1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh

156 98 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 4,88 MB

Nội dung

Kết quả bước đầu cho thấy các yếu tố rủi ro từ BĐKH, việc thiếu nhân lực du lịch sinh thái, các hoạt động vui chơi giải trí và hành vi của du khách tại các khu du lịch là những yếu tố rủ

Trang 1

i

MỤC LỤC

BÁO CÁO TÓM TẮT vi

TÓM TẮT xii

ABSTRACT xiii

NỘI DUNG CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU HỘI ĐỒNG xiv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvi

DANH MỤC CÁC BẢNG xvii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ xix

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ xix

LỜI CẢM TẠ xx

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Nội dung nghiên cứu: 3

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Khái niệm rủi ro 5

1.2 Rủi ro cho du lịch 6

1.3 Du lịch sinh thái 7

1.3.1 Khái niệm du lịch sinh thái 7

1.3.2 Du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn 10

1.3.2.1 Thế mạnh của các khu bảo tồn trong phát triển du lịch sinh thái 10

1.3.2.2 Vai trò của du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn 10

1.3.3 Yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 10

1.3.4 Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 12

1.4 Rủi ro cho du lịch sinh thái 13

1.4.1 Rủi ro cho việc duy trì hoạt động du lịch sinh thái 13

1.4.1.1 Rủi ro cho việc bảo tồn hệ sinh thái 13

1.4.1.2 Rủi ro từ nhân lực du lịch 14

1.4.1.3 Rủi ro từ du khách 14

Trang 2

ii

1.4.2 Rủi ro cho du khách 14

1.4.3 Rủi ro cho việc đầu tư cho bảo tồn 14

1.4.4 Rủi ro cho cộng đồng và nền văn hóa địa phương 15

1.5 Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái 17

1.5.1 Mục đích đánh giá rủi ro 17

1.5.2 Đánh giá rủi ro trong quy trình quản lý rủi ro 17

1.5.3 Áp dụng đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái 20

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22

2.1 Tổng quan về huyện Cần Giờ 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.1.1 Vị trí địa lý 22

2.1.1.2 Địa hình 23

2.1.1.3 Khí hậu 24

2.1.1.4 Thủy văn 24

2.1.1.5 Thảm thực vật và tài nguyên rừng 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 25

2.1.2.1 Lịch sử phát triển 25

2.1.2.2 Dân cư - Lao động 26

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 26

2.1.2.4 Hoạt động kinh tế 27

2.2 Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 30

2.2.1 Khu dự trữ sinh quyển 30

2.2.1.1 Khái niệm 30

2.2.1.2 Chức năng của KDTSQ 30

2.2.1.3 Tiêu chí để trở thành KDTSQ thế giới 30

2.2.1.4 Phân khu trong KDTSQ 31

2.2.1.5 Những lợi ích của KDTSQ 31

2.2.2 Khái quát về KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ 32

2.3 Hoạt động du lịch tại Cần Giờ và trong KDTSQ 34

2.3.1.Du lịch Cần Giờ 34

2.3.1.1 Số lượng và cơ cấu khách du lịch 34

2.3.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 36

Trang 3

iii

2.3.1.3 Các hoạt động du lịch tại Cần Giờ 38

2.3.2.Hoạt động du lịch trong KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ 38

2.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái 41

2.3.3.1 Thuận lợi 41

2.3.3.2 Khó khăn 42

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO 44

3.1 Nguyên tắc chung 44

3.2 Mô tả các công cụ 45

3.2.1 Ma trận đánh giá rủi ro 45

3.2.1.1 Xác định mức độ tác động 46

3.2.1.2 Xác định khả năng xảy ra 48

3.2.1.3 Xây dựng ma trận đánh giá tủi ro 49

3.2.2 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 50

3.2.3 Phân tích các bên có liên quan 52

3.3 Thiết lập bối cảnh đánh giá 53

3.3.1 Đối tượng đánh giá 53

3.3.2 Phạm vi không gian 54

3.3.3 Những căn cứ sử dụng trong đánh giá 55

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57

4.1 Đánh giá rủi ro từ tai biến tự nhiên và môi trường 57

4.1.1 Nhận diện rủi ro 57

4.1.2 Phân tích rủi ro 59

4.1.2.1 Rủi ro do biến đổi các yếu tố môi trường 59

4.1.2.2 Rủi ro do ô nhiễm môi trường 61

4.1.2.3 Rủi ro do tai biến thiên nhiên 62

4.1.3 Đánh giá mức độ rủi ro 64

4.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá rủi ro do nước biển dâng 65

4.2.1 Nhận diện rủi ro 65

4.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho khu vực nghiên cứu 66

4.2.3 Đánh giá tác động ảnh hưởng nước biển dâng bằng công nghệ GIS 68

4.2.4 Đánh giá mức độ rủi ro do BĐKH 76

4.3 Rủi ro từ hoạt động của con người 76

Trang 4

iv

4.3.1 Xác định các bên có liên quan 76

4.3.2 Chính quyền địa phương 77

4.3.2.1 Nhận diện rủi ro từ công tác quản lý 77

4.3.2.2 Đánh giá mức độ rủi ro từ công tác quản lý 79

4.3.3 Rủi ro từ hoạt động kinh tế của người dân địa phương 79

4.3.3.1 Một số hoạt động sản xuất chính của người dân 79

4.3.3.2 Nhận diện các rủi ro từ hoạt động sản xuất của người dân 84

4.3.3.3 Đánh giá mức độ rủi ro từ hoạt động sản xuất của người dân 86

4.3.3.4 Rủi ro do hoạt động phá rừng trái phép 88

4.3.4 Rủi ro từ việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái 88

4.3.4.1 Nhận diện rủi ro 88

4.3.4.2 Đánh giá mức độ rủi ro từ hoạt động du lịch 92

4.3.5 Rủi ro từ du khách 93

4.3.5.1 Nhận diện rủi ro 93

4.3.5.2 Đánh giá mức độ rủi ro từ du khách 97

Chương 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CHO DLST 98

5.1 Tổng hợp các kết quả đánh giá rủi ro: 98

5.2 Một số giải pháp để hạn chế rủi ro 99

5.2.1 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái 99

5.2.2 Chấn chỉnh các hoạt động trong các KDL theo đúng nguyên tắc của du lịch sinh thái 100

5.2.3 Quản lý các tác động do con người gây ra trong KDTSQ 100

5.2.4 Áp dụng các biện pháp để điều chỉnh hành vi du khách 101

5.2.5 Thực hiện công tác giám sát việc tổ chức hoạt động 101

5.2.6 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 102

5.3 Các giải pháp quản lý rủi ro 102

5.3.1 Thành lập cơ quan quản lý rủi ro 102

5.3.2 Vạch rõ các mục tiêu trong công tác quản lý 102

5.3.3 Kết hợp bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học 103

5.3.4 Tìm kiếm nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động bảo tồn 104

5.3.5 Tiếp tục nghiên cứu để có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp 104

PHẦN KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 5

v

PHỤ LỤC a PHỤ LỤC 1 CHUYÊN MÔN b Phụ lục 1.1: Bảng khảo sát du khách c Phụ lục 1.2: Câu hỏi phỏng vấn sâu các hộ dân nhận khoán rừng h Phụ lục 1.3: Bảng thống kê một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất của các hộ dân nhận khoán rừng k Phụ lục 1.4: Bảng thống kê một số chỉ tiêu về hoạt động đánh bắt của các hộ dân nhận khoán rừng l Phụ lục 1.5: Biên bản phỏng vấn nhân viên các khu du lịch m Phụ lục 1.6: Biên bản tọa đàm chuyên gia r Phụ lục 1.7: Một số hình ảnh thực tế y Phụ lục 1.7: Một số hình ảnh

PHỤ LỤC 2 SẢN PHẨM

PHỤ LỤC 3 QUẢN LÝ

Trang 6

xii

TÓM TẮT

KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ không những chỉ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường tự nhiên mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái Hoạt động này vừa đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế trong kinh doanh du lịch cũng vừa đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn rừng ngập mặn và góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách Trong thực tế, những rủi ro là nguy cơ luôn hiện hữu đối với các khu bảo tồn và hoạt động du lịch sinh thái diễn ra trên đó với những tác động theo chiều hướng tiêu cực Việc nhận diện các mối nguy cơ rủi ro là động thái thiết thực và hữu ích nhằm có thể hoàn thiện một chiến lược khai thác hiệu quả và bền vững hơn các tài nguyên du lịch

Từ những nhận định này, đề tài đặt ra mục tiêu là đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ trong bối cảnh BĐKH Để thực thực hiện đề tài, một số yếu tố rủi ro từ tự nhiên và tự hoạt động kinh tế của người dân đã được xem xét, đánh giá dựa theo quy trình Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 Kết quả bước đầu cho thấy các yếu tố rủi ro từ BĐKH, việc thiếu nhân lực du lịch sinh thái, các hoạt động vui chơi giải trí và hành vi của du khách tại các khu du lịch là những yếu tố rủi ro có mức độ cao, cần được lưu tâm khi xây dựng các chiến lược quản lý rủi

ro và phát triển du lịch tại địa phương

Trên cơ sở các yếu tố rủi ro được xác định và đánh giá, đề tài đã đề xuất một số giải pháp để trước mắt hạn chế các rủi ro và về lâu dài quản lý các rủi ro một cách hiệu quả hơn, đảm bảo các nguyên tắc cho việc phát triển du lịch sinh thái

Đồng thời đề tài cũng kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo cũng như thành lập một bộ phận chức năng để theo dõi và quản lý các rủi ro cho du lịch sinh thái trong KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

Trang 7

xiii

ABSTRACT

The mangrove biosphere reserve of Can Gio not only plays an important role for the natural environment but also is particular resources for ecotourism activities These activities provide economic benefits to tourism business, and contribute actively

to the conservation of mangrove protected areas Furthermore, it contributes to raising awareness about the environment for visitors However, the environmental risk is the hazards that always exist and affect negatively nature and ecotourism activities in these areas The identification of risks is crucial for setting up a strategy to exploit efficiently and sustainably touristic resources of the reserve

Based on this argument, the main objective of our research is to assess risks to ecotourism in the Mangrove biosphere reserve of Can Gio, in the context of climate change Following the guidelines of Risk Mangement AS/NZS 4360:2004, we have identified and assessed some risks from natural hazards, local people activities as well

as tourist activities The preliminary results show that risks from climate change, lack

of professional labors for ecotourism, tourism activities, awareness and behavior of tourists in tourism sites reach a high level and need particular attention when establishing risk management strategy and tourism development plan for Can Gio

From the studies’ results, we propose some actions to limit risks in the term and to manage properly risks to reponse to principes of ecotourism development Further researches will be needed, as well as establishment of an governmental organism who will take care of data collecting, monitoring and assessing risks regularly

Trang 8

short-xiv

NỘI DUNG CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU HỘI ĐỒNG

STT Nội dung chưa chỉnh sửa Nội dung đã chỉnh sửa theo

yêu cầu của Hội đồng

Số trang

1 Lỗi đánh máy, lỗi trình bày Đã đọc lại và sửa các lỗi kỹ

thuật

2 Mục 1.2: phần “rủi ro đối với con

người trong du lịch”theo UNWTO

Viết lại phần giới thiệu cho rõ ý hơn

cho du lịch sinh thái

*Sửa nội dung khung “Rủi ro

từ hoạt động của con người”

thành “Rủi ro từ hoạt động sản xuất và du lịch”

*Bổ sung phần chú thích cho khung “Rủi ro tài chính” để làm rõ ý hơn

*Điều chỉnh tên “Vườn cò”

thành “Sân chim”

38-39

9 Mục 2.3.3.1: Thuận lợi trong phát

triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ

Bổ sung về vai trò của TP Hồ Chí Minh trong việc phát triển

102

Trang 9

xv

11 Phần Kết luận Viết lại Phần Kết luận chi tiết

hơn, làm rõ các kết quả đạt đƣợc

Trang 10

IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources (Liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên tự nhiên)

KDL : Khu du lịch

KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

UBND : Ủy ban Nhân dân

UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc) WWF : World Wild Fund (Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã)

AICST : Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững

Trang 11

xvii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp (giá cố định năm 1994) 28

Bảng 2: Bảng tổng hợp lượng khách du lịch từ năm 2003 đến 2012 35

Bảng 3: Các công cụ đánh giá rủi ro 45

Bảng 4: Mức độ tác động của rủi ro theo tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 46

Bảng 5: Mức độ tác động của rủi ro đến du lịch dựa trên tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 47

Bảng 6: Mức độ tác động của rủi ro đến điểm du lịch theo AICST 47

Bảng 7: Phân loại khả năng xảy ra của nguy cơ rủi ro theo tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 48

Bảng 8: Phân loại khả năng xảy ra của nguy cơ rủi ro trong du lịch 49

Bảng 9: Ma trận đánh giá rủi ro 50

Bảng 10: Thông tin về các yếu tố gây rủi ro cho tài nguyên rừng Cần Giờ 59

Bảng 11: Ma trận đánh giá rủi ro do biến các yếu tố môi trường 60

Bảng 12: Ma trận đánh giá rủi ro do ô nhiễm môi trường 62

Bảng 13: Ma trận đánh giá rủi ro do tai biến thiên nhiên 63

Bảng 14: Tổng hợp mức độ rủi ro môi trường của các yếu tố tác động đến tài nguyên du lịch Cần Giờ 64

Bảng 15: Định dạng tập tin hỗ trợ trong Personal Geodatabase 67

Bảng 16: Bảng phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty 73

Bảng 17: Bảng đánh giá tầm quan trọng giữa các yếu tố rủi ro 73

Bảng 18: Bảng kết quả tính tổng gía trị cột từng yếu tố 74

Bảng 19: Bảng kết quả tính trọng số từng yếu tố ảnh hưởng 74

Bảng 20: Một số chỉ tiêu về loại hình sản xuất của các hộ dân nhận khoán rừng 79

Bảng 21: Một số chỉ tiêu chủ yếu về diêm nghiệp 83

Bảng 22: Nhận xét về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gần các KDL 86

Bảng 23: Ý kiến của du khách về việc duy trì hoạt động sản xuất của người dân quanh các KDL 87

Bảng 24: Mô tả rủi ro do việc xây dựng cơ sở hạ tầng 89

Bảng 25: Nhận xét về các hoạt động trong KDL làm ảnh hưởng đến môi trường 90

Bảng 26: Tình trạng vệ sinh môi trường tại các KDL 91

Bảng 27: Nhóm tuổi của khách du lịch 94

Bảng 28: Nghề nghiệp của khách du lịch 94

Trang 12

xviii

Bảng 29: Ý kiến về loại hình du lịch phù hợp với Cần Giờ 95

Bảng 30: Mong muốn tìm hiểu về rừng ngập mặn 95

Bảng 31: Nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của du khách 96

Bảng 32: Các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường 96

Trang 13

xix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ xác định các rủi ro cho du lịch sinh thái 16

Hình 2: Quy trình Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 18

Hình 3: Sơ đồ lý thuyết về đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái 21

Hình 4: Các bước tiến hành đánh giá rủi ro 44

Hình 5: Phương pháp chuyển đổi từ các nguồn dữ liệu có sẵn 52

Hình 6: Tổ chức lưu trữ các lớp dữ liệu không gian theo định dạng Geodatabase 66

Hình 7: Tổ chức lưu trữ cơ sở dữ liệu bản đồ theo định dang Geodatabase 68

Hình 8: Phân bố vùng ngập trên mô hình số địa hình 68

Hình 9: Phân bố vùng ngập khu vực ven biển xã Long Hòa 69

Hình 10: Phân bố nhà, đường giao thông, đường dây điện trong vùng ngập 69

Hình 11: Bảng thống kê chuẩn hóa tổng số lượng nhà, số tầng, diện tích 70

Hình 13: Bảng số liệu diện tích rừng bị ngập và chuẩn hóa diện tích 71

Hình 14: Bảng số liệu tổng diện tích đất từng vùng bị ngập và số liệu chuẩn hóa 72

Hình 15: Bảng số liệu tổng hợp trọng số và chỉ số 11 vùng ngập 75

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ, TP HCM 23

Bản đồ 2: Các điểm du lịch sinh thái rừng và biển tại huyện Cần Giờ 55

Bản đồ 3: Phân bố diện tích rừng bị ngập 71

Bản đồ 4: Phân bố hiện trạng sử dụng đất tại những vùng ngập nước 72

Bản đồ 5: Bản đồ vùng ngập và mức độ ảnh hưởng 76

Trang 14

xx

LỜI CẢM TẠ

Nhóm thực hiện đề tài xin trân trọng cám ơn Ủy Ban Nhân dân, BQL rừng

phòng hộ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cần Giờ, Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần giờ đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình làm việc tại địa phương

Đề tài này đã được hoàn thành nhờ sự đóng góp ý kiến của GS Lê Công Kiệt,

TS, Lê Đức Tuấn, TS Viên Ngọc Nam, ông Cao Huy Bình (Trưởng phòng Kỹ thuật – BQL rừng phòng hộ Cần Giờ), BQL Trung tâm giáo dục môi trường và du lịch sinh thái Vườn QG Cát Tiên, BQL Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai Chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Phạm Thuận – Giám đốc

và anh chị nhân viên Trung tâm giáo dục môi trường và du lịch sinh thái Cần Giờ

Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự đón tiếp và những chia sẻ rất chân tình của

cộng đồng dân cư tại hai xã Long Hòa và Lý Nhơn, chị Trần Thị Kim Hoàng - Phó Phòng Y tế huyện Cần Giờ Tình cảm ân cần của tất cả cô, chú, anh, chị, em đã góp sức cho chúng tôi hoàn tất cuộc khảo sát này một cách tốt đẹp.

Cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và Dự án, Khoa Địa Lý -

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ; các bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hoàng Trọng Tuân, Nguyễn Quang Việt Ngân và các em sinh viên Địa Lý Kinh tế khóa 2009 – 2013, Địa Lý Du lịch các khóa 2010 - 2014 và 2011 – 2015, Địa Lý Dân số - Xã hội khóa 2012 – 2016, các em Ngụy Văn Tiên, Nguyễn Văn Vũ, Phùng Thị Dung, Lê Thị Lý, Võ Thị Danh, đã chung sức cùng chúng tôi thực hiện đề tài này.

Nhóm thực hiện đề tài

Trang 15

“du lịch đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa, trở thành một ngành kinh tế lớn nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới” Ước tính đến năm

2020, lượng khách du lịch quốc tế sẽ lên gần 1,6 tỉ người và doanh thu từ du lịch quốc

tế sẽ đạt con số 2 ngàn tỉ USD1

Trong khi đó, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro môi trường Các bài học từ các biến cố rủi ro đã xảy ra với những thiệt hại nặng nề cho du lịch trong thập niên vừa qua đã là những minh chứng rất cụ thể Bởi vậy, đánh giá rủi ro đối với du lịch là việc làm quan trọng và cần thiết phải thực hiện để đảm bảo cho được sự phát triển đó

Tuy du lịch không phải là hoạt động mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho huyện Cần Giờ nhưng cũng là một trong các hoạt động kinh tế mang nét đặc trưng cho địa phương ven biển này Vị trí gần trung tâm TP.HCM, các điểm du lịch tại Cần Giờ đặc biệt phù hợp với khách du lịch không có nhiều thời gian để đi du lịch xa, dài ngày Đối với ngành du lịch thành phố, Cần Giờ luôn là một điểm đến hấp dẫn du khách và đang được đầu tư phát triển ngày càng nhiều hơn nữa Với tiềm năng phát triển du lịch khá

đa dạng, Cần Giờ đã phát triển những loại hình du lịch đặc trưng như du lịch biển, du lịch văn hóa (lễ hội Nghinh Ông),… Đặc biệt, Cần Giờ được đánh giá là trung tâm du lịch sinh thái “có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”2

, trong đó du lịch sinh thái rừng ngập mặn có giá trị hàng đầu

Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) rừng ngặp mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận từ năm 2000, là một trong 20 vùng sinh thái trọng điểm của cả nước, với một hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo Nằm trong vùng ven biển và các cửa sông lớn, KDTSQ rừng ngặp mặn Cần Giờ chịu nhiều tác động của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu cũng như những ảnh hưởng từ tình trạng suy thoái môi trường Do đó, khu vực này luôn đứng trước những nguy cơ rủi ro do tai biến thiên nhiên, môi trường ô nhiễm và rất nhiều yếu tố khác Những rủi ro đó không những tác động đến hệ sinh

Trang 16

ro và quản lý rủi ro một cách hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, làm cơ

sở cho việc đề xuất các chiến lược quản lý rủi ro trong bối cảnh BĐKH

Các mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu tổng quan về rủi ro trong du lịch, du lịch sinh thái và đánh giá rủi

ro cho du lịch sinh thái

- Tìm hiểu hiện trạng và định hướng phát triển của du lịch sinh thái tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

- Xác định các rủi ro từ tai biến thiên nhiên và môi trường, đặc biệt do BĐKH,

và từ các hoạt động kinh tế-xã hội đến du lịch sinh thái tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

- Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro đối với du lịch sinh thái tại KDTSSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 17

a.2 Các dữ liệu sơ cấp được thu thập qua 3 phương pháp chính:

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: dưới hình thức tọa đàm, hội thảo khoa học và phỏng vấn cá nhân (nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý địa phương)

- Phỏng vấn sâu: 6 nhân viên tại các khu du lịch (KDL) và 15 hộ dân địa phương nhận khoán rừng

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: được thực hiện với 110 du khách tại hai KDL Vàm Sát và Lâm Viên Cần Giờ

a.3 Ngoài ra, khảo sát thực địa là phương pháp không thể thiếu để giúp nhóm nghiên cứu có thể quan sát những hoạt động thực tế đang diễn ra, gặp gỡ và phỏng vấn các đối tượng khác nhau, thu thập hình ảnh và tư liệu cho đề tài

b Phân tích dữ liệu: từ các nguồn dữ liệu thu thập được, việc xử lý để đưa ra các kết quả được thực hiện bằng các nhóm phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp phân tích đa tiêu chí

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp bản đồ

Các công cụ sử dụng trong phân tích đánh giá gồm: ma trận đánh giá rủi ro, GIS

và SPSS Phần triển khai các phương pháp này được trình bày chi tiết trong chương 3 cùng với kết quả cụ thể của từng phương pháp

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn nghiên cứu: tập trung phân tích các rủi ro cho các khu vực có hoạt động du lịch tập trung là Vàm Sát và Lâm Viên Ngoài ra, một số hoạt động dọc hai bên đường bộ, đường sông để tiếp cận các KDL này cũng được quan sát và ghi nhận

- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá các rủi ro đến hệ sinh thái rừng ngập mặn – tài nguyên chính của du lịch sinh thái tại KDTSQ và hoạt động du lịch

5 Nội dung nghiên cứu:

Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, nội dung chính của báo cáo được trình bày trong

5 chương như sau:

Trang 18

4

Chương I: Cơ sở lý luận

1 Khái niệm rủi ro

2 Rủi ro trong du lịch

3 Khái niệm du lịch sinh thái

4 Rủi ro trong du lịch sinh thái

5 Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái

Chương II: Tổng quan về địa bàn và đối tượng nghiên cứu

1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ

2 KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

3 Hoạt động du lịch trong KDTSQ

4 Những thuận lợi và khó khăn

Chương III: Phương pháp luận đánh giá rủi ro

1 Nguyên tắc chung

2 Mô tả các công cụ

3 Thiết lập bối cảnh đánh giá

Chương IV: Kết quả - Thảo luận

4 Phương pháp luận đánh giá rủi ro

5 Rủi ro từ tai biến thiên nhiên và môi trường

6 Rủi ro từ ngập do BĐKH

7 Rủi ro từ các hoạt động của con người

Chương IV: Giải pháp hạn chế và quản lý rủi ro

1 Tổng hợp các yếu tố rủi ro

2 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro

3 Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Các nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn tập trung theo hướng nghiên cứu các tác động của du lịch đến môi trường Việc đánh giá tác động theo hướng ngược lại của sự biến đổi môi trường đến tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, chưa được quan tâm đúng mức Vì vậy, đề tài đóng góp thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự tương quan giữa hoạt động du lịch và môi trường một cách toàn diện hơn

Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, vấn đề đánh giá rủi ro càng mang tính thời sự

và cấp bách Chúng tôi hy vọng kết quả của đề tài sẽ gợi ý một số phương pháp đánh giá rủi ro cho hoạt động du lịch sinh thái ở các KDTSQ Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc đề xuất, chọn lựa các giải pháp quản lý rủi ro một cách hiệu quả, góp phần phát triển một cách bền vững hoạt động du lịch sinh thái tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ

Trang 19

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm rủi ro

Môi trường sống hiện nay luôn tiềm ẩn trong đó rất nhiều nguy cơ gây tác động tiêu cực đối với các hoạt động sống của mọi loài sinh vật Và theo thời gian, cùng với

sự phát triển của loài người, những mối nguy cơ đó gia tăng ngày càng đáng kể cả về

số lượng lẫn mức độ tác động Trong thực tế, những mối nguy hại gây tác động bất lợi đối với con người và môi trường có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Đó có thể

là những tai biến trong tự nhiên bắt nguồn từ những sự thay đổi có quy luật hoặc không theo quy luật của các hiện tượng tự nhiên Bên cạnh đó, mối nguy hại cũng có thể phát sinh do chính những hoạt động của con người trong những cố gắng đem lại sự tăng trưởng và lợi ích cho kinh tế xã hội Tùy theo mức độ tác động của những mối nguy hại này mà những nguy cơ rủi ro đối với con người và môi trường được hình thành và luôn tiềm ẩn trong bất kì mọi hoạt động

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa rủi ro tùy thuộc vào mỗi quan điểm tiếp cận Tuy nhiên, một cách khái quát nhất thì rủi ro có thể được hiểu là khả năng mà một

sự vật hoặc hiện tượng có thể gây nên những mối nguy hại tác động đến con người và môi trường trong những điều kiện cụ thể

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), rủi ro là khả năng có thể xảy ra của những biến cố nguy hại (làm tổn thương, gây tử vong, mất mát) phát sinh do tác động của các tác nhân vật lý hay hóa học dưới những điều kiện đặc biệt cụ thể.3

Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá và quản lý rủi ro” của chính phủ Australia cũng đưa ra định nghĩa “Rủi ro là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với mối nguy hại Rủi ro biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được” Theo đó, rủi ro thường được biểu diễn như sau:

Rủi ro (R) = Xác suất của một biến cố (P) x Mức độ thiệt hại (C)

3

UNEP/IPCS (1999), Chemical Risk Assessment: Human Risk Assessment, Environmental Risk Assessment and Ecological Risk Assessment

Trang 20

6

1.2 Rủi ro cho du lịch

Theo quan điểm của UNWTO về rủi ro đối với con người trong du lịch tức rủi ro

cho sự an toàn và an ninh của du khách và đội ngũ phục vụ du lịch tại điểm đến có thể bắt nguồn từ bốn nguồn sau:4

 Từ con người và môi trường thể chế

Các rủi ro từ con người và môi trường tổ chức tồn tại khi khách du lịch trở thành nạn nhân của: hành vi phạm pháp nói chung (trộm cướp, móc túi, hành hung, ăn cắp, gian lận, lừa đảo); hành vi bạo lực, quấy rối do phân biệt đối xử hoặc có mục đích xấu; tội phạm có tổ chức (tống tiền, buôn bán người); khủng bố và can thiệp trái pháp luật (tấn công, chống lại các tổ chức nhà nước và các lợi ích sống còn của nhà nước); không tặc, hải tặc hay bắt giữ con tin; chiến tranh, xung đột xã hội, bất ổn chính trị và tôn giáo; sự yếu kém trong những hoạt động bảo vệ người dân và du khách

 Từ các ngành liên quan

Du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch như vận tải, thể thao và thương mại bán lẻ, có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân của khách du lịch, sự toàn vẹn về vật chất và lợi ích kinh tế thông qua việc: không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn trong các cơ sở du lịch (hỏa hoạn, lỗi trong xây dựng, thiếu các biện pháp bảo vệ hiệu quả); vệ sinh môi trường kém và không tôn trọng tính bền vững của môi trường; tình trạng mất an ninh, các hoạt động phi pháp tại các cơ sở du lịch; gian lận trong giao dịch thương mại, vi phạm hợp đồng; sự đình trệ các hoạt động do nhân viên trong ngành đình công

 Bản thân du khách

Các du khách có thể tự gây nguy hiểm cho an toàn và an ninh của chính họ, và cho những nơi họ viếng thăm thông qua việc: chơi các môn thể thao và các hoạt động giải trí nguy hiểm, lái xe mạo hiểm; tham quan khu vực tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; sử dụng các thực phẩm không an toàn; du lịch trong tình trạng sức khỏe kém mà có thể diễn biến xấu hơn trong chuyến đi; gây ra xung đột và căng thẳng với người dân địa phương do những hành vi không thích hợp đối với cộng đồng địa phương hoặc vi phạm pháp luật địa phương; thực hiện các hoạt động phạm pháp, trái phép (như vận chuyển ma túy); mất mát tài sản cá nhân, tài liệu, tiền bạc… do sự bất cẩn

 Rủi ro vật chất và môi trường

Những thiệt hại đến vật chất và môi trường cũng như từ môi trường đến con người có thể xảy ra nếu khách du lịch: không biết về các đặc điểm tự nhiên của nơi mình đến, đặc biệt là về hệ động thực vật của nơi đó; không chuẩn bị về mặt y tế cho

4

Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững AICST (2006), Tourism Risk Management

Trang 21

7

chuyến đi (tiêm ngừa, các biện pháp phòng bệnh); không có các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi dùng các thức ăn, thức uống hoặc trong vệ sinh cá nhân; tiếp xúc với các tình huống nguy hiểm phát sinh từ môi trường (thiên tai, dịch bệnh, suy thoái môi trường)

Xem xét trên quan điểm toàn diện hơn đối với những điểm đến du lịch hoặc cho

cả hoạt động du lịch của một địa phương, những mối nguy hại là nguồn gốc phát sinh rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố chính:

- Mối nguy hại tự nhiên: lốc xoáy, bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, lở đất, bão tuyết, núi lửa…

- Mối nguy hại công nghệ: các sự cố về mặt kỹ thuật công nghệ, tai nạn giao thông vận tải, trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

- Mối nguy hại sinh học: dịch bệnh trên con người, loài vật, cây trồng; ô nhiễm môi trường; cháy rừng…

- Mối nguy hại do con người: bất ổn xã hội, chiến tranh, khủng bố, bạo lực; suy thoái kinh tế, tài chính; thể chế chính sách…

Những rủi ro này là yếu tố luôn hiện hữu ở những mức độ khác nhau có khả năng tác động tới một cộng đồng và gây ra thiệt hại hay tổn thương tới cộng đồng hoặc môi trường du lịch

1.3 Du lịch sinh thái

1.3.1 Khái niệm du lịch sinh thái

Cụm từ “du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX, được sử dụng để mô

tả cho các hoạt động du lịch rộng rãi như: tắm biển, leo núi, cắm trại, thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên, Định nghĩa đầu tiên tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái chỉ mới xuất hiện từ 1983, do kiến trúc sư Hector Ceballos - Lascuranin đề xuất,

theo đó du lịch sinh thái“là một lọai hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, bao gồm việc đi đến và tham quan những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với mục đích tham quan và tìm hiểu tự nhiên (cảnh quan, động thực vật hoang dã) cũng như những đâc trưng văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) của các khu vực này, khuyến khích việc bảo tồn, ít làm tác động đến môi trường và văn hóa địa phương, đồng thời ưu tiên cho việc tạo ra những lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương” (That form of

environmentally responsible tourism that involves travel and visitation to relatively undisturbed natural areas with the object of enjoying, admiring, and studying the nature (the scenery, wild plants and animals), as well as any cultural aspect (both past and present) found in these areas, through a process which promotes conservation, has

Trang 22

Do việc định nghĩa du lịch sinh thái vẫn chưa được thống nhất, dẫn đến việc tìm hiểu cũng tổ chức hoạt động du lịch thái trong thực tế có những biến tướng khác nhau Việc coi du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên đã làm phát

sinh sự nhầm lẫn giữa du lịch sinh thái và các loại hình khác Bởi vì cái mác “du lịch dựa vào thiên nhiên” này có thể sử dụng trong tất cả các loại hình du lịch được thực

hiện ngoài thiên nhiên như: trượt tuyết, leo núi, thám hiểm, Những loại hình du lịch này có thể có mà cũng có thể không thân thiện với môi trường hay làm lợi cho dân địa phương Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững (Kreg Lindberg, 1998)

Một sự nhầm lẫn phổ biến thường gặp khác là việc khái niệm du lịch sinh thái

vẫn thường được sử dụng tương tự như khái niệm du lịch bền vững Trong khi đó, trên

thực tế, du lịch sinh thái chỉ là một trong những phạm trù của du lịch bền vững Nói một cách khác, du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên do con người tạo ra)

Để giải quyết những vấn đề này nêu trên, một số tổ chức quốc tế, trong đó có UNWTO, UNEP, trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Du lịch sinh thái tại Québec (2002) đã cố gắng giải thích cho sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm du lịch

sinh thái như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững thông qua việc đưa

ra một số đặc điểm để nhận diện du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái đóng góp một cách tích cực cho việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa

- Du lịch sinh thái đưa cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào việc quy hoạch, phát triển và khai thác loại hình du lịch này, đồng thời đóng góp vào việc nâng cao cuộc sống của họ

- Du lịch sinh thái cung cấp cho du khách sự diễn giải về di sản tự nhiên và văn hóa

5 http://www.ecotourisminamerica.com/tools/definitions/

Trang 23

9

- Du lịch sinh thái phù hợp với du lịch cá nhân cũng như các chuyến du lịch được tổ chức cho các nhóm nhỏ

Hiệp Hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES, 1990) cũng đưa ra định nghĩa rất cô

đọng, nhưng bao hàm đầy đủ các yêu cầu chính của du lịch sinh thái là “du lịch có trách nhiệm đến một khu vực tự nhiên, góp phần bảo tồn môi trường và cải thiện đời sống của người dân địa phương” ("responsible travel to natural areas that conserves

the environment and improves the well-being of local people”6) Đây là định nghĩa mà chúng tôi sử dụng làm cơ sở cho các phân tích về sau

Riêng tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN… tổ chức hội thảo quốc gia về: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (1991) tại Hà Nội, đã đưa ra định nghĩa về du lịch

sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Bên cạnh đó, định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái được luật hóa tại Việt

Nam đã được nêu lên trong Luật Du lịch (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” So với cách hiểu đang được chấp nhận phổ biến hiện

nay trên thế giới thì cách hiểu được luật hóa tại Việt Nam hiện nay vẫn còn một số vấn

đề chưa phù hợp:

- Khái niệm được nêu trong Luật Du lịch hoàn không nhắc đến trách nhiệm của

du khách đối với địa phương mà họ đến du lịch mà chỉ nêu lên sự tham gia của yếu tố cộng đồng một cách chung chung Tuy nhiên, khi nhắc đến sự tham gia của cộng đồng thì cũng cần phải xét đến mức độ tham gia đó như thế nào Cộng đồng có thật sự là người đứng ra tổ chức các hoạt động và được hưởng lợi trực tiếp, hay là phải thông qua các doanh nghiệp đứng ra tổ chức và cộng đồng chỉ là người được thuê Nếu chỉ đơn thuần là việc làm thuê thì cộng đồng khó có thể nhận thức đầy đủ vai trò của họ trong công tác bảo tồn

- Trong khi Luật Du lịch năm 2005 nhắc đến hai loại hình du lịch tại Việt Nam

gồm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa như là một cách phân loại nhưng trong quá trình định nghĩa cho hai loại hình này đã cho thấy sự không phù hợp về mặt logic: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với

sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.” trong khi đó “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.” Hai khái niệm trên

6 https://www.ecotourism.org/what-is-ecotourism

Trang 24

10

cho thấy phạm vi của khái niệm “du lịch sinh thái” rộng hơn nhiều và có thể bao hàm cả khái niệm “du lịch văn hóa”

1.3.2 Du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn

1.3.2.1 Thế mạnh của các khu bảo tồn trong phát triển du lịch sinh thái

Một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái là yếu tố hệ sinh thái đặc thù, đặc biệt là những khu vực có cảnh quan hoang sơ, đa dạng Và rõ ràng là hầu hết các nơi đáp ứng các yêu cầu hiện nay là khu bảo tồn Khu bảo tồn có nhiều điều kiện để hình thành các điểm du lịch quan trọng Các điểm tham quan có thể có một hoặc nhiều loài động – thực vật quý hiếm, đặc hữu, địa hình phong phú, đa dạng, bản sắc văn hóa đặc thù (Kreg Lindberg, 1998) Điều này làm cho các khu bảo tồn có khả năng thu hút du khách tốt hơn so với các khu vực khác

1.3.2.2 Vai trò của du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn

Du lịch sinh thái có tác động tích cực tới bảo tồn thiên nhiên và đem lại nguồn thu nhập cho khu bảo tồn và cộng đồng địa phương Sự tồn tại của du lịch sinh thái có nguồn gốc không đơn thuần chỉ xuất phát từ một nhu cầu du lịch mà còn có ý nghĩa như là một công cụ bảo tồn Du lịch sinh thái đem lại những lợi ích như sau cho các khu bảo tồn (José Jiménez García-Herrera, 2005):

- Du lịch sinh thái đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút du khách tới tham quan;

- Du lịch sinh thái đem lại nguồn tài chính phục vụ bảo tồn;

- Du lịch sinh thái cung cấp cho cộng đồng địa phương một lựa chọn thay thế mang tính bền vững thay vì khai thác trực tiếp các nguồn tài nguyên tại khu bảo tồn;

- Du lịch sinh thái thúc đẩy hoạt động giáo dục môi trường làm cho du khách nhận thức được giá trị của thiên nhiên và tôn trọng khu vực họ tới tham quan và những khu vực khác

Tóm lại, nếu các khu bảo tồn thiên nhiên tạo môi trường thuận lợi cho việc tổ chức du lịch sinh thái thì mục tiêu bảo tồn càng đặt cho du lịch sinh thái những yêu cầu nghiêm ngặt hơn Nói một cách khác, các rủi ro cho việc khai thác du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn càng cao hơn

1.3.3 Yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Mặc dù cách hiểu về du lịch sinh thái đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, tuy nhiên qua tổng hợp những định nghĩa khác nhau có thể thấy để có thể tổ chức

và phát triển du lịch sinh thái phải thỏa những yêu cầu sau:

Trang 25

11

1 Phải có hệ sinh thái đặc thù

Vì du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại

và phát triển được ở những nơi có hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao nên đây chính là yêu cầu cơ bản đầu tiên để phát triển hoạt động du lịch sinh thái

Hệ sinh thái được hiểu là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ (Lê Huy Bá, 2005)

Hệ sinh thái được chia thành hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn Hệ

sinh thái tự nhiên gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển - đảo và vùng ven biển, hệ

sinh thái miền đồng bằng, sông nước, hệ sinh thái miền núi Hệ sinh thái nhân văn gồm các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc dân gian, sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, các hệ sinh thái nông nghiệp

2 Phải có nguồn nhân lực chuyên môn

Để phát triển hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng thì cần phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về du lịch Nguồn nhân lực này bao gồm:

- Các nhà hoạch định chính sách thường là những nhà khoa học Đối tượng này

có nhiệm vụ nghiên cứu để xác định các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện kinh tế khi tiến hành các hoạt động du lịch sinh thái

- Các nhà quản lý lãnh thổ là những người quản lý nhà nước về mặt hành chính lãnh thổ

- Các nhà điều hành và quản lý du lịch là những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ, điều hành hoạt động du lịch sinh thái, trực tiếp chịu trách nhiệm xác định phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, xây dựng các chương trình tour, xác định các dịch vụ có thể cung cấp cho du khách

- Hướng dẫn viên du lịch là những người có kiến thức về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái và các yếu tố về văn hóa cộng đồng địa phương Đây chính là

“cầu nối” giữa du khách và đối tượng du lịch để làm thỏa mãn nhu cầu của du khách,

là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái

3 Phải có khách du lịch sinh thái

Khách du lịch sinh thái là những người quan tâm đến môi trường thiên nhiên, có kinh nghiệm, thích hoạt động ngoài thiên nhiên, có thời gian đi du lịch dài và chi trả

Trang 26

12

cao Đối tượng này có đặc điểm khác với khách du lịch thông thường ở chỗ: ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu của bản thân đối với du lịch, họ còn chú ý đến việc giữ gìn các giá trị tự nhiên và nhân văn ở những khu vực hoang dã

1.3.4 Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Do đặc thù là một loại hình du lịch dựa vào các hệ sinh thái của tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách nên việc phát triển du lịch sinh thái cần thiết phải có trách nhiệm đối với các hệ sinh thái này Việc phát triển bất kì hoạt động du lịch sinh thái nào cũng cần phải hướng đến sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đồng thời phải góp phần vào các phúc lợi cho xã hội

Do đó, khi quy hoạch và phát triển hoạt động du lịch sinh thái cần phải đáp ứng

và thỏa mãn được bốn nguyên tắc cơ bản như sau:

- Hòa nhập với thiên nhiên: mục tiêu hàng đầu mà du khách hướng đến khi đến

với thiên nhiên hoang sơ là quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu vẻ đẹp kì thú của thế giới Vì vậy, mọi can thiệp thô bạo đối với tự nhiên đều bị nghiêm cấm Du lịch sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu và du lịch là hỗ trợ cho bảo tồn Để làm được điều này thì trong phát triển du lịch sinh thái phải hạn chế đến mức tối đa các can thiệp của con người, nếu có thì cũng chỉ được ở mức độ cho phép không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như sự thưởng ngoạn của du khách

- Qui mô không quá lớn: Từ nguyên tắc trên, du lịch sinh thái yêu cầu về một

lượng du khách không quá lớn và các phương tiện phục vụ du khách cần ít gây ra tác động tiêu cực đối với thiên nhiên Do vậy, cần xác định đúng khả năng tải sinh thái và các biện pháp điều tiết khách phù hợp như chia khách thành nhóm nhỏ, xen kẽ các kì đón khách với các kì đóng cửa hoàn toàn điểm du lịch để tái thiết trật tự của đời sống hoang dã, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trọng điểm du lịch phải thuộc loại đơn giản, ít tốn kém nhưng phải tiện nghi

- Có trách nhiệm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn: Từ nguồn doanh thu

du lịch phải đầu tư trở lại cho hoạt động bảo tồn tự nhiên một cách thích đáng Do đó,

du khách thường phải trả phí cao và có xu hướng đóng góp thêm cho bảo tồn Ngoài

ra, bảo tồn quan trọng hơn doanh thu du lịch, nên đôi khi hoạt động này được tổ chức bởi chính các cơ quan bảo tồn

- Đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương: Nguồn phúc lợi được sử

dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế…, nó phải xứng đáng để thuyết phục cộng đồng địa phương bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái hơn là khai thác phá hủy nó Đây có thể xem như một hình thức đầu tư cho bảo tồn

Trang 27

13

1.4 Rủi ro cho du lịch sinh thái

Từ những yêu cầu (điều kiện cần có để tổ chức du lịch sinh thái) và nguyên tắc

để phát triển du lịch sinh thái trên, chúng tôi xác định các yếu tố tác động tiêu cực đến việc hình thành và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc du lịch sinh thái có thể xem như

là các yếu tố rủi ro cho hoạt động này Từ đó có thể thấy có những nguồn rủi ro sau:

1.4.1 Rủi ro cho việc duy trì hoạt động du lịch sinh thái

Để có hoạt động du lịch sinh thái cần có hệ sinh thái đặc trưng, nguồn nhân lực

có chuyên môn cho hoạt động này và khách du lịch sinh thái Các rủi ro được xác định

là các yếu tố làm cho ba yêu cầu để tổ chức và duy trì hoạt động du lịch sinh thái không còn được đàm bảo, thậm chí không thể duy trì

1.4.1.1 Rủi ro cho việc bảo tồn hệ sinh thái

Hoạt động du lịch sinh thái luôn gắn liền với những không gian địa lý cụ thể và môi trường tổng thể bao quanh đó Sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với việc khai thác tài nguyên, khai thác các đặc tính của hệ sinh thái Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả , các giá trị văn hoá như các di tích, lễ hội, tín ngưỡng gắn với trường đặc trưng tại đây chính là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái Khi chất lượng của hệ sinh thái bị suy giảm thì cũng kéo theo sự suy giảm hiệu quả của hoạt động du lịch

Trong khi đó, rủi ro môi trường là khả năng mà điều kiện môi trường bị thay đổi bởi các biến động trong tự nhiên hay do hoạt động của con người, có thể gây ra tác động có hại cho một đối tượng nào đó Bởi vậy, khi có rủi ro môi trường xảy ra chắc chắn hoạt động du lịch cũng sẽ bị những tác động bất lợi của rủi ro Các tác động này trước hết sẽ làm suy giảm các nguồn tài nguyên du lịch cả về chất lượng lẫn số lượng, thậm chí có nguy cơ bị mất hẳn và không thể khai thác phục vụ du lịch được nữa Đối tượng tiếp đó bị tác động sẽ là các thành tố hợp thành nên hoạt động du lịch mà quan trọng nhất chính là con người, trong đó có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề sẽ không

ai khác ngoài khách du lịch Và lẽ dĩ nhiên trong trường hợp xấu nhất là tác động đến toàn bộ hoạt động du lịch của địa phương

Tác nhân gây nên rủi ro cũng không gì khác ngoài những tác nhân cơ bản gây nên rủi ro môi trường nói chung như: những tai biến thiên nhiên, các tác nhân hóa học, sinh học, vật lý hay các hành động mang tính cơ học của con người (chặt phá rừng, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, khai thác tài nguyên quá mức, gây ô nhiễm môi trường…) Phân tích chi tiết hơn, chúng ta có thể thấy những rủi ro này đôi khi xuất phát từ chính sách quản lý, các quy hoạch phát triển và các kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của chính quyền và các dự án đầu tư của doanh nghiệp

Trang 28

14

1.4.1.2 Rủi ro từ nhân lực du lịch

Người trực tiếp tham gia vào việc tổ chức và du lịch thái cần có hiểu biết đầy đủ

về các nguyên tắc của du lịch và thực hiện một cách nghiêm túc các nguyên tắc này

Họ còn cần có kỹ năng tuyên truyền, cung kiến thức về hệ sinh thái và giáo dục bảo tồn cho du khách

Để làm được điều đó người làm việc trong các KDL sinh thái cũng cần có kiến thức tốt về môi trường sinh thái của KDL, các kỹ thuật bảo tồn cũng như kinh nghiệm sinh tồn trong những môi trường tự nhiên có nhiều hiểm họa tiềm ẩn

Việc thiếu hoặc không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng cho nhân lực

du lịch sinh thái là rủi ro cao cho việc duy trì hoạt động này một cách đúng hướng

1.4.1.3 Rủi ro từ du khách

Để tổ chức du lịch sinh thái cần có khách du lịch sinh thái Về nguyên tắc, các KDL sinh thái chỉ có thể tiếp nhận một lượng khách nhất định Vì vậy việc tính sức chứa phù hợp cho một KDL sinh thái là hết sức cần thiết Các chương trình, kế hoạch nhằm tăng lượng khách (qua đó tăng doanh thu), cần được cân nhắc kỹ lưỡng Rủi ro phá vỡ nguyên tắc “nhỏ là đẹp” thường từ bắt nguồn từ lợi nhuận và thiếu kiến thức, trách nhiệm khi tổ chức hoạt động du lịch sinh thái

Khi lượng khách vượt quá giới hạn cho phép, thì việc tiêu thụ tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường do chất thải tiếng ồn còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật như

Ngoài ra, khách du lịch sinh thái chịu những rủi ro về mặt sức khỏe, an toàn cao hơn so với khách du lịch đại chúng vì hoạt động du lịch sinh thái diễn ra trong các khu vực còn hoang sơ, nhiều động vật hoang dã Trong khi đó, cơ sở vật chất, dịch vụ y tế, phương tiện giao thông, thông tin đều hạn chế Chính vì vậy, du khách cần trang bị kỹ năng thích ứng với điều kiện thiên nhiên hoang dã, chấp nhận những thiếu thốn về trang thiết bị khi tham gia hoạt động du lịch sinh thái

1.4.3 Rủi ro cho việc đầu tư cho bảo tồn

Du lịch sinh thái lịch sinh thái đem lại nguồn tài chính phục vụ bảo tồn Để đạt được điều này là một việc khó khăn vì nó mâu thuẫn với các nguyên tắc khác là hạn

Trang 29

vỡ các nguyên tắc nghiêm ngặt của du lịch sinh thái để hướng tới các hoạt động du lịch dễ tạo nguồn thu hơn

Ngoài ra, nguyên tắc tạo thu nhập bền vững và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia khác, kể cả những nhà điều hành tư nhân đặt thêm gánh nặng cho nhà tổ chức du lịch sinh thái Điều này khiến việc đầu tư cho bảo tồn trở thành bài toán khó cho các nhà tổ chức du lịch sinh thái

1.4.4 Rủi ro cho cộng đồng và nền văn hóa địa phương

Trong một một môi trường sinh thái đặc thù, người dân địa phương được xem là một trong những tác nhân quan trọng cho việc bảo tồn ở hai góc độ khác nhau:

- Là người hiểu nhất về môi trường nơi mình sinh sống, có những tập quán thích nghi với điều kiện tự nhiên từ lâu đời Nói khác đi, từ lâu đời họ đã biết sống hòa hợp với thiên nhiên, ít tác động làm thay đổi tự nhiên nhất Vì vậy, họ sẽ chủ thể cho việc bảo tồn tự nhiên một cách hiệu quả nhất

- Người dân địa phương quí trọng và bảo vệ các tài nguyên vì lợi ích của cộng đồng Các yếu tố tự nhiên đôi khi còn mang giá trị về tinh thần, thiêng liêng mà họ sẽ đầu tư để bảo vệ

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng tăng, việc khai thác tài nguyên phục vụ sinh hoạt và để tạo thu nhập sẽ gia tăng, làm biến đổi môi trường tự nhiên Thêm vào đó, khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, nếu không hiểu đúng và không được hướng dẫn rõ ràng, dễ dẫn tới những hệ quả xấu cho cộng đồng địa phương như:

- Thay đổi các tập quán sinh hoạt, sản xuất

- Chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến những lợi ích lâu dài

- Chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại lai từ du khách, làm biến đổi bản sắc văn hóa gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng những giá trị tinh thần của thiên nhiên

Mối quan hệ giữa các yêu cầu, nguyên tắc của du lịch sinh thái với các yếu tố rủi

ro được khái quát hóa trong sơ đồ sau:

Trang 30

RỦI RO TỪ

TỰ NHIÊN

RỦI RO DO THIẾU NHÂN LỰC DLST

RỦI RO DO THIẾU KHÁCH DLST

RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT &

DU LỊCH

NGUYÊN TẮC

(ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ DUY TRÌ PHÁT TRIỂN DLST)

KINH PHÍ CHO BẢO TỒN

THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN

BẢO TỒN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

RỦI RO TÀI CHÍNH*

RỦI RO TỪ

DU KHÁCH

Trang 31

1.5 Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái

Đánh giá rủi ro môi trường đóng vai trò quan trọng khi đưa ra quyết định để khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được

Từ đó định ra được mức độ ô nhiễm nào sẽ tương ứng với mức rủi ro có thể chấp nhận được Cũng từ đó thiết lập các tiêu chuẩn môi trường để kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả

Đánh giá rủi ro là một công cụ hiệu quả giúp các nhà quản lý tài nguyên và môi trường có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý để quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên môi trường đồng thời có được những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại đối với con người, môi trường và các nguồn tài nguyên

1.5.2 Đánh giá rủi ro trong quy trình quản lý rủi ro

Đánh giá rủi ro là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý rủi ro vì tất cả các chiến lược thích ứng và biện pháp quản lý đều phải dựa trên những kết quả của đánh giá rủi ro

Hiện nay, có khá nhiều mô hình quản lý rủi ro đã được xây dựng và áp dụng tại

nhiều nơi trên thế giới Trong đó, bộ tiêu chuẩn Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004

(Risk Mangement AS/NZS 4360:2004) của chính phủ Australia / New Zealand được xem như một tiêu chuẩn cơ bản để quản lý rủi ro, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Tiêu chuẩn Quản lý rủi ro được xây dựng dưới sự hợp tác của hai cơ quan tiêu chuẩn của Australia và New Zealand, được ban hành lần đầu vào năm 1995 Qua các

lần chỉnh sửa và cập nhật, Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 được chính thức ban hành ngày 31/08/2004

Tiêu chuẩn này được xây dựng để đưa ra một khuôn khổ chung cho các tổ chức nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi rủi ro; đồng thời giúp cho các tổ chức quản lý rủi ro hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại và tối đa hóa các cơ hội Theo tiêu

Trang 32

chuẩn này, quy trình thực hiện quản lý rủi ro sẽ bao gồm các bước theo trình tự như sau:

Hình 2: Quy trình Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn AS/NZS 4360:20047

Trên cơ sở những nguyên tắc chung đó, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể cũng như mục đích và giai đoạn tiến hành đánh giá đối với những nguy cơ rủi ro mà có thể điều chỉnh những chi tiết cần thiết để có một quy trình đánh giá thích hợp nhất

Như vậy đánh giá rủi ro là một bước trong toàn bộ quy trình quản lý rủi ro Tuy nhiên, đây là giai đoạn nằm giữa một quy trình diễn ra liên tục nên chỉ có thể thực hiện khi đã có đủ dữ kiện từ việc hoàn tất các bước tiền đề Do vậy, việc đánh giá rủi ro sẽ phải thực hiện theo trình tự như sau:

a Thiết lập bối cảnh

Việc thiết lập bối cảnh không nằm trong quy trình đánh giá nhưng là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện nhằm xác định các thông số cơ bản cho quá trình đánh giá Bối cảnh được thiết lập chính là khuôn khổ để tiến hành các hoạt động đánh giá và quản lý rủi ro Những công việc cụ thể cần làm trong bước này bao gồm:

- Xác định mục tiêu, phạm vi đánh giá và quản lý rủi ro

- Xác định các bên liên quan và những mối quan tâm cần chú trọng

Đánh giá mức độ rủi ro Ứng phó/Xử lý rủi ro Phân tích rủi ro

Estimate Risk Level

Trang 33

- Tìm hiểu môi trường tổng thể tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội, các chính sách và pháp luật có thể áp dụng

- Xây dựng các tiêu chí cơ bản nhằm lượng hóa rủi ro

b Nhận diện rủi ro

Nhận diện những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất cùng với những tác động

và nguồn gốc phát sinh của chúng Cụ thể, cần xác định các thông tin:

- Xác định những mối nguy hại là những nguồn phát sinh của rủi ro

- Xác định các đối tượng (yếu tố) có thể bị tác động

- Mối liên hệ giữa những mối nguy hại và đối tượng bị tác động

- Mô tả thông tin chi tiết về rủi ro

- Đánh giá mức độ tác động của những mối nguy hại

- Đánh giá tần suất xuất hiện nguy cơ / khả năng xảy ra rủi ro

- Thiết lập ma trận đánh giá rủi ro nhằm phân cấp mức độ rủi ro

Trong phân tích rủi ro, tùy theo từng loại rủi ro, đặc trưng của đối tượng, dữ liệu

và thông tin thu thập được mà cách phân tích cũng được lựa chọn sao cho phù hợp nhất Tùy từng trường hợp mà phân tích có thể là: định tính, bán định lượng, định lượng hay kết hợp nhiều cách trên Với mỗi loại sẽ có cách thức tiến hành và thang đo

áp dụng riêng song đều nhằm đến mục đích cuối là lượng hóa được mức độ của các yếu tố để đánh giá rủi ro là tần suất xuất hiện và mức độ tác động

e Đưa ra giải pháp ứng phó hoặc thích ứng với rủi ro

Việc thực hiện đánh giá rủi ro môi trường đối với du lịch cũng dựa trên những hướng dẫn theo tiêu chuẩn Quản lý rủi ro AS/NZS 4360:2004 giống như hoạt động

Trang 34

đánh giá rủi ro môi trường nói chung Cách làm này cũng thống nhất với quan điểm của Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (AICST) trong “Hướng dẫn chính thức để quản lý rủi ro trong ngành du lịch” Trong hướng dẫn này, quy trình quản lý rủi ro được xây dựng cho ngành du lịch, đã áp dụng toàn bộ các bước theo quy trình quản lý rủi ro của tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004

1.5.3 Áp dụng đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái

Tiêu chuẩn AS/NZS 4360:2004 được xây dựng để cung cấp một khuôn khổ chung cho tất cả các tổ chức, các ngành có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả Bởi

đó, khi áp dụng vào lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch sẽ cần có những điều chỉnh trong chi tiết của các bước tiến hành cho phù hợp với đối tượng và những yêu cầu cụ thể của từng mối quan hệ giữa các thành phần trong một thể tổng hợp rất đa dạng của hoạt động du lịch

Đồng thời, hoạt động đánh giá đối với du lịch có thể tham khảo thêm những hướng dẫn của Trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (AICST) Hướng dẫn này tập trung vào những yêu cầu cụ thể của lĩnh vực du lịch nên có thể giúp cho việc đánh giá đáp ứng một cách tốt hơn những đòi hỏi đặc thù của hoạt động du lịch - vốn

dĩ có nhiều nét khác biệt so với những hoạt động khác

Cụ thể, từ các chỉ tiêu để xác định mức độ rủi ro chung của AS/NZS 4360:2004, AICST đã đề nghị khung xác định rủi ro bằng những chỉ tiêu liên quan đến du lịch như lượng khách, tỷ lệ quay lại, doanh thu… Đối với du lịch sinh thái, việc xác định các yếu tố rủi ro và đánh giá rủi ro ngoài các yếu tố được xét chung cho hoạt động du lịch,

sẽ dựa vào các yêu cầu và nguyên tắc của du lịch sinh thái để xét riêng cho loại hình

du lịch đặc thù này

Trên cơ sở tổng quan tư liệu, cơ sở lý luận của việc đánh giá rủi ro và quản lý rủi

ro cho du lịch sinh thái có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Trang 35

Hình 3: Sơ đồ lý thuyết về đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái

ĐÁNH GIÁ

RỦI RO

ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO DU LỊCH SINH

THÁI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN CƠ SỞ QUẢN LÝ RỦI RO

Trang 36

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về huyện Cần Giờ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Cần Giờ có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng; là huyện ven biển và cửa ngõ hướng ra Biển Đông của Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) Tổng diện tích

tự nhiên của Cần Giờ là 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong

đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là nhiễm mặn và phèn Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, bần, mắm …

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của TP HCM, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai); huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An); huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây Giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía Tây Bắc Phía Nam giáp với Biển Đông Vị trí của huyện Cần Giờ

ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” kinh độ Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc

Trang 37

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN CẦN GIỜ - TP HỒ CHÍ MINH

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Cần Thạnh

S

N

E W

Nguồn: biên tập từ bộ bản đồ nền Việt Nam của Phịng GIS – Khoa Địa Lý

Bản đồ 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ, TP HCM

Trang 38

cũng là khu vực nông nghiệp tốt nhất của địa bàn Khu trung tâm, địa hình thấp nhất (0,2 - 0,5 m đến 0,7 - 0,9 m) là khu vực của rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy sản

Địa bàn bị phân cắt nhiều với sông rạch chằng chịt Diện tích mặt nước bằng 1/3 tổng diện tích tự nhiên

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25oC đến 29oC Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 – 1.400 mm, là khu vực có lượng mưa thấp nhất TP HCM,trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm Mùa mưa hướng gió chính là Nam – Tây Nam, mùa khô hướng gió chính là Bắc – Đông Bắc

2.1.1.4 Thủy văn

Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen nhau gồm có sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh trong đó Lòng Tàu và Soài Rạp

là hai hệ sông chính chi phối toàn bộ thủy văn của hầu hết kênh rạch khác Diện tích

hệ thống sông rạch chiếm đến 31,47% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Phần lớn các sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dạng uốn lượn từ đó

có ảnh hưởng làm thay đổi địa hình và thay đổi cảnh quan thực vật Hai cửa sông chính đổ ra vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái có dạng hình phễu nên có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt Hiện sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính yếu, cho phép các tàu biển có tải trọng dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày) Biên độ triều vào khoảng 2 m khi triều trung bình và 4 m khi triều cường Biên độ triều lớn nhất thường xảy ra từ tháng

9 đến tháng giêng năm sau Đỉnh triều cao nhất thường xuất hiện vào tháng 10 và 11, thấp nhất vào tháng 4 và5 Tính theo âm lịch, vào những ngày cuối và đầu tháng (29,

30, 1, 2, 3 ) và những ngày giữa tháng con nước lên cao, lúc đó nước ngập hầu như toàn bộ rừng bị ngập mặn

Độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém Vào tháng 4, nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông - biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong vùng đất liền, do đó, độ mặn của nước trong rừng được nâng cao lên Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong mối tương tác sông-biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực

Trang 39

2.1.1.5 Thảm thực vật và tài nguyên rừng

Rừng ngập mặn Cần Giờ vào thời điểm trước chiến tranh có diện tích tự nhiên che phủ vào khoảng 40.000 ha với tán rừng dày Những năm 70 của thế kỉ XX, rừng Cần Giờ xem như đã thoái hóa hoàn toàn và nghèo kiệt do tác động chủ yếu của thuốc khai quang trong chiến tranh Từ năm 1978 rừng ngập mặn Cần Giờ được tập trung phục hồi chủ yếu là trồng lại cây đước Sau 30 năm khôi phục lại, rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên 30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật trên cạn, trên bầu trời và động vật đáy nền sinh sôi phát triển

Qua thời gian phục hồi và phát triển, rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng phong phú và đa dạng về sinh học nên ngày 21/01/2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận danh hiệu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”; là KDTSQ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong hệ thống KDTSQ của thế giới Đến 2010, rừng ngập mặn Cần Giờ lần thứ hai được xét công nhận danh hiệu này

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Lịch sử phát triển

Cần Giờ là một huyện vùng sâu vùng xa, có mật độ dân số thấp nhất TP HCM Với những nỗ lực không ngừng, huyện Cần Giờ đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vai trò cửa ngõ hướng ra biển Đông của thành phố Trong quá trình phát triển, đã có những cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu những bước tiến của huyện:

- Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử 300 năm Sài Gòn – Thành phố

Hồ Chí Minh Mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam Lịch sử Cần Giờ đã có nhiều lần tách nhập

và đổi tên ở nhiều giai đoạn khác nhau Sau ngày Miền Nam được giải phóng thống nhất đất nước, vùng Cần Giờ được mang tên huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai (tỉnh mới được thành lập do hợp nhất các tỉnh Biên Hòa, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Long Khánh)

- Ngày 28/2/1978, huyện Duyên Hải (thuộc Đồng Nai) chính thức xác nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết Quốc hội khóa VI, kỳ họp lần thứ 4 ngày 29/12/1977 về “việc sáp nhập huyện Duyên Hải tỉnh Đồng Nai vào thành phố Hồ Chí Minh”

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ VI (nhiệm kỳ 1991-1995) họp và đã nhất trí đề nghị Chính phủ cho đổi tên huyện Duyên Hải trở lạithành huyện Cần Giờ Căn cứ nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải, ngày 18/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 405/HĐBT đổi tên huyện Duyên

Trang 40

Hải thành huyện Cần Giờ với diện tích tự nhiên 70.415 ha, dân số 59.676 người, gồm

7 xã với 32 ấp Từ đó, huyện Cần Giờ chính thức được trở về với tên gọi truyền thống của mình

Về hành chính, Cần Giờ hiện nay có 7 xã và thị trấn bao gồm: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh

2.1.2.2 Dân cư - Lao động

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Cần Giờ tăng từ 59.810 người (năm 2000) đến lên 66.310 người (năm 2005) và 73.014 người (năm 2009) Do đó mật độ dân cư cũng tăng từ 85,63 người/km2

(năm 2000) lên 94,95 người/km2 (2005) và 104 người/km2

(2009)8

Thạnh An vẫn là xã có mật độ dân cư thấp nhất huyện (thấp hơn mật độ dân số của toàn huyện là 35,17 người/km2), mật độ cao tập trung ở thị trấn Cần Thạnh (452,03 người/km2), xã Bình Khánh (400,12 người/km2

)

Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (94,38% dân số), ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Khmer, Chăm… Lao động trong độ tuổi của huyện Cần Giờ là 36.923 người (2008), chiếm 53,18 % tổng dân số của huyện Trong đó, lao động ngành thủy sản chiếm tỉ trọng lớn (34,66% tổng số lao động), kế tiếp là lao động các ngành nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…9

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông:

Huyện Cần Giờ có diện tích khá lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, nên trước đây giao thông thủy chiếm ưu thế, giao thông bộ chỉ có một tuyến đường chính nối từ nội thành ra và một số tuyến đường nhánh xung quanh thị trấn Cần Thạnh Trong vài năm gần đây, tuyến đường nối với xã An Thới Đông, Lý Nhơn được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các xã này Tháng 01/2011, đường Rừng Sác đã chính thức được khánh thành sau thời gian thi công mở rộng mặt đường cũ ra trên dưới 30 m với 6 làn xe, chiều dài hơn 31 km Trục đường mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thông từ nội thành đến huyện Cần Giờ

Với tiềm năng về địa hình sông rạch khá chằng chịt, giao thông thủy được xem

là thế mạnh của huyện Cần Giờ Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến giao thông thủy Trên địa bàn huyện Cần Giờ có 41 bến thủy nội địa được bố trí trải đều ở các xã, thị trấn (trong đó, phục vụ vận

Ngày đăng: 23/01/2021, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w