0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hình tượng người lính

Một phần của tài liệu THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC ( LUẬN VĂN THS. VĂN HỌC ) (Trang 59 -59 )

6. Cấu trúc của Luận văn

2.1.2. Hình tượng người lính

Nói đến thơ ca viết về chiến tranh không thể không nói tới hình tượng anh bộ đội, những người lính. Họ là những người đứng mũi chịu sào, trực tiếp đối diện với quân thù. Đề tài người lính trở thành một vầng sáng rực rỡ trong lịch sử thơ ca cách mạng Việt Nam. Hầu như các nhà thơ thời ấy đều viết về họ với một thái độ trân trọng và bằng những cách biểu hiện khác nhau: khi mộc mạc, giản dị; khi hào hoa, thanh lịch; khi gần gũi, chia sẻ; khi ngưỡng mộ, khâm phục... Phạm Tiến Duật đến với đề tài người lính bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc. Do đó, những cảm nhận của ông về người lính vừa gần gũi, vừa chân thực, vừa sâu sắc. Ông viết về người chiến sỹ như viết

về bản thân mình. Nếu anh bộ đội trong thơ Tố Hữu mang sức mạnh thần thoại, có khả năng lay trời chuyển đất:

Anh đi xuôi ngược tung hoành

Bước dài như gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con

Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương.

(Bài ca xuân 68)

Hay Lê Anh Xuân lại nhìn anh giải phóng quân bằng sự khâm phục bởi vẻ đẹp phi thường:

Chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.

(Dáng đứng Việt Nam)

thì trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính không chỉ là con người lý tưởng, con người có hành động cao đẹp mà còn là con người của đời thường với đời sống nội tâm phong phú. Hình tượng người lính là hình tượng trung tâm trong thơ kháng chiến của Phạm Tiến Duật (kể cả những tác phẩm viết sau 1975). Có thể nói rằng, Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng thơ chân thực, sâu sắc trong việc hoàn thiện bức chân dung về người chiến sỹ trong chiến tranh.

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, vẻ đẹp của người chiến sỹ trong chiến tranh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Người lính ấy trước hết nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của họ đối với đất nước. Phần lớn những người lính này còn rất trẻ, nhưng tuổi đời của họ không ngăn cản ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Họ đã cùng lên đường “gánh đất nước trên vai”. Đến với chiến trường nơi khốc liệt của chiến tranh, bom rơi, đạn nổ nhưng họ hiểu vì sao họ phải chiến đấu. Đất nước này còn đến mai sau phụ thuộc vào chính thế hệ những người cầm súng ấy. Vì thế, họ nhận sự mất mát, hy sinh. Hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cả tính mạng của mình, nhưng họ biết sự hy sinh của mình không vô ích;

Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm sống trong núi, trong hang Tất cả riêng chung

Tất cả cho miền Nam, tất cả

(Tiếng ca của đồng chí coi kho)

Nhận thức được trách nhiệm của mình, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, “Để lại trong rừng những gì quý nhất, mất mọi thứ để nhân dân không mất” (Đi trong rừng). Họ chiến đấu để hướng tới một ngày mai thanh bình, để lứa đôi được dắt tay nhau đến “miền quê yên ả” để được thắp đèn “chơi trăng ngoài thềm”. Nhưng để thực hiện được ước mơ chân chính và giản dị ấy, các thế hệ người Việt Nam đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, bằng hạnh phúc của mỗi cá nhân. Những gian khổ, hy sinh họ phải chịu đựng là có thật, hiện hữu từng ngày, từng giờ.

Trong thơ Phạm Tiến Duật, anh bộ đội đã trở thành những con người lý tưởng của thời đại. Họ đại diện cho giai cấp, cho cộng đồng, trực tiếp làm nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử dân tộc đã trao vào tay họ. Chân đung anh bộ đội luôn hiện diện ngời sáng. Làm nên điều kỳ lạ ấy chính là “mấy chục vạn người con” đã gắn bó, sống chết với Trường Sơn, đã bền chí, bền gan chiến đấu giữa Trường Sơn “lính gặp lính trùng như rừng thẳm” (Đi trong rừng). Phạm Tiến Duật đã đến với những con người anh hùng của thời đại từ nhiều phương diện, nhiều góc độ. Có khi họ là những tập thể, cũng có khi là những cá nhân; chiến sĩ đang chiến đấu hay trong lúc nghỉ ngơi....Nhưng dù ở đâu người chiến sĩ Trường Sơn vẫn ngời sáng phẩm chất anh bộ đội lái xe, những người lính công binh những anh pháo thủ, người lính coi kho,...trên tuyến đường Trường Sơn gây ấn tượng thật đặc biệt.

* Hình tượng người lính lái xe

Hình ảnh người chiến sỹ lái xe được tác giả tập trung thể hiện sâu nhất, đậm nhất, nổi bật nhất. Bản thân nhà thơ là người trong cuộc nên ông viết về

chiến trường ngổn ngang cây đổ, giữa tiếng gầm gào của đại bác, trên những con đường “Bụi mù trời mùa hanh, nước trắng khe mùa lũ” (Gửi em cô thanh niên xung phong) những đoàn xe vẫn trùng trùng ra trận. Dù ở hoàn cảnh nào “xe vẫn chạy về miền Nam phía trước”. Chân dung người chiến sĩ lái xe mưu trí, dũng cảm, đối diện với quân thù luôn xúc động lòng người:

Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích Kéo pháo lên trận địa đồng cao ... Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô, Những đoàn xe đi như không bao giờ hết

(Lửa đèn)

Những câu thơ gần với câu văn xuôi như kể lại một câu chuyện rất đỗi bình thường với những chiến sĩ. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Gian lao nối tiếp gian lao, nguy hiểm chồng chất nguy hiểm, nhưng họ vẫn vượt qua. Họ có thể rất khác nhau về tính nết, cá tính nhưng họ có một điểm rất chung: cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng. Những điểm chung ấy đã giúp họ vượt qua được những giới hạn đời thường để họ trở thành một khối đại đoàn kết, trở thành sức mạnh vô song. Ý chí và nhận thức của họ được chuyển hóa vào những hành động cụ thể:

Bỗng nhiên bên rừng bom nổ Chiếc xe bùng cháy bất ngờ Chúng tôi lao vào dập lửa Biết nơi cần đạn đang chờ

(Đồng chí lai chính, lái phụ của tôi)

Hành động quyết liệt cứu xe, cứu hàng của những người chiến sỹ, của đồng chí lái chính, lái phụ có cội rễ từ trong tiềm thức. Hành động ấy không hề bị những yếu tố cá nhân nào chi phối, cho dù trước đó họ vừa không đồng tình với nhau về chuyện vừa gặp một cô gái giữa đường. Có lẽ chân dung anh bộ đội lái xe được tác giả tập trung miêu tả, biểu hiện qua bài thơ Bài thơ về tiêu đội xe không kính để lại ấn tượng sấu sắc nhất về hình tượng người lái xe.

Thơ Phạm Tiến Duật giàu tính tự sự và chất liệu hiện thực. Bài thơ về tiêu đội xe không kính là một bài thơ tiêu biểu. Ông đã đưa một mảng hiện thực của đời sống chiến trường vào trong thơ, một thứ hiện thực trần trụi, nóng bỏng hơi thở cuộc sống và dường như không cần một chút dụng công nghệ thuật nào:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

(Bài thơ về tiêu đội xe không kính)

Không chỉ không có kính, xe không có mui, thùng xe có xước..., tất cả đều thiếu hụt, mất mát. Qua bài thơ, người đọc thấy một khả năng đặc biệt của Phạm Tiến Duật. Ông không hề miêu tả sự dữ dội, ác liệt, của chiến tranh nhưng sự dữ dội, ác liệt vẫn hiện hữu trước mắt người đọc. Trên cái nền hiện thực ấy, chân dung anh - người lính lái xe hiện lên thật rõ nét. Họ là những con người bình thường nhưng rất anh dũng. Dù khó khăn, khốc liệt là vậy nhưng những tiểu đội lái xe độc đáo có một không hai ấy vẫn ung dung ra mặt trận:

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Bài thơ về tiêu đội xe không kính)

Những người lính lái xe hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, dù khó khăn đến thế nào họ cũng có thể vượt qua. Chân dung người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trở nên vừa lớn lao, vừa gần gũi. Họ hiểu những khó khăn nơi chiến trường là lẽ đương nhiên. Là người trong cuộc, nhà thơ viết về cái khổ không phải để kể khổ mà nói đến như một lẽ thường tình. Xe không có kính thì “Bụi phun tóc trắng như người già”, rồi “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”... là điều tất yếu. Song cái chủ ý chính của bài thơ là nói lên tinh thần vượt gian khổ, khó khăn của người lính. Không lên gân, không hô khẩu hiệu, không sử thi hóa người chiến sĩ, chân dung người cầm lái hiện lên thật gần gữi, bình dị. Đọc thơ Phạm Tiến Duật ta thường chú ý tới hình ảnh anh lái xe

dung và cũng rất yêu đời, có vẻ hơi bất cần, ngang tàng với những tiếng cười sảng khoái hơn là nhìn ngắm những chiếc xe không kính. Chiến tranh có thể tàn phá đời sống vật chất nhưng làm sao phá được “lòng dân ta yêu nước thương nhà” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Tinh thần lạc quan, bình tĩnh, tự tin, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gan góc trên đường ra tuyền tuyến là đặc điểm nổi bật ở những chiến sĩ lái xe này. Họ còn có một nét đẹp nữa là tình đồng đội, đồng chí gắn bó. Những khoảng thời gian ngắn ngủi được tụ họp trên đường hành quân: dựng bạt giữa trời, chung bát đũa, mắc võng chông chênh...tất cả làm thành không khí “gia đình”. Một gia đình tiểu đội lái xe. Chính vì vậy, tuy những khó khăn, mất mát dồn dập nhưng đoàn xe vẫn vượt lên, hăm hở lăn bánh ra mặt trận. Tất cả tiến lên miền Nam phía trước. Cuối cùng sức mạnh của người cầm lái chính là tình cảm yêu thương, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là ý chí đấu tranh thống nhất đất nước.

* Hình ảnh những người lính công binh, lính pháp thủ, lính thông tin và lính coi kho

Trên đường Trường Sơn “trùng trùng như rừng thẳm”, bên cạnh những người chiến sỹ lái xe còn biết bao những người lính khác vẫn ngày đêm đối diện với quân thù. Đó là một người lính công binh, lính pháo thủ, lính thông tin hay anh lính coi kho. Như một nhà nhiếp ảnh tài ba, Phạm Tiến Duật đã ghi lại chân dung của họ một cách sinh động. Trong thơ Phạm Tiến Duật, những con người ấy thật đáng yêu. Ông không chỉ có tài trong việc quan sát những biểu hiện bên ngoài, mà quan trọng hơn là những diễn biến về tâm trạng. Đây là bức tranh về những người chiến sỹ trước lúc vào trận đánh:

Rơi từ mây những cánh bướm đêm

Cậu chiến sỹ bên tôi ngồi xuống, đứng lên Sốt ruột vì nghe nứa nổ

Người cán bộ già ngồi bên bài cỏ Đăm đắm nhìn tàn lá đang rơi

Giặc điên cuồng bắn phá, rừng cháy, tàn lá rơi, cái ác hiện hình biến thành chủ nghĩa...tất cả đều tác động đến những người lính. Họ đứng ngồi không yên, họ nóng lòng, sốt ruột được tấn công, được xông lên tiêu diệt kẻ thù. Người lính trẻ nôn nóng không còn bình tĩnh, người lính già ném cái nhìn vào những tàn lá đang rơi. Cuộc sống chiến trường không được Phạm Tiến Duật tô điểm qua cái nhìn lãng mạn mà bình dị và chân thực như nó đã và đang diễn ra.

Trên con đường Trường Sơn ấy, hình tượng người lính công binh trong thơ Phạm Tiến Duật cũng thật đặc sắc:

Những đồng chí công binh lầm lì Mùi bộc phá trộn trong tiếng hát Trên áo giáp lấm đầy đất cát Lộp độp cơn mưa bi sắt đuối tầm

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Hiện thực máu lửa trên con đường huyết mạch Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ không làm chùn bước chân của họ. Trái lại, đó chính là môi trường tôi luyện lòng can trường, dũng cảm nơi những người lính. Những người lính công binh đối diện với gian lao, thậm chí là cái chết cận kề, tận mắt chứng kiến cảnh “con mưa bi sắt” nhưng họ vẫn vượt lên bằng tinh thần “tiếng hát át tiếng bom”. Ở họ có một niềm tin mãnh liệt khiến người đọc phải cảm phục:

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm Tiếng mạch đất hai miền hòa làm một Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Mọc qua quầng lửu mọc lên cao

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Chiến tranh đi liền với sự khốc liệt. Chiến tranh là thứ lửa khắc nghiệt nhất để thử vàng của lòng người. Khi phải đối diện với sự mất còn, phải tính

về nhân cách của mình. Ai đã từng đến với chiến trường, đã từng thấy hết những gian khổ, mất mát mới hiểu sâu sắc về điều đó. Trong thơ Phạm Tiến Duật, rất nhiều sự thật về chiến trường được ông đề cập đến trong đó có một sự thật cao cả đó là ý chí kiên cường, bất khuất của con người và một tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Song điều quan trọng hơn, sự thật cao cả vĩ đại ấy lại được diễn tả bằng cảm xúc chân thật, hiền lành:

Bom giật liên hồi Lỗ tai chảy máu Xông lên phá đường Mặc cho áo cháy

(Ngãng thân yêu)

Về bài thơ này, Phạm Tiến Duật cho biết: “Hiếm thấy có nơi nào đến mấy chục người tật nguyền giống nhau, điếc một tai, lành một tai, nơi ấy là Sieng Phan" [31;tr.66]. Thật ra, Ngãng không phải một cái tên riêng, mà là cái tên chung chỉ những người lính công binh ở Sieng Phan, những người đã bị bom Mỹ làm cho bị điếc. Tuy cái tai sinh học bị điếc nhưng cái tai tinh thần lại vô cùng nhạy cảm. Tinh thần cảnh giác, tinh thần chiến đấu đã đi vào tiềm thức của người chiến sĩ công binh, cho dù chiến tranh có ác liệt đến mấy cũng không làm lay chuyển được họ.

Nhiều người cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật có nét gần gũi với thơ dân gian. Sự gần gũi ấy chính ở vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên trong hình tượng, ở cảm xúc chân thành của người viết, nhất là khi viết về anh bộ đội. Một buổi chiều trong hầm đại bác, ông đã từng vẽ một bức tranh dân gian về người lính. Trong thơ ca viết về anh bộ đội ít có bức tranh nào sinh động đến thế:

Lại buồn cười mấy cậu công binh Thích vỏ đạn, suốt trưa ngồi ngắm Thương mấy anh thông tin lận đận Xin phao bơi đưa máy qua sông

Sau một cuộc tập bắn mấy trăm viên đại bác, tai còn ù, vậy mà những chàng pháo thủ, những cậu công binh, những anh lính thông tin dường như không còn quan tâm đến điều đó nữa. Họ trở lại những nét riêng tư của cuộc sống đời thường thật đáng yêu, đáng mến. Hình ảnh của họ vì thế không xa lạ, họ không chỉ cho ta ngưỡng mộ mà còn làm cho ta cảm mến tin yêu.

Bên cạnh hình tượng người lính lái xe, lính công binh, lính pháp thủ, lính thông tin thì hình tượng người lính coi kho trên tuyến đường Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật cũng làm ám ảnh người đọc:

Đồng chí coi kho ơi...

Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm ở trong núi trong hang Tất cả riêng chung..

Dành cho miền Nam tất cả.

(Tiếng cười của đồng chí coi kho)

Đây là một trong muôn vàn người lính coi kho trên tuyến đường Trường Sơn. Sự hi sinh thầm lặng của họ đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại. Họ góp phần tạo nên bản giao hưởng Trường Sơn nhiều âm thanh tươi sáng, tràn đầy tinh thần lạc quan:

Đồng chí coi kho cười ha hả Chẳng có tiếng cười nào

Vang hơn tiếng cười trong hang đá

(Tiếng cười của đồng chí coi kho)

Anh dũng kiên cường luôn chiến thắng khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho đất nước, anh bộ đội trong thơ Phạm Tiến Duật còn là những con người chan chứa yêu thương. Trong con người các anh không chỉ có lý tưởng, ý chí chiến đấu mà còn có một tấm lòng đùm bọc, chở che. Có lẽ, hình ảnh làm các anh rung động, thương cảm nhất chính là những em bé mồ côi. Ở bất kỳ nơi nào trên thế gian này, trong chiến tranh, nạn nhân tội nghiệp nhất vẫn

là những em bé. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại điều đó:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay

(Chạy Tây)

Trong thơ Phạm Tiến Duật, chiến tranh cũng đẩy các em đến tình cảnh bơ vơ, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không nơi nương tựa, các em chạy thảng thốt trong rừng. Và “Gót chân son em chạy đến tim anh (Đi theo

Một phần của tài liệu THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC ( LUẬN VĂN THS. VĂN HỌC ) (Trang 59 -59 )

×