1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non nga yên

24 1,6K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 421,5 KB

Nội dung

Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.[1] Thực hiện nhiệm vụ của

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP

NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI

TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN

Người thực hiện: Phạm Thị Phương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Nga Yên SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.3.1 Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sỏ vật chất,

phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 62.3.2 Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực

2.3.3 Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

2.3.5 Phối hợp với Trạm y tế Xã khám sức khỏe và cân đo theo

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đềnóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội Trong những năm gần đây, đã cónhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cảnước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người

“Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ cònyếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn

thực phẩm” Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng

và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo

dục trẻ ở lứa tuổi này.[1]

Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưanội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chươngtrình chăm sóc giáo dục trẻ Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sựliên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi họcđường Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mụcđích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ,hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân,tập thể và cộng đồng

Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầmnon là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổinói riêng Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điềuhọc được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh antoàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới

có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựachọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cânđối

Với tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, thủthuật trong quá trình giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động dinhdưỡng, sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm mọi lúc, mọi nơi một cách tíchcực, đạt hiệu quả cao nhất Vì vậy năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài

“Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ

sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩmcho trẻ trong trường mầm non Nga Yên, trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện

Trang 4

pháp khắc phục hạn chế nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm cho trẻ trong trường.

- Thu hút sự quan tâm của các cấp các nghành, các bậc phụ huynh quantâm đến việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ tại trường mầm non, đểtừng bước chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ,… nhằm tạo chotrẻ môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng

và VSATTP cho trẻ Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động mộtcách tốt hơn

- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc giáo dục dinh dưỡng vàVSATTP trong trường để phân tích thực trạng một số biện pháp giáo dục dinhdưỡng và VSATTP ở đơn vị

- Rút ra các bài học về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh 4-5 tuổi tại Trường Mầm Non Nga Yên - Nga Sơn – Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng để phụ huynh

và giáo viên trong trường thảo luận về các ý tưởng để phục vụ chăm sóc giáodục dinh dưỡng và VSATTP

- Phương pháp nghiên cứu: Bản thân tôi đã tiến hành đọc tham khảo tài

liệu liên quan để tìm ra một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục

và VSATTP cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở mọi lúc mọinơi Phân tích tổng hợp hệ thống hóa để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài

- Phương pháp thực hành:Từ những kiến thức, những kinh nghiệm đã

nghiên cứu ,thu thập được, thực hành làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục

vụ giáo dục dinh dưỡng và VSATTP, phục vụ giáo dục phát triển cho trẻ

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để sử lý số

liệu đã khảo sát giúp ứng dụng trên trẻ, giúp cho việc đánh giá kết quả thựctrạng được chính xác

- Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng tuyên truyền để phụ huynh tham

gia phối kết hợp chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng

và VSATTP cho trẻ

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, sự pháttriển của trẻ thời kỳ này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục thế hệ

Trang 5

trẻ, có vai trò quyết định, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển về sau, xuyên suốt

cả một đời người Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh

mẽ và hoàn thiện dần Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc vàmất cân đối Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc mộtcách hợp lý Bên cạnh đó sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường Trong đó dinh dưỡng

và vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển của trẻ em

Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có nhữngchuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục Dưới ánhsáng của nghị quyết về công tác cải cách giáo dục điều lệ trường mầm non cũng

đã nêu lên nhiệm vụ hàng đầu trong 4 nhiệm vụ của trường mầm non, vì vậyviệc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, nhằm chống đỡbệnh tật Vì thế nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh không tốt về cá nhântrẻ, môi trường trong và ngoài lớp đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật, dẫn đến sựphát triển về thể chất bị kìm hãm, các quá trình tâm sinh lý đang trên đà hìnhthành và phát triển cũng không thể nào phát triển trên một cơ thể gầy còm, ốmyếu

Mặt khác, năm học 2016 – 2017 là năm thứ tư thực hiện chuyên đề pháttriển vận động nên việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh antoàn thực phẩm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày là việc làm vô cùng quantrọng vì sức khỏe vốn là quý, qua đây tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả vềthể lực và trí tuệ sau này Vì vậy nếu trẻ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, ngủ đủgiấc, được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi phù hợp thì trẻ sẽ phát triểntoàn diện nhân cách trẻ

2.2 Thực trạng.

* Trường mầm non Nga Yên là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sócnuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh

an toàn thực phẩm đạt hiệu quả

- Được sự quan tâm của Đảng Ủy, UBND Xã Nga Yên, trường mầm nonNga Yên được xây dựng bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu cầu củangành giáo dục Với sự quản lý tham mưu, chỉ đạo chặt chẽ của BGH nhàtrường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ họcsinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ cho công tácchăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ

Trang 6

- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống cống rãnh hợp vệsinh, có nguồn nước sạch phục cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

- Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi.Với 3 năm kinh nghiệm chủ nhiệm cùng một độ tuổi và trực tiếp chăm sóc nuôidạy trẻ, đây là điều kiện tốt để tôi tìm tòi ra những giải pháp hay dạy trẻ mộtcách phù hợp và hiệu quả hơn Đặc biệt là những kinh nghiệm để lồng ghép nộidung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

- Trẻ cùng độ tuổi, đa số các cháu đều nhận biết và gọi tên các loại thực

phẩm sẵn có ở địa phương Các cháu có một số kỹ năng tự phục vụ trong ănuống và vệ sinh cá nhân

- Luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia

đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao

* Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn:

- Còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ như xe đẩy thức ăn lên các nhóm lớp, tủ kính kín đựngbát…

- Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầmtăng Do đó nguồn thực phẩm tươi ngon phục vụ cho trẻ trở nên khan hiếm vàđắt đỏ hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác nuôi dưỡng trẻ

- Bản thân chưa chú trọng đến khả năng gây hứng thú cho trẻ vào các hoạtđộng, nhất là hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cònnhiều hạn chế

- Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên sự hiểu biết về dinh dưỡng và

vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế Những món ăn trẻ được tiếp xúc còn ít,nhiều trẻ còn chưa biết mình thích ăn món gì nhất

- Sự hiểu biết về ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ và phòng tránhbệnh tật còn nhiều hạn chế

- Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của trẻ để trẻ

ăn, ngủ, vệ sinh tuỳ thích, mất vệ sinh Từ đó dẫn đến số trẻ suy dinh dưỡng cònnhiều và mắc một số bệnh tật như: Sâu răng, còi xương, đau mắt, tiêu chảy,

* Xuất phát từ thực tế đó tôi nhận thấy và đã tiến hành tổng hợp kết quảcân đo, khám sức khỏe trẻ lần 1 và khảo sát về nhận biết dinh dưỡng giúp conngười khỏe mạnh, chống đỡ được các loại bệnh tật cũng như hiểu biết về vệ sinhcủa trẻ trong lớp Kết quả cho thấy: Tổng số có 35 cháu trong đó 16 trẻ gái và 19trẻ trai Trong đó:

Trang 7

* Kết quả cân đo, chấm biểu đồ:

TL %

K cao hơn tuổi trên +2 và +3

TL

%

Đau mắt

TL

%

Sâu răng

TL% Còi xương

TL% Bệnh khác

1 Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn giản 35 28 80 7 20

2 Phân loại nhận biết phân biệt được 4 nhóm

3 Trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 35 27 77 8 23

4 Biết hoạt động chế biến các món ăn đơn giản 35 25 71 10 29

5 Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống đơn giản, có

6 Có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống,

(Kết quả khảo sát từng trẻ: Xem phụ lục 1)

Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp:

- Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều

Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh

an toàn thực phẩm cho trẻ tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hìnhthức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái Từ đógiúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn

Trang 8

2.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phùhợp với thực tế của trường, của lớp và của địa phương

2.3.1 Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sở vật chất phục

vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ao toàn thực phẩm.

Hàng năm vào dịp đầu năm học trường tôi tổ chức buổi họp phụ huynhriêng của mỗi lớp tận dụng cơ hội này tôi đã tuyên truyền tầm quan trọng củadinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ để phụ huynh cùng nghe vàhiểu được như: Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý

và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ Trẻ em ở lứa tuổi này cơ thểđang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăntrẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh vềdinh dưỡng … Dinh dưỡng là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theođúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ

em mạnh khỏe học giỏi thông minh phát triển toàn diện theo 5lĩnh vực: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ

Từ việc hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối vớicon em mình tôi đã cho phụ huynh biết được thực trạng thiếuthốn cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc giáo dục dinh dưỡngcủa trường để phụ huynh biết và phối hợp cùng nhà trường đầu

tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sócgiáo dục dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Ý kiến đóng góp của tôi đã được Ban giám hiệu và toàn trường thống nhấtcao và đưa vào nội dung hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học Đượcphụ huynh nhất trí 100% và tham gia hưởng ứng rất cao

* Kết quả: Phụ huynh đã đồng tình hưởng ứng chăm lo cho sức khỏe cũng

như sự an toàn cho con em khi ở trường Đã đóng góp mua 3 nồi cơm điện, lắptoàn bộ hệ thống bếp ga công nghiệp, đóng tủ kính đựng bát thìa chống bụi chomỗi lớp 1 ngăn, mua mới toàn bộ xoong, nồi, ấm nhôm, xô chậu, bát , thìa, cốcinox, khăn mặt… Mua các loại đồ dùng tranh ảnh lô tô về 4 nhóm thực phẩm,

đồ chơi hoa quả, con vật nuôi trong gia đình, dưới nước, trong rừng, rau củ,

….xây dựng tạo góc chơi cho trẻ được trải nghiệm với các đồ chơi gia đình bánhàng bằng nhựa

2.3.2 Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phong phú phù hợp với chủ đề.

* Xây dựng môi trường trong lớp:

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, nó thúc đẩy và cótác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển đến tất cả các mặt của trẻ Vớiđặc điểm của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” chính vì vậy môi

Trang 9

trường trong lớp là nơi để trẻ trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh thôngqua các góc chơi của môi trường giáo dục

Ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh cùng tham gia làm đồdùng đồ chơi trang trí lớp, nhằm giúp trẻ tích cực khám phá tìm tòi phục vụtrong quá trình học tập của trẻ thông qua 6 góc chơi trong lớp

Trong lớp tôi đã trang trí làm nổi bật góc “Bé tập làm nội trợ” đây là góc

hoạt động xuyên suốt cả năm và hoạt động mọi lúc mọi nơi cho trẻ Với nhiềunội dung phong phú gắn liền với từng chủ đề thực hiện Ở góc này, tôi đã cùngphụ huynh mua sắm những đồ chơi bằng nhựa và đồ chơi tự làm như bộ nấu ăn:Xoong, nồi, bát thìa, bộ đồ chơi những loại rau, quả, các nhóm thực phẩm phục

vụ cho việc chơi cũng như việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Bên cạnh đó trẻcòn được thực hiện các quy trình thông qua các góc mở

Ở góc xây dựng: Tôi đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi cho trẻ xây dựngnhững trang trại, những vườn rau sạch phù hợp với từng chủ đề trong năm học

Ở góc thiên nhiên: Tôi cho trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt Đồng thờigiáo dục trẻ biết gieo hạt, hạt nảy mầm thành cây và cây được lớn lên như thếnào? Từ đó trẻ được quan sát, khám phá trải nghiệm và hiểu được lợi ích củacây

Tại góc bác sĩ: Tôi đã chuẩn bị cho trẻ bộ đồ khám sức khỏe để trẻ hoạtđộng, qua đó tuyên truyền giáo dục cho trẻ cách phòng tránh bệnh tật, bảo vệsức khỏe cho mình cũng như mọi người xung quanh

Ở góc sách: Cùng với phụ huynh tôi đã sưu tầm được những tranh ảnh, họabáo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ xem, quan sát, để từ đógiúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng được tốt hơn

Trong góc bán hàng: Tôi cũng đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi như:Các loại thực phẩm, các loại rau quả, để trẻ được thực hành vai chơi của mình.Tất cả những đồ dùng, đồ chơi chế biến dinh dưỡng tôi đều sắp xếp ở cácgóc chơi một cách khoa học để giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy, và dễ cất

* Xây dựng môi trường ngoài lớp:

- Góc tuyên truyền với phụ huynh: Ở góc này tôi đã xây dựng góc trao đổiphụ huynh để phụ huynh biết về sức khỏe phát triển của trẻ theo giai đoạn có kếhoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp: Với các nội dung sau:

+ Biết nội dung chương trình hoạt động trong ngày của trẻ, biết nhu cầudinh dưỡng của trẻ 4 tuổi Biết khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý…+ Biết được những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông thường có ở địaphương Biết được 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới của Bộ Y tế vừa banhành

Ví dụ : Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” và chủ đề “Thế giới động

vật” tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ được làm quen với các loại

rau củ quả tại gia đình Hay còn phô tô sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện

có nội dung về dinh dưỡng và sức khỏe để các bậc phụ huynh cho trẻ học tại nhànhư: Câu chuyện hai anh em, cây khế, sự tích quả dưa hấu, sự tích bánh chưng,

Trang 10

bánh giày.Thơ: Bắp cải, đồng giao bác bầu, bác bí ; Bài thơ nàng tiên ốc, tìm ổ,rong và cá ; Bài hát tôm, cá, cua thi tài, năm ngón tay ngoan, tập đếm, tập rửamặt, mời bạn ăn Cứ như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức nhanh nhất.

Hình ảnh: Góc tuyên truyền của lớp

Kết quả: Qua việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh giúp phụ huynh

hiểu rõ về vai trò quan trọng của giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thựcphẩm cho trẻ, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình quantâm đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

- Môi trường bên ngoài giáo dục trẻ: Ở đây nếu tháng nào thực hiện chuyên

đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì tôi chuyển lô tô, tranhảnh sách báo những hình ảnh về nội dung chuyên đề này Bên cạnh đó tôi đã lên

kế hoạch 1 tháng/1 lần tổ chức các hoạt động học có lồng ghép nội dung giáodục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức câu đố, tròchơi, thơ truyện, …giúp trẻ hứng thú tham gia học tập tốt Mời phụ huynh đếntham gia, từ đó phụ huynh nắm được kiến thức cũng như kỹ năng cùng phối hợpvới cô giáo để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn phẩm cho trẻ đạt kết quả tốt.Trong năm học với khu vực vườn rau của bé: Được nhà trường đã phâncông mỗi nhóm lớp một luống Tôi đã cùng với các bác phụ huynh của lớp trồngmùa nào rau đấy, gồm các loại rau: Muống, đay, mồng tơi, cải bắp, cải thìa, càrốt… Để trẻ cùng cô hàng ngày tưới, chăm sóc Đặc biệt là trẻ biết được đây lànguồn rau sạch, an toàn, biết được phải lao động vất vả mới có rau ăn, được tìmhiểu về tác dụng của các loại rau đối với cơ thể con người…

Việc xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp theo các chủ đề, xuyênsuốt cả năm học trong đó có kế thừa đồ dùng đồ chơi của chủ đề trước sang chủ

Trang 11

đề sau Đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toànthực phẩm, giúp cho 100% phụ huynh hiểu để cùng với cô giáo dạy trẻ nhận biếtgiá trị của các chất dinh dưỡng và giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm Hơn nữatrong các đợt nhà trường tổ chức chấm điểm trang trí lớp và xây dựng môitrường giáo dục lớp tôi đều xếp loại tốt.

2.3.3 Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.

3.3.3.1 Giờ đón trả trẻ.

- Tôi trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ biết tác dụng của thựcphẩm đó đối với sức khoẻ con người phù hợp với chủ đề, giáo dục trẻ giữ gìn vệsinh cá nhân, vệ sinh chung

Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật ” tôi trò chuyện với trẻ về các loại rau,

quả như tên gọi, đặc điểm, là thực phẩm chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng,

ăn các loại rau quả giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.Trước khi ăn phải làm sạch, gọt vỏ… các loại thực phẩm, rửa tay, rửa các dụng

cụ chế biến

- Tôi cho trẻ làm quen với đồ dùng, đồ chơi mới, từ đó giới thiệu thêm một

số thực phẩm mới cho trẻ biết về tên gọi các chất có trong các loại thực phẩm đógiúp trẻ có thêm kiến thức về các loại thực phẩm mà địa phương không có

Ví dụ : Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm quen với đồ chơi mới

do bản thân tôi tự làm về các loại cá nước lợ, nước mặn mà ở địa phương tôikhông có như cá chim, cá thu, cá hồi, Sau đó tôi giới thiệu về tên gọi của từngloại cá và cho trẻ biết các loại cá này sống ở biển và vùng gần biển nên ở địaphương không có, các loại cá này là thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể tên các món ăn mà trẻ biết và để trẻ tự kể mìnhthích ăn món gì nhất, qua đó tôi cũng tranh thủ giới thiệu thêm các món ăn khác

để góp phần làm tăng vốn hiểu biết phong phú về các món ăn cho trẻ

3.3.3.2 Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các HĐ có chủ định.

Tổ chức các giờ hoạt động có chủ định là hoạt động chủ đạo để giúp tôilồng ghép, tích hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻmột cách tốt nhất Bởi vậy, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động màtôi tiến hành lồng ghép phù hợp như sau:

* Với hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội :

Đây là hoạt động chính giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về các loạithực phẩm, các chất dinh dưỡng - sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về các loại rau, củ, quả các loại,các con vật nuôi trong gia đình Tôi dạy trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm, têngọi các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm ấy và giúp trẻ biết được nguồngốc các loại thực phẩm các chất có trong các thực phẩm ấy

Ví dụ : Khi cho trẻ khám phá về các con vật nuôi trong gia đình cụ thể là

con gà mái trẻ biết được gà mái đẻ ra trứng, trứng là thực phẩm có nhiều chấtđạm ăn trứng giúp cơ thể trẻ nhanh lớn Qua đó động viên những trẻ chưa thích

Trang 12

ăn trứng để trẻ tự giác ăn, đồng thời giáo dục những trẻ thích ăn trứng gà ăn ởmức độ vừa phải nếu ăn trứng gà hàng ngày sẽ bị mắc bệnh không tốt cho sứckhoẻ Trứng có thể chế biến thành các món ăn: Trứng rán, trứng luộc, trứng đúcthịt,trứng làm chả rán, trứng có thể dùng nấu canh cà chua…

Tôi cũng cho trẻ biết một số loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Chất đạm,chất béo,chất bột đường,chất vitamin và muối khoáng tôi củng cốkiến thức dưới dạng trò chơi

Ví dụ : Trò chơi vận chuyển lương thực về kho

Tôi chia các cháu ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ vận chuyển thực phẩm về kho theoyêu cầu của cô Các nhóm chất này đã được trộn lộn nhau, rổ của tổ nào cũng đủ 4nhóm nhưng trẻ chỉ được chọn 1 nhóm chất qui định của tổ mình

+ Nhóm 1: Vận chuyển thực phẩm giàu chất bột đường

+ Nhóm 2: Vận chuyển thực phẩm giàu chất béo

+ Nhóm 3: Vận chuyển thực phẩm giàu chất đạm

+ Nhóm 4: Vận chuyển thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng

* Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:

Như chúng ta đã biết văn học là tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ của vănhọc là ngôn ngữ biểu cảm lôi cuốn người nghe, các tác phẩm văn học có các tìnhhuống hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ Chính vì vậy những hoạt động làm quennội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhẹ nhàng

và thoải mái từ đó trẻ lĩnh hội nhanh những kiến thức mà cô truyền thụ

Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” nếu lồng dinh dưỡng bằng cách:

Sau khi đọc bài thơ cô hỏi: Gạo dùng để làm gì? Gạo được chế biến thành nhữngmón ăn gì? Gạo cung cấp chất gì? Tôi thiết nghĩ giáo dục dinh dưỡng lúc này làkhông hợp lí, tuy nói lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi nhưng phải lồng ghép ở từnghoàn cảnh sao cho ý nghĩa của nó không sai lệch

Để lồng ghép phù hợp tôi đã đưa giáo dục dinh dưỡng vào phần giới thiệu

bài hát: “Hạt gạo làng ta” sau khi cho trẻ nghe xong tôi hỏi bằng câu hỏi mở.

+ Bài hát nói về gì?

+ Các con có nhận xét gì về hạt gạo?

Từ đó hướng lái để trẻ biết gạo giàu chất bột đường cung cấp năng lượnggiúp cơ thể khỏe mạnh, gạo còn được chế biến ra nhiều món ăn khác nhau Giáodục trẻ biết nông dân làm một nắng hai sương vất vả mới làm nên hạt gạo nênphải biết ơn bác nông dân và quí trọng hạt gạo Rồi sau đó tôi cho trẻ quan sátmột số loại gạo như: Gạo nếp, gạo tẻ,… rồi sau đó dẫn trẻ vào bài

Ví dụ : Khi cho trẻ học bài thơ “Bắp cải xanh” Đến phần củng cố tôi cho

trẻ đóng các vai về rau, củ, quả để tự giới thiệu về mình như:

Tôi là “Bắp cải ” tôi mang trong mình rất nhiều vitamin và muối khoáng,

các bạn có thể chế biến tôi thành nhiều loại thức ăn khác nhau như: Xào, luộc,nấu lẩu cũng rất ngon và tôi luôn hết mình phục vụ các bạn

Hay “Tôi là cà rốt ” da dẻ hồng hào dáng hình nhỏ nhắn nhưng tôi lại cung

cấp rất nhiều vitamin A giúp cho mắt các bạn sáng hơn, sau đó tôi mới dẫn dắt

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

K cao hơn tuổi trên - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
cao hơn tuổi trên (Trang 7)
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: - Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
ua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: - Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều (Trang 7)
Hình ảnh: Góc tuyên truyền của lớp. - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
nh ảnh: Góc tuyên truyền của lớp (Trang 10)
* Với hoạt động tạo hình: - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
i hoạt động tạo hình: (Trang 13)
Sau mỗi món ăn được hình thành tôi hỏi trẻ món ăn này cung cấp chất gì? Cung cấp chất vitamin và muối khoáng. - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
au mỗi món ăn được hình thành tôi hỏi trẻ món ăn này cung cấp chất gì? Cung cấp chất vitamin và muối khoáng (Trang 15)
Hình ảnh: Giờ ăn trưa của lớp - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
nh ảnh: Giờ ăn trưa của lớp (Trang 17)
Hình ảnh: Bé được nhân viên y tế khám sức khỏe - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
nh ảnh: Bé được nhân viên y tế khám sức khỏe (Trang 19)
Qua bảng khảo sát cuối năm học cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, kết quả chung trên trẻ tăng lên rõ rệt: Khá - Tốt: Tăng rất cao; Trung bình: Giảm và chiếm tỷ lệ ít; Đặc biệt không còn trẻ chư - Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4   5 tuổi ở trường mầm non nga yên
ua bảng khảo sát cuối năm học cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, kết quả chung trên trẻ tăng lên rõ rệt: Khá - Tốt: Tăng rất cao; Trung bình: Giảm và chiếm tỷ lệ ít; Đặc biệt không còn trẻ chư (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w