6. Cấu trúc của Luận văn
2.2.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hai khái niệm của Thi pháp học hiện đại. Không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, vì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh của nó. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Nó biểu hiện mô hình thế
giới của con người, là quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người
Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, người viết xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [tr.162].
Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi
Không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật chúng ta có thể khảo sát các không gian cụ thể và tiểu biểu là không gian tình bạn, tình đồng chí là không gian lý tưởng của thơ cách mạng nói chung, thơ chống Mỹ nói riêng. Các nhà thơ trẻ chống Mỹ bên cạnh những bài thơ hay về tình yêu, vẫn dành sự quan tâm đặc biệt hướng về tình đồng đội đồng chí chiến đấu.
Không gian tình yêu là không gian đặc trưng của Phạm Tiến Duật, dù thơ anh có không gian thời sự là không gian chiến tranh. Với tình yêu, Phạm Tiến Duật đã khơi dậy những thèm muốn rất người khiến thơ anh mới lạ so với giọng điệu chung của thơ ca chống Mỹ. Vì nhìn chung các nhà thơ giai đoạn này không thể hiện tình yêu một một đậm đặc như Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật đã biến không gian của chiến tranh thành không gian riêng tư của hai người yêu nhau. Đồi núi Trường Sơn với anh, anh chỉ biết và chỉ thấy có hai người đang nhớ thương nhau:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)
Trường Sơn mênh mông trở thành cái phông nền đặc biệt của những mối tình thăm thẳm. Vì thế không gian thơ da diết riêng tư và khắc khoải nỗi nhớ mong. Thơ anh có một lối riêng đi vào trái tim người đọc, gợi nhắc nhiều xao xác, bâng khuâng. Với không gian riêng tư, Phạm Tiến Duật không chỉ nói về tình đồng đội, đồng chí đoàn kết dựng bức thành đồng quyết thắng. Anh chạm đến được nỗi lòng thẳm sâu của những người trẻ một cách thành thực. Đó là những tình cảm trong sáng, nhân bản của con người. Những tình cảm đó khiến người ta sống tốt hơn lên, có ý nghĩa hơn.
Nếu như tình yêu của người lính trong thơ Việt Nam trước đó, hay cùng thời thường viết về những mối tình hậu phương - quân đội, thì thơ Phạm Tiến
Duật anh và em cùng có mặt nơi tiền tuyến, họ gặp nhau ngay trong cuộc chiến và giữ lại cho mình những khoảnh khắc riêng tư hiếm hoi, bất chợt:
Nhớ nhau cả buổi mưa dầm Căn nhà dột tóc em ướt hết
Anh ngồi nghĩ gì em em chẳng biết Cứ hát tràn những câu hát bâng quơ.
Nhớ trưa đỉnh đèo ta đứng vẩn vơ Nhìn mây trắng chân đèo ngỡ biển
Biển đông thì rất xa biết ta nhìn chẳng đến Nhưng em đang vui anh kể chuyện em nghe.
(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)
Đó là khoảng lặng giữa đại ngàn, là phút giây bình yên giữa cuộc chiến tranh. Không gian riêng tư làm dịu đi cuộc chiến tranh tàn khốc, cho anh và em được trở lại đời thường bình dị dù chỉ là phút giây.
Tình yêu trong thơ Phạm Tiến Duật đi qua những năm dài của chiến tranh nên không gian tình yêu trong thơ anh da diết những kỷ niệm, là không gian kỷ niệm để thương nhớ, để hy vọng và tìm nhau trong cuộc chiến tranh:
Áo có quen anh không, áo có nhớ anh không? Dẫu có gặp rồi mà giờ nhìn chẳng biết
Cái đêm mưa bến phà cả đoàn người ướt hết Bao dáng áo làm đường, ở đó có em không?
(Áo của hôm nào, người của hôm nay)
Kỷ niệm khiến thơ anh man mác hồi ức và rất nhiều nhung nhớ. Hoài niệm, ký ức khắc khoải trái tim đa cảm của những người trẻ. Nó khác xa so với hình dung của chúng ta về người lính cách mạng “rắn như thép, vững như đồng”. Nó khác xa dòng thơ kháng chiến với hình tượng những người lính ra đi dường như chỉ biết có ngày mai. Thơ Phạm Tiến Duật đưa ta đến gần hơn
với đời sống tâm hồn chân thực của con người mà có lúc vì điều kiện nào đó chúng ta đã không dám chạm tới.
Không gian kỷ niệm làm mềm lòng người đọc về vẻ đẹp của tình yêu thủy chung. Tình yêu đã vượt qua tất cả, thời gian dằng dặc của cuộc chiến, không gian cách trở của Trường Sơn, những thử thách sống chết rình rập:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nắng nơi mưa khí trời cũng khác Như anh với em như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)
Không gian kỷ niệm cũng làm nhói lòng người đọc nỗi đau chiến tranh. Chiến tranh khiến cho tình cảm cách chia. Những đôi lứa thương nhau chỉ biết gần nhau bằng kỷ niệm, bằng nhớ nhung và chờ đợi:
Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ Đất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim (Gửi em, cô thanh niên xung phong)
Không gian kỷ niệm không làm cho thơ Phạm Tiến Duật nhuốm màu sắc hoài cổ như thơ Bà Huyện Thanh Quan hay thơ lãng mạn 1930 - 1945. Trong thơ anh kỷ niệm không làm nặng lòng hay chùn bước người ra trận, nó chỉ có thể là hành trang tinh thần thắm đượm tình người của những người lính trẻ. Nhưng chút hoài niệm ấy đã làm cho thơ anh thêm nhiều cảm xúc và dư ba. Bởi trong sâu lắng hồn ta, ai chẳng thương nhớ những ngày đã qua trong cuộc đời mình.
Tình yêu trong thơ Phạm Tiến Duật là những kỷ niệm trong không gian thời chiến với những con đường và cánh rừng của Trường Sơn. Tình yêu nối liền những con đường, anh tìm em hướng theo những con đường mới mở, những con đường bất tận trong bao la Trường Sơn. Không gian tình yêu trong
thơ Phạm Tiến Duật là không gian biến ảo của những con đường mặt trận giữa đại ngàn trùng điệp:
Áo thanh niên xung phong phơi ở nông trường Cái túi chéo làm sao mà lẫn được
Nhìn cái áo phơi thương thương như thuở trước Trời sắp mưa rồi, người bỏ áo đi đâu.
Muốn kéo áo hộ người mà thấy ngỡ ngàng sao Dẫu người cũ, đất vẫn là rất lạ
Không phải hoang vu cái cùng toàn núi đá Và một con đường không ngớt tiếng bom rung
(Áo của hôm nào, người của hôm nay)
Tình yêu của anh và em như một trò ú tim đầy chất thơ lãng mạn mà đau đáu nỗi niềm. Những con đường, những cánh rừng đưa em và anh đến những miền xa của mặt trận, rồi chiến tranh chia xa, họ đi tìm nhau, tìm nhau suốt cả cuộc chiến tranh:
Chiếc võng bạt trên đường hành quân Anh đã buộc qua nhiều cây xoan, cây ổi Lại đường mới và hàng nghìn cô gái Ở đâu, em tinh nghịch của anh?
(Gửi em, cô thanh niên xung phong)
Không gian Trường Sơn là không gian thực của đời sống. Hiện thực chiến tranh với những cung đường bí mật mở trong rừng giữa đại ngàn Trường Sơn khơi gợi cho Phạm Tiến Duật những tứ thơ đẹp và giàu thương cảm. Không gian biến ảo khiến con đường ra mặt trận thành không gian đầy thơ mộng và hấp dẫn của tình yêu. Nhưng chính nó cũng đưa anh và em bước vào mê cung bất tận để rồi cứ mãi tìm kiếm nhau suốt dọc đường chiến tranh. Chỉ khi những con đường này cập bến hòa bình họ mới có thể gặp lại nhau.
Hướng về tình yêu và kỷ niệm, không gian thơ Phạm Tiến Duật đậm chất lãng mạn. Phạm Tiến Duật làm thơ chính trị mà vẫn tươi mát trữ tình. Thơ anh như tiếng hát của người con gái cất lên giữa rừng trong bài thơ anh viết “Giữa một vùng đất bụi khô rang / Em bỗng đến như dòng sông đầy nước” (Nghe em hát trong rừng). Dòng sông thơ trong lành đó đã tưới mát tâm hồn, cùng con người vượt lên gian nan thử thách và làm nên chiến thắng “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng / Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay” (Đi trong rừng).
TIỂU KẾT
Thơ Phạm Tiến Duật trước giải phòng là thơ của cái tôi hồn nhiên, trẻ trung, trong sáng. Trong thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy ông nhìn cuộc sống, nhìn sự khốc liệt của chiến tranh qua lăng kính của tuổi trẻ và tình yêu. Thơ ông còn là thơ của cái tôi thông minh, sắc sảo. Cái thông minh, sắc sảo của nhà thơ là ở lập luận, ý tứ của câu chữ. Sự hóm hỉnh, tinh nghịch của cái tôi đã giúp cho nhà thơ phát hiện ra những điều thú vị từ những sự việc rất đỗi đơn giản. Song, đặc điểm quan trọng nhất và cũng là đặc điểm chung của thơ cách mạng là cái tôi trữ tình sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật. Đó là cái tôi nhân danh thời đại, cái tôi ngạc nhiên, thán phục đất nước và dân tộc mình. Sau giải phóng, cái tôi trữ tình trong thơ ông luôn suy tư, trăn trở về lẽ mất còn, những giá trị nhân sinh thế sự, đồng thời đôi lúc cũng cô đơn, bơ vơ những niềm riêng giữa cuộc đời chung.
Hình tượng người lính là hình tượng trung tâm trong thơ kháng chiến của Phạm Tiến Duật (kể cả những tác phẩm viết sau 1975). Người lính không chỉ là con người lý tưởng, con người có hành động cao đẹp mà còn là con người của đời thường với đời sống nội tâm phong phú. Có thể nói rằng, Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng thơ chân thực, sâu sắc trong việc hoàn thiện bức chân dung về người chiến sỹ trong chiến tranh. Đó là hình tượng những người lính công binh, lính pháp thủ, lính thông tin và lính coi kho, hình tượng người lính lái xe, hình tượng người thanh niên xung phong... Họ đều có chung những đặc điểm: Anh dũng kiên cường luôn chiến thắng khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho đất nước; là những con người chan chứa yêu thương; là người lạc quan, yêu đời và rất lãng mạn.
Thời gian và không gian trong thơ Phạm Tiến Duật là thời gian và không gian mang tính sự kiện, chân thực. Thời gian nghệ thuật trong thơ ông là tất cả những gì đang và đã diễn ra trên chiến trường miền Nam với chồng chất những gian khổ hi sinh và mất mát đau thương song vẻ đẹp của con
người Việt Nam vẫn luôn tỏa sáng với tinh thần quả cảm, nghị lực sống phi thường và niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai tất thắng.
Không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật với các không gian cụ thể và tiểu biểu: Không gian tình bạn, tình đồng chí; không gian tình yêu; không gian kỉ niệm được gói trong không gian chiến tranh. Không gian tình yêu là không gian đặc trưng nhất trong thơ Phạm Tiến Duật. Ở đó, không gian công cộng của chiến tranh là con đường và cánh rừng của Trường Sơn đã trở thành không gian riêng tư của hai người yêu nhau, làm mềm sự đau khổ, cứng rắn của chiến tranh. Hướng về tình yêu và kỷ niệm, không gian thơ Phạm Tiến Duật đậm chất lãng mạn.
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN 3.1. Cấu tứ trong thơ Phạm Tiến Duật
Nói đến thơ là nói đến cảm xúc, tứ thơ. Bàn về vấn đề tứ thơ, mối quan hệ giữa ý và tứ, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: ý thơ là suy nghĩ, là tình cảm, nội dung bao quát trong suốt bài thơ, còn tứ là cách thể hiện ý ấy trong một vẻ riêng không giống ai. Tứ thơ chi phối cả bài thơ, trực tiếp chỉ đạo hình tượng, quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và sự liên tưởng. Tứ thơ dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đến chiều cao, chiều sâu của sự suy tưởng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Có thể khẳng định, thơ Phạm Tiến Duật mạnh về tứ. Cấu tứ là yếu tố quan trọng tạo nên sự độc đáo của thơ ông. Phạm Tiến Duật đã phát hiện ra những tứ thơ mới lạ, mang dấu ấn riêng của mình. Ông có những phát hiện mới từ những chi tiết rất đỗi bình thường, thậm chí xa lạ với chất thơ, để từ đó phát lộ những khái quát đầy ý nghĩa. Ông thường tìm ra tương quan giữa các sự vật, dựa vào liên tưởng giàu sức gợi để truyền cảm ý thơ. Thơ Phạm Tiến Duật là sản phẩm của trí tuệ sắc sảo và một tâm hồn nhạy cảm, tài hoa giàu sức liên tưởng. Tất cả đã chi phối cách cấu tứ trong thơ ông.
Tứ thơ Phạm Tiến Duật được xây dựng trên cơ sở của sự liên tưởng, so sánh. Trong thơ ông, sự vật, chi tiết không đơn nhất mà thường bao gồm nhiều mặt khác nhau. Các mặt ấy được phân tích, đối chiếu, liên tưởng làm cho chúng trở nên tương đồng hay đối lập một cách sáng tỏ nhằm thoát ra tứ thơ. Nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật có tứ thơ được bộc lộ thông qua những mâu thuẫn, trái ngược như: Công việc hôm nay, Tiếng bom ở Sieng Phan, Vầng trăng và quần lửa, Ngãng thân yêu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính... Bài thơ Tiếng bom ở Sieng Phan có kiểu cấu tứ như vậy. Ông đã xây dựng cấu tứ cho bài thơ từ việc tạo ra bất ngờ trong tư duy thông thường của mỗi người khi nghĩ về chiến trường nhưng bằng sự lập luận của mình, nhà thơ bỗng khẳng định:
Thế đấy giữa chiến trường Nghe tiếng bom rất nhỏ
(Tiếng bom ở Sieng Phan)
Có khi ông đem sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình đối lập với nhau nhằm bật ra tứ thơ độc đáo, khiến người đọc hình dung cụ thể được ý nghĩa trừu tượng của bài thơ. Trong Vầng trăng và quầng lửa, sự sống của vầng trăng đất nước, vầng trăng hòa bình đã vượt qua quầng lửa, mọc lên trên sự tàn khốc của chiến tranh. Xây dựng cấu tứ trên sự đối lập giúp nhà thơ tạo ra những yếu tố bất ngờ cho tác phẩm. Và chính sự bất ngờ đó tạo ra sự hấp