1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại dược phẩm vi bảo ngọc

127 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCHNHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DƯỢC

PHẨM VI BẢO NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng- Năm 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCHNHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DƯỢC

Trang 3

Các số liệu, kết qủa nêu trong đề cương là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6 Kết cấu luận văn 6

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 17

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG 17

1.1.1 Khái niệm 17

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 19

1.1.3 Vai trò của vốn lưu động 20

1.2 SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 20

1.2.1 Ước tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 21

1.2.2 Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động 22

1.2.3 Hoạch định và thực thi chính sách quản trị từng bộ phận của vốnlưu động 23

1.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 44

1.3.1 Nhân tố bên ngoài 44

1.3.2 Nhân tố bên trong 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47

Trang 5

2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM VI

BẢO NGỌC 48

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 48

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 49

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 50

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNGTY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM VI BẢO NGỌC 54

2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty 54

2.2.2 Phân tích kết cấu chung của vốn lưu động 57

2.2.3 Phân tích tình hình ước tính nhu cầu và nguồn tài trợ cho nhu cầuvốn lưu động của công ty 60

2.2.4 Phân tích tình hình sử dụng vốn bằng tiền 61

2.2.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn các khoản phải thu 64

2.2.6 Phân tích tình hình sử dụng vốn cho tồn kho 66

2.2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGCỦA CÔNG TY 78

3.1 CĂN CỨ KHUYẾN NGHỊ 83

Trang 6

3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 85

3.2.1 Khuyến nghị đối với công ty 85

3.2.2 Khuyến nghị đối với Cục Quản lý Dược 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102

KẾT LUẬN 105DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 7

Economic Odering QuantityVốn lưu động

Vốn lưu động ròng

Nguồn vốn thường xuyênNguồn vốn ngắn hạnTài sản ngắn hạnTài sản dài hạnTài sản lưu độngHàng tồn kho

Sản xuất kinh doanhDoanh thu thuầnVốn kinh doanhLợi nhuận trước thuếLợi nhuận sau thuếVốn lưu động ròngNgân quỹ ròng

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Trang 8

Bảng phân tích vốn các khoản phải thu giai đoạn

2.7 Bảng phân tích vốn hàng tồn kho giai đoạn 2012-2016 66

2.9 Hiệu suất sử dụng VLĐ tổng hợp và TSSL VLĐ 71Hiệu suất sử dụng VLĐ cá biệt của công ty Vi Bảo

2.10 Ngọc so với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành 72Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỉ suất sinh lợi vốn

Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỉ suất sinh lợi vốn

Bảng phân tích tỷ lệ phần trăm so với doanh thu của

3.1 các chỉ tiêu biến động theo doanh thu 863.2 Bảng dự toán lịch thu tiền theo tuần 893.3 Bảng dự toán lịch thu tiền theo quý 89

Trang 9

3.6 Bảng báo cáo nội bộ các khoản phải thu khách hàng 923.7 Bảng đề xuất các biện pháp thu hồi khoản phải thu 95

Trang 10

hìnhTên hìnhTrang

1.1 Mô hình Baumol xác định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu 25

1.3 Xác định mức dự trữ tồn kho trung bình tối thiểu 341.4 Sự biến động của tổng chi phí dự trữ tồn kho 36

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanhnghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Doanhnghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải có mộtlượng vốn nhất định, lượng vốn đó góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục Sử dụng vốn lưu động có sựảnh hưởng quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,do vậy việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp có ýnghĩa rất quan trọng.

Từ sau năm 2015, ngành Dược Việt Nam được nhận định sẽ gặp khókhăn khi phải đối mặt với tình trạng suy giảm biên lợi nhuận do tác động củacạnh tranh làm tăng chi phí bán hàng và tỷ giá dự báo tăng 5% làm tăng chiphí nguyên liệu đầu vào Mặt khác, doanh nghiệp dược sẽ chịu thêm áp lựccạnh tranh từ các hiệp định thương mại tự do khi mức nhập khẩu dược phẩmtiếp tục tăng cao trong năm 2016 Là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từbiến động gia tăng về giá và các khoản chi phí, doanh nghiệp dược phải đốimặt với rủi ro về vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Trong bốicảnh đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệuquả nhất, tiết kiệm nhất Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, việcquản trị vốn lưu động sao cho hiệu quả nhất luôn là nhiệm vụ được đặt lênhàng đầu.

Trong năm năm vừa qua, doanh thu công ty TNHH Thương mại Dượcphẩm Vi Bảo Ngọc mặc dù có sự tăng trưởng song lợi nhuận không đượcnhư kỳ vọng, chi phí còn khá lớn Ngoài ra, việc quản lý hàng tồn kho và cáckhoản phải thu chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến chi phí lưu kho cao, các khoảnbị chiếm dụng lớn Trong năm 2016, mặc dù doanh thu tăng song lợi nhuận

Trang 12

lại giảm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp Do đó việc nghiên cứu tìnhhình sử dụng vốn lưu động là vấn đề cần thiết nhằm đề xuất những khuyếnnghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Chính vì vậy, tôi

chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty tráchnhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc” làm luận văn tốt

b Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHHThương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc, xác định những thành công, tồn tại cùng nguyên nhân.

- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty này.

c Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu những vấn đề gì?

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là gì? Các tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp?

Trang 13

- Những nhân tố nào ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp?

- Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm ViBảo Ngọc (bao gồm đặc điểm bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến tìnhhình sử dụng vốn lưu động của công ty này?

- Tình hình sử dụng vốn bằng tiền, vốn hàng tồn kho, vốn các khoản phảithu của công ty này như thế nào? Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ra sao?

- Những thành công, tồn tại trong vấn đề sử dụng vốn lưu động của công ty này? Nguyên nhân vì sao?

- Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc nên làm gì đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

- Lý luận về vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp;- Thực tiễn tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHHThương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc

 Ước tính nhu cầu VLĐ, nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ, hoạch địnhvà thực thi chính sách sử dụng từng bộ phận VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ vàcác nhân tố ảnh hưởng tình hình sử dụng VLĐ của DN

- Về thực tiễn:

Trang 14

 Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mạiDược phẩm Vi Bảo Ngọc và những vấn đề liên quan bao gồm: đặc điểm kinhdoanh của công ty, ước tính nhu cầu VLĐ, nguồn vốn tài trợ cho nhu cầuVLĐ, tình hình sử dụng vốn hàng tồn kho, tình hình sử dụng vốn các khoảnphải thu, tình hình sử dụng vốn bằng tiền, mức độ hiệu quả sử dụng VLĐ

 Xác định những thành công, tồn tại cùng nguyên nhân trong vấn đề này, đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

+ Phạm vi không gian nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH Thươngmại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc

+ Phạm vi thời gian nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công tyTNHH Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc trong khoảng thời gian 2012-2016.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu như:

Trang 15

 Thu thập dữ liệu của đối thủ cạnh tranh thông qua báo cáo tài chính năm 2016.

+ Phương pháp chuyên gia

- Nội dung: Phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ cấp cao trong công ty.- Mục đích: Tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động kinh doanh, các chính sách quản lý, phương hướng của công ty.

Trang 16

lợi của VLĐ, ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời VLĐ đến tỷ suất sinh lời của vốnnói chung.

+Phương pháp lịch sử:

- Nội dung : Đánh giá, nhận xét bối cảnh đã qua tại doanh nghiệp

- Mục đích: Đánh giá hoạt động kinh doanh trong từng bối cảnh ở quákhứ, nhận định nguyên nhân của sự xuất hiện tình hình đó, xem xét có haykhông mối liên kết với tình hình thực tại

+ Phương pháp diễn giải

- Nội dung: Giải thích tình hình hoạt động kinh doanh qua những diễn biến thực tế tại công ty này

- Mục đích: Đưa ra những lập luận, giả thiết để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá về hoạt động sử dụng vốn lưu động tại công ty này

+Phương pháp nhân quả

Phương pháp này sẽ được sử dụng nhằm xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại côngty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc, nhận địnhnhững thành công, tồn tại và nguyên nhân của công ty trách nhiệm hữu hạnThương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc và đề xuất các khuyến nghị nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạnThương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc

6 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn được bố cục thành ba chương:

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của

doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách

nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc.

Chương 3: Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc.

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

+ Tài liệu nghiên cứu trong nước- Tạp chí Tài chính

Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 2/2016, tác giả Th Hà Quốc Thắng (2016),

“Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp- Tổng công ty 319” Tác giả đã đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại

doanh nghiệp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn này Luận văn đã khẳng định vốn lưu động có vai trò quyết định hiệu quảsản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích cũngnhư hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo nhận định của tácgiả việc sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cũng rất hiệu quả, trong đó kỳluân chuyển vốn lưu động của Tổng công ty 319 trong những năm qua tươngđối nhanh, chẳng hạn như năm 2014 chỉ có 12 ngày Điều này cho thấy côngtác quản lý vốn lưu động của Tổng công ty thực hiện tương đối tốt Cùng vớisự thay đổi của số vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu độngcũng có sự thay đổi nhưng theo chiều tốt Tuy công ty đang hoạt động tốtsong do sức ép cạnh tranh từ thị trường nên tác giả đã đề xuất một số kiếnnghị như : xây dựng phương pháp tính nhu cầu sử dụng vốn lưu động thốngnhất cho tất cả các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, áp dụng phươngpháp tiên tiến vào thi công, kiểm soát chi phí chặt chẽ, hạ giá thành sản phẩm,xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả và thường xuyên phân tích đánh giá

Trang 18

hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử và phương pháp diễn giải Hạn chế của nghiên cứu nàycũng chỉ đưa ra kết quả, hiệu quả thông qua đánh giá các chỉ số, chưa đề cậpđến chính sách quản lý từng khoản mục của vốn lưu động thông qua quá trìnhsử dụng Trong quá trình phân tích, tác giả chưa so sánh hiệu quả sử dụngtăng hay giảm so với ngành hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành để từ đóđánh giá công ty thực sự đang hoạt động có hiệu quả hay không Mặc dù, tácgiả đã đề xuất phương pháp nhu cầu vốn lưu động trong cơ sở kinh doanh,nhưng chưa cụ thể được cách làm và việc ước tính đó sẽ mang lại lợi íchnhư thế nào cho doanh nghiệp.

Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 8/2016, tác giả Th.S Nguyễn Đình Hoàn

(2016), “Thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng niêmyết” Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh

và phương pháp diễn giải để phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp xây dựng niêm yết Từ năm 2010 đến năm 2014, hiệu quả sửdụng vốn lưu động của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có xu hướnggiảm trong giai đoạn 2010-2014, số vòng quay vốn lưu động năm 2014 là0,87 vòng giảm 0,66 vòng, tương ứng với tỷ lệ giảm 26,27% so với năm2010 Việc giảm này đã làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốnnói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp xây dựng niêmyết Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các DNXD niêm yết gópphần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNXD niêm yết nóichung tác giả đề xuất một số giải pháp sau: chú trọng và tăng cường công tácdự báo nhu cầu vốn bằng tiền, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, đẩynhanh tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho Bài viết này cũng chỉ đưara kết quả đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ số,không phân tích quá trình sử dụng Mặt khác, tác giả chỉ phân tích chỉ số vòng

Trang 19

quay vốn lưu động để đánh giá tốc độ luân chuyển mà chưa nhắc đến mối quan hệ với tỉ suất sinh lợi của vốn lưu động.

- Luận văn trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Đề tài “Phân tích công nợ và khả năng thanh toán tại công ty cổ phầnKim khí Miền Trung”, tác giả Nguyễn Thị Phương Trang, luân văn Thạc sĩ

Kế toán, Đại học Đà Nẵng (2014) Luận văn đã phân tích tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013 giúp các nhà quản lý doanh nghiệpbiết được xu hướng vận động của tình hình công nợ, khả năng thanh toán,các khoản phải thu, nợ phải trả.Từ kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra cácđánh giá rằng công ty hoạt động có hiệu quả hay không để có biện pháp đểduy trì hay nâng cao các chỉ tiêu này Theo như kết quả nghiên cứu, cáckhoản phải thu tăng dần theo các năm, chủ yếu tăng từ các khoản phải thukhách hàng và phải thu khác Khả năng thanh toán tức thời của công ty có xuhướng giảm dần thể hiện rằng công ty đang gặp khó khăn khi phải thanh toáncác khoản nợ trước mắt Khả năng thanh toán hiện hành tương đối trung bìnhthấp nghĩa là doanh nghiệp chỉ vừa đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn Tác giả đã đề xuất các biện pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi các khoảnphải thu, có các kế hoạch trả các khoản nợ, điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý, đảmbảo khả năng thanh toán tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, tránhnguy cơ phá sản Nghiên cứu này chưa có hướng tiếp cận rõ ràng, chỉ nêu ratình hình công nợ và khả năng thanh toán thông qua các chỉ số để đánh giá kếtquả, chưa dự đoán được khoản nợ phải thu của khách hàng, chưa có sự sosánh đối chiếu với những doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá doanh nghiệphoạt động có hiệu quả hay không Mặt khác, tác giả cũng chưa cụ thể hóanhững chính sách quản lý công nợ, chưa áp dụng giải pháp thực tiễn vàonghiên cứu.

Trang 20

Đề tài “Quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng”, tác

giả Nguyễn Hồ Diệu Uyên, luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học ĐàNẵng (2014) Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứutài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích, thống kê, sosánh để phân tích việc quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Cao su ĐàNẵng Tác giả đã mô tả quá trình quản trị hàng tồn kho qua 4 bước cơ bản:hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát tồn kho và đánh giá công tác quản trịhàng tồn kho Việc hoạch định bao gồm việc dự báo nhu cầu và hoạch định chiphí tồn kho Ở giai đoạn này, người quản lý sẽ tập hợp các số liệu hàng hóa bánra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết, theo dõi kếhoạch phát triển các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, các thông tin phảnhồi khác để có những điều chỉnh và đưa ra dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩmtrong tương lai Sau đó, công ty sẽ xây dựng định mức tối đa và tối thiểu để xácđịnh mức đặt hàng và thời điểm đặt hàng để đảm bảo tồn kho không vượt mứcquy định Giai đoạn tổ chức thực hiện bao gồm: xây dựng hệ thống kho lưu trữ,lựa chọn nhà cung cấp và tiến hành mua hàng, tổ chức vận chuyển, tiếp nhận.Việc xây dựng hệ thống kho lưu trữ, lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức vận chuyểnnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát hàng hóa, nguyên vật liệu đầuvào và thời gian, quá trình vận chuyển; tối thiểu hóa chi phí đầu vào Giai đoạntiếp theo là việc kiểm soát hàng tồn kho, bao gồm kiểm soát dự trữ và chu trìnhhàng tồn kho Đây là việc làm cần thiết để tránh những rủi ro khi xảy ra giánđoạn trong kinh doanh, hàng hóa không đủ đáp ứng đơn hàng Cuối cùng là côngtác đánh giá công tác quàn trị hàng tồn kho thông qua các chỉ số Qua quá trìnhphân tích, tác giả đã kết luận rằng, giá trị hàng tồn kho năm 2012 giảm so vớinăm 2011 chứng tỏ sức mua đã tăng tuy nhiên tốc độ luân chuyển lại càng chậm.Mặc khác, hoạt động tổ chức kinh doanh còn bộc lộ nhiều hạn chế trong dự trữhàng tồn kho, cụ thể

Trang 21

xảy ra tình trạng dự trữ quá mức gây gia tăng chi phí và tồn đọng hàng Nhànghiên cứu đã kiến nghị phương pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồnkho qua việc xây dựng định mức tồn kho nguyên liệu, áp dụng mô hình quảnlý EQQ, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa Nghiên cứu này chưa có sự so sánhđối chiếu với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá khái quát về hiệu quảquản trị hàng tồn kho, chưa nghiên cứu các nhân tố bên ngoài và bên trongtác động đến việc quản trị.

Đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần đầu tư pháttriển nhà Đà Nẵng”, tác giả Đàm Thị Đại, luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân

hàng, Đại học Đà Nẵng (2015) Thông qua phương pháp so sánh, phương pháploại trừ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp Dupont, tác giả đã đưa racác vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty, các nhân tố ảnhhưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động Quaphân tích, nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao,tuy nhiên các chỉ tiêu hiệu quả có xu hướng tăng thể hiện tình hình quản trị vốnkhả quan Trong các năm từ 2011-2013, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng caotrong tổng nguồn vốn, đến năm 2014, tỷ lệ của vốn cố định và vốn lưu động đãcân bằng nhau cho thấy sự thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Trên cơ sởphân tích, tác giả đã rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế làm cơ sởtìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tưPhát triển nhà Đà Nẵng Bài viết tập trung nhiều vào phân tích hiệu quả sử dụngvốn cố định, vẫn chưa đào sâu vào việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng Trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tác giả vẫn chưaước tính được nhu cầu vốn lưu động là bao nhiêu để hoạch định những chínhsách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Luận văn cũng chỉ tính toán, phântích sự tăng giảm của các chỉ tiêu,

Trang 22

chưa có sự so sánh đối chiếu với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá doanhnghiệp sử dụng đồng vốn đã thực sự hiệu quả.

Đề tài“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phầnKim khí Miền Trung”, tác giả Hồ Nguyễn Hồng Ân, luận văn Thạc sĩ Tàichính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng (2015) Thông qua phương pháp thu thập

dữ liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tác giả đã đưa ra đánhgiá rằng công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn do vốn lưuđộng ròng qua 3 năm đều dương Đồng thời tài sản ngắn hạn cao hơn nợ ngắnhạn thì công ty có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoảnnợ Tuy nhiên, việc phân bổ trong cơ cấu vốn lưu động chưa hợp lý, tỷ trọngcác khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc quản lý kémhiệu quả Tác giả đã đề xuất một số biện pháp để hạn chế tối đa lượng vốn bịchiếm dụng và giảm thiểu chi phí lưu kho, xác định mức nhu cầu vốn bằngtiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của công ty Mặc dù tácgiả đã ước tính được nhu cầu sử dụng vốn của công ty tại năm 2014, songluận văn vẫn chỉ dừng lại ở mức đánh giá kết quả, hiệu quả thông qua các chỉsố, chưa có sự phân tích về tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua việcphân tích các nguồn tài trợ vốn lưu động, việc hoạch định các chính sách vềquản lý từng khoản mục của vốn lưu động Giữa phần cơ sở lý luận ở chương1 và chương 2 chưa có sự thống nhất về nội dung Trong chương 1, cơ sở lýluận hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua số vòng quayvốn lưu động, kỳ luân chuyển, mức đảm nhiệm và tỉ suất lợi nhuận Trong khiđó, ở chương 2, tác giả lại thêm phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằngtiền thông qua khả năng thanh toán Việc sử dụng vốn lưu động tạo ra khảnăng thanh toán là kết quả, không phải là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việcsử dụng vốn lưu động.

Trang 23

Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công tythông tin di động (VMS-Mobifone)”, tác giả Lê Thị Thanh Thảo, luận văn

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng (2015) Trong nghiên cứu này,tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn,phương pháp tỷ lệ để phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty thông tin diđộng (VMS-Mobifone) từ năm 2011 đến năm 2013 Theo kết quả phân tích,doanh thu tăng làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng, vốn lưu động bìnhquân tăng làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm Kết hợp hai chỉ tiêu nàylàm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2013 giảm so với năm 2012.Vòng quay khoản phải thu tăng do công ty đang nới lỏng chính sách bán tíndụng đối với khách hàng nhằm gia tăng doanh số dẫn đến các khoản phải thugia tăng Vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm là do sự tác động của giávốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân Tốc độ tăng của hàng tồn kho mạnhhơn tốc độ giá vốn làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm Xét chung tìnhhình thực tế sử dụng vốn lưu động tại công ty, khoản vốn bị chiếm dụng vẫncòn cao và lượng hàng tích lũy lớn dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn năm 2013không cao Tác giả kiến nghị công ty nên kiểm soát chặt chẽ các chính sáchbán tín dụng và tăng cường thu hồi nợ phải thu, kiểm soát nhập xuất hàng tồnkho, giảm thiểu chi phí lưu kho để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Tương tự với các luận văn trước, nhà nghiên cứu vẫn chưa ước tính đượcnhu cầu vốn sử dụng trong kinh doanh, chưa phân tích các chính sách quản lýtừng bộ phận của vốn lưu động Việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác phân tích hiệu quả hoạt động chưa đi sâu vào thực trạng sử dụng đểxác định những hạn chế và nguyên nhân, dẫn đến các biện pháp còn mangtính lý thuyết cao.

Đề tài “Quản trị vốn lưu động tại công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên –Chi nhánh xăng dầu Kon Tum”, tác giả Trần Ngọc Hòa, luận văn Thạc sĩ

Trang 24

Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng (2016) Trong luận văn này, nhữngphương pháp đã được sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ.Theo như đánh giá, trong những năm qua vốn lưu động đáp ứng được chohoạt động sản xuất diễn ra bình thường, liên tục, không bị gián đoạn.Petrolimex Kon Tum trong những năm vừa qua không bị rơi vào tình trạngkhan hiếm hoặc thiếu vốn, nguồn vốn, lợi nhuận hàng năm đều đạt và giữmức tăng trưởng ổn định khá cao Tuy nhiên, hàng tồn kho của đơn vị luônchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động dẫn đến chi phí lưu kho khálớn Trong những năm qua, công tác quản tri khoản phải thu mặc dù đã đạtđược kết quả khả quan, nhưng thực tế trong quá trình hoạt động hàng ngàythì số liệu về các khoản phải thu thường cao hơn rất nhiều Công tác quản trịcủa doanh nghiệp chỉ dừng ở mức quản trị những rủi ro phát sinh đến khảnăng bị mất vốn chứ chưa quan tâm nhiều đến việc nâng cao hiệu suất sửdụng vốn Tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu số tiền mặt tồnquỹ tại các cửa hàng, các chính sách quản lý quản phải thu và hàng tồn kho.Trong quá trình phân tích, nghiên cứu này cũng chỉ tập trung xem xét chínhsách quản trị, đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu, không phân tích quátrình sử dụng, không phân tích nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh Vì vậy,các đề xuất nhằm hoàn thiện việc quản trị vốn lưu động chỉ tập trung quản lýtừng bộ phận của vốn nhưng lại không ước tính mức nhu cầu.

Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạnnhà hàng trên địa bàn quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng”, tác giả Lê Thị

Thu Phương, luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng (2016).Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương phápchi tiết, phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố, phương pháptương quan để phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạnnhà hàng trên địa bàn quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 đến

Trang 25

năm 2016 Nhìn chung, giá trị trung bình vòng quay vốn lưu động có tốc độtăng trưởng tốt, số vòng quay vốn lưu động lớn Điều này không chỉ cho thấyrằng mức độ tiết kiệm vốn lớn mà còn nâng cao khả năng tạo ra tiền và khảnăng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy, đối với hiệu suất sử dụngvốn lưu động, quy mô tài sản ảnh hưởng đến vòng quay Kết quả cho thấy giátrị trung bình vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà hàng caohơn các doanh nghiệp khách sạn tuy nhiên doanh nghiệp nhà hàng lại biếnđộng nhiều hơn các doanh nghiệp khách sạn Như vậy, doanh nghiệp cần tăngtrưởng một tốc độ phù hợp dựa trên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tậphợp nguồn lực hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nghiên cứu này chỉ đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệuquả kinh doanh, không đi phân tích từ quá trình sử dụng Cách tiếp cận nghiêncứu chưa có sự liên kết giữa các phần Mặt khác, các biện pháp cải thiện hiệuquả kinh doanh còn chưa rõ ràng, chưa mang tính thực tiễn.

+ Tài liệu nước ngoài - Luận văn

Đề tài “Working Capital Management: A study about how Swedishcompanies manage working capital in relation to revenue growth over time”,

tác giả Hagberg, Niklas, Johansson, Viktor, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinhdoanh, Đại học Uppsala, Thụy Điển (2014) Thông qua phương pháp thu điềutra thu thập số liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp lịch sử, luận vănđã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa việc quản trị vốn lưu động và sự tăngtrưởng doanh thu tại ba ngành công nghiệp ở Thụy Điển từ năm 2006 đếnnăm 2013 Qua kết quả điều tra bằng mẫu khảo sát và các cuộc phỏng vấn,ngành công nghệ thông tin và ngành viễn thông, việc quản trị vốn lưu độngtác động nhiều đến tỷ lệ gia tăng doanh thu, vì vậy các doanh nghiệp của haingành hướng đến mục tiêu tối ưu hóa vốn lưu động để đạt sự tăng trưởng

Trang 26

doanh thu lý tưởng là việc cần thiết Ngược lại với hai ngành trên, ngành bánbuôn và sản xuất công nghiệp việc gia tăng doanh thu lại không thể làm tăngvốn lưu động, do đó trong trường hợp này việc tối ưu hóa vốn lưu độngkhông cần thiết Tóm lại, những tác giả chỉ ra rằng các công ty nghiên cứuthường đánh giá sai hiệu suất của việc quản trị vốn lưu động và không nhậnthức được việc quản trị vốn lưu động nhằm tăng doanh thu hiệu quả hơn Mặtkhác, những nhà nghiên cứu cũng giải thích việc sự thay đổi về các khía cạnhnày là không cần thiết và có sự khác biệt của các ngành Vốn lưu động phụthuộc vào nhiều yếu tố song nghiên cứu này chỉ nghiên cứu ba ngành côngnghiệp, nên không thể đưa ra kết luận chung cho tất cả các ngành Mặc dùnghiên cứu tập trung vào việc quản trị vốn lưu động để đánh giá việc sử dụngcó hiệu quả hay không, song vẫn chưa ước lượng được nhu cầu vốn lưuđộng sử dụng là bao nhiêu Những nhà nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ởmức đánh giá hiệu quả của việc quản trị thông qua các chỉ số, chưa lý giảiđược quá trình sử dụng.

Trang 27

b Khái niệm vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con người lao động,tư liệu lao động còn phải có đối tượng lao động Trong các doanh nghiệp đốitượng lao động bao gồm hai bộ phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiênvật liệu, phụ tùng thay thế…đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất đượctiến hành nhịp nhàng, liên tục; bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đangđược chế biến trên dây chuyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động củadoanh nghiệp Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi làtài sản lưu động sản xuất Mặt khác, doanh nghiệp sau khi sản xuất xong cóthể chuyển bán ngay cho đơn vị mua mà cũng có thể phải làm một số côngviệc như đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh tóan với khách hàng….nênhình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, hàng hóa, vốn bằngtiền, các khoản phải thu khách hàng…) Những khoản vật tư và tiền tệ nàyphát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu động trong lưu thông

Trang 28

Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục,ngoài tài sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản luân chuyển trongdự trữ, trong sản xuất và trong lưu thông Trong điều kiện nền kinh tế hànghoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản luân chuyển này các doanh nghiệp phảibỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước đề đầu tư, mua sắmTSLĐ nhằm đảm bảo quá trình SXKD của doanh nghiệp được tiến hànhthường xuyên và liên tục.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểmvận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sảnlưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động luân chuyểnkhông ngừng, vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sảnxuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thườngxuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển củavốn lưu động Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lạithay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hìnhthái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hìnhthái vốn tiền tệ.

Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trịhàng hóa và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinhdoanh.

c Đặc điểm của vốn lưu động

 Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần hoàn của vốn lưu động

 Vốn lưu động hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trang 29

 Vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong khâu sản xuất và lưu thông ở cùng một thời điểm.

 Số vốn lưu động cần thiết phụ thuộc vào đặc điểm, chu kỳ kinh doanhvà tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thương mại, vốnlưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

1.1.2.Phân loại vốn lưu động

a.Phân loại theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh

 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,công cụ dụng cụ.

 Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.

 Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thànhphẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý);các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…).

b.Phân loại theo hình thái biểu hiện

 Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, thành phẩm…

 Vốn khoản phải thu: Bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu khác.

 Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng.

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mứctồn trữ tiền vốn và các loại vật liệu là bao nhiêu, có đáp ứng được nhu cầu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, cũng như khả năng thu hồikhoản phải thu của doanh nghiệp.

Trang 30

c Phân loại theo nguồn hình thành

 Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt.

 Các khoản nợ: là khoản vốn lưu động được hình thành từ các khoảnvay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợkhách hàng chưa thanh toán và các khoản nợ khác.

Như vậy, phân loại vốn lưu động rất quan trọng đối với việc sử dụnghiệu quả vốn lưu động Thông qua phân loại vốn lưu động, người quản lýthấy được vốn lưu động đang tồn đọng ở khâu nào, khoản mục, hình thành từnguồn nào nào hay cần bổ sung vốn lưu động ở khâu nào, khoản mục nào,huy động từ nguồn nào để có lợi nhất Việc phân loại vốn lưu động trên chỉmang ý nghĩa tương đối, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, vốn lưu động luôn vận động, luân chuyển không ngừng từ khâu nàysang khâu khác, từ khoản mục này sang khoản mục khác.

1.1.3.Vai trò của vốn lưu động

- Vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.- Vốn lưu động đảm bảo cho sự thường xuyên liên tục của quá trình sảnxuất kinh doanh từ các khâu thu mua nguyên vật liệu, tiến hành tổ chức sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm.

Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp Hiệu quảkinh doanh cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào khả năng khai thác và sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp

1.2 SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Việc phân tích hình hình sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp bắt đầutừ việc ước tính nhu cầu vốn lưu động Từ việc xác định được nhu cầu vốnlưu động sử dụng trong doanh nghiệp là việc lựa chọn và tìm kiếm nguồn tàitrợ cho nhu cầu vốn lưu động Sau đó là nghiên cứu việc hoạch định và thực

Trang 31

thi các chính sách quản lý từng bộ phận của vốn lưu động Sau quá trình phântích tình hình sử dụng vốn lưu động là sự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng

1.2.1 Ước tính nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Ước tính nhu cầu vốn lưu động là việc xác định nhu cầu vốn lưu độngcần đầu tư cho năm kế hoạch, dựa trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của từng bộphận vốn lưu động cần đầu tư…

Có hai phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu vốn lưu động là:phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp [6]

- Xác định nhu cầu vốn cho hàng tồn kho: căn cứ vào số liệu tổng hợptình hình dự trữ hàng tồn kho các năm trước và tình hình biến động của nămkế hoạch để xác định mức tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định nhu cầu vốn các khoản phải thu: dựa vào kế hoạch tiêu thụsản phẩm và chính sách bán tín dụng của doanh nghiệp, dự tính mức vốn bìnhquân cho khách hàng nợ

Nhu cầu vốn lưu động được xác định bằng tổng nhu cầu vốn bằng tiền, vốn cho hàng tồn kho và vốn cho các khoản phải thu.

- Ưu điểm: Phương pháp này giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu vốnlưu động tương đối chính xác.

Trang 32

- Nhược điểm: Phương pháp này cần phải tính toán nhiều và khá phứctạp

+ Phương pháp gián tiếp

Dựa vào mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành vốn lưu động vớidoanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ phần trăm tính theo doanhthu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch.

Phương pháp này thực hiện theo các trình tự sau:

- Xác định số dư các bộ phận vốn lưu động năm báo cáo: Căn cứ vào sốdư cuối kỳ của các khoản trên Bảng cân đối kế toán qua các năm, chọn nhữngkhoản mục có quan hệ chặt chẽ và chịu sự biến động trực tiếp của doanh thu.

- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báocáo.

Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.-Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

-Ưu điểm:

 Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và được sử dụng phổ biến-Nhược điểm:

 Số liệu tính toán chỉ mang tính chất tương đối

1.2.2.Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Sau khi hoạch định vốn lưu động, doanh nghiệp cần tìm cho mình nguồntài trợ hợp lý Nhu cầu vốn lưu động bao gồm hai thành phần: nhu cầuthường xuyên và nhu cầu tạm thời Nhu cầu thường xuyên cần được tài trợbằng nguồn vốn dài hạn còn các nhu cầu tạm thời thì được tài trợ bằng nguồnvốn ngắn hạn [5, tr.204-205].

Nguồn tài trợ cho tài sản lưu động bằng nguồn vốn dài hạn là vốn lưuđộng ròng, nguồn tài trợ cho tài sản lưu động bằng nguồn vốn ngắn hạn là nợngắn hạn.

Trang 33

Vốn lưu động ròng đo lường năng lực tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.VLĐR = NVTX – TSDH = TSNH – NNH (1.1) Chỉ tiêu này dương cónghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, đồng nghĩa với việc doanhnghiệp sử dụng toàn bộ ngắn hạn và một phần vốn dài hạn để đầu tư cho tàisản ngắn hạn Điều này cũng có nghĩa là công ty có khả năng chi trả các nghĩavụ ngắn hạn của mình Ngược lại nếu là âm có nghĩa là công ty không có khảnăng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của mình.

Từ chỉ tiêu vốn lưu động ròng, ta có thể phân tích cân bằng tài chính củadoanh nghiệp thông qua việc tính toán nhu cầu vốn lưu động ròng và ngânquỹ ròng

+ Nhu cầu vốn lưu động ròng:

NC VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (trừ các khoản vay) (1.2)

+ Ngân quỹ ròng:

Ngân quỹ ròng > 0: Đạt trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn rất antoàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐròng.

Ngân quỹ ròng < 0: VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐròng, doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếuhụt đó và tài trợ cho một phần tài sản dài hạn khi VLĐ ròng âm Doanhnghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn và bất lợi với doanh nghiệp.

Ngân quỹ ròng = 0: VLĐ ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng,đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn nhưng không bền vững.

1.2.3 Hoạch định và thực thi chính sách quản trị từng bộ phận củavốn lưu động.

a.Vốn bằng tiền.

Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng là một bộ phận quan trọng cấu

Trang 34

thành vốn bằng tiền của Công ty Quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp lànội dung chủ yếu trong quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp thông thường làđể đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu,thanh toán các khoản chi phí cần thiết Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằngtiền đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấutrên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp.

Nội dung quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thông thường baogồm:

- Không làm mất khả năng mua chịu từ nhà cung cấp

- Tận dụng được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao hơn cho doanhnghiệp.

Những phương pháp thường dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ là:- Phương pháp tổng chi phí tối thiểu (Mô hình Baumol):

Giả sử doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải sử dụng nó để đápứng các khoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn Khi lượng tiền mặt đã hết,doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao)để có lượng tiền mặt như lúc đầu Có hai loại chi phí cần được xem xét khibán chứng khoán: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợitức chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; Chi phí cho việc bán chứng khoánmỗi lần, đóng vai trò như là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng Trong điều

Trang 35

kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối đa của doanh nghiệp chính bằng số lƣợngchứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ lƣợng vốn tiền mặt mong muốn bù đắpđƣợc nhu cầu chi tiêu tiền mặt.

Mức dự trữ

quânThời gian (ngày)

Mô hình 1.1 Mô hình Baumol xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu

F: Chi phí cố định phát sinh để có đƣợc tiền mặt- Ƣu điểm

 Mô hình đơn giản và tinh giản nhất cho việc quyết định tồn quỹ tối ƣu.- Nhƣợc điểm:

Mô hình Baumol đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở giả định là: Mô hình giả định dòng tiền rời rạc và không đổi.

 Mô hình giả định doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt khôngđổi Nhƣng trong thực tế, sự bù đắp chỉ đƣợc quản lý một phần bởi vì ngày

Trang 36

đến hạn thanh toán của các khoản tiền là khác nhau và tổng chi phí không thể được dự đoán chính xác.

 Mô hình giả định không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch định Nhưngthực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có những dòng tiền vào và ra liên tục hàng ngày.

 Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn Các doanh nghiệp sẽcó thể muốn giữ một lượng tiền mặt dự trữ an toàn để tránh nguy cơ thiếu hụttiền mặt hoặc khi cần chi tiền Tuy nhiên, ở một mức độ nhất đinh, doanhnghiệp có thể bán các chứng khoán đầu tư ngắn hạn.

- Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr:

Mô hình phát triển mô hình tồn quỹ tiền mặt với dòng tiền thu và chi biếnđộng ngẫu nhiên hàng ngày, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lượnglà phương sai thu chi ngân quỹ.

 Tồn quỹ của doanh nghiệp không ổn định ở một mức như trong môhình Baumol, nó có thể dao động từ thấp nhất tới cao nhất, là điểm giới hạn dưới và giới hạn trên.

 Doanh nghiệp có dòng tiền thường xuyên biến động thất thường,chênh lệch giữa thu và chi lớn, cần duy trì mức tồn quỹ cao Ngược lại, nếudòng tiền ổn định, mức tồn quỹ cần thiết sẽ nhỏ hơn.

Thời gian

Mô hình 1.2 Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Trang 37

Z: Mức tiền mặt tối ưu

L: Mức tồn quỹ tiền mặt thấp nhất

Để sử dụng mô hình này, giám đốc tài chính cần làm:

- Thiết lập giới hạn kiểm soát dưới cho tồn quỹ Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn tối thiểu do ban quản lý quyết định.

- Ước lượng độ lệch chuẩn của d ng tiền mặt thu chi hàng ngày.- Quyết định mức lãi suất.

- Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn

- Ưu điểm của mô hình này

 Đưa ra được mức tồn quỹ hàng ngày trung bình thấp hơn nhiều so với mức tồn quỹ trung bình mà doanh nghiệp đạt được

 Chỉ ra rằng điểm tồn quỹ tối ưu Z* là tương quan dương với chi phí giao dịch F và tương quan âm với K

 Chỉ ra tồn quỹ tối ưu và tồn quỹ trung bình là tương quan dương vớisự biến động của dòng tiền, nghĩa là, các doanh nghiệp có dòng tiền mặtkhông ổn định nên duy trì một tồn quỹ trung bình lớn hơn.

- Nhược điểm của mô hình này

 Khó khăn trong việc ước tính độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chihàng ngày.

Trang 38

+ Lập dự toán vốn bằng tiền

Dự toán vốn bằng tiền là tập hợp các dự kiến về nguồn huy động và nhucầu sử dụng vốn bằng tiền Dự đoán các dòng tiền vào bao gồm luồng thunhập từ kết quả kinh doanh; từ kết quả hoạt động tài chính; dòng tiền đi vayvà các luồng tăng vốn khác Trong các dòng tiền kể trên, dòng tiền là từ kếtquả kinh doanh là quan trọng nhất Nó đƣợc dự đoán dự trên cơ sở các khoảndoanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ.

Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và luồng xuất ngân quỹ doanhnghiệp có thể thấy đƣợc mức dƣ hay thâm hụt ngân quỹ Từ đó thực hiện cácbiện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ nhƣ tăng tốc độ thu hồi các khoản nợphải thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiện đƣợc hoặc khéoléo sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán Doanh nghiệp cũngcó thể huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng Ngƣợc lại, khiluồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sửdụng phần dƣ ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tƣ trong thời hạn chophép để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình [21, tr.383-388]

- Tổ chức quản lý, sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền

Hoạt động thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày,hàng giờ, hơn nữa vốn bằng tiền là tài sản đặc biệt có khả năng thanh toáncao, dễ dàng chuyển hóa sang các hình thức tài sản khác Vì vậy, doanhnghiệp cần phải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn bằng tiền một cách chặtchẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng.

Trang 39

nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ; phải có các biện pháp quản lý bảo đảm antoàn kho quỹ.

 Doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để ápdụng cho từng trường hợp thu chi Thông thường các khoản thu chi khônglớn thì có thể sử dụng tiền mặt, song các khoản thu chi lớn cần sử dụng hìnhthức thanh toán không dùng tiền mặt.

 Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần xác định rõ đối tượngtạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời

b Vốn các khoản phải thu

Khoản phải thu là tất các khoản nợ phải thu, các giao dịch chưa đượcthanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ mà khách hàng và các đối tác khácchưa thanh toán cho doanh nghiệp [6], [15]

Nội dung quản trị các khoản phải thu bán hàng trong doanh nghiệpthường bao gồm:

+ Hoạch định các khoản phải thu khách hàng

Hoạch định khoản phải thu là tiến trình các nhà quản trị xác định và lựachọn mục tiêu của công tác quản trị các khoản phải thu và vạch ra những hànhđộng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu Việc hoạch định khoản phải thu thựcchất là hoạch định chính sách bán tín dụng và các chính sách cho nợ khác, baogồm hoạt động xây dựng tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn tín dụng, chiết khấuthanh toán và xây dựng chính sách thu hồi nợ

- Tiêu chuẩn tín dụng liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết đểkhách hàng tín dụng có thể được chấp nhận mua tín dụng.

- Thời hạn tín dụng là thời gian mà người mua được trì hoãn thanhtoán, nghĩa là từ lúc ghi hóa đơn đến thời hạn cuối cùng mà họ phải thanh toán.

- Chiết khấu thanh toán là tỷ lệ phần trăm giảm giá và thời hạn trả

Trang 40

trước để được nhận chiết khấu tiền mặt

- Chính sách thu hồi nợ được đo lường bởi mức độ chặt chẽ hay lỏnglẻo của doanh nghiệp trong nỗ lực thu hồi các hợp đồng trả chậm Chính sáchthu hồi nợ liên quan đến các thủ tục mà doanh nghiệp sử dụng để thu hồi cáckhoản nợ quá hạn.

Để thiết lập các điều khoản tín dụng và xây dựng chính sách thu nợ phùhợp, doanh nghiệp cần lưu tâm rằng trong chính sách bán tín dụng, nếu kháchhàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộngrãi để tránh rủi ro Doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tíncủa khách hàng Đồng thời cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán tíndụng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với mỗi chính sách bán tín dụng, doanh nghiệp cần đánh giá qua cácthông số:

- Số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được- Giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.

- Các chi phí phát sinh thêm do việc tăng các khoản nợ.- Các khoản chiết khấu chấp nhận.

- Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ.- Dự đoán được số nợ phải thu ở khách hàng

Số nợ phải thu của khách hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng.

Trong đó: Npt: Số nợ phải thu dự kiến trong kỳDt: Doanh thu tiêu thụ dự kiến trong kỳ

Ngày đăng: 19/01/2019, 17:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[14].Lê Thị Thanh Thảo (2015), Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty thông tin di động (VMS-Mobifone). Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thanh Thảo (2015), "Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạtđộng tại công ty thông tin di động (VMS-Mobifone)
Tác giả: Lê Thị Thanh Thảo
Năm: 2015
[15].Nguyễn Thị Phương Trang (2014), Phân tích công nợ và khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Kim khí Miền Trung. Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Phương Trang (2014), "Phân tích công nợ và khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Kim khí Miền Trung
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Trang
Năm: 2014
[16].Đàm Văn Tuệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đàm Văn Tuệ (2006), "Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả: Đàm Văn Tuệ
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Năm: 2006
[17].Nguyễn Hồ Diệu Uyên (2014), Quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà NẵngTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hồ Diệu Uyên (2014), "Quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phầnCao su Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Hồ Diệu Uyên
Năm: 2014
[19].Hagberg, Niklas, Johansson, Viktor (2014), Working Capital Management: A study about how Swedish companies manageworking capital in relation to revenue growth over time, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Uppsala, Thụy Điển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hagberg, Niklas, Johansson, Viktor (2014"), Working CapitalManagement: A study about how Swedish companies manage"working capital in relation to revenue growth over time
Tác giả: Hagberg, Niklas, Johansson, Viktor
Năm: 2014
[20].Hrishikesh Bhattacharya (2004), Giáo trình Working Capital Management: Strategies and Techniques, Prentice-Hall of India Pvt.Ltd, Ấn Độ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hrishikesh Bhattacharya (2004), "Giáo trình Working Capital Management: Strategies and Techniques
Tác giả: Hrishikesh Bhattacharya
Năm: 2004
[21].James Sagner (2010), Giáo trình Essentials of Working Capital Management Wiley; 1 edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: James Sagner (2010), "Giáo trình Essentials of Working Capital Management
Tác giả: James Sagner
Năm: 2010
[22].Lorenzo A.Preve, Virginia Sarria Allende (2010), Working Capital Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lorenzo A.Preve, Virginia Sarria Allende (2010)
Tác giả: Lorenzo A.Preve, Virginia Sarria Allende
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w