Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn không những trang bị cho các emnhững kiến thức về bộ môn khoa học xã hội nhân văn; cách thức khai thác những tácphẩm, thể loại văn học,hình tượng nghệ
Trang 1CHUYÊN ĐỀ:PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới của nền công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Trước bối cảnh ấy nền giáo dục hiện đại của nước ta cần phải cónhững bước đổi mới mạnh mẽ để bước vào sự hòa nhập chung của thế giới Nhiệm vụđặt ra cho nhà giáo chúng ta hải có những cách suy nghĩ mới, phương pháp tư duymới mẻ, khoa học nhằm mục đích hình thành, phát triển những năng lực học tập chohọc sinh Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn không những trang bị cho các emnhững kiến thức về bộ môn khoa học xã hội nhân văn; cách thức khai thác những tácphẩm, thể loại văn học,hình tượng nghệ thuật độc đáo, các biện pháp tu từ mà nhiệm
vụ của chúng ta hướng đến là trang bị phương pháp học tập tích cực cho học sinh,giúp các em biết vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn đời sống, hiểu biết nhữngvấn đề mang tính lịch sử, xã hội, tích hợp kiến thức liên môn về lịch sử, địa lí, giáodục các kĩ năng sống, kiến thức văn hóa, môi trường, đạo đức…
Trong mảng kiến thức đa đạng và phong phú ấy điều lưu ý nhất là kiến thức từthực tiễn đời sống xã hội mang tính thời sự đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khôngchỉ liên quan đến một vài cá nhân mà còn liên quan đến cộng đồng Mỗi tác phẩm vănhọc dù là thơ trữ tình hay các truyện ngắn đều phản ánh một góc độ của đời sống.Người kĩ sư tâm hồn là thầy cô giáo ngữ văn của chúng ta phải chú trọng nhựng kiếnthức tích hợp một cách linh hoạt trong mỗi bài dạy nhằm nâng cao nhận thức chongười học về những vấn đề đời sống xã hội để khi rời ghế nhà trường, các em có đủbản lĩnh, ý chí, nghị lực, khả năng xử lí các tình huộng vốn dĩ rất đa dạng, phức tạp.Các em không bị ngỡ ngàng, hụt hẫng, thậm chí lo sợ trước những vấn đề xã hội
Trường THPT Thăng Long chúng ta, học sinh còn thiếu các kĩ năng vận dụng vàođời sống, các kiến thức về môi trường văn hóa, đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh Từ
đó việc triển khai chuyên đề là cần thiết
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Căn cứ: Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên cũng như nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học 2014-2015 Căn cứ vào đặc trưng của bộ môn ngữ văn luôngắn với các hình ảnh sinh động, cách hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình, sựtrải nghiệm của mỗi tác giả kết hợp với tài năng, tâm huyết của mình đã xây dựngnên những tác phẩm hàm chứa những tri thức từ vẻ đẹp trong tình cảm, tâm hồn củacon người, vẻ đẹp của thiên nhiên, các mối quan hệ trong đời sống…người giáo viênphải sử dụng phương pháp lồng ghép tích hợp khi giảng dạy cho học sinh.Căn cứ vàotầm nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT, giai đoạn chuẩn bị vào đời cần phải được
Trang 2trang bị những kiến thức tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn đời sống Các em phải
có kĩ năng nhận biết, phán đoán, tổng hợp, vận dụng từ cấp độ thấp đến cấp độ cao Người giáo viên chúng ta phải không ngừng nổ lực, vận dụng các kiến thức tích hợp
từ thực tiễn xã hội đời sống vào mỗi bài giảng khi lên lớp
đề, hòa nhập với cộng đồng, kĩ năng trao đổi, giao lưu, chia sẻ, làm việc theo nhóm Tích hợp các tri thức liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vănhóa giao tiếp, văn hóa ăn mặc để giáo dục các em lối sống lành mạnh, dễ dàng vớicông đồng Các kiến thức xã hội mang tính thời sự: vấn đề diễn biến hòa bình, âmmưu thủ đoạn các thế lực thù địch, bạo hành gia đình, quyền trẻ em, những thới hưtật xấu, vấn đề xói mòn về nhân phẩm, đạo đức giới trẻ đang có chiều hướng lệch lạc
do ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài…
3 Lí do viết:
Do tác động của bối cảnh xã hội, yêu cầu đổi mới giáo dục cần theo kịp bướctiến của toàn cầu Mỗi học sinh THPT cần được trang bị những kiến thức tổng hợpcủa thực tiễn, xã hội đời sống Bộ môn Ngữ văn được xem là đặc thù của nghệ thuậtngôn từ có sức lan tỏa lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của học sinh
Do yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Đảng Và Nhà nước đang chútrọng tạo tâm thế để dân tộc ta hội nhập với thế giới đòi hỏi tầng lớp thanh niên hiệnnay, chủ nhân tương lai của đất nước phải thật sự thay đổi nếp sống, cách làm, trởthành người chủ nhân tương lai của đất nước Cách đổi mới kiểm tra, đánh giá đốivới bộ môn Ngữ Văn đang được chú trọng kết hợp đánh giá những năng lực hiểubiết về tri thức đời sống xã hội Nhằm đáp ứng yêu cầu này là sự kết hợp nhịp nhànggiữa quá trình dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh
4 Tính khả thi
Với mục đích đã nêu trên, nhiệm vụ của nhóm bộ môn Ngữ Văn xây dựng kếhoạch cụ thể từ cơ sở lí luận đến biện pháp thực hiện cụ thể đối với việc giảng dạynhững tác phẩm văn học hàm chứa các yếu tố trong đời sống xã hội Mỗi giáo viênnâng cao ý thức vận dụng tích hợp các kiến thức xã hội đời sống phản ánh thực tiểnđời sống, gắn với thời sự quê hương, đất nước Sau khi thực hiện việc giảng dạy,
Trang 3nhóm bộ môn tiếp tục thảo luận, hội ý tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để điềuchỉnh, bổ sung trong quá trình giảng dạy.
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Về phía học sinh:
Trong nhà trường hiện nay, một số lượng lớn học sinh tỏ ra không mặn mà gìtrong việc học tập môn Ngữ Văn, ít yêu thích, hứng thú với bộ môn Văn Mỗi mùatuyển sinh, số lượng học sinh đăng kí vào những ngành khoa học xã hội dần thưa đi
Đó là do guồng thác hiên đại hoá, nhu cầu phân giới nghề nghiệp trong xã hội cũng rất
rõ Một số em, dưới sự định hướng của gia đình thường thiên về những nghề "thời thượng" mà thôi Bởi vì học các bộ môn chuyên ngành Văn chương ít có cơ hội tìm
kiếm việc làm sau khi ra trường, mặt khác các ngành thuộc lĩnh vực này cũng khôngphong phú, đa dạng cho lắm để các em có thể lực chọn
Bởi thế, đa số các em có học lực từ yếu đến trung bình ít có khả năng tự học, tựphấn đấu trong học tập, không chịu học bài, làm bài khi đến lớp Nhiều em chưa xácđịnh được rõ ràng mục đích, động cơ trong học tập Một số em bị cuốn hút theo nhữngtrò chơi hiện đại như đánh điện tử, chơi games, chat nên đã xao nhãng việc học tập, lỗhỏng về kiến thức ngày càng nhiều
Một số em lại thể hiện việc học lệch, chỉ chú trọng các môn tự nhiên Có khiđến lớp nhiều em không thuộc thơ, không đọc trước tác phẩm nên không nắm đượcnội dung cốt lõi, hệ thống các nhân vật Nếu giáo viên quản lí lớp lỏng lẻo, một số sẽlợi dung cơ hội trong quá trình thảo luận nhóm để thư giãn, cười đùa, nói chuyệnriêng Các trường hợp này thường không có chính kiến, khi được gọi lên trình bày vấn
đề lúng túng, phải dựa dẫm vào kết quả của bạn lâu ngày sức ỳ càng lớn
Từ đó, Vấn đề vận dụng những kiến thức lịch sử, xã hội, tích hợp kiến thức liên môn
về lịch sử, địa lí, giáo dục các kĩ năng sống, kiến thức văn hóa, môi trường, đạo đức
và thực tiễn đời sống để nâng cao nhận thức (kiến thức và ý thức học tập) cho ngườihọc là cấp thiết
2 Về phía giáo viên:
Thấy học sinh có thái độ, nhận thức như vậy, một số giáo viên cũng cảm thấychán nản, không thực sự tâm huyết trong công tác đầu tư soạn giảng Số ít vấn giữ nếpsuy nghĩ cũ, không chú trọng đến việc đổi mới phương pháp, vẫn còn hiện tượng thầyđọc, trò chép
Giáo viên dạy chưa thất sự hấp dẫn, chưa hay thì làm sao học sinh yêu thích mônVăn được? Một số giáo viên lại quan niệm miễn là có đổi mới nên trong một tiết học
có khi thảo luận vô tội vạ nên chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn Hoặc dochuẩn bị bài chưa chu đáo nên tình huống giáo viên nêu ra chưa thật sự phù hợp vấn
đề nào cũng có thể thảo luận được nên đã mất đi tính giáo dục học sinh
Trang 4Từ thực trạng ấy, thiết nghĩ mỗi giáo viên của chúng ta trong quá trình hoà nhậpvào sự nghiệp giáo dục mới trong bối cảnh đất nước bước vào công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá, cần trang bị cho bản thân nguồn kiến thức phong phú, phương pháplinh hoạt, sáng tạo và chiêm nghiệm, đúc kết những giải pháp thật sự phù hợp Chúng
ta giáo dục các kĩ năng sống, nâng cao khả năng vận dụng đời sống xã hội vào vănhọc, giải quyết tốt các tình huống đặt ra
Hồ Chí Minh Nhiệm vụ giáo dục nội dung tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho Học sinh là cần thiết và mang tính khả thi cao trong bối cảnh đổimới và hội nhập hiện nay Đầu tiên là tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh và coi đó là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hànhđộng”
- Đạo đức là nền tảng của xã hội Giáo dục nội dung tư tưởng và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh như tư tưởng đạo đức có vai trò quan trọng, cần thiết.Chúng ta đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồchí Minh” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đề ra Muốn thế, giáo viên phải nhận thức, nắm được các yêu cầu, nguyên tắc, tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
1.2 Lưu ý: Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh, đựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học vàquá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linhhoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi
Không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các thôngtin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầudạy học của môn học
1.3 Nguyên tắc vận dụng: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
tiến hành trên nguyên tắc sau đây: Vận dụng sáng tạo, cụ thể nội dung tư tưởng HồChí Minh trong hoạt động thực tiễn Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng
Hồ chí Minh Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập.Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh
1.4 Một số bài tích hợp:
1.4.1 Bài Việt Bắc của Tố Hữu: Khi dạy ở khổ thơ :
Trang 5“Ở đâu u ám quân thù, Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi, Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”.
Đoạn thơ đã phác họa một cách chân thật, sinh động hình ảnh Bác Hồ trongkháng chiến chống Pháp và tình yêu mến của nhân dân Việt bắc đối với Bác Nhận xét
về đoạn kết nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Đoạn thơ trên là một bức danh họa vàkhông chỉ hội họa mà cả âm thanh trong trẻo như reo nhạc của suối rừng” Tích hợplối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh - hình ảnh lãnh tụ HồChí Minh: Ông Ké Cách mạng giản dị, gần gũi, ung dung tự tại, vượt mọi khó khăn…trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc
Từ tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh và người Việt Bắc từ niềm tin tưởng vững chắcvào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ,Tố Hữu vẽ ra viễncảnh tươi đẹp của Việt Bắc ngày mai trong khung cảnh xây dựng cuộc sống mới hoàbình, phồn vinh Trong những năm tháng kháng chiến gian lao Việt Bắc là nơi có “cụ
Hồ soi sáng”, có “Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công để kiên định niềm tinyêu của cả nước đối với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những câu thơ mang sắc thái cadao dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc Cảm hứng về khángchiến, về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ ( Việt Bắc và cụ Hồ làmột)
1.4.2 Bài: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:
Chúng ta lồng ghép về gương sáng Hồ Chí Minh sau mục tiểu sử, quan điểm sáng tác
và di sản văn học của Hồ Chí Minh Tư tưởng độc lập dân tộc của Người Tư tưởngđộc lập dân tộc và những đóng góp lớn lao về văn chính luận Quan điểm sáng tác vànhững đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất đạođức cách mạng của Bác qua các sáng tác văn học nghệ thuật của Người, khâm phụctinh thần đấu tranh Cách Mạng kiên cường, lòng yêu nước, sự say mê lao động, nghệthuật của Hồ Chí Minh Phương pháp tích hợp là liên kết nội dung bài học với nộidung tư tưởng Hồ chí Minh, từ đó, nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ ChíMinh cần học tập Vận dụng những kiến thức về quan điểm sáng tác, phong cách nghệthuật của Hồ Chí Minh vào việc đọc hiểu văn thơ của Người
- Vài nét về tiểu sử: Bảy mươi chín tuổi của Bác là bảy mươi chín mùa xuân tươiđẹp Người đã dâng hiến để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho Tổ quốc
- Quan điểm sáng tác: HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một vũ
Trang 6khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: Quan điểm này thể hiệntrong hai câu thơ:
“Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(“Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”)
Về sau, trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳngđịnh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trậnấy” Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương Tínhchân thật được coi là một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật Nghệ sĩ nên chú
ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻsáng tạo Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận
để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm Người luôn đặt câu hỏi: Viết choai? (đối tượng), (viết để làm gì? (mục đích); sau đó mới quyết định Viết cái gì? (nộidung) và Viết thế nào? (hình thức) Tác phẩm văn chương của Bác có giá trị tư tưởng,tình cảm, nội dung thiết thực, có nghệ thuật sinh động đa dạng và mục đích: “đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ao cũng được học hành”, giải phóng miền Namthốngnhất tổ quốc Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống vănhóa dân tộc Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật và những đóng góp lớn lao về vănhọc nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác qua sáng tácvăn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc
- Văn chương phải có tính chiến đấu vì bối cảnh phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới Văn chương có giá trị thẩm
mĩ, tư tưởng, tình cảm, giải trí, tuyên truyền thể hiện cái nhìn và mối quan hệ củangười chiến sĩ cộng sản chân chính: kiên cường, luôn phấn đấu vì mục đích giải phóngdân tộc giành độc lập tự do Di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú vềthể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, nhà yêu nước, nhà cáchmạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế, nhànghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực, danh nhân văn hóa thế giới
1.4.3 Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:
Chúng ta tích hợp lòng yêu nước và tư tưởng dân tộc về độc lập, tự do và nhữngđóng góp lớn lao về văn chính luận của Bác, hoàn cảnh ra đời Bản tuyên ngôn vạchtrần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thậtlịch sử không thể chối cãi Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,…; lànhững âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏluận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương Bản tuyên ngôn là một tác phẩm chính luận đặc sắc Sức mạnh và tính thuyết phục củatác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xácthực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,…
Trang 7Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giànhchính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Những luận điệu khác của cácthế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xácthực, đầy sức thuyết phục Một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, lời tuyên bố xó bỏchế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng củadân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đấtnước ta, áng văn tâm huyết của HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người,đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dânđồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng địnhquyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc vàtinh thần yêu chuộng độc lập, tự do Là một áng văn chính luận mẫu mực với lập luậnchặt chẽ thống nhất toàn bài, kế thừa các chân lí lớn của thế giới, tổng kết cả một thời
kì lịch sử Tuyên bố độc lập tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọitoàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tếcông nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyềnđộc lập, tự do ấy
1.4.4 Bài Bác Ơi của Tố Hữu:
Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinhquên mình vì hạnh phúc của dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức
khiêm tốn, những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh Tích hợp lí tưởng độc lập dân
tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản
dị, đức khiêm tốn…của Hồ Chí Minh Qua đó, giúp HS thấy được vẻ đẹp của Hồ ChíMinh Hình tượng Bác Hồ qua lòng biết ơn, công lao trời biển và tấm gương sángngời Bác chưa bao giờ được thảnh thơi vì “nỗi thương đời” Tình thương của Bácgắn liền với lí tưởng và lẽ sống Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh của đất nước.Thương người, thương xót, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh.Cả cuộc đờingười hi sinh, phấn đấu để đất nước được độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc Cuộc sống giản dị, thanh bạch, cao quý, quên mình vì nhân dân Khi dạy ở những câuthơ sau:
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mợi kiếp người.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn…
Trang 8Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn…
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
2 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN.
2.1 CƠ SỞ:
2.1.1-Một số kiến thức về môi trường:
* Định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật Môi trường tự nhiên: Đất, nước, khí quyển, các loại khoáng sản,…
-Vật chất nhân tạo bao quanh con người:Nhà ở, phương tiện đi lại, công viên…
- Môi trường nhà trường: Lớp học, phòng thí nghiệm, nhà xe, sân chơi…
- Môi trường xã hội: Là mối quan hệ giữa con người và con người thể hiện bằng thẻchế, luật lệ, cam kết…
- Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiện và môi trường xã hội
* Các chức năng cơ bản của môi trường:
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
- Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cấn thiết cho đời sống sán xuất của conngười
- Môi trường chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
* Thành phần của môi trường: Thạch quyển, Thủy quyển, Khí quyển, Sinh quyển
2.1.2.Tình hình môi trường hiện nay:
a Đất đai: Diện tích bình quân đầu người ngày càng giảm, diện tích đất và chấtlượng đất canh tác không ngừng giảm.( do: Xói mòn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa,lầy hóa, bị ô nhiễm trong quá trình canh tác…)
b Rừng: Hiện nay độ che phủ của rừng đang ngày càng hẹp dần.(ô nhiễm, phárừng…)
c Nước: Hiện nay nhiều quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước(Do ô nhiễm, donước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lí và việc sử dụng hóa chấttrong sản xuất…)
d Không khí: Bị ô nhiễm không khí do khó, bụi…
e Sự đa dạng sinh học: Không còn ở trạng thái cân bằng,nhiều động thực vật bịtuyệt chủng
f: Chất thải:Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng chất thải ngày càng nhiều nhưchất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại…
2.1.3 Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường xang-sạch- đẹp:
a Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
b Tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo cơ sở pháp lí và chính sách
c Đẩy mạnh xã hội hóa và bảo vệ rừng
Trang 9d Áp dụng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ rừng.
e Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực vềmôi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.1.4: Một số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.
a Giáo dục bảo vệ môi trường là sự cần thiết tại các trường học
b Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môitrường và phát triển xã hội, đảm bảo bền vững quốc gia
c Mục tiêu giáo dục trong nhà trường:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môitrường quan hệ giữa môi trường và con người Nguồn tài nguyên, khái thác , sử dụng
và phát triển nguồn tài nguyên bền vững Dân số và môi trường Sự ô nhiễm và suythoái của môi trường Các biện pháp bảo vệ môi trường
- Thái độ và tình cảm: Có tinh thần yêu quý và tôn trọng thiên nhiên Có tình yêu quêhương đất nước và tôn trọng di sản văn hóa Có thái độ thân thiện với môi trường và ýthức được hoạt động trước vấn đề môi trường nảy sinh Có ý thức: Quan tâm thườngxuyên tới môi trường sống cá nhân,gia đình và cộng đồng Bảo vệ đa dạng sinh học,bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước không khí…Giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phê phán hành vi gây hạicho môi trường
- Kĩ năng: Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề môitrường nảy sinh Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường Tuyên truyền vận động bảo
vệ môi trường rong gia đình, nhà trường và cộng đồng Có hành động cụ thể bảo vệmôi trường Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường vàcộng đồng
2.2 Nguyên tắc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Không ghép thêm mà chỉ tích hợp vào bộ môn Mục tiêu, phương pháp nội dung giáodục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học
- Phương thức giáo dục: Dựa theo ba mức độ: Mức toàn phần: Mục tiêu, nội dung bàihọc hoặc chương trình phải hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệmôi trường Mức bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung giáo dục ýthức bảo vệ môi trường Mức liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có cáchoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp như: trồng cây, thamquan, khảo sát, thi điều tra và tìm hiểu môi trường
2.3 LƯU Ý:
- Chỉ tích hợp các bài có sự liên quan đến môi trường, không tích hợp tràn lan, khôngtích hợp các bài không liên quan hoặc ít liên quan tới môi trường, đàm bào khai thácnội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên hợp lí và đạt hiệu quả cao
Trang 10- Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến giáo dụcbảo vệ môi trường, giáo dục môi trường chỉ là nội dung tích hợp một cách tự nhiên,hòa đồng với kiến thức chuyên môn.
- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải Các phương tiện về môi trườngcấn nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thẩn và gia công về cách thức dẫn dắt liên hệ đảm bảocho học sinh vửa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về moitrường, có ý thức giữ gìn bảo vệ và truyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môitrương
- Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lí Những vấn đề bảo vệ môitrường, chống ô nhiễm môi trường ở mỗi môn học chỉ ở một khía cạnh mà thôi Đảmbảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.Tạo sân chơi, sáng tác,tham quan tập thể…
2.4 CÁC BÀI TÍCH HỢP:
2.4.1 NGỮ VĂN 10
- Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa: Học sinh sưu tầm các câu ca dao có liên
quan đến môi trường
- Dạy bài Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm, liên hệ tới lối sống hòa hợp với tự nhiên
- Viết quảng cáo: Mẫu băng rôn quảng cáo kêu gọi bảo vệ môi trường
2.4.2 NGỮ VĂN 11
- Chạy giặc-Nguyễn Đình Chiểu: Chiến tranh đã hủy hoại môi trường sồng
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn –Chu Mạnh Chinh: Môi trường trong lành của tạiHương Sơn
- Chí Phèo-Nam Cao: Môi trường thiếu tình thương ở làng Vũ Đại
2.4.3 NGỮ VĂN 12
- Người lái đò sông Đà: Sự phong phú về tài nguyên và phong cảnh của thiên nhiênTây Bắc
- Ai đã đặt tên cho dòng sông: Ý thức giữ gìn những vẻ đẹp của thiên nhiên
- Kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận: Ra những đề bài liên qua đến môitrường
3 DẠY HỌC TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG
3.1 Cơ sở lí luận
Trong những năm học gần đây các nội dung tích hợp kĩ năng sống đã được đưa vàomột số môn học và coi đó cũng là một hình thức đổi mới về phương pháp dạy và học.Vậy chúng ta muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài họcđược tốt thì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải hiểu rõ được bản chất của vấn đề.Vậy kĩ năng sống là gì?
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống Theo tổ chức Y tế thếgiới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá
Trang 11nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàngngày.Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúpthay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếpthu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng Còn theo tổ chức văn hóa, khoa học vàgiáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) lại cho rằng kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột củagiáo dục, đó là : Học để biết; học làm người, học để sống với người khác, học để làm.
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩnăng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kĩ năngsống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trongcuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làmchủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với
xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Kĩ năng sống
có nhiều tên gọi khác nhau ví dụ: kĩ năng tâm lí xã hội, kĩ năng cá nhân lĩnh hội và tưduy…
Một kĩ năng sống có thể có những tên gọi khác nhau: chẳng hạn : Kĩ năng hợp tác còngọi là kĩ năng làm việc nhóm Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kĩ năng xử lí cảmxúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng quản lí cảm xúc Kĩ năng sống không phải tựnhiên mà có mà phải hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trongcuộc sống Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáodục.Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội Kĩ năng sống mangtính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân Kĩ năng sống mang tính xã hội vì nó phụthuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống vàvăn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc
Trước bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập cùng thế giới, theo chúng tôiviệc dạy tích hợp kĩ năng sống trong các môn học là vấn đề cấp thiết đối với thế hệ trẻ.Bởi là chủ nhân tương lai của đất nước, nếu không có kĩ năng sống các em sẽ khôngthể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước Là lứatuổi đang hình thành nhân cách, hiểu biết về xã hội còn thiếu sâu sắc nên các em dễ bịlôi kéo, kích động.Trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu những tácđộng tích cực và tiêu cực, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ dễ dàng bị lôi kéo vàocác hành vi tiêu cực, lai căng, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về nhâncách…Việc giáo dục kĩ năng sống giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm vớibản thân, gia đình, cộng đồng, giúp các em có những cách ứng phó tích cực với nhữngtình huống trong đời sống, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, sống tích cực, chủ động,
an toàn và lành mạnh Không những vậy kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội Là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành
vi và thói quen tích cực, lành mạnh, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền conngười Mặt khác, giáo dục kĩ năng sống còn nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 12phổ thông, nó trở thành xu thế chung của toàn thế giới Đảng ta đã xác định con ngườivừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Để thực hiện thành công sựnghiệp CNH-HĐH đất nước cần phải có những con người lao động mới phát triển toàndiện.
Với đặc trưng môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn giúp họcsinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâmcủa con người.Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có nănglực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người.Với tính chất
về giáo dục thẩm:Rõ ràng, môn Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệttrong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và việc lồng ghép tích hợp được thểhiện ở cả ba phân môn: Tiếng việt; đọc văn và làm văn
Trong những bài học có nội dung tích hợp kĩ năng sống giáo viên cần phải bám sátnhững mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức – kĩ năngcủa giờ dạy Ngữ văn Khi lồng ghép tích hợp cần nhẹ nhàng, uyển chuyển, khônggượng ép.Chúng ta có thể tiếp cận giáo dục kĩ năng sống thông qua nội dung và những phương pháp dạy học tích cực,phát huy tính chủ động, tích cực của học sinhphù hợp với đặc điểm từng lớp học, chú ý rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho người học
Nhưng dù tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo cách nào cũng cần phải đảmbảo được mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn Đó là vừa giúphọc sinh tiếp thu được kiến thức cơ bản vừa hình thành ở các em những kĩ năng, thái
độ ứng xử phù hợp
3.2 Thực trạng
3.2.1 Đối với học sinh
Dư luận xã hội và các cơ quan quản lý, giáo dục trong thời gian qua rất quantâm về những biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trongcuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó có đối tượng làhọc sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục Hàng loạt các vụ, việc xảy ra có liên quanđến học sinh như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tộiphạm… khiến chúng ta nhưng người làm công tác giáo dục phải đặt ra câu hỏi “đâu lànguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?” Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năngsống và hòa nhập xã hội
Trong năm học 2011 -2012 ở trường THPT Thăng Long – Lâm Hà của chúng ta đãxảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường với những mức độ nguy hiểm khác nhau Trong
số các vụ ẩu đả đó có cả học sinh nam và học sinh nữ tham gia Nguyên nhân chínhdẫn đến việc gây gổ đánh nhau trong nhà trường không có gì to tát, chỉ là một ánh mắt,một cái cái nhìn thiếu thiện chí bị quy kết là “ nhìn đểu” , do đố kị, khiêu khích, thíchthể hiện cá tính Như vậy, chúng ta thấy học sinh đã thiếu đi kĩ năng kìm nén cảm xúc
Trang 13cá nhân, thiếu khả năng ứng phó với những tình huống trong cuộc sống Nguy hại hơnnữa là một số em học sinh nữ thiếu nhận thức, sống buông thả, thiếu kĩ năng tự vệ bảnthân nên đành phải làm một “ bà mẹ bất đắc dĩ”, bỏ dở con đường học hành, đánh mất
đi cả tương lai của mình khi tuổi đời con quá trẻ
Bên cạnh những hành vi thiếu văn hóa, một bộ phận học sinh còn có những cửchỉ, lời lẽ thô tục, thậm chí còn cãi lại giáo viên khi các em vị phạm bị thầy cô nhắcnhở nhiều lần Phải chăng các em còn thiếu kĩ năng giao tiếp, trình bày Trong học tập,khi thầy cô đưa ra những vấn đề liên quan đến bài học yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìmtòi tìm ra cách giải quyết, học sinh rất lúng túng, có em để giấy trắng, có em ghi đượcvài dòng với lối tư duy ngờ nghệch, ngô ghê
Ví dụ: Giáo viên đưa ra đề bài “ Trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sưtrọng đạo” Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, thế nhưnghọc sinh hiện nay không hiểu được ý nghĩa của truyền thống đó Thay vì học sinhkhẳng định ý nghĩa của câu nói “ phải tôn trọng những người đã dạy dỗ mình” thì các
em lại cho rằng “ tôn sư trọng đạo” là “tôn trọng những thầy tu trên chùa” Khi đọcnhững câu văn đó khiến cho chúng tôi những người dạy văn không khỏi đau lòng Bởihọc sinh không chịu động não suy nghĩ, thiếu sự tư suy sáng tạo
Tóm lại là các em còn thiếu hiểu biết về kĩ năng sống, chưa nhận thức đúng về
kĩ năng sống Mặt khác, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho khôngcòn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội Điều này đã dẫnđến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trongcuộc sống Đồng thời những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác độngmạnh mẽ đến đời sống của con người Cùng với đó là những tác động nhiều chiều củacác nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đangđứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội Hơn nữa ,sự nuông chiều con cái củagia đình cũng đã tạo cho các em có những thói quen xấu khó có thể thay đổi, sửa chữa Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ củanhà trường mà đó còn là nhiệm vụ chung của gia đình và toàn xã hội
3.2.2 Đối với giáo viên.
Mặc dù Bộ giáo dục và đào tạo đã có nội dung hướng dẫn giảm tải cho môn học nhưng công tác soạn giảng của giáo viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bởi
lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn còn nặng nề Hơn nữa áp lực công việc ngàycàng lớn, tính hành chính còn nhiều (chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách…) nên giáo viênkhông có nhiều thời gian đầu tư vào công tác soạn giảng, các nội dung tích hợp chưađược chú trọng Bên cạnh những giáo viên có ý thức giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh thông qua bài giảng của mình thì vẫn còn một bộ phận giáo viên khi lồng ghépgiáo dục kĩ năng sống hiệu quả còn chưa cao Qua những lần kiểm tra giáo án của một
số đồng chí giáo viên trong tổ, tôi thấy nội dung tích hợp còn chưa đồng bộ Cũng có
Trang 14khi kĩ năng tích hợp được ghi trong mục trọng tâm, kiến thức,kĩ năng nhưng lại khôngđược thể hiện trong nội dung bài giảng bằng hệ thống câu hỏi cụ thể Một số đồng chí
có thể hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống trong giáo án nhưng lại chưa xác địnhđược nội dung tích hợp cũng như là phương pháp tiếp cận, còn mang hình thức chiếulệ.Trong quá trình thực hiện nội dung tích hợp kĩ năng sống vẫn còn lúng túng Bảnthân tôi, trong khi dạy bài “ Thao tác lập luận bình luận” hay bài “ Từ ấy” của Tố Hữu,tôi cũng đã chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh ( kĩ năng giao tiếp ,trình bày, kĩ năng
ra quyết định , tự nhận thức…) thông qua phương pháp dạy học tích cực như độngnão, thực hành, thảo luận nhóm… Lúc đầu hiệu quả cũng chưa cao nhưng sau một sốtiết luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng các em cũng đã hình thành được cho mìnhnhững kĩ năng nhất định Các em tự nhận thức giá trị của bản thân về một cuộc sống
có lí tưởng đúng đắn, biết phê phán những hiện tượng tiêu cực, quan điểm lệch lạctrong xã hội
Từ thực trạng nêu ở trên nêu , thiết nghĩ mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ, tìmtòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực , thiết kế giáo ángiảng dạy phù hợp với mục tiêu bài học để việc giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả
3.2.3 Giải pháp
Đối với học sinh THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý,thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu;điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn Do đó, người giáoviên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhậnthức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọingười ở lứa tuổi học sinh Ngoài nhiệm vụ giảng dạy bộ môn nên tạo điều kiện, độngviên, khuyến khích các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sânchơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ văn học, toán học, ngoại ngữ, hùng biện… đểgiúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước Đống thời, ngoài những giờ lên lớp, người giáo viên cần tranh thủ thời gian tìm hiểuhọc sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghenhững tâm tư, nguyện vọng của các em Trong quá trình tìm hiểu, người giáo viên phảichân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọnnhững ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộcsống
Bên cạnh đó cũng cần phải có sự phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dụccon em được tốt hơn Khi soạn giảng cần lựa chọn phương pháp kĩ thuật dạy học tíchcực phù hợp với nội dung bài học để giúp học sinh hình thành được những kĩ năngsống cần thiết
Ví dụ 1: khi dạy bài “ Người trong bao” ( Ngữ văn 11 – tập 2) của Sê Khốp giáo
viên có thể xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm : Theo em, mẫu người nào hiện nay
Trang 15trong lớp học, cũng như ngoài xã hội đang giữ lối sống trong bao? Nhận định của bản thân em về những lối sống ấy?
Học sinh thảo luận nhóm và tự nhận định vấn đề: trong lớp học đó là những học sinh sống rụt rè, nhút nhát, không dám bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân; hoặc đây là cách sống thiếu hòa đồng với bạn bè, ngại tiếp xúc, né tránh Có nhóm bổ sung đây là lối sống tự cô lập mình, ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân Ở ngoài xã hội vẫn còn phổ biến những loại người sống rập khuôn, máy móc, trì trệ, lạc hậu Lối sống “trong bao” cũng có thể là những người vẫn "ếch ngồi đáy giếng",
luôn tự thoả mãn, bằng lòng với chính mình…Lối sống này không phù hợp với bốicảnh đất nước đang hội nhập toàn cầu cùng thế giới Từ đó, giáo viên dễ dàng chốtlại những kiến thức bổ ích cần trang bị cho học sinh qua bài học này
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” ( Ngữ văn 12 – tập 2) của Cô – phi- an – nan, bằng phương pháp dạy học tích cực như: Đọc - hiểu, thảo luận, trình bày một phút , thực hành Giáo viên có thể cho học
sinh thảo luận nhóm- lưu ý khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân công nhiệm vũ
rõ ràng cho từng cá nhân, tổ, nhóm: Em có những hiểu biết như thế nào về HIV/
AIDS? Tác hại của nó đối với cuộc sống con người như thế nào? Theo em mỗi người cần làm gì để đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này? Hoặc cũng có thể yêu cầu các em vẽ một bức tranh cổ động Từ đó học sinh , hình thành được kĩ năng sống
+ Kĩ năng tự nhận thức: Học sinh nhận thức được đây là một căn bệnh thế kỷ có tínhchất nóng bỏng của toàn cầu Từ đó, xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khitham gia vào cuộc chiến đấu này, có những hành động thiết thực góp phần ngăn chặn
sự lây lan của căn bệnh thế kỷ
+ Kĩ năng giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè, thầy cô, vềhiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay, tác hại, nguy cơ lây lan củacăn bệnh thế kỷ và những giải pháp để góp phần vào cuộc chiến này
+ Kĩ năng ra quyết định: Xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm để góp phầnvào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ
Ví dụ 3 Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ( Ngữ văn 10- tập 1), giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo, giao tiếp, ra quyết định lựa chọn ngôn
ngữ nói đúng phong cách thông qua phương pháp :Chia nhóm thảo luận, tạo tínhhuống
Trong tiết học này thay vì giáo viên cho học sinh thảo luận các đoạn hội thoại trongsách giáo khoa thì giáo viên có thể đưa ra những tình huống có thật để học sinh cóthể trải nghiệm- tự đưa ra cách giải quyết Ví dụ chúng ta có thể đưa ra tình huống sau:
Tình huống: Giả sử trên đường đi học về có hai nhóm bạn va chạm với nhau
+ Ứng xử 1: Phản ứng gay gắt bằng lời lẽ tục tĩu, thậm chí có thể xảy ra đánh nhau + Ứng xử 2: Không nói năng gì, hai bên bỏ đi
Trang 16Sau đó có thể đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của các bạn trong ứng xử1? Nếu em gặp phải tình huống này em sẽ chọn cách giao tiếp nào?
Qua bài học, giáo viên lưu ý học sinh khi sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộcsống: cần thể hiện sự nhã nhặn, lịch thiệp, có văn hóa, không nên văng tục, chửi bậy
Đó là trong tiết Tiếng Việt còn khi dạy phân môn làm văn thì sao chúng ta cũng cóthể lồng ghép vào trong bài giảng hoặc phần luyện tập Ví dụ : Khi dạy bài “ Trình bàymột vấn đề” – Ngữ văn 10, chúng ta có thể đưa ra các vấn đề gần gũi trong đời sống
như : Em suy nghĩ gì về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? các em làm việc cá nhân tự
trình bày suy nghĩ của mình từ đó các em rút ra bài học cho bản thân
Hoặc trong tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin nên trình chiếu một vài đoạnphim, ảnh – phù hợp với nội dung bài học có nội dung thiết thực về truyền thống vănhóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Ví dụ 4 : Khi dạy bài “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” ( Ngữ văn 12 – tập 2) của Trần
Đình Hượu, chúng ta có thể trình chiếu một số hình ảnh thể hiện truyền thống văn hóa
của người Việt như: hình ảnh chiếc áo dài, hình ảnh trầu cau, hình ảnh về lễ hội….
Từ đó giúp học sinh hiểu được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Đồng thời tựnhân thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đó Hay khi dạy bài” Số phận con người” ( Ngữ văn 12 – tập 2) của Sô Lô Khốp, thôngqua việc trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến chiến tranh, những sự kiện liênquan đến cuộc đời số phận của nhân vật Xô cô lốp Giáo viên đặt câu hỏi : Qua tìm
hiểu về cuộc đời, tính cách của một người lính Nga kiên cường, em rút ra bài học gì cho bản thân? – Học sinh trình bày 1 phút: Học sinh có thể trả lời:sống làm chủ bản thân, có bản lĩnh, nghị lực để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Cũng có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng cách kể một câuchuyện liên quan đến đạo đức, tư tưởng,lối sống để các em tự trải nghiệm, tự rút ra bàihọc nhân sinh cho bản thân
Sau khi giáo viên xác định được những kĩ năng sống cơ bản cùng với các
phương pháp dạy học phù hợp sẽ tiến hành soạn một bài giáo dục kĩ năng sống theobốn bước Khám pháà kết nốià Luyện tập à vận dụng Bố cục của một giáo án dạytích hợp kĩ năng sống vẫn phải tuân thủ theo quy định của Sở giáo dục: có mục tiêucần đạt, trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ( theo chuẩn kiến thức – kĩ năng) và tiếntrình bài dạy
4 SỬ DỤNG TÍCH HỢP KIẾNTHỨC VĂN HÓA LỊCH SỬ VÀ KIẾN THỨC CÁC BỘ MÔN KHÁC VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN
4.1 Cơ sở lý luận
Một trong những lí do khiến nhiều học sinh không mặn mà với môn Văn họcnhư hiện nay vì khoảng cách lịch sử văn giữa thời đại tác phẩm được sinh ra với thờiđại học sinh sống là quá lớn Chính vì vậy , giáo viên phải không ngừng đổi mới
Trang 17phương pháp dạy học ở môn học này Để mỗi giờ học Văn không trở nên nhàm chám,đơn điệu giáo viên có thể tích hợp kiến thức văn hoá lịch sử trong dạy môn Văn học.
Việc giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn
hóa- lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mốiquan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức
xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của họcsinh
Thực tế cho thấy, những khác biệt về kinh nghiệm sống, văn hóa, giáo dục,
cách dùng ngôn ngữ, thể loại…khiến cho tầm đón nhận của học sinh so với tầm đónnhận tác phẩm yêu cầu có độ vênh khá lớn Học sinh không hiểu do đó không thể yêuthích những tác phẩm này dù các em vẫn biết đó là những tác phẩm đỉnh cao của vănhọc dân tộc Vì vậy việc đưa học sinh về môi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đónnhận của các em về trùng khít với yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc cần thiết
cả về mặt khoa học lẫn giáo dục “Vì thế, trong quá trình dạy học, việc tham khảo tài
liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm đón nhận phù hợp với văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở đểhiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiêncứu văn học Tài liệu tham khảo về văn hóa lịch sử là phương tiện có hiệu quả để giúpgiáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh,góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
4.2.Thực tiễn
4.2.1 Sử dụng tư liệu văn hóa lịch sử
Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệulịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá đượcnhững đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thểhiện
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày vềtác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự thamkhảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại
Ví dụ: Chẳng hạn như bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương Giáo
viên giới thiệu cách thức tổ chức các kì thi trong nền giáo dục dưới chế độ phong kiếntriều Nguyễn: Thi Hương, thi Hội và thi Đình Những hiểu biết này sẽ giúp học sinhhiểu nội dung câu thơ thứ nhất thông báo thông lệ của việc tổ chức kì thi Hương
Ngoài ra, giáo viên cho học sinh biết thông tin năm Đinh Dậu thực dân Pháp đãchiếm thành Hà Nội, do đó trường thi Hà Nội bị đóng cửa, các thí sinh Hà Nội về thi ởNam Định
Trang 18Câu thơ thứ hai không chỉ thông báo một sự kiện gắn với lịch sử mà còn là kết quảquan sát của tác giả về sự lộn xộn, nhốn nháo của trường thi cũng là hình ảnh xã hộiđang suy thoái
Từ sự quan sát, miêu tả khách quan ấy, người đọc cảm nhận nỗi đau đời thấm thía củanhà thơ yêu nước
4.2.2 Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạocủa xã hội loài người Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởngtượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng Giáo viên bổ sung hình ảnh tưliệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếpnhận Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợpvới bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh,giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học, tưliệu thuyết minh hình ảnh Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viêntrình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ,kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
Ví dụ, giáo viên dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu, ngoài kiến thức lịch sử về trận tấn công đồn Cần Giuộc năm 1861, nhằm giúp
học sinh hiểu hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm là hình tượng đámđông bước ra từ thực tế đời sống chứ không còn là hình ảnh ước lệ tượng trưng thìgiáo viên nên kết hợp cho học sinh xem tranh vẽ trận Cần Giuộc, xem hình ảnh về việcxây dựng đài kỉ niệm những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được khởi công vào năm 2011.phải có sự tích hợp cả ngôn ngữ, văn hóa mới có thể lý giải được ý nghĩa của chúng
4.2.3 Sử dụng tài liệu địa lý và ngôn ngữ học
Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóngvai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tácphẩm
Chẳng hạn, tìm hiểu không gian bãi cát dài trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao
Bá Quát không thể không biết đến những vùng cồn cát trắng trên dải đất miền Trungtrên hành trình vào Huế thi Hội của ông
Vùng cát trắng sau này gợi những ám ảnh trong câu thơ của Tố Hữu “Changchang cồn cát năng trưa Quảng Bình” (Mẹ Suốt)
Mặt khác Văn học là nghệ thuật của ngôn từ do đó dạy học văn không thểkhông gắn bó mật thiết với các kiến thức ngôn ngữ học nhất là bộ phận văn học trungđại
4.2.4 Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác
Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống,
kiến thức dân tộc học, triết học,….góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay