Nhật Bản là một đất nước có tinh thần dân tộc, yêu nước, có ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp từ lãnh đạo chính trị, quan chức đến lãnh đạo doanh nghiệp, tất cả đều đồng một lòng quyết tâm theo kịp phương tây, ý chí nghị lực vươn lên từ sau đống đổ nát ,ta đã thấy rõ điều đó qua cuộc Minh Trị duy tân và cải cách Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần hai.Tinh thần doanh nghiệp bao gồm sự mạo hiểm và đạo đức kinh doanh,đó là tính tiến thủ của nhà doanh nghiệp, không bằng lòng với hoàn cảnh đang có mà x
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, công cuộc Minh Trị duy tân (1868) và sự phát triển kinh tế thần kì giai đoạn (1952-1973) ở Nhật Bản đã đem lại cho nước Nhật một diện mạo mới.Trong đó những điều kiện chính trị, xã hội, chiến lược phát triển kinh tế trong nước là những nhân
tố hết sức quan trọng đưa lại sự biến đổi hết sức lớn lao của Nhật Bản trong thời kỳ này Bên cạnh đó,nền kinh tế phát triển là động lực góp phần vào việc cải thiện điều kiện giáo dục, y tế và nâng cao mức sống của nhân dân Nhiều nhà khoa học Nhật Bản đã đạt được thành tựu xuất sắc về khoa học kỹ thuật, nhiều nhà doanh nghiệp Nhật Bản tạo được thương hiệu uy tín trên trường Quốc tê Những giải thưởng khoa học, sáng tạo đã có ý nghĩa xã hội to lớn, khích lệ mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, sự tự tin và tài năng sáng tạo của con người Nhật Bản
Trong bối cảnh hiện tại thì Việt Nam là nước đi sau có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ Nhật Bản.Lợi ích của nước đi sau là có thể học hỏi kinh nghiệm và du nhập vốn, công nghệ của nước đi trước nên rút ngắn được quá trình công nghiệp hoá.Và điều kiện đủ là nước đi sau phải có các năng lực cần thiết và thể chế thích hợp Tuy nhiên ,cho đến nay hầu hết các nước đi sau trong đó có Việt Nam mới chỉ rút ra các kinh nghiệm thành công
và thất bại của nước đi trước chủ yếu trên phương diện phát triển công nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất, chứ không hoặc ít quan tâm đến phạm trù văn hoá, tính nhân văn của quá trình phát triển.Công nghiệp hoá không phải chỉ là làm sao để xây dựng những ngành công nghiệp hiện đại có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, và được thể hiện bởi những nhà doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận Nhà doanh nghiệp có văn hoá thì có động cơ và mục tiêu phát triển cao cả hơn, đậm tính nhân văn hơn Do đó bài tiểu luận này tập trung vào tinh thần doanh nghiệp Nhật Bản đê từ đó có được cái nhìn khái quát hơn về doanh nghiệp Nhật Bản trong thời kì xây dựng đất nước
NỘI DUNG 1.Năng lực xã hội
Xã hội bao gồm nhiều thành phần ,yếu tố cấu thành, năng lực của tất cả các thành phần
đó được gọi là năng lực xã hội
Theo giáo sư Trần Văn Thọ thì một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc vào năng lực xã hội và thể chế.Vì thế muốn phát triển đất nước cần phải phát huy năng lực xã hội,cụ thể là nâng cao những tố chất cần thiết của các chính trị gia, quan chức, nhà kinh doanh và các nguồn nhân lực như giới lao động, chuyên viên , trí thức….Trong đó, tinh
Trang 2thần dân tộc là một trong những tố chất quan trọng cần thiết của năng lực xã hội và đối với các nhà kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp
2.Tinh thần doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước có tinh thần dân tộc, yêu nước, có ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp từ lãnh đạo chính trị, quan chức đến lãnh đạo doanh nghiệp, tất cả đều đồng một lòng quyết tâm theo kịp phương tây, ý chí nghị lực vươn lên từ sau đống đổ nát ,ta đã thấy rõ điều đó qua cuộc Minh Trị duy tân và cải cách Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần hai.Tinh thần doanh nghiệp bao gồm sự mạo hiểm và đạo đức kinh doanh,đó là tính tiến thủ của nhà doanh nghiệp, không bằng lòng với hoàn cảnh đang có mà xông xáo tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị truờng mang lại.Trong chúng ta không ai không biết đến những cái tên như Sony,Toyota, Matsushita ,Honda… Đều là doanh nghiệp được người dân Nhật Bản truyền tụng mãi với lòng tự hào Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, Sony, Honda và Toyota , Matsushita (nay là Panasonic) đã trở thành những tên tuổi hàng đầu của thế giới nhờ tinh thần đổi mới và mạo hiểm Họ -Những người có tinh thần doanh nghiệp có con mắt nhìn xa trông rộng vào thế giới trong tương lai, giàu trí tưởng tượng về thành quả của công nghệ, biết là sẽ có nhiều rủi ro nhưng vẫn quyết đoán và đi tới hành động đầu tư, phối trí nhân lực và các nguồn lực kinh
tế khác vào lãnh vực mới vừa khám phá được.Nhờ đó mà Nhật Bản có được những tên tuổi nổi danh thế giới, dựa theo tư liệu của Giáo sư Trần Văn Thọ xin được liệt kê những
ví dụ điển hình của những doanh nghiệp Nhật Bản có tinh thần doanh nghiệp :
Đầu tiên đó là Shibusawa Eiichi (1840-193).Ông Sinh ra vào giai đoạn cuối của thời
đại Edo trong một gia đình trồng dâu nuôi tằm tại Saitama, một tỉnh giáp Edo (tên cũ của Tokyo) về phía bắc, Shibusawa lúc nhỏ đã rất thông minh, ham học Ông được Tokugawa Yoshinobu, tướng quân cuối cùng của thời Edo, tuyển vào cung để dạy cho công tử học Sau công tử của tướng quân được gửi sang Pháp du học và Shibusawa cũng được gửi theo để dạy kèm Trong lúc ở Pháp, Shibusawa khám phá nhiều điều mới lạ của một xã hội tiến tiến Đặc biệt ông quan tâm đến tổ chức và hoạt động của công ty, của hệ thống ngân hàng Thế rồi ông vừa dạy kèm công tử vừa vùi đầu vào việc nghiên cứu, ghi chép các vấn đề này
Khi Shibusawa về nước (1868) thì chế độ tướng quân đã sụp đổ, thay vào đó là chính quyền mới được lập ra là Minh Trị Thiên hoàng và tướng quân cuối cùng đã về ở ẩn tại Shizuoka, một tỉnh ở vùng núi Phú sĩ Shibusawa cũng theo chủ về ở Shizuoka Về ở ẩn nhưng ông vẫn băn khoăn về vận mệnh đất nước, nhất là ông nghiên cứu và tập hợp tư liệu về việc xây dựng và tổ chức một nền kinh tế tiên tiến nhưng bây giờ lại không được thi thố tài năng Ông suy nghĩ nhiều về phương cách truyền bá sự hiểu biết của mình mong góp phần biến cải xã hội Ông bèn lập ra Sở giảng dạy thương pháp (luật về thương
Trang 3mại) tại nơi ở của mình với mong muốn giúp những doanh nhân vừa ra đời trong thời đại mới hiểu biết về cách tổ chức công ty hiện đại
Cùng lúc đó, chính quyền Minh Trị đương bắt tay vào việc xây dựng đất nước dưới các khẩu hiệu “phú quốc cường binh”, “quyết theo kịp phương Tây”, v.v và nhận ra rằng họ đương thiếu một chuyên gia am hiểu các vấn đề tài chánh, ngân hàng, Họ chuẩn bị gửi người đi du học nhưng được thông tin về Shibusawa, họ đã quyết định mời ông tham gia chính quyền và cho giữ ngay một chức vụ quan trọng trong Bộ Tài chánh Với cương vị và uy tín nầy, Shibusawa đã thi thố được hết tài năng của mình Năm 1872, ông thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại và lập ngân hàng tiên tiến, kiểu mẫu sau đó trở thành điển hình cho một loạt các ngân hàng công và tư hình thành trong giai đoạn
1877-1880 Trong các thập niên 1880 và 1890, Shibusawa còn lập ra hàng chục công ty hiện đại trong các lãnh vực kéo sợi, dệt vải, đóng tầu, hàng hải, bảo hiểm, đường sắt, v.v Rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật hiện nay thuộc nhiều lãnh vực khác nhau đã bắt nguồn
từ công lao xây dựng của Shibusawa Để nâng cao địa vị của giới doanh nhân, ông còn khởi xướng lập Phòng thương mại Nhật Bản và nhiều đoàn thể kinh tế khác Thật không ngoa khi có nhiều nhà phân tích đã gọi Shibusawa là ông tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
Shibusawa còn là một trong những người đầu tiên hô hào đạo đức trong kinh doanh, chủ trương nhà kinh doanh phải là người yêu nước và có hoài bão đem năng lực cải tiến xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước và làm cho đồng bào minh được no ấm Những công ty ông lập ra sau khi hoạt động đã lên quỹ đạo, ông rút lui nhường lại cho người trẻ
để có thì giờ lập nhưng công ty khác hoặc làm những việc khác vì ông thấy trong một đất nước non trẻ còn quá nhiều lãnh vực cần ông phát huy năng lực Ông có trên dưới 10 người con nhưng không hề áp đặt những công ty, những tổ chức do ông sáng lập phải nhận con ông vào trong ban lãnh đạo Ông chủ truơng con cháu ông phải tự lập, tự mình học hỏi, trau dồi và nếu xứng đáng thì xã hội sẽ trọng dụng.Shibusawa bỏ công sức cho giáo dục và làm từ thiện Ông đã tham gia sáng lập nhiều truờng đại học, kêu gọi đóng góp vô vị lợi từ các công ty
Tên tuổi của Shibusawa Eiichi được truyền tụng mãi ở Nhật Bản, chiếm một vị trí lớn trong sách giáo khoa cho học sinh các cấp Ông là một trong những nhân vật lãnh đạo vĩ đại của thời Minh Trị và có thể nói ông là nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật xét từ mọi phương diện tài năng, đức độ, và mức độ ảnh hưởng đến quá trình đưa nước Nhật thành một cường quốc kinh tế
Một ví dụ điển hình nữa đó là câu chuyện thành công trong kinh doanh của Matsushita Konosuke (1894-1989), một trong những ngôi sao sáng chói trong giới doanh nghiệp.Nhật Bản từ sau thế chiến thứ hai Ông là người sáng lập và điều hành công ty tổng hợp điện và điện tử Matsushita mà các thương hiệu National và Panasonic đã len lỏi vào nhiều gia đình trên khắp các lục địa.Lúc đầu chỉ sản xuất những bộ phận nối dây điện, dần dần mở rộng ra các loại đèn điện dùng hằng ngày như đèn xe đạp, đèn bàn, rồi
Trang 4đến các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, TV, máy nghe nhạc Ông làm tổng giám đốc đến năm 1961, làm chủ tịch từ 1961 đến 1973 và sau đó làm cố vấn công ty cho đến khi mất năm 1989
Do sự lớn mạnh nhanh chóng của công ty và do cá tính đặc biệt của ông, Matsushita được gọi là ông thần của kinh doanh, là người đi đầu trong việc áp dụng một phong cách kinh doanh đặc biệt mà sau đó giới nghiên cứu gọi là phương thức kinh doanh kiểu Nhật Bản Những năm trước và sau 1960, Matsushita được giới thiệu trên các tờ báo lớn trên thế giới, đặc biệt năm 1962 được chọn là nguời trong năm (Man of the Year) của báo Time.Phản ứng của dân chúng khi thấy Matsushita Konosuke trở thành người giàu có bậc nhất trong xã hội Tại Nhật, hằng năm Tổng cục thuế của Bộ Tài chánh công bố danh sách những cá nhân có thu nhập cao (hoặc danh sách những cá nhân nộp thuế nhiều nhất) Từ năm 1954 trở về trước người có thu nhập cao nhất thường là giám đốc những công ty được nhà nước bảo hộ (như than thép) hoặc chủ bất động sản Nhưng năm 1955 lần đầu tiên giám đốc một công ty chế tạo khởi nghiệp và trưởng thành hoàn toàn bằng sức mình trở thành người có thu nhập cao nhất Người đó là Matsushita Konosuke
Hiện tượng này gây phấn chấn trong xã hội Nhật, không những dư luận đánh giá đó là thành quả đương nhiên của năng lực và nỗ lực của Matsushita mà dân chúng Nhật còn xem đó là sự cổ vũ đối với chính mình vì thấy rằng Nhật là một xã hội bình đẳng về cơ
hội, cá nhân nào có năng lực và cố gắng bền bỉ nhất định sẽ thành công.Nhà doanh
nghiệp Matsushita đặc biệt được xã hội tôn trọng và tự hào còn vì hai lý do sau:
Thứ nhất, luôn đặt lợi ích người lao động lên trên hết Matsushita là công ty đầu tiên áp dụng chế độ làm việc 5 ngày một tuần (từ năm 1965), và có chính sách tăng tiền lương công nhân của công ty lên ngang hàng với Âu Mỹ Với chính sách đó, năm 1971 tiền lương ở Matsushita đã ngang hàng với Tây Đức (là nước có tiền lương cao nhất Âu châu lúc đó) và năm 1976 tăng cao bằng mức lương ở Mỹ
Thứ hai, ông có triết lý kinh doanh trước hết vì xã hội, vì đất nước, góp phần đưa Nhật theo kịp Âu Mỹ, và ngoài việc kinh doanh ở công ty, ông còn quan tâm đến hướng đi chung của đất nước, của xã hội, luôn suy nghĩ, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nhằm góp phần làm xã hội tiến bộ Tài sản, thu nhập của ông một phần được dùng vào việc lập các quỹ yểm trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục, giao lưu quốc tế, hoặc lập trường đào tạo nhân tài cấp lãnh đạo, lập Viện nghiên cứu PHP (phát triển, phồn vinh để xây dựng hoà bình và hạnh phúc)… Ông còn xuất bản rất nhiều sách liên quan đến các vấn đề vừa kể Không phải chỉ riêng Matsushita, trong quá trình phát triển, Nhật Bản còn có nhiều nhà kinh doanh khác được xã hội tôn vinh Một trong những điểm chung của họ là không màng tư lợi mà trước hết là vì sự phồn vinh của đất nước, của dân tộc Tài sản to lớn mà cuối cùng họ có được là kết quả chứ không phải là mục tiêu của nỗ lực kinh doanh ban đầu Do đó ta chưa từng nghe ai trong số các nhà doanh nghiệp vĩ đại đó đã có một lối sống hào nhoáng, sang trọng, chưa nghe thấy họ đã tiêu dùng những gì đắt giá nhất thế giới mà chính Nhật chưa sản xuất được
Trang 5Qua hai ví dụ trên ta thấy được những điểm chung của họ là không màng tư lợi mà trước hết là vì sự phồn vinh của đất nước, của dân tộc Tài sản to lớn mà cuối cùng
họ có được là kết quả chứ không phải là mục tiêu của nỗ lực kinh doanh ban đầu.
Do đó ta chưa từng nghe ai trong số các nhà doanh nghiệp vĩ đại đó đã có một lối sống hào nhoáng, xa hoa, chưa nghe thấy họ đã tiêu dùng những gì đắt giá nhất thế giới mà chính Nhật chưa sản xuất được.
Người Nhật Bản tin rằng, tính dân tộc đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra khả năng vượt trội cho một ngành sản xuất, giúp xứ sở hoa anh đào tạo nên những sản phẩm bậc nhất, những thương hiệu “biết nói” về văn hóa, trình độ và tầm nhìn của người Nhật Bản Mọi tổ chức, doanh nghiệp luôn có ý thức nuôi dưỡng ngành sản xuất hướng đến mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế đất nước
Từ kinh nghiệm của nước Nhật, các doanh nghiệp của Việt Nam trên nền tảng lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, Việt Nam sẽ sớm đào tạo được đội ngũ người lao động có năng lực, kỷ luật, ý thức tác phong công nghiệp, tinh thần tự giác cao, có nhu cầu về phát triển, khao khát làm giàu và mong muốn nâng tầm giá trị Việt Việt Nam sẽ sớm hình thành đội ngũ lãnh đạo biết hy sinh lợi ích cá nhân, có kỹ năng làm việc tập thể, biết phân công chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ, biết phối kết hợp trong sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau…
LỜI KẾT
Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, Sony, Honda và Toyota đã trở thành những tên tuổi hàng đầu của thế giới nhờ tinh thần đổi mới và mạo hiểm Những doanh nghiệp Nhật Bản với tinh thần dân tộc đã đưa đât nước Nhật Bản từ trong đống đổ nát hoang tàn sau chiến tranh vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ ba trên Thế Giới, họ làm cả thế giới nể phục không những về tài năng kinh doanh mà còn về tinh thần dân tộc và đọa đức kinh doanh trong phương châm hoạt động của họ Như ông Noguchi Yoshiaki, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về chiến lược thương hiệu, đưa ra đã làm các đại biểu tham
dự hội thảo “Doanh nghiệp làm thế nào để vững vàng trong giai đoạn khủng hoảng” vừa qua tại Đà Nẵng đã nói rằng : “Dù có bất kỳ thảm họa nào, dù kinh tế thế giới có đi xuống đáy thì kinh tế Nhật Bản sẽ vẫn phục hồi và phát triển mạnh mẽ bởi cơ sở kinh tế, nền tảng văn hóa, truyền thống vững chắc Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế mạnh với công nghệ không chỉ thay đổi từng ngày mà còn bởi thái độ nghiêm túc với công việc, tận tâm với khách hàng”.Câu nói khẳng định tinh thần dân tộc trong mỗi doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam đang trên đà phát triển cũng giống như Nhật Bản vào những năm 1950 rất cần những doanh nghiệp có tinh thần dân tộc như vậy.Hi vọng từ những tấm gương, kinh
Trang 6nghiệm của một nước như Nhật Bản , Việt Nam sẽ sớm phát huy được tinh thần dân tộc, nội lực trong nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Văn Thọ, Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển
2 Trần Văn Thọ,sức sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp làm thay đổi hình ảnh đất nước
3 Trần Văn Thọ, Shibuzawa Eiichi:Nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật Bản
4 Trần Văn Thọ ,chiếc xe hơi Maybach 62 và Matsushita Konosuke
5 Trần Văn Thọ , tập bài giảng chương 3: Năng lực xã hội và phát triển kinh tế: kinh nghiệm Nhật Bản
6 Trần Văn Thọ , Ai là người giàu trong quá trình công nghiệp hóa