6. Cấu trúc của Luận văn
3.2.2.2. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào
Nói đến thơ chống Mỹ của Phạm Tiến Duật, người đọc không chỉ thấy được giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh, ngang tàng mà ông còn có một triền thơ mặn mà, đằm thắm chất trữ tình tha thiết với giọng điệu tâm tình, sâu lắng. Giọng điệu ấy phù hợp với cảm xúc chân thành của người lính trẻ với nỗi nhớ, niềm thương... Chính nhờ giọng điệu này, cách biểu hiện về con người và đời sống trong thơ ông trở nên đầy đủ, phong phú, sinh động hơn.
Phạm Tiến Duật viết về người lính cũng như viết về chính mình. Đó là sự trải lòng mình vào những trang thơ. Trong những trường hợp như vậy, ông thường hướng đến đối tượng miêu tả mà trò chuyện, sử dụng những hình ảnh thật thơ, thật mộng với những nhịp thơ trùng điệp:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu ...Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ ... Đất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em cô gái Thạch Nhọn, Thạch Kim. (Gửi em cô thanh niên xung phong)
Giọng thơ ấy thật ngọt ngào, lưu luyến trong những giờ khắc chia xa. Gặp nhau giữa cánh rừng già, những anh bộ đội và những cô thanh niên xung phong đã sống gắn bó, nay phải chia xa, không biết khi nào gặp lại, giọng thơ
Lũng thì thẳm mà rừng thì sâu Để hun hút nhớ nhau biền biệt Bao nhiêu bạn bè thân thiết Xa nhau như xa hôm nay.
(Cô bộ đội ấy đi rồi)
Giọng thơ trầm lắng, ngập ngừng như gieo nỗi buồn vào lòng kẻ ở, người đi. Cũng có khi nó trở nên chân thành như lời an ủi, vỗ về, như lời cảm thông của người anh trai với người em gái nhỏ:
Thôi em đừng bẻ đốt ngón tay
Nước mắt dễ lây mà rừng thì lặng quá Anh biết rồi bao nhiêu vất vả
Tháng năm rồi cùng nhau đi qua (Cô bộ đội ấy đi rồi)
Như ta đã biết, cuộc sống chống Mỹ trong thơ ngày càng gian khổ, ác liệt thì càng trữ tình thiết tha. Giọng thơ Phạm Tiến Duật cũng vậy, nó sôi nổi cuộn trào theo nhịp bước hành quân ra trận và tha thiết, ngọt ngào trong niềm thương, nỗi nhớ, cũng có khi là sự đồng điệu giữa những tâm hồn:
Tiếng em hát: người ơi Thân nhau thành thân mãi Tiếng em hát: đò ơi
Sông đưa đò gần lại
(Người ơi, người ở)
Mỗi một sắc thái khác nhau của giọng điệu lại mang một tín hiệu thẩm mĩ riêng. Nếu giọng điệu trẻ trung, ngang tàng làm nổi bật chất sống của con người thời đại, thì giọng điệu tâm tình, ngọt ngào bổ sung, làm đấy cho bề sâu của bức chân dung ấy khiến cho hình tượng thơ của Phạm Tiến Duật hiện lên đầy đủ hơn, thật hơn biết bao lần.