Chương trình mới đã lược bớt những trường hợp đổi phức tạp, chủ yếu chỉ cho học sinh chuyển đổi các đơn vị đo liên tiếp trong bảng hoặc giữa một số đơn vị thông dụng nhưng học sinh vẫn t
Trang 1
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 II/THỰC TRẠNG Trang 1 1.Thuận lợi Trang 2
2 Khó khăn Trang 2 III/ NGUYÊN NHÂN Trang 2 IV/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trang 3 A.GIẢI PHÁP CHUNG Trang 3
B GIẢI PHÁP CỤ THỂ Trang 5
1 Đổi số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác Trang 6
2 Đổi từ số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị và ngược lại.Trang8
IV KẾT QUẢ GIÁO DỤC Trang 9 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 10 VI.KẾT LUẬN Trang 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 11
Trang 2“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
HỌC TỐT PHẦN TOÁN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG”
I ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong chương trình lớp 5, môn toán là một trong những môn học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Khác với cách dạy học truyền thống “ Thầy đọc – Trò chép” cách dạy học đổi mới chú trọng đến việc tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động trong giờ học, hợp tác với các bạn, nhóm bạn để cùng chia sẻ, phát hiện vấn
đề Giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức hoạt động, còn học sinh chủ động tìm ra kiến thức theo tinh thần: học sinh nghe rồi học sinh quên, học sinh nhìn và học sinh hiểu , học sinh làm và học sinh nhớ Kết quả cuối cùng sau khi học sinh
tự phát hiện vấn đề với sự cộng tác của các bạn và sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ tìm ra cách làm bài một cách tự tin thì tri thức ấy sẽ được các em hiểu sâu, nhớ lâu và làm được tốt nhất
Môn Toán lớp 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học Đó là sự phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn của giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1,2,3,4 Như vậy,Toán 5 sẽ giúp học sinh đạt được những mục tiêu dạy học Toán không chỉ ở lớp 5 mà ở toàn cấp Tiểu học
Trong các mạch kiến thức của môn toán lớp 5, mạch kiến thức: “ Đại lượng
và đo đại lượng” được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác nhằm tạo ra
sự hỗ trợ lẫn nhau Trong mạch kiến thức này, phần chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng chiếm vị trí vô cùng quan trọng Nắm chắc kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng học sinh sẽ thuận tiện hơn khi tiếp thu các mạch kiến thức khác (ví dụ như chương
số thập phân) Có những bài toán có lời văn nếu học sinh đổi đơn vị đo sai sẽ dẫn đến sai cả bài toán
Trong thực tế, việc dạy học đo đại lượng về chuyển đổi các số đo đại lượng (độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian) là vấn đề khó Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy học sinh hay mắc sai lầm, lúng túng trong việc chuyển các đơn vị đo Chương trình mới đã lược bớt những trường hợp đổi phức tạp, chủ yếu chỉ cho học sinh chuyển đổi các đơn vị đo liên tiếp trong bảng hoặc giữa một
số đơn vị thông dụng nhưng học sinh vẫn thấy khó Học sinh tiếp thu chậm vẫn hay nhầm
Chính vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý quan tâm đến việc: “Làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 học tốt phần Toán đổi đơn vị đo đại lượng”
Trang 3II.THỰC TRẠNG
Năm học 2017 – 2018 , tôi được sự phân công của Ban Giám hiệu nhà trường chủ nhiệm lớp 5D Với :
+ Tổng số học sinh là : 36 em
+ Nữ : 17 em + Dân tộc : 07 em
Hầu hết , các em là con em gia đình lao động làm nông địa bàn tương đối thuận lợi Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu Nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp trong tổ, trong trường và đa số các bâc phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình Độ tuổi học sinh không chênh lệch nên có sự cân bằng về tâm lý Đa số các em ngoan, chăm học Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy tương đối đầy đủ
2 Khó khăn
Là một trường thuộc địa bàn nông thôn , hầu hết các em học sinh đều là con
em của gia đình lao động nông nghiệp, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn Trình đọ dân trí chưa đồng đều nên một số phụ huynh chưa đủ điều kiện chăm sóc tốt cho con em mình
Qua bài khảo sát đầu năm Tôi đã phát hiện ra còn nhiều em mắc các lỗi sai trong khi tính toán và chuyển đổi đơn vị đo Kết quả cụ thể như sau:
- Tình trạng học sinh nhầm lẫn khi đổi đơn vị đo còn khá phổ biến
- Học sinh còn lúng túng, không thuần thục trong việc xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng, dẫn đến sai sót trong quá trình chuyển đổi số đo đại lượng, trong các trường hợp phải thêm, bớt số 0 hoặc dịch chuyển dấu phẩy trong các bài tập về chuyển đổi số đo đại lượng
- Cá biệt còn một số học sinh chưa thuộc bảng đơn vị đo
- Một vài em chưa có biểu tượng hoặc không nhớ về các đơn vị đo
III NGUYÊN NHÂN.
- Các em không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng nên hay nhầm
Trang 4VD Khi viết các số đo:
28 m2 5 dm2 = 285 dm2 2,85m2 = 285 cm2
15 m2 9 cm2 = 1509 cm2 8000 dm = 80m
- Chuyển đổi số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác
VD: 4,2kg = 4,200g
515m = 5,15 km
5,5m2= 550 cm2
- Chuyển đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác và ngược lại:
VD 4m 3cm = 4,3 m
3m25dm2 = 3,5m2
16,5m2 = 16m2 5dm2
-Học sinh dễ nhầm khi coi mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian cũng giống như trong hệ thập phân nên sai khi đổi:
VD 5 giờ 30 phút = 5,3 giờ
- Học sinh thường hay mắc sai lầm trên vì các em chưa hiểu bản chất của việc chuyển đổi các đơn vị đo, chưa nắm vững bảng đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng
- Ngoài ra cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng là phải nắm được “ mối quan hệ” giữa hai đơn vị liền kề của mỗi đại lượng Trong Toán 5 các “ mối quan hệ” đó hay các “cơ số” đổi đơn vị còn rất khác nhau hai đơn vị liền kề của đơn vị đo độ dài, khối lượng gấp (kém) nhau 10 lần; ở đơn vị đo diện tích hai đơn vị liền kề gấp (kém) nhau 100 lần; ở đơn vị đo thể tích hai đơn vị liền kề gấp (kém) nhau 1000 lần: ở đơn vị đo thời gian (giờ, phút, giây) gấp (kém) nhau 60 lần Vì vậy khi học chuyển đổi đơn vị đo học sinh gặp nhiều khó khăn
IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Từ những nguyên nhân dẫn đến sai sót của học sinh, để dạy tốt phần chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng, giáo viên cần chú ý phối hợp nhiều giải pháp để phù hợp với từng đối tượng học sinh
A GIẢI PHÁP CHUNG
Trong toán 5 có các dạng bài chuyển đổi đơn vị đo như sau:
Dạng 1 : Chuyển đổi từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn
vị khác
a Chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Ví dụ:
- Khi chưa học các phép tính về số thập phân tôi thường hướng dẫn học sinh làm như sau:
Trang 5Ví dụ : 3,5m=………cm
3,5m gồm 3m và bao nhiêu phần m? ( 3m và 105 m )
3m bằng bao nhiêu cm? 3m = 300cm)
10
1
m bằng bao nhiêu dm ( 1 dm)
10
5
m băng bao nhiêu dm (5dm)
5dm bằng bao nhiêu cm (50cm)
Vậy 3m và
10
5
m bằng bao nhiêu cm? (300cm + 50cm=350cm) 3,5m bằng bao nhiêu cm? (3,5m=350cm)
- Khi đã học các phép tính về số thập phân tôi thường hướng dẫn học sinh như sau:
Ví dụ: 3,5m = ………… cm
1m bằng bao nhiêu cm? (100cm) 3,5m bằng bao nhiêu cm? 3,5m x 100 = 350 (cm)
b Chuyển đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn hơn
Để dạy phát triển cho học sinh, giúp học sinh vận dụng một cách linh hoạt bảng đơn vị đo, tôi mở rộng các dạng bài sau
Đối với dạng này khi dạy học sinh cũng đưa về phân số thập phân và phép chia như sau:
VD1: 135cm = …… m
1 cm bằng bao nhiêu phần 1m ? ( 1 cm = 1001 m )
135 cm bằng bao nhiêu phần 1m ( 135 cm =
100
135
m ) Vậy 135 cm bằng bao nhiêu m ( 135 cm bằng 1,35 m )
Dạng 2:Chuyển đổi từ số đo có hai tên đơn vị sạng số đo có một tên đơn vị
và ngược lại:
a Chuyển đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị:
- Chuyển đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị là đơn vị nhỏ:
VD : 2km 5m = …….m 4m3 12dm3 = ……… dm3
2kg 560g=…… g 2giờ 15phút=……… phút
Khi dạy dạng này hướng dẫn học sinh như sau:
VD: 2km 5m= ……….m
2km bằng bao nhiêu mét? ( 2km = 2000m)
2km 5m bằng bao nhiêu m? ( 2km 5m = 2000m + 5m = 2005m)
- Chuyển đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị là đơn vị
Trang 6VD: 1m 35cm = ……….m 8m2 5dm2 = ……….m2
VD: Khi chuyển đổi dạng này thường làm như sau:
3kg 5g =…….kg 1g bằng bao nhiêu phần 1kg ? ( 1g = 10001 kg)
5g bằng bao nhiêu phần kg? ( 5g =
1000
5
kg 3kg 5g gồm bao nhiêu kg và bao nhiêu phần kg? ( 3kg 5g = 310005 kg)
3kg 5g bằng bao nhiêu kg? (3kg 5g = 3,005kg)
b Chuyển đổi số đo có một tên đơn vị sang số đo có hai tên đơn vị:
Khi dạy dạng này thường hướng dẫn học sinh:
1g bằng bao nhiêu phần kg? ( 1g = 10001 kg )
3750g bằng bao nhiêu kg? ( 3750g = 10003750 kg= 3kg + 1000750 kg = 3kg750g
VD2: 3,005 cm3=……m3……dm3
3,005m3 gồm mấy m3 và bao nhiêu phần m3? (3,005 m3 = 3m3 +
1000
5
m3)
1000
5
m3 bằng bao nhiêu dm3 ? (10005 m3 = 5dm3) Vậy 3,005 m3= 3m35dm3
B GIẢI PHÁP CỤ THỂ
- Cho học sinh nắm chắc bảng đơn vị đo đại lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng
- Ôn tập cho học sinh nắm chắc cách viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thời gian dưới dạng số thập phân
- Cần vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt và phù hợp Ngoài phương pháp đưa về phân số thập phân như sách giáo khoa thường làm, ta có thể dạy học sinh đổi đơn vị đo bằng bảng cụ thể:
Bước đầu, hướng dẫn học sinh cần cho các em kẻ bảng để đổi đơn vị đo Khi học sinh đã quen và thuộc bảng đơn vị đo các em có thể tưởng tượng ra và nhẩm trong đầu các đơn vị đo liên tiếp nhau trong bảng đơn vị đo đại lượng
Phương pháp này thường áp dụng với học sinh tiếp thu chậm và áp dụng vào thời gian đầu năm học Khi học sinh đã nắm chắc bảng đơn vị đo, biết xác định các chữ số ứng với từng đơn vị đo thì giáo viên không để học sinh kẻ bảng nữa mà tự nhẩm để chuyển đổi đơn vị đo
Trang 7VD: Số đo độ dài thì hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 10 lần nên mỗi số biểu thị một đơn vị đo độ dài
1258m = ……km
Khi dạy học sinh đổi đơn vị đo đại lượng bằng bảng giáo viên phải giới
thiệu cho học sinh quy tắc về “ số chữ số trong một hàng đơn vị”.Đây là một quy
tắc rất quan trọng vì nó là cơ sở cho cách đổi đơn vị đo đại lượng bằng bảng Tuy nhiên sách giáo khoa không giới thiệu quy tắc này nên khi giới thịêu quy tắc ta có thể làm như sau:
Xét chẳng hạn:
- Ở đây số 8 chỉ gì? (8m )
- Số 5 chỉ gì? (50m)
50m bằng bao nhiêu dam? (5dam)
- Số 2 chỉ gì? (200m)
200m bằng bao nhiêu hm? (2hm)
- Số 1 chỉ gì? (1000m)
1000m bằng bao nhiêu km? (1km)
Giáo viên nêu: ở đây 1 chỉ số km, 2 chỉ số hm, số 5 chỉ dam và số 8 chỉ m Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần Vậy khi viết số đo độ dài mỗi hàng đơn vị ứng với một chữ số
Tương tự như với số đo diện tích: Thì hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau
100 lần nên cứ 2 chữ số kể từ phải sang trái biểu thị một đơn vị đo diện tích
Chẳng hạn số : 273459m2 27 34 59
hm2 dam2 m2
Ở đây 59 chỉ m2, 34 chỉ số dam2, 27 chỉ số hm2 Như vậy khi viết số đo diện tích thì mỗi đơn vị diện tích ứng với hai chữ số
Hoàn toàn tương tự với số đo thể tích
Học sinh đã nắm được quy tắc về số chữ số trong một hàng đơn vị ta hướng dẫn học sinh giải các bài tập đổi đơn vị như sau:
1.Đổi số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác:
Khi dạy yêu cầu học sinh mỗi khi đổi cần nhớ lại mối quan hệ giữa các đơn
vị đo Cơ sở của việc đổi đơn vị, mối tương quan ngược giữa số đo và đơn vị đo:” với cùng một giá trị của đại lượng, khi đơn vị tăng lên ( hoặc giảm đi) bao nhiêu
Trang 8lần thì số đo sẽ giảm đi hoặc tăng lên bấy nhiêu lần”.
- Ở dạng này ta có thể hướng dẫn học sinh thực hiện việc chuyển đổi bằng cách suy luận và tính toán
Chẳng hạn:
VD1: 5 tạ = … kg
Ta thấy khi chuyển đổi từ đơn vị tạ sang đơn vị ki – lô – gam thì số đo phải tăng thêm 100 lần do dó:
5 tạ = 500 kg
X 100
VD2: 40000m2 = …… ha
Ta thấy chuyển đổi từ đơn vị mét vuông sang héc ta thì số đo giảm 10000 lần do đó:
40000 m2 = 4 ha
:10000
- Ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện việc chuyển đổi bằng cách suy luận và tính toán Khi dạy ta còn hướng dẫn học sinh cách “ dịch dấu phẩy” như sau:
- Cho học sinh xác định chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé hay từ đơn
vị bé về đơn vị lớn
- Cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau ( Từ lớn sang bé), liền trước
(từ bé về lớn) thì ta dời dấu phẩy sang phải ( sang trái)
- Khi đổi các số đo độ dài: Ta dịch một chữ số ứng với mỗi hàng đơn vị VD1: 4,3256 km = …….m
Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển đơn vị độ dài liền sau ( km hm dam m) nên ta dời dấu phẩy sang phải 3 chữ số
4,3256 km = 4325,6m
Dời dấu phảy sang phải 3 chữ số
Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau 4km ( chỉ vào dấu phẩy ) 3hm, ( chỉ vào sau chữ số 3 ), 2 dam ( chỉ vào sau chữ số 2), 5m ( đánh dấu phẩy vào sau số 5)
Ta được 4,3256km = 4325,6m
VD2: 3842cm = …………m
Từ cm đến m phải qua hai lần chuyển đơn vị độ dài liền trước
(m dm cm) nên ta dời dấu phẩy sang trái hai chữ số ( dấu phẩy ở sau chữ
số 2 vì 3842 = 3842,0m)
3842 cm = 38,42 m
Trang 9- Khi chuyển đổi đơn vị diện tích: ta dịch 2 chữ số ứng với mỗi hàng đơn vị VD3: 425 mm2=……….dm2
Từ mm2 đến dm2 phải qua hai lần dịch chuyển sang đơn vị diện tích liền trước ( dm2 cm2 mm2) nên ta dời dấu phẩy sang trái 2 x2 = 4 ( chữ số)
425, mm2 = 0,0425 dm2
Dời dấu phẩy sang trái 4 chữ số
Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau:
25 mm2 (chấm nhẹ sau chữ số 5 tượng trưng cho dấu phẩy) 04 cm2 (viết têm
0 trước số 4 và chấm nhẹ sau chữ số 4), 0dm2 (đánh dấu phẩy trước chữ số 0 và viết thêm chữ số 0 nữa trước dấu phẩy ta được 425 mm2 = 0,0425 dm2)
- Khi chuyển đổi đơn vị đo thể tích mỗi hàng đơn vị thể tích ứng với 3 chữ số
VD: 5,92 m3= ……cm3
Từ m3 đến cm3 phải qua hai lần chuyển sang đơn vị thể tích liền sau
(m3 dm3 cm3) nên ta phải dời sang phải 3x2= 6 ( chữ số)
5,92 m3 = 5920000 cm3
Dời dấu phẩy sang phải 6 chữ số
Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau: 5m3 ( chấm nhẹ vào dấu phẩy), 920 dm3, viết thêm 0 sau 2 cho đủ 3 chữ số) 000cm3, (viết thêm 3 chữ số 0)
ta được 5,92 m3= 5920000cm3
2.Đổi từ số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị và ngược lại.
VD1: 2tấn 6kg = ……….kg
- Giáo viên hỏi: Khi chuyển đơn vị đo độ dài mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số? ( một chữ số) Đồng thời cần cho học sinh xác định số đầu và số cuối ứng với đơn vị nào đã cho, nhẩm và viết thêm 0 vào những hàng đơn vị còn thiếu Học sinh viết và nhẩm như sau:
2 (tấn), 0 (tạ), 0 (yến), 6 (kg), để được 2 tấn 6kg = 2006 kg
VD2: 9m2 4cm2=………m2
- Giáo viên hỏi: Khi chuyển đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? ( 2 chữ số)
- Học sinh nhẩm như sau:04 cm2 (viết 04), 00dm2 (viết 00), 9m2 (viết 9, tức
09 để được 9m24cm2 = 9,0004m2)
VD3: 6m3272dm3=………m3 Giáo viên hỏi: khi chuyển đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo thể tích ứng với mấy chữ số? (ba chữ số)
Học sinh viết và nhẩm như sau: 272dm3 (viết 272), 6m3 (viết 6, tức là 006, đánh dấu phẩy) để được 6m3272dm3 = 6,272m3
Trang 10VD4: 74253cm3= ………dm3………cm3
Học sinh viết và nhẩm như sau: 253 (cm3), 74 (dm3) để được 74253cm3= 74dm3253cm3
Ngoài các giải pháp thực hiện như ở trên, muốn học sinh học tốt thì yêu cầu các em luyện tập thật nhiều, trong các giờ học ở buổi hai và trong các tiết luyện tập, tôi đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em học sinh chưa đạt phát triển tư duy bằng cách:
Khi giảng dạy tôi luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học thực hiện mô hình trường học mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động giúp các
em tự tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng nền nếp “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” giúp các em bớt căng thẳng trong giờ học từ đó các em hứng thú hơn trong hoạt động thảo luận để chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân Trong giờ dạy tôi thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh, từ đó nắm được khả năng của từng em, phát triển năng lực và sở trường của các em Mọi học sinh đều phải hoạt động, độc lập suy nghĩ và làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, tạo cho các em có thói quyen làm việc tự giác biết đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn
V KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Qua quá trình áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu ở trên , bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh đã có tiến bộ: Các em đã nắm chắc được bảng đơn vị đo đại lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng, không còn lúng túng trong việc thực hiện chuyển đổi các đơn vị đo
Dưới đây là kết quả theo dõi việc học phần đổi đơn vị đo của học sinh lớp 5 trong học kì I
Thời
điểm TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Để có được kết quả này, ngoài những giải pháp mà tôi đã áp dụng còn là ý tưởng, những trăn trở của bản thân trong nhiều năm qua Nhờ áp dụng các giải pháp cụ thể mà kĩ năng thực hiện chuyển đổi các đơn vị đo của học sinh lớp tôi đã
có chuyển biến rõ rệt Tôi tin chắc rằng với các giải pháp thực hiện như trên, tôi
sẽ giúp các em rèn luyện để học tốt hơn phần “Đổi đơn vị đo đại lượng” ở những