngập mặnUBND: Ủy ban nhân dânWTP: Willingness to pay (Mức sẵn lòng trả)WWF: World Wildlife Fund (Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Phân bố rừng ngập mặn theo vùng năm 2015 9

Biểu đồ 2: Diễn biến rừng ngập mặn qua từng thời kỳ 13

Biểu đồ 3: Tỉ lệ RNM tự nhiên phân bố tại các địa phương 15

Biểu đồ 4: Tỉ lệ RNM trồng phân bố tại các địa phương 17

Biểu đồ 5: Tổng chi phí của mỗi vùng 52

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ diện tích RNM trên toàn thế giới 2015 11

Hình 2: Tỷ lệ diện tích RNN theo quốc gia năm 2015 12

Hình 3: Bản đồ RNM Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà 38

Hình 4: Đường cầu về du lịch RNM Rú Chá 54

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diện tích RNM trên thế giới từ 1980 – 2015 10

Bảng 2: Diện tích RNM tự nhiên ở Thừa Thiên Huế tính đến năm 2017 14

Bảng 3: Diện tích RNM trồng của Thừa Thiên Huế tới năm 2017 16

Bảng 4: Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Hương Phong 31

Bảng 5: Thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá, xã Hương Phong 35

Bảng 6: Giá trị sử dụng của các loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá 37

Bảng 7: Đặc điểm giới tính và độ tuổi của du khách 41

Bảng 8: Nghề nghiệp học vấn và thu nhập của du khách 42

Bảng 9: Số lượng khách trong một nhóm 43

Bảng 10: Mức độ hài lòng của du khách 44

Bảng 11: Mức sẵn lòng chi trả của du khách 45

Bảng 12: Phân vùng xuất phát 47

Bảng 13: Số lượt tham quan của mỗi vùng trong một năm 47

Bảng 14: Tỉ lệ tham quan/1000 dân của mỗi vùng 48

Bảng 15: Chi phí đi lại của du khách 49

Bảng 16: Mức lương trung bình ngày của từng vùng 50

Bảng 17: Chi phí ăn uống của du khách 51

Bảng 18: Tổng hợp chi phí của mỗi vùng 51

Bảng 19: Giá trị V/1000 và TC 53

Bảng 20: Bảng giá trị giải trí mang lại cho du khách mỗi vùng 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Rú Chá được biết là một khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lạitrên vùng phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng là hệ sinh thái rừng ngậpmặn có diện tích lớn nhất trong khu vực đầm phá này Khu vực rừng ngập mặn RúChá có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loài tôm, cá đặc trưng của vùngđầm phá Tam Giang, tạo ra nguồn sinh kế lớn cho người dân địa phương Ngoài giá trịphòng hộ, giá trị sử dụng trực tiếp các sản phẩm từ rừng, Rú Chá còn tiềm tàng giá trị

du lịch to lớn cần được quan tâm, đầu tư phát triển Đó là lí do tôi chọn đề tài“ Định giá giá trị du lịch của rừng ngập mặn Rú Chá bằng phương pháp chi phí du lịch”.

 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về định giá giá trị cảnh quan bằng phương pháp chi

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ bảng hỏi đã được thiết kế phỏng vấn trực tiếpkhách du lịch

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

- Phương pháp lượng giá trị cảnh quan

 Kết quả đạt được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

- RNM Rú Chá có chức năng chính là góp phần giảm nhẹ các thiệt hại do thiêntai bảo vệ vùng ven biển, có vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm và điều hòakhí hậu Ngoài ra, tiềm năng du lịch của RNM là rất lớn nhưng hiện nay vẫn chưađược quy hoạch thành khu du lịch sinh thái Đồng thời giá trị môi trường của Rú Chávẫn chưa được định giá đầy đủ.

- Xác định được hàm cầu du lịch cho RNM Rú Chá:

V/1000 = 3,816 – 0,00000334 TCi

Và tổng giá trị giải trí là 180.940.000 đồng

Đó là cơ sở để xác định tổng giá trị kinh tế (TEV) mà RNM Rú Chá đem lại chocon người Cần phải nhận thức rõ giá trị của RNM Rú Chá cũng như các RNM kháccủa Việt Nam Thực chất giá trị của chúng lớn hơn rất nhiều giá trị tính toán ra ở luậnvăn này Bởi vì ngoài giá trị du lịch còn nhưng giá trị khác rất lớn của nó vẫn chưađược tính đến như lâm sản thu được hàng năm, giá trị sinh thái, về đa dạng sinh học,

về môi trường, về văn hóa lịch sử… Điều này khiến chúng ta có trách nhiệm tiếp tụcđầu tư bảo vệ và phát triển rừng hơn nữa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt mà Việt Nam là một trong những quốcgia được thiên nhiên ban tặng Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng, sinh sống của nhiềuloài động – thực vật Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm có giá trị về mặt kinh tếnhư: gỗ, củi, các loài thủy sản, rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng trong việc bảo

vệ bờ biển, bờ sông, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cuộc sống cộng đồng

Nước ta với đường bờ biển dài 3620 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển kinh tế biển và cho sự phát triển rừng ngập mặn Do vậy, một trong những nguồntài nguyên quan trọng của quốc gia là rừng ngập mặn Nó mang lại cho chúng ta tổnggiá trị kinh tế cao cả về giá trị sử dụng và phi sử dụng Tuy nhiên không phải ai cũngnhận thức được điều này Sự phát triển của nền kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa cùng với sự quản lý chưa chặt chẽ của các địa phương khiến cho diện tíchrừng ngập mặn ngày càng suy giảm nghiêm trọng Những khu rừng ngập mặn tự nhiênhầu như không còn Sự suy giảm thể hiện rõ nhất qua sự suy giảm về diện tích và chấtlượng các khu rừng ngập mặn

Trong những năm trở lại đây, tình hình thời tiết nước ta luôn diễn biến bấtthường Những hậu quả do biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn Do đóviệc triển khai các hoạt động để ứng phó và phòng chống với các thiên tai xảy ra bấtthường là hết sức cần thiết Thừa Thiên Huế cũng là địa phương có thời tiết rất khắcnghiệt, thường xuyên phải gánh chịu các thiên tai như mưa lớn, bão, lũ Hằng nămvào mùa bão lũ, nước biển xâm nhập vào đất liền, gây xói lở nhiều vùng đất ven biển,ven phá; phá hủy nhiều nhà cửa, hoa màu, ao hồ thủy sản gây thiệt hại lớn về người vàtài sản Trước tình hình khí hậu đang có những biến đổi gây bất lợi cho con người thìviệc trồng rừng ngập mặn ven biển để phòng hộ góp phần thích ứng với biến đổi khíhậu là điều đặc biệt quan trọng Các vùng đầm phá, khu vực ven biển sẽ an toàn hơnnếu có rừng ngập mặn bao quanh để chắn sóng, chắn gió và bảo vệ bờ biển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Rú Chá được biết là một khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lạitrên vùng phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng là hệ sinh thái rừng ngậpmặn có diện tích lớn nhất trong khu vực đầm phá này Khu vực rừng ngập mặn RúChá có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loài tôm, cá đặc trưng của vùngđầm phá Tam Giang, tạo ra nguồn sinh kế lớn cho người dân địa phương Ngoài giá trịphòng hộ, giá trị sử dụng trực tiếp các sản phẩm từ rừng, Rú Chá còn tiềm tàng giá trị

du lịch to lớn cần được quan tâm, đầu tư phát triển Đó là lí do tôi chọn đề tài“ Định giá giá trị du lịch của rừng ngập mặn Rú Chá bằng phương pháp chi phí du lịch”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp phát triển RNM Rú Chá

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giá trị du lịch của rừng ngập mặn Rú Chá

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Rừng ngập mặn Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã HươngTrà, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Báo cáo kinh tế xã hội của UBND xã Hương Phong

- Ngoài ra đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học,sách, báo, internet và các tài liệu có liên quan

4.1.2 Số liệu sơ cấp:

Được thu thập từ bảng hỏi đã được thiết kế phỏng vấn trực tiếp khách du lịch.Trong phân tích thống kê mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định.Trước khi tiến hành điều tra, do đã xác định chỉ điều tra khách trên 18 tuổi, là ngườiViệt Nam, không điều tra trẻ em, người dưới 18 tuổi Vì chúng ta cần một số thông tinđầy đủ và chi tiết về chi phí du lịch của du khách bao gồm cả chi phí nhìn thấy được

và chi phí ẩn Việc không điều ta du khách nước ngoài vì phụ thuộc vào việc phân chiavùng đến và việc tính tỉ lệ số khách trên 1000 dân Nếu đưa du khách nước ngoài vào

mô hình rất khó phân tích

Phiếu điều tra: Tiến hành thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra đối với cáckhách tham quan tại RNM Rú, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.Phiếu điều tra được thu thập bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên và trực tiếp 100 khách

du lịch đến tham quan RNM Rú Chá Mẫu điều tra được nghiên cứu thiết kế nhằm thuthập thông tin của du khách về thông tin chuyến đi, chi phí du lịch, cũng như các điềukiện kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn Tại thời điểm nghiên cứu, khách dulịch tập trung chủ yếu là du khách nội địa, khách quốc tế là không có

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp,phân tích các số liệu, thông tin về chuyến du lịch và vùng xuất phát của du khách.Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt,trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quátđối tượng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008, trang 12) Các phương pháp cụ thể được

sử dụng trong thống kê mô tả như: bảng tần suất, và số bình quân

- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các hệ số hồiquy thể hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí du hành và tỷ lệ tham quan của dukhách Từ đó xây dựng phương trình đường cầu du lịch của du khách đối với RNM RúChá bằng phần mềm Exel Data Analysis

- Phương pháp lượng giá trị cảnh quan: Ở đây sử dụng phương pháp chi phí dulịch, cụ thể là phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal travel cost method –ZTCM)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

5 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các sơ đồ và bảng biểu,kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về rừng ngập mặn và phương pháp chi phí du lịch

Chương 2: Định giá giá trị của RNM Rú Chá bằng phương pháp chi phí du lịchChương 3: Định hướng và giải pháp phát triển RNM Rú Chá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHI

PHÍ DU HÀNH 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Rừng ngập mặn

1.1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về RNM

Rừng ngập mặn (Mangroves) là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng biểnnhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp độngvật, thực vật đặc trưng Trong hệ sinh thái này, các động vật, thực vật, vi sinh vật trongđất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi và đồnghóa năng lượng Các quá trình nội tại như cố định năng lượng, tích lũy sinh khối, phânhủy vật chất hữu cơ và chu trình dinh dưỡng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tốbên như nguồn nước, thủy triều, nhiệt độ, độ mặn, lượng mưa [1]

FAO (1994) đã đưa ra định nghĩa RNM là những dạng cấu trúc thực vật đặc trưngcho vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới bảo vệ bờ, gồm các loại rừng: rừng bờbiển (coastal woodland), rừng thủy triều (tidal forest) và RNM (mangroves) [2]

Trong sách “Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn” của tác giả Barry

Clought (1995) được dịch bởi Phan Văn Hoàng [3], RNM được định nghĩa như sau:

“RNM là một tổ hợp đa dạng của các loài cây gỗ, cây bụi và địa dương xỉ sinh trưởngtrong một môi trường sống đặc thù – khu vực bán nhật triều nằm giữa đất liền và biển,dọc theo bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới.”

Tại điều 6, Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT về quy định tiêu chí xác định vàphân loại rừng, RNM được hiểu là “rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn cónước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.”

Có thể nói một cách tổng quát, RNM là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông,ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Cây ngập mặn sinh trưởng và phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

triển tốt trên các bãi bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thủy triều lên xuống hằngngày

1.1.1.2 Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn.

RNM có vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp rất nhiều lợi ích cho con người,động vật và hệ sinh thái xung quanh

 RNM là nơi có độ đa dạng sinh học cao

RNM là một trong những hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học rất cao và là hệsinh thái đặc trưng của đường bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới RNM cung cấp nơi

cư trú và nguồn thức ăn cho nhiều loài chim, cá, các loài động vật có vỏ (nghêu, sò,cua, ốc ) và nhiều loài động vật khác RNM là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôidưỡng quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm Nhờ các bùn bã được phânhủy tại chỗ, các chất do sông mang đến, các loài động vật phù du là thức ăn cho cácloài tôm, cá nhỏ Ngoài ra, RNM còn là nơi bảo vệ các loài động vật khi nước triềudâng lên và sóng lớn Khi gặp thời tiết bất lợi, thủy triều cao, sóng lớn, các loài độngvật đáy sông trong hang hoặc trên mặt bùn trèo lên cây để tránh sóng, và khi thời tiếttrở lại bình thường, thủy triều xuống thì chúng trở lại nơi sống cũ Do đó mà tính đadạng sinh học của RNM tương đối ổn định Hệ sinh thái RNM được xem là hệ sinhthái có năng suất sinh học cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.[4]

 RNM góp phần giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai

RNM có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đaikhỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơirừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh

Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diệntích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra Cũngbằng cách này mà cây RNM tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp LoàiMắm là cây tiên phong trong việc phát triển RNM chúng giúp cốt kết đất bùn loãng vàgiữ phù sa ở lại, sau đó là các loài khác phát triển theo như Đước, Bần, Ô rô, quá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

trình xảy ra liên tục, RNM ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi venbiển.[4]

 RNM có vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm và điều hòa khí hậu

RNM giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đạidương và sông ngòi Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh tháixung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển) RNM được ví như là quả Thận của môitrường Bằng các quá trình sinh hóa phức tạp, rừng ngập mặn phân giải, chuyển hóa,hấp thụ các chất độc hại

Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của nhữnghiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, RNM sẽ trở nên đặc biệt quan trọng đểbảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này RNM còn có tácdụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổikhí hậu) ra khỏi bầu khí quyển [4]

 RNM có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm

Khi nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất và nguồnnước ngầm bị nhiễm mặn Tuy nhiên, nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ thống rễ câychằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nộiđịa khi triều cường lên, tán lá cây hạn chế tốc độ gió, nhờ đó RNM đã giúp cho quátrình xâm nhập mặn diễn ra chậm hơn và trên phạm vi hẹp hơn.[4]

 RNM cung cấp sinh kế cho con người

RNM mang lại giá trị kinh tế cao, cung cấp kế sinh nhai cho nhiều người dânvùng ven biển Hệ sinh thái RNM rất phong phú và đa dạng, với nguồn lợi về thủy sảndồi dào, cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần Con người ăn, đánhbắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn.[4]

RNM còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng nhưcủi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, RNM có giá trị về văn hóa đối vớirất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch RNM đang là nơi cung cấp sinh kế cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiều người trên toàn thế giới, họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ nhữngcánh RNM

1.1.1.3 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn trên Thế giới

RNM là loại rừng tương đối hiếm trên toàn cầu Phần lớn chúng nằm ở vùngnhiệt đới, một vài khu vực ôn đới ẩm; phong phú và đa dạng nhất là dọc theo các bờbiển ẩm ướt, trong các khu vực châu thổ và các cửa sông

Biểu đồ 1: Phân bố rừng ngập mặn theo vùng năm 2015

Nguồn: FAO

Hiện nay, RNM đang phát triển ở 123 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới với 73loài được ghi nhận [5], tổng diện tích trên 14,2 triệu ha Giảm 20% tương đương 3,8triệu ha trong 35 năm qua do chủ yếu là chuyển đổi và phát triển ven biển Gần đây, tỷ

lệ thất thoát dường như đã chậm lại, mặc dù vẫn còn cao đáng lo ngại Khoảng187.000 ha đã bị mất hàng năm vào những năm 1980; con số này đã giảm xuống cònkhoảng 102.000 ha/năm trong giai đoạn 2000-2005, 35.600 ha /năm và 14.200 ha /nămtrong giai đoạn 2005-2010, 2010-2015 phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về giá trịcủa hệ sinh thái rừng ngập mặn Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến việc bảo

vệ RNM, diện tích RNM bị mất hằng năm đang được thu hẹp con số ngày càng đáng

kể Bên cạnh đó, các chính sách trồng mới RNM cũng được đẩy mạnh tại các quốc gia

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiều người trên toàn thế giới, họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ nhữngcánh RNM

1.1.1.3 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn trên Thế giới

RNM là loại rừng tương đối hiếm trên toàn cầu Phần lớn chúng nằm ở vùngnhiệt đới, một vài khu vực ôn đới ẩm; phong phú và đa dạng nhất là dọc theo các bờbiển ẩm ướt, trong các khu vực châu thổ và các cửa sông

Biểu đồ 1: Phân bố rừng ngập mặn theo vùng năm 2015

Nguồn: FAO

Hiện nay, RNM đang phát triển ở 123 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới với 73loài được ghi nhận [5], tổng diện tích trên 14,2 triệu ha Giảm 20% tương đương 3,8triệu ha trong 35 năm qua do chủ yếu là chuyển đổi và phát triển ven biển Gần đây, tỷ

lệ thất thoát dường như đã chậm lại, mặc dù vẫn còn cao đáng lo ngại Khoảng187.000 ha đã bị mất hàng năm vào những năm 1980; con số này đã giảm xuống cònkhoảng 102.000 ha/năm trong giai đoạn 2000-2005, 35.600 ha /năm và 14.200 ha /nămtrong giai đoạn 2005-2010, 2010-2015 phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về giá trịcủa hệ sinh thái rừng ngập mặn Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến việc bảo

vệ RNM, diện tích RNM bị mất hằng năm đang được thu hẹp con số ngày càng đáng

kể Bên cạnh đó, các chính sách trồng mới RNM cũng được đẩy mạnh tại các quốc gia

Châu Phi; 3.021

1000 ha 20,16%

Châu Á; 5.596

1000 ha 37,35%

Nam Mỹ; 1.948

1000 ha 13%

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiều người trên toàn thế giới, họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ nhữngcánh RNM

1.1.1.3 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn trên Thế giới

RNM là loại rừng tương đối hiếm trên toàn cầu Phần lớn chúng nằm ở vùngnhiệt đới, một vài khu vực ôn đới ẩm; phong phú và đa dạng nhất là dọc theo các bờbiển ẩm ướt, trong các khu vực châu thổ và các cửa sông

Biểu đồ 1: Phân bố rừng ngập mặn theo vùng năm 2015

Nguồn: FAO

Hiện nay, RNM đang phát triển ở 123 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới với 73loài được ghi nhận [5], tổng diện tích trên 14,2 triệu ha Giảm 20% tương đương 3,8triệu ha trong 35 năm qua do chủ yếu là chuyển đổi và phát triển ven biển Gần đây, tỷ

lệ thất thoát dường như đã chậm lại, mặc dù vẫn còn cao đáng lo ngại Khoảng187.000 ha đã bị mất hàng năm vào những năm 1980; con số này đã giảm xuống cònkhoảng 102.000 ha/năm trong giai đoạn 2000-2005, 35.600 ha /năm và 14.200 ha /nămtrong giai đoạn 2005-2010, 2010-2015 phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về giá trịcủa hệ sinh thái rừng ngập mặn Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến việc bảo

vệ RNM, diện tích RNM bị mất hằng năm đang được thu hẹp con số ngày càng đáng

kể Bên cạnh đó, các chính sách trồng mới RNM cũng được đẩy mạnh tại các quốc gia

Châu Phi; 3.021

1000 ha 20,16%

Châu Á; 5.596

1000 ha 37,35%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Bảng 1: Diện tích RNM trên thế giới từ 1980 – 2015

Khu vực 1980 2000 2005

Thay đổi hằng năm

2010

Thay đổi hằng năm

2015

Thay đổi hằng năm

2000 – 2005 2005 – 2010 2010 – 2015

1000 ha 1000 ha 1000 ha 1000 ha % 1000 ha 1000 ha % 1000 ha 1000 ha % Châu Phi 3.670 3.218 3.160 -12 -0,36 3.070 -18 -0,57 3.021 -9,8 -0,32

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Theo FAO, khu vực rừng ngập mặn rộng nhất được tìm thấy ở châu Á, tiếp theocủa Châu Phi và Bắc và Trung Mỹ (Hình 1) Các nước đang phát triển (Indonesia,Australia, Brazil, Nigeria và Mexico) chiếm 48% tổng diện tích toàn cầu và 65% tổngdiện tích rừng ngập mặn được tìm thấy ở 10 nước (Hình 2) 35% còn lại trải rộng trên

114 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 60 khu rừng ngập mặn có ít hơn 10.000 ha.Châu Á, theo FAO (2015), là khu vực có độ che phủ rừng thấp nhất tỷ lệ diện tích đất,

có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất (khoảng hơn 5,5 triệu ha), và năm trong số mườiquốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trên toàn thế giới được tìm thấy trongkhu vực này

Hình 1: Bản đồ diện tích RNM trên toàn thế giới 2015

Nguồn: FAO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Hình 2: Tỷ lệ diện tích RNN theo quốc gia năm 2015

Nguồn: FAO 1.1.1.4 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có chiều dài tiếp giáp với biển, thường xuyên phải chịuảnh hưởng của thiên tai Do đó, RNM có vai trò rất quan trọng, là tấm lá chắn bảo vệcho các rừng ven biển

RNM ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thànhphố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và các tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ven bờ, diện tíchrừng ngập mặn trong cả nước đã bị giảm sút nghiêm trọng Trong hơn năm thập kỷqua, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943 Giai đoạn 1943 - 1990,

tỷ lệ mất RNM trung bình là 3.266 ha/năm, đến giai đoạn 1990 - 2012 là 5.613ha/năm Trong 22 năm qua (1990 - 2012) tỷ lệ mất RNM gấp 1,7 lần giai đoạn 47 nămtrước (1943 - 1990) Theo thống kê, tính đến năm 2012, 56% tổng diện tích RNM trêntoàn quốc là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều caocây và đa dạng thành phần loài Những cánh RNM nguyên sinh còn rất ít Sự suy giảmtrầm trọng của diện tích RNM đồng nghĩa với tính ĐDSH của HST suy giảm, đặc biệtcác loài thủy sinh không còn bãi đẻ và nơi cư ngụ Mặc dù trong những năm gần đâyRNM đã được trồng khôi phục lại, tuy nhiên diện tích đạt được rất ít

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 2: Diễn biến rừng ngập mặn qua từng thời kỳ

Nguồn:Bộ NN & PTNN

Có thể thấy, diện tích RNM ở nước ta liên tục suy giảm trong hơn nửa thế kỷqua Các nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích RNM giảm là vì tình hình phát triểnkinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa và cụ thể là phong trào nuôi tôm Phá RNM vàxây dựng bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản xảy ra khá phổ biến hiện nay tại các tỉnh

có RNM Điều này đã làm ngăn cản sự lưu thông của nước mặn, làm chết RNM.Không những vậy, với cách nuôi không phù hợp cũng làm cho môi trường đầm bị ônhiễm do sự hình thành H2S và NH4 trong quá trình phân hủy các xác cây ngập mặn.Ngoài ra, các hoạt động khai thác gỗ củi, tài nguyên thủy sản quá mức; ô nhiễm môitrường và ảnh hưởng của bão, sóng biển cũng là một trong những nguyên nhân gâymất RNM

Tuy nhiên trong những năm qua chính quyền Việt Nam cũng đã có những chủtrương bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái RNM tại nhiều địa phương trong cả nước.Bên cạnh đó, còn có sự tham gia hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ trong côngtác này như: Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, Hội chữ thập đỏ Nhật Bản, WWF Mộttrong những khu vực được xem là ưu tiên trong công tác này đó là các tỉnh miền Trungcủa Việt Nam Nhờ công tác trồng rừng ngập mặn được đẩy mạnh tại các tỉnh thành

Trang 25

ven biển mà diện tích RNM ở nước ta những năm qua đã có những chuyển biến tíchcực, năm 2016 diện tích RNN cả nước là 203,5 nghìn ha.

1.1.1.5 Tình hình phân bố và phát triển rừng ngập mặn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Diện tích RNM tự nhiên ven biển Thừa Thiên Huế hiện tại còn khoảng 10 ha.Các khu RNM chủ yếu là RNM Rú Chá ở xã Hương Phong (thị xã Hương Trà), xãLộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) và thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) bao gồm các loàicây trồng: cây chá, cây mắm, cây sú, cây bần, cây đước, cây xu ổi, tra biển, cây vẹt

Bảng 2: Diện tích RNM tự nhiên ở Thừa Thiên Huế tính đến năm 2017

Phân bổ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Xã Hương Phong 3,9 39%

Thị trấn Thuận An 1,3 13%

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH

Là một tỉnh ven biển miền Trung, Thừa Thiên Huế có hơn 128 km bờ biển cùngvới hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á (21.600 ha) vàđầm Lập An khoảng 1.600 ha Những đầm phá này nằm sau các cồn cát chạy dọc theo

bờ biển, nước sông đổ trực tiếp vào phá trước khi ra biển Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng

là địa phương có thời tiết rất khắc nghiệt, thường xuyên bị bão lụt Hàng năm vào mùalụt, bão (tháng 7 - 11), nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây xói lở nhiều vùng đấtven biển, ven phá, cuốn trôi nhiều nhà cửa, cây cối, ao hồ nuôi trồng thủy sản, gâythiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân Nên RNM ven biển là

vô cùng quan trọng Tuy vậy, hiện nay diện tích RNM tự nhiên trên địa bàn tỉnh làkhông nhiều Trong đó, 48% diện tích RNM tự nhiên phân bố tại xã Lộc Vĩnh, huyệnPhú Lộc Tại Thị trấn Thuận An, mặc dù là địa phương có biển nhưng chỉ có 13% diệntích RNM tự nhiên của cả tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 3: Tỉ lệ RNM tự nhiên phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH

Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộcsống của con người, thì vai trò của RNM càng trở nên đặc biệt quan trọng Các khuvực ven biển, ven phá của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM phòng hộ ở bênngoài chắn sóng, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển Vì vậy, việc phục hồi và phát triểnRNM trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả vềkinh tế, xã hội và môi trường Do diện tích RNM còn lại rất ít nên việc trồng cây đểphục hồi, cải tạo RNM là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ tàinguyên, môi trường các vùng đầm phá ven biển của Thừa Thiên Huế

Mỗi năm, do tác động của biến đổi khí hậu gây ra các cơn bão và lũ lụt ngàycàng mạnh và thất thường, Thừa Thiên Huế phải hứng chịu những thiệt hại nghiêmtrọng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng và các dịch vụtiện ích

Năm 2010, Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan đã hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huếtrồng thử nghiệm 4000 m2 với 2000 cây ngập mặn tại Cồn Tè, với tỷ lệ sống trên 80%,chiều cao cây trung bình trên 1.5m và nhiều cây đã ra hoa kết trái Với thành công đóvào năm 2012 CSRD lại tiếp tục được Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan hỗ trợ đểtrồng thêm 2.5 ha RNM với 4000 cây ngập mặn Đến nay cây sinh trưởng và phát triểntốt với tỷ lệ 75% Toàn bộ diện tích RNM tại Cồn Tè được người dân đặt tên là

Xã Hương Phong

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 3: Tỉ lệ RNM tự nhiên phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH

Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộcsống của con người, thì vai trò của RNM càng trở nên đặc biệt quan trọng Các khuvực ven biển, ven phá của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM phòng hộ ở bênngoài chắn sóng, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển Vì vậy, việc phục hồi và phát triểnRNM trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả vềkinh tế, xã hội và môi trường Do diện tích RNM còn lại rất ít nên việc trồng cây đểphục hồi, cải tạo RNM là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ tàinguyên, môi trường các vùng đầm phá ven biển của Thừa Thiên Huế

Mỗi năm, do tác động của biến đổi khí hậu gây ra các cơn bão và lũ lụt ngàycàng mạnh và thất thường, Thừa Thiên Huế phải hứng chịu những thiệt hại nghiêmtrọng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng và các dịch vụtiện ích

Năm 2010, Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan đã hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huếtrồng thử nghiệm 4000 m2với 2000 cây ngập mặn tại Cồn Tè, với tỷ lệ sống trên 80%,chiều cao cây trung bình trên 1.5m và nhiều cây đã ra hoa kết trái Với thành công đóvào năm 2012 CSRD lại tiếp tục được Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan hỗ trợ đểtrồng thêm 2.5 ha RNM với 4000 cây ngập mặn Đến nay cây sinh trưởng và phát triểntốt với tỷ lệ 75% Toàn bộ diện tích RNM tại Cồn Tè được người dân đặt tên là

39%

48%

13%

Xã Hương Phong Xã Lộc Vĩnh Thị trấn Thuận An

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Biểu đồ 3: Tỉ lệ RNM tự nhiên phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH

Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộcsống của con người, thì vai trò của RNM càng trở nên đặc biệt quan trọng Các khuvực ven biển, ven phá của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM phòng hộ ở bênngoài chắn sóng, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển Vì vậy, việc phục hồi và phát triểnRNM trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả vềkinh tế, xã hội và môi trường Do diện tích RNM còn lại rất ít nên việc trồng cây đểphục hồi, cải tạo RNM là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ tàinguyên, môi trường các vùng đầm phá ven biển của Thừa Thiên Huế

Mỗi năm, do tác động của biến đổi khí hậu gây ra các cơn bão và lũ lụt ngàycàng mạnh và thất thường, Thừa Thiên Huế phải hứng chịu những thiệt hại nghiêmtrọng trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng và các dịch vụtiện ích

Năm 2010, Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan đã hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huếtrồng thử nghiệm 4000 m2với 2000 cây ngập mặn tại Cồn Tè, với tỷ lệ sống trên 80%,chiều cao cây trung bình trên 1.5m và nhiều cây đã ra hoa kết trái Với thành công đóvào năm 2012 CSRD lại tiếp tục được Cục Hợp Tác và Phát Triển Hà Lan hỗ trợ đểtrồng thêm 2.5 ha RNM với 4000 cây ngập mặn Đến nay cây sinh trưởng và phát triểntốt với tỷ lệ 75% Toàn bộ diện tích RNM tại Cồn Tè được người dân đặt tên là

Thị trấn Thuận An

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

ADAPTS để nói lên tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường và ứng phóvới biến đổi khí hậu.

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Nokia phối hợp với Hội khoa học kỹ

thuật lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng

cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế" Dự án được thực hiện trong

gần 2 năm, từ tháng 11/2012 đến tháng 7/2014 Dự án được tài trợ bởi WWF với mụctiêu thông qua hoạt động trồng cây ngập mặn và chuyển giao các kỹ năng quản lý rừngbền vững cho người dân địa phương Cùng với các hoạt động được triển khai đồngthời là tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, chính quyền và người dân địa phương

về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của rừng ngập mặn, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật vềgieo trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng ngập mặn cho người dân địa phương

Tháng 7/2016, được sự hỗ trợ từ Tổ chức Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên(WWF), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếnhành trồng hơn 3.000 cây ngập mặn ở vùng ven đầm Lập An, Lăng Cô (Thị trấn Lăng

Cô, Huyện Phú Lộc), với sự tham gia của gần 100 đoàn viên thanh niên Trường Đạihọc Nông Lâm Huế và hội viên Chi hội nghề cá Thị trấn Lăng Cô Đây là đợt trồngcây thứ 3 kể từ đầu năm 2016 và đã có tổng cộng gần 10.000 cây ngập mặn được trồngtại vùng ven đầm Lập An, Lăng Cô Hai loại cây chính được trồng ở đây là cây mắm(tên khoa học là Avicennia marina thuộc họ Verbenaceae) và cây đước (tên khoa học

là Rhizophora apiculata Blume) Đây cũng chính là 2 loại cây trồng chủ lực trong dự

án trồng rừng ngập mặn ở vùng ven đầm phá Thừa Thiên Huế trong những năm qua

Bảng 3: Diện tích RNM trồng của Thừa Thiên Huế tới năm 2017 Phân bố Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Huyện Quảng Điền 44,05 67,8%Thị xã Hương Trà 19,36 29,8%Huyện Phú Lộc 1,56 2,4%

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH, 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Như vậy, tính tới năm 2017 diện tích RNM được trồng ở Thừa Thiên Huế là64,97 ha trong tổng 74,97 ha RNM của tỉnh

Biểu đồ 4: Tỉ lệ RNM trồng phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH, 2017

Tính tới năm 2017, diện tích RNM trồng trên địa bàn tỉnh phân bố chủ yếu nhiềunhất ở huyện Quảng Điền với 44,05 ha chiếm 67,8 % diện tích RNM trồng của toàntỉnh, tiếp tới là thị xã Hương Trà với 19,39 ha chiếm 29,8 % và cuối cùng là huyệnPhú Lộc với 1,56 ha chiếm 2,4 % Có thể thấy việc mở rộng, trồng mới RNM đangđược chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư RNM được trồng mới ở các địaphương có vị trí quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ đất liền và cộng đồng dân cư

1.1.2 Phương pháp chi phí du lịch

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp chi phí du lịch

Phương pháp chi phí du hành là phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị sửdụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm nào đó, liên quan đến các hệ sinh tháihoặc các vị trí được sử dụng để giải trí.[6]

Phương pháp này được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của cáckhu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới để tổ chức các

Huyện Quảng Điền

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Như vậy, tính tới năm 2017 diện tích RNM được trồng ở Thừa Thiên Huế là64,97 ha trong tổng 74,97 ha RNM của tỉnh

Biểu đồ 4: Tỉ lệ RNM trồng phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH, 2017

Tính tới năm 2017, diện tích RNM trồng trên địa bàn tỉnh phân bố chủ yếu nhiềunhất ở huyện Quảng Điền với 44,05 ha chiếm 67,8 % diện tích RNM trồng của toàntỉnh, tiếp tới là thị xã Hương Trà với 19,39 ha chiếm 29,8 % và cuối cùng là huyệnPhú Lộc với 1,56 ha chiếm 2,4 % Có thể thấy việc mở rộng, trồng mới RNM đangđược chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư RNM được trồng mới ở các địaphương có vị trí quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ đất liền và cộng đồng dân cư

1.1.2 Phương pháp chi phí du lịch

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp chi phí du lịch

Phương pháp chi phí du hành là phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị sửdụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm nào đó, liên quan đến các hệ sinh tháihoặc các vị trí được sử dụng để giải trí.[6]

Phương pháp này được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của cáckhu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới để tổ chức các

67,80%

29,80%

2,40%

Huyện Quảng Điền Thị xã Hương Trà Huyện Phú Lộc

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Như vậy, tính tới năm 2017 diện tích RNM được trồng ở Thừa Thiên Huế là64,97 ha trong tổng 74,97 ha RNM của tỉnh

Biểu đồ 4: Tỉ lệ RNM trồng phân bố tại các địa phương

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm TTH, 2017

Tính tới năm 2017, diện tích RNM trồng trên địa bàn tỉnh phân bố chủ yếu nhiềunhất ở huyện Quảng Điền với 44,05 ha chiếm 67,8 % diện tích RNM trồng của toàntỉnh, tiếp tới là thị xã Hương Trà với 19,39 ha chiếm 29,8 % và cuối cùng là huyệnPhú Lộc với 1,56 ha chiếm 2,4 % Có thể thấy việc mở rộng, trồng mới RNM đangđược chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư RNM được trồng mới ở các địaphương có vị trí quan trọng hàng đầu đối với việc bảo vệ đất liền và cộng đồng dân cư

1.1.2 Phương pháp chi phí du lịch

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp chi phí du lịch

Phương pháp chi phí du hành là phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị sửdụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm nào đó, liên quan đến các hệ sinh tháihoặc các vị trí được sử dụng để giải trí.[6]

Phương pháp này được sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lượng của cáckhu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi người thường lui tới để tổ chức các

Huyện Phú Lộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

hoạt động giải trí Giả thiết cơ bản là chất lượng môi trường được thể hiện ở chấtlượng các dịch vụ giải trí mà môi trường cung cấp giả thiết này Nếu xét về cầu thì:Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên [6]

Bản chất của phương pháp chi phí du lịch là sử dụng các chi phí của khách dulịch làm đại diện cho giá Mặc dù chúng ta không quan sát được con người mua chấtlượng hàng hóa môi trường nhưng chúng ta lại quan sát được cách họ đi du lịch đểhưởng thụ tài nguyên môi trường Đi du lịch là tốn tiền và tốn thời gian Các chi phí dulịch này có thể làm đại diện cho cái giá mà con người phải trả để hưởng thụ được cảnhquan môi trường Bằng cách thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu

tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm ) chúng ta thể ước lượng giá sẵn lòngtrả tổng cộng cho những cảnh quan môi trường cụ thể.[7]

1.1.2.2 Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch

1.1.2.2.1 Phương pháp chi phí du lịch cá nhân (ITCM)

Mô hình đơn điểm mô tả cầu giải trí cho một điểm (giải trí) của một người trongsuốt một mùa (có thể là 12 tháng).[7]

Số lượng cầu là số chuyến tham quan

Giá là chi phí trên một chuyến tham quan

r = f(tc r)

r: Số chuyến du lịch trong một mùa

tcr: Chi phí của một chuyến tham quan

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

mà khách du lịch đến nhiều lần trong một năm như vườn bách thảo, vườn bách thú,công viên

Vj: Số chuyến tham quan đến địa điểm j

TCij: Các chi phí cuộc viếng thăm từ vùng i đến địa điểm j

Xi: Các biến kinh tế xã hội khác (thu nhập, độ tuổi, giới tính ) của tổng thể vùng

i, cần thiết để giải thích biến V

Như vậy, ta phải xác định các biến:

- TCij: Tổng chi phí du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Để đơn giản cho phân tích, tách tổng chi phí du lịch làm 2 bộ phận:

Tổng chi phí du lịch/vùng = Chi phí du hành trung bình vùng ( chưa có phí vàocổng) + Mức phí vào cổng

- Vj: Số chuyến tham quan đến địa điểm j

Số chuyến tham quan đến địa điểm j = Tổng số chuyến tham quan của tất cả cácvùng tới địa điểm này

Số chuyến tham quan/vùng = Số chuyến tham quan/1000 dân của vùng đó x Dân

số của vùng (1000 người)

1.1.2.3 Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch

Trong phần này sẽ nêu các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch theovùng.[6]

- Bước 1: Xác định lợi ích hay giá trị cần đánh giá

Thông thường lợi ích cần đánh giá là giá trị của một địa điểm du lịch hay một địađiểm giải trí nào đó

- Bước 2: Thu thập dữ liệu và xác định vùng xuất phát của du khách

Dữ liệu cần thu thập gồm: nơi xuất phát của du, chi phí du hành trung bình vùng(khi chưa có phí vào cổng, gồm chi phí đi lại và chi phí thời gian), tổng số chuyếntham quan/vùng (khi chưa có phí vào cổng), và dân số của vùng (1000 người)

 Nơi xuất phát của nhiều nhóm du khách có thể được thu nhập qua khảosát thực tế tại địa điểm nghiên cứu và được tập hợp thành các vùng xuất phát khácnhau Có thể xác định được các vùng này bằng cách vẽ các vòng tròn đồng tâm, trong

đó khu vui chơi giải trí là tâm vòng tròn này Hoặc nơi xuất phát được phân theo địagiới hành chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

 Chi phí du hành trung bình vùng, tổng số chuyến tham quan/vùng có thểđược thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp khách tham quan tại địa điểm du lịch

 Dữ liệu về dân số của vùng có thể lấy từ số liệu thống kê

- Bước 3: Tính tỷ lệ số chuyến tham quan/1000 dân: V/1000

Tổng số chuyến tham quan

Số chuyến tham quan/1000 dân =

Dân số của vùng (1000 người)

- Bước 4: Thiết lập các giả thiết

- Bước 5: Hồi quy hàm số chi phí du hành

Giả sử đã tính được chi phí du lịch bao gồm các khoản mục chi phí đã nêu ởphần bản chất chi phí du lịch

- Bước 6: Xây dựng hàm cầu giải trí và biểu diễn trên đồ thị bằng đường cầu.

Phương trình hàm cầu giải trí có dạng:

Trang 33

a, b là các hệ số

Trong trường hợp bình thường, ta tính giá thắt ( Choke price: là mức giá mà tại

đó tổng số tham quan bằng 0) ta có thể vẽ đồ thị với trục tung là V/1000 và trục hoành

là TC

Trong trường hợp phân tích cho thêm mức phí vào cổng thì có thể biểu diễn trên

đồ thị bằng đường cầu với trục tung là tổng số chuyến tham quan mỗi vùng và trụchoành hoành là các mức phí vào cổng

- Bước 7: Tính thặng dư và giá trị giải trí

Dựa trên số người tham gia điều tra và số người tham quan địa điểm để tínhthặng dư tiêu dùng cho địa điểm

1.1.2.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí du lịch

Thứ ba, tính toán dựa trên tiêu dùng thực (quan sát được hành vi) Phương phápnày dựa vào sự lựa chọn thực, dữ liệu chi phí thực, do đó cho ta những giá trị thực Giátrị thu nhập dựa vào việc phỏng vấn các du khách về chi phí cho các chuyến thamquan du lịch của họ, vì thế đây là những chi phí thực không phải là chi phí ước lượng

Thứ tư, giá trị giải trí được người tiêu dùng trải nghiệm (không phải là giá trị líthuyết)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Nhược điểm:

Thứ nhất, trường hợp đi du lịch nhiều địa điểm, nhiều mục đích

Một hành trình cho nhiều nơi tham quan: nếu một cá nhân tham quan một vàiđiểm trong cùng một ngày nhưng chỉ được phỏng vấn theo phương pháp TCM tại mộtđiểm thì các nhà phân tích sẽ phân bổ chi phí du hành của cá nhân này nhưng khôngchính xác

Thứ hai, về sự đo lường cho phí du hành

Chi phí cơ hội của thời gian được đo bằng khoảng thời gian mà người ta bỏ ra để

du lịch, hai yếu tố cần được chú ý là mức thu nhập và ràng buộc về thời gian Nhưngnếu du khách đi du lịch vào ngày nghỉ, thì chi phí cơ hội của thời gian sẽ được tínhnhư thế nào so với người đi du lịch vào các ngày làm việc trong tuần Nếu chúng ta hỏiđối tượng về vấn đề này thì các chi phí sẽ rất khác nhau giữa những người trả lời

Thứ ba, do chỉ lấy mẫu người sử dụng địa điểm đó nên ít nhiều làm lệch đi ướclượng giá sẵn lòng trả, bởi vì người không sử dụng có thể không sẵn lòng gánh chịuchi phí du hành

Thứ tư, khi sử dụng phương pháp này chúng ta còn phải gặp một số trở ngại khácnhư: sự trả lời không chính xác theo mẫu hoặc những vấn đề liên quan đến của nhữngngười không sử dụng trực tiếp trong những trường hợp đó đòi hỏi người đánh giáphải có những cách xử lý về mặt kỹ thuật phù hợp

1.2 Cơ sở thực tiễn về phương pháp chi phí du hành

1.2.1 Thực tiễn về áp dụng phương pháp chi phí du lịch trên thế giới

Phương pháp TCM đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng đểxác định giá trị du lịch, giải trí cho các hệ sinh thái Năm 1959, Clawson tiến hànhnghiên cứu tại Yosemite, Grand Canion, Glacier và vườn quốc gia Shenandoah [6].Tác giả không đi xác định hàm cầu cho từng cá nhân mà đi tính toán số lượt khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

tham quan trên 100 nghìn cư dân dựa trên chi phí đi lại của du khách Mặc dù Clawonkhông xác định giá trị thặng dư tiêu dùng cho bất kỳ cá nhân nào, nhưng việc nghiêncứu này cũng đã chỉ rõ được cách dùng đường tổng cầu cho mục đích này.

Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi Knetsch (1964)[6] tại hồ chứa Kerr ởNorth Caroline Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng được đường cầu dưới dạnglogarit tự nhiên cho 12 vùng khác nhau:

Ln (v+0.8) = 3,82 - 2,3.9lnC

Trong đó

v: là số lượt viếng thăm tính theo 1000 cư dân của từng vùng

C : Chi phí đi lại

Knetsch đã thay đổi giá vé vào cổng bằng cách tăng chi phí C, sau đó tính số lượtviếng thăm theo 1000 ngư dân của từng vùng và tính gộp toàn bộ cho các vùng Sau đóKnetsch đã ước tính được lợi ích về mặt giải trí cho hồ chứa Kerr là vào khoảng 1,6triệu USD

Brown, Signh và Castle (1964) [6] đã ứng dụng phương pháp chi phí du lịch vàxây dựng được mô hình để đánh giá các lợi ích của hoạt động câu cá hồi ở bangOregon Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chia bang Oregon thành 35 vùng khácnhau Sau khi lựa chọn được mẫu điều tra từ những người đi câu cá có giấy phép,Brown cùng các cộng sự đã gửi bảng mẫu câu hỏi để xác định số ngày dùng cho câu cátrong từng vùng của bang, kết hợp với các thông tin khác như chi phí, thu nhập của hộgia đình, và cự li đi lại đến điểm nghiên cứu, các tác giả đã xây dựng được tươngquan:

Vi/Pi = h (ci , di , yi )

Trong đó :

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

Pi: Dân số trong vùng i

ci : Chi phí trong một ngày của vùng i

di : Cự li từ điểm thăm quan tới vùng i

yi : Thu nhập của hộ gia đình vùng i

Đồng thời Brown và các tác giả cũng đã đưa ra được kết quả về mô hình chobang Oregon như sau:

Ln(vi/Pi) = 0,951-0,128ci - 0,002di +0.007 yi

Và hàm tổng cầu là : Vi = Pi (ci , di , yi)

Tại Australia năm 1982 Bennett và Thomas đã khảo sát việc đưa chi phí thời gianvào thành một phần của chi phí đi du lịch ở vùng sông Murray phía Tây Australia [6].Năm 1990, Hunhoe sử dụng phương pháp chi phí du lịch để ước lượng được thặng dưtiêu dùng cho du khách đến thăm vùng dãy san hô lớn của Australia là 118 triệu đô/năm, và giá trị này có thể được so sánh với thu nhập bằng tiền của các phương án bảo

vệ môi trường khác

Tobias và Mendelsohn (1991) đã sử dụng TCM để đo lường giá trị du lịch sinhthái của khu bảo tồn rừng Monteverde Cloud tại Costa Rica Các tác giả này đã pháthiện ra rằng riêng các chuyến viếng thăm của du khách trong nước thể hiện cho giá trịhàng năm từ 97.500 USD đến 116.200 USD, và các chuyến viếng thăm của du kháchnước ngoài thể hiện giá trị thêm vào hàng năm là từ 400.000 USD đến 500.000 USD.Xue và các cộng sự (2000) đã sử dụng phương pháp du lịch phí theo vùng (ZTCM –Zonal Travel Cost Method) để xác định giá trị du lịch của khu bảo tồn sinh quyểnChangbaishan, miền Đông Bắc Trung Quốc Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng tổnggiá trị du lịch giải trí của khu sinh quyển này là 149,83 triệu nhân dân tệ (tương đương18,2 triệu USD).[6]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

1.2.2 Thực tiễn về áp dụng phương pháp chi phí du lịch ở Việt Nam

Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hồng Sơn (2001) [8], Khoa kinh tế Phát triển củaTrường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu khám phá ra giá trị dulịch giải trí của các đảo san hô xung quanh đảo Hòn Mun Trong nghiên cứu này cáctác giả đã áp dụng phương pháp du lịch phí để xác định giá trị du lịch giải trí của cácđảo

Giá trị giải trí của đảo Hòn Mun được ước lượng như sau:

- Mô hình chi phí du lịch cá nhân (ITCM)

Trong mô hình ITCM, thặng dư tiêu dùng (CS) của du khách mỗi lần tham quanđịa điểm giải trí là 422.277 đồng Lợi ích giải trí cho mỗi chuyến tham quan được tínhbằng cách tổng hợp CS của mỗi chuyến tham quan với chi phí trung bình cho mỗichuyến tham quan (chi phí trung bình mỗi lần tham quan là 651.661 đồng), tổng lợiích ước tính được là 126.948 tỷ đồng mỗi năm

- Mô hình chi phí du lịch vùng (ZTCM)

Đối với du khách trong nước thì khu vực xung quanh Hòn Mun được chia làm 10khu vực với khoảng cách càng xa dần điểm khởi hành của khách tham quan đến đảoHòn Mun Khu vực đầu tiên là Nha Trang và các khu vực xa nhất là Hà Nội Trongmột khu vực, người dân có sở thích tương tự nhau Tiếp theo, số lượng các khu vực sửdụng có thể khá lớn Đối với du khách nước ngoài thì chia thành 2 khu vực: Khu vực 1

là châu Á và châu Đại Dương; khu vực 2 là Bắc Mỹ và châu Âu

Để phục vụ cho nghiên cứu, ước tính được giá trị theo phương pháp TCM các tácgiả đã tiến hành điều tra phỏng vấn 390 người, trong đó 180 người Việt Nam và 210người nước ngoài

Đường cong nhu cầu giải trí thể hiện với chi phí du lịch thấp thì tỷ lệ thăm viếngcao còn khi chi phí cao thì tỷ lệ thăm viếng thấp (phần đường cong dốc đứng) Tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS Bùi Đức Tính

nhiên, việc tăng chi phí du lịch có tác động không lớn tới số chuyến tham quan của dukhách

Theo kết quả tính toán của tác giả, ta có đường cầu: P = 2,381 – 2,737Q

Trong đó: P là chi phí du lịch; Q là số chuyến tham quan/1000 dân của vùng

Từ đường cầu tuyến tính, thặng dư tiêu dùng của mỗi du khách là:

CS = 1 2 x số chuyến tham quan x giá du khách phải trả

Từ đó, tác giả tính toán được:

 Đối với khu vực 1 (khu vực châu Á, châu Đại Dương): CS = 370.000 đồng

 Đối với khu vực 2 (khu vực châu Âu, Bắc Mỹ): CS = 89.000 đồng

Tổng giá trị giải trí bằng tổng thặng dư tiêu dùng cộng với tổng giá thanh toán.Qua cuộc nghiên cứu, các tác giả đã tính toán được hằng năm Hòn Mun mang lại giátrị cho nền kinh tế là 259,8 tỷ đồng (khoảng 17,9 triệu USD) Thặng dư tiêu dùng đượcước tính là 45,5 tỷ đồng (khoảng 3,1 triệu USD), phản ánh lợi ích giải trí hằng nămcủa đảo Hòn Mun, nó cũng phản ánh số tiền mà du khách sẵn sàng trả để thưởng thứcgiá trị cảnh quan thiên nhiên trên đảo

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương I, đề tài đã trình bày các khái niệm về rừng ngập mặn từ nhiều tácgiả và tổ chức khác nhau cũng như làm rõ vai trò vô cùng quan trọng của rừng ngậpmặn Và đặc biệt đã trình bày phương pháp chi phí du lịch sử dụng cho đánh giá chấtlượng môi trường, bao gồm: khái niệm, cách tiếp cận, các bước thực hiện, ưu điểm vàhạn chế của nó Tác giả đã đưa ra một vài ví dụ về thực tiễn áp dụng phương pháp chiphí du lịch ở một số nước trên thế giới và một ví dụ điển hình ở Việt Nam Qua đó, tathấy rằng TCM đã được các nhà nghiên cứu sử dụng từ rất lâu và ngày càng được pháttriển, áp dụng rộng rãi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG II: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ

CHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH 2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu chung về xã Hương Phong

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, giới hạn: Hương Phong là một xã vùng bãi ngang ven biển, thấp

trũng, giáp phá Tam Giang, nằm cách trung tâm thị xã Hương Trà 20 km, cách Thànhphố Huế 12 km về phía Đông Bắc

- Phía Đông giáp thị trấn Thuận An - huyện Phú Vang

- Phía Tây giáp xã Quảng Thanh - huyện Quảng Điền

- Phía Nam giáp xã Hương Vinh - thị xã Hương Trà và xã Phú Mậu - huyện PhúVang

- Phía Bắc giáp xã Hải Dương - thị xã Hương Trà

Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.570 ha; gần 10,34 km chiều dài đường bờ venphá thuộc hai thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông

Xã có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 mét đến

2 mét Vùng ven phá thường bị nhiễm mặn, thiếu nước vào mùa khô, màu mưa bị ngậplụt Thổ nhưỡng ở đây là cát xám sáng cát xám vàng

Đặc điểm khí hậu, thủy văn:

Hương Phong nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc, nên chịuảnh hưởng khí hậu hai miền Nhiệt độ theo quan trắc của trạm khí tượng thành phốHuế cho thấy nhiệt độ trung bình năm của xã giống như của chung toàn thị xã là25,3oC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 29/01/2019, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Mộng (2003), Giáo trình quản lý môi trường ven biển, Đại học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình quản lý môi trường ven biển
Tác giả: Nguyễn Mộng
Năm: 2003
[2] FAO (1994). Mangrove forest management guidelines. FAO Forestry Paper 117.Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mangrove forest management guidelines
Tác giả: FAO
Năm: 1994
[3] Barry Clough, người dịch Phan Văn Hoàng (2014), Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn. NXB Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế và Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục chuyến hành trìnhtrong rừng ngập mặn
Tác giả: Barry Clough, người dịch Phan Văn Hoàng
Nhà XB: NXB Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế và Tổ chứcGỗ nhiệt đới Quốc tế
Năm: 2014
[6] Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thủy lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giátrị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2014
[7] Trần Hữu Tuấn, (2014). Định giá tài nguyên môi trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định giá tài nguyên môi trường
Tác giả: Trần Hữu Tuấn
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2014
[8] Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hồng Sơn (2001), Sử dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp chi phí duhành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hồng Sơn
Năm: 2001
[10] Trần Hiếu Quang và cộng sự (2013). Đa dạng thành phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí KHLN 2013, tr 3021 – 3025 Một số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí KHLN 2013
Tác giả: Trần Hiếu Quang và cộng sự
Năm: 2013
3. Trang web của Tổng cục Thống kê: http://gso.gov.vn Link
4. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vnTrường Đại học Kinh tế Huế Link
[4] Từ điển Wikipedia/Rừng_ngập_mặn#Vai_trò[5] FAO (2015), Global Forest Resources Assessment Khác
[9] UBND xã Hương Phong, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Hương Phong năm 2015, 2016, 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w