6. Cấu trúc của Luận văn
3.2.1.1 Ngôn ngữ giản dị đời thường, tự nhiên
Thơ trữ tình cách mạng hướng đến ngôn ngữ đại chúng. Thơ cần chuyển tải đời sống chiến đấu và sản xuất, trực tiếp tác động nhanh tới tâm trí người đọc. Điều đó lý giải vì sao ngôn ngữ thơ viết trong chiến tranh, mà tiêu biểu nhất là ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật lại gồ ghề, mộc mạc, thô ráp. Phạm Tiến Duật đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng ngôn ngữ thơ trữ tình cách mạng. Ngôn ngữ thơ ông giản dị, gần với đời sống, gần với
câu nói thường ngày. Đặc điểm này bộc lộ rõ ở hệ thống từ ngữ đời thường và cấu trúc câu thơ gần với câu văn xuôi.
Đọc tuyển tập Thơ một chặng đường của Phạm Tiến Duật ta bắt gặp rất nhiều những hư từ, quán ngữ vốn được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những phụ từ, quan hệ từ: hơi, đã, cứ, để, mà, thì, là; những quán ngữ: buồn cười, đáo để, vô khối, hoá ra. Chính nhờ đó mà thơ ông trở nên gần với lời nói, biểu hiện được sự trẻ trung và những tình cảm chân thật. Chính nhờ đó mà thơ ông trở lên gần gũi với lời nói, biểu hiện được sự trẻ trung và những tình cảm chân thật. Những từ ngữ tưởng chừng như không thể thành thơ vậy mà lại rất thơ trong lối kết hợp sáng tạo của ông. Trong bài thơ ông dùng khá nhiều từ “mà”. Có lúc để đùa vui, phát hiện: “Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang. Mà không biết con đèo chạy dọc” (Đèo Ngang); có lúc là lo lắng, thật thà của chàng lính lái xe: “Cái vết thương xoàng mà đi viện” (Nhớ); có lúc lại là sự quan tâm rất tình cảm: “Em lội suối thế nào mà áo quần rách tướp” (Lá lạc tiên). Nhưng dù ở sắc thái tình cảm nào thì một điều dường như nhất quán, không thay đổi, đó là sự giản dị, gần gũi toát ra từ ý thơ, câu thơ và chính ngôn từ tưởng chừng như không có khả năng biểu cảm ấy lại góp phần thể hiện sự chân thật của cảm xúc.
Đọc thơ Phạm Tiến Duật, người đọc còn thấy những từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ được ông đưa nhiều vào thơ. Những từ ngữ ấy góp phần làm nên phong cách rất riêng của thơ ông. Phạm Tiến Duật rất có tài trong việc biến ngôn ngữ sinh hoạt thành ngôn ngữ thơ ca. Ông đã khéo léo đưa những từ ngữ ấy vào đúng vị trí của nó khiến cho câu thơ, bài thơ trở lên lấp lánh, sinh động, thậm chí những từ ngữ mang tính đời thường ấy đôi khi còn trở thành điểm nhấn của câu thơ, làm cho hình tượng thơ sống mãi trong lòng người đọc:
Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn Giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Phạm Tiến Duật đã không ngần ngại gì khi đưa vào thơ mình “nào cuốc, nào chòong, xoong nồi xủng xoảng”. Đó quả là ngôn ngữ táo bạo diễn đạt đắc địa cuộc sống sôi động nơi chiến trường một cách độc đáo mà chỉ có ở Thơ Phạm Tiến Duật. Thơ ông xuất hiện nhiều từ ngữ mang phong cách sinh hoạt hàng ngày nhưng mỗi từ ngữ, mỗi kết hợp lại đem đến một sắc thái thẩm mĩ riêng. Ông hay dùng từ “buồn cười” khi muốn bộc lộ tình cảm trìu mến, gần gũi, thân mật với đối tượng miêu tả, nhất là với “những người con gái ở rừng”
Bấy lâu đội mũ sắt quen
Buồn cười cái nón tong teng trên đâug (Cái chao đèn)
Buồn cười mất ngủ mấy đêm Nào ngờ em đi hái thuốc
(Là lạc tiên)
Nghe em hát mà anh buồn cười Nhịp với phách nghe chừng sai cả
(Nghe em hát trong rừng)
Tìm hiểu về phong cách thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy ông thường sử dụng ngôn ngữ mang phong cách sinh hoạt khi bắt gặp những tình cảnh bất ngờ, hay khi ông phát hiện ra những điều thú vị:
Vẫn ngỡ tiếng mưa, giật mình thức dậy Hóa ra là giọng hò em đấy
(Nghe hò đêm bốc vác)
Cũng quần áo ướt phơi dây
Cũng gàu múc nước, ô hay cũng làng
(Vùng làng)
Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của người lính trận, thơ viết giữa chiến trường. Vì thế, thơ ông không chỉ gần gũi với đời sống sinh hoạt mà còn mang đậm chất lính. Sự khỏe khoắn, xô bồ, thô ráp, tự nhiên cũng là một đặc
gọi thông thường của vật liệu, kỹ thuật, công tác ngổn ngang ngoài mặt trận, làm cho thơ bật ra tự nhiên, không mất công gọt giũa:
Đạn một trăm mili mét xếp ngang Đạn cao xạ một trăm xếp dọc Súng bắn tỉa để riêng một góc
(Nghe hò đêm bốc vác)
Phạm Tiến Duật còn đưa vào thơ mình những thông số kỹ thuật mà trên đường vận tải hậu cần vào chiến trường người lính phải nhập tâm để đối phó với kẻ thù từ trên trời:
Từ trên trời bảy trăm mét
Nhìn thấy lửa que diêm sáng mặt người Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa hàn chớp lóe....
(Lửa đèn)
Chất dân dã, khỏe mạnh làm cho thơ ông có sức vóc riêng, cho thơ của một người lính. Ngôn ngữ thơ chắc nịch làm bật lên cái hồn nhiên, cương nghị của người lính giữa chiến trường khốc liệt:
Điếc gì thì điếc Với giặc phải tinh
(Ngãng thân yêu)
Cốt chụp lấy gương mặt của ta Còn cái ác liệt của giặc thù Có gì mà phải chụp
(Một bài thơ không vần kể chuyện)
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng nhận xét “Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật trần trụi như ngôn ngữ giao tiếp đời thường, nhưng anh đã thổi vào nó hơi thở kỳ lạ, khiến nó lung linh lên”. Những câu nói thường ngày, những từ
ngữ nôm na tưởng như rất ít chất thơ, những yếu tố không vần lại làm cho thơ ông thoải mái, nhẹ nhõm.
Ngôn ngữ thơ ca cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Sự thông minh, hóm hỉnh trong sử dụng câu chữ, ngôn từ giúp người đọc nhận ra gương mặt thơ ca của ông. Ông có lối chơi chữ thật đặc biệt : “Em ở Thạch Kim sạo lại lừa anh nói là Thạch Nhọn”. Thạch Kim là tên địa danh, một vùng quê Hà Tĩnh, nhưng Thạch Nhọn lại là kết quả của lối chơi chữ vừa tinh nghịch vừa thông minh, mang đậm không khí lạc quan của một thời khói lửa. Nhờ đó khi nhắc đến thơ Phạm Tiến Duật, người ta vẫn nhắc đến cô gái quê ở Thạch Nhọn. Đó cũng là hạnh phúc của một đời thơ dễ ai có được?
Ngôn ngữ thơ cũng là một phương diện thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ rất trẻ của Phạm Tiên Duật về cuộc sống. Ông có cách xưng hô thật đặc biệt trong thơ:
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
(Gửi em cô gái thanh niên xung phong)
Bọn anh điệp điệp trùng trùng Đất ta đâu chẳng là vùng chiến khu
(Vùng làng)
Khi thành phố đang nhìn lại sau lưng Bọn anh bước dài khỏe mạnh
(Đi trong rừng)
Những cách nói: “có lẽ nào” “buồn cười đáo để” và cách xưng hô “bọn anh”...chỉ có thể là sản phẩm của một tâm hồn rất trẻ, rất lính.
đến gần với đời hơn và có những sắc thái tươi mới. Thơ Phạm Tiến Duật đậm chất tự sự, thơ mấp mé văn xuôi nhưng vẫn ở bên này ranh giới thơ, vẫn chan chứa ý tình, vẫn thiết tha, sâu lắng. Câu thơ của ông được tổ chức dưới dạng điệu nói, dưới hình thức của câu trần thuật, đối thoại. Một trong những đóng góp của tác giả Phạm Tiến Duật là tạo ra những kết hợp mới, tạo ra những câu thơ mang tính trần thuật mà không rơi vào dung tục, tầm thường. Thơ ông như một bản thống kê, bản tin thời sự nhưng bản tin ấy vẫn đầy chất nhạc, chất thơ vì những câu phục rất đắc trong bài thơ:
Cậu Nông Văn Róoc lái xe Cậu Nguyễn Đình Hải lái xe Cậu Mai Văn Lấm lái xe Cả ba chắc khỏe như cua đá
Thấy đập vào cửa kính một câu hò Thanh Hóa Bật dậy như lò xo
(Nghe hò đêm bốc vác)
Có những bài thơ của ông giống như một câu chuyện nhỏ: có nhân vật, có sự kiện, có tình tiết, có giọng kể của người trần thuật nhưng đích thực đó vẫn là một bài thơ. Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi là một trong số những bài thơ như vậy, trong đó có những đoạn rất đậm chất trần thuật:
Giữa đường gặp một cô gái Tôi nghĩ cô này xinh đây Đồng chí lái chính hớn hở Đồng chí lái phụ cau mày
(Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi)
Cả bài thơ xét về mặt hình thức đã trở thành một thế kết hợp những cấu trúc thơ trần thuật và ý nghĩa bài thơ toát lên qua thế kết hợp ấy. Phạm Tiến Duật cứ nói, cứ kề, không lên gân, những câu thơ ấy cũng đủ điễn tả sự bình tĩnh, dũng cảm cũng như sự phong phú trong đời sống tâm hồn của người lính lái xe. Và những bài thơ khác như: Tiếng cười của đồng chí coi kho, Đi giữa
vùng giải phóng Lào, Một bài thơ không vần kể chuyện,Chụp ảnh ở một vùng giáp mặt trận...đều rất thành công trong thế kết hợp của những cấu trúc trần thuật.
Thơ Phạm Tiến Duật còn làm cho người đọc ngạc nhiên bởi chất đối lập hô ứng trong ngôn ngữ. Thơ ông sử dụng khá nhiều kiểu câu có cấu trúc đối thoại. Lời thơ ông là những lời nói của những người lính với đồng đội, đồng chí với nhiều sắc thái cảm xúc: khi tâm tình trìu mến, khi cất lên những câu hỏi thiết tha, khi phủ định rõ ràng, dứt khoát. Có những câu thơ rất đỗi nhẹ nhàng gợi tình cảm trìu mến với đối tượng trữ tình:
Rau hết rồi em có lấy măng không
(Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây)
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm ở đâu? (Gửi em cô thanh niên xung phong)
Câu hỏi cất lên như lời đối thoại trực tiếp, giàu tính giao lưu trữ tình làm cho thơ ông dễ đi vào lòng người đọc và mang dáng vẻ mềm mại. Phạm Tiến Duật hay xưng “anh” với đối tượng trữ tình là con gái. Cách xưng hô thân mật, gần gũi, tự nhiên khiến cho tình cảm, cảm xúc được bộc lộ hồn nhiên, chân thật. Có những câu hỏi hướng vào kỷ niệm thiết tha, đằm thắm, là nỗi nhớ, tâm sự với người yêu thương nơi quê nhà:
Cái nơi đông đúc trẻ con
Xa rồi. Vườn cũ em còn nhớ không? (Cái cập kênh)
Cũng có khi là niềm nhớ thương khi gặp áo của thanh niên xung phong phơi ở nông trường:
Áo có quên anh không, áo có nhớ anh không? Dẫu có gặp rồi mà giờ nhìn chẳng biết
Cái đêm mưa bến phà cả đoàn người ướt hết Bao dáng áo làm đường, ở đó có em không?
Quả thật, từ ngữ đời thường cùng với những cấu trúc gần với câu nói thường ngày đã giúp thơ Phạm Tiến Duật có sức sống mới. Cùng với Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh cũng có những câu thơ tự sự vang lên như một khẩu lệnh
Nhưng trước mặt là Tổ quốc
Dù chỉ gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện
(Đường tới thành phố)
Sự gia tăng chất văn xuôi trong thơ ca thời kỳ này có nguyên nhân sâu xa từ việc tăng cường chất liệu hiện thực đời sống và yêu cầu phản ánh hiện thực trong thơ ca. Trên cơ sở đó, yếu tố đời thường, yếu tố tự sự, chất văn xuôi đã thâm nhập vào thơ, góp phần quan trọng vào việc diễn tả trực tiếp và sinh động hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến. Với Phạm Tiến Duật, ông không chỉ dừng lại ở đó, ngôn ngữ thơ ông còn được tăng cường bởi chất liệu dân gian biểu cảm những sắc điệu mới, giản dị, gần gũi, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Ngôn ngữ trong những trò chơi, những câu hò, điệu hát được ông vận dụng sáng tạo thành ngôn ngữ thơ ca giàu sức biểu cảm:
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng Anh dắt tay em, trời chi chít sao giăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm (Lửa đèn)
Rằng người đi, người nhớ Rằng người ơi, người ở Đừng về
(Người ơi người ở)
Yêu anh từ thuở lên ba Mẹ bồng ra ngõ...
Tóm lại, đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy ngôn ngữ thơ ông mang đặc điểm chung của ngôn ngữ thơ thời chống Mỹ, nhưng cũng thể hiện những đặc điểm rất riêng của phong cách thơ ông. Đó là sự thô ráp, bụi bặm đầy chất lính, sự mượt mà, uyển chuyển của tố chất dân gian. Sự tài hoa của một tâm hồn trẻ đã giúp cho Phạm Tiến Duật làm chủ được vốn từ của mình, điều khiến chúng tạo ra những kiểu kết hợp mới giàu sức biểu đạt. Nhờ ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên mà thơ ông đi sâu chiếm lĩnh tâm hồn người đọc.