Xuất phát từ những lí do trên cộng với mong muốn nâng cao nghiệp vụ công táccủa bản thân, nâng cao chất lượng học tập giúp học sinh yêu thích môn học, tôi đã chọn chuyên đề Sử dụng phươn
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
A - PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của chuyên đề 6
7 Điểm mới của chuyên đề 6
B – NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8
1.1 Khái niệm tự học 8
1.2 Vai trò của tự học 10
1.3 Các hình thức tự học 10
1.4 Năng lực tự học 11
1.5 Chu trình tự học của người học 12
1.6 Động cơ của hoạt động tự học 12
1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp tự học 13
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁCH THỨC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 15
2.1 Khái quát chung về trường Trung học phổ thông Bưng Riềng 15
2.2 Thực trạng việc dạy học và sử dụng phương pháp tự học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học pháp luật ở trườngTHPT Bưng Riềng 18
CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY “MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG” THUỘC CHƯƠNG VI ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG PHẦN NĂM - SINH HỌC 12 21
Trang 23.1 Cơ sở lựa chọn chủ đề “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọn giống” thuộc chương IV Ứng dụng di truyền học trong Phần năm - sinh học 12 để vận
dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin 21
3.2 Thiết kế thể nghiệm phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để dạy “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học vào chọn giống” 21
C HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 34
D KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39
Trang 4A - PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cáchhết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng Hệ thống giáodục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển thìđổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết Luậtgiáo dục, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh”
Tuy nhiên, việc dạy và học ở nhiều trường phổ thông nước ta hiện nay vẫn cònchịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử Học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi
cử tốt nhất Do đó việc dạy chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức, luyện các kĩ năng làmbài kiểm tra và thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cáchsuy luận khoa học, rèn tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh, ít khuyến khích học sinhtìm tòi, khám phá
Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI và trong tương lai, đang thu hút sự quan tâm không chỉ trong giới khoa học mà của toàn xã hội Những thành tựu của sinh học có tầm quan trọng cả lí luận và thực tiễn
Do đặc thù là học sinh cuối cấp, tư tưởng học lệch đã hình thành ở hầu hết các
em từ rất sớm, hơn nữa, số học sinh mặn mà với khối B00 không nhiều; do vậy việc đầu tư tìm kiếm phương pháp mới để hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh chú ý vào bài học và thấy được tầm quan trọng của môn sinh học từ đó hình thành thái độ đam mê, yêu thích môn sinh học là rất cần thiết
Xuất phát từ những lí do trên cộng với mong muốn nâng cao nghiệp vụ công táccủa bản thân, nâng cao chất lượng học tập giúp học sinh yêu thích môn học, tôi đã
chọn chuyên đề Sử dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
để dạy “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọn giống” thuộc chương VI Ứng dụng di truyền học trong Phần Năm - Sinh học 12 để giảng dạy môn
sinh học trong năm học 2018 - 2019
Trang 5Trâm, Tạp chí giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, sinh học 10, tác giả Phan Đức Duy -
Lê Thị Ngọc Trâm, Tạp chí giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017
- Thực trạng và giải pháp tổ chức dạy tự học Sinh học cho học sinh chuyên Sinh học ở trường trung học phổ thông chuyên, tác giả Cao Xuân Phan, Tạp
chí giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017
- Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Chương “Cảm ứng” Sinh học 11, tác giả Phan Thị Thanh Hội - Kiều Thị Thu Giang, Tạp chí giáo
dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp tự học dựa trên ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học môn sinh học ở trường THPT Bưng Riềng.Hai là, nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng hình thức dạy học theo phươngpháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THPT Bưng Riềng
Ba là, đề xuất quy trình và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngcác phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy học môn sinh học ở trường THPTBưng Riềng hiện nay
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu việc sử dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng côngnghệ thông tin để dạy “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọngiống” thuộc Chương IV Ứng dụng di truyền học trong Phần Năm - Sinh học 12
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian và khả năng cho phép phạm vi nghiên cứu của đề tài là sử dụngphương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để dạy “Một số thành tựucủa ứng dụng di truyền học trong chọn giống” thuộc Chương IV Ứng dụng di truyềnhọc trong Phần Năm - Sinh học 12, tại trường THPT Bưng Riềng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thu thập các nguồn tài liệu có liên quan
- Phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập được
- Tìm hiểu thực trạng dạy học phương pháp tự học dựa trên ứng dụng côngnghệ thông tin trên địa bàn huyện Xuyên Mộc
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của chuyên đề
- Chuyên đề hoàn thành góp phần làm sáng tỏ hơn về thực trạng sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn sinh học ở trường THPTBưng Riềng
- Cung cấp những luận cứ làm cơ sở lý luận cho việc sử dụng phương pháp tựhọc dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học môn sinhhọc nói chung và môn sinh học 12 nói riêng tại trường THPT Bưng Riềng
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học cũng như củaquá trình đổi mới PPDH môn sinh học
- Chuyên đề giới thiệu một số thành tựu của ứng dụng di truyền học vào chọngiống trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng và tìm hiểu việc sử dụngcác giống cây trồng ở địa phương
7 Điểm mới của chuyên đề
- Vận dụng phương pháp tự học dựa trên công nghệ thông tin để đưa vào giảngdạy
- HS chủ động tìm hiểu các vấn đề học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu tốthơn
Trang 7- HS biết cách ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, chọn lọc và lưu trữthông tin, tài liệu nên năng lực sử dụng công nghệ thông tin được cải thiện.Một điểm yếu của đa số HS ở trường THPT Bưng Riềng đó là năng lực sửdụng công nghệ thông tin còn yếu, khả năng thiết kế PowerPoint và một sốphần mềm thiết kế còn hạn chế Do đó, trong quá trình thực hiện thông quacác hướng dẫn học sinh thực hành, góp ý, chỉnh sửa nên năng lực công nghệthông tin của học sinh được cải thiện.
- Do các sản phẩm của học sinh về thành tựu ứng dụng di truyền học có ứngdụng công nghệ thông tin nên sẽ có rất nhiều hình ảnh, có thể có thêm âmthanh, giúp cho HS khi tiếp nhận kiến thức sẽ hứng thú, phát huy hiệu quảcủa 2 bán cầu não trái và não phải, điều đó làm tăng khả năng tiếp thu kiếnthức của HS, tiết học đem lại hiệu quả cao
- Ngoài những thành tựu về ứng dụng di truyền học trong chọn giống trongsách giáo khoa đã có rất lâu, học sinh tiếp cận thêm kiến thức mới về nhữngthành tựu trong những năm gần đây
Trang 8B – NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN
SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn về khái
niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”
Theo Nguyễn Cảnh Toàn “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng cácnăng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v và có khi cả cơ bắp cùngcác phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cảnh nhân sinh quan, thế giới quan
để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu củamình”
Phạm Viết Vượng quan niệm “Tự học là hình thức học sinh học ngoài giờ lên lớpbằng nổ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt trực tiếp của giáoviên”
Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra một khái niệm riêng về tự học nhưng tất cả đều
có chung quan điểm: Tự học là quá trình người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu đến thiết kế kế hoạch học tập và thực hiện việc học cũng như tự đánh giá và điều chỉnh việc học của mình nhằm đạt tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển
kĩ năng, năng lực Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành
bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự học Để có được, đạt tới sự
Trang 9hoàn thiện thì mỗi học sinh phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; tự thân rènluyện các kĩ năng; tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.
Như vậy, tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi nhữngthao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạtđộng dạy học Tự học phản ánh rõ nhất tính tự giác và nổ lực của người học, phản ánhnăng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt kết quả nhất định tronghoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách báo các loại, ngheradio, truyền hình, internet, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan, triển lãm, xemphim, xem kịch, giao tiếp với người có tri thức về lĩnh vực đang tìm hiểu, giao tiếp vớicác chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.Người học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọngtrong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần biết, biết viếttóm tắt, làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển, tra cứu internet Đối với học sinh, tựhọc còn được thể hiện bằng cách tự làm các bài tập nâng cao, vận dụng các khả năngcủa mình để hoàn thành nhiệm vụ học tập Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tựgiác, tự chủ và kiên trì cao
tổ chức cho người học tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn
đề khoa học Giúp người học không chỉ tiếp thu được tri thức mà còn biết cách tìm đếnnhững tri thức ấy Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ:càng học lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thìcốt lõi chính là phương pháp tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập vànghiên cứu khoa học Muốn thành công trên bước đường học tập và nghiên cứu thì
Trang 10phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặtra.
1.2 Vai trò của tự học
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học ở bậc THPT nói riêng, người thầyluôn giữ một vai trò không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn chỉđạo hoạt động học tập của người học Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù người thầy cókiến thức uyên thâm tới đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng người họckhông chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khaokhát với tri thức, không có sự say mê học tập thì việc học tập không đạt kết quả caođược
Vì vậy có thể khẳng định vai trò của tự học luôn giữ một vị trí rất quan trọngtrong quá trình học tập của người học Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu
quả của hoạt động học tập Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học
Khi bàn về vai trò của tự học cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu “Tự học, tựđào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người, trong điều kiện kinh tế -
xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng là truyền thống quý báu của người ViệtNam Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sángtạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Quy mô củagiáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học (Trích thư gửi hội thảo khoahọc nghiên cứu phát triển tự học, tự đào tạo ngày 6/1/1998)
Tự học tạo điều kiện cho người học hiểu sâu kiến thức, mở rộng kiến thức, củng
cố, ghi nhớ vững chắc kiến thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụhọc tập mới
Tự học không những giúp người học không ngừng nâng cao chất lượng và hiệuquả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp người học có được hứngthú, thói quen và phương pháp tự học thường xuyên để hoàn thiện vốn hiểu biết củamình sau này Giúp người học tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừngcủa khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay
1.3 Các hình thức tự học
Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
* Hình thức 1: Tự học hoàn toàn (không có sự hướng dẫn của người thầy)
Trang 11Thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác.Người học gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hỏng kiến thức, người học khó tiếp thutiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá kết quả tự học của mình một cách kháchquan Từ đó người học chán nản và không tiếp tục tự học
* Hình thức 2: Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập
Ví dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việcthường xuyên của học sinh THPT Để giúp HS có thể thực hành ở nhà, GV cần tăngcường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập về nhà của HS
* Hình thức 3: Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa)
Người học được nghe người thầy giảng giải minh họa nhưng không được tiếpxúc trực tiếp với người thầy, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặpkhó khăn Với hình thức tự học này, người học cũng không đánh giá khách quan kếtquả học tập của mình
* Hình thức 4: Tự học qua tài liệu hướng dẫn
Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kếtquả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khiđạt được Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học, người học cũng có thể gặp khó khăn vàkhông biết hỏi ai
* Hình thức 5: Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn một phầncủa người thầy ở lớp
Người học nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hưỡng dẫn và trựctiếp từ người thầy qua các giờ lên lớp Với hình thức này người học tự giác, tích cực,
tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới mụcđích nhất định, người học biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của chính mìnhdưới sự hỗ trợ của người thầy
1.4 Năng lực tự học
* Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau: “Năng lực tự họcđược hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp Nó bao gồm kĩ năng và kĩ xảo cầngắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng đượcyêu cầu mà công việc đặt ra Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng học
và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác độngđến nội dung trong hàng loạt tình huống, vấn đề khác nhau”
Trang 12* Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được cácvấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữucủa riêng mình
Như vậy, năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách
tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của người thầy, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập
1.5 Chu trình tự học của người học
Chu trình tự học của người học là một chu trình 3 thời:
- Tự nghiên cứu
- Tự thể hiện
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng,giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học) và tạo sản phẩm banđầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự đóng vai trong cáctình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu củamình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạosản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi kếtluận, người học tự kiểm tra tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (trithức)
1.6 Động cơ của hoạt động tự học
Động cơ của hoạt động nào thì quyết định kết quả của hoạt động đó Giống nhưđộng cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu
tự sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ, tự khẳng định mình, mong muốnthành thạo nghề nghiệp cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khaokhát tri thức được nảy sinh trong mối quan hệ với đối tượng tự học
Trang 13Động cơ tự học không có sẵn, không thể áp đặc từ bên ngoài mà phải được hìnhthành dần chính trong quá trình người học ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng họctập
Như vậy, động cơ tự học không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay do ngườikhác mang đến mà chỉ có thể nảy sinh một cách có ý thức trong từng cá nhân nhờ cáctác động phù hợp từ bên ngoài và chỉ có thể được nâng cao khi quá trình tự học cóhiệu quả
1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp tự học
1.7.1 Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp tự học
Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phươngpháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triểngiáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chọn năm 2008 - 2009 làm năm họcứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy vàhọc
Những phương pháp dạy học tích cực thường dùng như phương pháp dạy họcgiải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp tự học càng cóđiều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin
Người học có thể tự làm việc với máy vi tính, tự tra cứu thông tin trên mạnginternet, tìm các nguồn tư liệu đáng tin cậy Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin
mà người thầy và người học có thể tự sử dụng nhiều phần mềm phục vụ cho quá trìnhgiảng dạy và học tập Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án, thiết kế sản phẩm báocáo của người học trở nên sinh động hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với cáchdạy theo phương pháp truyền thống Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hìnhảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức vàtăng hứng thú học tập của người học
1.7.2 Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp tự học
Báo cáo bằng bài giảng điện tử (ứng dụng phần mềm PowerPoint) có ưu điểm làtạo hứng thú cho người học lẫn người dạy trong buổi học nhờ có sự truyền đạt vàngười học có thể hiểu và nhớ kiến thức hiệu quả hơn vì có hình ảnh, âm thanh minhhọa
Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng internet Ngày nay, người học phải
có thói quen và khả năng tự học để bồi dưỡng, nâng cao tri thức Tuy nhiên người học
Trang 14thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên các thư việntruyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu Vì vậy,internet và máy vi tính chính là phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất
Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhàxuất bản, viện nghiên cứu đều có trang web riêng.Trên trang web có đăng tải cácchương trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử, người học cóthể tham khảo ở bất cứ thời gian và không gian nào
Ghi nhận văn bản bằng thư điện tử Người học có thể trao đổi thông tin với nhau
và trao đổi thông tin với người dạy qua thư điện tử, điều này giúp ích rất nhiều chophương pháp tự học Mỗi khi người học làm bài báo cáo, viết tiểu luận thì có thể gửiqua mail để người dạy góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy vi tính
Nói tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp tự học chính
là một trong những hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu nângcao chất lượng đào tạo trong thời kì hội nhập, tạo thuận lợi cho người học có thể tíchlũy dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình
Trang 15CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁCH THỨC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1 Khái quát chung về trường Trung học phổ thông Bưng Riềng
2.1.1 Đặc điểm tình hình chung của trường trung học phổ thông Bưng Riềng
Trường THPT Bưng Riềng là một ngôi trường mới được thành lập từ năm học
2010 – 2011 đến nay, trường thu hút con em của nhân dân ba xã Bông Trang, BưngRiềng và Bình Châu của huyện Xuyên Mộc Đây được xem là vùng sâu, vùng xa sovới các trường THPT của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là các vùng kinh tế khó khăn ngườidân có mức sống còn rất thấp vì thu nhập của gia đình chủ yếu trông vào lao động thời
vụ như làm rẫy thuê, đánh cá ven bờ hoặc đi biển thuê Bên cạnh đó trình độ nhậnthức còn thấp do đó việc động viên khích lệ con em đến trường cũng như quan tâmđến việc học của học sinh còn rất hạn chế có những gia đình bỏ hẳn việc học của các
em và khoán trắng cho nhà trường, cũng có một vài trường hợp phụ huynh động viêncon em mình nghỉ học để đi làm kiếm tiền vì thế cho nên việc kết hợp giáo dục giữagia đình và nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn
Một điều khó khăn với công tác giảng dạy của nhà trường là điểm đầu vào củahọc sinh là rất thấp, bình quân là thấp nhất trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh BàRịa Vũng Tàu Từ đó đòi hỏi đặt ra cho mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường phải có biệnpháp phù hợp với trình độ kiến thức của các em
Tuy nhiên, hiện nay nhà trường có những lợi thế đó là sự quan tâm chỉ đạo tậntình, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trangthiết bị, máy móc để phục vụ cho công tác dạy và học Học sinh được nhà trường quantâm từ việc học đến hoàn cảnh gia đình, tính cách Nhà trường không chỉ giáo dục các
em về kiến thức, đó còn là giáo dục về tư tưởng, đạo đức, nề nếp, tác phong trong cuộcsống Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát triển chuyên môn,nâng cao năng lực giảng dạy cho tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn sinh học
2.1.2 Đặc diểm học sinh Trung học phổ thông
Học sinh Trung học phổ thông có các đặc điểm chung dưới đây:
Trang 16- Học sinh nhận thức thay đổi theo chiều hướng tinh tế hơn, óc quan sát nhạybén và trí nhớ có chủ đích hơn.
- Học sinh có sự phát triển về tư duy tưởng tượng, tư duy lí luận cùng với kĩnăng như phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Ở các em khả năng tự ýthức phát triển mạnh, các em nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của bảnthân về mặt hình thể, nhân cách Đây là đặc điểm nổi bật nhất để từ đó học sinh có khảnăng tự đánh giá, tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân, bên cạnh đó, kĩ năng tự học, tựtìm kiếm tri thức, kĩ năng phân tích lại chưa cao
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, học sinh ở trường THPT Bưng Riềngcòn có những đặc điểm riêng biệt dưới đây:
Thứ nhất, được xây dựng địa bàn dân cư cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình
độ dân trí chưa cao, ít nhiều tác động đến tâm lý học tập của học sinh, gia đình chưa cóđiều kiện nên việc trang bị cơ sở vật chất cho quá trình tự học ứng dụng công nghệthông tin còn hạn chế
Thứ hai, có nhiều học sinh vẫn còn chưa quen với phương pháp tự học, họcsinh tiếp thu bài một cách thụ động, có thói quen ỷ lại vào thầy cô, không tự tìm đượccho mình một phương pháp học tập hợp lí
Thứ ba, khả năng vận dụng công nghệ thông tin của học sinh trong nhà trườngcòn kém, nhiều em vẫn chưa biết các tra cứu internet, không biết thiết kế một bài báocáo PowerPoint
Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng phương pháp tựhọc dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
2.1.3 Ưu thế và hạn chế của việc vận dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
* Ưu thế
Thứ nhất, phát huy được kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá
nhân HS cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân học sinh với tập thể nhóm
Thứ hai, HS được rèn luyện thực hành kĩ năng tự học, lập kế hoạch, giao tiếp,
viết kịch bản, đóng vai, tham gia thảo luận, phản biện, giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng
sử dụng máy tính, sử dụng PowerPoint, tìm kiếm thông tin, khai thác tài liệu một cách hiệu quả và hợp lý
Trang 17Thứ ba, gây hứng thú và sự chú ý cho HS, HS tiếp thu kiến thức thông qua
những hoạt động tích cực trong nhiệm vụ được giao
Hơn nữa, xét về tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12 các em đang trong độ tuổi 17,
18 có nhận thức về xã hội, đã có những kĩ năng tự học hình thành trong nhiều nămhọc Vì thế, các em có thể thực hiện tốt phương pháp tự học dựa trên ứng dụng côngnghệ thông tin mà không cần phải quá gắng sức Đây cũng là thời kỳ mà tính hiếuđộng, thích khám phá, thích tìm hiểu những tri thức mới, thích được thể hiện ở các
em biểu hiện vượt trội Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ấy là những điều kiện thuận lợi
để các em học môn Sinh học, ở nội dung “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền
học trong chọn giống” lớp 12 Ví dụ, giống cây thanh long ruột đỏ, thanh long tím
hồng đã được trồng ở địa bàn các em sinh sống hay các loại thuốc kháng sinh các em
và gia đình thường hay sử dụng đều là những thành tựu của ứng dụng di truyền họcvào chọn giống, những thành tựu đó rất gần gũi trong đời sống hàng ngày của các emnên khơi gợi sự hứng thú, tò mò là động lực để các em tìm hiểu và thực hiện nhiệm
vụ được giao một các tự nguyện, không gượng ép
* Hạn chế
Thứ nhất, để thực hiện phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ
thông tin phải phụ thuộc vào khả năng tự học, khả năng sáng tạo, tư duy và đặc biệt
là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của HS Do đó sẽ mất nhiều thời gian đểchuẩn bị và trình bày sản phẩm Điều này dễ ảnh hưởng đến kế hoạch chung của quátrình dạy học môn học cũng như những môn học khác
Thứ hai, học sinh phải hứng thú và có sự hợp tác cùng giáo viên Nếu không
có sự đoàn kết trong nhóm, không tạo ra môi trường ganh đua giữa các nhóm thìkhông khích lệ sự đầu tư thời gian, tư duy sáng tạo và tinh thần nhiệt tình cùngtham gia của học sinh Nhưng nếu sự ganh đua vượt lên trên yêu cầu học tập, rất cóthể tạo ra những lãng phí, không cần thiết
Thứ ba, tâm lý ỷ lại, lười nhác của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của
phương pháp này Bên cạnh đó, năng lực thẩm định, tạo tình huống hay những vấn
đề cần giải quyết của giáo viên thấp, không tạo ra những nhiệm vụ học tập có vấn
đề để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề sau khi sử dụng phương pháp tự họcdựa trên ứng dụng công nghệ thông tin thì chưa phát huy hết hiệu quả của phươngpháp
Trang 18Qua đó, có thể khẳng định hiệu quả của việc tổ chức dạy học bằng phươngpháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin không đồng nghĩa với vị thế độctôn của phương pháp này Vậy cần kết hợp phương pháp tự học dựa trên ứng dụngcông nghệ thông tin với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả cao trong quátrình dạy học.
2.2 Thực trạng việc dạy học và sử dụng phương pháp tự học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học pháp luật ở trườngTHPT Bưng Riềng
2.2.1 Những mặt đạt được
- Giáo viên đã nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương
pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn sinh học nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Nên giáo viên đã có ý thứctrong việc vận dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học môn sinh ở trường THPT Những năm gần đây giáo viên sinh học trongtrường đã sử dụng các phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin vàogiảng dạy
- Giáo viên đã có sự kết hợp phương pháp tự học dựa trên ứng dụng côngnghệ thông tin với các phương pháp dạy học tích cực khác trong dạy học môn sinhhọc, năng lực tổ chức, điều khiển, bao quát lớp tốt làm cho giờ học sôi nổi, học sinhhứng thú với môn học
- Giáo viên đã có ý thức tự chuẩn bị, đầu tư về thời gian và công sức, sưu tầm
những tình huống trong nội dung chương trình sinh học, tài liệu hướng dẫn ứng dụngcông nghệ thông tin… phục vụ cho việc vận dụng phương pháp tự học dựa trên ứngdụng công nghệ thông tin vào dạy học
- Khi học tập bằng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
học sinh tỏ ra rất hứng thú và yêu thích môn học hơn, hầu hết các em đã say mê tìmtòi, chú ý tập trung và tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ
Như vậy, phương pháp phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đã có những đóng góp nhất định vào quá trình đổi mới PHDH nói chung, PPDH môn sinh học nói riêng Đồng thời, phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin cũng thể hiện rõ vai trò chủ đạo c ủ a h ọ c s i n h và sự h ư ớ n g d ẫ n cần thiết của giáo viên trong việc giảng dạy môn sinh học nhất là trong phần kiến
Trang 19thức ứng dụng di truyền học trong chọn giống vào thực tiễn sản xuất cho học sinh 12 trường THPT Bưng Riềng.
2.2.2 Những mặt hạn chế
Những năm gần đây giáo viên sinh học trong trường THPT Bưng Riềng đã sửdụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và các phương phápdạy học tích cực khác vào giảng dạy nhưng chưa thường xuyên, đa phần chỉ dạy vàocác tiết hội giảng, có người dự giờ còn đa số các tiết dạy vẫn sử dụng phương phápdạy học truyền thống
2.2.3 Nguyên nhân căn bản của thực trạng
Thứ nhất, về phía giáo viên:
- Việc tổ chức dạy học tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin rất khó
khăn vì đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nguyên lý tổ chức một tiếthọc ngoài ra việc tổ chức, điều khiển, bao quát lớp cho một tiết học
- Việc vận dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đòi
hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian, thậm chí còntốn kém nên giáo viên thường ngại vận dụng
- Tâm lý giáo viên dạy sinh học lớp 12 cuối cấp đã coi đây là môn phụ không
được học sinh lựa chọn là môn thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng mà chỉxét đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia nên giáo viên tạo điều kiện cho học sinh họcnhững môn khác nên không đầu tư vào giờ dạy cao
Thứ hai, về phía học sinh:
- Một số Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách bản thân
- Học sinh lớp 12, lớp cuối cấp của bậc THPT nên các em có tâm lí tập trung
những môn học để thi tốt nghiệp, thi đại học, còn các môn khác như môn sinh họccác em chỉ học đối phó, thậm chí là không học
- Tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin là PPDH mới nên học sinh
thường có tâm lí e ngại, ngượng ngùng khi tham gia tự học
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh còn hạn chế.
Thứ ba, về cơ sở vật chất:
Trang 20Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ: diện tích phòng họckhông đáp ứng yêu cầu, cách bố trí bàn ghế, phương tiện dạy học chưa khoa học,chưa phù hợp…
Ngoài ra, tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi phải có máymóc, trang thiết bị đầy đủ như: máy chiếu, máy vi tính trong khi nhà trường phòngmáy chiếu còn rất hạn chế, khá nhiều lớp bị trùng tiết nên không sử dụng được phòngmáy chiếu, tiết học theo phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tinkhông thể triển khai được
Như vậy, chúng ta thấy, trong dạy học môn sinh học, phần một số thành tựu
của ứng dụng di truyền học vào chọn giống ở lớp 12, các GV chủ yếu sử dụng các
PPDH như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảoluận nhóm… Các PPDH tích cực như:, phương pháp dạy học theo dự án, phươngpháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai hầu như ít được sử dụng.Mặc dù, phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin có một ý nghĩaquan trọng trong quá trình dạy học môn sinh học nói chung và phần một số thành tựu
của ứng dụng di truyền học vào chọn giống ở lớp 12 nói riêng Đây là vấn đề cần
được điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả của việc đổi mới PPDH trong nhàtrường
Trang 21CHƯƠNG 3
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY “MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG” THUỘC CHƯƠNG VI ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
HỌC TRONG PHẦN NĂM - SINH HỌC 12 3.1 Cơ sở lựa chọn chủ đề “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọn giống” thuộc chương IV Ứng dụng di truyền học trong Phần năm - sinh học
12 để vận dụng phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
- Trường THPT Bưng Riềng tập trung học sinh thuộc ba xã Bông Trang, BưngRiềng và Bình Châu của huyện Xuyên Mộc Người dân nơi đây sinh sống chủyếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nên các em học sinh có kiến thức vềcác giống cây trồng, vật nuôi không quá xa lạ đối với các em
- Nội dung kiến thức nằm trong chương trình học, kiến thức trong chủ đề liênquan đến vấn đề đời sống
- Các thành tựu ứng dụng di truyền học trong chọn giống ở SGK hiện tại đã lànhững thành tựu trước đây Ngày nay, nhiều thành tựu chọn giống mới rất có
ý nghĩa trong đời sống sản xuất và phục vụ lợi ích của con người mà sáchgiáo khoa chưa cập nhật kịp thời, học sinh cần phải tìm hiểu
- Các nhiệm vụ đặt ra phù hợp với năng lực và khơi gợi hứng thú của học sinh
3.2 Thiết kế thể nghiệm phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để dạy “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học vào chọn giống”
3.2.1 Kế hoạch dạy học
CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tiết 1
(PPCT: tiết 22)
Tìm hiểu nội dung kiến thức bài 18, 19- Sinh học 12
(không tìm hiểu phần thành tựu)
+ Nhóm 1: Giới thiệu một số thành tựu của ứng
Trang 22dụng di truyền học trong chọn giống vi sinh vật + Nhóm 2: Giới thiệu một số thành tựu của ứngdụng di truyền học trong chọn giống vật nuôi
+ Nhóm 3: Giới thiệu một số thành tựu của ứng
dụng di truyền học trong chọn giống cây trồng
Tiết 3
(PPCT: tiết 24)
Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học vào chọn giống (Thực nghiệm phương pháp tự học ứng dụng công nghệ thông tin)
3.2 2 Thiết kế thể nghiệm phương pháp tự học dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để dạy “Một số thành tựu của ứng dụng di truyền học vào chọn giống” - tiết 24
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY “MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG” THUỘC CHƯƠNG VI ỨNG DỤNG DI
TRUYỀN HỌC TRONG PHẦN NĂM - SINH HỌC 12
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Kể tên được một số thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọn giống
- Trình bày được lợi ích của ứng dụng di truyền học trong sản xuất và đời sống
- Phân biệt được các thành tựu của chọn giống dựa vào các phương pháp khácnhau
- Vận dụng được kiến thức để ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, biết cách bảo vệsức khỏe của con người, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống
- Xây dựng các giải pháp cho vấn đề về tuyển chọn giống mới phù hợp vớiđiều kiện địa phương
- Tóm tắt được kiến thức thành tựu của ứng dụng di truyền học trong chọngiống bằng sơ đồ tư duy