6. Cấu trúc của Luận văn
2.1.3. Hình tượng người thanh niên xung phong
Sự xuất hiện nhân vật cô thanh niên phong - những người con gái ở rừng là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc cả trong đời và cả trong thơ. Theo Phạm Tiến Duật đó là "nhân vật có thể coi là mới tinh, lộng lẫy bước vào văn chương Việt Nam thời kỳ chống Mỹ" [35; tr25]. Thực tế, lực lượng thanh niên xung phong đã được thành lập từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhưng họ chưa trở thành nhân vật quan trọng của văn học. Chỉ đến thời kỳ
và làm cảm động lòng người. Mấy chục vạn nữ thanh niên Việt Nam đã đi vào tuyến lửa. Họ là những cô gái mở đường, là giao liên, là văn công, là y tá và họ cũng là bộ đội... Những cô gái ấy đã đi vào văn học và trở thành những nhân vật nữ đẹp nhất của văn học cách mạng Việt Nam thế kỷ XX.
Hình tượng những cô thanh niên xung phong luôn trở đi trở lại trong thơ Phạm Tiến Duật ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc. Cái đặc sắc trong phong cách của nhà thơ là ông đã phát hiện ở họ một "vẻ đẹp kép": vẻ đẹp của người phụ nữ và vẻ đẹp của người anh hùng. Họ là những người phụ nữ anh hùng của thời đại. Gửi em cô gái thanh niên xung phong, Niềm tin có thật, Cô bộ đội ấy đi rồi, Nghe em hát trong rừng...là một trong những bài thơ tiêu biểu tác động mạnh đến tâm trí người đọc bởi hình tượng những người con gái trẻ trung, đang ngày đêm hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
Nét đẹp làm xúc động lòng người của các cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật trước hết là sự trẻ trung, hồn nhiên, là tuổi xuân, là thì con gái tràn trề sức sống. Phạm Tiến Duật đã nhận ra cái hương, cái duyên của người con gái Trường Sơn. Giữa nguy hiểm, đạn bom, giữa khó khăn khốc liệt, giữa khó khăn khốc liệt, họ vẫn không quên mình là con gái. Chất nữ tính của họ, làm xao xuyến bao người:
Em là cô bộ đội lái xe
Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy Cái buồng lái là buồng con gái Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang
(Niềm tin có thật)
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi két
Tóc lá sả đâu vẫn bay hương (Lửa đèn)
Những cô gái ấy đi vào thơ, vào nhạc bởi chính cuộc đời họ đã rất nên nhạc, nên thơ. Những cô gái ấy như những “bông hoa không hỏi” để làm “rạo
rực” lòng người. Sự xuất hiện của “những người con gái ở rừng”, những cô gái thanh niên xung phong lấp hố bom mở đường khiến những chàng trai không còn lý giải được sự xao động trong cảm xúc của mình:
Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Gửi em cô thanh niên xung phong có thể xem là bản tình ca, bản anh hùng ca tuyệt vời nhất của Phạm Tiến Duật viết về “nhưng người con gái rừng”. Bài thơ trải dài trong cảm xúc miên man, trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “có lẽ nào anh lại mê em, một cô gái không nhìn rõ mặt”. Đúng là chiến tranh - một bối cảnh khác thường, nó khiến cho những điều không thể trở thành có thể. Ai có thể tin những người con gái độ thanh xuân như ngọc như hoa, đang đến tuổi đi xây dựng hạnh phúc từ giã quê hương đến chốn mưa bom bão đạn này. Ai có thể tin một cô gái có thể lái xe trong tầm bom rơi, vượt qua ngàn trùng gian nguy tiếp lương tải đạn ra chiến trường...? Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thật. Vậy thì chuyện “anh lại mê em” khi chưa nhìn rõ mặt có lẽ cũng là chuyện có thể. Gửi em cô thanh niên xung phong có độ sâu về ý tứ. Giọng điệu trẻ trung lấn át được hiện thực khốc liệt, nhưng phía sau của từng câu chữ, hiện thực ấy vẫn cứ lộ ra. Nhưng chiến trường ác liệt chỉ như cái nền làm sáng lên phẩm chất của những người con gái anh hùng. Nguyễn Đình Thi cũng đã có những vần thơ đẹp về những người con gái ấy:
Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường Như quê hương
Từ góc nhìn của những người lính hành quân ra mặt trận, Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận sự ấm áp, kiên trung của những cô thanh niên xung phong như điểm tựa vững chãi của những đoàn quân ra trận. Phạm Tiến Duật lại khác, ông cảm nhận vẻ đẹp của những con người ấy bằng một tâm hồn rất trẻ và bằng một tầm nhìn rất gần gũi, đồng cảm và thương yêu. Ông nhận ra một điều thật giản dị: bom đạn, sốt rét không ngăn cản được nụ cười con gái, hay một chút làm duyên tinh nghịch dễ thương:
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Nhà thơ không lên gân, không tung hô, không ngợi ca ồn ào. Tác giả dường như chỉ muốn kể, kể rất thật những gì mình đã thấy về những người anh đã gặp giữa chiến trường. Nhưng đó là những câu chuyện được “kể từ nỗi nhớ sâu xa”, từ niềm tin yêu, khâm phục và thương cảm:
Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngay chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Bằng một lối kể chuyện rất tự nhiên trong thơ, sự kiện “em” “ngủ ngay chân lấm” gây xúc động lòng người. Cạnh giếng có bom từ trường, cô gái không dám rửa chân đi ngủ. Ban ngày phá nhiều bom nổ chậm nên ban đêm nỗi sợ hãi lo lắng không bị lý trí kiểm soát làm cô gái “nói mớ vang nhà”. Ý tại mà ngôn ngoại. Chất thơ đã đạt đến độ ám gợi, hàm súc. Phạm Tiến Duật lấy một chi tiết nhỏ để nói về sự hi sinh cao cả của các cô gái trẻ một thời đến Trường Sơn không nối tiếc đời mình. Lời thơ, ý thơ giản dị nhưng chân dung người con gái Trường Sơn đã lung linh tỏa sáng trong trang thơ. Có ai ngờ những người con gái vẫn được coi là “chân yếu tay mềm” đã làm lên những
điều kỳ diệu. Không biết có nơi nào trên thế giới này, phụ nữ lại hồn nhiên anh dũng như ở đất Việt Nam thời chống Mỹ. Chính học đã tiếp sức mạnh, niềm tin để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng:
Em đã qua và em đã sang
Đẹp lắm đấy giữa ngày đánh Mỹ Đất nước mình nhiều điều giản dị Ai chưa tin, rồi cũng phải tin thôi.
(Niềm tin có thật)
Quả là đất nước Việt Nam thời chống Mỹ có những cái tưởng chừng như giản dị nhưng lại rất vĩ đại, vĩ đại nhưng lại xuất phát từ những điều hết sức giản dị. Đó chính là tình cảm chân thành với Tổ quốc. Ai có thể tin được những người con gái dám đi phá bom nổ chậm, dám lái xe qua “Nơi túi bom bay mù bụi đỏ” trong cảnh “Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy”. Và trong số những người con gái ấy, không ít người vĩnh viễn nằm lại với cánh rừng già Trường Sơn:
Chuyện kể rằng: Em cô gái mở đường Để cứu đoạn đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy buồng bom
(Khoảng trời hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chiến tranh dữ dội là thế. Những người con gái ấy khi bước chân vào chiến trường họ đã hình dung được điều đó. Hành trang trên đường ra mặt trận của họ có thể quên thứ này, thứ kia nhưng thứ quan trọng nhất thì họ đã đem theo rồi. Đó là tuổi trẻ, trách nhiệm và lòng danh dự. Cũng giống như anh bộ đội Trường Sơn, những cô gái thanh niên xung phong luôn ý thức được trách nhiệm công dân của tuổi trẻ đối với đất nước. Họ không ảo tưởng về chiến trường, họ hình dung được sự gian khổ của nơi ấy. Nhưng tình yêu
Những năm tháng ở Trường Sơn, được sống và tiếp xúc với “những người con gái ở rừng”, Phạm Tiến Duật đã nhận ra một điều thật xót xa. Đó là “cái cống hiến quý báu nhất của những người ở mặt trận. Nó chưa phải là sự hi sinh tính mạng, hay nói đúng hơn, không phải trường hợp hi sinh tính mạng nào cũng là cái cống hiến lớn nhất. Không lớn làm sao, khi những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình, nghĩa là công hiến cả nước da hồng, cả thời kỳ sinh nở, cả nghề nghiệp riêng cho sự nghiệp chung của đất nước, dân tộc mình, thời đại mình. Phạm Tiến Duật đã không chỉ nhìn những cô thanh niên xung phong, những cô bộ đội như những nữ anh hùng của thời đại mà anh còn cảm nhận họ ở những nối niềm sâu kín, những khát vọng đời thường mãi mãi ở lại với cánh rừng già:
Đã sáu, bảy năm em gái xa nhà
Ba lăm tuổi chuyện chồng con chưa nói Cả một thời thanh xuân sôi nổi
Ở bên nhau giữa bếp lửa rừng xa
(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)
Thấm thía sự hi sinh sâu sắc của những người con gái ở rừng cho nên những dòng thơ ông viết về họ cứ phảng phất nỗi buồn, niềm xót xa thương cảm. Còn biết bao cô gái khác, trong hàng chục vạn những cư dân Trường Sơn như vậy, các cô đang ngày đêm thầm lặng lấp hố bom, phá đá mở đường, chuyển thư, tiếp lương, tải đạn, đem lời ca tiếng hát cho chiến sĩ...Tình yêu quê hương đất nước, sự hi sinh cho Tổ quốc ở những người con gái ấy thực sự là một tình yêu lớn. Tình yêu ấy thổi mãi, thổi mãi giữa cánh rừng già Trường Sơn năm ấy, nó tạo thành âm hưởng của khúc tráng ca bất tận về tình yêu Tổ quốc.