1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ TIẾN HÓA ôn thi THPT QG môn Sinh học

48 256 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 419,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế trên, để giúp cho học sinh học tốt phần tiến hóa, dựa trên những tham khảo: Đề thi đại học – cao đẳng các năm, đề thi THPTQG năm 2015, các tài liệu của các tác giả lớn và kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô, tôi xây dựng đề tài “ Chuyên đề tiến hóa” giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, phân biệt các khái niệm cơ bản của phần trên, với hi vọng giúp các em ôn thi THPTQG một cách có hiệu quả.

Trang 2

8 III Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ôn tập 13

9 IV Câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi đại học – cao

đẳng

28

10 Phần III Kết luận và kiến nghị 46

Trang 3

Qua quá trình giảng dạy phần sáu: Tiến hóa, tôi nhận thấy kiến thức tiến hóa

là kiến thức lí thuyết Học sinh thường ít có hứng thú khi học phần này vì kiến thứcdàn trải, một số khái niệm khó hiểu và dễ bị nhầm lẫn Trong khi đó, các đề thiTHPTQG thì tiến hóa là một nội dung không thể thiếu và chiếm khoảng 6 - 10 câutrên 50 câu trong đề thi

Xuất phát từ thực tế trên, để giúp cho học sinh học tốt phần tiến hóa, dựatrên những tham khảo: Đề thi đại học – cao đẳng các năm, đề thi THPTQG năm

2015, các tài liệu của các tác giả lớn và kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô, tôi

xây dựng đề tài “ Chuyên đề tiến hóa” giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, phân

biệt các khái niệm cơ bản của phần trên, với hi vọng giúp các em ôn thi THPTQGmột cách có hiệu quả

- Phương pháp kiểm tra đáng giá

E Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu.

Trường THPT Yên Lạc II

F Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.

Chuyên đề được nghiên cứu trong năm học 2015 – 2016

G Cấu trúc của chuyên đề:

Phần I Đặt vấn đề

Phần II Nội dung

Phần III Kết luận và kiến nghị

Trang 4

Phần II Nội dung

A Cơ sở lí luận.

Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy củathầy và hoạt động học của trò Để học sinh có thể hiểu rõ bản chất nội dung vấn đềthì việc hệ thống các kiến thức là một công việc rất quan trọng

B Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa chưa đủ cho công tác THPTQG

- Bản thân mỗi học sinh chưa có khả năng tự hệ thống hóa, tổng hợp kiếnthức sau mỗi chương, phần đã học Việc tự đọc, tìm tòi tài liệu của học sinh còngặp nhiều hạn chế

- Nội dung kiến thức bồi dưỡng nằm rải rác trong các tài liệu tham khảo

C Nội dung nghiên cứu.

I KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ CHƯƠNG I BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

- Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể,

có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau

Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li

 Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứnggián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung

- Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành Do

điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu,tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng

- Cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm

những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự Cơ quan tương tựphản ánh sự tiến hóa đồng quy

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất,

tế bào chất và nhân (vùng nhân)

Ngoài ra, còn có các bằng chứng khác: Bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh học.

2 Cơ chế tiến hoá

a Thuyết tiến hóa của Lamac

Trang 5

- Tiến hóa: là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phứctạp.

- Nguyên nhân tiến hóa: Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động củađộng vật

- Cơ chế tiến hóa: Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tácđộng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

- Hình thành các đặc điểm thích nghi: Là kết quả của quá trình tích lũy những biếnđổi thu được do tập quán hoạt động: Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinhvật có khả năng thích nghi kịp thời và không bị đào thải

- Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành một cách từ từ liên tục, trong tiếnhóa không có loài nào bị đào thải

- Chiều hướng tiến hóa: Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể, từ đơn giản đếnphức tạp

b Thuyết tiến hoá của Đacuyn

- Tiến hóa: là quá trình hình thành các loài mới từ một tổ tiên chung dưới tác độngcủa chọn lọc tự nhiên (CLTN)

- Nguyên nhân tiến hóa: CLTN thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinhvật

- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tácđộng của CLTN

- Hình thành các đặc điểm thích nghi: Là sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tácdụng của CLTN: CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạngthích nghi với hoàn cảnh sống

- Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theocon đường phân li tính trạng

- Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, sinh giới đã tiếnhóa theo 3 chiều hướng cơ bản: Ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngàycàng cao, thích nghi ngày càng hợp lí

- Môi trường đóng vai trò sàng lọc các biến dị: các cá thể có biến dị thích nghi sẽđược giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải

c Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

- Các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, di - nhập gen,các yếu tố ngẫu nhiên,…

Trang 6

+ Đột biến: tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa  làm thay đổitần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

+ Giao phối không ngẫu nhiên: không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổithành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần

số kiểu gen đồng hợp qua các thế hệ

+ CLTN: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần sốkiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể  CLTN là một nhân tốtiến hóa có hướng

+ Di – nhập gen: làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.+ Các yếu tố ngẫu nhiên: làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quầnthể thường xảy ra đối với quần thể có kích thước nhỏ Yếu tố ngẫu nhiên gây nên

sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm sau:

Thay đổi tần số alen không theo một hướng nhất định

Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể

và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể

- Cơ chế tiến hóa: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực củaCLTN được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn tới sự hình thành một hệ gen kín, cách

li di truyền với hệ gen của quần thể gốc

- Hình thành các đặc điểm thích nghi: Chịu sự chi phối chủ yếu của 3 nhân tố: độtbiến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

- Quá trình hình thành loài:

+ Hai cá thể được xếp vào cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau vàtạo ra đời con hữu thụ Hai cá thể gọi là khác loài nếu chúng có cách li sinh sản.+ Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần

số alen được gây nên bởi các nhân tố tiến hoá làm cách li sinh sản

+ Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phânhoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên và dovậy có thể tạo nên loài mới

+ Loài mới có thể hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể Sự cách li địa

lí góp phần ngăn cản sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốngen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thểđược tích luỹ dần dần và đưa đến hình thành loài mới

+ Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến

đa bội, lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách

li sinh thái

- Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, sinh giới đã tiến

hóa theo 3 chiều hướng cơ bản: Ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất

d Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính (học thuyết Kimura)

- Các nhân tố tiến hóa: Các đột biến trung tính ở mức phân tử

- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan với tác dụng của CLTN

CHƯƠNG II SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

1 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất

a Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

Trang 7

- Giai đoạn tiến hoá hoá học: là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu

cơ từ các chất vô cơ

+ Giai đoạn tiến hoá hoá học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chấthữu cơ đơn giản như axit amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit từ các chất vô cơ

+ Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ đơn giản Giaiđoạn này làm xuất hiện các loại prôtêin, các axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit

- Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai vàsau đó hình thành nên các tế bào sống đầu tiên

+ Sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ làm xuất hiện các cấu trúc nhưgiọt côaxecva Các phân tử lipit trong nước do đặc tính kị nước của chúng đã tạonên màng lipit bao bọc lấy các đại phân tử khác Tập hợp các đại phân tử hữu cơtrong lớp màng lipit nào (các giọt côaxecva) có được khả năng nhân đôi, chuyểnhoá vật chất, sinh trưởng sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại và hình thành nên tế bào

+ Sự tiến hoá của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa lí, địa chấtcủa Trái Đất Mỗi khi Trái Đất trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo củalớp vỏ đã đưa đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật thì sau đó lại làgiai đoạn bùng nổ sự xuất hiện của các loài mới

b Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất:

* Hóa thạch và các dạng hóa thạch:

- Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất

- Các dạng hóa thạch, con đường hình thành hóa thạch:

+ Khi sinh vật chết, phần mềm bị phân hủy, còn lại phần cứng: Xương, vỏ

- Ý nghĩa của hóa thạch:

+ Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá, có thể suy ra lịch sử phát sinh,phát triển và diệt vong của sinh vật

+ Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất

* Sự phân chia thời gian địa chất

- Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đá và hóa thạch

+ Xác định tuổi tương đối của các lớp đất đá cũng như tuổi tương đối củacác hóa thạch chứa trong đó, thường căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớptrầm tích phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu - Xác định tuổi tuyệt đốithường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ vào thời gian bán rã củamột chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch

Thời gian bán rã là thời gian (số năm) qua đó 50% lượng chất phóng xạ banđầu bị phân rã

Trang 8

Tỷ lệ phân rã này xảy ra từ từ, không phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất cũngnhư các điều kiện của môi trường

+ Sử dụng cacbon 14 chỉ có thể xác định tuổi của các hóa thạch có độ tuổikhoảng 75000 năm

+ Để xác định các hóa thạch có độ tuổi nhiều hơn, thường sử dụng urani238

- Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất

+ Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu

+ Căn cứ vào các hóa thạch điển hình

Chia lịch sử Trái Đất kèm theo sự sống thành 5 đại:

Đại Thái cổ: Hình thành những sinh vật đơn giản đầu tiên, sự sống ở dưới nước Đại Nguyên sinh: Có các đại diện của các ngành ĐV, TV, nhưng sự sống vẫn ở dưới nước, tích luỹ ôxi trong khí quyển, hình thành sinh quyển

Đại Cổ sinh: Là sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước

Đại Trung sinh: Là đại phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát Đại Tân sinh: Là đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú Đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.

Nhận xét:

- Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất

- Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ởthực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật

- Hướng phát triển của sinh giới qua các đại địa chất: Ngày càng đa dạng, tổ chứcngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí

- Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạnbùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống

2 Sự phát sinh loài người

- Các giai đoạn tiến hoá hình thành loài người hiện đại:

Từ tổ tiên chung  Homo habilis (người khéo léo)  Homo erectus (người đứng thẳng)  Homo sapiens (người hiện đại).

- Giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành đến nay:

Từ khi hình thành với đặc điểm bộ não phát triển, phát triển tiếng nói, biết chế tạo công cụ lao động con người đã có khả năng tiến hoá văn hoá Thông qua ngôn ngữ

và chữ viết, con người học tập lẫn nhau cách sáng tạo công cụ lao động để tồn tại

và phát triển không cần phải trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học, vì vậy

ít phụ thuộc vào tự nhiên

II HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN

1 Trong các loại bằng chứng tiến hóa, bằng chứng nào thuyết phục hơn cả?

Vì sao?

Hướng dẫn

- Bằng chứng thuyết phục hơn cả là bằng chứng phân tử (ADN, prôtêin)

- Vì:

Trang 9

+ Vật chất di truyền của các đối tượng sinh vật khác nhau (nhân sơ, nhân thực, virut) đều có thành phần cấu tạo, nguyên lí sao chép và biểu hiện,… về cơ bản là giống nhau.

+ Phần lớn các đặc tính khác (như giải phẫu so sánh, sự phát triển phôi, tế bào,…) đều được mã hóa trong hệ gen

2 Trình bày quan niệm về tiến hóa của Lamac, Đacuyn và thuyết tiến hóa tổng hợp:

tổng hợpCác nhân tố tiến hóa (1)

(1) - Sự thay đổi của

- Đột biến (ĐB), Di – nhậpgen, CLTN, các yếu tốngẫu nhiên, giao phốikhông ngẫu nhiên

tự nhiên

- Biến dị cá thể phátsinh vô hướng Đàothải là mặt chủ yếu

- Sự hình thành mỗi đặcđiểm thích nghi là kết quảcủa 3 quá trình: ĐB, giaophối và CLTN

- Quá trình hình thànhquần thể thích nghi là quátrình tích lũy các alen cólợi gia tăng tần số của cácalen này qua nhiều thế hệ;tốc độ phụ thuộc vào quátrình phát sinh và tích lũy

ĐB, tốc độ sinh sản củaloài và áp lực của CLTN.(3) - Loài mới được

hình thành từ từ,

qua nhiều dạng

trung gian, tương

ứng với sự thay đổi

ngoại cảnh

- Loài mới được hìnhthành qua nhiều dạngtrung gian dưới tácdụng của chọn lọc tựnhiên theo con đườngphân li tính trạng từmột gốc chung

- Chứng minh toàn bộsinh giới ngày nay làkết quả quá trình tiếnhóa từ một gốc chung

-Thực chất: là quá trìnhcải biến thành phần kiểugen của quần thể theohướng thích nghi tạo ra hệgen mới cách li sinh sảnvới quần thể gốc, gồm 2phương thức: hình thànhloài khác khu địa lí, hìnhthành loài cùng khu địa lí

- Dù bằng con đường nàothì loài mới cũng đượchình thành bởi một tổ hợpgen với 1 quần thể hoặcnhóm quần thể có khảnăng tồn tại như là 1 khâu

Trang 10

trong Hệ sinh thái

- Thích nghi ngày cànghợp lí

- Tương tự như quan điểmcủa Đacuyn

- Bổ sung:

+ Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng

cơ bản nhất

+ Sự phát triển của mộtloài hay một nhóm loài cóthể theo nhiều hướng khácnhau : Tiến bộ sinh học,thoái bộ sinh học, kiênđịnh sinh học

3 So sánh quan niệm của Đacuyn và tiến hóa hiện đại về chọn lọc tự nhiên.

Chỉ tiêu so sánh Quan niệm của

Đacuyn Quan niệm tiến hóa hiện đạiĐối tượng CLTN Cá thể sinh vật Chủ yếu là cá thể và quần thể

Nguyên liệu của CLTN Chủ yếu là biến dị

cá thể Đột biến, biến dị tổ hợp

Về cá thể thích nghi Cá thể mang biến

dị có lợi trước môi trường

Cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình có lợi và chủ yếu là có khả năng sinh sản để di truyền đặc điểm có lợi cho thế hệ sau

Bản chất của CLTN Sự phân hóa khả

năng sống sót củacác cá thể trong loài

Sự phân hóa khả năng sống sót và chủ yếu là khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể

Kết quả của CLTN Sự sống sót của

những các thể thích nghi nhất

Sự sinh sản ưu thế của các kiểu genthích nghi nhất, của các quần thể thích nghi nhất

4 So sánh giữa chọn lọc tự nhiên và chọn nhân tạo?

Tiêu chí Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo

Trang 11

Tiêu chí Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo

1.Tính chất Tự phát không do ai điều khiểnnhưng dần dần đi đến kết quả Do con người tiến hành vì mụcđích của con người

2 Nội dung

Gồm hai mặt song song, tíchluỹ các biến dị có lợi, đào thảicác biến dị có hại đối với sinhvật

Gồm hai mặt song song, tích luỹcác biến dị có lợi cho con người,đào thải các biến dị không có lợicho con người

3 Cơ sở Dựa trên hai tính chất di truyềnvà biến dị Dựa trên 2 đặc tính di truyền vàbiến dị

4 Nguyên

nhân Do đấu tranh sinh tồn, cạnhtranh cùng loài Do nhu cầu thị hiếu của conngười

5 Kết quả Sinh vật thích nghi với môitrường

5 Phân biệt tiến hóa (TH) nhỏ và tiến hóa lớn?

Các chỉ tiêu so sánh Tiến hoá nhỏ (TH vi mô) Tiến hoá lớn (TH vĩ mô)Phạm vi, thời gian

Nội dung

Hướng dẫn

Tiến hoá nhỏ (TH vi mô) Tiến hoá lớn (TH vĩ mô)

Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời

gian tương đối ngắn, có thể chứng minh

bằng thực nghiệm

Diễn ra trên toàn bộ trái đất, qua thời gian địa chất tương đối dài, không thể minh bằng thực nghiệm

mà dựa trên những tài liệu cố sinh vật học (hoá thạch)

- Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền

của quần thể (tần số các alen và tần số các

kiểu gen) chịu sự tác động của 3 nhân tố

chủ yếu là ĐB, giao phối và CLTN Sự biến

đổi đó dần dần làm cho quần thể cách li sinh

sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh

dấu sự xuất hiện loài mới

Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, họ,

bộ, lớp, ngành

6.Vai trò của nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ

Đột biến Chủ yếu tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa (đột

biến) và làm thay đổi chậm chạp tần số alenGiao phối không Không làm thay đổi tấn số alen, chỉ làm thay đổi thành

Trang 12

ngẫu nhiên phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể

dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp làm giảm sự đa dạng

di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thểCLTN Định hướng quá trình tiến hóa, quy định chiều hướng và

nhịp điệu biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gentrong quần thể

Di - nhập gen Làm thay đổi tần số các alen của đồng thời 2 quần thể

cùng loài

Các yếu tố ngẫu

nhiên Làm thay đổi đột ngột, ngấu nhiên tần số các alen, gây biến động di truyền có thể làm giảm sự đa dạng di truyền,

làm nghèo vốn gen của quần thể

7 Sự đa dạng phong phú của sinh vật trong thiên nhiên được giải thích bằng các quy luật biến dị như thế nào?

Hướng dẫn

a Giải thích bằng các hiện tượng đột biến.( Nêu khái niệm nguyên nhân gây đột

biến, các dạng đột biến gen và đột biến NST khảng định đột biến gen phổ biến và

ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của cá thể nên nó là nguồnnguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc)

b Giải thích bằng các biến dị tổ hợp (Khái niệm, nguyên nhân của biến dị tổ hợp

và khẳng định nó là nguồn nguyên liệu thứ cấp là cơ sở để giải thích sự đa dạngphong phú của loài)

c Thường biến Tuy không làm biến đổi kiểu gen nhưng nó tạo ra kiểu phản ứng

khác nhau trước những thay đổi của môi trường, hình thành nhiều kiểu thích nghicủa sinh vật Điều này góp phần giải thích sự đa dạng phong phú của sinh giới

8 Vì sao đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?

Hướng dẫn

- Vì đột biến gen phổ biến hơn và ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cáthể, ngoài ra đột biến gen có thể thay đổi giá trị thích nghi tuỳ thuộc vào tổ hợpgen và môi trường sống

9 Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất?

Hướng dẫn

- Vì đột biến và biến dị tổ hợp có tính chất vô hướng, còn chọn lọc tự nhiên sẽ giữlại những biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại, CLTN không tác động tới từnggen riêng lẻ mà đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động tới từng cá thể mà cảquần thể CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phầnkiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá

10 Bản chất của quá trình hình thành loài mới?

Hướng dẫn

Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo

hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc

11 Giải thích và minh hoạ cho cơ chế hình thành loài mới bằng thể song nhị bội Vì sao hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức phổ biến thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật?

Hướng dẫn

1 Hình thành loài mới bằng thể song nhị bội

*Cơ thể lai xa thường bất thụ vì:

Trang 13

Bộ nhiễm sắc thể của các loài khác nhau có số lượng, hình dạng, kích thước củanhiễm sắc thể và cả sự sắp xếp của các gen trên mỗi nhiễm sắc thể là không giốngnhau, sự khác nhau g ây trở ngại cho sự tiếp hợp và TĐC bình thường của các cặpNST kép tương đồng trong kì đầu của lần phân bào I của giảm phân, do đó cản trở

sự hình thành giao tử

*Khắc phục:

- Bằng cách gây đôt biến đa bội hoá làm cho bộ nhiễm sắc thể của cơ thể lai xa tăng lên gấp đôi t ừ 2n lên 4n, trong đó mỗi nhiễm sắc thể đều có nhiễm sắc thểtương đồng , nên con lai có thể sinh sản hữu tính bình thường

- Tế bào của cơ thể lai xa chưa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố, mẹ gọi là cơthể song nhị bội

VD: loài cỏ chăn nuôi ở Anh có tên Spartina với 2n 120 là kết quả lai tự nhiên giữa 1 loài cỏ gốc châu Âu có 50 NST với 1 loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có 70 NST, xuất hiện lần đầu tiên ở Anh, sau đó phổ biến khắp thể giới.

2 Phương thức này thường chỉ gặp ở thực vật ít gặp ở động vật vì cơ chế cách li

sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp đặc biệt ở những động vật bậc cao có hệ thần kinh

ph át triển việc đa bội hoá thường gây những rối loạn về sinh sản và giới tính cóthể sẽ làm chúng bị chết

12 Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội cùng chi phối quá trình phát sinh loài người như thế nào?

Đặc điểm giải phẫu phân biệt rõ nét nhất giữa người và vượn người là bàn tay, hộp

sọ và cột sống, đó chính là hệ quả của tư thế đứng thẳng - một bước quyết địnhtrong quá trình chuyển biến từ vượn thành người

+ Khi sống dưới đất, vượn đã chịu tác động của CLTN, những con vượn có dáng đithẳng đứng, phát hiện được kẻ thù từ xa thì tồn tại và phát triển, những con khác bịđào thải Càng sống ở những nơi trống trải thì đặc điểm có lợi đó càng được củngcố

+ Đi thẳng mình là bước quyết định trong quá trình chuyển biến từ vượn thànhngười Nhờ đi thẳng mình, hai tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển vàbắt đầu thực hiện những chức năng mới Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài,dưới tác dụng của CLTN và lao động, tay người được hoàn thiện dần, thực hiệnđược những động tác ngày càng phức tạp

+ Lao động phát triển giúp người có thịt ăn Thức ăn đã làm cho thể lực tăngcường, bộ não phát triển

+ Lao động tập thể đã tạo điều kiện cho tiếng nói ra đời

+ Dưới tác dụng của lao động và tiếng nới, não vược dần dần biến đổi thành nãongười

* Tóm lại, các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người hoá thạch Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả của

sự tích luỹ các đột biến, các biến dị tổ hợp dưói tác dụng của CLTN, còn vai trò

Trang 14

của nhân tố xã hội, chủ động cải tạo tự nhiên để cải tạo mình Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, vai trò chủ đạo thuộc về các nhân tố xã hội.

13 Phân biệt tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học?

Hướng dẫn

- Tiến hoá hoá học: Là quá trình phức tạp dần các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

qua con đường tổng hợp dưới tác động trực tiếp, gián tiếp của áp suất, nhiệt độ ởgiai đoạn đầu của hình thành sự sống Đây là quá trình lien kết các chất đơn lẻthành các chất phức tạp dần, cuối cùng tạo ra sản phẩm hữu cơ, mà bộ khung là cácchuỗi cácbon, lipit, gluxit, prôtêin, axit nuclêic, hoà tan trong nước Kết thúc khihình thành hệ thống có khả năng tự nhân đôi

- Tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên

qua 4 sự kiện nổi bật Tạo thành giọt coaxecva, hình thành màng bán thấm, xuấthiện enzim xúc tác trao đổi chất, hình thành các hệ tương tác rồi qua chọn lọc tựnhiên giữ lại hệ tương tác phù hợp để tạo các dạng tiền sinh vật có khả năng tự saochép tự đổi mới

- Tiến hoá sinh học: Từ những dạng sinh vật đầu tiên tạo nên những dạng sinh vật

đơn bào và đa bào Sự tiến hoá sinh học theo 3 hướng cơ bản: Đa dạng phong phú ,

tổ chức cơ thể ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường Trong

đó thích nghi là hướng tiến hoá cơ bản nhất

III HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ Câu 1: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là

A những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giốngnhau

B những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặcdầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau

C những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốckhác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau

D những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồngốc trong quá trình phát triển phôi

Câu 2: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do

A sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài

B chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau

C chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện nhưnhau

D thực hiện các chức phận giống nhau

Câu 3: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, cóhình thái tương tự

B cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấutạo giống nhau

C cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau

D có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấutạo giống nhau

Câu 4: Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A sự tiến hoá phân li B sự tiến hoá đồng quy

C sự tiến hoá song hành D nguồn gốc chung

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

Trang 15

A Cánh sâu bọ và cánh dơi.

B Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác

C Mang cá và mang tôm

D Chân chuột chũi và chân dế dũi

Câu 6: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?

A Cánh dơi và tay người

B Cánh chim và cánh côn trùng

C Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng

D Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng

Câu 7: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng

A vận động B hội tụ C đồng quy D phân nhánh

Câu 8: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan

A phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành

B thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyểnsang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể)

C thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn một ngón ở loài ngựa)

D biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi)

Câu 9: Ruột thừa ở người

A tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ

B là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ

C là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ

D có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ

Câu 10: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục

khác nhau) có nhiều đặc điểm khác nhau Cách giải thích nào dưới đây về sự giốngnhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

A Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau

B Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biếngiống nhau

C Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc cácđặc điểm thích nghi giống nhau

D Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc cácđặc điểm thích nghi khác nhau

Câu 11: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

A Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài

B Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài

C Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài

D Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài

HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

Câu 1: Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính

A làm tăng tính đa dạng của loài

B làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi

C làm phát sinh các biến dị không di truyền

D làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục

Câu 2: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do

A sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không

sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau

Trang 16

B sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không

sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệsau

C sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng haykhông sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau

D sinh vật vốn có sự thích ứng với môi trường theo kiểu “sử dụng haykhông sử dụng các cơ quan” không được di truyền lại cho các thế hệ sau

Câu 3: Theo Lamac, sự hình thành hươu cao cổ là

A do phát sinh biến dị “cổ cao” một cách ngẫu nhiên

B do tác động tích luỹ những biến dị cổ cao của chọn lọc

C do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền quanhiều thế hệ

D do sự thay đổi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn cây lá cao buộchươu phải vươn cổ để ăn lá

Câu 4: Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đến phát sinh các loài mới từ một loài tổ

tiên ban đầu là

A sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống

B sự thay đổi một cách đột ngột và nhất thời của môi trường sống

C sự thay đổi một cách đột ngột và liên tục của môi trường sống

D sự thay đổi một cách chậm chạp và nhất thời của môi trường sống

Câu 5: Điều nào không phải là cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác theo

Lamac?

A Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằngcách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan

B Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển

C Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến

D Mỗi sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách bị độngbằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan

Câu 6: Theo Lamac, cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các

A các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc

tự nhiên

B đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của tập quán hoạtđộng

C đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

D đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh haytập quán hoạt động

Câu 7: Những khẳng định nào sau đây là đúng với học thuyết Lamac?

1 - Các loài sinh vật có biến đổi

2 - Sự biến đổi của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài từmột loài ban đầu

3 - Sinh vật có khả năng chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường

4 - Phân li độc lập và tổ hợp tự do giải thích tiến hoá của cá thể chứ khôngphải của loài

5 - Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn

A 1, 2, 3 B 2, 3, 4 C 3, 4, 5 D 1, 3, 5

Câu 8: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?

A Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều sovới số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản

Trang 17

B Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.

C Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổibất thường của môi trường

D Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi

có biến đổi bất thường về môi trường

Câu 9: Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn

nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá?

A Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản

B Những biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản

C Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản

D Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định

Câu 10: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là

A các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh haytập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền

B các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biếndưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

C sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiệnngoại cảnh

D sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọnlọc tự nhiên

Câu 11: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là

A tích luỹ những biến dị có lợi cho con người

B đào thải những biến dị bất lợi cho con người

C vừa đào thải những biến dị bất lợi (kém thích ứng) vừa tích luỹ nhữngbiến dị có lợi (thích ứng) cho con người

D tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và bản thân sinh vật

Câu 12: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi

D sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu

Câu 13: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tiến hoá là

A cá thể B quần thể C giao tử D loài

Câu 14: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan niệm của

D Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân li của các kiểu gen khác nhau

Câu 15: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ

được điều gì?

A Vai trò của chọn lọc tự nhiên

B Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường

Trang 18

C Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

D Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng

Câu 16: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là

A giải thích được sự hình thành loài mới

B phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

C đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dịnày

D giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi

Câu 17: Điểm chung trong quan niệm của Đacuyn và Lamac là

A chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền

B ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật

C chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị

D chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dịkém thích nghi

Câu 18: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học

thuyết tiến hoá của Lamac là

A giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm củaLamac

B giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biếndị

C giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dướitác dụng của chọn lọc tự nhiên

D xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn?

A Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ mộtnguồn gốc chung

B Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tácdụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng

C Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền lànhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật

D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp vàkhông bị đào thải

HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI Câu 1: Quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại đã củng cố cho quan điểm của

Đacuyn về

A vai trò của chọn lọc tự nhiên

B biến dị cá thể là biến dị không xác định

C quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyênliệu cho chọn lọc

D biến dị xác định là những biến dị di truyền được, có vai trò quan trọngtrong sự tiến hoá

Câu 2: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào

sau?

A Sự hình thành các đặc điểm thích nghi

B Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị

C Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên

D Nguồn gốc chung của các loài

Câu 3: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là

Trang 19

A giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới.

B tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực

C làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ

D xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn

Câu 4: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là

A biến dị đột biến B biến dị tổ hợp

C thường biến D đột biến gen tự nhiên

Câu 5: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là

A đột biến cấu trúc NST B đột biến số lượng NST

C biến dị tổ hợp D đột biến gen

Câu 6: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thuyết tiến hoá hiện đại?

A Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá mộtcách ổn định

B Loài là đơn vị tiến hoá cơ bản

C Nếu quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiếnhoá

D Các cá thể là đơn vị tiến hoá cơ bản

Câu 7: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng

hợp hiện đại là gì?

A Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu

B Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng củachọn lọc tự nhiên

C Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể

D Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?

A Diễn ra trong phạm vi của một loài, với quy mô nhỏ

B Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn

C Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

D Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài

Câu 9: Tiến hóa lớn là

A quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành

B quá trình hình thành các nhóm phân loại như nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp,ngành

C quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài phụ, chi, họ, bộ, lớp,ngành

D quá trình hình thành các nhóm phân loại như chi, họ, bộ, lớp, ngành

Câu 10: Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào?

A tiến hoá nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài

B tiến hoá nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài

C tiến hoá nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở các đơn vịphân loại trên loài

D tiến hoá nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hoá lớn xảy ra

ở mức quần thể

Câu 11: Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn?

A Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài

B Diễn ra trên quy mô rộng lớn

C Qua thời gian địa chất dài

D Có thể tiến hành thực nghiệm được

Trang 20

Câu 12: Để đề xuất thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính, M Kimura dựa

trên những nghiên cứu về

A cấu trúc các phân tử ADN

B cấu trúc các phân tử prôtêin

C cấu trúc của NST

D cấu trúc của vốn gen

Câu 13: Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ

A phân tử B cơ thể C quần thể D loài

Câu 14: Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các

A đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

B biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên

C đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên

D đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Câu 15: Ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là

A bác bỏ thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các độtbiến có hại

B không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc

tự nhiên, đào thải các đột biến có hại

C giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối

D củng cố học thuyết tiến hoá của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiêntrong sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới

Câu 16: Các nòi, các loài thường phân biệt nhau bằng

A các đột biến NST B các đột biến gen lặn

C sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ D một số các đột biến lớn

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng về tính chất và vai trò của đột biến?

A Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quátrình tiến hoá

B Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể

C Đột biến thường ở trạng thái lặn

D Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen

Câu 18: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc

một gen là

A đột biến B biến động di truyền

C chọn lọc tự nhiên D di nhập gen

Câu 19: Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là

A cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá

B tần số đột biến của vốn gen khá lớn

C tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể

D cơ sở để tạo biến dị tổ hợp

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây của đột biến gen làm cho nó có vai trò quan trọng

trong tiến hoá?

A Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể

B Đột biến gen làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể

C Đột biến gen làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

D Đột biến gen tạo ra các alen mới cho quần thể

Câu 21: Điều nào không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguồn nguyên

liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?

A Luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi

Trang 21

B Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

C Mặc dù đa số là có hại, nhưng trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợpgen thích hợp nó có thể có lợi

D Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể

Câu 22: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là

A đột biến, di - nhập gen

B đột biến, biến động di truyền

C di - nhập gen, CLTN

D giao phối không ngẫu nhiên, CLTN

Câu 23: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen

thuộc một gen của cả hai quần thể là

C biến động di truyền D chọn lọc tự nhiên

Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là

A nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền

B nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên

C nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục

D vừa là các nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của chọn lọc

Câu 26: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướngxác định

B quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quầnthể, định hướng quá trình tiến hoá

C phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quầnthể

D phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất

Câu 27: Mặt chủ yếu (thực chất) của chọn lọc tự nhiên là

A duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môitrường

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây về tác động của chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A Chọn lọc tự nhiên tác động đối với toàn bộ kiểu gen

B Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ

C Chọn lọc tự nhiên tác động đối với cả quần thể

D Chọn lọc tự nhiên tác động đối với từng cá thể riêng rẽ

Câu 29: Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theohướng xác định

Trang 22

B Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểugen khác nhau trong quần thể.

C Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản

ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thànhphần kiểu gen của quần thể

D CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn

bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cảquần thể

Câu 30: Áp lực của chọn lọc tự nhiên so với áp lực của quá trình đột biến như thế

nào?

A Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn một ít

B Áp lực của chọn lọc tự nhiên bằng áp lực của quá trình đột biến

C Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn

D Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều

Câu 31: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác

động lên một quần thể sinh vật nhân thực?

A Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môitrường

B Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểugen

C Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn

D Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình

Câu 32: Nhân tố có thể làm thay đổi nhanh tần số tương đối của các alen về một

gen nào đó trong quần thể nhanh nhất?

A Chọn lọc tự nhiên B Đột biến gen

C Quá trình giao phối D Cách li

Câu 33: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế

hệ là

A chọn lọc chống lại thể dị hợp B chọn lọc chống lại thể đồng hợp

C chọn lọc chống lại alen lặn D chọn lọc chống lại alen trội

LOÀI Câu 1: Loài sinh học là gì?

A Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả nănggiao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và đượccách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

B Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có nhữngtính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con cókhả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

C Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu genriêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khảnăng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

D Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trongmột không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh rađời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

Câu 2: Điều khẳng định nào dưới đây là đúng đối với các loài sinh sản hữu tính?

A Loài nào có số lượng gen càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấpcho chọn lọc tự nhiên càng phong phú

Trang 23

B Loài nào có số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệuthứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú.

C Loài nào có số lượng ADN càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấpcho chọn lọc tự nhiên càng phong phú

D Loài nào có kích thước NST càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấpcho chọn lọc tự nhiên càng phong phú

Câu 3: Hai quần thể được xem là hai loài khi

A cách li địa lí với nhau

B cách li sinh sản với nhau trong tự nhiên

C cách li sinh thái với nhau

Câu 7: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?

A Cách li sinh thái B Cách li địa lí

C Cách li sinh sản D Cách li cơ học

Câu 8: Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử?

A Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh

B Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển

C Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởngthành nhưng không có khả năng sinh sản

D Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chếtnon

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?

A Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể banđầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể banđầu

B Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể banđầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác

C Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể banđầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sảnvới quần thể ban đầu

D Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quầnthể mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu

Câu 2: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng

A cách li cơ học

B cách li sinh sản (cách li di truyền)

C cách li tập tính

Trang 24

D cách li sinh thái.

Câu 3: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài

nào?

A Con đường cách li tập tính

B Con đường địa lí

C Con đường sinh thái

D Con đường lai xa và đa bội hoá (đa bội khác nguồn)

Câu 4: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích

luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớntrong các kiểu gen?

A Cách li sinh thái B Cách li địa lí

C Cách li cơ học D Cách li tập tính

Câu 5: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới

tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây?

A Cách li địa lí B Cách li sinh thái

C Cách li sinh sản D Cách li di truyền

Câu 6: Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò

A hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài

B hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài

C là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi

D tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể

Câu 7: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con

C Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới

D Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng

con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí)

A Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thờigian lịch sử lâu dài

B Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ cácđột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau

C Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật vàthực vật

D Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứngtrên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới

Câu 9: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc

trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?

A Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trườngđặc trưng của đảo qua một thời gian dài

B Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tánsang nơi khác

C Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hìnhthành loài đặc trưng

Ngày đăng: 19/01/2019, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w