1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận công nghiệp với phát triển

16 3,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 69,25 KB

Nội dung

A - PHẦN MỞ ĐẦU Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuấthàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ - QTKD

*******

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN

Hà Nội, 2016

Trang 2

MỤC LỤC

B. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ……… 05

I. Phân loại ngành công nghiệp

II. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.

C. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VN……… 07

I. Các ngành công nghiệp chủ lực phát triển của Việt Nam trong 5 năm

qua

II. Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam

D. CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VN…….12

1. Ngành than

2. Ngành nuôi trồng khai thác thủy hải sản

3. Ngành công nghiệp điện tử

1. Hiệu quả

2. Những hạn chế

Trang 3

A - PHẦN MỞ ĐẦU

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuấthàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ

hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật

Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa" Theo nghĩa này, những

hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Việt Nam đặt ra mục tiêu về

cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giai đoạn tăng tốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), trong đó khu vực công nghiệp giữ một vai trò quan trọng Bài viết đề cập đến một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trên cơ sở đánh giá thực trạng về khu vực công nghiệp thời gian qua

Trang 4

Dưới đây là biểu đồ cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2015 :

Biểu đồ cơ cấu GDP của Việt Nam

1.1 Biểu đồ cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2015

Trang 5

B – VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ

Trước khi đề cập vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế, cần làm rõ sự phân loại nhóm ngành công nghiệp, để làm cơ sở cho việc phân tích tác động ảnh hưởng của từng nhóm khác nhau và chọn lựa nhóm cần ưu tiên phát triển trong mỗi thời kỳ

I Phân loại ngành công nghiệp.

Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp, như:

+ Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

+ Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v

+ Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương

Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các nguồn năng lượng, quặng kim loại, và vật liệu xây dựng,… + Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ): bao gồm công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất, công nghiệp sản xuất vật phẩm, và ngành công nghiệp sản xuất đối tượng lao động

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: bao gồm các ngành sản xuất và phân phối các nguồn điện, gas – khí đốt và nước

II. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.

Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:

1 Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia.

Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước

Trang 6

2 Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế.

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế

3 Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư

Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc ở, đi lại, vui chơi, giải trí ) khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới hơn Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người

4 Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội.

Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào

và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội

5 Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển

Vì công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyển làm tăng năng suất Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội tăng giá

Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Trang 7

C – THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VN

I Các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam phát triển trong 5 năm qua ?

Giá trị gia tăng ngành công nghiệp đã tăng 7,6%, giá trị sản xuất tăng bình quân 10% trong giai đoạn 2011 – 2015 Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao…

• Dệt may Việt Nam đón cơ hội từ những FTA thế hệ mới

• “EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016”

• “Việt Nam đang từng bước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”

Sản xuất công nghiệp đã ngày càng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam đã đi lên và đạt được nhiều kết quả tích cực

Tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa có sức bật mạnh

mẽ, xứng đáng với tiềm năng của đất nước Phần lớn đều là những ngành sản xuất thô, có tính gia công cao và chưa mang lại nhiều gia trị gia tăng cho đất nước và thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ trợ

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ phê duyệt đã chỉ ra, sẽ huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo

Đặc biệt, ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các ngành công nghiệp đã phát triển như thế nào trong 5 năm qua ?

 Giá trị tăng ngành công nghiệp là : 7,6%

 Giá trị sản xuất bình quân là : 10%

 Ngành sản xuất công nghiệp đã có phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp chế biến tạo tăng cao…

Trang 8

1. Ngành điện :

 Năm 2015 :

• Điện sản xuất và mua là : 159,4 tỷ kwh

• Điện thương phẩm là : 143,3 tỷ kwh

• Tổn thất điện năng là : 8%

 Năm 2011-2015 :

• Điện sản xuất và mua là : 657,8 tỷ kwh

• Điện thương phẩm là : 587,4 tỷ kwh

• Hạ tầng điện :vận hành 34 tổ máy với công suất 9,851MW

• Khởi công 10 dự án với công suất 5,629 MW

2. Ngành dầu khí :

 Năm 2015 :

• Dầu thô : 18,6 triệu tấn chiếm 7,7% so với năm 2014

• Khí đốt thiên nhiên dạng khí : 10,66 tỷ m3 chiếm 4,6%/ 2014

• Khí hóa lỏng(LPG) đạt 728,3 nghìn tấn chiếm 15,7% /2014

 Năm 2011- 2015:

• Gia tăng lượng dầu khí 204-209 triệu tấn dầu quy đổi

• 19 phát hiện dầu khí mới trong nước

• Sản lượng khai thác dầu mỏ 84,5 triệu tấn

• Khai thác khí đạt 48,6 tỷ m3

3. Ngành than :

 Năm 2015 :

• Sản lượng than sạch 42,3 triệu tấn chiếm 5,1% /2014

• Tập đoàn than và khoáng sản VN : chiếm 36 tiệu tấn / 2014

• Than tiêu thụ 35 triệu tấn so với năm 2014

 Năm 2011-2015 :

• Sản lượng than sạch 212,3 triệu tấn không đạt mục tiêu đề ra

4. Ngành thép :

 Năm 2015 :

• Sắt thép thô 4.127 nghìn tấn

• Thép cán 4.198 nghìn tấn

• Thép thanh ,thép góc 4.162,4 nghìn tấn

 Năm 2011-2015 :

• Nhập khẩu thép trung quốc dẫn đến ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn do mất cân đối cung cầu dẫn đến sản lượng cầm chừng

5. Ngành phân bón :

 Năm 2015 :

• Phân đạm Ure 2.283,6 nghìn tấn

Trang 9

• Phân NPK 2.538,3 nghìn tấn

 Năm 2011-2015 :

• Tăng trưởng binh quân : 18,1%/năm

• Nhà máy mới đi vào hoạt động :

• Đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm

• Đạm Ninh Bình :560000 tấn/năm

• Đạm Hà Bắc và đạm Phú Mỹ :bổ xung nguồn phan ure

6. Ngành cơ khí :

 Năm 2015 :

• Sản lượng xe máy : 287,3 nghìn cái

• Ô tô : 2.538,3 nghìn tấn

 Năm 2011-205 :

• Các doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn do :sức mua thấp, cạnh tranh từ trung quốc…

7. Ngành dệt may :

 Năm 2015 :

• Vải dệt từ sợi tự nhiên 325,5 triieeu m2

• Vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo 661,9 triệu m2

• Quần áo mặc thường 3208,4 triệu cái

• Kim nghạch xuất khẩu 27,2 tỷ USD

 Năm 2011-2015 :

• Tốc độ tăng bình quân sản phẩm vải là 2%/năm

• Quần áo may sẵn 4,3%

• Tỷ lệ nội địa hóa 48%

• Doanh nghiệp chủ động phát triển mạnh thì trường tiêu thụ là 1 trong những ngành đàu về kim ngạch xuất khẩu

8. Ngành da giày :

 Năm 2015 :

• Sản lượng giày deoos 305,9 triệu đôi

• Kim ngạch xuất khẩu 12 tỷ USD

 Năm 2011-2015 :

• Tăng trưởng bình quân 9,7%

• Đặt ra thách thưc yêu cầu cao về chất lượng

9. Ngành giấy :

 Năm 2015 :

• Sản xuất giấy các loại 113.000 tấn

 Năm 2011-2015 :

• Sản xuất giấy các loại 55,4 nghìn tấn

• Cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm nhập khẩu

• Công trình đầu tư sản xuất còn chậm

Trang 10

10. Ngành bia

 Năm 2015 :

• Sản lượng sản xuất bia 3.373,6 triệu lít tăng 7,3% so với 2014

• Bia lon 1548,7 triệu lít tăng 10,5% so với năm 2014

 Năm 2011-2015 :

• Tăng trưởng khá với số lượng tiêu thụ bia lon tăng

• Doanh nghiệp phát triển có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng

II Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam :

1. Khái niệm :

Công nghiệp phụ trợ là chỉ toàn bộ những sản phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuôm,…và cũng có thể gồm những sản phẩm trung gian, những nguyên lệu sơ chế Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa thì thấy phạm vi rõ ràng hơn : sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường đc sản xuất với quy mô vừa và nhỏ

2. Thực trạng :

Ở Việt Nam hiện nay, cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra toàn diện nào về ngành công nghiệp phụ trợ được tiến hành, song để đánh giá thực trạng của ngành, chúng ta có thể dựa trên một số kết quả khảo sát, điều tra mẫu và nghiên cứu do cơ quan khác nhau tiến hành (tổng cục thống kê, viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản-JETRO và nhất là diễn đàn phát triển Việt Nam- VDF)

Thực trạng phát triển CNPT có thể được đánh giá thông qua khả năng cung cấp linh kiện và tỷ lệ nội địa trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam như sau :

a) Về ngành dệt may và giày da :

Công nghiệp hỗ trợ của ngành dệp may, giày da hiện đang yếu và thiếu, điều đó thể hiện rõ nhất ở giá trị thặng dư của 2 ngành Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cuả 2 ngành 16,6 tỷ USD nhưng chúng ta đã phải bỏ ra khoảng 11,5 tỷ USD

để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất giá trị thu về của 2 ngành thực

sự rất nhỏ so với hàng chục tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu đạt được hành năm

Cụ thể năm 2010 ngành dệt may hiện chỉ chủ động được khoảng 30-40% nguồn nguyên liệu, trong đó vài đáp ứng được 20-30% nhu cầu, bông đáp ứng được 10%,

sơ thì chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn, chỉ có sợi là ngành dệp may chủ động được gần như hoàn toàn nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu (suất khoảng 2

tỷ USD năm 2010 ) Với ngành giày da, công nghiệp hỗ trợ của ngành có khá hơn

Trang 11

so với ngành dệp may, bằng chứng là ngành giày da có thể chủ động được 40-50% nguồn nguyên liệu cho sản xuất tuy nhiên, chỉ có phụ liệu như đế, vải, bạt, chỉ,…

là ngành chủ động được khoảng 50%, còn da thuộc và nguyên liệu giả da , ngành giày da hiện đang phải nhập khẩu gần như hoàn toàn

b) Về ngành điện tử - tin học:

Sau nhiều năm phát triển , ngành điện tử VN vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các phương tiện nước ngoài Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận thấp và giá trị gia tăng chỉ 10 – 15%/năm Trong đó các doanh nghiệp FDI trong ngành ddienj tử , tin học đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh kiện, phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước, tuy nhiên do số doanh nghiệp phụ trợ rất ít, chất lượng linh kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh kiện từ các nước xung quanh hoặc nhập trực tiếp từ Nhật Bản

c) Về ngành sản xuất và lắp ráp ô tô :

Một chiếc xe hơi đều cần 20.000-30.000 chi tiết, trong đó số doanh nghiệp VN sản xuất linh kiện còn quá ít, hơn nữa một số doanh nghiệp chỉ sản xuất được một

số loại sản phẩm đơn giản như bảng điện, dây điện, phụ tùng nhựa, đệm cao su, săm lốp,… trong khi đó Thái Lan xuất khẩu o tô với linh kiện, phụ tùng sản xuất tại chỗ với khoangr15 nhà máy cung ứng sản phẩm phụ trọ và hiện có đến 19 ngành công nghiệp phụ trợ có trên 1,800 nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ và hiện có đến

19 ngành công nghiệp phụ trợ có ở 3 câp : lắp ráp, cung ứng, và dịch vụ

d) Về ngành cơ khí chế tạo :

Với ngành cơ khí , đến năm 2010, CNPT ngành cơ khí chế tạo phải đáp ứng được 50% nhu cầu nội địa về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn chúng ta có một

số công ty và doanh nghiệp công nghệ đang sản xuất phụ tùng lắp ráp, công nghệ chế tạo máy Tuy nhiên có rất ít doang nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu do chất lượng kém, độ chính xác không cao, k đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra…

Theo thống kê của bộ công thương, hiên nay có tren 230 doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện , phụ tùng cung cấp cho công nghiệp lắp ráp và chế tạo trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước goài, nhưng so sánh với các sản phẩm của nhật bản, đài loan thì còn kém hơn

 Nguồn báo chi thưc trẻ ra ngày 18/01/2016

 Nguồn các tài liệu liên quan đến thống kê kinh tế ngành công nghiệp

Ngày đăng: 16/12/2016, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w