1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT số BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP, TÍCH hợp nội DUNG GIÁO dục AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ 5 6

20 3,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,76 MB

Nội dung

Đây là một việc làm lâu dài, phải được thực hiện trong quá trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Mặc khác giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non có tầm quan trọng đặc b

Trang 1

MỤC LỤC

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17

Trang 2

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ 5-6

TUỔI LỚP LÁ 3 TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Việt nam ta đang trên đường phát triển và đổi mới về mọi mặt như kinh tế, chính trị, cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển Nước ta phát triển như vậy nhưng bên cạnh

đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là an toàn giao thông

Có thể nói tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương mất mát tiền của cho mọi người mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội Nhận thức được vấn đề trên Chính phủ ta đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục

an toàn giao thông

Hiện nay tình trạng mất trật tự về an toàn giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đã trở thành một vấn đề bức xúc của toàn xã hội Hàng ngày không biết bao nhiêu tai nạn giao thông đã xảy ra Trong đó cũng có rất nhiều các tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em, trong các nguyên nhân gây tai nạn đó có các nguyên nhân khách quan nhưng cũng có các nguyên nhân chủ quan do lỗi của trẻ em Và chính là do trẻ không nắm được luật lệ an toàn giao thông đường bộ Việc hình thành cho trẻ ý thức về

an toàn giao thông ngay từ nhỏ là vô cùng cấp thiết

Trong bối cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam ta nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề cấp bách về vấn đề tai nạn giao thông Một trong những nguyên nhân gay ra hiện trạng trên là do ý thức của con người Vì thế việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là không thể thiếu được Đây là một việc làm lâu dài, phải được thực hiện trong quá trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân

Mặc khác giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non có tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất cơ bản để hình thành những hiểu biết về một số phương tiện giao thông thông dụng, những hành

vi đúng khi tham gia giao thông và có ý thức tôn trọng luật giao thông từ nhỏ

Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục trẻ các kiến thức và kĩ năng mà trẻ sẽ ghi nhớ suốt đời là lứa tuổi mầm non Một trong

Trang 3

những bài học hay được rút ra từ các nước trên thế giới là nội dung giáo dục an toàn giao thông nên bắt đầu từ giáo dục mầm non

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, nâng cao ý thức rèn luyện, hiểu biết và chấp hành luật lệ giao thông cho trẻ chính là bảo

vệ bản thân trẻ và gia đình

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép tích hợp

nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Họa Mi”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đã có trong chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông” Tuy nhiên để trẻ có được một lượng kiến thức lớn hơn về an toàn giao thông thì chúng ta không chỉ giáo dục trẻ trong chủ đề đó mà cần phải mở rộng ra bằng cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường, điều đó sẽ giúp trẻ có được những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông

Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông nhằm cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng phó với các tình huống khi tham gia giao thông, hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông quốc gia Giúp cho trẻ có hiểu biết ban đầu về các hoạt động giao thông gần gũi, nhận biết được một số hành vi tham gia giao thông đúng hoặc chưa đúng và bước đầu hình thành ý thức về cần bảo đảm an toàn khi

đi đường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

Để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương tiện và luật lệ giao thông để lập ra

kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ Luôn tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia các hoạt động liên quan đến an toàn giao thông, điều này giúp trẻ nắm được các phương tiện và luật lệ giao thông một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn

VD: Tổ chức cho trẻ cùng tham quan các phương tiện giao thông khi lưu thông trên đường, cùng với đó đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ giải đáp, từ đó trẻ sẽ nắm rõ hơn về các luật lệ giao thông

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Nghiên cứu một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 5-6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền-huyện Krông Ana-Tỉnh ĐắkLắk

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục

an toàn giao thông cho trẻ mầm non 5-6 tuổi lớp lá 3, trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-Tỉnh ĐắkLắk

* Đối tượng khảo sát: Học sinh 5-6 tuổi

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan

- Phương pháp quan sát mọi hoạt động của trẻ

- Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh

- Phương pháp thực hành luyện tập

- Phương pháp dùng thủ thuật trò chơi

II Phần nội dung

1 Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết hằng ngày các cháu đi học hay đi chơi trên các con đường

có rất nhiều loại xe, người đi lại khá đông đúc, tuy có người lớn bên cạnh trẻ Thật là một nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các cháu rất dể bị tai nạn hoặc gây ra tai nạn cho người khác Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân trẻ, cho gia đình và xã hội

Chính vì thế để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân trẻ và cho mọi người, các cháu cần có một số hiểu biết về luật lệ giao thông, tức là chúng ta làm sao cho trẻ biết đi đường đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn giao thông

Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, NXB giáo dục của tác giả “Phạm Thị Mai Chi” và “Lê Thu Hương”

Trang 5

Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung an toàn giao thông trong trường mầm non Nhà XB giáo dục Việt Nam, ngày 9 tháng 4 năm 2015

Căn cứ vào các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009)

Căn cứ vào tài liệu tự học bồi dưỡng thường xuyên Modun 27:

Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành các giá trị văn minh của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

An toàn giao thông luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong

xã hội hiện nay, số người chết vì tai nạn giao thông từng giờ, từng ngày lên đến mức báo động Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông như đi đúng tốc độ, đi đúng phần đường Đối với trẻ mẫu giáo

để trẻ nắm được một số quy định về giao thông thì chúng ta cần giúp trẻ bằng cách lồng ghép, tích hợp vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ có được những kĩ năng khi tham gia giao thông

Trẻ mầm non rất dể tiếp thu hình thành những thói quen tốt giúp trẻ sau này thành công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có những kiến thức một cách sơ đẳng về luật lệ giao thông Có những thói quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông, biết được những hậu quả tai hại của các vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đã làm cho nhiều người chết, bị thương, nhiều trẻ em phải mồ côi cha

mẹ khi còn quá nhỏ cũng do tai nạn giao thông gay ra Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông ngay từ nhỏ, biết cách giữ an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông Hiểu biết về vấn đề giao thông trẻ sẽ tự tin khi đi ra ngoài đường và cẩn thận hơn

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế thì kiến thức về an toàn giao thông của trẻ còn hạn chế

* Khảo sát đầu năm học tại lớp lá 3:

Tổng số trẻ: 33 cháu

Trang 6

STT Tiêu chí đánh giá Đạt chưa đạt Ghi

chú Số

trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

1

Biết tên, đặc điểm, cấu tạo, tiếng kêu của một số phương tiện giao thông gần gũi

10/33 30% 23/33 70%

2 Biết những luật lệ cơ bản về an

toàn giao thông

8/33 24% 25/33 76%

3 Biết biển báo quen thuộc 8/33 24% 25/33 76%

4 Thực hiện các quy định về giao

thông

11/33 33% 22/33 67%

* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông là bài học quan trọng ở trường, lớp mầm non Ngay từ khi còn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất về an toàn giao thông, để đến khi trưởng thành chính các cháu sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”

Giao thông là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này đến nơi khác Hòa cùng với các nước tiên tiến trên thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ “mưa dầm thấm lau” một khi việc tôn trọng pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một thói quen tốt của mọi công dân thì vấn đề tai nạn giao thông không còn là một nỗi lo của toàn xã hội

Phương tiện giao thông bao gồm các loại đó là: giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt Riêng với lứa tuổi mầm non giáo viên cần giúp trẻ nắm được một số điều cơ bản về an toàn giao thông như: Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải Trẻ mầm non qua đường phải có người lớn dắt qua, không lao ra đương đột ngột Khi đi qua ngã ba ngã tư phải tuân theo tín hiệu điều khiển giao thông của đèn hoặc cảnh sát giao thông Không được chơi đùa, chạy nhảy dưới lòng đường, vỉa hè, trên đường tàu hỏa Khi đi tàu xe khách phải ngồi đúng chổ quy định, không

Trang 7

chen lấn xô đẩy, không đưa đầu, đưa tay ra ngoài cửa sổ, không đứng ở cửa lên xuống không đu bám thành xe, không xả rác trên xe hoặc xả rác xuống đường, khi xe dừng hẳn mới được lên xuống có trật tự, khi đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm đúng cách

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về an toàn giao thông, cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông, chấp hành các quy định khi đi đường, một số biển báo hiệu lệnh chỉ dẫn Giúp trẻ có hành vi thói quen ban đầu về chấp hành luật giao thông

Hàng ngày trẻ phải đối mặt với các tình huống giao thông nguy hiểm Giáo dục

an toàn giao thông sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người tham gia giao thông an toàn

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Theo khảo sát thực tế thì việc chấp hành luật giao thông của trẻ còn quá thấp, là giáo viên mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp để trẻ có được một số kiến thức cơ bản về luật lệ giao thông

Biện pháp 1: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các

hoạt động hằng ngày của trẻ.

Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người, các cháu cần phải

có một số hiểu biết về luật giao thông tức là làm sao cho các cháu biết đi đường đúng quy định sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, vì thế tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày của các cháu để các cháu nắm được cách đi đường đúng quy định

* Đối với giờ đón trẻ:

- Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tham gia giao thông của trẻ từ nhà đến trường, cô

có thể hỏi trẻ: Ai chở con đi học?, đi bằng phương tiện gì?, Khi đi có đội mũ bảo hiểm hay không Từ đó giáo viên giáo dục, động viên trẻ khi trẻ chưa thực hiện đúng quy định của luật giao thông và khen ngợi khi trẻ tham gia tốt

* Đối với hoạt động ngoài trời

Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, bên cạnh đó đặc ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nắm được phần nào về tên gọi, đặc điểm

Trang 8

và cách hoạt động của các phương tiện Kết hợp giáo dục trẻ về những hành động đúng hoặc không đúng khi tham gia giao thông

Ví dụ: Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, phải chở đúng số người quy định, khi đi phải đi bên phía phải…

(Cháu quan sát giao thông trước cổng trường)

* Đối với hoạt động học

Đối với chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” giáo viên dạy trẻ về tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông Dạy cho trẻ biết cách đi đúng quy định như: đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường, khi ngồi trên xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm, khi qua đường phải đợi đèn đỏ và cần có người lớn dẫn qua, các phương tiện giao thông phải dừng đổ đúng nơi quy định… không chơi đùa hoặc đọc sách khi tham gia giao thông …và giới thiệu cho trẻ một số biển báo đơn giản dể nhớ…

Trang 9

(Trẻ khám phá về một số luật lệ giao thông)

Ngoài chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông thì các chủ đề khác chúng ta cũng

có thể lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào để giáo dục trẻ

Ví dụ: Chủ đề: thế giới thực vật, chủ đề nhánh: Một số loại hoa

Cô có thể bầy biện nhiều loại hoa và cho cháu đi thăm hội hoa xuân, lúc đó cô sẽ giáo dục các cháu khi ngồi trên xe phải như thế nào như: không thò đầu thò tay của sổ,

se dừng hẳn mới được bước xuống…

Đối với hoạt động góc:

Hoạt động góc là hoạt động phong phú nó mô tả lại đời sống xã hội với các mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo lại, bởi thế cần quan tâm đến các nhóm chơi, tùy vào từng chủ đề để lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho các cháu

Ví dụ: Cháu xây ngã tư đường phố cô giáo có thể đặt ra nhiều câu hỏi để giáo dục

an toàn giao thông cho trẻ như: Ngã tư đường phố có những gì?, Xây cái đó để làm gì?,

có ý nghĩa như thế nào? Ở góc học tập cô có thể bày biện nhiều loại sách có nội dung, hình ảnh về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái tạo lại bằng cách vẽ, nặn, xé dán…

Hoạt động chiều: Là một hoạt động giúp trẻ hệ thống hóa và chính xác hóa dần những biểu tượng về thế giới xung quanh mà trẻ đã từng bước nhận thức qua các hoạt động trong ngày từ đó trẻ sẻ khắc sâu hơn những hiểu biết của mình vì thế cô cần hệ thống lại câu hỏi mà lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho phù hợp

Đối với giờ trả trẻ: Cô trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục an toàn giao thông cho các cháu như: Không nên để xe lộn xộn trước cổng trường, không chạy xe vào sân trường để làm gương cho các cháu, cho các cháu đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, không nên cho các cháu qua đường một mình…

Trang 10

(Giáo viên trao đổi với phụ huynh về ATGT đối với trẻ)

Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các

trò chơi.

Giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trên một số hoạt động học có chủ định và lồng ghép vào các hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo Đặc biệt cần tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, thực hành cách đi đường và thấy được hậu quả, tác hại của các hành động vi phạm quy định an toàn giao thông

Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học Đặc biệt với giáo dục luật lệ an toàn giao thông là một vấn đề khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc quy định của luật lệ an toàn giao thông vào trò chơi là một việc không thể thiếu được Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn

Chơi giúp trẻ thực hành những kĩ năng đã có và học những kĩ năng mới Trẻ tham gia các trò chơi giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ Trò chơi là cơ sở làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ và tạo điều kiện để trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hằng ngày vào trò chơi

Ví dụ 1: Trò chơi: “Đi đúng quy định giao thông” Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một vô lăn và đứng vào vị trí ngã tư đã vẽ và theo dõi các tín hiệu đèn trên tay cô để được đi hoặc dừng lại Giúp trẻ làm quen với việc đi lại trên đường và tuân theo các quy định về

an toàn giao thông

Ví dụ 2: Trò chơi: “Nghe câu đố đoán tên biển báo” Cách chơi: Cô chia cho mỗi bạn một biển báo giao thông, sau đó cô sẽ đọc câu đố về biển báo như:

Vòng tròn ngoài màu đỏ Mũi tên thẳng nằm trong Một vạch đỏ kẻ chéo Biển báo hiệu gì đây Bạn nào có biển báo đó sẽ giơ lên và nói đó là biển báo gì Điều này giúp trẻ nhận biết một số biển báo giao thông

Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục phù hợp để giáo dục an toàn giao thông

cho trẻ

Đặc điểm tâm lí của trẻ là rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên Trẻ chỉ khó quên những

gì thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại để đưa việc giáo dục luật lệ an toàn giao

Ngày đăng: 25/04/2018, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w