1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10

22 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 481,32 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THPT TRẦN NGUYÊN HÃN—«— CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10 Giáo v

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THPT TRẦN NGUYÊN HÃN

—«—

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10

Giáo viên: Bùi Thị Hường

VŨNG TÀU, THÁNG 11/2018

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU……… 1

I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.……… 1

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ……… 2

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 2

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ……… 3

I THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN……… 3

1 Thuận lợi……… 3

2 Khó khăn:……… 3

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Định hướng chung ……… … 3

2 Xác định mục tiêu chuyên đề……….…… 4

3 Xác định các giải pháp dạy học phát huy tính tích cực và chủ động……… 4

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP……… 5

1.Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động………….… 5

2.Hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy tính chủ động……….… 6

3 Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tốt……….… 9

4 Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ……… 11

5 Sử dụng các trò chơi chuyên môn sôi động……… 11

6 Soạn giáo án điện tử có minh họa các hình ảnh và video……… 13

8.Giáo dục ý thức, hành vi được rút ra từ nội dung ……… 14

C PHẦN KẾT LUẬN……… 15

I ĐỀ XUẤT……… 15

1 Đối với giáo viên ……… ….15

2 Đối với học sinh……… 15

II KẾT LUẬN:

Trang 3

SỞ GD & ĐT TỈNH BRVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THPT TRẦN NGUYÊN HÃN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Vũng Tàu, ngày 25 tháng 9 năm 2018

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10

Hiện nay chương trình môn học Giáo dục thể chất đã được đổi mới mang tính mở,tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọngcủa bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng

kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể củahọc sinh địa phương Môn bóng rổ là môn thể thao hiện đại, dễ chơi, đem lại cảm giácphấn khích, vui vẻ…là một trong những môn mà giới trẻ đặc biệt là các em học sinh tuổiTHPT rất yêu thích và lựa chọn tập luyện

Thực hiện nghị Quyết số 29-NQ/TW yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vậndụng kiến thức, kỹ năng của người học Vì vậy đổi mới nội dung phương pháp Giáo dục,

Trang 4

nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và giáo dục thểchất nói riêng là một việc cần thiết và thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi thầy côgiáo Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong hội đồng

bộ môn, tổ Thể dục ANQP trường THPT Trần Nguyên Hãn, bản thân tôi đã mạnh dạn

xây dựng chuyên đề “Một số giải pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực trong luyện tập môn bóng rổ của học sinh lớp 10”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phát huy vai trò chủ đạo của người thầy và tính chủ động, tích cực của ngườihọc, qua đó hệ thống được kiến thức một cách xâu chuỗi, giúp học sinh nắm vững và vậndụng thực hành kiến thức (kỹ thuật) một cách hiệu quả

Giúp học sinh yêu thích và thường xuyên luyện tập môn bóng rổ để nâng cao sứckhỏe, phát triển thể lực và trí tuệ góp phần phát triển con người toàn diện

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 5

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

2 Khó khăn:

Về phía học sinh: Các em thường ngại học và không hào hứng tiết học Thể dục,

đặc biệt là các em học sinh nữ Các em còn thụ động trong tập luyện và việc xử lí các tìnhhuống từ thực tiễn khi vận dụng vào trong tiết học

Về phía giáo viên: Một số giáo viên ngại soạn giáo án cũng như đổi mới phươngpháp để phù hợp với chuyên đề giảng dạy do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liênquan Chính vì vậy khi lên lớp các giáo viên chỉ tập trung khai thác, cung cấp cho họcsinh hệ thống kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Trang 6

tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và pháttriển.

Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động củahọc sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiệnthực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin,phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip để tạo nên giờ họcsinh động và hiệu quả

Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề đểđảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện nhà trường

2 Xác định mục tiêu chuyên đề.

- Biết sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và dinh dưỡng để

rèn luyện sức khoẻ

- Biết sơ lược về lịch sử và sự phát triển của môn thể thao Bóng rổ.

- Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Bóng rổ.

- Vận dụng một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ trong tập luyện và thi đấu

- Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Bóng rổ.

- Tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện của bản thân

và nhóm

- Tổ chức, điều hành nhóm tập luyện.

- Lập được kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch tập luyện.

- Sử dụng một số hình thức, phương pháp để tự tập luyện

- Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tập luyện.

- Thể hiện khả năng, sự yêu thích môn Bóng rổ trong vui chơi, sinh hoạt, học tập và

thi đấu

3 Xác định các giải pháp dạy học phát huy tính tích cực và chủ động.

Để phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh, ngoài những phương pháphướng dẫn đổi mới trong sách giáo khoa giáo như: làm mẫu, sử dụng lời nói, luyện tập,thị phạm… thì giáo viên cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động

- Hoạt động nhóm nhằm phát huy tính chủ động và tích cực luyện tập của học sinh

- Hướng dẫn học sinh các phương pháp tự học

- Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ, định lượng hợp lý lượng vận động

- Sử dụng các trò chơi chuyên môn sôi động vào tập luyện

- Soạn giáo án điện tử có minh họa các hình ảnh và video

Trang 7

- Giáo dục ý thức, hành vi được rút ra từ nội dung chuyên đề thông qua hoạt độngngoại khóa.

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1.Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động

Muốn dạy tốt môn thể dục và để học sinh hứng thú tập luyện, giáo viên có trình độ,

có năng lực chưa đủ mà phải là người nắm bắt tốt tâm lý học sinh là người biết tìmtòi sáng tạo tiết dạy giúp học sinh có tâm thế tốt, năng nổ hưng phấn, khơi dậyniềm thích thú luyện tập ngay từ những phút đầu của tiết học Thực tế hiện nay ởphần mở đầu đa số giáo viên chưa có đổi mới và sáng tạo chủ yếu vẫn là các phần:nhận lớp, phổ biến nội dung buổi học, khởi động chung, khởi động chuyên môn vìvậy giờ học trở lên nhàm chán, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh liên qua đến nội dung bài học đểgợi dẫn vào bài mới Cho học sinh hội thoại, tạo tình huống trong học tập để khởiđộng tiết học giải quyết cho các tình huống đó

Trang 8

* VD1: trước khi khởi động GV cho một học sinh bắt nhịp cho cả lớp hátmột bài hát sôi động vui vẻ và phù hợp như bài: con cào cào, tập thể dục buổisáng…, có thể là mở các bài nhạc sôi động khi các em khơỉ động….

* VD2: sau khi khởi động các khớp GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơihình thức vui nhộn như: trò chơi tìm bóng, trò chơi chuyền bóng, dẫn bóng nhanh,chuyền bóng xa…

* VD3: câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đội bóng rổ nào đang vô địch thế giới 2014?

a) Secbia b) Mỹ c) Pháp

Đáp án: b - Mỹ

Câu 2: VĐV nào đang là VĐV ném rổ hay nhất?

a)Stephen curry- Mỹ b) Yao Ming – TQ c) Nguyễn Văn Hùng – Việt Nam Đáp án – a)Stephen curry- Mỹ

Câu 3: để ném rổ hiệu quả sử dụng lực của ác bộ phận nào?

a) dùng lực cổ tay b) sử dụng lực cuối của ngón giữa và ngón trỏ

c) phối hợp lực toàn thân d) cả ba ý trên

Đáp án: d- cả ba ý đều đúng

2 Hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy tính chủ động và tích cực luyện tập

Là hoạt động tập luyện có sự phân chia học sinh theo từng nhóm và sự đồng đều

về trình độ thể lực, kiến thức, kỹ năng vận động Các thành viên trong nhóm cùng traođổi, giúp đỡ nhau thực hiện kỹ năng vận động dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng

cá nhân và sự định hướng của giáo viên Từng thành viên trong nhóm không những cótrách nhiệm trong việc luyện tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc tậpluyện của bạn bè trong nhóm mình

Căn cứ vào mục tiêu của chuyên đề để giáo viên soạn giảng chia nhóm cho phùhợp với nội dung tiết học và đạt hiệu quả Có thể phân nhóm cặp đôi, nhóm 3 -4 học sinh,nhóm nhiều học sinh…

* Vai trò của giáo viên: Giáo viên vẫn giữ vai trò làm chủ và điều hành lớp học

- Trước hết giáo viên phải giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của việc tập luyệntheo nhóm/tổ cũng như hình thức tập luyện

Trang 9

- Phải kết hợp tốt giữa vai trò người giáo viên với học sinh

- Giáo viên là người giao nhiệm vụ, định hướng, động viên, quan sát, sửa sai và chốtcác nhận xét của HS cho học sinh tự học

- Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và có cơ hội thể hiện sáng tạo, kiến tạokiến thức góp phần phát triển toàn diện cho các em

- Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh có năng lực, kỹ năng vận độngtốt và giúp đỡ học sinh có thể lực, năng lực yếu kém

* Vai trò của học sinh:

- Học sinh giữ vai trò chủ đạo, cộng tác cùng giáo viên và các thành viên trong nhóm

để thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao

- Các nhóm được giao trách nhiệm tự điều hành việc học của mình, kể cả việc

đánh giá

+ Nhóm trưởng: lĩnh hội kiến thức, nhận nhiệm vụ của GV,hướng dẫn, phân chia côngviệc cho thành viên trong nhóm tìm tòi kiến thức và điều hành hoạt động luyện tập củanhóm

+ Các thành viên: lĩnh hội kiến thức, nhận nhiệm của GV và nhóm trưởng, thực hiệnnhiệm vụ và động viên giúp đỡ nhau trong luyện tập

* Ưu điểm:

- Giúp HS chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậyniềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó học sinh sẽ hiểu biết nhiều hơn, tích cựctập luyện hơn

- Trong quá trình làm việc nhóm giúp HS rèn luyện tính tự chủ trong tập luyện vàbiết cách phối hợp với các thành viên khác trong nhóm từ đó giúp học sinh nâng cao kỹnăng quản lý, làm việc nhóm, một kỹ năng mềm cần thiết cho các em ngoài cuộc sống

- Giúp học sinh giỏi phát huy khả năng cuat mình, học sinh yếu kém bớt tự ti và tựtin hơn trong luyện tập cũng như lĩnh hội kiến thức mới

*Nhược điểm:

- Học sinh phải làm việc nhiều hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức

- Vẫn còn tạo kẽ hở cho một số HS lười tập luyện, thiếu ý thức tự chủ trong tập luyện

Trang 10

- Một số hs do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt độngchung cuả nhóm.

- Thời gian có thể bị kéo dài nếu giáo viên phân chia lượng vận động chưa hợp lý

* VD áp dụng: Chia nhóm luyện tập các bài tập động tác kỹ thuật ném rổ một tay trênvai

Hoạt động 1: cả lớp thực hiện bài tập kỹ thuật bổ trợ tay không và bài tập hai họcsinh ném thẳng bóng lên cao và bắt bóng Trong lúc cả lớp tập luyện giáo viên quan sát

để phát hiện nững học sinh thực hiện tốt, thực hiện tương đối và những học sinh thựchiện chưa được để phân nhóm đồng đều nhau Tiếp theo giáo viên lựa chọn nhóm trưởng,sau đó giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm luyện tập

- Hoạt động cặp đôi

Các nhóm tổ chức chia cặp để thực hiện bài tập: ném bóng lên cao cho nhau và bắtlại để những HS có khả năng vận động kỹ thuật tốt kèm cặp hướng dẫn HS chưa thựchiện được…

- Hoạt động nhóm

Nhiệm vụ: thứ tự từng học sinh ném bóng một tay trên vai vào rổ cách rổ 2m.Sau khi học sinh nhận nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên Nhóm trưởng thựchiện nhiệm vụ điểu khiển nhóm tổ chức tập luyện Phân công giúp đỡ kèm cặp giữa cácthành viên trong nhóm thực hiện với các bài tập như: đồng loạt ném bóng thẳng lên cao,ném bóng vào tường, ném bóng vào rổ…

Các thành viên nhận nhiệm vụ và thực hiện tập luyện theo hướng dẫn của giáoviên và nhóm trưởng

3 Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học.

Như chúng ta đều biết hoạt động học tập của học sinh là sự kết hợp sự tích cựchoạt động xây dựng bài trên lớp và việc tự học chuẩn bị bài ở nhà Nếu sự chuẩn bịbài ở nhà của học sinh tốt thì việc tiếp thu bài trên lớp dễ dàng và ngược lại

*Vai trò của giáo viên

- Để nâng cao hiệu quả giờ học thể dục, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình những phương pháp thích hợp với đặc trưng bộ môn và quan trọng hơn là phải thích

Trang 11

hợp với nội dung của giờ học để từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợptheo hướng thúc đẩy và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh

- Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học giáo viên phải xác định được vai tròcủa mình chỉ là người hướng dẫn, định hướng không “cầm tay chỉ việc”, cũng khôngbuộc HS làm những việc GV muốn mà chủ yếu là tạo ra môi trường học tập để HS thoảimái phát huy tính chủ động tích cực của mình

- Đối với môn bóng rổ để làm cho các em yêu thích và tự giác tập luyện giáo viênphải hướng dẫn các em tìm hiểu về môn học trước, nghiên cứu nội dung ở phần lý thuyếtcũng như thực hành Tìm hiểu hình ảnh, video, clip qua internet, đến thực tế tại các sântập luyện bóng rổ trong khu vực sinh sống… Giáo viên dùng câu hỏi mở bằng hình thứctrắc nghiệm để phát huy hết tính tự học, tự tìm hiểu của học sinh

- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh tự luyện tập kỹ thuật, và tập các bàitập bổ trợ thể lực tại nhà

- Khi học kỹ thuật mới giáo viên gọi học sinh của các nhóm lên thực hiện hoànthiện động tác kỹ thuật rồi giải thích ngắn gọn Sau đó làm mẫu và điều khiển cho cácbạn trong nhóm làm theo Nếu có kỹ thuật phức tạp giáo viên làm mẫu, cho học sinh xemtranh ảnh, clip và phân tích thêm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm của mình bằng: thực hiện kỹthuật, thuyết trình, vấn đáp trao đổi giữa các nhóm tạo lên sự hào hứng trong buổi học.Khi kết thúc phần thảo luận giáo viên nhận xét khen ngợi, chỉnh sửa và chốt nội dung,tiếp theo là giáo nhiệm vụ hướng dẫn để học sinh tự tập luyện Giáo viên quan sát, sửa sai

và động viên khuyến khích học sinh tập luyện

* Hoạt động của học sinh:

- Tìm hiểu, nghiên cứu và tập luyện các kỹ thuật động tác ở nhà kỹ trước giờ luyệntập

- Tự làm mẫu động tác, tự nhận xét, đánh giá các kỹ thuật, động tác vận động

- Chủ động và có trách nhiệm với việc luynej tập trên lớp

- Tập luyện ở nhà, trên trường lớp, ngoài các sân bóng cộng đồng mọi lúc mọinơi

Trang 12

* VD áp dụng: giáo án chuyên đề bóng rổ

Thực hiện giáo án: giới thiệu về môn bóng rổ, học cách cầm bóng, tư thế chuẩn

bị, các kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật chuyền và bắt bóng

Ở tiết học trước giáo viên ra nhiệm vụ cho cac em về tìm hiểu các nội dung củabài học hôm sau (có tranh ảnh kèm theo) Vào tiết học mới giáo viên gọi học sinh lêntrình bày sản phẩm của mình trước lớp: trình bày về lịch sử ra đời, lợi ích luyện tập củamôn bóng rổ,… Thực hiện các kỹ thuật di chuyển, cầm bóng, chuyền bóng sau khi họcsinh đã thực hiện xong giáo viên cùng học sinh tự nhận xét và hướng dẫn phân nhóm chocác em tự tập Khi xuống lớp sau khi nhận xét buổi học giáo viên giao nhiệm vụ cho họcsinh về nhà tìm hiểu kỹ thuật mới cho bài học hôm sau Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vềvận động viên bóng rổ hay nhất, VĐV có kỹ thuật đẹp nhất bằng hình ảnh hoặc clip vềVĐV đó để tập luyện ở nhà và tiết học sau các em mang sản phẩm và thực hiện trước lớp

* Ưu điểm:

- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng: làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấnđề…

- Giúp học sinh chủ động sáng tạo và thực hiện nhiệm vụ tập luyện của mình

- Phát triển tính tự giác, tích cực tập luyện và tính độc lập nhận thức, khắc phụctính thụ động, ỷ lại vào thầy hoặc người khác

- Bồi dưỡng hứng thú tập luyện, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phêphán, nâng cao niềm tin và năng lực bản thân

* Nhược điểm:

- Đòi hỏi học sinh phải có tố chất và động cơ, đam mê môn học( vì tự học đòi hỏi

họ có trình độ vận động và sự nỗ lực cao hơn các phương pháp học tập khác)

- Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học

4 Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ, định lượng hợp lý lượng vận động.

Để tránh sự nhàm chán và phát huy sự tích cực của học sinh nếu chỉ sử dụng cácbài tập trong trong sách Thể dục hướng dẫn sẽ không mang lại hiệu quả trong môn họccũng như mỗi chuyên đề riêng biệt Vì thế giáo viên phải đầu tư nghiên cứu thêm những

Ngày đăng: 14/01/2019, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w