Sau thời gian 04 tuần tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, được sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của quý Thầy Cô của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính, bản thân
Trang 1TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH
-* -CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO CẤP
PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
ĐỀ ÁN
KỸ NĂNG CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TẠI CHI CỤC THUẾ
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Dương
Chức vụ: Đội trưởng
Đơn vị: Chi cục Thuế huyện Kiên Lương
Lớp: Bồi dưỡng lãnh đạo cấp Phòng và tương đương năm 2017
Kiên Giang, tháng 4 năm 2017
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Trang 01 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG CẤP NHẬT VÀ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC 03
1.1 CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC 03
1.1.1 Khái niệm 03
1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động cập nhật ,áp dụng pháp luật trong công tác 04
1.1.3 Các văn bản pháp luật liên quan đến lãnh đạo cấp phòng 04
1.2 NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU KHI CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 05
1.2.1 Nguyên tắc cập nhật và áp dụng pháp luật 05
1.2.2 Yêu cầu khi cập nhật pháp luật 06
1.2.3 Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật 06
1.3 CÁC KỸ NĂNG KHI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 07
1.3.1 Phân tích tình huống công việc 07
1.3.2 Lựa chọn văn bản pháp luật 07
1.3.3 Quyết định áp dụng pháp luật 07
1.3.4 Tổ chức thực hiện quyết định pháp luật 08
1.3.5 Một số biểu hiện trong thực tiễn áp dụng luật ở Việt Nam 08
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI CHI CỤC THUẾ 10
2.1 Tổng quan về Chi cục Thuế huyện Kiên Lương 10
2.2 Những thuận lợi trong công tác áp dụng pháp luật để quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Kiên Lương 11
2.3 Những khó khăn thách thức 11
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 14
3.1 Gỉải pháp 14
3.2 Kiến nghị 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 31 QPPL: Quy phạm pháp luật.
2 VBPL: Văn bản pháp luật
3 XHCN: Xã hội chủ nghĩa
4 QLNN: Quản lý Nhà nước
5 GTGT: Giá trị gia tăng
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đất nước ta tiếp tục đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liên tục ở mức khá, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó, chúng ta gặp không ít những khó khăn, thách thức Việc củng cố, nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta càng trở nên cấp thiết Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lý là phải biết vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức quản lý Giống như một đoàn tàu ra khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng ở thuyền trưởng - người chèo lái con tàu đất nước Do đó, bản thân tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước trong tương lai phải hiểu
rõ truyền thống lịch sử, văn hoá và nhìn vào bốn ngàn năm lịch sử để nhìn rõ con đường đi lên của đất nước
Kỹ năng lãnh đạo là sự rất cần thiết, nhưng chưa đủ để nhà lãnh đạo nắm chắc thành công Cái không thể thiếu ở một người lãnh đạo là biết mình lãnh đạo ai, trong môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá nào, với những truyền thống, phong tục, tập quán ra sao và quan trọng hơn hết cần đưa ra tầm nhìn như thế nào để đem lại lợi ích lớn nhất cho người sẽ chịu ảnh hưởng từ tầm nhìn ấy
Sau thời gian 04 tuần tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, được sự tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của quý Thầy Cô của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính, bản thân đã được học tập và nghiên cứu
10 chuyên đề với các nội dung về kiến thức, kỹ năng quản lý của lãnh đạo cấp phòng, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác, các kỹ năng về tham mưu, quản lý phát triển nhân sự, Mỗi chuyên đề
là những kiến thức hết sức hữu ích đã giúp cho bản thân nâng cao được trình độ nhận thức, lý luận và khả năng vận dụng kiến thức vào công tác thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh Kiên giang
Trang 5Trong các chuyên đề đã được tiếp thu, bản thân tâm đắc với chuyên đề
“Kỹ năng cập nhật và áp dụng Pháp luật trong công tác ” vì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của bản thân Do đó, tôi đã chọn chuyên đề này
để viết bài thu hoạch sau khoá học Qua đó, cũng có một số kiến nghị, giải pháp giúp đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực trình độ, đáp ứng được nhiệm vụ ngày càng cao trong quá trình thực hiện cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế
Trang 6CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG CẤP NHẬT VÀ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC
1.1 CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC 1.1.1 Khái niệm
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn
cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể
và trong một quan hệ nhất định
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước Mỗi
một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng
pháp luật
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà
trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định
Từ khái niệm trên có thể thấy, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân khác được nhà nước trao quyền để cá biệt hoá các quy định của pháp luật thuế, hải quan vào từng trường hợp cụ thể Ví dụ: cơ quan quản lý thuế
ra quyết định hoàn thuế cho công ty A, hay việc cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty B do gian lận thuế, v.v
Trang 7Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế và Hải quan thường bao gồm các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Quyết định thu thuế
+ Quyết định miễn thuế, giảm thuế
+ Quyết định hoàn thuế
+ Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
+ Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Quyết định giải quyết tranh chấp về thuế của Toà án
+ Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động cập nhật ,áp dụng pháp luật trong công tác
- Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước các chủ thể có thẩm quyền thường phải thực hiện 2 việc:
+ Ban hành các quy phạm pháp luật
+ Áp dụng pháp luật hành chính để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý
- Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng to lớn đến các cá nhân, tổ chức
1.1.3 Các văn bản pháp luật liên quan đến lãnh đạo cấp phòng
- Luật và các văn bản QPPL của ngành, địa phương
- Luật cán bộ, công chức
- Luật viên chức
- Luật xử lý vi phạp hành chính
- Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước
1.2 NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU KHI CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.2.1 Nguyên tắc cập nhật và áp dụng pháp luật
Trang 8- Nguyên tắc thường xuyên: Cập nhật hằng ngày
- Nguyên tắc kịp thời: đáp ứng áp dụng pháp luật trong hoạt động hằng ngày
- Nguyên tắc đồng bộ: luôn quan tâm đến các lĩnh vực có liên quan, tránh mâu thuẫn, chồng chéo khi áp dụng
- Nguyên tắc pháp chế: Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà Nước, tổ chức xã hội, tỗ chức kinh tế, nhân viên Nhà Nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác
+ Các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường pháp chế XHCN bao gồm: tăng cường công tác xây dựng pháp luật; tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối vói các hành vi vi phạp pháp luật
+ Tính thống nhất của pháp chế
- Nguyên tắc khách quan:
+ Chủ thể quản lý hiểu được sự cần thiết phải quan sát thực tế một cách tỷ
mỷ, chính xác; phải xuất phát từ bản thân đối tượng, phải xem xét đối tượng đó đúng như nó vốn có trong thực tế
+ Cần phải xem xét một cách toàn diện
- Nguyên tắc công bằng:
+ Nguyên tắc công bằng đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thận trọng, chừng mực trong giao tiếp, ứng xử để tránh gây thiệt hại đáng tiếc cho các đối tượng quản lý
+ Chủ thể quản lý là những người có quyền, dùng quyền lực của Nhà Nước
để áp đặt khuôn mẫu ứng xử lên toàn xã hội; mỗi hành vi của họ, thực hiện trong khuôn khổ tác ghiệp chuyên môn có ảnh hưởng sâu rộng đối với cuộc sống xã hội
- Nguyên tắc áp dụng VBPL có hiệu lực pháp lý cao hơn
Trang 9- Nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành: Nếu có hai VBPL có giá trị pháp
lý ngang nhau nhưng lại quy định khác nhau về một vấn đề hoặc nếu có hai văn bản cùng quy định về một vấn đề nhưng mâu thuẫn với nhau thì thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành
+ Nguyên tắc áp dụng luật theo thời gian ban hành: Nguyên tắc này được
áp dụng khi có 2 VBPL có hiệu lực pháp lý như nhau nhưng lại quy định trái ngược nhau về cùng một vấn đề thì ưu tiên áp dụng VBPL mới nhất (tức được ban hành và có hiệu lực sau so với VBPL còn lại)
1.2.2 Yêu cầu khi cập nhật pháp luật
- Nguồn thông tin pháp luật cập nhật phải tin cậy
- Bảo đảm tính hệ thống khi cập nhật pháp luật
+ Hệ thống pháp luật là một phức hợp bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau theo thứ bậc hiệu lực pháp lý tính thống nhất của hệ thống pháp
+ Luật yêu cầu văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn phù hợp với văn bản
có hiệu lực pháp lý cao hơn;
+ Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi nội dung chính sách phải nhất quán trong toàn hệ thống các văn bản được trích dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau
1.2.3 Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật
- Một là, phải đảm bảo được tính thống nhất, tính đúng đắn, chính xác khi
áp dụng pháp luật, đặc biệt trong nhận thức và thực hiện pháp luật tức là phải đảm bảo tính tối cao của luật so với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật, các quy định phải được chấp hành một các nghiêm túc
- Hai là, bảo đảm tính đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật
- Ba là, pháp luật phải được dựa vào thực tế đời sống, đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải tuân thủ, xử sự theo các quy định pháp luật mà không có một ngoại lệ nào
- Bốn là, mọi quy định của pháp luật đều nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Vì vậy, cần phải có những quy định cụ thể để đảm bảo
Trang 10quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời tránh sự xung đột trong khi công dân thực hiện các quyền của mình
- Năm là, ngăn chặn kịp thời và xử lý công minh mọi hành vi vi phạm pháp luật Qua đó, đảm bảo pháp luật được áp dụng và thực hiện một cách triệt để
1.3 CÁC KỸ NĂNG KHI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.3.1 Phân tích tình huống công việc
- Xác định đúng đắn nội dung, đối tượng,bản chất pháp lý của sự kiện
- Xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó
- Chuẩn bị con người,kỹ thuật, thời gian giải quyết sự việc
- Phải chuẩn bị mọi điều kiện và chắc chắn rằng áp dụng pháp luật là hiệu quả mới tiến hành
- phân tích thuận lợi, khó khăn, rủi ro khi áp dụng pháp luật trên thực tế
1.3.2 Lựa chọn văn bản pháp luật
Có 2 loại quy phạm cần lựa chọn:
- Quy phạm nội dung:
+ Chọn quy phạm còn hiệu lực pháp luật
+ Quy phạm sát với nội dung sự kiện
- Quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục
1.3.3 Quyết định áp dụng pháp luật
Quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo một trình tự, dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”
- Áp dụng pháp luật phải Khách quan
- Áp dụng pháp luật phải Hợp pháp
Trang 11+ Thứ nhất, quyết định QLNN được ban hành phải phù hợp với nội dung
và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên
+ Thứ hai, quyết định QLNN được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý Các cơ quan (người có chức vụ) tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm
vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẩn tránh và lạm quyền
+ Thứ ba, quyết định QLNN được ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích thiết thực của người dân, đặc biệt là người dân lao động Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định QLNN để giải quyết những vấn đề xã hội một cách khách quan, khoa học, tránh tuỳ tiện, chủ quan duy ý chí
+ Thứ tư, quyết định QLNN phải bảo đảm trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định
- Áp dụng pháp luật phải Hợp lý: Quyết định QLNN phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước
và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính
- Áp dụng pháp luật phải Đúng đắn
- Áp dụng pháp luật phải Kịp thời
1.3.4 Tổ chức thực hiện quyết định pháp luật
Áp dụng pháp luật chỉ có gía trị thực và hiệu lực khi nội dung quyết định được các chủ thể có liên quan thực hiện một cách nghiêm túc
1.3.5 Một số biểu hiện trong thực tiễn áp dụng luật ở Việt Nam
- Một là, khi thực hiện, nhà quản lý không áp dụng đúng theo luật, mà dựa vào các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn hoặc thậm chí coi văn bản hướng dẫn như là quy phạm pháp luật Khi người dân thắc mắc không được giải thích đến nơi đến chốn
Trang 12- Hai là, chúng ta áp dụng một cách máy móc khi giải quyết nhu cầu của người dân
- Ba là, là sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để "lách luật" Không chỉ riêng dân "lách luật", mà người áp dụng pháp luật cũng "lách luật" Về nguyên tắc là giải thích pháp luật có lợi cho dân nhưng họ không làm thế, không làm lợi cho dân, cho chính cơ quan quản lý và lợi cho cá nhân thực thi công việc đó Cũng
có thể, một bộ phận người làm công tác đó nghiên cứu chưa đầy đủ về các văn bản luật
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TẠI CHI CỤC THUẾ
2.1 Tổng quan về Chi cục Thuế huyện Kiên Lương
Trang 13Kiên Lương là một huyện nằm ở phía Bắc thuộc tỉnh Kiên giang Phía Bắc huyện Kiên Lương giáp Thị xã Hà Tiên, phía Nam giáp huyện Hòn đất, phía Đông giáp huyện Giang Thành và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan Điều kiện tự nhiên của Kiên Lương phân hóa thành 3 vùng khá rõ nét: Vùng phía Bắc kênh Rạch Giá - Hà Tiên (có lợi thế đất rộng, thích hợp với sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (NTTS); Vùng phía Nam kênh Rạch Giá - Hà Tiên (hội tụ thế mạnh phát triển kinh tế toàn diện cả công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, đánh bắt và NTTS); Vùng biển đảo (có tới 55 hòn đảo, chứa đựng tiềm năng rất lớn cho phát triển trong tương lai)
Chi cục Thuế huyện Kiên Lương được giao nhiệm vụ quản lý và thu thuế trên địa bàn huyện Trong 5 năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức trong đơn vị, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, Thường trực UBND huyện, Ban lãnh đạo Cục Thuế đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu thuế
và quản lý thuế trên địa bàn Hàng năm đơn vị luôn đạt chỉ tiêu thu NSNN góp phần chung cho sự phát triển về kinh tế trên địa bàn huyện
giao
Tổng thu NSNN
So sánh
%Dự Toán %Cùng kỳ
Năm 2012 148.700 180.389 121,3 138,7
Năm 2013 139.100 171.360 123,2 95,0
Năm 2014 137.000 147.026 107,3 85,8
Năm 2015 130.500 131.801 101,0 89,6
Năm 2016 99.400 108.401 109,1 82,2
Tổng số cán bộ, công chức hiện có đến 30/9/2016 là 41 người (biên chế là
36 người, hợp đồng theo Nghị định 68/CP là 5 người) Chi cục Thuế đã sắp xếp
tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo các Quyết định 503 của Tổng cục Thuế với 09 Đội Thuế trực thuộc và bố trí cán bộ lãnh