SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÊ ̀ TÀI NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU... Thường xuyên tham khảo, sưu tầm tài liệu t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỔ : VĂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÊ ̀ TÀI
NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN
KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Trang 2MỤC LỤC
A Lí do chọn đề tài Trang 3
B Nội dung Trang 6I.Cơ sở lí luận Trang 6
II Cơ sở thực tiễn Trang 7III Những thuận lợi và khó khăn Trang 10
1 Thuận lợi Trang 10
2 Khó khăn Trang 10
3 Biện pháp khắc phục Trang 11
IV Mục đích nghiên cứu và tư liệu tham khảo Trang 12
V Nội dung thực hiện đề tài Trang 13
VI Những suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật Trang 21VII Kết quả đạt được……….Trang 31
C Kết luận Trang 34
Trang 3A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn ngày đêm trăn trở “làm sao cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nguyện vọng thiết tha ấy của Người đã được Đảng, Nhà nước và các cấp
chính quyền tích cực thực hiện Các chương trình Vì người nghèo đang được sự
đồng thuận và ủng hộ rất lớn của các tầng lớp nhân dân Các em học sinh cóhoàn cảnh khó khăn cũng như những người lao động nghèo đã được bàn taynhân ái của cộng đồng tiếp sức bằng các hoạt động thiết thực như chương trình
Đèn đom đóm, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước… của các đài truyền hình
Trung ương và địa phương; thậm chí có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đã lặng leđến với những người dân nghèo một cách hiệu quả nhất
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được đưa vào
giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 mới được ba năm Thông thườngnhững tác phẩm đã được “cày xới” nhiều lần thì việc khai thác tìm hiểu tácphẩm se hết sức thuận lợi vì giáo viên có thời gian nghiền ngẫm tác phẩm và cọxát với thực tế giảng dạy để xác định cho mình một hướng khai thác hiệu quả
Còn với Chiếc thuyền ngoài xa, ba năm là khoảng thời gian quá ít ỏi, việc tiếp
nhận tác phẩm với tôi còn trong giai đoạn khám phá và thử nghiệm
Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy và học văn theo hướng tích cựcđòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi suy ngẫm để định hướng bài giảnglàm sao đạt hiệu quả tốt nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tế Vấn đề dạyvăn, học văn vẫn đang là đề tài nóng bỏng của dư luận xã hội Hàng năm saumỗi kì thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ, ta lại bắt gặp những bài văn ngây ngô,những câu văn cười ra nước mắt… Đó là một thực trạng đau lòng khiến nhữngnhà giáo, cụ thể là những giáo viên giảng dạy ngữ văn không khỏi xót xa
Trang 4suy ngẫm và nhận thức, nào là mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, nào là vấn đề dân số ở vùng sâu vùng xa, nào là nạn bạo hành nhức nhối trong các gia đình hiện nay, nào là luật pháp khô cứng với thực tế cuộc sống muôn màu… thế nhưng mỗi lần gấp trang sách lại, tôi cứ bị ám ảnh không chỉ bởi “đôi mắt độc dữ” với “chiếc lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II, Nhà xuất bản giáo dục, trang 71) của nhân vật người đàn ông, hay sự cam chịu nhẫn nhục với thái độ
thản nhiên đến mức khó hiểu của nhân vật người đàn bà mà tôi có cảm giác nhưcó ai đó từ từ bóp nghẹt tim mình trước những lời trần tình mộc mạc của ngườiphụ nữ ấy nơi Tòa án huyện trong khi ai cũng tin rằng cuộc đời chị chắc chắn
chẳng bao giờ có được một ngày vui, ấy mà:“ Có chứ…vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II, Nhà xuất bản giáo dục, trang 76) để rồi ánh mắt chị sáng lên
khi nói câu đó thì ta lại cảm thấy mắt mình cay cay
Bởi vậy tôi ước và tôi tin rằng những hoạt động Vì người nghèo của Đảng
và Nhà nước ta, những hoạt động từ thiện của các tổ chức, cá nhân đã soi rọi đếnmọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đến với những gia đình ngư dân vùng biểnnhư gia đình người đàn bà hàng chài trong truyện
Nỗi ám ảnh ấy quá lớn, cộng thêm những trận bão lũ hàng năm tàn phá
mảnh đất miền Trung khiến tôi lại nhìn thấy những mâm cơm chỉ có “cây xương rồng luộc chấm muối…” và “đôi bàn chân chữ bát” của người đàn ông ấy lại lầm lũi đi về phía biển với “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền…” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II , Nhà xuất bản giáo dục, trang 75)
Khám phá, phát hiện vẻ đẹp phẩm chất – thứ “chất ngọc tâm hồn” bên
trong cái vẻ ngoài xù xì gai góc của các nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi đã
đạt được một số hiệu quả nhất định khi giảng dạy Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu Đó là lý do để tôi chọn tác phẩm này làm đề tài sáng kiến
Trang 5dù biết rằng chọn nó trong thời điểm này – lúc tác phẩm đến với thầy trò trong
nhà trường phổ thông mới được ba năm, tài liệu tham khảo chưa nhiều, vấn đềbình luận đánh giá về nhân vật trong truyện hãy còn dè dặt- là việc làm vô cùngliều lĩnh!
Bình minh trên biển
Trang 6B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
“Văn học là nhân học”(M.Gor-ki) Văn là người Tác phẩm văn học se như
thế nào nếu không có chút dây mơ rễ má gì với cuộc sống của con người? Hiệuquả tiếp nhận của học sinh se ra sao khi tác phẩm ấy hoàn toàn xa lạ với các em?Không phải đến bây giờ khi được quan điểm mĩ học Mác-xít soi rọi, chúng
ta mới nhận thấy điều này Từ thời phong kiến, Nguyễn Trãi – một anh hùng dântộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta thế kỉ XV đã bộc bạchvới vua Lê Thái Tông khi nhà vua cử ông định ra lễ nhạc cho triều đình mà theo
ông, cái “gốc của nhạc” chính là “làm sao cho muôn dân” tận nơi “trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”.
Đó cũng là cách xử thế của nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai thế kỉ XIX–
cụ Nguyễn Đình Chiểu.“Văn dĩ tải đạo” “Đạo” ở đây trước hết là đạo lý, đạo
nghĩa của dân và vì dân Sáng tác văn chương trước tiên cũng phải vì dân mà
“tải đạo” “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại,
nhưng từ trước Cách mạng tháng Tám, trong truyện ngắn Trăng sáng ông đã khẳng định: “ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối… nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…”
Bàn về văn học, nhà thơ Cộng sản Tố Hữu tâm niệm: “Văn chương không chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”.
Trang 7Bởi thế quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh” như sợi chỉ đỏ xuyên suốt
chiều dài lịch sử sáng tác của nền văn học dân tộc
Trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu càng thấm đẫm trang đời.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giảng dạy trong nhà trường phổ thông nói chung, môn Ngữ văn nói riêng,nhiệm vụ của người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà thông qua những tácphẩm văn học còn dạy các em cách sống, cách làm người Phải gắn việc giảngdạy tác phẩm trong nhà trường với thực tế đời sống thì việc học văn không cònlà áp lực nặng nề với mớ giáo lý sách vở khô khan và chắc chắn se giảm bớt tìnhtrạng học sinh quay lưng lại với môn Văn như thực trạng những năm gần đây
Đi tìm nguyên nhân vì sao học sinh chán học, sợ học môn Văn, nhất là vớihọc sinh cuối cấp, phải chăng do các ngành khoa học xã hội quá nghèo nàn,tương lai ra trường sau khi học các trường cao đẳng, đại học khá bấp bênh vì ítcó cơ hội có việc làm và mức lương quá thấp, … chúng tôi nhận thấy đó cũng làmột nguyên nhân khách quan
Để nâng cao chất lượng bộ môn, năm học 2009-2010 vừa qua, tổ chuyênmôn Văn - Nhạc - Họa của nhà trường khi sinh hoạt chuyên đề đã tiến hànhkhảo sát tình hình, thử đánh giá vì sao hai năm học gần đây không có học sinhgiỏi môn Văn, vì sao phần lớn học sinh lơ là với môn Ngữ văn? 6/8 thầy cô chorằng do quan niệm thực dụng trên đây nên các em không mặn mà gì với bộ môn.Đó là góc độ đánh giá của các nhà giáo, sợ thiếu khách quan, tôi đã thực hiệnmột cuộc trắc nghiệm với ba lớp 12 gồm 115 học sinh, trong đó có một lớp Tựnhiên (học chương trình Nâng cao các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh) và hai lớp Cơbản, kết quả:
Trang 8Tổng số HS Rất thích % Thích % Sợ học %
Có 52/115 học sinh rất thích học môn Văn nhưng thời gian đầu tư cho bộ môn còn ít 51/115 em thích học nhưng ngán đọc tác phẩm vì dài quá, 12/115
em sợ học vì các em cho rằng môn Văn các em cũng phải học bài như Sử, Địa.
Như vậy có đến 89% học trò còn yêu thích môn Văn thì đâu đến nỗi bi quan! Cóđiều phải học như thế nào các em mới yêu thích thật sự là một bài toán khó Các
em sợ thì có chứ không chán học môn này là do chương trình trong cấp học vàcả năm học còn khá nặng, đặc biệt là áp lực thi cử đỗ đạt khiến các em không cóthời gian đầu tư cho những môn học mà các em không chọn thi đại học Rồi doquan niệm còn lệch lạc (môn chính, môn phụ; môn tự nhiên, môn xã hội…) và
do tâm lý chọn nghề như đã nói trên đây nên các em còn chạy theo “phongtrào” Nhiều em buổi sáng học chính khóa, buổi chiều ôn tập củng cố kiến thức,buổi tối tìm đến các “lò” luyện thi đại học Thời gian đâu để các em làm hàng tácác bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn… nói chi đến chuyện học văn , đọcvăn! Với những thầy cô thường quan tâm quản lý chặt che việc soạn bài ở nhà
của học sinh, nhiều em thường kè kè cuốn cẩm nang Văn mẫu, Học tốt… hoặc
chép bài soạn của bạn để đối phó Như vậy các em sợ học văn là có thật cònchán thì chưa hẳn bởi qua thực tế giảng dạy, nhiều học sinh học ban KHTN,chọn thi đại học khối A vẫn yêu thích môn văn và say mê trong các giờ học văn Tôi rất ấn tượng khi nghe kể về tiết dạy của một đồng nghiệp trẻ - thầy giáoTrần Tuấn Anh- giáo viên dạy môn GDCD ở trường THCS Bạch Đằng, Quận 3,
TP Hồ Chí Minh Đó là câu chuyện cảm động về cách dạy mới mẻ: “Giờ học giáo dục công dân không có những lý thuyết khô cứng, xa xôi, thầy giảng trò nghe những câu chuyện giản dị về tình thương của cha mẹ, về chuyện cơm ăn áo mặc của người nghèo, cho học trò nghe bài nhạc có tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc… Và nhiều học trò đã khóc…”( Tuổi trẻ Online 25/10/2008).
Trang 9Giảng dạy văn học cũng thế, se rất thiếu sót nếu đến với một tác phẩm vănchương mà câu chuyện trong tác phẩm vẫn im lìm ngủ yên trong trang sách màphải làm sao để nhân vật trong đó cựa quậy bước ra với cuộc đời; cũng gần gũi,thân thuộc như hơi thở, như khí trời, như bản thân các em đã bắt gặp, đã nhìnthấy đâu đó ngay trong cuộc sống của chính mình hay bà con cô bác xungquanh Bởi vậy tôi thường gắn việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhàtrường với thực tế đời sống vừa giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách nhẹnhàng vừa khắc sâu được kiến thức để làm tốt bài văn nghị luận văn học, vừa bổsung những thông tin cần thiết qua những ví dụ thực tế gọi là phương pháp tíchhợp để giúp các em vận dụng kiến thức vào bài văn nghị luận xã hội
Nhưng đối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôngiữ vị trí trung tâm Do đó tác phẩm văn học se không còn là một mớ ngôn từ xalạ, những nhân vật trong tác phẩm không còn là những ông Tây ngọng nghịutiếng Việt mà là cha, là mẹ, là anh em bạn bè, là quê hương lam lũ nhọc nhằn
Các nhân vật – cụ thể là hai vợ chồng gia đình ngư dân trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những con người như thế Và hiển
nhiên thông qua các nhân vật của mình, nhà văn muốn dõng dạc chứng minh
rằng: Văn học chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có.
Trang 10III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI1.Thuận lợi
-Về khách quan: Được tham gia các đợt tập huấn chuyên môn cũng như tậphuấn thay sách giáo khoa do Sở, Bộ giáo dục tổ chức nên có điều kiện trao đổihọc hỏi kinh nghiệm, tôi hiểu rằng tài liệu hướng dẫn giáo viên hay chuẩn kiếnthức kĩ năng chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, còn bài giảng có thànhcông hay không là do năng lực và phương pháp truyền thụ của chính giáo viên Được BGH nhà trường và đồng nghiệp trong tổ chuyên môn tích cực ủnghộ việc đổi mới phương pháp dạy học
-Về mặt chủ quan: Bản thân luôn trăn trở tìm tòi không chỉ để sắp xếp cấutrúc bài giảng sao cho thật dễ hiểu, sao cho phù hợp với từng đối tượng học tròcủa từng lớp mà còn luôn bị ám ảnh trước một chi tiết, một hình ảnh, một cụmtừ hay một hình tượng nghệ thuật
Thường xuyên tham khảo, sưu tầm tài liệu trong sách báo, trên mạngInternet phục vụ cho công tác giảng dạy
2 Khó khăn
-Về khách quan: Xu hướng học sinh thi vào các ngành xã hội (khối C) rấtthấp (nguyên nhân đã nói ở trên) nên các em ít đầu tư thời gian thích đáng chobộ môn
Trường đóng trên địa bàn nông thôn xa thư viện Tỉnh, không có nhà sáchnên việc sưu tầm tài liệu để tham khảo và tích lũy kiến thức rất hạn chế
-Về chủ quan: tác phẩm mới được đưa vào chương trình nên việc nghiêncứu tìm hiểu mới ở giai đoạn bước đầu
Đối tượng là học sinh lớp 12 nhưng trình độ tiếp nhận kiến thức giữa cáclớp không đồng đều nên hướng khai thác bài giảng có thể áp dụng lớp này thìthành công nhưng lớp khác lại thất bại Ví dụ năm học 2007-2008 tôi dạy 3 lớp
12 trong đó một lớp thuộc ban khoa học Xã hội, một lớp thuộc ban Cơ bản, một
Trang 11lớp ban Tự nhiên Lớp 12 Xã hội thì học chương trình Nâng cao, hai lớp còn lạimôn Văn đều học chương trình Cơ bản giống nhau nhưng học sinh lớp Cơ bảnthì quá yếu, còn học sinh lớp Tự nhiên khả năng tư duy và vận dụng tốt hơn Dođó chỉ có ba lớp phải có ba cách dạy khác nhau.
3 Biện pháp khắc phục:
Chỉ biết khắc phục việc tìm tòi tài liệu tham khảo bằng cách giới thiệu một
số trang web liên quan đến việc học văn, dạy văn như trang Ôn thi Ngữ văn TN và ĐH-CĐ của thầy Phan Danh Hiếu ở Đồng Nai, trang TAILIEU.VN để bổ trợ
kiến thức các môn trong đó có môn Văn hay trang Diendankienthuc.net v.v
Trang 12IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO:
1 Mục đích nghiên cứu:
Đối tượng mà chúng tôi hướng đến là học sinh lớp 12- học sinh cuối cấp.Ngữ văn là môn học không chỉ chuẩn bị kiến thức cho kì thi Tốt nghiệp THPTmà còn thi vào các trường Đại học - Cao đẳng khối C,D…Bởi vậy với lươngtâm của một nhà giáo cộng với tình yêu thương đối với học trò và niềm đam mênghề nghiệp khiến chúng tôi không thể bằng lòng với những gì đã có, đã biết màcứ suy ngẫm tìm tòi cách này cách khác làm sao cung cấp kiến thức cho các emkhông chỉ đầy đủ mà còn phải sâu sắc
Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của chúng tôi đối với tất cả các bài
giảng nói chung cũng như bài giảng Chiếc thuyền ngoài xa trong chương trình.
2 Tư liệu tham khảo:
- Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” (Trích, Ngữ văn 12 tập II, NXB Giáodục ,Năm 2008, trang 69)
-Ngữ văn 12 tập II, (Sách Giáo viên, NXB Giáo dục,Năm 2008, trang 63).-Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 12 (VũQuốc Anh- Nguyễn Hải Châu-Nguyễn Khắc Đàm…, NXB Giáo dục Việt Nam,Năm 2010)
-Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn Lớp 12, (Phan TrọngLuận chủ biên -NXB Đại học Sư phạm, năm 2010)
-Sưu tầm sách báo, tranh ảnh nói về nạn bạo hành gia đình.
Trang 13V NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cần xác định rằng, đề tài này tôi không trình bày cách chuẩn bị bàigiảng như thế nào, nội dung phương pháp ra sao bởi các sáng kiến kinh nghiệmở những năm trước tôi đã đề cập đến vấn đề này rồi Ở đây, tôi chỉ xin trình bày
những cảm nhận, phát hiện của bản thân về những đặc điểm phẩm chất của nhân vật và khai thác theo chiều hướng này đã giúp học sinh hiểu sâu, nắm
chắc tác phẩm lại vừa góp phần làm nổi bật yêu cầu theo định hướng chuẩn kiếnthức kĩ năng Đó là:
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật,về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diệnđược một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt nam sau năm 1975
Bài giảng thực hiện trong ba tiết, để tiện theo dõi, trước tiên tôi xin tóm tắtcốt truyện và tóm tắt nội dung bài giảng như sau:
TÓM TẮT TRUYỆN
Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng phân công đến một vùng ven biển miền Trung chụp ảnh chuẩn bị cho bộ lịch năm sau Sau nhiều ngày “phục kích” anh đã thu được vào ống kính của mình một bức ảnh đẹp tuyệt vời: đó là hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang rẽ làn sương sớm từ từ tiến thẳng vào bờ Đang ngây ngất trước “cảnh đắt trời cho” ấy thì khi chiếc thuyền đến gần, người nghệ sĩ rất đỗi kinh ngạc chứng kiến một sự thật phũ phàng: trong đó là một gia đình ngư dân nghèo khổ, người chồng vũ phu đánh vợ dã man, đứa con bênh mẹ đã đánh lại bố…Những ngày tiếp theo, cảnh tượng ấy lại tiếp diễn… Tại tòa án huyện, chánh án Đẩu- bạn Phùng đã mời người đàn bà đến để giải quyết cho chị li hôn với người chồng độc ác Nhưng tại đây, một lần nữa,
Trang 14Phùng và Đẩu đã hết sức ngạc nhiên vì người đàn bà kiên quyết không bo chồng Chị đã kể lại câu chuyện đời mình như một lời giải thích…
Tấm ảnh của Phùng đã được chọn vào bộ lịch năm ấy Đó là một chiếc ảnh đen trắng nhưng mỗi khi đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn thật kĩ bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ lam lũ ấy bước ra từ bức tranh …
Chiếc thuyền ngoài xa ( Hình minh họa)
Trang 15NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Tiết 1
A GIỚI THIỆU CHUNG:
I Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê: Quỳnh Lưu, Nghệ An
- Là nhà văn quân đội Sau 1975, ông là một trong số các nhà văn đi đầu
trong công cuộc đổi mới văn học, là “ người mở đường tài năng và tinh anh”
( Nguyên Ngọc)
- Đặc điểm sáng tác sau 1975: in đậm chất tự sự- triết lí
- Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính (tiểu thuyết), Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh, Co lau, Chiếc thuyền ngoài xa (truyện ngắn) …
II Tác phẩm:
1 Xuất xư: Sáng tác 1983, in lần đầu trong tập truyện “Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), in lại trong tập “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987)
2 Tóm tắt truyện: (như trên)
3 Ý nghĩa nhan đê: Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn
dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật Nghệ thuật lung linh huyền một vẻ đẹp toàn bích hiếm có như chiếc thuyền đang ở ngoài xa Còn hiện thựccuộc sống thì trần trụi khổ đau như khi chiếc thuyền đến gần (gia đình thuyềnchài nghèo khổ, đông đúc, người chồng vũ phu đánh vợ tàn ác…), những cảnhtượng đó nếu nhìn từ xa se không thấy được Do đó phải nhìn nhận đánh giá sựvật ở nhiều góc độ: xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu… đó chính là cách nhìn,cách tiếp cận nghệ thuật chân chính
Trang 16ảo-B TÌM HIỂU TRUYỆN:
I NỘI DUNG
1 Hai phát hiện của người nghệ sĩ và sự biến đổi nhận thưc của Phùng và Đẩu:
- Phát hiện thứ nhất: Một cảnh đẹp tuyệt vời - “cảnh đắt trời cho”
Đó là hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang re màn sương sớm tiến thẳng vào bờ: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” Cảnh đẹp được ví như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” Đúng là một vẻ
đẹp toàn bích, hiếm có
Không chỉ “ngây ngất”, cảnh đẹp còn khiến cho người nghệ sĩ xúc động đến mức “bối rối”, thấy tim mình “như có cái gì bóp thắt vào” Chưa hết, cái
đẹp của nghệ thuật còn góp phần thanh lọc tâm hồn, làm cho tâm hồn con người
trở nên trong sáng, tinh khôi, thánh thiện Phùng nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
- Pháthiện thứ hai: Một bức tranh cuộc đời - sự thật nghiệt ngã.
Đó là một cảnh tượng đau lòng Từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như
mơ là một gã đàn ông to lớn dữ dằn đánh vợ một cách dã man Ông ta đánh vợ
như đánh một con vật, dùng chiếc “thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng người đàn bà”; đánh liên miên “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thế mà chị vẫn nhẫn nhục, cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”
Đứa con trai vì thương mẹ đã đánh lại bố để rồi nhận hai cái bạt tai của bốngã dúi xuống cát
Cảnh tượng trên đã khiến cho người nghệ sĩ kinh ngạc đến mức cứ “há mồm ra mà nhìn”… Vì anh không thể ngờ đằng sau vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa
lại là bi kịch oái ăm của cuộc đời Đó là biểu hiện của cái xấu, cái ác, là nhữnghành động phi đạo đức
Trang 17Phùng nhận thức được rằng không thể đánh giá sự việc một cách đơn giản,bề ngoài
Tóm lại, qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn phát biểu rằng:nghệ thuật không tách rời cuộc sống của con người Ngay bên trong bức tranhnghệ thuật đẹp tuyệt mỹ kia là hiện thực cuộc sống khổ đau! Phải đánh giá sựvật hiện tượng bằng nhiều góc độ, không thể đánh giá sự việc một cách đơngiản, xuôi chiều
Tiết 2
2 Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện:
a Đó là một người đàn bà có hoàn cảnh tội nghiệp, đáng
thương :
- Ngoại hình xấu xí, thô kệch : “thân hình cao lớn”, “mặt rỗ”…chị xuất hiện với “khuôn mặt mệt moi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”.
- Số phận sớm bất hạnh: xấu, không ai lấy, có mang với một anh contrai hàng chài rồi thành vợ chồng …
- Hoàn cảnh nghèo khổ, đông con “nhà nào cũng trên dưới chục đứa,
gặp khi biển động cả nhà chỉ biết “ăn cây xương rồng luộc chấm muối” Đặc
biệt chị thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “Ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng”, nhưng vẫn cam chịu nhẫn nhục, “không kêu lên, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn” vì sợ con đói: “cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con…”, “đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”
(* Thảo luận để tìm hiểu thái độ đánh giá, cách nhìn nhận của học sinhtrước một hiện tượng có tính thời sự đang gây nhức nhối dư luận xã hội hiện