Bộ phim Châu Nam Cực ra đời đã khẳng định được vị trí nhất định của mình được thể hiện bằng nội dung mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện qua những cảnhquay chân thực, những dấu mốc tái h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -NIÊN LUẬN
CHÂU NAM CỰC
Giảng viên: TS Phùng Ngọc Kiên
Sinh viên : Phạm Quang Tài
Mã SV : 16031927
Lớp : K61 Văn học
Hà Nội, 2018
Lời cảm ơn
Trang 2Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên người đã định hướng đề tài và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứuvừa qua Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Văn học đãcũng cấp cho em những kiến thức quý báu trong hệ thống bài giảng trên lớp tạođiều kiện về thời gian và tư liệu cho em hoàn thành bài niên luận này.
-Dù đã cố gắng nhưng bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế Em rấtmong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và bạn bè để em có thểthực hiện những bài tiếp theo tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018 Sinh viên
Phạm Quang Tài
Trang 3Bộ phim Châu Nam Cực (南極 物語, Nankyoku Tairiku, thắp sáng "Truyện
Nam Cực") là một bộ phim của Nhật Bản do Fukuzawa Kazuo đạo diễn và diễnviên Ken Takakura đóng vai chính Cốt truyện của nó tập trung vào cuộc thámhiểm khoa học của Nhật Bản đến Nam Cực năm 1958, đó là một cuộc thám hiểmvới mong muốn có thể lấy lại được vị thế của nước Nhật sau chiến tranh, một câuchuyện cảm động về sự gắn kết giữa con người và động vật
Trang 4Một số hình ảnh trong bộ phim Châu Nam Cực
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu 7
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
B PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 11
1 Khái niệm về phim tài liệu 11
2 Từ văn học tới điện ảnh 11
3 Khái niệm chuyển thể 12
4 Sơ lược về bộ phim Châu Nam Cực 13
CHƯƠNG II: NHÂN VẬT TRONG BỘ PHIM CHÂU NAM CỰC 15
1 Sự xuất hiện của nhân vật chính Kuramochi 15
2 Kuramochi với những hành động vươn lên manh mẽ 16
3 Kết quả, ý nghĩa của cuộc thám hiểm Nam Cực 20
CHƯƠNG III: NGÔN NGỮ CỦA PHIM TRUYỀN HÌNH 21
1.Dàn cảnh 21
2 Dựng phim 29
2 Âm thanh 30
CHƯƠNG IV: CHÂU NAM CỰC DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHÂN LOẠI 33
1 sự thành công của phim truyền hình lịch sử qua bộ phim Châu Nam Cực33 2 Phim truyền hình lịch sử thể hiện nội dung mang tính nhân văn sâu sắc trong Châu Nam Cực 34
C PHẦN KẾT LUẬN 36
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 6TINH THẦN DÂN TỘC TRONG BỘ PHIM CHÂU NAM CỰC
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, nghệ thuật điện ảnh đã chính thức ra đời với sự pháttriển vượt bậc của khoa học kĩ thuật Nền nghệ thuật điện ảnh sau hơn 100 nămhình thành và phát triển đã nhanh chóng đã chuyển từ một loại hình giải trí đơnthuần mới lạ đã trở thành một công cụ nghệ thuật và công cụ truyền thông đạichúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại Phim truyền hình xuất hiệnkhông đơn thuần chỉ là một hình thức giải trí không thể thiếu trong cuộc sống củacon người mà nó còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa, những tri thức bổích, những bài học cho con người được phổ biến rộng rãi trên các trang truyềnthông Với sự phát triển của phim ảnh con người ta có thể dễ dàng tiếp cận nhữngcâu chuyện xưa cũ, khô khan dưới những cái nhìn mới mẻ, độc đáo hơn
Bộ phim Châu Nam Cực ra đời đã khẳng định được vị trí nhất định của mình
được thể hiện bằng nội dung mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện qua những cảnhquay chân thực, những dấu mốc tái hiện lại lịch sử về những bước tiến lớn của conngười, của dân tộc Đồng thời bộ phim cũng cho chúng ta thấy được những lỗ lựccủa con người trong việc thay đổi vận mệnh của đất nước Dù trong bộ phimkhông chứa những thước phim quá nhiều những điều kịch tính nhưng nó lại đưacon người ta đi từ cung bậc cảm xúc này đến những cung bậc cảm xúc khác một
cách hết sức tự nhiên và lôi cuốn… Vì vậy tôi xây dựng nên đề tài Tinh thần dân
tộc trong bộ phim Châu Nam Cực để có thể tìm hiểu câu chuyện về một dân tộc lý
tưởng, kiên cường bất khuất đứng dậy một cách mạnh mẽ sau chiến tranh quanhững thước phim mộc mạc, giản dị mà không hề “xưa cũ” đã thu hút được khángiả toàn thế giới
Bên cạnh đó, chúng tôi chọn đề tài Tinh thần dân tộc trong bộ phim Châu
Nam Cực nhằm có thể đi sâu khám phá ý nghĩa của những bộ phim truyền hình tác
Trang 7động đến ý thức khám phá cũng như ý thức con người từ đó có thể đóng góp vào
sự phát triển của phim ảnh Phim ảnh tác động tới con người bằng những hình ảnh
mà ta trực tiếp nhìn thấy trên màn ảnh, nó tri phối tình cảm và cảm xúc của conngười, nó cho chúng ta cảm nhận và hiểu được nội dung mà tác phẩm muốn truyềntải vì vậy những bộ phim giúp con người có một cái nhìn mới về thế giới xungquanh cuộc sống hằng ngày cho những tưởng tượng phong phú về một thế giớikhác đầy mới lạ thông qua những sáng tạo nghệ thuật của những nhà làm phim.Hình ảnh, âm thanh trong phim đóng vai trò to lớn, nó tác động mạnh mẽ tới tâm
lý và tình cảm của người xem, khác với tiểu thuyết hay những cuấn sách dày cộp
về lịch sử - người đọc phải tưởng tưởng những gì đang diễn ra trong câu chuyệncủa họ thì phim ảnh mang đến cho khán giả những hình ảnh chân thực ngay trướcmắt mà thông qua đó ta có thể hiểu được sâu sắc nội dung và tư tưởng mà nhà làmphím muốn gửi gắm
Nghiên cứu về những bộ phim lịch sử và mang ý nghĩa khám phá khoa học làmột đề tài khá rộng và phức tạp, vì thế trước tiên chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu một
bộ phim truyền hình của Nhật Bản được dựng lên dựa trên sự kiện lịch sử có thật
của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 Bộ phim Châu Nam Cực được ra đời
sau hàng loạt những tác phẩm phim truyền hình về lịch sử, khám phá khoa họctrên thế giới nhưng nó lại đánh dấu được một dấu mốc rất quan trọng cho những
bộ phim truyền hình tiêu biểu của Nhật Bản nói riêng và của toàn thế giới nói
chung…Chính vì vậy chúng tôi đi sâu vào phân tích Tinh thần dân tộc trong bộ
phim Châu Nam Cực Nghiên cứu về những tư tưởng trong bộ phim truyền hình là
một trong những yếu tố cấu thành nên một tác phẩm nghệ thuật, với đề tài nàychúng tôi hi vọng sẽ đóng góp những hiểu biết của mình cho chặng đường tiến tớinhững sáng tạo mới của nền điện ảnh
2 Lịch sử nghiên cứu
Điện ảnh Nhật Bản (tiếng Nhật: 映画 - Eiga, cũng được biết trong Nhật Bản
là 邦画 hōga - "domestic cinema") hay phim điện ảnh Nhật Bản là nền nghệ thuật
Trang 8và công nghiệp điện ảnh của Nhật Bản, có một lịch sử hơn 100 năm Nhật Bản làmột trong số những nền công nghiệp điện ảnh lớn nhất và lâu đời nhất trên thếgiới; so với số liệu năm 2010, nền điện ảnh Nhật Bản xếp hạng vị trí thứ bốn về sốlượng phim truyện đã được sản xuất Năm 2011, Nhật Bản sản xuất được 411phim truyện, thu được 54,9% của một văn phòng có giá trị tổng số $2.338 tỉ USD.Phim điện ảnh đã được sản xuất từ năm 1897 tại Nhật Bản khi một người chụphình nước ngoài đầu tiên chuyển đến đây Trong một danh mục bảng xếp hạng tên
là Sight & Sound về những bộ phim tốt nhất của nền điện ảnh Châu Á, nền điệnảnh Nhật Bản đứng thứ tám trong top 12 nền điện ảnh mạnh nhất của lục địa Châu
Á, với Tokyo Story (1953) được xếp đứng đầu tiên trong danh sách Điện ảnh NhậtBản cũng đã chiến thắng giải thưởng danh giá Academy Award cho hạng mục GiảiOscar cho phim ngoại ngữ hay nhất với bốn lần được xướng danh (Người tiễn đưa(2008), Samurai I: Musashi Miyamoto (1955), Jigokumon (1954), Rashōmon(1951)), một lần nữa nhiều hơn bất kỳ quốc gia Châu Á nào khác Trong suốt hơn
100 năm qua kể từ ngày ra đời (20/6/1899), điện ảnh Nhật Bản đã trải qua nhiềugiai đoạn thăng trầm nhưng vẫn luôn có những tác phẩm đặc sắc và những thếmạnh riêng, trong đó phải kể tới các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, hay còn gọi làanime với hai lần xướng tên cho phim hoạt hình Sen và Chihiro ở thế giới thần bí(2001) cho giải thưởng Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất và La Maison enPetits Cubes (2008) cho giải thưởng Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất.Hiện nay nền công nghiệp anime của Nhật Bản ước tính chiếm lĩnh thị trường sảnxuất hoạt hình trên toàn cầu vào khoảng 60% số lượng phim đã sản xuất
Châu Nam Cực là một bộ phim tài liệu khám phá để lại trong lòng người xem
rất nhiều những cảm xúc Bộ phim được sản xuất vào năm 2011, được chuyển thểdựa trên câu chuyện lịch sử có thật của Nhât Bản, gồm 10 tập Phim có sự thamgia của dàn diễn viên tài năng như: Ayase Haruka, Yamamoto Yusuke, KenTakakura, Okada Yoshinori, Sakai Masato, Yoshizawa Hisashi…Châu Nam Cực
là bộ phim được đầu tư sản xuất công phu nhất của đài truyền hình TBS do đạo
Trang 9diễn Fukuzawa Kazuo phụ trách đảm nghiệm việc sản xuất Châu Nam Cực là một
bộ phim truyền hình mang tiếng vang lớn khi đã tái hiện lại câu chuyện kì diệu vềđất nước và con người Nhật Bản Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là mộtnước bại trận phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh nhưng với tinh thần bấtkhuất người dân Nhật đã làm được điều kì diệu, đứng dậy từ đống tro tàn đổ nát.Khởi đầu cho những chuyển biến mới của công cuộc cải cách chính là cuộc khámphá Châu Nam Cực…Bộ phim mang lại cho chúng ta những cảm nhận mới mẻ vềphim truyền hình, ta có thể cảm nhận những sự kiện lich sử đó trên nhiều phươngdiện khác nhau Chính vì vậy mà bộ phim Châu Nam Cực đã ghi được dấu ấn sâuđậm trong lòng người xem Có rất nhiều hướng đi để có thể tiếp cận một bộ phimtruyền hình, mỗi người sẽ có những cái nhìn khác nhau trên những phương diện,tuy nhiên việc nghiên cứu về bộ phim tài liệu khám phá thì chưa có nhiều nhànghiên cứu về vấn đề này, do vậy tôi quyết định lựa chọn hướng đi nghiên cứu về
đề tài Tinh thần dân tộc trong bộ phim Châu Nam Cực với mong muốn đem một
chút sức lực của mình đóng góp vào hệ tri thức rộng lớn của phim truyền hình
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: bộ phim Châu Nam Cực của đạo diễn Fukuzawa Kazuo
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh bộ phim Châu Nam Cực Đềtài này sẽ cho thấy được sự ảnh hưởng của những bộ phim truyền hình về lịch sửđối với sự phát triển của nền điện ảnh cụ thể thông qua việc phân tích hệ thống cốttruyện, nhân vật, ngôn ngữ truyền hình để có thể thấy đươc những nét độc đáotrong việc truyền tải nội dung qua những bộ phim truyền hình
4 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp để tiếp cận một bộ phim nhưng để nghiên cứu mộtcách sâu sắc nhất chúng tôi đã chọn tiếp nhận bộ phim dưới góc nhìn về tinh thầndân tộc và những ước mơ khám phá khoa học với việc khảo sát các đoạn, cảnhquay quan trọng , cần thiết để phân tích , xác định điểm nhìn cụ thể trong từngcảnh, từng tường đoạn để xác định vai trò và ý nghĩa của từng cảnh quay đó đối
Trang 10với việc truyền tải nội dung của phim Đồng thời chúng tôi phân tích yếu tố tự sự,nhân vật và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bộ phim bằng phương pháp so sánh, tổnghợp, đánh giá để có thể cho người xem có thể thấy được trọn vẹn ý nghĩa, nộidung, tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải tới bộ phim.
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Trang 111 Khái niệm về phim tài liệu.
Theo “thuật ngữ điện ảnh – truyền hình”do hội điện ảnh Việt Nam xuất bảnnăm 2009: Phim Tài liệu (Documentary) là thể loại phim mang tính truyền thông
về những sự kiện có thật xảy ra trong xã hội và thế giới tự nhiên được con ngườiquan tâm Phim Tài liệu thường chứa những sự kiện chọn lọc, những chi tiết chânthực là sức mạnh thuyết phục của người xem Một số loại phim truyền hình tàiliệu, chẳng hạn như phim tài liệu khoa học, nghệ thuật hoặc chuyên đề có thể có sựcan thiệp, xếp đặt của đạo diễn để phim có tính điện ảnh cao hơn
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học “Phim tài liệu là phim
chuyên ghi những hình ảnh sự kiện có thật nhằm phản ánh từng mặt hoạt động trong cuộc sống”
Một số phim tài liệu thường phản ánh các thông tin có thật về thế giới ngoài phim qua việc ghi lại hình ảnh thực đó tác giả nâng lên bằng việc khái quát hóa bằng hình tượng, phát hiện bản chất có ý nghĩ triết học của hiện tượng Phim tài liệu còn là phim phản ánh hiện thực cuộc sống
Một số chức năng của phim tài liệu
- Chức năng thông tấn và báo chí
- Chức năng giáo dục và nhận thức
- Chức năng thẩm mỹ và có giá trị tư liệu lịch sử
Đặc điểm của phim tài liệu: một trong những đặc điểm dễ nhận biết của phim tài liệu là tính chân thực Sự chân thực ở đây là sự chân thực về hình ảnh, nhân vật, sự vật sự việc diễn ra có thật Phim truyện có thể hư cấu từ câu chuyện, nhân vật đến bối cảnh hình ảnh
2 Từ văn học tới điện ảnh
Nghệ thuật luôn luôn là sản phẩm độc đáo, đẹp nhất từ trí tuệ và tâm hồn conngười trong lịch sử phát triển nhân loại Trong quá trình vận động và phát triển,nghệ thuật ngày càng đáp ứng được những yêu cầu đa dạng, phong phú của đời
Trang 12sống tinh thần của con người đồng thời khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nótrước thực tiễn cuộc sống hằng ngày càng văn minh, hiện đại Nghệ thuật vô cùngcần thiết đối với cuộc sống tinh thần của con người từ xưa đến nay bởi vì chínhtrong nghệ thuật con người dã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất nhữngkhả năng nhiều mặt của mình Nghệ thuật là văn học, là hội họa, là kiến trúc, làđiêu khắc…và sau này là sân khấu điện ảnh Giữa chúng có mối quan hệ tương tácthâm nhập và hỗi trợ nhau Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lanrộng trong nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực,chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh trong đó mối quan hệ giữa văn học vàđiện ảnh trong cái nôi nghệ thuật được coi là phột trong những “duyên phận” kỳdiệu và đáng chú ý nhất Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sựphát triển của điện ảnh, rất nhiều các tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới và
cả ở Việt Nam đã được chuyển thể thành những bộ phim nổi tiếng Văn học đãbiết khai thác mảnh đất màu mỡ của điện ảnh để làm cái nôi cho sự phát triển củamình So với các loại hình nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, hội họa, sânkhấu, kiến trúc thì đây là một ngành nghệ thuật trẻ và phát triển mạnh mẽ, phongphú nhất Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã đạt được vô vàn nhữngthành tựu tuyệt vời Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào sự phát triển của kĩ thuật,công nghệ mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các loại hình nghệ thuật trướcđó
3 Khái niệm chuyển thể.
Chuyển thể là sự chuyển từ hình thức nghệ thuật này sang hình thức nghệthuật khác, phỏng theo sự cải biến nội dung của hình thức nghệ thuật này sao chophù hợp với hình thức nghệ thuật khác Một tác phẩm, một sự kiện lịch sử sẽkhoác nên mình một diện mạo mới mẻ và độc đáo hơn thông qua ngôn ngữ củanghệ thuật điện ảnh Trong mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh chúng luôn bổsung và hỗi trợ lẫn nhau, có mối quan hệ khăng khít với nhau Chuyển thể là hìnhthức thể hiện rõ và xuyên văn bản thể hiện mối quan hệ giữa một tác phẩm, một sự
Trang 13kiện và một tác phẩm điện ảnh Thông qua phim ảnh, các hình tượng nghệ thuậttrong trí tưởng tượng của con người và của tác giả sẽ được cụ thể hóa sinh động vàhấp dẫn hơn.
Có hai hình thức chuyển thể sang điện ảnh: chuyển thể bám sát nguyên tác vàchuyển thể không bám sát nguyên tác Nhưng trong hình thức chuyển thể nào thìđiều quan trọng không phải là kĩ xảo của việc chuyển thể vào phim mà một nhàlàm phim giỏi có thể thổi cái hồn chính tác phẩm vào bộ phim một cách hấp dẫn vàđộc đáo mà không rời xa nội dung, tư tưởng của nó Thường khó xác định đượcmột đường phân định rạch ròi giữa chuyển thể (adaptation) và tính sáng tạo Ngay
cả nỗ lực của luật pháp nhằm vạch ra những ranh giới giữa sáng tác và sự bắtchước hoàn toàn cũng không đưa ra được những tiêu chí rõ ràng để đánh giánhững tác phẩm phái sinh Có thể xem chuyển thể, như một hình thức viết lại, làmột phần của một quá trình tiến hóa tự nhiên, không thể tránh khỏi M.Bakhtin
trong The Dialogic Imagination (Tưởng tượng đối thoại) đã dành sự miêu tả rất dài
về hiện tượng này và xác định tiểu thuyết như một thể loại còn đang phát triển baochứa một dải phổ rộng những sự chuyển thể phong cách Văn học không còn đượcxem như một kết cấu phân mảnh (fragmented composition) của các thể loại nốitiếp nhau mà các nhà hình thức luận, như Tzvetan Todorov chẳng hạn, đã địnhnghĩa Thay vào đó, nó được hình dung như một thể liên tục (continuum) hàmchứa sự đổi mới không ngừng của các phong cách văn chương Bằng việc khôngngừng chuyển thể lại và dịch ngôn từ của kẻ khác thành một thứ ngôn từ mới, nhàvăn bảo đảm cho sự tồn tại của những thứ văn học có thể bị lãng quên nếu theomột cách khác trong khi điều chỉnh các chiến lược tự sự sao cho phù hợp với độcgiả đương thời
4 Sơ lược về bộ phim Châu Nam Cực
- Tên phim : Châu Nam Cực - Nankyoku Tairiku (2011)
- Đạo diễn : Fukuzawa Kazuo
Trang 14- Kịch bản: Izumi Yoshihiro
- Diễn viên: Ayase Haruka, Yamamoto Yusuke, Ken Takakura, OkadaYoshinori, Sakai Masato, Yoshizawa Hisashi
- Nhà sản xuất: Ishimaru Akihiko, Iyoda Hideyori, Yamada Yasuhiro
- Thể loại: Tài Liệu - Khám Phá
- Dẫn chuyện: Naraoka Tomoko
- Hòa âm, phối khí: Nakajima Miyuki
- Nhạc kết: “From the Icy Reaches” của Nakajima Miyuki
- Phụ hòa âm: Takami Yū, Yoshikawa Kei
Trang 15CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG BỘ PHIM CHÂU NAM CỰC
Nhân vật luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho chủ đề và
tư tưởng của toàn bộ tác phẩm nghệ thuật Nó là yếu tố không thể thiếu và cũng làyếu tố cốt lõi trong mỗi bộ phim Trong cuốn nghệ thuật điện ảnh của D.Bordwell
và K.Thompson quan niệm nhân vật là “tác nhân của nguyên nhân và kết quả”.Bằng việc gây ra và phản ứng lại các sự kiện, các nhân vật nắm giữ vai trò củamình trong hệ thống hình thức phim Hai ông cũng quan niệm: “Thông thườngnhân vật trong phim sẽ là con người hoặc ít nhất cũng là cái thực thể như conngười” Nhân vật trong bộ phim chính là đứa con tinh thần của đạo diễn đây là yếu
tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tác phẩm
Cũng giống trong các bộ phim truyền hình khác, nhân vật chính trong một
bộ phim chính là linh hồn hội tụ hành động chủ đề và thông điệp mà tác giả muốn
gửi gắm Tuy nhiên ở niên luận này, chúng tôi bàn về vấn đề tinh thần dân tộc qua
bộ phim Châu Nam Cực nên tôi chỉ xin phép được phân tích về một số hành động
của nhân vật chính Kuramochi để mọi người có thể thấy được quá trình chuyểnbiến rõ rệt về mặt tư tưởng thái độ, hành động của nhân vật chính nói riêng và củatoàn thể người dân Nhật Bản thời hậu chiến nói chung
1 Sư xuất hiện của nhân vật chính Kuramochi.
Kuramochi luôn mang trong mình những mong muốn khám phá khoa học vànhững chinh phục những ngon núi cao Chiến tranh thế giới thứ hai đã cướp mấtngười vợ của anh, không những thế còn lấy đi lòng tự tôn của dân tộc Nhật Bản –một dân tộc rất kiên cường bất khuất Với mong muốn lấy việc khám phá NamCực là nơi đất nước Nhật Bản có thể đứng lên, tự tin đối diện với thế giớiKuramochi cùng giáo sư Shirasaki là một trong những người đã khởi sướng chocuộc khám phá này
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản là một nước thua cuộc, đứng dậytrên đống hoang tàn, đổ nát nhưng người Nhật luôn trong tâm thế mình là một
Trang 16nước bại trận, thua cuộc Và khi ấy, có một người đà ông người nuôi trong lòngmột giấc mơ, thứ mà nước Nhật tự ti đang cần không phải chiến tranh hay tiền bạc
mà là một giấc mơ Đây là câu chuyện diễn ra 10 năm sau chiến tranh về ngườiđàn ông liều cả tính mạng vào cuộc thử thách với lục địa chưa từng khám phá với
sự hỗi trợ của đàn chó Sakhalin husky Một câu chuyện về sự gắn kết đặc biệt giữacon người và loài vật Quyết tâm chứng minh với phần còn lại của thế giới rằngNhật Bản sẽ không bị xa lánh khỏi phần còn lại của thế giới, chính phủ Nhật Bản
đã quyết định khởi động một chuyến thám hiểm và thiết lập một cơ sở nghiên cứutrên lục địa bí ẩn mà ít người dám có can đảm và kỹ năng để khám phá nó - NamCực Soya, một con tàu cũ kĩ của Nhật Bản sống sót sau chiến tranh thế giới thứ 2
đã được lựa chọn làm phương tiên di chuyển cho chuyến thám hiểm Nam Cực, nóđược thiết kế lại như một con tàu phá băng đầu tiên cho cuộc thám, đồng hànhcùng con tàu là 53 người và những chú chó được chọn cho chuyến thám hiểm NamCực
Sau vài tháng làm việc khổ sở, cuối cùng trùng tu Soya đã kết thúc và phihành đoàn đã sẵn sàng rời khỏi Nam Cực Vào ngày 8 tháng 11 năm 1956, Soya,mang theo đội ngũ năm mươi ba thành viên phi hành đoàn Nhật Bản và 22 con chótrượt tuyết rời khỏi các bến cảng của Nhật Bản và đi về phía nam đến lục địa NamCực
2 Kuramochi với những hành động mang tính dân tộc
Sau khi chuyến thám hiểm được lên kế hoạch thì việc chuẩn bị kinh phí đểthực hiện chuyến thám hiểm là một điều không hề dễ dàng 10 năm sau chiếntranh, tình hình kinh tế của Nhật gặp rất nhiều khó khăn việc chi 500 triệu Yên choviệc thám hiểm Nam cực là một điều không tưởng, Kuramochi và giáo sưShirasaki đã đến Bộ Tài chính để xin kinh phí thám hiểm nhưng đã bị Bộ Tàichính từ chối vì họ nghĩ việc thám hiểm Nam Cực là một thứ quá xa xỉ, không cầnthiết cho thời điểm hiện tại Kế hoạch cho việc thám hiểm Nam Cực lâm vào bếtắc tuyệt vọng tưởng chừng như mọi thứ sẽ không thể thực hiện được nhưng chính
Trang 17Haruo và những đứa trẻ tại một trường tiểu học đã mang những đồng bạc lẻ củamình vượt một trặng đường rất xa đến khuyên góp cho cuộc thám hiểm Nam Cựcchính điều này đã khiến cho Kuramochi nảy ra ý tưởng đặt hòm khuyên góp trênkhắp cả nước Gần như một điều kì diệu… những người đầu tiên đến với hànhtrình thám hiểm Nam Cực bị cả xã hội thờ ơ lại chính là lũ trẻ và rất nhanh chóngthùng khuyên góp được đặt khắp các trường học trên toàn quốc.
Chiến tranh luôn mang đến những điều đáng sợ nhất: chết chóc, chia ly, nạnđói, bệnh tật, những đứa trẻ mồ côi… Và chính nhờ sự xông pha của các nhà báo,nhiếp ảnh gia, ghi lại những khoảnh khắc kinh hoàng và chân thực nhất trong thờichiến, chúng ta mới có thể cảm nhận được phần nào sự khốc liệt và tàn bạo củanhững cuộc chiến đã qua Xây dựng lên hình tượng cậu bé Haruo cõng em củamình trên lưng vượt một chặng đường rất xa để mang những đồng bạc lẻ của mìnhđến khuyên góp cho chuyến thám hiểm Nam Cực làm ta gợi nhớ đến một trongnhững khoảnh khắc gây xúc động đến ám ảnh đó có thể kể đến bức ảnh cậu béNhật Bản cõng em trên lưng do nhiếp ảnh gia Joe O'Donnell chụp lại tại thành phốNagasaki Bức ảnh đó đã trở thành một tượng đài, là hình ảnh đại diện cho tinhthần quật cường bất diệt của cả đất nước Nhật Bản Ở phân cảnh này đạo diễn đãxây dựng lên một hình ảnh tương tự như vậy với mong muốn có thể cho ngườixem có được những cái nhìn chân thực nhất từ chiến tranh nhưng khác với bức ảnhchụp ở thành phố Nagasaki thì ở đây cậu bé Haruco luôn mang trong mình ý thức
về dân tộc, cậu bé là đại diện cho tương lai của nước Nhật
Trang 18Haruo cõng em của mình đến Đại học Tokyo khuyên góp cho chuyến thám
hiểm
Trong kế hoạch thám hiểm Nam Cực thì Kuramochi và Inuzuka - một ngườitrẻ tuổi có ít kinh nghiệm được đảm nhiệm công việc lựa chọn và huấn luyệnnhững chú chó Sakhalin huski làm phương tiện đi lại ở Nam Cực Đó là một côngviệc vô cùng vất vả và khó khăn, vì việc tìm kiếm những chú chó Sakhalin Husky
là một điều không hề dễ dàng Nhưng với sự giúp đỡ của một vị giáo sư lớn tuổi,con gái của ông và hai đứa con của bà, và một số chủ sở hữu của những chú chó,
họ đã hoàn thành việc thu thập hai mươi hai chú chó Sakhalin cho cuộc thám hiểmNam Cực, trong đó có Riki – chú chó từng làm thủ lĩnh của một đàn xe chó kéo,hai anh em Taro và Jiro mà Kuramochi dễ dàng có thể thuần hóa được Sau nhữngngày cực khổ cuối cùng đàn xe chó kéo cũng đã sẵn sàng cho việc thám hiểm NamCực
Trang 19Gia đình vị giáo sư đang chứng kiến việc lỗ lực huấn luyện đàn xe chó kéo
của Kuramochi và Inuzuka
Đến Nam Cực được một thời gian Kuramochi, Himoro và Inuzuka đã quyếtđịnh chinh phục ngọn núi Botnnuten, đây là một trong những đỉnh núi cao và nguyhiểm ở Nam Cực, chưa có bất kì một đoàn thám hiểm nào có thể chinh phục đượcngon núi này Trong chuyến đi, họ đã bị lạc đường giữa trận bão tuyết và khôngthể xác định được vi trí của mình, bão tuyết tan đi họ mới nhận ra mình đang ởchân núi Botnnuten Kuramochi và Himuro leo lên đỉnh của ngọn núi Botnnuten,nơi Kuramochi đã có những tấm bảng ghi lại dấu tích của đoàn thám hiểm NamCực Nhật Bản trên đỉnh ngnj núi, cũng như ảnh đội thám hiểm Nam Cực của chaông Khi xuống núi Kuramochi và Himoro đã gặp phải một trận sạt nở tuyết khiếncho Himoro bị gãy chân, họ không thể trở về căn cứ Và cuối cùng họ phải trú vàothân xác của một con cá voi chờ trận bão tuyết qua đi Trong khi đó Kuramochi đãquyết định thả Taro, Jiro và Riki trở về trạm quan trắc báo tin và cuối cùng họ đãđược cứu Họ rất biết ơn những chú chó Sakhalin Husky