1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan ky nang lanh dao

13 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 124 KB

Nội dung

Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn khi bạn ở trên mặt đất. Tư duy chiến lược cũng giống như việc bạn nhìn mọi thứ từ trên cao. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải phát triển kỹ năng này. Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi người ta tự hỏi tại sao một số tổ chức này thì thành công còn số khác lại thất bại? Thực vậy, mỗi tổ chức có một cách thức để tồn tại và phát triển. Không nhất thiết tất cả các tổ chức đều phải cạnh tranh với các tổ chức khác khi phục vụ cho một nhóm đối tượng nào đó bằng cùng một cách thức, hoặc phải hành động với cùng một cách nhằm đáp ứng với những thay đổi tác động đến hoạt động của nó. Các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hình thành chiến lược, duy trì lợi thế cạnh tranh tạo nên nền tảng của quá trình quản lý chiến lược. Tuy nhiên, chiến lược của tổ chức được hình thành và thực hiện như thế nào? Kết quả có tốt hay không? Tùy thuộc phần lớn ở nhà lãnh đạo. Bài viết giúp em nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của tầm nhìn chiến lược và vai trò của các nhà lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi tầm nhìn chiến lược của tổ chức, nếu xem nhẹ vai trò của tầm nhìn chiến lược đối với tổ chức mình, thì xem như tổ chức đó đã tự cho phép những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới thành công chung. Bằng cách sáng tạo ra tầm nhìn chiến lược, các nhà lãnh đạo sẽ kiểm soát được lĩnh vực mà mình quản lý, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định do mình đưa ra.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Khi bạn nhìn xuống thế giới từ một chiếc trực thăng, bạn có thể thấy nhiều thứ hơn khi bạn ở trên mặt đất Tư duy chiến lược cũng giống như việc bạn nhìn mọi thứ từ trên cao Muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải phát triển kỹ năng này

Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi người ta tự hỏi tại sao một số tổ chức này thì thành công còn số khác lại thất bại? Thực vậy, mỗi tổ chức có một cách thức để tồn tại và phát triển Không nhất thiết tất cả các tổ chức đều phải cạnh tranh với các tổ chức khác khi phục vụ cho một nhóm đối tượng nào đó bằng cùng một cách thức, hoặc phải hành động với cùng một cách nhằm đáp ứng với những thay đổi tác động đến hoạt động của nó

Các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hình thành chiến lược, duy trì lợi thế cạnh tranh tạo nên nền tảng của quá trình quản lý chiến lược Tuy nhiên, chiến lược của tổ chức được hình thành và thực hiện như thế nào? Kết quả có tốt hay không? Tùy thuộc phần lớn ở nhà lãnh đạo

Bài viết giúp em nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của tầm nhìn chiến lược và vai trò của các nhà lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi tầm nhìn chiến lược của tổ chức, nếu xem nhẹ vai trò của tầm nhìn chiến lược đối với tổ chức mình, thì xem như tổ chức đó đã tự cho phép những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới thành công chung Bằng cách sáng tạo ra tầm nhìn chiến lược, các nhà lãnh đạo sẽ kiểm soát được lĩnh vực mà mình quản lý, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định do mình đưa ra

PHẦN NỘI DUNG

1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:

1.1 Lãnh đạo

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học

về tổ chức - nhân sự Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của

tổ chức Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo được miêu tả

là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một người có thể tìm kiếm sự giúp

đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu chung"

Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung" Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lí thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác Người mà mọi người sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác

Trang 2

1.2 Tầm nhìn

Tầm nhìn là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều tổ chức muốn đạt tới hoặc trở thành, là tuyên bố

về cách thức tổ chức việc thực hiện sứ mệnh, nó hướng tổ chức đến cái tổng thể, định hướng tương lai và tạo niềm tin về tương lai, năng lực đưa ra tuyên bố tầm nhìn, chia sẻ tầm nhìn và thực hiện hóa tầm nhìn là tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo

Người lãnh đạo phải đặt câu hỏi ví như 5 năm nữa, 10 năm nữa… chúng

ta muốn, chúng ta sẽ dẫn dắt tổ chức của chúng ta tới đâu? Tới bến bờ nào?

1.3 Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là định hướng mà tổ chức đi theo nhằm phát triển

và tăng cường hoạt động các chức năng của mình Nó đưa ra đường lối chiến của tổ chức đó trong việc chuẩn bị cho tương lai Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khát quát nhất mà tổ chức muốn đạt được,

là “tấm bản đồ chỉ đường” thể hiện đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải đi Nếu xem nhẹ vai trò của tầm nhìn chiến lược đối với tổ chức mình, thì những yếu tố ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng tới thành công chung Bằng cách sáng tạo ra tầm nhìn chiến lược, tổ chức sẽ kiểm soát được công việc của đơn vị mình, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định tổ chức đưa

ra Tầm nhìn chiến lược là những định hướng lâu dài mà các nhà quản lý vạch

ra về tương lai của tổ chức dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường thực hiện công việc

2 TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

2.1 Vai trò của tầm nhìn chiến lược

Đạt được sự nhất trí về phương hướng và giảm rủi ro về việc ra quyết định không định hướng Giữ cho các hành động chiến lược của các nhà quản trị luôn phù hợp với đường lối chung.Vạch ra khát vọng mạnh mẽ và phát thảo đường đi chiến lược cho tương lai.Giành được sự ủng hộ của các thành viên và giúp tổ chức có sự chuẩn bị cho tương lai

2.2 Đặc điểm tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều

có thể xảy ra trong tương lai, tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều lý tưởng, tầm nhìn còn có tính chất của một sự độc đáo, nó

ám chỉ đển việc tạo ra một điều gì đó đặc biệt, là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động của doanh nghiệp

2.3 Yêu cầu của tầm nhìn chiến lược:

Các yêu cầu của tầm nhìn chiến lược tầm nhìn chiến lược cần phải đảm bảo: Đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho

Trang 3

phép có những thay đổi lớn nhưng đủ gần để tạo được sự tận tâm và dốc sức của tập thể trong tổ chức Có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực trong tổ chức có lưu ý đến qui mô và thời gian Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản lý cấp cao

2.4 Vai trò của người lãnh đạo trong xây dựng và thực thi tầm nhìn chiến lược của tổ chức

Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi tầm nhìn chiến lược, những chiến lược xuất sắc được tạo ra một phần (hoặc chủ yếu) từ việc hành động khác với các đối thủ của mình, người lãnh đạo cần: Đổi mới sáng tạo hơn, làm việc sáng tạo hơn, tưởng tượng tốt hơn, thích nghi nhanh hơn “Hoạch định chiến lược tốt luôn đi kèm với làm chủ tổ chức tốt – thứ này tồn tại không thể thiếu thứ kia” Khi xây dựng chiến lược cần đề ra những câu hỏi: Làm thế nào để phát triển tổ chức ? Làm thế nào để khiến khách hành hài lòng? Làm thế nào để vượt các đối thủ? Làm thế nào để đáp ứng với những thay đổi? Làm thế nào để quản lý tất cả các bộ phận chức năng trong tổ chức?

Lãnh đạo có trách nhiệm dẫn dắt quá trình hoạch định chiến lược, là kiến trúc sư trưởng để xây dựng chiến lược và có khả năng nhìn xa trông rộng

- Hình thành ý tưởng chiến lược

- Xác định tầm nhìn và sự mệnh

- Xác định mục tiêu chiến lược và các yếu tố cốt lõi của bản chiến lược: lựa chọn chiến lược, năng lực cốt lõi, nguồn lực chiến lược, lợi thế cạnh tranh…Trong khuôn khổ hoạch định chiến lược, trách nhiệm chính về việc sắp đặt quá trình hoạch định chiến lược thuộc về những người có trách nhiệm ở quản lý cấp cao Nhưng ai sẽ là người quản lý cấp cao này, và vai trò chiến lược của họ một cách chính xác là gì? Các nhà quản lý ở cấp thấp hơn trong tổ chức là ai? Vai trò của họ là gì trong quá trình quản lý chiến lược? Trong hầu hết các tổ chức hiện đại, có hai loại nhà quản lý: đó là nhà quản lý chiến lược

và các nhà quản trị điều hành hay quản lý tác nghiệp, các nhà quản lý chiến lược chịu trách nhiệm về hiệu suất chung của toàn tổ chức hay những người đứng đầu bộ phận chính độc lập Trên phương diện đó, sự quan tâm tối thượng của họ tạo ra sức mạnh của toàn bộ tổ chức Trách nhiệm này đặt họ vào một vị thế phải tập trung vào định hướng toàn bộ tổ chức trên phương diện chiến lược Mặt khác, các nhà quản lý điều hành hay quản lý tác nghiệp chịu trách nhiệm

về các chức năng tổ chức hay các hoạt động cụ thể, như quản lý nguồn nhân lực, mua sắm, sản xuất, bán hàng, marketing, phát triển sản xuất, dịch vụ khách hàng, kế toán… Vị trí quyền lực của họ thường liên quan tới một hoạt động nào

đó của tổ chức Những người đứng đầu tổ chức khôn ngoan có thể hình dung một cách rõ nét và tập trung về một tổ chức lý tưởng sẽ như thế nào trong tương lai Họ lôi cuốn các nhân viên của mình thực hiện và trải nghiệm đôi điều chưa bao giờ có trước đây

Là một người đứng đầu tổ chức, không chỉ tận dụng thời gian suy nghĩ

về hướng xây dựng và phát triển tổ chức mà còn giúp mọi người xung quanh

Trang 4

cảm thấy dễ dàng hơn khi đóng góp cho thành công chung Họ sẽ tạo ra môi trường năng động, sáng tạo với cách thức làm việc thoải mái mà vẫn hiệu quả cho nhân viên Để tạo ra tầm nhìn chiến lược có tính khả thi, phải tận dụng cả giác quan thứ 6 của mình Đơn giản là suy nghĩ về tương lai và tạm thời gạt bỏ mọi niềm tin hiện tại sang một bên

Với tầm nhìn chiến lược và bản sắc rõ ràng, người đứng đầu tổ chức nên tiến hành những bước đi cụ thể và cần thiết để tác động một cách tích cực đến

tổ chức, biến chuyển nó trở thành một tổ chức mong muốn Để xây dựng và thực hiện tầm nhìn chiến lược của tổ chức có hiệu quả, người lãnh đạo cần xác định sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức Sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức cung cấp một bối cảnh để xây dựng các chiến lược Các mục tiêu chủ yếu xác định những gì mà tổ chức hy vọng đáp ứng trong phạm vi trung và dài hạn Hầu hết các tổ chức theo đuổi lợi nhuận, mục tiêu đạt được năng lực vượt trội chiếm vị trí hàng đầu Các mục tiêu thứ nhì là các mục tiêu

mà tổ chức xét thấy cần thiết nếu họ muốn đạt đến năng lực vượt trội

Người lãnh đạo của tổ chức, trước hết cần tìm hiểu phân tích môi trường hoạt động bên ngoài tổ chức Mục tiêu của phân tích bên ngoài là nhận thức các

cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức Ba loại môi trường bên ngoài có mối liên hệ qua lại với nhau bao gồm: môi trường ngành là môi trường mà trong đó tổ chức vận hành, môi trường quốc gia và môi trường vĩ

mô Việc phân tích môi trường ngành cần một sự đánh giá cấu trúc cạnh tranh trong ngành, bao gồm vị thế cạnh tranh của tổ chức trung tâm và các đối thủ cạnh tranh chính, cũng như các giai đoạn phát triển ngành Nhiều thị trường hiện nay trở thành thị trường toàn cầu, việc phân tích môi trường ngành cũng

có nghĩa là đánh giá tác động của toàn cầu hóa trong cạnh tranh ở phạm vi một ngành Việc phân tích môi trường quốc gia nhằm xem xét bối cảnh quốc gia mà

tổ chức đang hoạt động có tạo điều kiện thuận lợi để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hay không Nếu không, thì tổ chức có thể phải xem xét việc dịch chuyển một bộ phận đáng kể hoạt động của nó tới quốc gia có khung cảnh thuận lợi cho việc đạt lợi thế cạnh tranh Việc phân tích môi trường vĩ mô bao gồm xem xét các nhân tố kinh tế vĩ mô, xã hội, chính phủ, pháp lý, quốc tế

và công nghệ có thể tác động tới tổ chức

Thứ hai, người lãnh đạo của tổ chức cần tìm hiểu và phân tích vấn đề bên trong của quá trình quản lý chiến lược, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức, tìm xem cách thức tổ chức đạt đến lợi thế cạnh tranh, và vai trò của các năng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho tổ chức Để tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh yêu cầu tổ chức phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng Sức mạnh của toorb chức đưa nó đến sự vượt trội trong lĩnh vực này, ngược lại các điểm yếu lại có thể đưa đến hiệu suất kém hơn

Thứ ba, người lãnh đạo tổ chức cần xác định ra các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh điểm, điểm yếu, cơ hội đe dọa đã xác định của tổ

Trang 5

chức, nhận diện các chiến lược mà nó định hướng, tạo sự phù hợp, hay tương xứng giữa các nguồn lực và khả năng của tổ chức với nhu cầu của môi trường trong đó tổ chức đang hoạt động Xa hơn nữa là đi vào việc nhận thức rõ bản chất vị thế cạnh tranh trên cơ sở phân tích để tìm ra những nguồn lực, khả năng

và năng lực cốt lõi làm cơ sở cho việc phát triển các lựa chọn chiến lược Người lãnh đạo tổ chức phải đánh giá nhiều phương án tương ứng với các khả năng có thể đạt được mục tiêu chính Các phương án chiến lược được tạo ra có thể bao gồm ở cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, cấp công ty hay các chiến lược toàn cầu cho phép tồn tại một cách tốt nhất thích hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường cạnh tranh toàn cầu như là một đặc điểm của hầu hết các ngành hiện đại Chiến lược cấp đơn vị tổ chức bao gồm chủ đề cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành Cần xem xét lợi hại của

ba loại chiến lược chính ở cấp các đơn vị của tổ chức, đó là chiến lược dẫn đạo

về chi phí; chiến lược tạo sự khác biệt và chiến lược tập trung vào các khe hở thị trường Cần xem xét mối quan hệ giữa chiến lược cấp đơn vị của tổ chức với cấu trúc ngành Sau đó, tập trung vào các lựa chọn chiến lược khác nhau tác động đến các tổ chức trong những điều kiện ngành hoàn toàn khác nhau, như là lợi ích hay bất lợi của việc thiết lập lợi thế của người dẫn đầu trong một ngành mới hình thành hay giai đoạn mới phát triển Vai trò của người lãnh đạo tổ chức trong việc duy trì một lợi thế cạnh tranh trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ ngành cũng cần được xem xét và thảo luận trong tiểu luận Chiến lược chức năng: Lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ năng lực của tổ chức nhằm đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và trách nhiệm với đối tác, người dân, khách hàng Với các chiến lược cấp chức năng, cần xem xét vai trò và cách thức mà các chiến lược này hướng đến hoàn thiện hiệu suất của các hoạt động trong phạm vi tổ chức

2.5 Lãnh đạo tiến trình quản lý chiến lược

- Những thách thức lãnh đạo khác nhau gồm: Tác động quyền lãnh đạo nhận trách nhiệm, là người đi đầu trong thay đổi và hành động và điều chỉnh thông suốt các hoạt động

Có thể bao gồm các biện pháp và tác phong khác nhau: Là một người độc đoán không khoan nhượng, là một người biết lắng nghe sâu sắc, là người tạo ra các quyết định thỏa hiệp, ủy quyền cho người gần nhất thực hiện, là một người huấn luyện và thể hiện vai trò rõ ràng trong việc hướng dẫn quy trình

2.6 Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo thực hiện chiến lược

- Theo sát những gì đang xảy ra, đảm bảo tổ chức có kế hoạch chiến lược tốt, tạo áp lực mang tính xây dựng để tổ chức đạt kết quả tốt, thúc đẩy các hoạt động hiệu chỉnh để cải thiện hiệu quả chiến lược tổng thể, phát triển năng lực

Trang 6

cốt lõi và năng lực cạnh tranh, thể hiện tinh thần đạo đức và dẫn dắt các sáng kiến liên quan đến trách nhiệm xã hội

- Để đảm bảo tổ chức có kế hoạch chiến lược tốt, lãnh đạo có trách nhiệm: Truyền thông hiệu quả tầm nhìn, mục tiêu và các thành tố chính trong chiến lược của tổ chức tới các nhà quản lý cấp dưới và các nhân sự chủ chốt Thường xuyên đánh giá các chiến lược cấp thấp để đảm bảo sự thống nhất và

hỗ trợ các chiến lược cấp cao hơn

- Lãnh đạo hiệu quả giảm thiểu khả năng xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các cấp khác nhau trong cơ cấu chiến lược

- Khuyến khích tình hình sáng tạo trong tổ chức, các lãnh đạo phải: Đánh giá chọn lựa đề xuất xứng đáng nhận hỗ trợ, hỗ trợ về tài chính và tổ chức cho những đề xuất có giá trị, tạo ra một môi trường tổ chức luôn chào đón các ý tưởng mới và cho phép tự do suy nghĩ

- Tìm ra các phương pháp để taọ động lực đổi mới, tạo áp lực có tính xây dựng để tổ chức đạt kết quả tốt Những nhà lãnh đạo thành công dành thời gian

để huy động năng lượng tổ chức, nuôi dưỡng môi trường làm việc theo định hướng kết quả, khuyến khích những người thúc đẩy văn hóa, hiểu rõ sự tham gia của các nhân sự trong doanh nghiệp, chú trọng vào các sáng kiến và sức sáng tạo của tổ chức, tôn trọng sự cống hiến của các cá nhân và các nhóm, tự hào khi làm những việc đúng đắn

- Người lãnh đạo luôn thể hiện sự đi đầu trong vấn đề đạo đức và dẫn dắt các sáng kiến liên quan đến trách nhiệm xã hội, luôn là tấm gương xuất sắc khi thể hiện các hành xử đạo đức, thể hiện tính cách và cái tôi trong hành động và quyết định, tuyên bố ủng hộ những tiêu chuẩn đạo đức cao và kỳ vọng tất cả các nhân viên đều cư xử có đạo đức, khuyến khích sự bằng lòng và đặt ra những quy định phạt nghiêm khắc đối với những hành xử phi đạo đức

2.7 Thực thi chiến lược:

Tổ chức đã lựa chọn chiến lược để đạt mục đích của nó, chiến lược đó cần phải đưa vào thực thi, thực hiện các hoạt động cốt lõi theo phương thức hỗ trợ chiến lược, cứng rắn hơn và tiêu tốn nhiều thời gian hơn phương pháp hoạch định chiến lược

Các nhiệm vụ chính gồm: Nâng cáo hiệu quả thực hiện đồng thời với chiến lược, chỉ ra sự tiến bộ có thể đo được trong quá trình đạt tới sự vượt trội trong hoạt động và các kết quả mục tiêu

Chiến lược thực thi bao gồm: Xây dựng một tổ chức có năng lực, phân

bố các nguồn lực đối với các hoạt động chiến lược quan trọng, thiết lập các chính sách khuyến khích chiến lược, thành lập các chương trình và phương pháp hiệu quả nhất nhằm tạo ra sự tiến bộ không ngừng, thiết lập hệ thống điều hành thông tin và truyền thông

Chiến lược thực thi gồm: Thúc đẩy mọi người theo đuổi mục tiêu đề ra, trao các phần thưởng công nhận thành tích đạt được, tạo ra nền văn hóa tổ chức

Trang 7

khuyến khích chiến lược, tác động quyền lãnh đạo cần thiết nhằm điều quá trình theo hướng phát triển

Thứ nhất, thiết kế cấu trúc tổ chức thích hợp, việc thực thi một chiến lược yêu cầu phân công vai trò và trách nhiệm về các hoạt động chiến lược khác nhau cho các nhà quản lý và các bộ phận nhất định trong tổ chức Cấu trúc

tổ chức chỉ ra các vai trò, trách nhiệm, các quan hệ báo cáo Nếu cấu trúc tổ chức hiện tại không thích hợp với chiến lược tổ chức đã lựa chọn, phải thiết kế

ra một cấu trúc tổ chức mới

Thứ hai, thiết kế hệ thống kiểm soát, bên cạnh việc lựa chọn cấu trúc tổ chức cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát thích hợp Trong đó nó phải quyết định về cách thức tác động tới sự thực hiện và kiểm soát hoạt động của các bộ phận Các lựa chọn của hệ thống kiểm soát có thể từ kiểm soát thị trường, kiểm soát đầu vào - đầu ra, kiểm soát hành chính, kiểm soát văn hóa tổ chức …

Thứ ba, tạo sự phù hợp giữa chiến lược, cấu trúc tổ chức, và hệ thống kiểm soát, tổ chức muốn thành công cần phải tạo ra sự phù hợp hay tương thích giữa chiến lược, cấu trúc và hệ thống kiểm soát của nó

Thứ tư, quản lý sự xung đột, chính trị và sự thay đổi, các chiến lược và môi trường khác nhau đặt yêu cầu khác nhau lên một tổ chức do đó họ phải tạo ra cấu trúc và hệ thống kiểm soát tương ứng

3 Vận dụng liên hệ thực tiễn: Tầm nhìn chiến lược quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Bình từ năm 2016-2020

3.1 Phạm vi hành lang dọc đường Hồ Chí Minh

Phạm vi quy hoạch của hành lang dọc đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Bình bao gồm 48 xã trên diện tích 5354,4 km2, phân bố trên 6 huyện, thành phố như sau:

- Huyện Minh Hóa gồm 7 xã: Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc, Hóa Hợp, Trung Hóa và Thượng Hóa

- Huyện Tuyên Hóa gồm 4 xã: Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Lâm Hóa

- Huyện Bố Trạch gồm 13 xã: Xuân Trạch, Nam Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch, thị trấn Nông trường Việt Trung, Cự Nẫm, Hòa Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Sơn Trạch, Đại Trạch, Thượng Trạch và Tân Trạch

- Thành phố Đồng Hới gồm 5 xã, phường: Đồng Sơn, Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Nghĩa Ninh và Bắc Lý

- Huyện Quảng Ninh gồm 8 xã: Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Xuân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh, Trường Xuân và Trường Sơn

- Huyện Lệ Thủy gồm 11 xã: Hoa Thủy, Sơn Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Thái Thủy, thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy

Trang 8

3.2 Tầm nhìn chiến lược đến nắm 2020

1 GDP tăng trưởng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 12 - 13%

2 Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020 tỷ trọng nông lâm ngư chiếm 13%; công nghiệp xây dựng: 45%; dịch vụ 42%

3 GDP bình quân đầu người đến năm 2020: 1.600 - 1.800 USD

4 Phấn đấu từ năm 2016 trở đi đạt mục tiêu: 100% số xã đạt chuẩn phổ cập THCS; 70 - 75% trạm y tế đạt chuẩn

Đến năm 2020: Có 35 - 40% lao động trong độ tuổi được đào tạo, 100% trạm y tế đạt chuẩn, bình quân hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0,3 - 0,4%o và giảm tỷ

lệ hộ nghèo 4 - 5% (chuẩn mới), 85 - 90% hộ nông thông được dùng nước hợp

vệ sinh, trên 95% số hộ được xem truyền hình và nghe đài

3.3 Tầm nhìn chiến lược cho các ngành và lĩnh vực

3.3.1 Phát triển nông nghiệp và nông thôn

Tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn, chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ nhằm khai thác tiềm năng vùng núi, vùng gò đồi; phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và sản xuất hàng hóa như: Cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, sắn theo các mô hình trang trại, vườn đồi, vườn hộ gia đình Đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp như: các giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng các mô hình tiến bộ

kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống dân

cư trong vùng

Chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng nâng cao thể trọng đàn bò, nạc hóa đàn lợn phục vụ công nghệ chế biến, phát triển đàn dê, giống vịt gà lai, đàn ong trong hộ gia đình

Huy động các nguồn lực, khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng, xây dựng vườn đồi, vườn rừng theo hướng nông lâm kết hợp để bảo vệ môi trường sinh thái và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên các sông, ao hồ bằng các mô hình

và đối tượng nuôi thích hợp phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu

3.3.2 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tập trung phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng xuất khẩu, sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng tỷ trọng chế biến sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Đầu tư hoàn chỉnh và đồng

bộ cơ sở hạ tầng, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư lấp đầy vào khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới Đầu tư phát triển nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy nước khoáng Bang, vàng Xà Khía (Lệ Thủy) Sau năm 2020 đầu tư hình thành các khu công nghiệp như: Áng Sơn (Quảng Ninh), ngã tư Thạch Bàn - Bang (Lệ Thủy), hình thành các điểm công nghiệp như: Phú Định (Bố Trạch), Sen Thủy (Lệ Thủy), đầu tư hình thành làng nghề Thuận Đức (Đồng Hới) và 1 số điểm

Trang 9

khác để thúc đẩy vùng nghèo phát triển, phân bố lại dân cư trong vùng Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở mở rộng những ngành nghề truyền thống, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực hành lang

3.3.3 Phát triển các ngành dịch vụ

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn cho như cầu phát triển kinh tế - xã hội Mở rộng mạng lưới thương mại trong vùng nhất là ở các cụm kinh tế - xã hội, các nút giao thông thuận lợi, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa và dịch vụ cho nhân dân nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa

Tiếp tục đầy tư xây dựng các khu du lịch trong vùng như: Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang (Lệ Thủy), các quần thể di tích trên đường tỉnh lộ 20 Đầu tư tôn tạo, nâng cấp các địa danh lịch sử khác thành các điểm du lịch như: Ngã ba Khe Ve (Minh Hóa), ngã tư Thạch Bàn (Lệ Thủy), các căn cứ của Bộ Tư lệnh Đoàn 559, bến phà Xuân Sơn và phà Nguyễn Văn Trổi (Bố Trạch), lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh (Lệ Thủy) Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới các điểm du lịch như: Núi Thần Đinh, núi U Bò (Quảng Ninh), khu bảo tàng ngoài trời đường Trường Sơn và các di tích khác trên đường Hồ Chí Minh

Phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng và các loại hình dịch vụ khác để đảm bảo nhu cầu hưởng lợi cho mọi người dân trong vùng

3.3.4 Phát triển kết cấu hạ tầng

Huy động tốt nội lực, tăng cường thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân

- Về mạng lưới giao thông: Khai thác có hiệu quả 2 nhánh phía Đông và Tây đường Hồ Chí Minh Đầu tư nâng cấp các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh như: Tỉnh lộ 10, 11, 16, 20, đồng thời xây dựng và cải tạo các tuyến đường nội thị, đường liên vùng Tổ chức xây dựng và khai thác hiệu quả các tuyến đường gom xung quanh thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư nhất là qua vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, thành phố Đồng Hới Hình thành các đầu mối giao thông lập thể liên hoàn tại các điểm giao cắt giữa đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 12A và các đường tỉnh lộ, đồng thời xây dựng các hầm, cầu vượt qua các đường tỉnh lộ, đường sắt Thực hiện tốt phương châm Nhà nước

và nhân dân cùng làm để kiên cố hóa toàn bộ hệ thống đường giao thông liên

xã, liên thôn trong vùng hành lang

- Về phát triển lưới điện: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả Nhà máy thủy điện Hố Hô (Tuyên Hóa) Đầu tư cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp ở các khu công nghiệp, các khu du lịch, các trạm hạ

Trang 10

thế, hệ thống lưới điện các xã Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các thôn bản trong vùng đều có điện, đảm bảo điện năng cho sản xuất và đời sống

- Về hệ thống thủy lợi: Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, hoàn thiện chương trình kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo diện tích tưới tiêu trong vùng Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đã có trong quy hoạch như

hồ Rào Đá (Quảng Ninh), hồ Bang (Lệ Thủy), thác Chuối (Bố Trạch) và các công trình thủy lợi nhỏ khác trong vùng

- Về hệ thống cấp nước: Chú trọng đầu tư cấp nước cho các khu công nghiệp, cho các điểm công nghiệp, các đô thị dọc khu vực hành lang, mặt khác quan tâm đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn cho các thị tứ, trung tâm các xã, phấn đấu đến năm 2020 có 85 - 90% dân cư trong vùng được dùng nước hợp vệ sinh

- Về phát triển hệ thống đô thị: Từng bước phát triển đô thị gắn với các cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để tạo động lực phát triển toàn khu vực Phấn đấu từ nay đến năm 2020, đưa Thị xã Ba Đồn (Quảng Trach Trạch) thành

đô thị loại 3 và tiếp tục đầu tư nâng cấp thị trấn Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy, Việt Trung (Bố Trạch); sau năm 2020 hình thành các thị trấn Tân Ấp (Tuyên Hóa) và thị tứ Hóa Tiến (Minh Hóa), Troóc, Khương Hà (Bố Trạch), Nam Long (Quảng Ninh, Mỹ Đức, Thạch Bàn (Lệ Thủy)

- Phát triển thông tin liên lạc: Đầu tư phát triển các bưu cục, các điểm bưu điện văn hóa xã, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mọi người dân

3.3.5 Phát triển khoa học công nghệ và môi trường

- Hoạt động khoa học công nghệ cần tập trung có trọng tâm trọng điểm

để giải quyết tốt công tác cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và gia súc, gia cầm Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng đàn gia súc gia cầm, phát triển nuôi trồng thủy sản trên toàn vùng Đối mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong vùng

- Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng một cách hợp lý, có hiệu quả cao Thực hiện tốt các biện pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa

3.3.6 Phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục đào tạo, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục trong toàn vùng Tăng cường cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp, nâng cao trình

độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Phấn đấu đến năm 2020 phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS cho 100% số xã, sau năm 2020 đạt

Ngày đăng: 02/08/2016, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w