1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển ba động

27 659 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, tài liệu, thạc sĩ, cao học

Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn MỤC LỤC ♪♫♪ Trang Chương 1: MỞ ĐÀU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1. Thu thập dữ liệu 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 4 2.3. Tiến độ thực hiện 5 Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Những khái niệm cơ bản về ngành du lịch 6 3.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tiềm năng du lịch 7 Chương 4: HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH BIỂN BA ĐỘNG 8 4.1. Tổng quan – giới thiệu 8 4.2. Các thành phần tác động đến ngành du lịch 8 4.3. Các cơ hội phát triển cho tiềm năng của khu du lịch Ba Động 14 4.4. Ma trận SWOT 16 Chương 5: GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG 18 KHU DU LỊCH BIỂN BA ĐỘNG Chương 6: KẾT LUẬN 20 Phụ lục 21 Tài liệu tham khảo 23 SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 1 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt, ở các nước phát triển, với đời sống xã hội ngày càng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí là rất cần thiết. Bên cạnh đó, chế độ làm việc 4- 5 ngày /tuần ở một số nước đã tạo điều kiện cho họ có nhiều thời gian nhàn rỗi để đi du lịch. Khi nhu cầu du lịch ngày càng cao thì tất yếu sẽ cần có cung để đáp ứng và sự đầu tư mở rộng qui mô ngành du lịch. Đồng hành với sự phát triển của ngành du lịch thế giới thì ngành du lịch Việt Nam ngày càng mở ra nhiều triển vọng mới, với lượt khách quốc tế cũng như lượt khách nội địa ngày càng tăng cao, góp phần làm tăng ngân sách của Nhà nước. Ngành du lịch muốn phát triển thì từng vùng du lịch phải có những tiềm năng đặc trưng riêng của khu vực nhằm thu hút du khách. Để phát triển ngành du lịch một cách bền vững, thu hút lượng du khách lâu dài thì đòi hỏi khu du lịch phải phát huy được những tiềm năng thế mạnh của mình. Chính vì thế, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển Ba Động", với hy vọng sẽ giúp cho khu du lịch biển Ba Động thấy được tiềm năng phát triển du lịch của vùng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tiềm năng phát triển khu du lịch biển Ba Động nhằm: • Đánh giá được tiềm năng du lịch của vùng. • Bên cạnh đó, cũng tìm hiểu nhu cầu của du khách để thấy được khả năng đáp ứng của khu du lịch đối với nhu cầu du khách. • Thấy được những mặt còn hạn chế từ đó tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch biển Ba Động. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Khi nói đến ngành du lịch là liên quan đến nhiều khía cạnh: tiềm năng phát triển, vấn đề đầu tư…Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch của khu du lịch biển Ba Động vào khoảng thời gian năm 2008 năm 2009 năm 2010. 1.4. Ý nghĩa: Đưa ra giải pháp phát triển khu du lịch biển Ba Động, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của du khách, nâng cao mức sống của người dân. SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 2 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập dữ liệu. 2.1.1. Dữ liệu cấp: Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến khu du lịch biển Ba Động, thông qua bảng câu hỏi du khách đến khu du lịch này: – Cỡ mẫu được chọn là 30, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. – Tiến hành khảo sát sau những ngày lễ, lượng khách không nhiều, chỉ tập trung vào ngày cuối tuần, thời gian lưu lại ngắn. – Thực hiện thăm dò ý kiến du khách khi du khách đang giải lao, nghỉ ngơi. * Đặc điểm của tổng số mẫu sau khi điều tra, thăm dò: • Giới tính: 2/3 số mẫu là nữ, 1/3 là nam. • Tuổi tác: Trọng tâm của phiếu điều tra là thu thập ý kiến du khách, về những vấn đề có liên quan đến tiềm năng phát triển ngành du lịch biển Ba Động mang tính khái quát, đòi hỏi sự hiểu biết của du khách. Những người ở độ tuổi từ 18 trở lên là những thanh thiếu niên, người trưởng thành nên có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng đánh giá nhiều vấn đề. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì con người có nhận thức, cách nhìn, quan điểm khác nhau nên trong quá trình điều tra, tôi chia tuổi tác thành 4 độ tuổi:  18 – 25: độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 53%/ tổng số mẫu, đây là đối tượng chủ yếu tham quan, tắm biển và có tính hiếu kỳ.  25 – 35: độ tuổi trưởng thành chiếm 34%/ tổng số mẫu, là đối tượng tham quan,nghỉ mát.  35 – 55: độ tuổi trung niên chiếm 13%ổng số mẫu, là đối tượng chủ yếu tham quan.  Tóm lại: Khu du lịch biển Ba Động là nơi thu hút cả khách tham quan và nghỉ mát nên có thể thu hút tất cả du khách ở các độ tuổi trên, cả nữ và nam. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cả phương pháp quan sát để có thêm cái nhìn tổng quát về địa điểm du lịch bằng cách quan sát cách phục vụ, cách chào đón khách, thái độ của dân cư xung quanh khu du lịch. 2.1.2. Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như: Ủy ban nhân dân xã Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh, internet. Các dữ liệu gồm: các địa điểm lịch sử, các danh lam thắng cảnh, số lượng khách qua các năm…của khu du lịch biển Ba Động. 2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 3 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Trong đề tài, tác giả dùng các phương pháp sau để phân tích dữ liệu: – Phương pháp tổng hợp, so sánh các số liệu về số lượng khách qua các năm để thấy được mức độ tăng trưởng. – Phương pháp chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những tồn tại cũng như giải pháp khắc phục những mặt chưa đáp ứng được nhu cầu du khách. 2.3. Tiến độ thực hiện: SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 4 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Dùng phương pháp GANTT để kiểm tra, giám sát thời gian thực hiện, công viêc thực hiện, để tìm ra nguyên nhân sai sót và tìm cách khắc phục. Phương pháp GANTT: Công việc Tuần thứ A Đề cương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Cơ sở lý thuyết X X 2. Dàn bài X X 3. Thiết kế bảng câu hỏi X X 4. Soạn thảo X X X 5. Trình bài đề cương X B Nghiên cứu bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Hiệu chỉnh thang đo _bảng câu hỏi (2) X X X Thử nghiệm và hiệu chỉnh bảng câu hỏi 2. (3) X X X C Nghiên cứu chính thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Phát hành bảng câu hỏi X 2. Thu thập hồi đáp X X 3. Xử lý và phân tích dữ liệu X X D Soạn thảo báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Kết quả phần A và B X X X X 2. Kết quả phần C X X 3. Kết luận và kiến nghị X X 4. Hiệu chỉnh cuối cùng X X Chương 3: SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 5 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Những khái niệm cơ bản về ngành du lịch theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: 3.1.1. Du lịch là gì? Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định 3.1.2. Khách du lịch ? - Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3.1.3. Kinh doanh du lịch là gì? Kinh doanh du lịchmột ngành kinh tế tổng hợp, được hợp thành bởi nhiều bộ phận (lĩnh vực) kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách trong chuyến đi du lịch. Các bộ phận kinh doanh đó bao gồm: Vận chuyển du lịch : Tham gia vận chuyển du lịch có các ngành hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy. Riêng khu du lịch biển Ba Động tham gia vận chuyển du lịch có các ngành: đường bộ và đường thủy. Lưu trú: Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh bằng cách cho thuê buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê. Trong đó, khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú du lịch chủ yếu. Ở Ba Động, bên cạnh một số khách sạn tiêu biểu thì nhà trọ được coi là cơ sở phục vụ lưu trú du lịch chủ yếu. Ăn uống : Ăn uống là loại nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch. Tham gia phục vụ ăn uống có các loại hình: nhà hàng, quán bar, các quán cà phê… Các hoạt động giải trí : Bộ phận kinh doanh giải trí bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, sở thú, bách thảo, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội dân gian… Ngoài ra, các hoạt động mua sắm đặc biệt là hàng hóa lưu niệm cũng góp phần quan trọng hấp dẫn khách du lịch. Lữ hành và các hoạt động trung gian : Các sản phẩm du lịch chủ yếu được tạo ra bởi các nhà cung ứng thuộc các bộ phận nói trên. Tuy nhiên, các nhà cung ứng không thể bán trực tiếp các sản phẩm của mình cho du khách du lịch vì nhiều lý do. Trong đó, phải nói đến những bất lợi về khả năng đáp ứng các nhu cầu có tính đồng bộ của khách hàng và cung của các bộ phận này thường mang tính chất cố định, còn cầu về các hàng hóa dịch vụ lại nằm phân tán khắp nơi. Những hạn chế đó làm nảy sinh sự cần thiết của các tổ chức trung gian - các tổ chức kinh doanh lữ hành. SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 6 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Có 2 loại tổ chức kinh doanh lữ hành chủ yếu: + Đại lý du lịch: tổ chức trung gian thay mặt cho du khách sắp xếp với các đại lý cung ứng du lịch và nhận tiền hoa hồng của các đơn vị này. + Công ty du lịch lữ hành: thường phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh (tour trọn gói) thông qua mạng lưới du lịch bán cho khách hàng. 3.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tiềm năng ngành du lịch: Khi chúng ta phân tích vấn đề liên quan đến ngành du lịch thì có nhiều yếu tố xung quanh tác động vào. Các yếu tố đó góp phần ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến sự phát triển của ngành như được thể hiện trên hình: Hình 1: Các yếu tố tác động đến tiềm năng phát triển ngành du lịch biển Ba Động Từ mô hình tổng quát sẽ giúp cho tác giả có hướng phân tích chi tiết từng yếu tố liên quan đến tiềm năng ngành du lịch, để thấy được những mặt đã khai thác và chưa khai thác, từ đó tìm hướng giải quyết, khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch của ngành. CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH BIỂN BA ĐỘNG SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 7 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH MÔI TRƯỜNG GIẢI TRÍ MUA SẮM CÁC YẾU TỐ KHÁC: Y tế, an ninh .ninhninh ninh . An ninh Giao thông CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA ĐIỂM LƯU TRÚ CÔNG TY LỮ HÀNH TIỀM NĂNG NGÀNH DU LỊCH KHÁCH DU LỊCH Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn 4.1. TỔNG QUAN – GIỚI THIỆU: Vị trí: Thuộc địa phận xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km. Biển Ba Động (gồm 1 động cát lớn và 2 động cát nhỏ) nằm trên địa bàn ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Khi đặt chân đến đây, ít ai có thể ngờ rằng, để xây dựng nên một điểm du lịch hấp dẫn như hôm nay, biển Ba Động từng hứng chịu sự tàn phá ác liệt của những năm tháng chiến tranh. Đặc điểm: Biển Ba Động được khai thác từ rất sớm. Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để thường xuyên đến nghỉ và tắm biển. Đến đây, du khách sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển hay bình minh vừa ló dạng, mắc võng nằm nghe rừng dương rì rào cùng gió biển . Biển Ba Động đẹp bởi vẫn còn giữ được nét hoang với cát trắng nước trong, không khí trong lành và yên tĩnh. Nơi đây có những đụn cát "nhấp nhô", với những hàng phi lao xanh vút và bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn. Nhiều công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịchbiển Ba Động như cầu Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim . Đây là một trong những khu du lịch hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long. 4.2. CÁC THÀNH PHẦN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH: Du lịch là ngành rất nhạy bén với các môi trường tác động xung quanh, vì nó phải thỏa mãn rất nhiều nhu cầu của du khách, để tạo cho du khách có cảm giác thoải mái hay tạo sự hài lòng cho khách du lịch, thì ngành du lịch ở đó mới thực sự thành công và vững bước phát triển. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người khi quan tâm đến ngành du lịch thì cũng nên quan tâm đến các yếu tố tác động sự phát triển ngành du lịch cụ thể bao gồm: 4.2.1. Địa điểm du lịch: Địa điểm du lịch biển Ba Động là những nét đặc trưng riêng của khu du lịch, là yếu tố trọng điểm mà thiên nhiên ban tặng cùng biết bao thế hệ người dân nơi đây đã SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 8 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn xây dựng, nên là tiềm năng phong phú nhất đã góp phần hình thành nên khu du lịch biển Ba Động Một khu vực được bao bọc bởi các bãi biển thật độc đáo. Chính vì thế mà Ba Động (một trong 3 bãi biển tắm hiếm hoi ở đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh Tân Thành - Tiền Giang; Hà Tiên - Kiên Giang) ngày càng thu hút du khách. Đến Ba Động, ngoài việc được hít thở không khí trong lành, bạn còn đi thăm một số địa danh nổi tiếng trong sách địa lý: cửa Cung Hầu (tiếp giáp tỉnh Tiền Giang), cửa Định An (tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng). Ba Động còn có nhiều nhà thờ được xây vào thời Pháp thuộc rất đẹp như: Giồng Rùm, Phước Hảo… Hiện nay, khi đến Ba Động, ngoài việc tắm biển bạn có thể đi tham quan các khu rừng ngập mặn, hòa nhập vào cuộc sống của các ngư dân như ra khơi đánh cá, leo lên cột đáy hàng khơi "thưởng thức" cuộc sống chòng chành trên sóng nước . Rồi khi đêm xuống, bạn sẽ ngủ trong căn "nhà âm" - một loại nhà độc đáo thời chiến tranh. Những động cát dài, trên "lưng" mọc đầy những cây nga, cây chà là um tùm, ẩn chứa trong lòng nó những căn phòng vừa ấm áp trong những ngày đông lạnh, vừa mát mẻ vào mùa hè oi bức. Cùng với Ba Động, Trà Vinh còn có thắng cảnh ao Om rộng hàng chục hecta. Đi xuyên qua những hàng cây khoe những bộ rễ hình thù kỳ thú, là các con đường cát quanh co, uốn khúc lên đồi xuống dốc một cách thú vị. Chính vì thế mà người ta đã gọi nơi đây là "Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long". Bên cạnh ao là chùa Âng và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khơ-me, một khu du lịch văn hóa liên hoàn nổi tiếng của Trà Vinh. 4.2.2. Lượng khách du lịch: Để đánh giá tình hình phát triển của khu du lịch biển Ba Động như thế nào thì một yếu tố cần quan tâm là lượng khách đến khu du lịch: Tổng lượt khách do Ngành du lịch Trà Vinh phục vụ 190.000 lượt đạt 76 % kế hoạch, tăng 5,56% so với năm 2007 tương ứng tăng 10.000 lượt. Khách lưu trú: 86.812 lượt (trong đó 3.600 lượt khách quốc tế, 83.212 lượt khách nội địa), đạt 86,812 % kế hoạch, tăng 14,84% so với năm 2007 tương ứng tăng 11.218 lượt. Ngày khách lưu trú: Khách quốc tế là 5.831 ngày, khách nội địa là 96.667 ngày. Ngày khách lưu trú bình quân: Khách quốc tế 1,62 ngày/người, khách nội địa 1,17 ngày/người. Chi tiêu bình quân: 369.000 đồng/người/ 01 ngày lưu trú, giảm 51.000 đồng/người/01 ngày lưu trú so với năm 2007 Tổng doanh thu năm 2008: 32 tỷ đồng đạt 64 % kế hoạch, tăng 1 tỷ so với năm 2007, tương ứng tăng 3,23%. SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 9 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Nhìn chung thấy hoạt động du lịch của khu du lịch Ba Động đã đạt được mức tăng trưởng về số lượng nhưng về mặt chất lượng còn phải dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu cho du khách của khu du lịch về nhiều mặt. 4.2.3. Cộng đồng dân cư: Theo số liệu thống kê ở xã Trường Long Hòa có khoảng 60% người dân tốt nghiệp các bậc trung học cơ sở trở lên, còn 40% người dân ở trình độ thấp (dưới các bậc trung học cơ sở), đây cũng là bộ phận tác động mạnh đến khu du lịch. Bên cạnh nghề nông,ngư truyền thống thì ngành du lịch là cơ hội cho người dân có phương hướng mới với các nghề buôn bán, mở nhà trọ, quán ăn…Sự thể hiện thái độ, cách phục vụ du khách của người dân là rất cần thiết cho sự phát triển của khu du lịch biển Ba Động. Biểu đồ 2: Nhận xét của du khách về thái độ của người dân Qua sự đánh giá của du khách có 63% du khách/tổng số mẫu không hài lòng về thái độ ,cách ứng xử của người dân, nhìn chung đối với những người có trách nhiệm thì nhiệt tình phục vụ, còn bộ phận bán hàng rong thì phần lớn du khách cho rằng phiền hà, ứng xử không có văn hóa, thiếu tôn trọng khách. Do trình độ dân trí thấp, cũng như sự thiếu quan tâm của các cấp địa phương đối với thành phần này, đã làm cho họ không có ý thức hay trách nhiệm nào đến việc làm tăng vẻ đẹp khu du lịch, khi những lợi ích trước mắt là mục tiêu của họ.Vấn đề này đáng được cảnh báo cho các cấp lãnh đạo. 4.2.4. Môi trường: Môi trường hiện nay không phải là vấn đề riêng cho đơn vị nào, mà là mối quan tâm cho cả nước. Để tạo khu du lịch biển Ba Động có được một cảnh quan mát mẻ, không khí trong lành thì đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều khía cạnh như: Cách tổ chức, thực hiện vệ sinh của khu du lịch; Ý thức của người dân về vệ sinh chung quanh, và nhận thức của du khách khi đến khu du lịch.biển Ba Động cần được quan tâm đầu tư: trang bị các thùng rác công cộng, thực hiện vệ sinh thường xuyên và xây dựng nhà vệ sinh phục vụ du khách, tạo nên môi trường trong lành, hài hòa cho du khách. Môi trường địa điểm biển Ba Động tương đối thoáng mát, sạch đẹp nhưng nhìn chung môi trường khu du lịch biển Ba Động cũng có những vấn đề bức xúc đang xãy ra. SVTH: Trần Thị Như Lài Trang 10 . Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA KHU DU LỊCH BIỂN BA ĐỘNG Tiềm. Trang 9 Một số giải pháp khai thác tiềm năng của khu du lịch biển Ba Động GVHD:Ths. Cao Minh Toàn Nhìn chung thấy hoạt động du lịch của khu du lịch Ba Động

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Hiệu chỉnh thang đo _bảng câu hỏi (2) X     Thử nghiệm và hiệu chỉnh bảng câu hỏi - Một số giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển ba động
1. Hiệu chỉnh thang đo _bảng câu hỏi (2) X Thử nghiệm và hiệu chỉnh bảng câu hỏi (Trang 5)
3.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tiềm năng ngành du lịch: - Một số giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển ba động
3.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tiềm năng ngành du lịch: (Trang 7)
xây dựng, nên là tiềm năng phong phú nhất đã góp phần hình thành nên khu du lịch - Một số giải pháp khai thác tiềm năng du lịch biển ba động
x ây dựng, nên là tiềm năng phong phú nhất đã góp phần hình thành nên khu du lịch (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w