1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, thành phố hồ chí minh

182 805 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MAB: Man and Biosphere: Con người và Sinh quyển UNESCO: United nations Education Science and Culture Organization Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ù

Lê Đức Tuấn

NGHIÊN CỨU SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006

Trang 2

Ù

Lê Đức Tuấn

NGHIÊN CỨU SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường

Mã số: 62.85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 Tiến Sĩ TRẦN TRIẾT

2 Tiến sĩ TRẦN VĂN THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là tác giả của bản luận án: “Nghiên cứu sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi; tất cả số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu trong luận án là số liệu thực và chưa có ai công bố

Lê Đức Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan 1

Mục lục 2

Danh mục hình ảnh và biểu đồ 4

Danh mục các bảng 7

Danh mục các chữ viết tắt 9

MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 14

1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu về sinh thái nhân văn ở nước ngoài 14

1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu về sinh thái nhân văn trong nước 17

1.3 Luận điểm về hệ sinh thái nhân văn 19

1.4 Tổng quan về các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường 26

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 33

2.1 Địa điểm nghiên cứu 33

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40

3.1 Luận điểm của tác giả về hệ sinh thái nhân văn 40

3.2 Hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 47

3.3 Phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 81

Trang 5

3.4 Các định hướng và giải pháp cần thiết để phát triển bền vững hệ

sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .119

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ LỤC 140

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc cơ bản của một hệ sinh thái nhân văn 20

Hình 1.2 Sơ đồ sự tương tác giữa hệ xã hội và hệ sinh thái 23

Hình 1.3 Sơ đồ khái quát hóa một hệ sinh thái nhân văn 25

Hình 1.4 Sơ đồ các phương pháp xác định giá trị tiền tệ hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường qua đường cầu 26

Hình 1.5 Đồ thị đường cầu 27

Hình 1.6 Sơ đồ các phương pháp xác định giá trị tiền tệ hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường không qua đường cầu 30

Hình 3.1 Các thành phần cơ bản của hệ tự nhiên 40

Hình 3.2 Các thành phần cơ bản của hệ xã hội 42

Hình 3.3 Sơ đồ các thành phần cơ bản của một hệ sinh thái nhân văn 46

Hình 3.4 Sơ đồ cấu trúc chức năng hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ .52

Hình 3.5 Sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản của hệ sinh thái rừng ngập mặn 53

Hình 3.6 Các bậc dinh dưỡng hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ không theo tỷ lệ sinh khối thực 54

Hình 3.7 Một số loài sinh vật ăn phế liệu, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật 55

Hình 3.8 Một số loài sinh vật ăn thịt cỡ nhỏ 56

Hình 3.9 Một số loài sinh vật ăn thịt cỡ lớn .57

Hình 3.10 Một số loài sinh vật ăn thịt bậc cao 58

Hình 3.11 Một số quần xã rừng ngập mặn Cần Giờ 61

Trang 7

Hình 3.12 Bản đồ phân vùng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ 63

Hình 3.13 Tháp dân số Cần Giờ theo độ tuổi và giới tính năm 2004 65

Hình 3.14 Sơ đồ dòng năng lượng vật chất trong hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 77

Hình 3.15 Sơ đồ dòng thông tin cơ bản trong hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 79

Hình 3.16 Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 80

Hình 3.17 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng trồng trọt 97

Hình 3.18 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng chăn nuôi 98

Hình 3.19 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng thủy sản 99

Hình 3.20 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng muối 99

Hình 3.21 Biểu đồ tăng trưởng số lượng du khách 100

Hình 3.22 Biểu đồ tăng trưởng khả năng cố định carbon 101

Hình 3.23 Biểu đồ tăng trưởng giá trị di sản 102

Hình 3.24 Biểu đồ tăng trưởng giá trị tồn tại 102

Hình 3.25 Mô hình hợp tác trong hoạt động khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 110

Hình 3.26 Mô hình quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có sự tham gia của cộng đồng 111

PHẦN PHỤ LỤC Hình PL.1 Rừng Cần Giờ bị phá hủy bởi chất độc hóa học 174

Hình PL.2 Trồng lại rừng ngập mặn Cần Giờ 174

Hình PL.3 Rừng ngập mặn Cần Giờ sau 22 năm phục hồi 174

Trang 8

Hình PL.4 Sản phẩm tỉa thưa từ rừng ngập mặn Cần Giờ 175 Hình PL.5 Sản xuất muối trong vùng rừng ngập mặn Cần Giờ 175 Hình PL.6 Du lịch xem khỉ tự nhiên tại Lâm viên Cần Giờ 175 Hình PL.7 Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn Cần Giờ 176

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Các dạng địa hình vùng rừng ngập mặn Cần Giờ 47

Bảng 3.2 Các sông chính ở Cần Giờ 50

Bảng 3.3 Dân số Cần Giờ theo độ tuổi và giới tính năm 2004 66

Bảng 3.4 Tư liệu sản xuất và sản lượng đánh bắt năm 2005 73

Bảng 3.5 Tư liệu sản xuất và sản lượng nuôi trồng năm 2005 73

Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng và sản lượng nông sản năm 2005 74

Bảng 3.7 Sản lượng đàn gia súc gia cầm năm 2005 74

Bảng 3.8 Sản lượng ngành công nghiệp năm 2005 75

Bảng 3.9 Tổng doanh thu ngành thương mại dịch vụ năm 2005 76

Bảng 3.10 Sản lượng rừng trồng đã thu được bằng biện pháp lâm sinh tỉa thưa 83

Bảng 3.11 Lượng tăng trưởng bình quân/năm của rừng Đước trồng (2005) 84

Bảng 3.12 Sản lượng thu hoạch hàng năm các loại nông sản từ năm 1978 - 2005 85

Bảng 3.13 Sản lượng thu hoạch hàng năm các loài thủy sản từ năm 1978 - 2005 87

Bảng 3.14 Thống kê diện tích và sản lượng muối từ 1980 – 2005 89

Bảng 3.15 Số lượng khách tham quan Lâm viên Cần Giờ từ năm 1997 - 2005 90

Bảng 3.16 Năng suất quang hợp thuần của rừng Đước trồng tại Cần Giờ 91

Bảng 3.17 Lượng carbon cố định được trong năm 1999 của rừng Đước trồng tại Cần Giờ 92 Bảng 3.18 Lượng carbon cố định được trong năm 2005 của rừng Đước

Trang 10

trồng tại Cần Giờ 93 Bảng 3.19 Tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển

rừng ngập mặn Cần Giờ năm 1999 và năm 2005 .96 Bảng 3.20 So sánh tổng giá trị kinh tế Hệ Sinh thái Nhân văn Khu

Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ năm 1999

và năm 2005 103 Bảng 3.21 Tổng số lao động theo ngành nghề trên địa bàn huyện Cần Giờ

năm 2005 106

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MAB: Man and Biosphere: Con người và Sinh quyển

UNESCO: United nations Education Science and Culture Organization (Tổ chức

Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc)

ISME: Internatinal Society for Mangrove Ecosystem (Hiệp hội quốc tế về Hệ

Sinh thái rừng ngập mặn)

ITTO: International Tropical Timber Organisation

(Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới)

WTP: Willingness to pay (Ý muốn chi trả)

WTA: Willingness to accept (Ý muốn chấp nhận)

TCM: Travel cost method (phương pháp chi phí du hành)

CVM: Contingent value method (phương pháp đánh giá ngẫu nhiên)

HPM: Hedonic Price Method (phương pháp đánh giá theo hưởng thụ)

GIS: Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

BCĐ: Ban Chỉ Đạo

BQL KDTSQ RNM CG: Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ KH: Cơ quan khoa học

CQNN: Cơ quan Nhà nước

DĐP: Dân địa phương

CQĐP: Chính quyền địa phương

NGO: (Non Government Organization): Tổ chức phi chính phủ

Trang 12

NPO: (Non profit organization): Tổ chức phi lợi nhuận

CPI: (Instantaneous carrying capacity): Sức chứa thường xuyên

AR: Diện tích của khu vực sử dụng cho du khách

A: Tiêu chuẫn diện tích trung bình/một du khách

GAP: Good Aquatic Production: Sản xuất thủy sản tốt

CRES: Center for Natural Resources and Environmental Studies (Trung tâm

nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường)

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Sau một thời gian dài khai thác tài nguyên thiên nhiên mang tính chất bóc lột đã gây hại đến môi trường sống của nhiều giống loài sinh vật và gây ô nhiễm cho môi trường sống của chính mình, con người dần dần ý thức được rằng xã hội loài người phát triển được là nhờ dựa vào tài nguyên thiên nhiên của tự nhiên Nếu tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi trường sống bị tàn phá đến biến mất thì chính con người cũng bị diệt vong vì sự phát triển quá mức của mình đã làm mất cân bằng sinh thái Do đó, đã đến lúc chúng ta cần phải phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để điều chỉnh được sự cân bằng sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững của xã hội loài người Sinh thái nhân văn chính là một ngành học mới, phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, nhằm giải quyết mục tiêu phát triển bền vững nói trên

Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của con người đến các hệ sinh thái tự nhiên Thông thường các tác động này mang tính phá hủy môi trường trong quá trình khai thác để có được sản lượng thu hoạch cao hơn so với khả năng tái sinh của thiên nhiên Chính con người, đôi khi chủ quan duy ý chí, xem mình là trung tâm, có toàn quyền quyết định, đã khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô lớn, bằng những kỹ thuật ngày càng hiện đại Điều này đã dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái hoặc hủy diệt đi nhiều hệ sinh thái vốn là môi trường sống của chính con người và nhiều loài sinh vật khác

Nghiên cứu sinh thái nhân văn nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là thực sự cần thiết trong việc nghiên cứu các tác động

Trang 14

qua lại giữa hai hệ thống: hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội Các nghiên cứu về sinh thái nhân văn giúp con người đánh giá được mức độ cân bằng giữa hai hệ thống này, đảm bảo cho các hành động phát triển xã hội loài người ngày càng mang tính bền vững, khắc phục được tình trạng môi trường sinh thái đang kêu cứu trên phạm vi toàn thế giới như hiện nay

Chúng tôi theo quan điểm sinh thái nhân văn để thực hiện "Nghiên cứu sinh thái nhân văn Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh"

2 Mục đích luận án

Về lý luận:

- Tìm hiểu động thái phát triển của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ qua việc khảo sát các mối quan hệ tương tác giữa hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên vùng rừng ngập mặn Cần Giờ theo quan điểm sinh thái nhân văn

- Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống vào việc khảo sát hai hệ thống tự nhiên và xã hội, xây dựng được sơ đồ về mối quan hệ tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội để làm rõ động thái phát triển của hai hệ thống này, thể hiện cụ thể qua các hoạt động kinh tế, nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng rừng ngập mặn Cần Giờ

Về thực tiễn:

- Khảo sát các luồng trao đổi năng lượng - vật chất - thông tin giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội trong vùng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, từ đó xác định được động thái phát triển kinh tế xã hội dựa trên các hoạt động kinh tế nhằm khai thác nguồn tài nguyên rừng ngập mặn của cư dân Cần Giờ

Trang 15

3 Nhiệm vụ luận án

Trong phạm vi luận án, quan điểm nghiên cứu là quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử và viễn cảnh Từ đó, trình bày cách tiếp cận nghiên cứu sinh thái nhân văn của các nhà khoa học trong ngành này, đồng thời phác họa sơ đồ cấu trúc của hệ thống sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, hình thành nên động thái phát triển của hệ thống Qua khung phân tích về hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ chúng ta có thể hình dung được cấu trúc và động thái phát triển của một hệ thống sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn theo xu hướng phát triển bền vững

4 Những điểm mới của luận án

Nội dung luận điểm về một hệ sinh thái nhân văn trong luận án để vận dụng vào khảo sát hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là hoàn toàn mới về lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam Luận án đã được thực hiện với mong muốn vận dụng những kiến thức về sinh thái nhân văn và kinh tế môi trường hiện có trên thế giới vào việc nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn Cần Giờ để làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu sinh thái nhân văn là một lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, mong rằng đêà tài này chuyển tải được những vấn đề về lý luận và thực tiễn, vận dụng được những kiến thức nước ngoài vào hoàn cảnh nghiên cứu cụ thể trong việc xác định cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, từ đó phân tích được động thái phát triển của hệ qua chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế để đưa ra các giải pháp điều chỉnh chính sách, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cho khu dự trữ sinh quyển đầu tiên này của nước ta

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 NGHIÊN CỨU VỀ SINH THÁI NHÂN VĂN Ở NƯỚC NGOÀI

Khoa học sinh thái nhân văn xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 (G.L Young, 1974) [99], và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh thái nhân

văn nhưng đều có một điểm chung là: “Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên

cứu về sự phát triển của xã hội và quần thể người trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trường của chúng” (A.T Rambo, 1983) [85]

Trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, có nhiều cách tiếp cận khác nhau như: nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môi trường, sinh thái văn hóa, sinh thái xã hội học, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóa Tuy nhiên, J.G Bruhn (1974), W.E Odum (1975) và E.J Kormondy (1998) [38], [77], [66], đã cho rằng sinh thái học là cầu nối giữa khoa học và xã hội, là cơ sở của việc liên kết các nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Một trong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu sinh thái nhân văn là tính đa ngành và liên ngành với sự đóng góp của các nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội (J.G Bruhn, 1974 và G.L Young, 1974) [38], [99]

Hiện nay, qua nghiên cứu sinh thái nhân văn các nhà sinh thái học ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với khoa học nhân văn chủ yếu trên ba phương diện: tiến hóa về đạo đức môi trường, đa dạng các nhận thức nhân văn và tác động của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức lên các hệ sinh thái do các hoạt động nhân văn gây ra Theo một số tác giả, trong nghiên cứu sinh thái nhân văn cũng cần đề cập đến những quan điểm của con người từ thời cổ xưa nhất cho đến nay, đặc biệt các dạng nhận thức nhân văn giữ vai trò cực kỳ quan

Trang 17

trọng trong mối quan hệ giữa con người với các hệ thống tự nhiên Chính những nghiên cứu như thế sẽ tạo ra những luận cứ khoa học mang tính tổng thể về những vấn đề của hiện tại và dự báo được tương lai nhằm phát hiện ra những tác động thảm họa đối với môi trường do chính các hoạt động nhân văn gây ra

Trước kia con người thường xem rừng ngập mặn như là một vùng đất hoang hóa cần cải tạo để chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp Nhưng từ thập niên 70 của thế kỷ 20 trở đi, các nhà khoa học nhận thấy rằng hệ sinh thái rừng ngập mặn là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc thù của vùng cửa sông ven biển với nhiều chức năng phòng hộ và là môi trường sống của nhiều loài động vật, cung cấp thức ăn cho con người, đặc biệt là động vật thủy sinh, nên từ đó có nhiều nghiên cứu sâu sắc hơn về hệ sinh thái này [9]

Từ thập niên 80 có rất nhiều nghiên cứu về hiện trạng và phương thức quản lý rừng ngập mặn ở các nước trên thế giới, nhưng nổi bật là các công trình nghiên cứu được xuất bản sau đây:

Năm 1986 Liên hiệp quốc có các công trình nghiên cứu của UNDP/UNESCO tập hợp trong một báo cáo 538 trang "Rừng ngập mặn châu Á và Thái Bình Dương: Hiện trạng và việc quản lý" (Mangroves of Asia and the Pacific: Status and Management) Đây là báo cáo kỹ thuật của UNDP/UNESCO Chương trình định hướng nghiên cứu và tập huấn về các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở châu Á và Thái Bình Dương, giới thiệu rừng ngập mặn của các nước trong khu vực, kỹ thuật và phương pháp luận về quản lý, đồng thời nhận định về triển vọng hợp tác giữa các nước có rừng ngập mặn ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương [93]

Trang 18

Năm 1993 ISME (International Society for Mangrove Ecosystem) là một tổ chức của Nhật Bản đã phát hành một bộ báo cáo kỹ thuật gồm 3 quyển:

- Quyển 1: Đề cập đến các giá trị kinh tế và môi trường của rừng ngập mặn và hiện trạng của việc bảo tồn chúng ở khu vực Đông Nam Á/Thái Bình Dương (The Economic and Environmental Values of Mangrove Forests and Their Present State of Conservation in the South-East Asia/Pacific Region), 202 trang

- Quyển 2: Bảo tồn và sử dụng bền vững rừng ngập mặn ở các vùng châu Mỹ La tinh và châu Phi, phần I - châu Mỹ La tinh (Conservation and Sustainable Utilization of Mangrove Forests in Latin America and Africa Regions, Part I – Latin America), 272 trang

- Quyển 3: Bảo tồn và sử dụng bền vững rừng ngập mặn ở các vùng châu Mỹ La tinh và châu Phi, phần II - châu Phi (Conservation and Sustainable Utilization of Mangrove Forests in Latin America and Africa Regions, Part II – Africa), 262 trang

Cả ba quyển sách trên đều có chủ đề chung là bảo tồn và sử dụng bền vững rừng ngập mặn, trình bày hiện trạng rừng ngập mặn và phương thức quản lý rừng ngập mặn ở các nước trên thế giới thuộc các vùng Đông Nam Á/Thái Bình Dương, châu Mỹ La Tinh và châu Phi Tuy nhiên, các sách này cũng không nghiên cứu vấn đề quản lý rừng ngập mặn theo quan điểm sinh thái nhân văn [40]

Trong quyển Các giá trị kinh tế và môi trường của rừng ngập mặn và hiện trạng của việc bảo tồn chúng ở khu vực Đông Nam Á/Thái Bình Dương, là tổng hợp các báo cáo điển hình về rừng ngập mặn của các nhà khoa học khu vực châu Á/Thái Bình Dương như S Soemodihardjo, P Wiroatmodjo, Ahmad Abdullah, I.G.M Tantra, A Soegiarto (Indonesia); H.T Chan, J.E Ong, W.K Gong, A

Trang 19

Sasekumar (Malaysia) S Aksornkoae, N Paphavasit, G Wattayakorn (Thái Lan); các tác giả này tiếp cận cách thức quản lý tài nguyên môi trường rừng ngập mặn theo góc độ giá trị kinh tế xã hội qua hình thức sử dụng tài nguyên, các kết quả nghiên cứu cũng không thể hiện rõ nét quan điểm sinh thái nhân văn Ở Philippines, các nhà khoa học có nghiên cứu về rừng ngập mặn như I H Primavera, R.F Agbayani, đã có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cư dân vùng rừng ngập mặn và môi trường chung quanh, cũng như các giá trị tài nguyên môi trường rừng ngập mặn, nhưng chỉ tiếp cận theo góc độ quản lý tài nguyên rừng ngập mặn dựa trên cơ sở cộng đồng [63,[83]

Năm 2001, tổ chức ISME và tổ chức ITTO (International Tropical Timber Organisation) đã xuất bản đĩa CD GLOMIS (Global Mangrove Database & Information System) liệt kê các tác phẩm nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới đã được công bố Theo thống kê này đã có 3.298 nghiên cứu về rừng ngập mặn trên phạm vi toàn thế giới, cũng chưa có các nghiên cứu về sinh thái nhân văn một cách hệ thống [63]

1.2 NGHIÊN CỨU VỀ SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG NƯỚC

Năm 1989, Lê Trọng Cúc và các cộng sự đã đưa khái niệm sinh thái nhân văn áp dụng vào nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu là các hệ sinh thái nông nghiệp, tập trung vào 3 vấn đề cơ bản:

- Các dòng năng lượng, vật chất và thông tin chuyển từ hệ thống tự nhiên đến hệ thống xã hội và ngược lại từ hệ thống xã hội đến hệ thống tự nhiên như thế nào?

- Hệ thống xã hội thích nghi và phản ứng như thế nào trước những thay đổi trong hệ thống tự nhiên?

Trang 20

- Những hoạt động của con người đã tạo nên những tác động gì đến hệ tự nhiên?

Kết quả nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp vùng Trung du miền Bắc Việt Nam đã cho thấy giá trị của việc áp dụng sinh thái nhân văn trong phân tích tìm ra những mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và sinh thái Các yếu tố xã hội như thể chế, chính sách có ảnh hưởng rõ nét đến tài nguyên đất thông qua việc sử dụng loại tài nguyên này [5]

Một số vấn đề sinh thái nhân văn nổi bật ở Việt Nam như dân số, ô nhiễm, đô thị hóa, quản lý tài nguyên, quản lý chất thải, khai thác quá mức và không hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng đã được các nhà khoa học quan tâm (Lê Trọng Cúc và cộng sự, 1995; Digregorio, 1995; Phạm Bích San, 1995; Nguyễn Hoàng Trí và Phan Nguyên Hồng, 1995) [5]

Sinh thái nhân văn đang dần dần trở thành một hướng nghiên cứu mới về sinh thái học ở Việt Nam tuy chưa phát triển mạnh mẻ nhưng bước đầu đã có đóng góp tích cực trong công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng hợp lý một số hệ

sinh thái ở nước ta

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn thuộc Trung tâm Tài nguyên Môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn ở nước ta Các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tại các tỉnh có rừng đều có các nghiên cứu về rừng ngập mặn của tỉnh mình và có các báo cáo khoa học tham gia vào các hội thảo quốc gia về rừng ngập mặn do Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hàng năm Ngoài ra, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh có Tiểu ban Nghiên cứu rừng ngập mặn cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học về rừng ngập mặn ở các tỉnh phía Nam và đồng

Trang 21

bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các báo cáo về nghiên cứu rừng ngập mặn trong nước chủ yếu hướng vào các đề tài: thực vật và động vật rừng ngập mặn, các mô hình sản xuất nông lâm ngư kết hợp dưới tán rừng ngập mặn, vai trò của phụ nữ trong việc tham gia quản lý rừng ngập mặn, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong việc tham gia bảo vệ rừng ngập mặn, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng rừng ngập mặn, sinh khối rừng ngập mặn… Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào để khảo sát động thái phát triển theo quan điểm sinh thái nhân văn một cách toàn diện về một hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta [1], [7], [8], [9],[11], [12], [19], [24], [25], [27], [29]

Hiện nay chỉ mới có một đề tài nghiên cứu về sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn khu vực xã Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, chỉ khảo sát động thái phát triển theo quan điểm sinh thái nhân văn ở một vùng nhỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, chưa thể hiện tính thống nhất trên phạm vi toàn bộ một hệ sinh thái rừng ngập mặn Nghiên cứu này đã đưa ra được luận điểm về một hệ sinh thái nhân văn, nhưng chưa mang tính khái quát hóa cao; đồng thời cũng vẽ được sơ đồ trao đổi năng lượng vật chất và thông tin vùng rừng ngập mặn xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (Phan Thị Anh Đào, 2001) [6]

1.3 LUẬN ĐIỂM VỀ HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN

1.3.1 Các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái nhân văn

Tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học sinh thái nhân văn: "Hệ sinh thái - nhân văn là một hệ thống sống bao gồm sinh quyển và xã hội loài người Đó là một hệ sinh thái bao trùm trong đó có các hệ sinh thái như hệ sinh thái nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái miền biển, sông, hồ, rừng, đất, thảo nguyên

Trang 22

Tính chất của hệ sinh thái nhân văn gắn liền với hoạt động của con người và phụ thuộc vào đặc trưng của từng vùng địa lý cụ thể"

Nhìn chung, có thể hình dung một hệ sinh thái nhân văn theo sơ đồ trong hình 1.1:

Năng lượng vật chất

Thông tin

Cơ bản một hệ sinh thái nhân văn được cấu thành bởi hai thành phần chính là hệ tự nhiên và hệ xã hội với sự trao đổi năng lượng vật chất, thông tin cụ thể tại một vùng địa lý đặc thù nào đó trong sinh quyển

1.3.2 Dòng năng lượng vật chất và thông tin

Mối quan hệ giữa con người và sinh quyển là mối quan hệ hai chiều, sinh quyển cung cấp cho xã hội những điều kiện và phương tiện sống cơ bản nhất và ngược lại con người qua các hoạt động kinh tế đã tiếp nhận các dòng năng lượng vật chất và thông tin từ tự nhiên, cải biến chúng cho phù hợp với sự phát triển xã hội của mình, đồng thời trả lại cho tự nhiên những sản phẩm thải bỏ còn lại từ quá trình lao động sản xuất và quá trình trao đổi chất của chính bản thân mình

HỆ TỰ NHIÊN

HỆ XÃ HỘI

Hình1.1 Sơ đồ cấu trúc cơ bản của môt hệ sinh thái nhân văn

Trang 23

- Dòng năng lượng vật chất: Năng lượng từ mặt trời tạo điều kiện cho

thảm thực vật quang hợp sản sinh ra nguồn thức ăn cho các loài sinh vật bậc thấp, các loài này là thức ăn cho các loài sinh vật ở các bậc cao hơn và sau cùng là nguồn thức ăn cho con người Đồng thời các loại sản phẩm từ tự nhiên còn là nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động kinh tế phát triển xã hội loài người Theo chiều ngược lại, xã hội loài người trả lại các loại năng lượng vật chất thải bỏ vào thiên nhiên, có khi là nguồn bổ sung tái tạo năng lượng vật chất nhưng thường là các chất có thể gây ô nhiễm cho tự nhiên Có thể nói nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi năng lượng vật chất đặc thù của xã hội

loài người và tự nhiên

- Dòng thông tin: Hệ tự nhiên luôn phát triển theo thời gian, đồng thời

trong quá trình phát triển và tiến hóa đã bộc lộ bản chất của mình thể hiện qua các đặc điểm: gen, đặc tính sinh lý - sinh thái, cơ - lý tính vv Tùy thuộc vào trình độ văn minh của xã hội loài người, con người tiếp nhận các thông tin từ tự nhiên thông qua kiến thức của người dân bản địa hoặc các nghiên cứu của các nhà khoa học - nhà hoạch định chính sách - nhà quản lý vv Sau đó, qua xử lý và phân tích các thông tin này con người đưa ra những giải pháp thích ứng nhằm tác động vào tự nhiên khai thác tự nhiên phục vụ cho các hoạt động phát triển của xã hội loài người

1.3.3 Động thái phát triển

Bằng các hoạt động kinh tế của con người, quá trình trao đổi năng lượng vật chất, thông tin giữa hai hệ tự nhiên và xã hội diễn ra với cường độ nhanh hoặc chậm hình thành nên động thái phát triển của một hệ thống sinh thái nhân văn Nếu quá trình khai thác tự nhiên của con người quá nhanh vượt ra khỏi sức

Trang 24

tái tạo của thiên nhiên sẽ gây mất cân bằng của hệ thống tạo nên khủng hoảng cả về mặt sinh thái lẫn xã hội

Sells (1963) đã đưa ra phương trình cơ bản mô tả mối tương tác qua lại giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội nhằm thiết lập khái niệm về sự tương tác hình thành động thái phát triển này như sau (theo G L Young, 1981) [99]:

1.3.4 Sơ đồ khái quát hóa của một hệ sinh thái nhân văn

Theo A Terry Rambo (1983), một hệ sinh thái nhân văn như hình 1.2 [84]: các thành phần cơ bản của hệ sinh thái (trong hệ tự nhiên) là một tổ hợp gồm đất

- nước - không khí - khí hậu - cây rừng - cây trồng - cỏ dại - gia súc - sâu bọ - cá -

vi sinh vật, với những mối quan hệ đan chéo - đan xen lẫn nhau và tương tác qua lại lẫn nhau tạo thành một phức hợp là hệ sinh thái Tương tự các thành phần cơ bản của hệ xã hội cũng là một phức hợp của các yếu tố: dân số - sức khỏe - dinh dưỡng - kỹ thuật - các hình thức khai thác tài nguyên - tổ chức xã hội - các ngành kinh tế - kiến thức - hệ tư tưởng - các giá trị - nhân cách - ngôn ngữ - đặc điểm sinh lý

Trang 25

Hình 1.2 S

Trang 26

Tuy nhiên để có mô hình mang tính khái quát hóa cao, có thể ứng dụng chung cho tất cả các hệ sinh thái nhân văn, các nhà sinh thái nhân văn đã tổ chức hội thảo Qua báo cáo kết quả của hội thảo: "Các mô hình hệ sinh thái cho phát triển" (Ecosystem Models for Development), tháng giêng năm 1984, do A T Rambo - J A Dixon (East - West Center, Hawaii University, USA: Trung tâm Đông - Tây, Đại học Hawaii, Mỹ)) và Wu Tsechin (Ministry of Urban and Rural Construction and Environmental Protection, China: Bộ Xây dựng Đô thị và Nông thôn và Bảo vệ Môi trường) đúc kết, các thành phần cơ bản của một hệ sinh thái nhân văn được đơn giản hóa như hình 1.3 [86]:

Trang 28

1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HÀNG HÓA DỊCH VỤ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Trong tác phẩm Kinh tế môi trường (Environmental economics) của R K Turner – D Pearce – I Bateman đã sơ kết tổng quan các quan điểm của các nhà kinh tế môi trường thành hai sơ đồ về các phương pháp xác định giá trị tiền tệ của các loại hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ môi trường từ các nhà kinh tế môi trường trên phạm vi thế giới [92] như trong mục 1.4.1 và 1.4.2

1.4.1 Các phương pháp xác định bằng đường cầu

Phương pháp phát biểu ý thích Phương pháp bộc lộ ý thích

Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên chi phí du hành theo hưởng thụ

Đường cầu đền bù thu nhập Đường cầu không đền bù

Đo lường phúc lợi Đo lường phúc lợi thặng dư

giá trị tiêu dùng

Hình 1.4 Sơ đồ các phương pháp xác định giá trị tiền tệ hàng hóa dịch vụ

tài nguyên môi trường qua đường cầu

Các phương pháp đánh giá qua đường cầu có thể tìm hiểu qua đồ thị đường cầu 1.5

Trang 29

Hình 1.5 Đồ thị đường cầu

Đồ thị trên cho thấy đường cầu của các sản phẩm Đây có thể là sản phẩm hàng hóa dịch vụ có giá cả thị trường hoặc không có giá cả thị trường, trong trường hợp không có giá cả thị trường cần phải xác định đường cầu bằng các phương pháp đặc biệt

Giả sử rằng giá đang ở mức OA, đường cầu sẽ là OD Chúng ta có thể xem đường cầu là đường “mức sẵn lòng trả” (Willingness to pay:WTP): nó cho thấy mức sẵn lòng trả của các loại sản phẩm và là mức sẵn lòng trả biên tế (marginal WTP) Số tiền mà mà các cá nhân chi trả thật sự ở ngoài thị trường (hoặc số tiền mà họ sẽ trả nếu có thị trường) cho bởi tổng chi OACD Nhưng có WTP giá cao hơn cho các đơn vị sản phẩm đầu tiên như WTP là OB cho đơn vị sản phẩm đầu tiên và giảm xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng Do đó, WTP luôn cao hơn phần chi trả thực sự; nếu chúng ta cộng phần dôi ra của WTP ở phía trên OA (giá thực sự trả) của mỗi đơn vị sản phẩm chúng ta sẽ có hình tam giác ABC Phần này được gọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích có được trên số tiền mà họ thực sự trả WTP gộp là OACD + ABC = OBCD Nói cách khác chúng ta

Trang 30

gọi OBCD là WTP gộp và ABC là WTP ròng Khái niệm quan trọng ở đây là WTP ròng, vì nó đo lường phần lợi ròng mà người tiêu thụ nhận được

1.4.1.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM:Contingent Value Method)

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên bỏ qua nhu cầu tham khảo giá cả thị trường bằng cách hỏi thẳng từng cá nhân một cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường Kỹ thuật này có nhiều biến tố, nhưng phương cách thường được áp dụng nhất là phỏng vấn có chọn lọc một số mẫu các gia đình hoặc cá nhân tại địa điểm môi trường hoặc tại nhà họ về giá sẳn lòng trả (willingness to pay) của họ cho việc bảo vệ môi trường Sau đó các nhà phân tích có thể tính toán giá trị WTP trung bình của những người trả lời phỏng vấn và nhân nó với tổng số người thụ hưởng địa điểm hay tài sản môi trường đó để có tổng giá trị ước tính Hoặc phỏng vấn thẳng một số cá nhân về giá trị một đơn vị diện tích của nguồn tài nguyên môi trường, tính được giá trị sẳn lòng trả hoặc sẳn lòng chấp nhận (WTA: willingness to accept) bình quân của một đơn vị diện tích sau đó nhân với tổng diện tích nguồn tài nguyên để có tổng giá trị ước tính

Nhận xét:

Đây là phương pháp phổ biến nhất dùng để xác định giá trị tiền tệ của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường chưa có giá cả thị trường Cũng cần lưu ý là nếu phỏng vấn về WTP thuờng có kết quả về giá trị khoảng 1/3 – 1/5 so với phỏng vấn về WTA, vì WTP mang tính lợi ích trong khi WTA mang tính giá cả

1.4.1.2 Phương pháp chi phí du hành (TCM:Travel Cost Method)

Giả thiết cơ bản của phương pháp chi phí du hành rất đơn giản, đó là chi phí phải tốn khi đi tham quan một nơi nào đó Chúng ta phỏng vấn khách tham quan từ đâu đến và chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm Mối quan hệ này phản ánh một đường cầu dốc xuống điển hình thể

Trang 31

hiện mối quan hệ giữa chi phí một lần tham quan và số lần tham quan Một cuộc nghiên cứu sẽ phỏng vấn vài trăm khách du khách, từ các thông tin này, kỹ thuật thống kê có thể ước tính “đường cầu” của khu thắng cảnh, từ đó tính được chi phí

du hành trung bình của một khách và nhân với số lượng khách tham quan trong một năm để có tổng giá trị giải trí của cảnh quan mỗi năm [81]

1.4.1.3 Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM: Hedonic Price Method)

Phương pháp này cố gắng đánh giá các dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó trực tiếp ảnh hưởng đến một số giá cả thị trường nào đó Thông thường phương pháp đánh giá theo hưởng thụ được ứng dụng trong thị trường bất động sản Giá nhà bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như số phòng, kích thước khu vườn, đường đi đến nơi làm việc… và đặc biệt là yếu tố môi trường tại địa phương Nếu chúng ta kiểm soát được các yếu tố phi môi trường, ví dụ như khi xem xét các ngôi nhà có cùng số phòng, kích thước khu vườn như nhau, việc đi lại như nhau… thì sự khác biệt về giá cả nhà có thể giải thích là do sự khác nhau về môi trường Ví dụ một nghiên cứu ở Gloucestershire gần đây, tính trung bình

Trang 32

thì sự hiện diện của nước lộ thiên gần nhà làm cho giá nhà tăng 5% (Garrod & Willis, 1991) [80]; ngược lại tiếng ồn trong khu vực cũng có thể làm giảm giá nhà tại địa phương như nghiên cứu ở Washington DC giá nhà do tiếng ồn nên giảm 0,88% (Nelson, 1982) [81]

Nhận xét:

Phương pháp này khi thực hiện phải chia làm hai giai đoạn Giai đoạn 1 phân tích bằng thống kê hồi quy về các giá trị tài sản khác nhau do sự khác nhau về chất lượng môi trường chung quanh tài sản đó Giai đoạn 2 ước tính người dân sẵn lòng trả bao nhiêu để cải thiện chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát Thường được áp dụng ở các nước phát triển

1.4.2 Các phương pháp xác định không qua đường cầu

Có bốn phương pháp cơ bản như sơ đồ trong hình 1.6 [81]:

Phương pháp đáp Phương pháp Phương pháp Phương pháp ứng theo liều lượng chi phí thay thế hành vi xoa dịu chi phí cơ hội

Không thể lập được đường cầu

Không đo lường được phúc lợi thực tế

Nhưng thông tin hữu ích đối với các

nhà hoạch định chính sách

Hình 1.6 Sơ đồ các phương pháp xác định giá trị tiền tệ hàng hóa dịch vụ

tài nguyên môi trường không qua đường cầu

Trang 33

1.4.2.1 Phương pháp đáp ứng theo liều lượng (Dose – Response Methods)

Phương pháp này đòi hỏi các số liệu kết hợp các phản ứng sinh lý của con người, thực vật và động vật đối với áp lực của ô nhiểm Ví dụ nếu ở mức độ ô nhiễm nào đó thì làm thay đổi sản lượng, thông thường sản lượng có thể được đánh giá bằng giá thị trường hoặc giá ẩn (như sự thiệt hại sản lượng mùa màng

do ô nhiễm không khí) Trong trường hợp có liên quan đến sức khỏe con người, chúng ta sẽ phải đối diện với những câu hỏi liên quan đến giá trị sinh mạng con người (các nhà phân tích tìm cách đánh giá mức rủi ro gia tăng của bệnh tật hoặc tử vong) [81]

Nhận xét:

Khi sử dụng phương pháp này, cần có sự theo dõi trong thời gian dài các mức độ ô nhiễm với các công cụ đo mức độ ô nhiễm thường xuyên hoặc định kỳ

1.4.2.2 Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost)

Phương pháp này xem xét tính toán các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích của việc phục hồi Ví du:ï chi phí để làm sạch môi trường của một vùng ven biển sau khi bị tràn dầu hoặc chi phí trồng lại rừng sau khi bị cháy… Nhưng việc áp dụng kỹ thuật này đòi hỏi phải suy nghĩ cặn kẽ Đây là một phương pháp có giá trị trong những tình huống mà người ta có thể lập luận rằng công việc sửa chữa phải tiến hành vì có một cưỡng chế nào đó [81]

Nhận xét:

Số liệu có thể thu thập được bằng 3 cách:

- Quan sát trực tiếp các chi phí thực tế để phòng tránh sự cố môi trường

- Yêu cầu người dân địa phương cho biết họ cần thiết bị chi phí loại nào để tự phòng vệ tránh đe dọa của các sự cố môi trường

Trang 34

- Thu nhận những ước tính chuyên môn về chi phí mà xã hội cung cấp cho người dân địa phương để họ tự phòng chống và khắc phục sự cố môi trường

1.4.2.3 Phương pháp hành vi xoa dịu (Mitigation Behaviour)

Phương pháp này tính rõ chi phí để khắc phục sự tác hại của sự cố môi trường Ví dụ như chi phí ngăn tránh ô nhiễm môi trường Các hộ gia đình có thể mua thiết bị cách âm để bảo vệ gia đình họ khỏi ô nhiễm do tiếng ồn, xem như là một biện pháp thay thế cho việc giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn gốc Tương tự có phương pháp chi phí ngăn ngừa (Preventive expenditure), là phương pháp tính chi phí để bảo vệ môi trường phòng chống ô nhiễm Ví dụ chi phí bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm vì những nguyên nhân chủ quan của con người [81]

Nhận xét:

Tương tự như phương pháp chi phí thay thế

1.4.2.4 Phương pháp chi phí cơ hội

Phương pháp này không phải là một kỹ thuật xác định giá trị, nhưng nó tỏ

ra rất hữu ích đối với những người ra quyết định Phương pháp chi phí cơ hội không có những nỗ lực trực tiếp để tính toán giá trị lợi ích môi trường, thay vào đó người ta ước tính lợi ích của những hoạt động làm suy thoái môi trường ví dụ như chi phí thoát nước một vùng đất ngập úng để thâm canh tăng vụ Người ta sẽ thiết lập một điểm mốc nhằm xác định mức lợi ích môi trường phải là bao nhiêu

để việc phát triển nông nghiệp trở nên không đáng làm [81]

Nhận xét:

Đây là một phương pháp thường được sử dụng trong trường hợp muốn chuyển đổi một vùng sinh thái nào đó sang mục đích sử dụng khác với chức năng môi trường vốn có của nó Như chuyển đổi một vùng đất ngập nước sang làm

nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản

Trang 35

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là vùng cửa sông ven biển nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn với diện tích rừng ngập mặn khá lớn và là hệ sinh thái chính của vùng cộng với hai hệ sinh thái chuyển tiếp, hệ sinh thái lúa nuớc ở phía Bắc, tiếp giáp với vùng đất liền và hệ sinh thái thảm cỏ biển tiếp giáp với cửa biển Gò Gia - Cần Giờ - Soài Rạp đổ ra biển Đông ở phía Nam

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài nghiên cứu của luận án thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng các sơ đồ về thành phần cơ bản của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Bao gồm các sơ đồ dòng vật

chất năng lượng và thông tin trao đổi giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội hình thành nên hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

- Căn cứ trên các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên

cơ bản có thể định lượng được tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economic value) của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Phân tích tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Cần Giờ tại thời

điểm 1999 - 2005 sẽ thấy được sự biến động về cơ cấu và giá trị của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường của hệ, xác định được xu thế phát triển của hệ sinh thái nhân văn này

Trang 36

- Đềà ra các định hướng và giải pháp quản lý tổng hợp thích ứng để phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Qua

phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ căn cứ trên các hoạt động khai thác các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, đề ra các giải pháp quản lý kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học theo quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn

2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu là hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Mô tả hệ tự nhiên khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

- Mô tả hệ xã hội khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

- Phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bằng chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế qua các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng

2.2.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng số liệu thống kê, điều tra, nghiên cứu từ năm 1978 -2005, đặc biệt là khoảng thời gian từ 1999 - 2005

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp chung

- Phương pháp tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp bản đồ (phần mềm MapInfo)

- Phương pháp so sánh

Trang 37

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu

2.3.2.1 Phiếu phỏng vấn

Năm 1999, lập 115 phiếu điều tra theo phương pháp TCM (Travel Cost Method) [91] với đối tượng ngẫu nhiên là khách du lịch đến Lâm Viên Cần Giờ, lập 119 phiếu điều tra theo phương pháp CVM (Contigent Value Method) [91] với đối tượng chọn lọc là cán bộ nhân viên ngành Lâm nghiệp và các hộ dân giữ rừng và sản xuất dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ Tương tự, năm 2005 lập 140 phiếu điều tra theo phương pháp TCM và 140 phiếu điều tra theo phương pháp CVM với đối tượng như trên

Tất cả các phương pháp tính toán được thực hiện trên máy vi tính (phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0)

2.3.2.2 Thu thập số liệu từ niên giám thống kê:

- Niên giám thống kê huyện Cần Giờ 1978 – 2005

- Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 1998 - 2005

2.3.3 Các phương pháp tính toán giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ tài nguyên

môi trường thông qua đường cầu

2.3.3.1 Giá trị sử dụng trực tiếp

Trong hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, có nhiều loại sản phẩm mang giá trị trực tiếp như các loại gỗ, củi, thú rừng, cây thuốc, mật ong, tôm cá trong rừng, ruộng lúa…

Nguyên tắc tính: Lấy tổng số lượng từng loại sản phẩm khai thác được nhân với

đơn giá mỗi loại sản phẩm theo giá cả thị trường tại một thời điểm chung nào đó Tổng lượng giá trị của các loại sản phẩm này hình thành giá trị sử dụng trực tiếp

Trang 38

Yêu cầu về số liệu: Có số liệu thống kê qua nhiều năm liên tục, tổng lượng sản

phẩm có giá trị sử dụng trực tiếp dùng để tính toán là số lượng sản phẩm tính theo bình quân năm Nếu không có số liệu thống kê, phải đánh giá được tổng số lượng tài sản của nguồn tài nguyên cùng mức độ tăng trưởng tài nguyên hàng năm để tính được khả năng cung cấp các loại sản phẩm bình quân hàng năm của khu rừng

Công thức tính:

Giá trị sử dụng trực tiếp = ∑ (Qi x Pi)/năm;

Qi: tổng lượng sản phẩm bình quân năm loại hàng hóa i;

Pi: đơn giá loại sản phẩm hàng hóa i tại thị trường gần nhất

2.3.3.2 Giá trị sử dụng gián tiếp

Thông thường, các loại hàng hóa dịch vụ môi trường theo chức năng của hệ sinh thái rừng hình thành nên giá trị sử dụng gián tiếp như: cảnh quan khu rừng phục vụ cho du lịch, khả năng điều hòa nguồn nước của rừng đối với lưu vực, khả năng cố định carbon, khả năng phòng chống bão lụt…

Nguyên tắc tính: Giá trị gián tiếp được tính bằng phương pháp Chi phí thay thế

(RC: Replacement cost), hoặc Chi phí ngăn ngừa (PE: Preventive expenditure) Đó là các chi phí để phục hồi nguyên trạng hệ sinh thái rừng sau khi bị xâm hại hoặc chi phí ngăn ngừa giữ cho môi trường rừng không bị xuống cấp Đối với cảnh quan du lịch thường được tính theo phương pháp Chi phí du hành (TCM: Travel Cost Method)

Yêu cầu về số liệu: Thông tin có thể nhận được bằng bốn cách sau: (1) quan sát

trực tiếp chi phí thực tế để chống lại sự cố môi trường, (2) yêu cầu của công chúng phải chi phí bao nhiêu để tự bảo vệ khỏi sự đe dọa của môi trường (nếu sự

đe dọa là giả định thì chuyển sang phương pháp tính toán ngẫu nhiên), (3) thu

Trang 39

nhận các đánh giá chuyên môn của các chuyên gia về chi phí cần thiết của công chúng để tự bảo vệ khỏi sự đe dọa của môi trường bị xuống cấp, (4) xây dựng đường cầu của chi phí du hành

Công thức tính:

Giá trị gián tiếp = (∑ chi phí thay thế)/năm

hoặc = (∑ chi phí ngăn ngừa)/năm hoặc = (∑ chi phí du hành)/năm

2.3.3.3 Giá trị sử dụng lựa chọn (Giá trị nhiệm ý)

Giá trị sử dụng lựa chọn tương tự như chi phí bảo hiểm trả thêm mà các cá nhân có ý muốn chi trả để bảo vệ hệ thống môi trường hoặc thành phần của hệ thống môi trường của rừng bảo đảm sự cung ứng một hay nhiều loại hàng hóa môi trường cho cá nhân trong tương lai

Nguyên tắc tính: Do không có dữ liệu giá cả thị trường của loại giá trị sử dụng

lựa chọn nên các nhà kinh tế môi trường thường dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM: Contingent Valuation Method) để khám phá công chúng sẳn lòng chi trả bao nhiêu bằng câu hỏi trực tiếp đối với một số đối tượng mẫu công chúng có liên quan đến vấn đề chung quanh vùng nghiên cứu Kết quả từ mẫu nghiên cứu được nhân với tổng số các cá nhân có liên quan để hình thành kết quả toàn diện

Yêu cầu về số liệu: Sử dụng phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể về ý muốn chi

trả của đối tượng mẫu, sau đó tập hợp lại và xử lý theo phương pháp hồi quy trong thống kê để tăng độ chính xác đối với các giá trị đã xác định rõ có liên quan với các đặc điểm cá nhân như thu nhập, trình độ văn hóa…vv…

Công thức tính:

Giá trị lựa chọn = ∑ ý muốn chi trả của công chúng có liên quan/năm

Trang 40

2.3.3.4 Giá trị di sản

Giá trị di sản hoặc giá trị kế thừa là giá sẵn lòng chi trả để bảo tồn môi trường vì lợi ích của các thế hệ sau Giá trị này không có giá trị sử dụng đối với một cá nhân trong hiện tại nhưng nó có giá trị tiềm năng sử dụng hoặc không sử dụng trong tương lai đối với con cháu các thế hệ tương lai

Nguyên tắc tính: Tổng hợp tất cả các chi phí mà công chúng hoặc xã hội đồng ý

chi trả để bảo tồn hệ sinh thái rừng vì lợi ích của thế hệ mai sau

Yêu cầu về số liệu: Nếu có thống kê đầy đủ thì lấy chi phí bình quân năm làm cơ

sở để tính toán

Công thức tính:

Giá trị di sản = ∑ chi phí bình quân năm để bảo vệ hệ sinh thái rừng

2.3.3.5 Giá trị tồn tại

Giá trị tồn tại là giá trị được đặt ra cho loại hàng hóa môi trường không liên quan đến bất kỳ việc sử dụng hoặc tiềm năng sử dụng của loại hàng hóa này Trong sơ đồ đánh giá tổng giá trị kinh tế một hệ sinh thái rừng nêu trên thì đây là giá trị nội tại của sự đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu Giá trị tồn tại phản ánh quan điểm “quyền” của các sinh vật khác không phải con người, hoặc cảm giác về vấn đề quản lý môi trường khu vực và toàn cầu

Nguyên tắc tính: Nếu có số liệu thống kê đầy đủ về trữ lượng các loài, và có giá

cả thị trường cụ thể, chúng ta có thể tính giá trị của từng loài và hình thành giá trị tồn tại của vùng nghiên cứu Trường hợp không có số liệu thống kê và giá cả thị trường, các nhà kinh tế môi trường sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) bằng các phiếu phỏng vấn, đưa ra mức giá trị tối thiểu để công chúng cho

ý kiến Mức giá tối thiểu này dựa trên những thông tin cơ bản về trữ lượng rừng hiện có

Ngày đăng: 26/02/2016, 16:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (1997), Môi Trường, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, thành phố Hồ Chí Minh, 331 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi Trường, Tập 1
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1997
2. Ban quản lý Rừng Phòng hộ môi trường TP. Hồ Chí Minh (1999), Dự án khả thi Khu Bảo tồn thiờn nhiờn rừng ngập mặn Cần Giơ,ứ 68 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án khả thi Khu Bảo tồn thiờn nhiờn rừng ngập mặn Cần Giơ,ứ
Tác giả: Ban quản lý Rừng Phòng hộ môi trường TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1999
3. Ban quản lý Rừng Phòng hộ môi trường TP. Hồ Chí Minh (2002), Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phoá Hoà Chí Minh, 311 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giơ
Tác giả: Ban quản lý Rừng Phòng hộ môi trường TP. Hồ Chí Minh
Nhà XB: nhà xuất bản Nụng nghiệp
Năm: 2002
4. Trần Lê Bảo, Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm (2001), Văn hóa sinh thái nhân văn, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 10 -20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa sinh thái nhân văn
Tác giả: Trần Lê Bảo, Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm
Nhà XB: nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
5. Lê Trọng Cúc, Rambo A.T. (1995), Một số vấn đề Sinh thái nhân văn ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 287 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Sinh thái nhân văn ở Việt Nam
Tác giả: Lê Trọng Cúc, Rambo A.T
Nhà XB: nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1995
6. Phan Thị Anh Đào (2001), Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn xã Tam thôn hiệp, huyện Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Sinh học chuyên ngành Sinh thái học, 150 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn xã Tam thôn hiệp, huyện Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phan Thị Anh Đào
Năm: 2001
7. Phan Nguyên Hồng (1994), "Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên và môi trường rừng ngập mặn ở Việt Nam", Hội thảo quốc gia:Trồng và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam - Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, 06-08/08/1994, tr. 24 -39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên và môi trường rừng ngập mặn ở Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Năm: 1994
8. Phan Nguyên Hồng (1997), Mối quan hệ giữa tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và việc nuôi trồng thủy sản. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ I, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 180 - 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và việc nuôi trồng thủy sản
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Nhà XB: nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1997
9. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 205 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn
Nhà XB: nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
10. Hoàng Hưng (1998), Con Người và Môi Trường. Tủ sách trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 304 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con Người và Môi Trường
Tác giả: Hoàng Hưng
Năm: 1998
11. Bùi Lai (1995), Mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo đảm sự phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, Đề tài KT 03-11: Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu vùng ven biển ven bờ Việt Nam, 24tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo đảm sự phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
Tác giả: Bùi Lai
Năm: 1995
12. Viên Ngọc Nam (1998), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp chuyên ngành Lâm nghiệp, 89 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Viên Ngọc Nam
Năm: 1998
13. Viên Ngọc Nam (2004), Nghiên cứu xây dựng một số biểu Lâm nghiệp để phục vụ công tác quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng một số biểu Lâm nghiệp để phục vụ cụng tỏc quản lý rừng phũng hộ Cần Giơ
Tác giả: Viên Ngọc Nam
Năm: 2004
14. Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987), Rừng ngập nước ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập nước ở Việt Nam
Tác giả: Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1987
17. Lê Hưng Quốc (Trưởng ban biên tập), Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Văn Nghiêm (1998), Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, nhà xuất bản Noõng Nghieọp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Tác giả: Lê Hưng Quốc (Trưởng ban biên tập), Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Văn Nghiêm
Nhà XB: nhà xuất bản Noõng Nghieọp
Năm: 1998
18. Phạm Bích San (1995), Dân số, môi trường và các triển vọng giải quyết ở Việt Nam, Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam. (Lê Trọng Cúc, Rambo A.T. chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 97-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Bích San
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1995
19. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998), Báo cáo tổng kết 20 năm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh 1978 - 1998. Lưu hành nội bộ, 110 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 20 năm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh 1978 - 1998
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 1998
20. Văn Thái (Chủ biên), Trần Văn Thông, Lê Thị Hường, Trương Thị Thanh Xuân, Đỗ Thị Toàn, Lê Minh Dung, Ngô Văn Phong (1999), Môi Trường và Con Người, nhà xuất bản Giáo dục, 215 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi Trường và Con Người
Tác giả: Văn Thái (Chủ biên), Trần Văn Thông, Lê Thị Hường, Trương Thị Thanh Xuân, Đỗ Thị Toàn, Lê Minh Dung, Ngô Văn Phong
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1999
21. Lê Bá Thảo, Nguyễn Duợc, Trịnh Nghĩa Uông (1987), Cơ Sở Địa Lý Tự Nhiên, nhà xuất bản Giáo dục, tập 1: 203tr, tập 2: 195 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ Sở Địa Lý Tự Nhiên
Tác giả: Lê Bá Thảo, Nguyễn Duợc, Trịnh Nghĩa Uông
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1987
23. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 191 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w