Lí do chọn đề tài Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động ki
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy
mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy
mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa" Theo nghĩa
này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Việt Nam đặt ra mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giai đoạn tăng tốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), trong đó khu vực công nghiệp giữ một vai trò quan trọng Bài viết đề cập đến một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trên cơ sở đánh giá thực trạng về khu vực công nghiệp thời gian qua.ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngày nay khi đất nước đang trên đà hội nhập, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nền kinh tế nói chung ngànhcông nghiệp nói riêng phải đối mặt với không ít thách thức Điều đó đòi hỏi Nhà nước và các cơ sở phải có đánh giá sâu sắc, toàn diện và cái nhìn chính xác về hiện trạng của ngànhcông nghiệp Từ đó ngànhcông nghiệp đề ra được những giải pháp, chiến lược phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế thách thức, khó khăn, đưa toàn ngành chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh hội nhập kinh tế Đề tài của em có tên là: “phân tích tiềm năng và thực trạng sử dụng khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế ngành Công nghiệp”
Trang 3được sự hướng dẫn của GVC.TS Trương Thị Tư, là giảng viên của Khoa Khoa học Xã hội, đồng thời em có tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những thông tin, kiến thức từ các trang web, báo điện tử
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa đề tài
2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu về tài nguyên ngànhcông nghiệp Quảng Bình
- Tìm hiểu thực trang sử dụng và khai thác ngànhcông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Thấy đươc tiềm năng phát triển ngànhcông nghiệp tỉnh Quảng Bình
2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến tỉnh Quảng Bình và tài nguyên ngànhcông nghiệp của tỉnh
- Phân tích đánh giá nguồn tài nguyên ngànhcông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Đánh giá về tiền năng phát triển ngànhcông nghiệp
- Xác định thực trang hoạt sử dụng ngànhcông nghiệp vào các ngành kinh
tế ở Quảng Bình
2.3 Ý nghĩa của đề tài
- Cũng cố lý thuyết về tài nguyên tự nhiên
- Hiểu rõ hơn về tài nguyên ngànhcông nghiệp tỉnh Quảng Bình
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng ngànhcông nghiệp Quảng Bình
- Không gian: Tỉnh Quảng Bình
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp hệ thống
- Sử dụng trong nghiên cứu tự nhiên, địa hình, sự phát triển về kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu thì đây là phương pháp rất quan trọng
4.2 Phương pháp thống kê thu thập thông tin
- Thu thập các số liệu có sẵn, và các tài liệu liên quan như diện tích đất
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
Trước khi đề cập vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế, cần làm rõ
sự phân loại nhóm ngành công nghiệp, để làm cơ sở cho việc phân tích tác động ảnh hưởng của từng nhóm khác nhau và chọn lựa nhóm cần ưu tiên phát triển trong mỗi thời kỳ
I Phân loại ngành công nghiệp.
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp, như:
+ Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
+ Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v
+ Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương
Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các nguồn năng lượng, quặng kim loại, và vật liệu xây dựng,…
+ Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ): bao gồm công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất, công nghiệp sản xuất vật phẩm, và ngành công nghiệp sản xuất đối tượng lao động
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: bao gồm các ngành sản xuất
và phân phối các nguồn điện, gas - khí đốt và nước
II. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.
Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:
1.Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập tỉnh.
Trang 5Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh
tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định
và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước
2.Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế
3.Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc ở, đi lại, vui chơi, giải trí ) khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới hơn Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người
4.Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội.
Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp Sự phát triển của công nghiệp làm
mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch
vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội
5.Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Vì công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương
Trang 6tiện vận chuyển làm tăng năng suất Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội tăng giá
Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ở QUẢNG BÌNH
1 Quan điểm, mục tiêu phát triển
1.1 Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành ngành trọng điểm, tạo động lực phát triển của nền kinh
tế Ưu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp có thế mạnh trở thành ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, điện, chế biến nông, lâm, thủy sản Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động Sớm tạo sự liên kết vùng kinh tế động lực khu vực Bắc Quảng Bình -Nam Hà Tĩnh Từng bước xây dựng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục
vụ các nhà máy xi măng, Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và các dự án quan trọng khác
1.2 Mục tiêu phát triển
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20 - 21%/năm Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015 tăng 21 - 22%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 19 - 20% Phấn đấu đến năm 2015 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH, đưa Quảng Bình phát triển nhanh
và bền vững, cơ bản trở thành tỉnh phát triển vào năm 2020
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đến năm 2015 là 9.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 2015 là 21 -22%; đến năm 2020 là 25.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 19 - 20% Tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh đến năm 2015 đạt 43%, đến năm 2020 đạt khoảng 45%;
Trang 8- Phấn đấu hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch; đưa từ 4 đến 5 dự án sản xuất công nghiệp hiện đại có quy
mô lớn, mức đóng góp ngân sách cao vào sản xuất …Đồng thời, xúc tiến triển khai xây dựng từ 3 đến 4 dự án lớn để tạo tiền đề cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo
2 Định hướng phát triển các chuyên ngành công nghiệp ở Quảng Bình
2.1 Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
- Đẩy nhanh công tác điều tra khảo sát, thăm dò và phân tích khoáng sản để xác định quy mô, hàm lượng, chất lượng cụ thể của từng loại, làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác, chế biến; tập trung kêu gọi đầu tư các dự án khai thác
và chế biến khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường
2.2 Công nghiệp cơ bản
2.2.1 Ngành cơ khí, điện tử
- Đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cấp các cơ sở hiện có, đầu tư mới một số
cơ sở chủ lực có trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực, đủ khả năng sản xuất các thiết bị phục vụ canh tác, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp trong tỉnh
- Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí, khuyến khích phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu nông lâm, ngư nghiệp
2.2.2 Ngành luyện kim
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành luyện kim Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 Xây dựng các nhà máy luyện kim có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên
và đảm bảo môi trường Các nhà máy sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường
2.2.3 Ngành hóa chất
Khai thác tốt công suất của các cơ sở hiện có, chú trọng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Ưu tiên phát triển các loại hóa chất phục
Trang 9vụ nông nghiệp, đa dạng hóa các loại phân bón như: Vi sinh, NPK; thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại đối với môi trường và con người; đẩy mạnh sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, sản phẩm hóa chất ứng dụng
2.3 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ nhu cầu nhân dân, khách du lịch và xuất khẩu với nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, ưu tiên các dự án sản xuất gắn với phát triển bền vững nguồn nhiên liệu, đảm bảo môi trường sinh thái
Khôi phục mở rộng, duy trì và phát triển các ngành chế biến truyền thống tại địa phương theo nguyên tắc sơ chế tại chỗ, tinh chế tập trung; ưu tiên sản xuất hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu khách du lịch;
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên cơ sở kết hợp tốt với vấn đề xử lý nguồn chất thải ra môi trường để đảm bảo phát triển ngành được bền vững
2.4 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy, cơ sở sản xuất hiện có Cải tạo, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay, đảm bảo công nghệ phù hợp và hạn chế ô nhiễm môi trường, phấn đấu đưa công suất sản xuất xi măng đến năm 2020 đạt 15 triệu tấn
- Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, trang trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm vật liệu mới sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh như: Đá vôi, cát trắng, cao lanh…Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch không nung chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu thị trường;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực Phát triển sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các khu di tích văn hóa, lịch sử
và đảm bảo an ninh quốc phòng
Trang 102.5 Công nghiệp điện, nước
2.5.1 Công nghiệp điện
Đến năm 2015, điện thương phẩm đạt 1.238 triệu kwh, bình quân đầu người 1.338 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 -2015 là 23,8 %/năm; đến năm 2020, điện thương phẩm đạt 2.511 triệu kwh, bình quân đầu người 2.575 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 15,2 %/năm (theo Quyết định số 2319/QĐ-BCT ngày
01 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020)
2.5.2 Công nghiệp nước
Phát huy có hiệu quả các dự án cấp nước sinh hoạt tại thành phố Đồng Hới
và các thị trấn trung tâm huyện Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã trên địa bàn
2.6 Công nghiệp dệt may, da giày
2.6.1 Công nghiệp dệt may
Tập trung phát triển ngành may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh
và gia công xuất khẩu Đối với công nghiệp dệt đầu tư phát triển khi có điều kiện Khuyến khích phát triển các cơ sở may mặc tư nhân quy mô nhỏ và vừa trong địa bàn nông thôn phù hợp với khả năng nguồn vốn, đồng thời giải quyết lao động tại chỗ cho dân cư
2.6.2 Công nghiệp da giầy
Phát triển các cơ sở đóng giày tư nhân hiện có và tăng dần quy mô sản xuất Tổ chức tốt việc thu gom và bảo quản da trâu bò, cung cấp cho các cơ sở thuộc da các tỉnh lân cận Xúc tiến tìm đối tác đầu tư xây dựng ít nhất 01 nhà máy giày da xuất khẩu tại KCN Tây Bắc Đồng Hới Tích cực tìm kiếm sự liên kết với các công ty lớn để trở thành thành viên vệ tinh nhằm thu hút sự giúp đỡ
về kỹ thuật, mẫu mã và về tiêu thụ sản phẩm
3 Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp
- Quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo những điểm tựa và đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trang 11- Dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thu hút các nguồn lực đầu tư, khoa học công nghệ và phát triển sản xuất, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu và lao động tại chỗ
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có: 8 KCN với diện tích khoảng 2.061 ha; 62 cụm công nghiệp, diện tích 904 ha được phân bố trên các địa bàn huyện, thành phố
4 Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, dự kiến khoảng 103.128 tỷ đồng Trong đó: Vốn thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp 101.448 tỷ đồng, các dự án công nghiệp nông thôn là 280 tỷ đồng, vốn xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp 1.400 tỷ đồng