Một trong những vấn đềcần được quan tâm nhất là nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.Muốn vậy, nhà quản lý cần phải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đếntính thanh khoản để từ
Trang 1NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS TS TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Trần Bảo Uyên
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1.1 Tổng quan về tính thanh khoản 10
1.1.2 Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản 15
1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp 18
1.1.4 Đo lường tính thanh khoản 19
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN 28
1.2.1 Quy mô của doanh nghiệp 28
1.2.2 Nợ ngắn hạn 29
1.2.3 Thời gian tồn kho 30
1.2.4 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 32
1.2.5 Tài sản ngắn hạn 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN NGÀNH KHOÁNG SẢN 35
2.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH KHOÁNG SẢN 35
2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 36
Trang 52.2.4 Thu thập và xử lý số liệu 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1 THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 49
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66
CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 67
4.1 TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG 67
4.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 70
4.3 SỬ DỤNG ĐÒN BẨY NỢ HỢP LÝ 71
4.4 NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 72
4.5 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN 72
4.6 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 6Ký hiệu Ý nghĩa
CCC Cash Conversion Cycle - Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
DN Doanh nghiệp
EITI Sáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác
FEM Fixed Effect Model - Mô hình ảnh hưởng cố định
Khh Tỷ số thanh toán hiện hành
LM Lagrangian Multiplier - Kiểm định phương sai sai số
thay đổi - Kiểm định LM LNTT Lợi nhuận trước thuế
OLS Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất PDP Payable Deferral Period - Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp P/E Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu
ROE Return on Equity - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ
sở hữu ROA Return on total Assets - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Trang 8Số hiệu Tên bảng Trang bảng
1.1 So sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính thanh khoản 22
3.10 Mô hình REM ( phương pháp robust error) 61
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khoáng sản đã đóng vai tròquan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam, chiếm từ 10% -12% GDP,đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu như than đá, thiếc, chì, kẽm sắt, đồng,appatit cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng sản là nhiệtđiện, ximăng, hóa chất, luyện kim Với những thành tích đã đạt được, ngànhkhoáng sản xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai
Tuy nhiên, để ngành khoáng sản Việt Nam theo kịp tiến trình phát triểnchung của thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững thì mộtyêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản trị vốn và có cấu trúc vốnhợp lý, tối ưu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó việchoạch định cấu trúc vốn đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến tới tối đa hóa giátrị doanh nghiệp đặc biệt quan trọng
Ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm bấtcập Vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình cần được nâng cao để quản lýhiệu quả hơn nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước Để làm được điềunày, trước hết Chính phủ cần giao cho một tổ chức xã hội dân sự độc lập xâydựng báo cáo về thực trạng khai thác và quản lý khoáng sản ở Việt Nam vớinhững kiến nghị cải cách theo một lộ trình thích hợp bao gồm sửa đổi, bổsung Luật Khoáng Sản, điều chỉnh quy định phân cấp về cấp phép khai thác
và quản lý khoáng sản… Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có quyết định tham giaSáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) và thực hiện đầy đủcác tiêu chuẩn và quy định trong EITI
Để các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản vượt qua khó khăn, hoạt
Trang 11động hiệu quả nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bên cạnh cácchính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước thì bản thân doanh nghiệpphải có những chiến lược và quyết sách đúng đắn Một trong những vấn đềcần được quan tâm nhất là nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.Muốn vậy, nhà quản lý cần phải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đếntính thanh khoản để từ đó đề ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và những nhân
tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản nói riêng còn một số hạn chế do các nhà quản lý doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ cũng như nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, hiện nay
ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản
Từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về ngành kinh doanhkhoáng sản, tôi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tínhthanh khoản của các doanh nghiệp thuộc ngành này là một vấn đề có ý nghĩakhoa học và thực tiễn Do đó, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu chính:
- Thứ nhất, hệ thống những lý luận cơ bản về tính thanh khoản và những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp
- Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoángsản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 12- Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách vàkiến nghị.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố có ảnh hưởng đếntính thanh khoản của doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở các Báo cáo tài chính theo năm của 35 doanh nghiệp kinhdoanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thuthập số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu từ Bảng Cân đối kế toán vàBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012, 2013, 2014
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê, toán kinh tế: Tác giả sử dụng phần mềm Stata
và Excel để phân tích số liệu, xây dựng mô hình xác định ảnh hưởng của cácnhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sảnniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 13Chương 1: Lý luận chung về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính thanh khoản của doanh nghiệp đang là một trong những vấn đềchưa được giải quyết quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.Mục tiêu chính đằng sau việc nghiên cứu các khả năng thanh toán của doanhnghiệp thì điều quan trọng nhất với các công ty hiện nay là hoặc đầu tư vào tàisản lưu động nhiều hơn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản hơn.Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lý thanh khoản là điểmmấu chốt trong việc xác định các cơ hội đầu tư và khả năng vay mượn bênngoài trong tương lai Mặc khác, nghiên cứu về tính thanh khoản giúp các nhàquản trị hiểu rõ được tình hình thanh khoản thực tế của doanh nghiệp, từ đó
có những quyết định, chính sách phù hợp nhằm tăng tính thanh khoản củacông ty, giúp công ty tránh được rủi ro phá sản
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân
tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, các tác giả đã dùngnhiều phương pháp khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công tythuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội ở cácnước Cụ thể như một số nghiên cứu sau đây:
- Trước tiên phải kể đến một trong những lý thuyết nổi bật nhất của tínhthanh khoản là “lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản” trong nghiên cứu mangtên “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết tổngquát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ) của Keynes Ông đưa ra ba động cơ lý
Trang 14giải cho mục đích nắm giữ tiền mặt của con người đó là: giao dịch, dự phòng
và đầu cơ Học thuyết của Keynes đã trở thành nền tảng lý thuyết cho cácnghiên cứu sau này của nhiều tác giả khác phát triển theo đó
- Bruinshoofd và Kool nghiên cứu về quản lý thanh khoản của các công ty
ở Hà Lan trong giai đoạn 1977-1997 với mẫu là 453 công ty phi tài chính Họ đã
sử dụng thống kê mô tả và suy luận để phân tích dữ liệu Thông qua phân tíchhồi quy, Bruinshoofd và Kool xác nhận tính thanh khoản tăng theo quy mô củadoanh nghiệp Họ cũng nhận thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống
kê giữa vốn lưu động và tính thanh khoản của công ty Bruinshoofd và Kool mô
tả rằng lượng tài sản lưu động mà công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các yếu tốnhư chi phí giao dịch, chi phí cơ hội và bất đối xứng thông tin Theo thuyết trật
tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trịdoanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài Sự bất đối xứng thông tin nàydẫn đến chi phí cho việc có được nguồn tài chính bên ngoài có xu hướng tăng, do
đó, tạo ra nhu cầu phòng ngừa cho thanh khoản của công ty Các tác
giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lưu động, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắnhạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bìnhquân là biến độc lập Kết quả cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trêntài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của công ty
- Opler và các cộng sự nghiên cứu về các yếu tố quyết định và nhữngtác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty Họ đã xây dựng một mẫu cáccông ty ở Mỹ để nghiên cứu trong giai đoạn 1971-1994 Họ nhận thấy rằngcác doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh mẽ và rủi ro hơn trong việc nắmgiữ tiền mặt khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản cao Các công ty có sự tiếp cậntốt nhất đến các thị trường vốn (ví dụ, các công ty lớn và có xếp hạn tín dụng)
có xu hướng giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp hơn
- Afza và Adnan nghiên cứu về những yếu tố của việc nắm giữ tiền mặt
Trang 15trong công ty ở Pakistan Afza và Adnan thu thập mẫu gồm 205 công ty đạichúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) trong giai đoạn1998-2005 Nghiên cứu của họ cho thấy rằng các công ty có biến động dòng tiềnlớn hơn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tạo một điểm tựa an toàncho các hoạt động của công ty được trôi chảy Kết quả nghiên cứu của Afza vàAdnan cũng cho thấy rằng các công ty lớn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tài trợcho việc đầu tư và tránh tình trạng thiếu tính thanh khoản trong trường hợp dòngtiền biến động, phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng của Myers.
- Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu những yếu tố quyết địnhtính thanh khoản của công ty Họ thu thập mẫu gồm 915 công ty công nghiệp
ở Mỹ trong giai đoạn 1975-1994 Kim, Mauer và Sherman dự đoán rằng cómối quan hệ tích cực giữa chi phí tài chính bên ngoài và đầu tư vào tài sản lưuđộng Họ cũng dự đoán rằng các công ty có biến động dòng tiền lớn hơn có xuhướng đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn Ngoài ra, nghiên cứu này cũngchỉ ra rằng tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tích cực với tỷ suấtsinh lời của tài sản
- Gill và Mathur (2011) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việcnắm giữ các tài sản thanh khoản của các công ty ở Canada Họ đã thu thập mộtmẫu gồm 164 công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Canadađược niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm(2008 – 2010) Trong nghiên cứu của mình, Gill và Mathur sử dụng phươngpháp nghiên cứu tương quan, nghiên cứu phi thực nghiệm và nghiên cứu địnhlượng Gill và Mathur xem xét việc quản lý thanh khoản của các công ty với mụcđích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phiếu và thanh khoản của công ty.Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy việc công ty nắm giữ thanh khoản cóquan hệ tích cực với quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tài sản lưu động trên
Trang 16tổng tài sản; có quan hệ tiêu cực với nợ ngắn hạn, vốn lưu động ròng; không
có mối quan hệ đáng kể với tỷ suất sinh lời tài sản ROA, tổng nợ Với mẫunghiên cứu trong 3 năm (2008 – 2010), Gill và Mathur (2011) đã tìm ra cácyếu tố tác động đến thanh khoản của công ty Quy mô, vốn lưu động ròng, tỷ
lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanh khoảncủa công ty Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ nợ,vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư
- Muhammad Usama (2012) phân tích quản lý vốn lưu động và nghiêncứu ảnh hưởng của vốn lưu động đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty.Usama lấy mẫu gồm 18 công ty thuộc ngành thực phẩm được niêm yết trên thịtrường chứng khoán Karachi trong thời gian từ 2006 – 2010 Usama kiểm tra tácđộng của quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng quay hàngtồn kho, tỷ lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty Qua phân
tích hồi quy, kết quả cho thấy có tác động tích cực của quy mô đến lợi nhuận
và thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực đến lợinhuận của công ty
- Niaz Ahmed Bhutto và các cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệgiữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản) vớiquy mô doanh nghiệp, vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngànhcông nghiệp ở Pakistan Dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính năm
2009 của 157 công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi.Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa chiều dài chu kỳ chuyểnđổi tiền mặt với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhưng có mối quan hệtích cực với quy mô và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991–
2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lưu
Trang 17động, tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản Kết quả của nghiên cứu cho thấyquy mô, lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và tỷ lệ đầu tư có mối quan hệcùng chiều với khả năng thanh khoản của công ty.
- Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giaiđoạn 1994– 2005 Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản củacông ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chiphí vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tácđộng cùng chiều trong khi vốn lưu động/ tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngượcchiều với khả năng thanh khoản
- Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanhkhoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp, Ý,
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburg giaiđoạn 1987–2000 Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hưởng cùng chiềucủa cơ hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Trong khi đó, đòn bẩy,quy mô doanh nghiệp và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản
-Ở Việt Nam, bài báo của PGS TS Trương Quang Thông (2013) nghiêncứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngânhàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng nhưquy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự cótrên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như tăngtrưởng kinh tế, lạm phát Ngoài ra Ths Bùi Văn Lâm cũng đã đưa ra lý thuyết về
đo lường tính thanh khoản của một doanh nghiệp Trong quan hệ thanh toán,hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốnthông qua vay nợ ngắn hạn Vấn đề đặt ra là liệu DN có khả năng thanh toán
và thanh toán đúng hạn các khoản nợ? Do đó phải đo lường tính thanh khoản
Trang 18của DN Các DN chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lường tính thanhkhoản Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều có những ưu và nhược điểm riêng trong việc
đo lường tính thanh khoản nên tác giả đã tập trung phân tích những nhượcđiểm, hạn chế của các tỷ số thanh toán hiện hành
Trang 19CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1 Tổng quan về tính thanh khoản
Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà mộttài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnhhưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó Ví dụ, chứng khoán hay các khoản
nợ, khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuậntiện cho việc thanh toán hay chi tiêu Các cách gọi khác của tính thanh khoản
là: tính lỏng, tính lưu động.
Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều
người mua và người bán Một tài sản có tính thanh khoản cao thường đượcđặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn Tài sản có tính thanh khoản càng cao thìmức độ rủi ro càng thấp
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia thành nhiều loại khác nhau
và được xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp Trong đó, tiền có tínhthanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được để thanh toán trực tiếp, lưu thông,tích trữ Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các tài sản lưuđộng khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoảnphải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trườngcho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả
Trang 20năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng Khilựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khảnăng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bánmất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn Và điều này gọi
là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứngkhoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính
là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư.Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạtđộng càng năng động và hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịchcàng cao Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán.Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó baonhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu.Nếu P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tươnglai của cổ phiếu đó Nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu,nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng lànhững cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường Đây là nhữngchứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổđông thông qua việc chi tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới
Nhìn chung, các công ty đầu tư vào tài sản lưu động, hay nói cách khác
là các tài sản có tính thanh khoản cao Tài sản lưu động tạo thành một bộ phậnđáng kể trong tổng tài sản và có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các rủi ro vàhiệu quả của công ty Ví dụ, theo Kim, David và Ann (1998) [35], tỷ lệ trungbình của tiền mặt cộng với chứng khoán thị trường trên tổng tài sản trong giaiđoạn năm 1975 - 1994 của 915 công ty ngành công nhiệp ở Mỹ là 8,1% Kim
Trang 21và các cộng sự đã phân tích các chi phí và lợi ích của việc nắm giữ các loại tàisản lưu động và kết luận rằng việc đầu tư vào tài sản lưu động (chẳng hạn nhưđầu tư vào chứng khoán) là tốn kém hơn, vì đầu tư vào tài sản lưu động nghĩa làcác công ty chấp nhận chi phí cơ hội cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn; hơnnữa, các công ty cũng phải chịu chi phí giao dịch cho việc kinh doanh chứngkhoán tài chính Tuy nhiên các công ty này nắm giữ một lượng đáng kể tài sảnlưu động và được dự đoán là dư thừa quá mức bởi vì sự không hoàn hảo của thịtrường vốn dẫn đến việc phải duy trì một lượng tài sản lưu động dư thừa để giảiquyết một số trường hợp khẩn cấp (Kim, David và Ann, 1998) [35].
Cụ thể, khi và chỉ khi các nguồn tài chính bên ngoài là tốn kém thì việcđầu tư vào tài sản lưu động là câu trả lời thuận lợi nhất để tài trợ cho nhu cầusản xuất trong tương lai hoặc cơ hội đầu tư Các chi phí tài chính bên ngoàibao gồm các chi phí trực tiếp phát hành chứng khoán, các chi phí phát sinh từmâu thuẫn nội bộ tiềm ẩn, chi phí phát sinh từ những vấn đề lựa chọn bất lợi
do thông tin bất đối xứng (Smith, 1986) [45] Myers và Majluf (1984) [40]cũng cho rằng vì thông tin tài chính hạn chế do bất đối xứng thông tin gây ra,các công ty nên tăng dự trữ vào tài sản lưu động để tài trợ cho các cơ hội đầu
tư trong tương lai với các quỹ nội bộ Do đó, đầu tư vào thanh khoản dư thừa
có thể được xem như là một chi phí có hiệu quả và hợp lý để giảm sự phụthuộc của công ty vào chi phí tài chính bên ngoài tốn kém
Theo Horne và David (1968) [30], thanh khoản có thể được diễn tả nhưkhả năng nhận ra giá trị của phương tiện được chấp nhận trong sự trao đổi Làphương tiện được chấp nhận để trao đổi, tiền là tài sản thanh khoản cao nhất vàcũng là một chuẩn mực cho việc kiểm soát giá trị của các loại tài sản khác được
so sánh như mức độ thay thế của nó Ngoài ra, theo Horne và David có hai thước
đo về mức độ thanh khoản: một là, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài
Trang 22sản thành tiền; hai là, sự chắc chắn của giá thực hiện, tức là, sự ổn định của tỷ
lệ trao đổi giữa tiền và tài sản
Trong thế giới kinh doanh, tồn tại nhu cầu cao về tính thanh khoản củacông ty, và trên thực tế các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính và côngnghiệp quản lý các nhu cầu thanh khoản theo nhiều cách để thực hiện các kếhoạch sản xuất và đầu tư trong tương lai một cách hiệu quả mà không bị đìnhtrệ bởi sự thiếu hụt thanh khoản nhất thời
Nhà đầu tư có thể hiểu được khả năng thanh khoản bằng cách phân tíchcác báo cáo tài chính của một công ty Các chỉ tiêu tài chính sau được yêu cầuphải xác định được để có thể đánh giá khả năng thanh khoản của một công ty:
• Tài sản ngắn hạn;
• Nợ ngắn hạn
Một công ty có thể đầu tư tài chính của mình bằng cách kết hợp cácnguồn hạn hiện tại và lâu dài khác nhau Nói cách khác, một công ty có thểđầu tư tiền, được huy động thông qua nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn, trong cáctài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn Một số các chiến lược kinh doanh cóliên quan như sau:
• Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn ngắn hạn
• Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn dài hạn
• Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn ngắn hạn
• Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn dài hạn
Nhà đầu tư có thể nhận ra các chính sách trên bằng cách xem xét cácchỉ tiêu trên bảng cân đối hoặc xác định vốn lưu động của công ty
Ngoài ra, thông qua việc xác định vốn lưu động ròng nhà đầu tư có thểtìm hiểu khả năng thanh toán của công ty, cũng như cho thấy các quyết địnhtài chính và đầu tư của công ty
Trang 23Vốn lưu động ròng là phần dư của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn(Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) Vốn lưu động ròng của một công ty có thểxảy ra với một trong những trường hợp sau:
Vốn lưu động ròng > 0: Tài sản ngắn hạn lớn hơn Nợ ngắn hạn;
Vốn lưu động ròng < 0: Nợ ngắn hạn lớn hơn Tài sản ngắn hạn;
Vốn lưu động ròng = 0: Tài sản ngắn hạn bằng Nợ ngắn hạn
Thông thường, thanh khoản của một công ty được đánh giá là tốt khi cóvốn lưu động ròng dương Điều này là hợp lý, vì khi vốn lưu động ròng dươngthì có thể dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắnhạn hiện có của công ty
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động với các thành phần khác trênbảng cân đối kế toán:
Nguồn vốn = Tài sản; hoặc
Vốn chủ sở hữu + Vay và nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắnhạn + Tài sản dài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn + Tài sảndài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợngắn hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn = Vốn lưu động ròng
Như vậy, quản lý vốn lưu động không chỉ thông qua quản lý tài sảnngắn hạn và nợ ngắn hạn, mà còn có thể thông qua quản lý các nguồn vốnthường xuyên (nguồn vốn dài hạn) và tài sản dài hạn Nói cách khác, tínhthanh khoản của một công ty có thể được quản lý bằng cách quản lý tài sảnngắn hạn, nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn
Trang 241.1.2 Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản
Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản là một trong những lý luận liênquan đến nhu cầu tiền tệ lần đầu tiên được nêu ra bởi John Maynard Keynestrong tác phẩm nổi tiếng của mình là “The General Theory of Employment,Interest and Money” (Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ)[34] và trở thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes.Tác phẩm đã diễn đạt toàn diện nhất tư tưởng kinh tế của Keynes, được giớikinh tế học phương Tây đánh giá như một cuộc cách mạng trong kinh tế họcbởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế của ông
Trong học thuyết của mình, Keynes đưa ra ba động cơ cho việc giữ tiền: Một
là, động cơ giao dịch Các cá nhân nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi
có thể dùng để tiến hành các giao dịch hàng ngày Keynes nhấn mạnhrằng bộ phận của cầu tiền tệ đó trước tiên do mức giao dịch của dân chúngquyết định Con người kinh tế điển hình, khi có thu nhập nhiều hơn thì tiêudùng (giao dịch) nhiều hơn Ông tin rằng “nếu chúng ta cố gắng khẳng địnhrằng tiền là thức uống giúp kích thích hệ thống hoạt động, ta phải tự nhắcmình rằng việc đưa cốc lên môi cũng có vài lần bị trượt” [34, tr 173] Bây giờông nhìn thấy sự gia tăng lượng tiền như một hệ quả, chứ không phải nguyênnhân của sự phục hồi tổng cầu: mối quan hệ nhân quả đi từ chi tiêu đến cungtiền, chứ không phải đi từ cung tiền đến chi tiêu Do đó, lượng cầu tiền mặtnày là hàm số thuận của thu nhập
Hai là, động cơ dự phòng Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền
để giao dịch hàng ngày, người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhucầu bất ngờ trong tương lai Tiền dự phòng được sử dụng trong các cơ hộimua thuận tiện hoặc cho nhu cầu chi tiêu bất thường Keynes tin rằng số tiền
dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trước tiên bởi mức độ
Trang 25các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai và những giaodịch đó tỷ lệ thuận với thu nhập, do đó, lượng cầu tiền dự phòng tỷ lệ thuậnvới thu nhập.
Từ hai nhân tố trên, theo quan điểm của Keynes, có hai nguyên nhân làm cho thu nhập ảnh hưởng đến cầu tiền, đó là:
- Thứ nhất, khi nền kinh tế tăng trưởng, tức là hoạt động sản xuất kinhdoanh phát triển, đầu tư gia tăng, thì thu nhập và của cải tăng lên làm cho mọingười có mong muốn giữ tiền nhiều hơn như là tài sản lưu trữ Việc lưu giữtiền mặt nhằm nắm bắt được cơ hội đầu tư kinh doanh như đầu tư vào tráiphiếu, cổ phiếu, bất động sản
- Thứ hai, trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, con người sẽ thựchiện nhiều giao dịch cần đến tiền hơn Chính vì vậy lượng cầu tiền sẽ tăng lên
Ba là, động cơ đầu cơ Keynes đồng ý rằng tiền là phương tiện cất giữ của
cải và gọi động cơ giữ tiền là động cơ đầu cơ Keynes đồng ý với các nhà kinh tếCambridge rằng của cải gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành manh tínhđầu cơ của cầu tiền tệ có liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes cũng cho rằnglãi suất đóng một vai trò rất quan trọng Keynes chia các tài sản có thể đượcdùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái khoán Keynes giả định rằng lợi tức
dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái khoán gồm tiền lãi và tỷ lệ
dự tính về khoản lợi vốn Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất cóchiều hướng quay về một giá trị thông thường nào đó Nếu lãi suất thấp hơn giátrị thông thường đó thì người ta dự tính lãi suất của trái khoán tăng lên trongtương lai và như vậy dự tính sẽ bị mất vốn về trái khoán đó Kết quả là mọingười có thể muốn giữ của cải của mình bằng tiền hơn là bằng trái khoán và lúcnày cầu tiền sẽ cao Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn giá trị thông thường đó, cầutiền sẽ thấp Hay nói các khác, lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng
Trang 26ít giữ tiền mặt, lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn.
Từ lập luận trên, lượng cầu tiền mặt cho động cơ này là hàm số nghịch với lãisuất
Sau Keynes cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thuyết ưa chuộng tínhthanh khoản Thuyết ưa chuộng thanh khoản đưa ra những lựa chọn xác địnhbao nhiêu của cải được đầu tư vào các tài sản tài chính và quan tâm đến sựphân bổ số tiền này vào tiền mặt và các tài sản tài chính thay thế khác Có haitrường hợp có thể xảy ra của việc ưu tiên tính thanh khoản và chúng khôngloại trừ lẫn nhau Một là, sự không linh hoạt về kỳ vọng lãi suất trong tươnglai Hai là, sự không an toàn của lãi suất trong tương lai
Kaldor (1939) [33] cho rằng ưa chuộng thanh khoản như một lý thuyết
về nhu cầu đối với tiền đã có đóng góp to lớn cho việc hoàn thành chủ nghĩatiền tệ Miễn là nhu cầu về tiền có thể được thống kê là ít co giãn hơn và cungtiền được xác định là đủ cho nhu cầu, cung tiền là yếu tố quyết định chính củanền kinh tế
Mott (1985-1986) [37] nói rằng ưu tiên thanh khoản là một lý thuyết vềviệc mong muốn giữ tài sản ngắn hạn hơn so với các tài sản dài hạn và tìnhtrạng thanh khoản được xác định chủ yếu bởi năng suất kinh doanh của doanhnghiệp
Theo Reilly và Brown (2003) [44], lý thuyết về ưa chuộng thanh khoảnnói rằng lợi nhuận cao hơn phải được đưa ra trên các khoản đầu tư dài hạnhơn là những khoản đầu tư ngắn hạn, bởi vì một số nhà đầu tư đầu tư vàochứng khoán ngắn hạn nhằm tránh sự biến động giá lớn của các chứng khoán
có kỳ hạn dài hơn, hay nói cách khác, các chứng khoán ngắn hạn là ít biếnđộng và có thể dễ dàng được chuyển đổi thành một lượng tiền mặt hơn khigặp các sự kiện bất ngờ
Trang 27Boudoukh và các cộng sự [43] cho rằng trực giác cơ bản đằng sauthuyết ưa chuộng thanh khoản là các trái phiếu dài hạn hơn thì rủi ro cao hơn,tức là, chúng nhạy cảm hơn với các biến động hoặc lãi suất không ổn địnhhơn so với trái phiếu ngắn hạn và các cá nhân đã yêu cầu được bồi thường chorủi ro của việc nắm giữ các trái phiếu này, do đó, lợi tức dự tính của trái phiếudài hạn sẽ cao hơn trái phiếu ngắn hạn.
1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp
Một công ty không thể trả nợ đúng hạn và không thể tiếp tục giữ đúngnghĩa vụ thanh toán của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ vàhàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phásản Không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởngđến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nhiềuđến uy tín của công ty
Thiếu tiền mặt hoặc tài sản lưu động sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ lỡnhững ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa.Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến chi phí cao hơn do đó ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp
Tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của mộtcông ty Các nhà cung cấp tín dụng, hàng hóa và dịch vụ sẽ kiểm tra tínhthanh khoản của công ty trước khi cho vay hay bán chịu Thanh khoản đôi khiđược yêu cầu bởi các ngân hàng khi họ đánh giá một khoản cho vay Nếu mộtcông ty cần một khoản vay, ngân hàng có thể sẽ yêu cầu công ty đó duy trìmức thanh khoản tối thiểu nhất định, như một phần của thỏa thuận cho vay
Vì lý do đó, các bước cải thiện thanh khoản là cần thiết
Các nhân viên cũng quan tâm đến tính thanh khoản của công ty để biết
Trang 28liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến các nhân viên của mình như: tiền lương, lương hưu, quỹ tích lũy
Các cổ đông quan tâm đến tính thanh khoản do tác động rất lớn của nóđến lợi nhuận Các cổ đông có thể không thích tính thanh khoản cao khi lợinhuận được chia cho các cổ đông và thanh khoản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.Tuy nhiên, các cổ đông cũng nhận thức được rằng không có khả năng thanhkhoản sẽ làm cho công ty mất đi những ưu đãi từ các nhà cung cấp, các tổchức cho vay và ngân hàng; và thậm chí công ty có thể bị phá sản nếu như bịmất tính thanh khoản
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoảnđược xem như là mạch máu duy trì sự sống của công ty Một khi công ty bị mấttính thanh khoản thì sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ và tất nhiên sẽrơi vào tình trạng vỡ nợ Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn
đề về thời gian nếu doanh nghiệp không kịp thời khôi phục được tính thanhkhoản Do đó, việc hiểu rõ về tính thanh khoản của công ty giúp cho các nhàquản lý kinh doanh tránh được các rủi ro thanh khoản trong tương lai
1.1.4 Đo lường tính thanh khoản
Đo lường thanh khoản của công ty là một phần không thể thiếu trong phântích tài chính, đặc biệt là trong định giá tín dụng, và các tỷ số thanh khoảnthường được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.Điều này được thực hiện bằng cách so sánh tài sản thanh khoản nhất của công ty(hoặc các loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt) với các khoản nợngắn hạn của công ty đó Nói chung, tỷ số thanh khoản càng cao sẽ càng tốt vì
nó chứng tỏ rằng công ty có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn mà vẫn
có thể tài trợ cho các hoạt động liên tục của mình Mặt khác, tỷ số thanh khoảnthấp sẽ đem đến một dấu hiệu tiêu cực cho các nhà đầu tư vì nó
Trang 29cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ cũng nhưtài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
Có ba tỷ số thông thường để đo lường thanh khoản của một công ty,bao gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanhtoán tức thời Khác biệt lớn nhất giữa ba tỷ số này là loại tài sản được sử dụng
để tính toán Trong khi các tỷ số thanh toán sử dụng các tài sản lưu động thìvới mỗi tỷ số thận trọng hơn sẽ loại trừ một số tài sản lưu động có tính thanhkhoản giảm dần
Ngoài ba tỷ số này, hiện nay chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũngđược nhiều nhà phân tích ưa chuộng sử dụng để phân tích, đánh giá tính thanhkhoản của một công ty
a Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành có lẽ là tỷ số thanh toán phổ biến nhất được
sử dụng để đo lường thanh khoản của một công ty, được xác định bằng cáchlấy thương số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán = Tài sản ngắn hạnhiện hành
Nợ ngắn hạnTài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chínhngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu ngắn hạn,hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay và nợngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán và các khoản phải trảngắn hạn khác
Ý nghĩa của tỷ số thanh toán hiện hành là cho thấy một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số
Trang 30thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy
sự tiến bộ hay giảm sút
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán củacông ty giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽxảy ra
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵnsàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá caochưa hẳn đã tốt Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việcthanh toán nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạnkhông hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu nhiều, hànhtồn kho bị ứ đọng)
Hạn chế của chỉ tiêu này là nó dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tàisản ngắn hạn của công ty, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền đểđáp ứng tất cả các khoản nợ ngắn hạn Trong thực tế, điều này là không thểxảy ra Nhà đầu tư phải nhìn một công ty như là một hoạt động liên tục Thờigian để chuyển đổi tài sản vốn lưu động của công ty thành tiền mặt để thanhtoán các nghĩa vụ hiện tại mới chính là chìa khóa cho thanh khoản của công
ty Do đó, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánhchính xác khả năng thanh toán của công ty Nói một cách khác, đôi khi tỷ sốnày sẽ “gây hiểu nhầm”
Một so sánh đơn giản, nhưng chính xác, về vị trí hiện tại của hai công
ty sẽ minh họa cho sự yếu kém của việc dựa vào tỷ số thanh toán hiện hànhhoặc vốn lưu động là một chỉ số duy nhất để đánh giá tính thanh khoản
Trang 31Bảng 1.1 So sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính thanh khoản
Thoạt nhìn vào kết quả tính toán tỷ số thanh toán hiện hành, công tyMNP có vẻ như là người chiến thắng áp đảo trong cuộc thi thanh khoản Công
ty MNP có một khoản dự trữ dồi dào của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn,khả năng thanh toán hiện hành dường như tốt, và vốn lưu động là 400$ Công
ty XYZ không có biên độ an toàn giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, khảnăng thanh toán hiện hành dường như yếu kém, và không có vốn lưu động
Tuy nhiên, nếu giả định như:
(1) Nợ ngắn hạn của hai công ty có thời hạn thanh toán trung bình là 30ngày
(2) Công ty MNP cần 6 tháng (180 ngày) để thu hồi các khoản phải thu
và vòng quay hàng tồn kho là 365 ngày 1 vòng
(3) Công ty XYZ được khách hàng thanh toán ngay và có số vòng quayhàng tồn kho là 365 ngày 24 vòng
Như vậy, trong ví dụ này, công ty MNP là rất kém thanh khoản vàkhông thể hoạt động theo các điều kiện trên Các hóa đơn thanh toán củaMNP đến nhanh hơn so với tốc độ sản sinh ra tiền mặt, trong khi đó, MNPkhông thể thanh toán các hóa đơn này bằng vốn lưu động mà phải thanh toánbằng tiền mặt Lúc này, công ty XYZ có thanh khoản tốt hơn nhiều vì quátrình chuyển đổi tiền mặt của nó nhanh hơn
Trang 32Để giải quyết hạn chế của chỉ tiêu này, khi phân tích có thể loại trừ nhữngtài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, như: các khoản nợ phải thu khóđòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý
b Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số thanh khoản chọn lọc hơn so với
tỷ số thanh toán hiện hành bởi nó đo lường tổng các tài sản ngắn hạn có tínhthanh khoản nhất có thể trang trải nợ ngắn hạn, bằng cách loại trừ chỉ tiêuhàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác ra khỏi tử số vì hai bộ phận này có giátrị và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất Do đó, tỷ sốthanh toán nhanh cho phép đánh giá tốt hơn tính thanh khoản của doanhnghiệp so với tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn
hạn + Nợ phải thunhanh
=
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty có lànhmạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toáncông nợ càng cao Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn cho thấy khả năng đáp ứngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, hay nói cách khác, doanh nghiệpkhông gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Tráilại, nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khảnăng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Phân tích sâu hơn,khi tiến hành so sánh giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanhcủa một công ty, nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn đáng kể, điều này chứng
tỏ rằng tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho Trongtrường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp Ngoài
ra, cần phải so sánh tỷ số thanh toán nhanh của năm nay so với những
Trang 33năm trước để nhận diện xu hướng biến động, và so sánh với tỷ số thanh toánnhanh của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh.
Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tìnhhình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chắc chắn bịphá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ Ở một khíacạnh khác, nếu tỷ số thanh toán nhanh quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều,vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao
Xét về tính khả thi theo lý thuyết, như một công ty hoạt động liên tục phảichú trọng vào thời gian cần để chuyển đổi các tài sản vốn lưu động sang tiềnmặt, đó là thước đo thực sự của thanh khoản Vì vậy, nếu các khoản phải thu cóthời gian chuyển đổi sang tiền mặt là một vài tháng chứ không phải vài ngày, thìlúc này thuộc tính “nhanh” của chỉ số này là một vấn đề cần xem xét lại
c Tỷ số thanh toán tức thời
Tỷ số thanh toán tức thời là một chỉ số thanh khoản của công ty, tiếptục được chọn lọc hơn cả tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toánnhanh, bằng cách đo lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các quỹđầu tư trong tài sản ngắn hạn để trang trải nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán = Vốn bằng tiềntức thời
Nợ ngắn hạn
So với hai tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán ngay, tỷ sốthanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản Nó chỉ nhìn vàocác tài sản ngắn hạn thanh khoản nhất của công ty, đó là những tài sản có thể
dễ dàng được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại một cách nhanhchóng nhất Tỷ số này bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu vì không có
sự đảm bảo rằng hai khoản mục này có thể được chuyển đổi nhanh thành tiềnmặt để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn
Trang 34Tuy nhiên rất ít công ty sẽ có đủ tiền mặt và các khoản tương đươngtiền để trang trải đầy đủ nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh toán tức thời rất ít khilớn hơn hay bằng 1 Đây không nhất thiết là một vấn đề xấu Một doanhnghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở một mức cao để đảmbảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc không thực tế vì như vậy cũngđồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tínhthanh khoản cao này một cách có hiệu quả Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sửdụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn(ví dụ như cho vay ngắn hạn).
Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tàisản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế Vì vậy,
tỷ số thanh toán tức thời ít khi được sử dụng trong báo cáo tài chính và cácnhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản một công ty
d Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty có được hàngtồn kho thông qua phương thức mua chịu, lượng hàng tồn kho này lần lượtđược sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc để bán Các sản phẩm hoặc hàng hóanày sau đó được bán và đôi khi được bán dưới phương thức tín dụng chokhách hàng Những hoạt động này tạo ra những khoản phải trả và nhữngkhoản phải thu, không có tiền mặt được trao đổi cho đến khi công ty thu đượccác khoản phải thu và giải quyết các khoản phải trả
Để đo được thời gian, tức số ngày mà công ty phải mất để chuyển đổinguồn lực đầu vào trong lưu chuyển tiền tệ, Verlyn Richards và Eugene Laughlin
đã giới thiệu chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle –CCC) vào năm 1980 trong bài viết “Một sự tiếp cận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
để phân tích tính thanh khoản”, Quản lý tài chính, Vol.9, No.1 [47]
Trang 35= ICP + RCP – PDP
Trang 36Theo thông lệ, chỉ tiêu này càng thấp sẽ càng tốt Điều này là do, khi chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt rút ngắn, tiền mặt trở thành miễn phí cho một công ty đầu
tư vào thiết bị mới hay cơ sở hạ tầng hoặc các hoạt động khác để thúc đẩy đầu tưtrở lại Hay nói cách khác, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng khảnăng sinh lợi của công ty, bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầutài trợ từ bên ngoài với chi phí cao càng lớn Do đó, bằng cách giảm thời giantiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn
vì giảm được chi phí trong điều kiện doanh số của công ty không đổi
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng là một cách hữu dụng để đánh giádòng tiền của công ty bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào vốnlưu động, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn sovới phương pháp truyền thống (sử dụng tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ sốthanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời) vốn chỉ tập trung vào các giá trị
cố định trên bảng cân đối kế toán (Bùi Kim Phương, 2013) [8] Ngoài ra, chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt còn có thể hữu ích trong việc so sánh với các đối thủcạnh tranh và đánh giá hiệu quả quản lý
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính theo công thức sau:
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
(1)(CCC – Cash Conversion
Cycle) Trong đó:
* ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (Inventory Conversion Period)
Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán được toàn bộhàng tồn kho ICP càng nhỏ sẽ càng tốt
Trang 37ICP được tính như sau:
ICP = Giá trị hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán trung bình ngàyVới:
Giá trị HTK = Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳbình quân
2GVHB trung = Tổng giá vốn hàng bán năm
bình ngày
365
* RCP là kỳ thu tiền khách hàng (Receivable Conversion Period)
RCP tính toán số ngày mà công ty cần để thu thập các khoản phải thu.Nếu như mua bán chỉ qua tiền mặt thì RCP sẽ bằng không, nhưng hầu hết cáccông ty đều cho phép khách hàng mua tín dụng RCP càng nhỏ chứng tỏ công
ty nhanh thu hồi được các khoản tín dụng, như vậy sẽ càng tốt cho công ty
RCP = Số dư bình quân nợ phải thu
Doanh thu trung bình ngàyVới:
Số dư bình quân = Số dư phải thu đầu kỳ + Số dư phải thu cuối kỳ
* PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (Payable Deferral Period)
PDP tính toán số ngày công ty cần để thanh toán các hóa đơn của mình.Một công ty có thể nắm giữ tiền mặt càng lâu thì sẽ tốt hơn cho tiềm năng đầu
tư của mình Trong trường hợp này, số ngày càng lâu sẽ càng tốt
Trang 38PDP được tính như sau:
PDP = Số dư bình quân nợ phải trả
Giá vốn hàng bán trung bình ngàyVới:
Số dư bình quân = Số dư phải trả đầu kỳ + Số dư phải trả cuối kỳ
nợ phải trả
2GVHB trung = Tổng giá vốn hàng bán năm
bình ngày
365
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN
1.2.1 Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồnnhân lực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng lao độnghiện hành Trong nghiên cứu này, tác giả chọn chỉ tiêu doanh thu để đánh giáquy mô doanh nghiệp
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng quy mô có tác động đếntính thanh khoản của doanh nghiệp Các công ty lớn thường đa dạng hóa lĩnhvực kinh doanh, có dòng tiền ổn định, khả năng phá sản cũng thấp hơn cáccông ty nhỏ Mặt khác, các công ty nhỏ có nhiều khả năng phải đối mặt vớikhó khăn vay nợ hơn các công ty lớn (Whited, 1992 [49], Fazzari và Petersen,
1993 [25]) và nguồn vốn tín dụng cho các công ty nhỏ có xu hướng “khô”nhanh hơn so với nguồn vốn tín dụng cho các công ty lớn (Fazzari, Hubbard
và Petersen 1988 [25]) Ngoài ra, Barclay và Smith (1996) [19] lập luận rằngcác công ty lớn hơn sẽ có chi phí tài chính bên ngoài ít tốn kém hơn vì tínhkinh tế theo quy mô được tạo ra bởi một phần chi phí cố định đáng kể trongchi phí phát hành cổ phiếu
Hạn chế thanh khoản trở nên nghiêm trọng hơn khi quy mô công ty giảm
Trang 39Các công ty nhỏ và ít tuổi bị hạn chế thanh khoản hơn so với các công ty lớn
và lâu năm, do đó có nhiều khả năng phải đối mặt với các loại hình phân bổtín dụng
Cụ thể trong nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữthanh khoản của các công ty ở Canada” của Amarjit Gill và Neil Mathur(2011) [27] trên cơ sở số liệu điều tra 164 công ty ở Canada niêm yết trên SởGiao dịch chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm 2008 - 2010 đã chỉ rarằng tính thanh khoản có mối tương quan thuận với quy mô doanh nghiệp.Tuy nhiên ở đây, tác giả chọn doanh thu để đánh giá, mà các doanh nghiệpkinh doanh khoáng sản là hàng công nghiệp, thường có giá trị đơn hàng là rấtlớn nên khách hàng có xu hướng mua chịu Do đó doanh nghiệp mặc dù códoanh thu lớn nhưng lại gánh chịu một khoản nợ phải thu lớn nên sẽ làm giảmtính thanh khoản Giả thuyết quy mô doanh nghiệp sẽ tác động ngược chiềuvới tính thanh khoản là phù hợp trong trường hợp này
1.2.2 Nợ ngắn hạn
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tàisản để nghiên cứu tác động của nợ ngắn hạn đến tính thanh khoản của doanhnghiệp
Tỷ lệ nợ của công ty có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài sản lưu động.Động cơ phòng ngừa, ví dụ như cơ hội đầu tư trong tương lai, gây ra nhu cầunắm giữ thanh khoản Các công ty có một lịch sử dòng tiền ổn định hơn mongmuốn có thanh khoản cao hơn để đáp ứng cho các trường hợp bất trắc(Bruinshoofd and Kool, 2004) [22] Ngoài ra, các công ty thực hiện vay nợ ngắnhạn nhiều hơn để cố gắng có cấp độ nắm giữ thanh khoản cao hơn vì sự khôngchắc chắn của tái cấp vốn cho các khoản vay (Holmstrom và Tirole, 1998) [29].Tuy nhiên, mức độ cao hơn của sự cân bằng thanh khoản có thể làm
Trang 40trầm trọng thêm vấn đề thông tin bất đối xứng, do đó dẫn đến tăng chi phí tàichính bên ngoài (Myers và Rajan, 1998) [39] Để giảm thiểu các vấn đề thôngtin bất đối xứng, Myers và Rajan [39] mô tả rằng thông qua các kênh giámsát, tăng đòn bẩy có thể sẽ dẫn đến giảm mức độ thanh khoản.
Mức độ đòn bẩy trong công ty đóng một vai trò trong việc xác địnhmức độ thanh khoản Với đòn bẩy cao, một công ty phải đối mặt với một mức
độ cao hơn của sự không chắc chắn trong việc tiếp cận trong tương lai để vay
nợ và mong muốn nắm giữ thanh khoản để phòng ngừa cao
Baskin (1989) [20] lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chiphí của các quỹ sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động tăng do đó làm giảmtính thanh khoản của các quỹ đó Hay nói cách khác, tính thanh khoản có mốiquan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn Giả thuyết này cũng phù hợp với kếtquả nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [27]
1.2.3 Thời gian tồn kho (ICP)
Hàng tồn kho góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dưới góc
độ tỷ số thanh toán hiện hành nhưng nó là tài sản lưu động có tính thanh khoảnthấp hơn so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối vàtiêu thụ Do đó, khi quá trình luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm
sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản Nếu doanh nghiệp có thể nhanhchóng có được tiền mặt cho hàng tồn kho mà không làm mất đi giá trị của nó,hàng tồn kho sẽ làm tăng tính thanh khoản Nếu phải mất một thời gian dài đểbán hàng tồn kho, nó sẽ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán được toàn bộhàng tồn kho ICP càng nhỏ sẽ càng tốt