1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa (tt)

14 283 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ HUẾ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số

Trang 1

i

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HUẾ

QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tác giả xin cảm ơn:

Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học

Sư phạm - Đại học Huế;

Quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, quản lý và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu;

Ban Giám đốc, các phòng, ban cơ quan Sở GD&ĐT Khánh Hòa, Ban Giám hiệu các trường THPT tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trình thực hiện đề tài; Đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu;

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn này

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song khả năng còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và đồng nghiệp tiếp tục chỉ dẫn, góp ý thêm để luận văn được hoàn thiện

Huế, tháng 11 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

iii

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Giả thuyết khoa học 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 12

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 14

1.2 Các khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Quản lý 15

1.2.2 Quản lý giáo dục 16

1.2.3 Quản lý nhà trường 16

1.2.4 Tư vấn tâm lý và tham vấn tâm lý cho học sinh THPT 17

1.2.5 Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT 18

1.3 Lý luận về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường THPT 18

1.3.1 Tầm quan trọng của công tác TVTL cho HS trong trường THPT phổ thông 18 1.3.2 Mục tiêu của hoạt động TVTL cho HS trong trường THPT 19

1.3.3 Nội dung công tác TVTL cho HS THPT 20

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

2

1.3.4 Hình thức tổ chức công tác TVTL cho HS THPT 20

1.3.5 Công tác phối hợp trong công tác tổ chức TVTL cho HS THPT 21

1.3.6 Các điều kiện đảm bảo công tác tổ chức TVTL cho HS THPT 21

1.4 Nội dung quản lý công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng trường THPT 22

1.4.1 Quản lý xây dựng kế hoạch 22

1.4.2 Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh THPT 23

1.4.3 Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch 24

1.4.4 Chỉ đạo, giám sát công tác TVTL cho HS 25

1.4.5 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động TVTL cho HS 26

1.4.6 Quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác TVTL cho HS 27

1.4.7 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với công tác tổ chức TVTL cho HS 28

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tổ chức TVTL cho HS của Hiệu trưởng trường THPT 29

1.5.1 Yếu tố chủ quan 29

1.5.2 Các yếu tố khách quan 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA 32

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa 32

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa 32

2.1.2 Tình hình giáo dục của tỉnh Khánh Hòa 33

2.2 Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên và chất lượng giáo dục các trường THPT (Bảng 2.1) 33

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 34

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 34

2.2.2 Khách thể và địa bàn khảo sát 34

2.2.3 Nội dung khảo sát 34

2.2.4 Phương pháp khảo sát 34

2.3 Thực trạng công tác TVTL cho HS trong các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 35

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

2.3.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của công tác TVTL cho HS ở trường

THPT 35

2.3.2 Đánh giá về tầm quan trọng của công tác TVTL cho HS 36

2.3.3 Thực trạng việc thực hiện các mục tiêu TVTL cho HS tại trường THPT tỉnh Khánh Hòa 37

2.3.4 Thực trạng việc thực hiện các nội dung TVTL cho HS tại trường THPT tỉnh Khánh Hòa 38

2.3.5 Thực trạng thực hiện các hình thức TVTL cho HS tại trường THPT tỉnh Khánh Hòa 40

2.3.6 Thực trạng công tác phối hợp trong tổ chức tư vấn tâm lý cho HS tại trường THPT, tỉnh Khánh Hòa 42

2.3.7 Thực trạng các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác tư vấn tâm lý cho HS tại trường THPT tỉnh Khánh Hòa 43

2.4 Thực trạng quản lý công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 44

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 44

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch TVTL cho HS của Hiệu trưởng tại các trường THPT 46

2.4.3 Thực trạng việc chỉ đạo, giám sát công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT 47

2.4.4 Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT 48

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT 49

2.4.6 Thực trạng quản lý công tác thành lập, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TVTL cho tổ tư vấn của Hiệu trưởng các trường THPT 50

2.5 Đánh giá chung về quản lý công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT của tỉnh Khánh Hòa 51

2.5.1 Những kết quả đã đạt được 51

2.5.2 Những hạn chế 52

2.5.3 Nguyên nhân 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

4

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN

TÂM LÝ CHO HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA 58

3.1 Cơ sở xây dựng các biện pháp 58

3.1.1 Định hướng về phát triển giáo dục của Việt Nam 58

3.1.2 Định hướng công tác TVTL cho HS tỉnh Khánh Hòa 59

3.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 60

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 60

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi 60

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất 60

3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 60

3.3 Các biện pháp quản lý công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 61

3.3.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT; PHHS và các lực lượng giáo dục khác về công tác TVTL cho HS trong các trường THPT của tỉnh Khánh Hòa 61

3.3.2 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực tư vấn tâm lý cho cán bộ chuyên trách, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong tổ tư vấn tâm lý 67

3.3.3 Kế hoạch hóa công tác TVTL cho HS ở các trường THPT 69

3.3.4 Tăng cường quản lý việc khai thác và sử dụng CSVC, các điều kiện phục vụ công tác TVTL cho HS 72

3.3.5 Đổi mới các phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức TVTL cho HS73 3.3.6 Xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, các văn bản hướng dẫn tổ chức TVTL cho HS;Quản lý việc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức TVTL cho HS 76

3.3.7 Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá công tác tổ chức TVTL cho HS 79

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 83

3.5 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 83

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 87

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Khuyến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên các trường THPT tỉnh

Khánh Hòa một số năm học 33

Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục học sinh THPT các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

một số năm học 33 Bảng 2.3 Nhận thức của các khách thể nghiên cứu về sự cần thiết của công tác

TVTL cho HS 35 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 84

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

3 CB,CBQL, GV, NV Cán bộ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

6 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

10 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

19 SV, HSSV Sinh viên, học sinh sinh viên

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay đã tác động mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam Tuy nhiên, những tác động

đó cũng gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, trong đó, lực lượng đông đảo nhất chính là học sinh trung học phổ thông (THPT)

Ở độ tuổi 15-18 (bậc học THPT), các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng, tư vấn Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh

tế lẫn tinh thần Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè Ngoài

xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh như những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Có thể nói, lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng

và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô

Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống Đó là những điều mà người thầy nói riêng, công tác tư vấn tâm lý trong trường học nói chung cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có các hướng dẫn, chỉ đạo về

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

công tác tư vấn cho học sinh như: Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2007 quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên (HSSV) trong các đại học, học viện, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có hoạt động tư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội; Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008 quy định về công tác hướng nghiệp,

tư vấn việc làm, hỗ trợ HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có quy định về công tác tư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội cho HSSV; Công văn số 2623/BGDĐT-CTHSSV ngày 6/6/2016 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg yêu cầu thành lập bộ phận tư vấn học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) làm công tác tư vấn Ngày 17/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục

an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, trong đó có quy định “thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực” (Điều 6, Khoản 1, Mục c) Đặc biệt gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 “Hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông” quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, điều kiện đảm bảo và tổ chức thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông

Thực hiện sự chỉ đạo trên, Sở GD&ĐT Khánh Hòa đã hướng dẫn cho 546 cơ

sở giáo dục, trong đó khối THPT có 32 trường, gồm 26 trường công lập, 5 trường THPT ngoài công lập và 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thành lập tổ tư vấn và triển khai các hoạt động Tư vấn Tâm lý (TVTL) cho học sinh (HS) trong các đơn vị, trường học Tuy nhiên, công tác TVTL cho HS trong các nhà trường nói chung và các trường THPT nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, hạn chế Công tác tổ chức thiếu sự đồng bộ, sâu sát, kịp thời và thường xuyên

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, với tư cách là người được giao trực tiếp phụ trách công tác Chính trị, tư tưởng của ngành GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, tôi luôn trăn trở suy nghĩ đến việc tìm ra giải pháp đẩy mạnh công tác TVTL cho HS, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT, góp phần tạo

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

10

nên sự phát triển toàn diện cả về tri thức, đạo đức, năng lực và nhân cách cho các

em HS Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài của luận văn

thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác TVTL cho HS tại các trường THPT ở tỉnh Khánh Hòa - Nguyên nhân của thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả công tác này, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác tư vấn tâm lý cho HS tại các trường

THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý công tác TVTL cho HS các trường THPT

tỉnh Khánh Hòa

3.3 Phạm vi nghiên cứu

3.3.1 Về đối tượng nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quản lý công

tác TVTL cho HS của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

3.3.2 Về cơ sở nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý

TVTL cho HS ở 08 trường THPT của tỉnh Khánh Hòa, bao gồm các trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, THPT Hà Huy Tập, THPT dân lập Nguyễn Thiện Thuật, THPT dân lập Lê Thánh Tôn, thành phố Nha Trang; các trường: THPT Ngô Gia Tự, THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Cam Ranh; trường THPT Lạc Long Quân, huyện Khánh Vĩnh; trường THPT Tô Văn Ơn, huyện Vạn Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Công tác TVTL cho HS ở các trường THPT của tỉnh Khánh Hòa hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập Nguyên nhân chủ yếu là do Hiệu trưởng các trường chưa thực sự coi trọng và đầu tư công tác TVTL cho HS đúng mức; thiếu sự thống nhất trong quản lý công tác này giữa Hiệu trưởng các trường THPT trong toàn tỉnh Chất lượng và hiệu quả công tác TVTL cho HS các trường THPT tỉnh Khánh Hòa sẽ được nâng cao nếu Hiệu trưởng các trường xác lập và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản

lý khoa học phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/01/2019, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w