Từ đó vận dụng phương pháp này để phân tích thựctrạng việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên quận Cẩm Lệ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nhằm tìm ra những số liệu chính xác,
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lê Công Hùng
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Vấn đề cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 10
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 10
1.1.1 Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm 10
1.1.2 Phân loại việc làm 19
1.1.3 Đặc điểm của giải quyết việc làm cho thanh niên 26
1.1.4 Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho thanh niên 27
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 28
1.2.1 Giải quyết việc làm mới cho thanh niên 29
1.2.2 Kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động 30
1.2.3 Đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động cho thanh niên 31
1.2.4 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên 33
1.3 CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 34
1.3.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 34
1.3.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nước 34
1.3.3 Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội 35
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ 42
2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ 42
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42
2.1.2 Đặc điểm kinh tế 45
2.1.3 Đặc điểm xã hội 46
2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ 48
2.2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ 50
2.2.1 Khái quát về giải quyết việc làm thanh niên trong độ tuổi lao động quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng 50
2.2.2 Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới cho thanh niên 53
2.2.3 Thực trạng giải quyết việc làm thông qua kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động 56
2.2.4 Thực trạng giải quyết việc làm thông qua đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho thanh niên 58
2.2.5 Tình hình thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên 61
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ 62
2.3.1 Những kết quả đạt được 62
Trang 6CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN
CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 72
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 72
3.1.1 Các quan điểm chung 72
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở quận Cẩm Lệ và dự báo nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên 74
3.1.3 Mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2020 78
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ ĐẾN NĂM 2020 78
3.2.1 Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên 78
3.2.2.Tăng cường kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động.81 3.2.3 Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên quận Cẩm Lệ 82
3.2.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 86
3.2.5 Các giải pháp khác 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
Trang 7: Lực lượng lao động
: Lao động Thương binh và Xã hội
: Thanh niên: Số lượng: Trung cấp chuyên nghiệp: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông: Uỷ ban nhân dân: Văn hóa thông tinTTGDTX HN&DN: Trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp
và dạy nghề
Trang 82.1 Diện tích đất nông nghiệp phân theo loại đất 442.2 Giá trị sản xuất trên địa bàn quận giai đoạn 2012 – 2016 452.3 Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế 472.4 Danh sách các trường thành lập mới giai đoạn 2012 - 2016 482.5 Thống kê lực lượng lao động quận Cẩm Lệ 502.6 Tỷ lệ lực lượng lao động thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên 51của quận Cẩm Lệ
2.7 Chất lượng lao động quận Cẩm Lệ giai đoạn 2012 -2016 522.8 Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế 532.9 Tình hình tạo việc làm mới cho thanh niên 542.10 Cơ cấu việc làm mới cho thanh niên theo ngành 552.11 Số dự án cho thanh niên vay giải quyết việc làm 56
2.13 Số việc làm thanh niên nhờ xuất khẩu lao động 61
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Vấn đề cần thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối vớimọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớnnhư Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng và Nhànước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quảnhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyểnđổi cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu của quá trình hiện đại hóa trong giaiđoạn hiện nay của đất nước Qua đó, giải quyết nhiều việc làm cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống, phát huy lợi thế để hội nhập,xây dựng đất nước dân chủ, văn minh
Cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước, thành phố Đà Nẵng trongnhững năm qua đã có nhiều chính sách đổi mới nhằm giải quyết bài toán vềlao động và định hướng nghề nghiệp cho xã hội, trong đó lực lượng thanhniên được đặt lên hàng đầu với nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ vay vốn,thành lập vườn ươm doanh nghiệp, mở phiên chợ việc làm…Nhờ đó, thànhphố Đà Nẵng đã có những phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng đượcnhu cầu hiện nay của xã hội góp phần vào sự phát triển chung cho cả nước.Quận Cẩm Lệ được thành lập ngày 5 tháng 8 năm 2005, là một Quận trẻnhất của thành phố Đà Nẵng Quận được chia tách từ 1 phường Khuê Trungcủa quận Hải Châu và 3 xã huyện Hòa Vang Qua hơn 10 năm hình thành pháttriển Cẩm Lệ đã vươn mình phát triển với tộc độ tăng trưởng bình quân tăng14%/ năm, với đó tốc độ đô thị hóa được đánh giá là rất nhanh với nhiều khu
đô thị được hình thành như: khu đô thị Hòa Xuân, khu đô thị Phước Lý vànhiều công trình trọng điểm của thành phố được triển khai; Đó là một quyluật tất yếu mang lại cuộc sống văn minh – hiện đại Song, đằng sau nhữngbiến đổi tích cực đó còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết; mà trong đó
Trang 10giải quyết việc làm cho thanh niên luôn được cả hệ thống chính trị của Quậnquan tâm, triển khai với nhiều biện pháp Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tếhiện nay giải quyết việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều vấn đề như: tỷ lệthất nghiệp trong thanh niên trên địa bàn quận vẫn còn ở mức cao, thiếu hỗ trợthông tin trong tìm kiếm việc làm cho thanh niên, chưa có cơ chế riêng vàchuyển đổi ngành nghề cho lực lượng thanh niên trong vùng giải tỏa Chính
vì vậy, để có những chính sách nhằm giúp cho thanh niên có cơ hội trong tìmkiếm việc làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay; điều
đó sẽ góp phần rất lớn trong việc an sinh xã hội và phát triển kinh tế tại địa
phương Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn và lý
luận của việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện kinh tếthị trường ở thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng Trên cơ
sở đó, đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm mới cho thanh niên trênđịa bàn quận Cẩm Lệ
Đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
+ Hệ thống những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động+ Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bànquận Cẩm Lệ giai đoạn 2012 - 2016, chỉ ra những mặt làm được, làm tốt vànhững vấn đề còn tồn tại
+ Đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai đoạn từ nay đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến giải
Trang 11quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
3.2 Phạm vị nghiên cứu
Về nội dung luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
Không gian: Quận Cẩm Lệ
Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2016 và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc;
+ Hệ thống hoá, phân tích các tài liệu tham khảo và các kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố;
+ Điều tra xã hội học và tổng hợp, phân tích các kết quả điều tra;
+ Nghiên cứu khảo sát tại cơ sở
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích nghiên cứu các
lý luận và tài liệu khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận đểtìm hiểu sâu hơn các đối tượng công việc Phương pháp tổng hợp lý thuyết làliên kết từng chi tiết, từng bộ phận thông tin đã được phân tích để tạo thànhmột hệ thông lý thuyết mới đầy đủ về việc làm và công tác giải quyết việc làmcho thanh niên
Phương pháp hệ thống hóa: Là sắp xếp các thông tin thu thập được
thành một hệ thống dễ hiểu, dễ tiếp cận và đầy đủ hơn
Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách phân tích
các số liệu, hiện tượng qua các năm trong quá khứ để phát hiện bản chất vàquy luật của việc thất nghiệp, nguồn việc làm theo các hiện tượng kinh tế, xãhội
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng những nghiên cứu, thực chứng của
các chuyên gia về giải quyết việc làm cho thanh niên và trao đổi với một số
Trang 12chuyên gia có nghiên cứu và hiểu biết về lĩnh vực này như cán bộ phòng Laođộng Thương binh và Xã hội, phòng Nội vụ, Quận đoàn, phòng Công tácthanh niên thuộc Sở Nội vụ thành phố…
Phương pháp Thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt,
trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để nghiên cứu các hiệntượng kinh tế xã hội Từ đó vận dụng phương pháp này để phân tích thựctrạng việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên quận Cẩm Lệ
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nhằm tìm ra những số liệu chính
xác, có nguồn gốc, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài được cụ thể
và chính xác hơn
Phương pháp đánh giá: Là việc đưa ra nhận định và tổng hợp nhận định
sau khi phân tích các số liệu thống kê thu được và điều tra bằng cách đốichiếu và so sánh
Phương pháp thực chứng: Là phương pháp phân tích và lý giải khách
quan về các vấn đề kinh tế, xã hội, từ đó có thể phỏng đoán đưa ra được cácchính sách khác nhau của chính phủ, phản ứng khi thực thi và hiệu quả có thểcủa các chính sách này trên phương diên việc làm và tạo việc làm cho thanhniên
Số liệu thu thập từ Niên giám thống kê của Chi cục Thống kê quận Cẩm
Lệ, các báo cáo của phòng Lao động thương binh và xã hội, Đoàn thanh niên,Ngân hàng chính sách và xã hộ, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cẩm Lệ từnăm 2012 đến 2016 và từ biểu tổng hợp cơ sở dữ liệu thị trường lao động -phần cung lao động thành phố Đà Nẵng của Sở LĐ-TB&XH thành phố ĐàNẵng có liên quan đến đề tài nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận, phân tích và làm rõnhững vấn đề cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên
Trang 13Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quậnCẩm Lệ, giai đoạn 2012 - 2016.
Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm hiệu quả cho thanh niên trênđịa bàn quận Cẩm Lệ đến năm 2020
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm việc làm và tạo việc làm đượcnhiều cơ quan và tác giả thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau Trong đó cóthể kể đến những tài liệu sau:
Giáo trình Kinh tế lao động của TSKH Phạm Đức Chính(2008) [5],Trường ĐH Kinh tế Luật, Đai học Quốc gia TP.HCM Tác giả đã làm rõnhững khái niệm về lao động và nguồn lao động, việc làm, thất nghiệp, tiềnlương, những vấn đề lý thuyết và thực tế quan hệ lao động, được nghiên cứutheo quan điểm bản chất xuất hiện, đánh giá giá trị và ảnh hưởng của chúngđến kết quả hoạt động Quản lý các quan hệ lao động trong xã hội hướng đếnviệc điều tiết giá cả sức lao động thông qua xác lập luật lao động, ảnh hưởngđến việc làm đảm bảo quan hệ của các bên liên quan
Nghiên cứu của TS.Nguyễn Hữu Dũng [8] về “Chính sách giải quyết việc
làm ở Việt Nam”.Nghiên cứu đi sâu phân tích mốc thời gian là những năm cuối
thế kỷ 20 đã đề ra các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế Tác giả
đã trình bày tổng quát về phương pháp tiếp cận và các phương pháp luận vềchính sách việc làm, nêu ra rõ thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay
Từ đó khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu này là chưa
đi sâu nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng thanh niên
Luận án của tác giả Ngô Quỳnh An [1]“Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” Luận án đã đề ra các giải pháp để tăng
khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên và hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý
Trang 14luận nghiên cứu về tự tạo việc làm nói chung, tự tạo việc làm của thanh niên nóiriêng và các yếu tố ảnh hưởng thông qua xây dựng lần đầu tiên khái niệm sâu vàđầy đủ về “tự tạo việc làm”, “khả năng tự tạo việc làm” và “tăng cường khảnăng tự tạo việc làm” Mặc dù vậy, nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ biện pháp tự tạoviệc làm đối với đối tượng thanh niên khu vực thành thị, thanh niên khu vựcnông thôn tự tạo việc làm phù hợp với đặc điểm vùng, miền.
Nghiên cứu của tác giả Lưu Bích Ngọc (2011)[11]: “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Nam” Nghiên cứu này giúp hệ thống hóa một
số vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nữ, đi sâuphân tích thực trạng và đề xuất các chính sách giải quyết việc làm cho laođộng nữ ở địa phương làm việc của tác giả, tỉnh Quảng Nam Nêu ra đượctầm quan trọng của việc làm đối với đối tượng nữ giới, vai trò của nó đối với
sự phát triển kinh tế xã hội trong tình hình hiện nay Tuy nhiên, công trình nàyphần lớn tập trung chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở khu vựcnông thôn và thành thị và vẫn chưa đề cập riêng vấn đề giải quyết việc làmcho đối tượng có những nét đặc thù riêng là thanh niên
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) về “Tạoviệc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, tác giả hệthống hóa được khuôn khổ lý luận và có thể vận dụng vào bối cảnh nền kinh
tế huyện Yên Dũng trong quá trình hội nhập kinh tế,chuyển đổi cơ cấu kinh
tế Đặc biệt là tình hình tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thu hút lao động từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp.Ðồng thời, tác giả cũng đã phát hiện ra những hạn chế trong các chính sáchtạo việc làm của huyện, ví dụ như trong phát triển các doanh nghiệp để tạo raviệc làm tốt hơn; quy mô xuất khẩu lao dộng vẫn còn thấp, thị truờng laođộng chưa linh hoạt, vẫn chưa góp phần thúc đẩy đuợc việc hỗ trợ các thôngtin về việc làm cho nguời lao động, chất luợng đào tạo nghề chưa đáp ứng
Trang 15đuợc với yêu cầu phát triển của thị trường lao động.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Phượng (2012)[9] về “Giải quyếtviệc làm cho thanh niên tại khu kinh tế Vũng Áng huyện Kỳ Anh, tỉnh HàTĩnh” đã làm rõ những vấn đề lý luận về việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đếnviệc làm của thanh niên trong thời gian tới cũng như xu hướng phát triển việclàm của thanh niên làm tiền đề quan trọng cho việc vạch ra giải pháp giảiquyết vấn đề Tác giả cũng tiến hành khảo sát phân tích các đặc điểm kết cấucủa nguồn lao động thanh niên trên địa bàn, đưa ra cách nhìn nhận và đánhgiá của tác giả về vấn đề này, tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại làm cơ sở
để đưa ra giải pháp có tính khả thi nhất Nghiên cứu dựa trên một số căn cứkhoa học như: Căn cứ kết quả điều tra khảo sát, quan điểm giải quyết việclàm của địa phương, lắng nghe nguyện vọng của thanh niên để vạch raphương hướng cụ thể, xây dựng hệ thống giải pháp với mục đích giải quyếtviệc làm cho thanh niên
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Chinh và cộng sự Phạm Thị NgọcKim (2008) [6] về “Mô hình dạy nghề thổ cẩm và tạo việc làm cho thanh niênhuyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi” đã xây dựng mô hình “Dạy nghề và tạoviệc làm (thổ cẩm)” nhằm mục tiêu sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho thanhniên, xóa đói giảm nghèo, làm cho kinh tế địa phương phát triển Nghiên cứu đãthành công rút ra 6 biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề và tạo việc làm chothanh niên huyện Ba Tơ là: (i) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng caonhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác dạy nghề;
(ii) Đổi mới công tác dạy nghề ở các trung tâm; (iii)Tăng cường vai trò củacông tác dạy nghề với việc giải quyết việc làm cho thanh niên; (iv)Nghiên cứuthị trường với việc tiêu thụ sản phẩm; (v) Liên kết giữa các trung tâm dạy nghề
với các đơn vị sản xuất (doanh nghiệp); (vi) Sự phối hợp, gắn kết giữa các địaphương với các trung tâm dạy nghề
Trang 16Nghiên cứu của Đặng Thị Hoài Linh [10] về “Giải pháp đào tạo nghềcho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng”, tác giả chỉ ra được nguyên nhân và tồn tại hạn chế cụ thể khi đivào thực tiễn giải quyết tình trạng thất nghiệp sau khi thu hồi đất Nghiên cứucũng đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao việc đào tạo nghề cho laođộng Các nhóm giải pháp này bao gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách về đàotạo nghề; Hoàn thiện các nội dung về đào tạo nghề; Các nhóm giải pháp đốivới người lao động; Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, nâng caonăng lực cán bộ đào tạo, nâng cao vai trò của quản lý nhà nước trong đào tạonghề… Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong lao động thuộc diện thuhồi đất với chủ yếu là nghề làm nông
Tại Đà Nẵng, đã có những bài viết, tham luận, đề án về việc làm và tạo việclàm cho người lao động như bài viết của tác giả Lê Minh Hùng đăng trên tạp chí
Lao động và xã hội số 26, tháng 4/2005 có tựa đề “Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi
ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện giao đất”; Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2015”(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2644/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm
2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) Đề án Quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2020
Hầu hết các công trình nghiên cứu đã được công bố chủ yếu tập trungnghiên cứu vấn đề việc làm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng nói chung Giá trị lớn nhất của những nghiên cứu này là phân tích thựctrạng và từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm giảiquyết các vấn đề có liên quan đến tạo việc làm và đào tạo nghề cho người laođộng, chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích thực trạng việc làm và tạo việclàm cho đối tượng thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.Nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả cũng tham khảo, nắm bắt được
Trang 17nhiều vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tàicủa mình Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đƣợc nghiên cứu từcác công trình khoa học trên, kết hợp với việc tìm hiểu tình hình thực tế trênđịa bàn quận Cẩm Lệ, tôi có thể rút ra và kiến nghị những giải pháp giải quyếtviệc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1 Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm
a Khái niệm việc làm
Ngày nay, việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn
đề có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đất nước Giảm tỉ lệ thất nghiệp,tăng việc làm là một trong những biện pháp quan trọng để từng bước ổn định
và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững Đặc biệt đối vớiViệt Nam, một đất nước có tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lao động dồi dào,trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm làm bị hạn chế do tưliệu sản xuất còn thấp, khả năng cung về vốn chưa cao
Về mặt bản chất, việc làm là quan hệ sáng tạo, tích cực của chủ thể việclàm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra.Tuỳ thuộc vào từng không gian, thời điểm và từng chủ thể có cách tiếp cậnvấn đề, đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình xã hội, kinh tế vànhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội Hiện
nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và “thị
trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau Hệ thống việc làm
được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng là tính chất của nó, còn thịtrường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp Khái niệm việc làm và kháiniệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng về bản chất chúng khônghoàn toàn giống nhau Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xãhội giữa con người và con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp
lý về việc đưa người lao động vào hợp tác lao động cụ thể làm
Trang 19việc xác định ở một chỗ Về hoạt động lao động, đầu tiên đó là một quá trình,còn việc làm là tài sản của chủ thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay
là loại trừ ra) từ quá trình đó Việc làm thể hiện mối tương quan giữa tư liệusản xuất và sức lao động dưới góc độ kinh tế, và trong quá trình sản xuất làgiữa yếu tố vật chất và yếu tố con người Việc làm gắn với quá trình giảm sựnghèo khổ của người lao động, tăng thu nhập, đồng thời không đi ngược lạivới lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định Hay nói cách khác, việc làm lànhững công việc, hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thunhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viêntrong gia đình, đóng góp một phần cho xã hội
Sônhin và Grincốp, các nhà kinh tế của Liên xô lại cho rằng “việc làm là
sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có íchtrong học tập, trong công việc nội trợ, trong khu vực xã hội hoá của sản xuất,trong kinh tế phụ của các nông trang viên” Với khái niệm này thì nhữngngười còn đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ trang,những người nội trợ đều coi là người có việc làm Ngày nay, ở Liên BangNga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư Liênbang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãnnhững nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bịpháp luật Liên bang ngăn cấm”
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đếntrong mối quan hệ với lực lượng lao động Khi đó, việc làm được phân thành hailoại: Có trả công (những người làm thuê, học việc ) và không được trả côngnhưng vẫn có thu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình ) Vìvậy, “việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả côngbằng hiện vật hoặc tiền, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân vàtrực tiếp vào nỗ lực sản xuất” Theo khái niệm này, người có
Trang 20việc làm là người làm việc gì đó để được trả công, tham gia vào các hoạtđộng mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích, lợi nhuận được thanh toánbằng tiền hoặc hiện vật, hay vì thu nhập của gia đình (không được nhận tiềncông hay hiện vật) Khái niệm này đã được chính thức nêu tại (ILO.1993) Hộinghị quốc tế lần thứ 13 của nhà thống kê lao động và đã được áp dụng ởnhiều nước Tuy nhiên, quan niệm này mang nghĩa rất rộng, bao trùm mọihoạt động lao động của con người Với quan niệm trên, có rất nhiều người sẽthuộc diện có việc làm trong thời đại ngày nay, bao gồm: những hoạt độngmang tính phi pháp và những hoạt động mang tính hợp pháp hay là nhữnghoạt động lao động của con người vi phạm pháp luật hoặc bị cho là bị ngăncấm ở một số nước và vi phạm đạo đức xã hội Ví dụ, việc buôn bán heroin,mại dâm, ở các nước như Colombia, Hà Lan thì không cấm, nhưng nhữnghoạt động này bị cấm ở các nước khác, đặc biệt là các nước Châu Á như:Trung Quốc, Việt Nam, Do vậy, khái niệm trên chỉ mang tính khái quát, là cơ
sở nghiên cứu vấn đề chung cho các nước trên thế giới
Trong thời kỳ tập trung bao cấp ở nước ta, Nhà nước đã đứng ra giảiquyết việc làm, trực tiếp quản lý nguồn lao động kể từ khâu phân bổ, đào tạođến việc sử dụng đãi ngộ đối với người lao động thực hiện theo chỉ tiêu pháplệnh Trong giai đoạn này, những khái niệm về lao động dư thừa, thiếu việclàm, việc làm không đầy đủ hầu như không được biết đến Còn trong nềnkinh tế quốc dân khái niệm “thất nghiệp” dường như là điều cấm kị nói tớidưới bất kỳ hình thức nào, xu hướng quốc doanh hoá được coi là một điều tấtyếu Hướng phấn đấu của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh là chuyển nhanh vàokhu vực quốc doanh, đối với mỗi công dân là vào đội ngũ viên chức nhànước Do đó việc làm và người có việc làm được xã hội trân trọng và thừanhận là những người làm việc trong thành phần kinh tế tập thể, kinh tế quốcdoanh và khu vực Nhà nước
Trang 21Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan điểm về việclàm được hiểu là hoạt động lao động không bị pháp luật ngăn cấm tạo thunhập hoặc tạo ra điều kiện cho các thành viên trong hộ gia đình có thêm thunhập Điều này được quy định trong Điều 13 của Bộ luật Lao động và cũngphù hợp với các nhìn nhận và phân tích của Nhà nước ta: “Mọi hoạt động laođộng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận
là việc làm” 30, tr.13
Bộ luật Lao động Việt Nam chỉ ra khái niệm việc làm được cụ thể hoá,
có thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau:
+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng hiện vật hoặc tiền mặt
+ Làm các công việc để thu lợi cá nhân cho bản thân
+ Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao
dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó
Theo quan niệm trên, để coi một hoạt động là việc làm có hai tiêu thứccần thõa mãn:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình Điều này nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thunhập của việc làm và chỉ rõ tính hữu ích
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm Quan niệm đã rõ ràng
hơn so với quan niệm của tổ chức lao động quốc tế ILO, điều này chỉ rõ tínhpháp lý của việc làm Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,hoạt động có ích không giới hạn về ngành nghề, phạm vi và hoàn toàn phù hợpvới sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam Người lao động hợp phápngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do liên kết kinh doanh, tự dohành nghề, tự do thuê mướn lao động, tự do tìm kiếm việc làm
Trang 22trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm việc tronghay ngoài khu vực Nhà nước Điều này khẳng định tính chất pháp lý tronghoạt động của người lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước và các khu vựcphi chính thức.
Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ
để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm Nếu một hoạt động viphạm pháp luật và tạo ra thu nhập như trộm cắp, buôn bán ma tuý, mại dâm thì không được thừa nhận là việc làm Mặt khác một hoạt động không tạo rathu nhập nhưng hợp pháp và có ích cũng không được thừa nhận là việc làm.Nhận thức về giải quyết việc làm và việc làm đã có sự chuyển biến cănbản Quan niệm giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanhnghiệp, xã hội và của chính bản thân người lao động đã thay thế quan niệmphổ biến là Nhà nước chịu trách nhiệm giải quyết việc làm và bố trí việc làmcho người lao động trước đó Sự thay đổi quan niệm này phù hợp với nềnkinh tế thị trường, coi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bịpháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, có vai trò quan trọng trongthúc đẩy tạo mở việc làm và phát triển thị trường lao động, giải phóng sức laođộng ở nước ta
Quan niệm về việc làm nêu trên mặc dù mang tính khái quát cao, tuynhiên vẫn còn một số hạn chế cụ thể là:
Thứ nhất, mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ, xét trên phạm vi rộng thì tính
hợp pháp của một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm tuỳ thuộcvào luật pháp Có hoạt động là việc làm ở nước này nhưng lại không đượcthừa nhận là việc làm ở nước khác
Thứ hai, không phải mọi hoạt động mặc dù góp phần làm giảm chi tiêu
cho gia đình thay vì thuê người làm công là có ích và cần thiết cho xã hội vàgia đình đều tạo ra thu nhập
Trang 23Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỉ lệ giữa chi phíban đầu (C) như máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, thiết bị, và chi phí
về sức lao động (V) Quan hệ tỉ lệ biểu diễn sự kết hợp giữa sức lao động vớitrình độ công nghệ sản xuất Khi công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũngthay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều sức lao động hoặc công nghệ sửdụng nhiều vốn Chẳng hạn, một đơn vị chi phí ban đầu về tư liệu sản cuất,vốn có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức lao động trong điều kiện kỹ thuật thủcông Còn trong điều kiện tự động hoá, sản xuất theo dây chuyền hiện đại thìchi phí về thiết bị, vốn, công nghệ rất cao, nhưng chỉ đòi hỏi sức lao động với
tỉ lệ thấp Do đó, lựa chọn phương án phù hợp để có thể giải quyết việc làmcho người lao động còn tuỳ từng điều kiện cụ thể
Hiện nay, quan hệ tỉ lệ giữa C và V thường xuyên biến đổi theo các dạngkhác nhau trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự áp dụng cácthành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ
- Sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có nghĩa là mọi người
có nhu cầu làm việc, có khả năng lao động đều có việc làm Nếu chỉ xem xét trênphương diện sử dụng hết thời gian lao động có nghĩa là việc làm đầy đủ Ta cókhái niệm việc làm hợp lý trong trường hợp sự phù hợp của mối quan hệ này chophép sử dụng triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động
Sự không phù hợp giữa sức lao động và chi phí ban đầu sẽ dẫn đến thiếunguồn nhân lực tức thiếu việc làm và thất nghiệp
Từ những phân tích trên, trong luận văn này, tác giả đồng tình với khái
niệm việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng sức lao động đó Trên cơ sở này sẽ hình thành các dạng việc làm cũng như phân
tích các nhân tố ảnh hướng đến hỗ trợ giải quyết việc làm
Trang 24b Khái niệm giải quyết việc làm
Theo khái niệm việc làm nêu ở phần trên, việc làm là phạm trù để chỉnhững điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) và những trạngthái phù hợp giữa sức lao động để sử dụng sức lao động đó Rõ ràng tạo đượcviệc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm luôn gắn với quá trìnhphát triển kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, phát huy sức mạnh tiềm năng củacon người để tạo ra nhiều của cải cho xã hội Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội
X của Đảng đã nêu rõ “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy
nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đápứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” Vấn đề giảiquyết việc làm cho người lao động không những mang tầm quốc gia mà vượt
ra bên ngoài khu vực và thế giới là cần thiết Các mục đích nghiên cứu vàcách thức tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra khái niệm về giải quyết việc
làm: Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước.
Với khái niệm trên, việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chứcnăng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các cơ quan doanh nghiệp, của xãhội và ngay bản thân người lao động Hiện nay, các chính sách của Nhà nướcthông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách luônquan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động, hỗ trợ tới tận
hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc Chính vì vậy, chính sách nhà nước làmột trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao độngnhư giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, khuyến khích cácdoanh nghiệp mở rộng sản xuất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạmnhằm phục vụ cho các công trình sản xuất Vấn đề giải
Trang 25quyết việc làm bị tác động toàn diện bởi các chính sách nhà nước Bên cạnh
đó, các chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tácđộng trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như tuyển dụng, bốtrí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu, đào tạo nguồn lao động.Ngoài ra, hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố tư liệu sảnxuất và sức lao động Thông qua cơ chế chính sách khuyến khích thu hút củaNhà nước ở đó, nhằm tạo thêm nơi làm việc mà người lao động có thể vậndụng sức lao động của mình mà sản xuất của cải cho xã hội thông qua sự hoạtđộng đầu tư của nhà sản xuất
c Các lý thuyết liên quan đến việc làm
Một bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế là cơ chế quản lý laođộng việc làm, trong đó Nhà nước kết hợp với thị trường nhằm thiết lập quan
hệ cung cầu về việc làm, lao động Các nhà nghiên cứu kinh tế đã phân tíchmột số lý thuyết kinh tế trong lĩnh vực việc làm để điều tiết, tạo lập việc làmnhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã hoạch định
Lý thuyết của John Maynard Keynes - nhà kinh tế người Anh cho rằng:
trong một nền kinh tế, khi đầu tư tăng, sản lượng tăng, thu nhập tăng thì việclàm tăng và ngược lại Để giảm thất nghiệp, tăng việc làm, phải tăng tổng cầucủa nền kinh tế Để tăng tổng cầu chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng(tiêu dùng sản xuất và phi sản xuất) thông qua tăng trực tiếp các khoản chitiêu của chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằmkhuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội
Lý thuyết của Athur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica cho rằng: quá trình
chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực côngnghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu,quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Có hai tác dụng từviệc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp:
Trang 26Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao
động đủ để tạo ra sản lượng cố định Từ đó giải quyết việc làm cho số lao động
dôi dư trong nông nghiệp đồng thời nâng cao sản lượng theo đầu người Hai là, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều
kiện nâng cao sức phát triển và tăng trưởng kinh tế nói chung
“Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xãhội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người,
kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ củaquá trình kinh tế” là ý kiến của các nhà khoa học kinh tế Anh Theo quan điểmnày thì tất cả những việc làm không cần phân biệt có được pháp luật thừanhận hay ngăn cấm tạo ra thu nhập đều được gọi là việc làm
Kotlia A nhà khoa học nổi tiếng trong kinh tế lao động người Nga đãđưa ra khái niệm việc làm như phạm trù kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hìnhthái xã hội Đồng thời, việc làm là phạm trù tái sản xuất xã hội, mà không thểđồng nhất với sử dụng sức lao động và lao động Nó định rõ đặc tính dân sốhoạt động kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữacon người về việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội
Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng “việc làm là
sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có íchtrong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong công việc nội trợ,trong học tập,trong kinh tế phụ của các nông trang viên” Theo khái niệm này thì nhữngngười nội trợ, những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong cáclực lượng vũ trang, đều coi là người có việc làm Ngày nay, ở Liên Bang Ngakhái niệm này được quy định rõ trong Bộ luật Việc làm của dân cư Liên bangNga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhucầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luậtLiên bang ngăn cấm”
Trang 27Nhìn chung các lý thuyết về việc làm này đều tập trung xác định, nghiêncứu mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm Những lý luận đótuy chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách xãhội kết hợp với chính sách kinh tế để giải quyết việc làm ổn định cho nền kinh
tế, nhưng có tác dụng gợi mở cho chúng ta phân tích thực trạng việc làm vàquan trọng là đề ra những giải pháp giải quyết việc làm phù hợp cho ngườilao động ở Việt Nam
1.1.2 Phân loại việc làm
Đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động cónhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm Những hoạt động của người laođộng thể hiện tính chất, hình thức, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hướng của việclàm Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động là người laođộng và chủ thể tạo ra việc làm trong nền kinh tế
Người có việc làm, theo ILO: “người có việc làm là những người đang
làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào cáchoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình”.Theo Tổng cục Thống kê: “người có việc làm là những người đang làmviệc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưnghiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ, trongthời gian sắp xếp lại sản xuất, do thời tiết xấu, do máy móc hư hỏng…”.Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề, trước thời điểm điều tra (gọitắt là tuần lễ tham khảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quyđịnh (trường hợp của Việt Nam, mức chuẩn này là 8 giờ) đối với người đượccoi là có việc làm Người có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là ngườingười thiếu việc làm và đủ việc làm
Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo
Trang 28lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 36giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ qui định đối với các công việc nặngnhọc, độc hại.
Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham
khảo dưới 36 giờ; hoặc ít hơn giờ theo chế độ qui định đối với các công việcnặng nhọc, độc hại mà vẫn có nhu cầu làm đủ giờ
Việc làm có thể chia ra thành các hình thức sau theo hoạt động của mỗi
cá thể người lao động:
Việc làm chính là công việc mà người thực hiện có thu nhập nhất hoặc
dành nhiều thời gian hơn so với các công việc khác Như vậy, những hoạt độnglao động của con người mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình và bản thân
họ thì gọi là việc làm chính Các hoạt động lao động hiện nay được coi là việclàm chính; Ví dụ những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơquan đơn vị bởi vì thời gian và nguồn thu nhập của họ lại chiếm cao hơn so vớicác công việc làm thêm ngoài giờ của họ Mặc dù, vấn đề làm ở nhà do có cửahàng của gia đình hoặc làm thêm giờ nhưng số thời gian trong một ngày mà họlàm việc vẫn chiếm tỉ lệ cao tại các doanh nghiệp, cơ quan Mặt khác, những hộgia đình có cơ sở sản xuất kinh doanh dựa vào nguồn sẵn có của mình để mở mộtcửa hiệu mà nguồn thu nhập lại phụ thuộc rất lớn vào cửa hiệu thì khi đó, côngviệc mà họ làm tại cửa hàng đó cũng được coi là việc làm chính
Việc làm phụ là việc làm thêm theo mong muốn hoặc nhu cầu của người
lao động để kiếm thêm thu nhập ở công sở khác hoặc ngay tại chính nơi họđang làm việc Những công việc kiêm nhiệm cả ở những công sở khác và cả ởnơi đang làm việc, những công việc dịch vụ vào những lúc nhàn rỗi, buôn bánlặt vặt được xếp vào việc làm phụ Mặc dù vậy, giữa nhiều hình thức việclàm khác nhau thì việc làm phụ vẫn chiếm một vị trí đặc biệt Nó gắn với đặcthù bản chất việc làm và với tác động mà nó ảnh hưởng tới hoạt động của thị
Trang 29trường lao động Việc làm phụ là hình thức sử dụng lực lượng lao động bổsung vào hoạt động lao động, hay nói cụ thể là việc làm có thu nhập thêm ởdoanh nghiệp (công sở) khác hoặc là ngay tại nơi đang làm việc, mà đangđược sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong điều kiện mức sống còn thấp ở Việt Nam thì việc làm thêm là nhucầu chính đáng của người lao động để tăng thu nhập, đồng thời cũng là một
“cầu nối đặc biệt” đảm bảo thay thế chỗ làm việc mới trong tương lai màkhông phải trải qua thời kỳ thất nghiệp, còn là mong muốn thể hiện khả năngcạnh tranh của chính bản thân người lao động trên thị trường lao động Hiệnnay, ở một số ngành (như giáo dục, y tế) có việc làm thêm, sự khác biệt quálớn giữa tiền lương và thu nhập của một bộ phận công chức dưới danh nghĩaviệc làm thêm của khu vực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay lạiảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và sự pháttriển đồng bộ thị trường lao động nói riêng
Cùng với chính sách mới cho người lao động được tự do lựa chọn nghềnghiệp và công việc thì việc làm phụ là một biểu hiện hợp lý Tuy nhiên, ở ViệtNam, biểu hiện này có thể gắn với những xuất hiện tiêu cực như: thu nhập củangười lao động thấp, việc làm không đầy đủ, tăng trưởng kinh tế chưa bềnvững Phát triển việc làm phụ rộng rãi chỉ là biểu hiện tạm thời khi xét từ góc độnày và nó sẽ giảm khi nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển ổn định
Việc làm không trọn ngày hay việc làm dở dang có đặc điểm công việc là
trong chế độ thời gian làm việc không trọn ngày làm việc hoặc tuần làm việckhông đầy đủ, nghỉ phép bắt buộc không hưởng lương theo chủ động củalãnh đạo công sở (doanh nghiệp), có thể được ấn định từ phía người thuê laođộng, công ty và thậm chí có thể từ sự thoả thuận đồng ý của người lao động,
đó là việc làm không trọn ngày tự nguyện Ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển, hình thức này được sử dụng rộng rãi
Trang 30Dưới góc độ người lao động, việc làm không trọn ngày hoàn toàn có thểchấp nhận được trong hàng loạt các trường hợp: phụ nữ có con nhỏ, nhữngngười tàn tật, những lao động lớn tuổi, thanh niên vừa đi học, vừa đi làm đều
có lợi thế với loại hình việc làm này
Việc làm độc lập là công việc độc lập khi sản xuất những hàng hoá tiêu
dùng và các dịch vụ khác nhau, theo chủ động cá nhân không thu nhận laođộng làm thuê Đồng thời người lao động tự tổ chức công việc cho mình vàlàm chủ những phương tiện sản xuất nhất định Việc làm độc lập là tình thếphải chọn của người lao động thất nghiệp (có thể do doanh nghiệp không đủnăng lực đảm bảo khả năng với mức lương đầy đủ) trong giới hạn nhất địnhnhưng điều đó không thể phủ nhận vai trò tích cực chủ động của nó
Việc làm tổng thể là việc làm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động lao
động, cả trong nền kinh tế của đất nước, trong dịch vụ quốc phòng, cả trongcác hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, kinh tế gia đình, tôn giáo,trong các công sở và trong cả trong các dạng khác hoạt động công ích xã hội
Việc làm linh hoạt (linh hoạt thời gian) là việc làm tồn tại dưới nhiều
dạng, hình thức phổ biến là khi người lao động thoả thuận với người sử dụnglao động có thể tự lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, đồng thờibắt buộc người lao động phải tuân theo chế độ quỹ thời gian theo tuần (tháng)hoặc ngày làm việc đã quy định
Việc làm tạm thời là những công việc khoán hoặc là công việc theo hợp
đồng Các công ty quan tâm tới loại hình công việc này vì họ có thể giảm chiphí cho nhân viên bằng cách trả lương tạm thời thấp hơn cho người đang làmviệc, tự do thay đổi số lượng lao động làm thuê, tăng nhanh chóng số ngườilàm việc, thay thế linh hoạt những người thường xuyên vắng mặt vì lý do nào
đó Việc làm tạm thời được sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ, thươngmại và xây dựng
Trang 31Việc làm theo thời vụ là loại hình việc làm gắn với những công việc theo
thời vụ trong xây dựng, nông nghiệp, ở các khu nghỉ mát, khai thác rừng,trong các ngành mía đường, đánh bắt hải sản và nhiều ngành khác với côngviệc không đều trong năm Phần thời gian còn lại đáng kể trong năm ngườilao động không có việc làm khi gắn với loại hình này Về bản chất nó là biếnthể của việc làm tạm thời, nhưng có điểm khác ở chỗ là việc làm thời vụ cóthể lặp lại hàng năm ở chỗ này hay chỗ khác
Việc làm không tiêu chuẩn hoá là bao gồm nhiều hình thức việc làm,
một trong số đó là làm việc tại nhà, khi người lao động nhận máy móc,nguyên vật liệu, công cụ từ công ty rồi thường kỳ trao trả thành phẩm hoặcbán thành phẩm Không ít người quan tâm tới loại hình công việc này, bởi vìchính họ tự xác định được thời gian, khối lượng công việc và có thể kết hợpvới việc khác như: vừa làm, vừa học thêm, chăm sóc con cái, làm các việc lặtvặt trong gia đình Mặt khác, công ty lại tiết kiệm chi phí lương, giảm đượcdiện tích sản xuất, mà những người làm ở nhà thường được nhận ít hơnnhững người làm chính
Hình thức quan trọng của việc làm không theo tiêu chuẩn hoá là những công việc xã hội, được tổ chức bởi các dịch vụ việc làm và chính quyền địa phương dành riêng cho những người thất nghiệp Đó là những công việc tạm thời ít cần đến chuyên môn như: tham gia vào xây dựng đường giao thông, thu dọn địa hạt
Việc làm năng suất là có nghĩa là việc làm tạo ra những dịch vụ hữu ích
và phúc lợi cả cho xã hội và cả cho từng người lao động
Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản xuất sinh lợi nhuận được trang
bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng suất lao động cao và đảm bảochất lượng sản phẩm Nó dự đoán sự hiện có những đội ngũ những nhà quản
lý và cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao và hướng tới hiệu quả công việc.Khái niệm việc làm hiệu quả này thường tập trung vào sự phát triển toàn diện
Trang 32con người và hoàn toàn chấp nhận được, nhưng nó khá rộng và không có khảnăng đo được bằng chỉ tiêu Tuy nhiên có thể đưa ra một số tính chất địnhlượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như:
+ Hệ số việc làm là mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyênnghiệp trên tổng dân số, thể hiện dưới dạng phần trăm Hệ số này cho thấy sựphụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết
và tốc độ tăng trưởng dân số được tính toán trên các con số thống kê, nó làmột trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội
+ Mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế
-xã hội Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả nănglao động thể hiện, một mặt là đòi hỏi của người lao động về chỗ làm việc, mặtkhác là đòi hỏi của kinh tế-xã hội đối với người lao động Nó được tính theo
hệ số phần trăm giữa tổng số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với sốlượng toàn bộ dân số có khả năng lao động (nguồn nhân lực)
+ Tỷ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội.Khi tính được hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác địnhđược hệ số việc làm bởi việc học hành cũng như các dạng hoạt động công ích
xã hội khác Điều đó cho phép làm rõ những tỉ lệ cần thiết
+ Cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và theo khu vựckinh tế Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềmnăng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế
+ Chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp củangười lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên mônnghiệp vụ của dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xácđịnh hệ thống đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế
Về hiệu quả việc làm có thể theo chỉ tiêu định mức thất nghiệp Hiệnnay, ở phương Tây việc làm đầy đủ và có hiệu quả đạt được khi có sẵn định
Trang 33mức thất nghiệp tự nhiên Định mức thất nghiệp tự nhiên là mức độ của nó màkiềm chế mức lương thực tế và giá cả không thay đổi với mức tăng trưởngnăng suất lao động bằng không Định mức thất nghiệp được tính bằng cáchtính tổng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cấu trúc trong thực tế Phươngpháp đơn giản nhất để tính định mức thất nghiệp tự nhiên là tính theo mức độcủa nó trong điều kiện lạm phát ở mức vừa phải Vì vậy, không nên đánh giáviệc làm đầy đủ và có hiệu quả chỉ theo một phương pháp, mà để nhận đượcthông tin chính xác thì nên sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đã nêu trên.
Việc làm hợp lý là việc làm phù hợp với trình độ, nguyện vọng sự thoả
mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tếquốc dân
Việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà cònnói rõ việc làm đó phải phù hợp với nguyện vọng và khả năng của người laođộng Do vậy việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế-xã hộicao hơn so với việc làm đầy đủ Trong quá trình thực hiện việc làm đầy đủ, từng
bộ phận thực hiện việc làm hợp lý Việc làm hợp lý phản ánh sự phù hợp về sốlượng, chất lượng của các yếu tố con người với điều kiện vật chất của xã hội vàsản xuất, hợp lý giữa lợi ích của xã hội với lợi ích cá nhân người lao động Vớimục đích sản xuất ra những sản phẩm và sử dụng những dịch vụ phục vụ nhucầu, việc làm hợp lý Dự đoán sự phân chia một cách tối ưu người đang làmviệc theo ngành sản xuất và các khu vực lãnh thổ của đất nước
Khái niệm việc làm hợp lý và việc làm đầy đủ cũng chỉ mang ý nghĩatương đối Vì trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ vàviệc làm hợp lý không có nghĩa là không có người thất nghiệp Mục tiêu phấnđấu của chúng ta là việc làm, tiến tới việc làm hợp lý, việc làm đầy đủ và tự
do lựa chọn việc làm
Việc làm cũng có thể phân loại theo nhiều hình thức như làm tự tạo
Trang 34việc làm, công ăn lương Thống kê lao động ở nước ta có việc làm phân rathành 5 nhóm: việc làm được trả công khu vực công và khu vực tư nhân(người đang làm việc và người học tự tạo việc làm cho mình); những ngườitham gia sản xuất cho tiêu dùng của bản thân; những người làm việc trong giađình không được trả công.
1.1.3 Đặc điểm của giải quyết việc làm cho thanh niên
Đặc điểm của lao động thanh niên, theo N.O’Higgins, thanh niên là lứatuổi đang trong thời gian chuyển tiếp giữa thời thiếu niên và trưởng thành.Tuy nhiên, theo cơ cấu lứa tuổi của dân số các nước trên thế giới có nhữngquy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thông thường dân số các nước trênthế giới có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thông thường từ
15 đến 24, 25 hay 25 đến 29 hoặc 34 tuổi Theo Liên hiệp quốc lứa tuổi 15đến 34 là cơ cấu lao động trẻ Thanh niên thường tính trong độ tuổi từ 15 đến
24 hàm ý ở độ tuổi này thanh niên gồm những người rời ghế nhà trường sớmnhất từ 15 đến 34 là thuộc cơ cấu lao động trẻ Thanh niên thường được tínhtrong độ tuổi từ 15 đến 24 hàm ý ở độ tuổi này thanh niên gồm những ngườirời ghế nhà trường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc THPT) và kết thúc việc đàotạo nghề ở cấp Đại học 24 tuổi Nhiều nước quy định ở độ tuổi 15 – 24, riêngViệt Nam quy định ở độ tuổi thanh niên là 15 -30 theo Luật Thanh niên 2005
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này xem xét thanh niên có hộ khẩuthường trú ở quận Cẩm Lệ là lực lượng tham gia thị trường lao động (tronglứa tuổi 15-30), có thể chia ra làm các nhóm:
+ Nhóm sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT không có đủ điều kiệnhọc lên và tham gia ngay vào thị trường lao động Đó là lao động phổ thông,chưa có nghề;
+ Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấpsẵn sàng tham gia vào thị trường lao động Đó là lao động có chuyên môn kỹ
Trang 351.1.4 Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho thanh niên
Thanh niên có vai trò to lớn trong xã hội, để đảm bảo sự phát triển bềnvững của đất nước thì vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên là một điềutất yếu và cần thiết Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung vàthanh niên nói riêng có hiệu quả sẽ sử dụng được tối đa lực lượng lao độngvào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được tiềm năng của lựclượng thanh niên
Trước hết, giải quyết việc làm cho thanh niên là tạo cơ hội cho thanhniên tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực dịch vụ và sảnxuất, tạo khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để táisản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia mình.Giải quyết nhiều việc làm là tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọncông việc phù hợp, nhờ đó năng suất lao động cao hơn và có cơ hội nhậnđược nguồn thu nhập tốt hơn
Thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các công ty, doanhnghiệp, người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theokhối lượng và chất lượng đòi hỏi của doanh nghiệp Nhưng trong một khuvực, không phải lúc nào cũng sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết, chính vìvậy nhờ việc giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành
Trang 36nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm laođộng trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang bị những kỹ năng nghềnghiệp và kiến thức gì để có thể kiếm được việc làm phù hợp.
Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho cảbản thân thanh niên và người sử dụng lao động trẻ có những kế hoạch hoạt độngtrong tương lai của họ Trong thực tế, những năm vừa qua đã cho chúng ta thấyrằng, lao động trẻ có có óc sáng tạo, tay nghề cao, năng động, biết thích ứngnhanh với môi trường mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm Mặc khác, giảiquyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thể hiện
sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần thiết và đảm bảo quan hệ qua lại trongtập thể lao động, cũng như giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ
Giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc sắp xếp, phân chialại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách,sắp xếp lại các doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc cho phép thành lập nhiềudoanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều việc làm mới cho lao động trẻ Tỷ trọnglao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề, các khu vực dầnthay đổi theo hướng thích ứng, hợp lý và phù hợp
Tóm lại, Khi giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch
hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản thânthanh niên nói riêng Nhưng, nếu không có sự sắp xếp, giải quyết hợp lý, thìgiải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo cho bản thân thanh niên tính ỷ lại,trông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nước là thói quen ăn sâu vàotiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Khái niệm về giải quyết việc làm cho thanh niên theo nghĩa chung nhấtđược hiểu là các cơ chế chính sách việc làm được đưa ra để tạo môi trường
Trang 37kết hợp sức lao động với vốn sản xuất và công nghệ nhằm tạo ra hàng hoá vàdịch vụ theo yêu cầu của thị trường đồng thời bảo đảm lợi ích của người sửdụng lao động Từ đó nó có các nội dung sau:
1.2.1 Giải quyết việc làm mới cho thanh niên
Phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đối cơ cấu kinh tế giải quyết việclàm cho thanh niên, phát triển nghề truyền thống, tạo điều kiện vay từ QuỹQuốc gia giải quyết việc làm Chính sách thị trường giúp cho việc sản xuấtkinh doanh của thanh niên phát triển thuận lợi như giúp trưng bày sản phẩm,quảng bá, giới thiệu ấn phẩm, tham gia hội chợ
Tạo điều kiện về thủ tục đầu tư và xây dựng, đền bù giải phóng mặtbằng, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với các tổchức, cá nhân có các dự án xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phươngthức trả góp với thời hạn và giá cả hợp lý
Chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ vàkhởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng làng nghề; tựgiải quyết việc làm, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thanh niênvào làm
Hướng dẫn hỗ trợ thanh niên lập các dự án, Ngân hàng Chính sách Xãhội có trách nhiệm thẩm định dự án; Đoàn Thanh niên phối hợp với ngànhLĐTB&XH và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để vậnđộng, tư vấn, hướng dẫn thanh niên vay vốn xuất khẩu, tham gia hỗ trợ ngânhàng trong quá trình thu hồi vốn vay
Tiêu chí
+ Số lượng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ
+ Tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm
+ Cơ cấu việc làm mới được tạo ra
Trang 381.2.2 Kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động
Hình thành các Trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho thanh niên.Hướng dẫn, định hướng các Trung tâm này trong việc:
Thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, tư vấn quan hệ laođộng, tư vấn pháp luật cho thanh niên và người sử dụng lao động, tư vấn vềhọc nghề, việc làm, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động cho thanhniên: Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, baogồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiềnlương, tiền công trên địa bàn quận Cẩm Lệ và thành phố cho thanh niên
Tổ chức các chương trình kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp đểgiới thiệu việc làm cho thanh niên; cung ứng và tuyển dụng lao động trẻ theoyêu cầu của doanh nghiệp
Cung ứng các dịch vụ lao động là thanh niên cho các văn phòng đại diện,
tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật và định hướng củaquận cũng như thành phố Cung cấp các thông tin cần biết cho thanh niênmuốn đi lao động ở nước ngoài cũng như thanh niên của thành phố, của quậnđang lao động tại nước ngoài
Tổ chức dạy nghề và liên kết dạy nghề cho thanh niên Tham mưu, đềxuất với Thành phố để nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí để tổchức các phiên hội chợ việc làm tạo điều kiện cho thanh niên có nhiều cơ hộigặp gỡ với người sử dụng lao động Đảm bảo việc tiếp cận hàng ngày củathanh niên với thông tin về việc làm Liên kết giữa công tác giới thiệu việclàm - bảo hiểm thất nghiệp và hội chợ việc làm đảm bảo cập nhật thông tinhàng ngày về thị trường lao động cho thanh niên Chính quyền thành phố vàquận nên tạo điều kiện để xã hội hoá hội chợ việc làm, hợp đồng với các tổchức, cá nhân có đủ năng lực để tổ chức phiên chợ việc làm
Định hướng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet
Trang 39về việc giới thiệu việc làm, kết nối giữa thành niên với những nhà tuyển dụng.
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua các phương tiện này vào thời gian nhất định (hàngtháng), để doanh nghiệp có thể tuyển dụng ở nhiều vị trí vì công việc, thanh niên
có thêm nhiều cơ hội việc làm nếu không có điều kiện đến trực tiếp
Tiêu chí
+ Số lượng việc làm tạo ra trong một thời kỳ từ kết nối
+ Tỷ lệ tăng việc làm do hoạt động kết nối
+ Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối
+ Số lượng cơ sở được kết nối
+ Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối
1.2.3 Đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động cho thanh niên
* Đào tạo nghề, dạy nghề cho thanh niên
Kết hợp khả năng, nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu xã hội Bảnthân thanh niên phải tự khẳng định mình, đánh giá, cùng với sự hỗ trợ tích cựccủa xã hội thông qua các hoạt động tư vấn, hướng dẫn,… Hoạt động địnhhướng nghề nghiệp cho thanh niên phải thông qua 3 giai đoạn:
Giáo dục hướng nghiệp: đối với thanh niên là học sinh THPT, thông quacác hoạt động định hướng, tư vấn từ nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên
để có thông tin và hình thành những quan niệm ban đầu về nghề nghiệp, việclàm, từ đó có định hướng lựa chọn nghề, học nghề hoặc việc làm phù hợp, tựtrang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để sau này có việc làm phù hợp.Chọn nghề để học: với những thông tin cụ thể về ngành nghề, yêu cầucủa thị trường lao động, hệ thống giáo dục đạo tạo và tổ chức đoàn thanh niên
sẽ đánh giá hoặc giúp thanh niên đánh giá đúng khả năng, phù hợp vớinguyện vọng cá nhân và nhu cầu của thị trường, từ đó thanh niên sẽ quyếtđịnh nghề để học ở các cấp, các bậc học
Chọn nghề để làm: sau khi được đào tạo, với những kiến thức, kỹ năng
Trang 40được đào tạo, thanh niên có năng lực nghề nghiệp nhất định, hiểu rõ nhu cầucủa thị trường lao động và xét khả năng của bản thân để lựa chọn công việc,
vị trí làm việc phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân và gia đình
Công tác dạy nghề và giới thiệu thanh niên tham gia học nghề có ý nghĩalớn đối với thanh niên, giúp thanh niên có cơ hội được đào tạo, có việc làm vàthu nhập ổn định Dạy nghề cho thanh niên là một khâu quan trọng trong tạo
và giải quyết việc làm cho thanh niên và cần phải được quan tâm Phải đadạng hóa phương thức dạy nghề phù hợp với nhu cầu của thanh niên, khảnăng, đặc điểm, lứa tuổi, yêu cầu nghề nghiệp, công việc Tăng cường giớithiệu các ngành nghề và cơ sở dạy nghề đủ tiêu chuẩn cũng nhu hỗ trợ cácđiều kiện về pháp lý, kinh phí để thanh niên có cơ hội được tham gia các lớphọc nghề Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp
để thanh niên có cơ hội có việc làm nhanh, ổn định sau khi được đào tạonghề
Các hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm là cầu nối giữa cung và cầulao động, trên cơ sở nắm vững thông tin về cầu lao động, hệ thống dịch vụviệc làm có nhiệm vụ tạo ra sự giao thoa giữa cung và cầu lao động Tham giachợ việc làm định kỳ hàng tháng, hàng quý; thông tin về thị trường lao động
và các hình thức giao dịch trên thị trường lao động giúp cho người lao độngnói chung và thanh niên nói riêng có được thông tin và có sự lựa chọn nghềnghiệp thích hợp với trình độ, năng lực và sở thích của bản thân