Tiểu luận môn Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế Quản lý rủi ro trong hoạt động của Big C giai đoạn 2015 2018 được nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương thực hiện Chúc các bạn đạt điểm cao môn học này.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH 2
1.1 Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 2
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 2
1.1.2 Đặc trưng của rủi ro 2
1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 3
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh 3
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh 3
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh 3
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro 3
1.2.3.2 Phân tích rủi ro 3
1.2.3.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro 4
1.2.3.4 Tài trợ rủi ro 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA BIGC (GIAI ĐOẠN 2014-2017) 5
2.1 Giới thiệu chung về BigC 5
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BigC (giai đoạn 2014-2017) 6
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của BigC (giai đoạn 2014-2017) 8
2.3.1 Rủi ro về hàng hóa 8
2.3.2 Rủi ro từ phía nhà cung cấp 12
Trang 22.3.3 Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh 14
2.3.4 Rủi ro từ khách hàng 16
2.3.5 Rủi ro từ nhân sự 19
2.3.6 Rủi ro từ cung cấp dịch vụ 22
2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của BigC (giai đoạn 2014-2017) 25
2.4.1 Ưu điểm 25
2.4.2 Hạn chế 26
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA BIGC 26
3.1 Tăng độ đa dạng quản lý của doanh nghiệp 27
3.1.1 Nâng cao chất lượng của các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh 27
3.1.2 Coi trọng công tác chỉ đạo điều hành thực hiện và kiểm tra, giám sát 27
3.1.3 Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết 27
3.2 Biện pháp phòng ngừa rủi ro mang tính san sẻ 27
3.2.1 Phương pháp bảo hiểm 27
3.3.2 Phương pháp san sẻ rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hình thức kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm 27
PHẦN KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hội nhập hiện nay, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, đời sống… Mỗi lĩnh vực đều có rủi ro riêng của nó Đặc biệt trong môitrường kinh doanh buôn bán thì luôn tồn tại nhiều rủi ro trong việc mua bán và quản lý
Để chủ động trong việc phòng tránh và giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro gây ra, chúngtôi thực hiện đề tài thảo luận “Nghiên cứu về các rủi ro của hệ thống siêu thị BigC ở ViệtNam hiện nay” Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nhận dạng các rủi ro mà doanhnghiệp gặp phải, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra những rủi ro trên
Từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát, quản trị giúp cho hoạt động của doanh nghiệp bán lẻđược tốt hơn
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế nên khó tránh khỏi nhữngsai sót Kính mong cô và các bạn thông cảm Nhóm rất mong nhận được những đóng góp
ý kiến, nhận xét đánh giá để bài làm hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
1.1 Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, không lường trước được, có thể xảy ra hoặckhông, gây tổn thất cho chủ thể, cản trở quá trình thực hiện mục tiêu
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất ngờ, chưa chắc chắn sẽ xảy ra trongtương lai, làm cho chủ thể không đạt được mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động vàlàm mất cơ hội kinh doanh trên thị trường, gây ra những tổn thất vể vốn, tài sản, nhân lực,thị trường và uy tín của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí vềnhân lực và vật lực cũng như thời gian
1.1.2 Đặc trưng của rủi ro
- Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể xảy ra tại bất kì thời điểm nào trongtương lai, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổchức không thể tiên đoán được
- Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tiền của, tài sản hoặc những cơ hội về vậtchất và tinh thần mà rủi ro mang đến cho chủ thể Tổn thất có thể nặng hay nhẹ, nhiều hay
ít, hoặc cũng có thể đó là những mất mát hay cơ hội mà cá nhân tổ chức nhận được
- Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trongtổng số lần quan sát sự kiện Tần suất rủi ro có thể nhiều hay ít, có thể 2-3 lần trong năm,
Trang 51.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lícác loại rủi ro hướng đến 3 mục tiêu: xác định được rủi ro, phân tích những rủi ro đặc thùđối với tổ chức, ứng phó với những rủi ro đặc thù phù hợp và hiệu quả
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh
Quản trị rủi ro trong kinh doanh giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường, phânloại rủi ro, xây dựng được chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm đối phó rủi ro
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản, đóng góp trực tiếpvào lợi nhuận doanh nghiệp nhờ hoạt động khảo sát chi phí liên quan đến rủi ro của doanhnghiệp
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nội dung nhận dạng RR:
+ Mối hiểm họa (hazard): gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổnthất và mức độ của rủi ro suy tính
+ Mối nguy hiểm (peril): các nguyên nhân của tổn thất
+ Nguy cơ rủi ro: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất
1.2.3.2 Phân tích rủi ro
- Phân tích hiểm họa:
Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điềukiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Nhà quản trị có thể thông qua quá trìnhkiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
- Phân tích nguyên nhân rủi ro:
Trang 6Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm:
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơhọc của đối tượng rủi ro
+ Kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vàoyếu tố kỹ thuật, một phần phục thuộc vào yếu tố con người
- Phân tích tổn thất:
Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức:
+ Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy
ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất cóthể có
1.2.3.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược,chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chứckhi rủi ro xảy ra
- Nội dung kiểm soát rủi ro:
+ Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyênnhân gây ra rủi ro
+ Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độrủi ro khi chúng xảy ra Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắtxích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác
+ Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằngcách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổnthất) Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm mức độ
Trang 7thiệt hại Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảyra.
1.2.3.4 Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thấtxảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất
- Nội dung tài trợ rủi ro:
Trong thực tế có 2 biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro:
+ Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp
+ Tài trợ rủi ro bằng biện pháp chuyển giao rủi ro
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA BIGC (GIAI ĐOẠN 2014-2017)
2.1 Giới thiệu chung về BigC
Hệ thống siêu thị BigC hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thươngmại” hay “Đại siêu thị” là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được triển khai tạinhiều nước trên thế giới
Tháng 04/2016, Hệ thống siêu thị BigC đã được Tập đoàn Central Group Thái Lan,một trong những nhà bán lẻ hàng đầu trong khu vực Nam Á tiếp quản thành công và hợppháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino của Pháp
Với 31 trung tâm thương mại và 35 đại siêu thị/ siêu thị rộng khắp hơn 20 tỉnhthành trên toàn quốc, BigC kinh doanh khoảng 50.000 mặt hàng (95% được sản xuất tạiViệt Nam), sử dụng khoảng 8.000 lao động và phục vụ hơn 35 triệu lượt khách đến muasắm mỗi năm
Hệ thống siêu thị BigC: Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị BigC, phầnlớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá cả hợp lý và chấtlượng được kiểm soát Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị BigC có thể được chia ra
Trang 8thành 5 ngành chính: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm khô; Hàng may mặc và phụ kiện;Hàng điện gia dụng; Vật dụng trang trí nội thất.
Tầm nhìn chiến lược: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng
Sứ mạng kinh doanh: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhấtlàm hài lòng quý khách hàng
Theo nhận định của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VietnamReport) thuộc giai đoạn 1 của dự án nghiên cứu ngành bán lẻ Việt Nam 2017 - 2020 công
bố ngày 31/10/2017, BigC nằm trong Top 10 Nhà bán lẻ uy tín năm 2017 Theo khảo sátcủa Buzzmetrics, BigC đứng đầu trong Top 5 nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh đượcngười tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BigC (giai đoạn 2014-2017)
Trong giai đoạn 2014 - 2017, nhắc đến BigC người ta thường đề cập đến thương
vụ mua lại hệ thống BigC Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 2016, khi CentralGroup giành thắng lợi với mức giá 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỷ USD) Lý dochính khiến Central Group nhắm đến BigC chứ không phải một hệ thống siêu thị nàokhác, đó là vì BigC Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ tốt không chỉ giữa cácnhà cung cấp và các khách hàng, mà còn bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương
và cả cộng đồng trong và ngoài nước Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc phát triển
và mở rộng thêm nữa mạng lưới
Bảng 1: Doanh thu hệ thống siêu thị BigC giai đoạn 2014 – 2017
Đơn vị: Triệu USD
Trang 9Nguồn: Casino Group & Central Group
Có thể thấy, từ 2014 đến đầu năm 2016, tình hình hoạt động kinh doanh của hệthống siêu thị BigC tương đối khả quan khi ghi nhận doanh thu tăng đều với tốc độ tươngđối ổn định Đặc biệt từ 2014 đến 2015, tốc độ tăng trưởng của BigC là hai con số, điềunày càng thêm khẳng định tiềm năng phát triển của người khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻnày tại thị trường Việt Nam Vì vậy, tin tức Tập đoàn Casino rao bán BigC Việt Nam vàocuối năm 2015 tạo ra bất ngờ lớn
Theo thông tin từ truyền thông quốc tế cho biết, để mua được BigC Việt Nam,Central Group đã phải bán hết 25% cổ phần tại chuỗi BigC Thái Lan để đảm bảo nguồntài chính
Kể từ khi tiếp quản BigC từ tập đoàn Pháp năm 2016, Central Group đã mở thêm 3siêu thị mới, nâng số siêu thị BigC trên cả nước nên con số 35 siêu thị tại 20 tỉnh thành.Tuy nhiên, sau ngày chuyển giao, doanh thu của hệ thống siêu thị BigC có sự sụt giảmđáng kể, giảm trên 20% so với năm 2015 Cùng với đó, sự hiện diện của BigC tại ViệtNam đang có dấu hiệu mờ nhạt dần
Trang 10BigC Thăng Long, một trong những siêu thị BigC có quy mô lớn nhất tại ViệtNam có kết quả kinh doanh đi xuống trong những năm gần đây Năm 2015, trước khi vềtay người Thái, BigC Thăng Long ghi nhận doanh thu 2.811 tỷ đồng Doanh thu giảm liêntiếp trong năm 2 năm tiếp theo, lần lượt là 2.717 tỷ đồng năm 2016 và 2.698 tỷ đồng năm
2017 Hoạt động của BigC Thăng Long kém đi ngay trong giai đoạn nền kinh tế phục hồimạnh và nhu cầu mua sắm trên các kênh bán lẻ hiện đại của người tiêu dùng thủ đô tănglên phần nào phản ánh cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của BigC (giai đoạn 2014-2017)
2.3.1 Rủi ro về hàng hóa
a Nhận dạng rủi ro
Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số và họ thườngxuyên thay đổi thói quen tiêu dùng Khi đã thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ sẽ cóthời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn, sẽ xảy ra hiện tượng “có mới nới cũ” NếuBigC khó bắt kịp xu thế thì sẽ khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa Hàng hóa không đượctiêu thụ như kỳ vọng làm lượng hàng tồn kho cao, tốn kém trong chi phí mặt bằng, bảoquản sản phầm…
Trên thực tế, BigC đã từng đối mặt với những rủi ro về hàng hóa Cụ thể như, năm
2013, tờ báo Lao động đưa tin đã có khách hàng mua phải những quả táo bị thối rữa bêntrong Cũng trong năm 2013, một khách hàng phản ánh về việc mua phải hàng quá hạn sửdụng ở siêu thị BigC Thanh Hóa Theo đó, sản phẩm sữa chua và bánh ngọt vòng dừa đãquá hạn sử dụng khoảng nửa tháng nhưng vẫn được bày bán trên các quầy hàng
b Phân tích rủi ro
- Hàng hóa hết hạn sử dụng:
Khi hàng hóa nhập về nhiều bán không hết hoặc một số hàng hóa mới mua vềđược đặt trên hàng hóa cũ, do sơ ý nên để nó ở bên dưới và quên không chất trở lên trên
và dẫn đến tồn đọng không bán được nên bị hết hạn sử dụng Khả năng rất dễ xảy ra, mức
độ ảnh hưởng nhiều vì đối với một số mặt hàng ăn uống thì có thời hạn sử dụng tương đối
Trang 11ngắn Ngoài ra nhiều loại bánh ngọt và đồ ăn sẵn do cam kết sản xuất thực phẩm sử dụngtrong ngày nên hiện tượng bị thừa hàng không bán hết là điều khó tránh khỏi Khi đóBigC sẽ bị thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Thậm chí, trong trườnghợp không kiểm tra chặt chẽ về hạn sử dụng của sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớithương hiệu của BigC khi khách hàng mua những sản phẩm này.
- Hàng hóa kém chất lượng:
Bộ phận kiểm soát không kiểm soát chặt chẽ để một số mặt hàng kém chất lượng,không rõ nguồn gốc lưu thông trong hệ thống siêu thị, rủi ro này thì rất hiếm khi xảy ra,nhưng khi xảy ra thì mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng nó có thể làm ảnh hưởng đếndanh tiếng của BigC
Trang 12c Đo lường rủi ro
- Đo lường khả năng xảy ra rủi ro:
Rủi ro về hàng hóa Chắc chắnxảy ra Dễ xảy ra Có thể xảyra Khó xảy ra Hiếm khixảy ra
- Đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro:
Rủi ro về hàng hóa đáng kểKhông Ít nghiêmtrọng Trung bình Nhiều Nghiêmtrọng
d Kiểm soát rủi ro
Đứng trước những rủi ro về hàng hóa, BigC đã đưa ra những biện pháp để né tránh
và giảm thiểu tổn thất
Trang 13- Hàng hóa hết hạn sử dụng: BigC thường xuyên kiểm tra hàng hóa xem hàng hóacòn hạn sử dụng hay không để thay thế hàng hóa mới, có các chính sách xúc tiến để đẩynhanh quá trình bán hàng, tránh tồn đọng hàng gây hết hạn.
- Hàng hóa bị hư hỏng: Trong quá trình vận chuyển nếu hàng hóa bị tổn thất hoặc
hư hại BigC có thể yêu cầu phía bảo hiểm bồi thường một phần thiệt hại cho hàng hóa bịtổn thất Việc vận chuyển hàng hóa ra vào kho siêu thị BigC chủ yếu bằng xe tải chuyêndụng, BigC trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ nhà máy/cơ sở sản xuất tới kho hàng của cácsiêu thị BigC trong toàn hệ thống để hạn chế tối đa việc làm hư hỏng và ảnh hưởng tớichất lượng hàng hóa BigC có hệ thống các thiết bị bảo quản như kho đông lạnh, quạtthông gió để chống ẩm,… để giảm thiểu tình trạng hàng hư hỏng do bảo quản không đúngcách
- Thiếu hàng hóa: BigC nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch dự trữhàng hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng theo từng tháng hoặc từng tuần
- Tồn kho: BigC đẩy mạnh kích cầu để giảm lượng hàng tồn kho là tăng khuyếnmãi, giảm giá thành sản phẩm
- Hàng hóa kém chất lượng: BigC đã có một bộ phận quản lý chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm với nhiệm vụ triển khai các quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Đồng thời, họ cũng có vai trò đào tạo nhân viên siêu thị về những khâu then chốt như tiếpnhận, lựa chọn, bày bán cũng như lưu giữ sản phẩm Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, siêu thị tiến hành những xét nghiệm ngẫu nhiên, xét nghiệm định kỳ, đặc biệt đốivới những sản phẩm có nguy cơ cao Ngoài ra đảm bảo công tác thu mua, lựa chọn, quản
lý giấy tờ toàn bộ chứng từ gốc cũng như hồ sơ của nhà cung cấp, hợp đồng được quản lýtập trung tại trung tâm thu mua đặt tại công ty An Lạc – Tp Hồ Chí Minh Đối với nhữngđợt kiểm tra đột xuất, BigC Thăng Long sẽ yêu cầu giấy tờ nhà cung cấp gửi ra bằng fax,đối với từng lô hàng có đầy đủ giấy tờ như hóa đơn xuất kho, giấy tờ xuất kho
Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra, BigC có các phương án giảm thiểu tổn thất như xin lỗi
và đền bù cho khách hàng, sử dụng truyền thông để trấn an dư luận, tránh tối đa rủi ro ảnhhưởng tới thương hiệu của BigC
Trang 142.3.2 Rủi ro từ phía nhà cung cấp
a Nhận dạng rủi ro
BigC là một doanh nghiệp bán lẻ, là cầu nối giữa các nhà sản xuất và khách hàng.Bởi vậy, BigC có thể gặp phải những rủi ro bắt nguồn từ phía nhà cung cấp như việc cungcấp sản phẩm không đúng hạn, đúng số lượng; giá cả thất thường; mối quan hệ không tốtđẹp với nhà cung cấp…
b Phân tích rủi ro
Mối quan hệ giữa BigC và các nhà sản xuất chưa thật sự gắn kết Tại BigC, nhânviên thu mua làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp và công bằng Khâu tiếp nhận đầu vàocủa siêu thị chưa minh bạch Nhiều nhân viên thu mua thích làm khó dễ nhà cung cấp,nếu cùng sản phẩm và chất lượng, họ sẽ ưu tiên nhà cung cấp thân thiện hơn Còn một sốnhà sản xuất lại sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thị trường có biến động
Ngoài ra, việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phụ thuộc lớn vào thiệnchí và sự trung thực của các nhà sản xuất
Giá cả hàng hóa là một trong những rủi ro từ phía nhà cung cấp Giá cả qua mỗithời kì thay đổi lên xuống biến động theo giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xuhướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hóa Vì vậy, nếu BigC không chủ động dựbáo sớm về thị trường để cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu thì rất có thể BigC
sẽ phải thu mua sản phẩm với mức giá tăng cao bất ngờ
Một rủi ro khác là nhà cung cấp thường giao hàng muộn, gây không ít khó khăncho BigC Bởi thứ nhất, đơn đặt hàng của BigC yêu cầu thời gian quá ngắn; thứ hai, dohạn chế về công nghệ nên các doanh nghiệp không theo dõi thường xuyên được lượnghàng mình bán tại đây
c Đo lường rủi ro
- Đo lường khả năng xảy ra rủi ro:
Trang 15Rủi ro từ phía nhà
cung cấp
Chắc chắnxảy ra Dễ xảy ra
Có thể xảy
Hiếm khixảy ra
- Đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro:
Rủi ro từ phía nhà
cung cấp
Khôngđáng kể
Ít nghiêm
NghiêmtrọngNhà cung cấp sẵn
d Kiểm soát rủi ro
BigC đề ra chiến lược trong mối quan hệ với các nhà sản xuất như tiếp tục thươnglượng điều hành với nhà sản xuất để có được mức giá đầu vào tốt nhất, cố gắng yêu cầungân sách từ phía các nhà cung cấp cho các chương trình khuyến mãi, tận dụng lợi thếhiện tại để phát triển thương mại với nhà cung cấp BigC lựa chọn các nhà cung cấp dựatrên tiêu chí: đảm bảo chất lượng hàng hóa, dành cho BigC mức giá hấp dẫn, bảo đảo điềukiện giao hàng đúng thời hạn, đúng số lượng và luôn sẵn sàng hợp tác Ngoài ra, BigC cócác chính sách hỗ trợ đáng khích lệ cho nhà sản xuất về cả tài chính và chương trìnhquảng bá xúc tiến trong phạm vi BigC Việc nâng cao mối quan hệ giữa BigC và nhà sảnxuất sẽ làm giảm nguy cơ nhà cung cấp hủy bỏ hợp đồng khi thị trường biến động
Trang 16Bên cạnh đó, BigC cũng tạo sự liên kết chặt chẽ với nhiều nhà cung cấp khác nhau
để hạn chế tối đa những ảnh hưởng khi có nhà cung cấp hủy bỏ hợp đồng
Để giải quyết tình trạng nhà cung cấp giao hàng muộn, BigC thường đặt hàng vớikhối lượng lớn
2.3.3 Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh