TẦM NHÌN Bệnh viện đa khoa chuyên sâu hoàn chỉnh. Mô hình bệnh viện Viện Trường Quản lý chất lượng toàn diện. 2. Sơ lược về Khoa dược: Khoa Dược Bệnh viện được tách ra từ Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cũ vào ngày 25 tháng 6 năm 2007 với 8 nhân viên , gồm 1 Dược sĩ đại học và 7 Dược sĩ trung học, lúc này khoa còn thiếu về vật chất trang thiết bị kỹ thuật nên tập thể Khoa cố gắng làm hoàn thành tốt công việc được giao trước Ban Giám Đốc. Do nhu cầu phát triển Bệnh viện ngày càng cao để đáp ứng được tốt công tác hậu cần Khoa luôn không ngừng nâng cao kiến thức về qui chế chuyên môn dược và công tác cung ứng thuốc cho Bệnh viện để phục vụ điều trị bệnh nhân. Từ đây để cung ứng thuốc và vật tư trang thiết bị kịp thời cho toàn Bệnh viện nên được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Bệnh viện Khoa Dược tách ra hai bộ phận thuốc và vật tư trang thiết bị y tế riêng. Khoa Dược chỉ quản lý về thuốc. 2.1 Tổ chức –Nhân sự khoa dược Nhân sự : Khoa Dược: Tổng số : 57 nhân viên Trong đó : Dược sĩ Chuyên khoa II : 01 nhân viên Dược sĩ đại học : 06 nhân viên Dược sĩ cao đẳng: 04 nhân viên Dược sĩ trung học : 44 nhân viên Chuyên môn Dược: Tổng số : 11 nhân viên Trong đó : Dược sỹ đại học : 07 nhân viên Dược sỹ cao đẳng : 04 nhân viên Nhà thuốc bệnh viện: Dược sỹ đại học : 02 nhân viên Dược sỹ cao đẳng : 02 nhân viên Dược sỹ trung học : 04 nhân viên Tổ chức : Khoa xây dựng hệ thống làm việc liên kết nhau theo một dây chuyền luôn đạt hiệu quả chuyên môn cao chính xác từ Trưởng khoa đến nhân viên. Bên cạnh đó khoa Dược xây dựng hoàn chỉnh phần mềm quản lý dược, thực hiện các quy chế và quy trình làm việc của khoa để hướng dẫn kiểm tra các khoa phòng. Ngoài ra Khoa còn thành lập được Bộ phận ra thuốc lẻ để đưa thuốc đến tay bệnh nhân nằm viện điều trị tại các khoa, phòng theo thông tư 23 của Bộ Y Tế. Về phần mềm quản lý dược của Khoa được thực hiện áp dụng quản lý kho thuốc, phát thuốc theo số tự động và cập nhật phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng . Tập thể Khoa không ngừng nâng cao học hỏi trình độ chuyên môn, qui chế và qui định của Bệnh viện để các bộ phận liên kết nhau xây dựng khoa vững mạnh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC - // -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Với các kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường và trải nghiệm thực tế khi
đi thực tập tại Bệnh viện quận Thủ Đức, em xin cam đoan đã hoàn thành bài báo cáo thực tập bằng chính khả năng của mình, không sao chép bất kỳ ai
Nếu có bất kì phản hồi, khiếu nại nào liên quan đến bài báo cáo này, em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm
Trong quá trình làm báo cáo chắc chắn em còn nhiều điều thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân mình hơn
Sinh viên thực hiện
TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Người viết cam đoan
Trần Thị Huyền Trân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý thầy cô khoa Dược, Quý thầy, cô trong Tổ thực tập trường Đại học Nguyễn Tất Thành , Ban giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức, Trưởng khoa Dược, các anh chị trong khoa Dược đã tạomọi điều kiện tốt nhất để cho sinh viên sắp ra trường như chúng em có cơ hội cọ sát với thực tế, tìm hiểu thêm những kiến thức chỉ được học trong sách vở và có thể hoàn thành tốt Báo cáo thực tập
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Ths Nguyễn Thanh Nghĩa và Cô DSNgô Ngọc Anh Thư kính mến, đã tận tình liên hệ, giới thiệu Đơn vị thực tập và hướng dẫn về lĩnh vực chuyên môn cho chúng em Em đã học đươc ở cô thái độ làm việc nghiêm túc, cũng như những chỉ bảo tận tình về kinh nghiệm sống Cảm ơn cô rất nhiều
Em xin được cảm ơn các anh, chị, cô, chú đang làm việc tại Bệnh viện quận Thủ Đức đã cùng chia sẻ những buồn vui, giúp đỡ em trong quá trình thực tập
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả mọi người! Kính chúc mọi người nhiều sức khỏe
và hạnh phúc trong cuộc sống
TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Trang 4BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU GHI ĐIỂM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
Địa chỉ:
- Họ và tên sinh viên: ……… MSSV: ………
- Ngày sinh: ……… Lớp: ………
- Cán bộ trực tiếp hướng dẫn tại đơn vị: ………
- Giáo viên phụ trách nhóm thực tập: ………
- Thời gian thực tập : từ ngày …… /…… /……… đến ….… /…… /………
1 Điểm thực tập: NỘI DUNG ĐIỂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐIỂM GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH Đạo đức – Tác phong Chuyên môn nghiệp vụ Điểm báo cáo thực tập Điểm trung bình 2 Nhận xét toàn diện về tư cách đạo đức, thái độ học tập, thực hành tại cơ sở và khả năng chuyên môn của học sinh: ………
………
………
………
………
………
………
………
TP HCM, ngày…… tháng … năm …….
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH XÁC NHẬN ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÁN BỘ CÁN HƯỚNG DẪN
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 9
PHẦN 1 – TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP 10
1.1.1.Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược và các khoa phòng chuyên môn 10
1.1.2.Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược 11
1.1.3 Phần mềm quản lý khoa Dược 11
2.2 Giới thiệu về hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị: 15
2.2.1Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện: 15
2.2.2.Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: 17
2.3 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GPS: 18
2.3.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 kho bảo quản đạt GSP tại BV18 2.3.2.Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện: 24
2.4 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện: 25 2.4.1.Mô tả các hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho 25
2.4.2.Theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho 27
2.5 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện 27
Trang 62.5.1.Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện: 27
2.5.2.Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện 28
2.5 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện 38
2 4 Cách tổ chức cấp phát thuốc đến tay người bệnh một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý 44
2.6 Thuốc tồn trữ và hoàn trả 47
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SOP: Standard Operating Procedure
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 29
Bảng 2.2 Thuốc Kháng viêm – Gỉam đau – Hạ sốt 30
Bảng 2.3 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 30
Bảng 2.4 Thuốc Tim mạch – Huyết áp 30
Bảng 2.5 Thuốc tuần hoàn não 31
Bảng 2.6 Thuốc Hormon – Nội tiết 31
Bảng 2.7 Thuốc tác dụng đối với máu 31
Bảng 2.8 Thuốc Hô hấp – Dị ứng 32
Bảng 2.9 Thuốc hạ lipid máu 32
Bảng 2.10 Thuốc Gan mật – Tiêu hóa – Đường ruột 33
Bảng 2.11 Thuốc Tiết niệu – Lợi tiểu 33
Bảng 2.12 Thuốc chống virus 34
Bảng 2.13 Thuốc điều trị suy tĩnh mạch 34
Bảng 2.14 Thuốc Bổ - Vitamin – Khoáng chất 35
Bảng 2.15 Thuốc điều trị bệnh về mắt 35
Bảng 2.16 Thuốc dùng ngoài 36
Bảng 2.17 Thuốc Đông y 36
Bảng 2.18 Một số loại thuốc khác 37
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Bệnh viện quận Thủ Đức 1
Hình 1.2 Bản đồ đường đến Bệnh viện quận Thủ Đức 1
Hình 1.3 Bệnh viện Thủ đức 11
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức bệnh viện Thủ Đức 12
Hình 1.5 Sơ đồ làm việc của Khoa Dược 16
Hình 2.1 Thuốc Enterpass 37
Hình 2.2 Thuốc Crestor 38
Hình 2.3 Thuốc Aspirin 81mg 38
Hình 2.4 Biên bản kiểm nhập thuốc, hoá chất 40
Hình 2.5 Phiếu nhập kho 41
Hình 2.6 Phiếu xuất kho 41
Hình 2.7 Phiếu lĩnh thuốc thường 42
Hình 2.8 Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn đến kho lẻ 44
Hình 2.9 Phần mềm quản lí khoa Dược 12
Trang 10PHẦN 1 – TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Tên đơn vị thực tập: BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
Địa chỉ đơn vị thực tập: Số 29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hình 1.1 Bệnh viện quận Thủ Đức Hình 1.2 Bản đồ đường đến
Bệnh viện quận Thủ Đức
Trang 11“Giường không, bệnh trống”Hình 1.3 Bệnh viện Quận Thủ Đức
Bệnh viện tuyến Quận duy nhất trong cả nước được xếp hạng 1.
CÁC CHUYÊN KHOA KỸ THUẬT CAO
Răng hàm mặt – nha thẩm mỹ kỹ thuật cao
Da liễu , Giải phẫu thẩm mỹ
Trang 12Lọc máu – thận nhân tạo; Nội thần kinh
Hồi sức tích cực chống độc; Hồi sức tim mạch
Nội tim mạch – Lão khoa; Nội tiết
MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Dựa trên nguyên tắc chủ đạo: lấy người bệnh làm trung tâm và an toàn người bệnh là trên hết
MỤC TIÊU 1: Người dân, người bệnh hài lòng
MỤC TIÊU 2: Nhân viên y tế hài lòng
MỤC TIÊU 3: Cải thiện công tác quản lý bệnh viện, cải cách hành chánhMỤC TIÊU 4: Thực hiện đúng các qui định của Pháp luật
Hình 1.4 sơ đồ tổ chức Bệnh viện quận Thủ Đức
Trang 13TẦM NHÌN
Bệnh viện đa khoa chuyên sâu hoàn chỉnh
Mô hình bệnh viện Viện - Trường
Quản lý chất lượng toàn diện
2 Sơ lược về Khoa dược:
Khoa Dược Bệnh viện được tách ra từ Trung tâm Y tế quận Thủ Đức cũ vào ngày
25 tháng 6 năm 2007 với 8 nhân viên , gồm 1 Dược sĩ đại học và 7 Dược sĩ trung học, lúc này khoa còn thiếu về vật chất trang thiết bị kỹ thuật nên tập thể Khoa cốgắng làm hoàn thành tốt công việc được giao trước Ban Giám Đốc
Do nhu cầu phát triển Bệnh viện ngày càng cao để đáp ứng được tốt công tác hậucần Khoa luôn không ngừng nâng cao kiến thức về qui chế chuyên môn dược và công tác cung ứng thuốc cho Bệnh viện để phục vụ điều trị bệnh nhân
Từ đây để cung ứng thuốc và vật tư trang thiết bị kịp thời cho toàn Bệnh viện nênđược sự đồng ý của Ban Giám Đốc Bệnh viện Khoa Dược tách ra hai bộ phận thuốc và vật tư trang thiết bị y tế riêng Khoa Dược chỉ quản lý về thuốc
2.1 Tổ chức –Nhân sự khoa dược
Nhân sự :
Khoa Dược:
Tổng số : 57 nhân viên
4
Trang 14Trong đó :
Dược sĩ Chuyên khoa II : 01 nhân viên
Dược sĩ đại học : 06 nhân viên
Dược sĩ cao đẳng: 04 nhân viên
Dược sĩ trung học : 44 nhân viên
Chuyên môn Dược:
Tổng số : 11 nhân viên
Trong đó :
Dược sỹ đại học : 07 nhân viên
Dược sỹ cao đẳng : 04 nhân viên
Nhà thuốc bệnh viện:
Dược sỹ đại học : 02 nhân viên
Dược sỹ cao đẳng : 02 nhân viên
Dược sỹ trung học : 04 nhân viên
Tập thể Khoa không ngừng nâng cao học hỏi trình độ chuyên môn, qui chế
và qui định của Bệnh viện để các bộ phận liên kết nhau xây dựng khoa vững mạnh
Trang 15Sơ đồ làm việc của Khoa Dược
6
TRƯỞNG KHOA DƯỢC
DSCKII Lê Văn Nghĩa
PHÒNG PHÁT THUỐC BHYT
NGOẠI TRÚ
DSCĐ BÙI THANH TRÀ
KHO NỘI TRÚ VIÊN
KHU PHÁT THUỐC NỘI TRÚ
DSTH LÊ THỊ LOAN ANH
KHO CHẴN
DSTH Phạm Thị Minh Trang
NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
DS Nguyễn Thị Anh
Thư DSCĐ Cao Thị Thu Diễm KHO NỘI TRÚ VIÊN
Trang 16Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Trang 172.2 Các bộ phận
Kho chính ( kho chẵn): Trưởng kho DSTH Phạm Thị Minh Trang
Kho áp dụng phần mềm quản lý dược từ khâu nhập vào và bảo quản đến lúc xuất kho
Khi thuốc được giao đến kho được bộ phận Chuyên môn dược kiểm tra lại có đúng theo hợp đồng đấu thầu, số lượng thầu, giá thầu, đơn đặt hàng (đối với thuốc dịch vụ sẽ kiểm tra giá, đơn đặt hàng) … Sau đó thuốc được giao vào kho chẵn, các nhân viên tại kho kiểm tra lại thuốc (tên, hàm lượng, hoạt chất, số lượng, hạn dùng,
…) theo hóa đơn
Nếu đúng thì tiến hành nhập kho Thủ kho sẽ làm nhiệm vụ ghi lại số lô, hạn dùng vào sổ theo dõi
Thuốc nhập vào kho chủ yếu từ các công ty được phép lưu hành của Bộ y tế cho phép Thuốc nhập vào được sắp xếp theo các loại thuốc gây nghiện và hướng tâm thần, thuốc thông thường riêng biệt
Sau đó số lượng được cập nhập vào phần mềm quản lý Kho theo dõi số lô, hạndùng Riêng đối với thuốc gây nghiện và hướng tâm thần bảo quản vào tủ thuốc có cửa hai lần khóa
Sau đó kho chẵn sẽ chuyển thuốc về các bộ phận theo phiếu dự trù từ các kho, nhà thuốc bệnh viện và phiếu xuất chuyển kho
Khu Nội trú: Quản lý DSTH Lê Thị Loan Anh
a Kho nội trú viên:
Được quản lí theo phần mềm theo dõi những thuốc có đơn vị tính bằng viên.Làm dự trù thuốc toàn bộ trên mạng và số lượng dự trù thuốc được kho chẳn chuyển vào kho viên để cho các khoa, phòng làm phiếu lĩnh sử dụng thuốc cho bệnhnhân Kho duyệt các phiếu lĩnh thuốc của khoa, phòng và chuyển số lượng thuốc cho bộ phận ra lẻ để chia liểu nhỏ cho từng bệnh nhân
Ngoài ra còn xây dựng cơ số tủ trực đối với một số khoa cấp cứu, hồi sức …
và duyệt bù cơ số tủ trực
Nếu thuốc các khoa thay đổi cho bệnh nhân hoặc sử dụng không hết (do diễn tiến bệnh thay đổi) … sẽ được chuyển về kho theo phiếu hoàn trả thuốc
8
Trang 18 Phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú: Quản lý DSCĐ Bùi Thanh Trà
Phần mềm quản lí thuốc riêng biệt và nhận thuốc từ kho chẵn theo phiếu dự trù hoặc phiếu xuất chuyển kho, phần mềm gọi số tự động …
Quy trình lãnh thuốc tại phòng phát BHYT:
- Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám (2 đơn thuốc giống nhau)
- Nộp đơn thuốc tại quầy thu phí theo số thứ tự
- Làm thủ tục thanh toán đồng chi trả và nhận lại 01 đơn thuốc
- Nhận thuốc theo số thứ tự
- Nhận thuốc, kiểm tra, ký tên
- Ra về
Nhà thuốc bệnh viện: Dược sỹ Nguyễn Thị Anh Thư
Nhà thuốc bệnh viện phục vụ 24/24 giờ cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm
y tế Ngoài ra nhà thuốc bệnh viện luôn có Dược sĩ hướng dần sử dụng thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
Nhà thuốc đạt chứng nhận tiêu chuẩn GPP do Sở Ytế cấp
Giá thuốc bán theo đúng qui định của Bộ Y Tế cho phép, có bản niêm yết giá tại nhà thuốc
Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám, sau đó đưa bộ phận thu phí tại nhà thuốc (thuộc phòng Tài chính kế toán) để tính tiền Sau khi thanh toán tiền, đơn thuốc sẽ được chuyển đến các nhân viên dược Các dược sỹ tại nhà thuốc chỉ cắt thuốc theo đơn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn
Trang 19 Một số bộ phận khác:
Ngoài các kho tại Bệnh viện, khoa Dược còn cung cấp thuốc và quản lý thuốc
ở một số kho lẽ khác như: Kho Linh Trung, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Kho CS2, Kho CS3, Kho Nguyễn Tất Thành … Tất cả các bộ phận này đều hoạt động theo phần mền quản lý thuốc và được sự quản lý chặt chẽ từ khoa Dược
Kho vắc xin và thuốc chương trình do DS Đào Thị Hoàng Oanh phụ trách; hiện tại kho này phục vụ khoa Dinh dưỡng, khoa Sản và các dịch vụ về vắc xin; các thuốc chương trình như: Lao, HIV …
Thuốc gây nghiện được quản lý riêng theo quy định, do DS Nguyễn Thị Thúy Diễm phụ trách; có sổ theo dõi cấp phát, xuất nhập theo quy định về quản lý và
sử dụng thuốc gây nghiện
PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP
1.1 Nghiệp vụ Dược bệnh viện
1.1.1. Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa
Dược và các khoa phòng chuyên môn
10
Trang 20Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 Quy định về đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
Thông tư 06/2017/TT-BYT ngày 03/5/2017 Thông tư ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc
Thông tư 40/2013/TT-BYT Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1.1.2. Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược
Một số quy trình thao tác chuẩn được áp dụng tại bệnh viện
- Quy trình thông tin thuốc
- Quy trình nhập kho
- Quy trình bảo quản thuốc tại kho
- Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn đến kho lẻ
- Quy trình xử lý các thuốc không đảm bảo chất lượng tại bệnh viện
- Quy trình kiểm soát chất lượng thuốc
- Quy trình thống kê báo cáo
- Quy trình cấp phát thuốc – vật tư y tế - hóa chất từ khoa dược đến các khoa phòng
- Quy trình báo cáo và dự trù thuốc ARV
- Quy trình giao – nhận dụng cụ
- Quy trình bảo quản thuốc tại kho lẻ nội viện
- Quy trình nhập xuất thuốc của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Quy trình xuất – nhập vật tư y tế - hóa chất quy trình xử lý dụng cụ
- Quy trình cấp phát thuốc BHYT tại kho lẻ ngoại trú
- Quy trình quản lý và sử dụng thuốc
- Quy trình đặt hàng thuốc, vật tư y tế, hóa chất
1.1.3. Phần mềm quản lý khoa Dược
Khoa Dược bệnh viện Quận 8 đang sử dụng phần mềm quản lý MQPHIS
Trang 21Phần mềm hỗ trợ bệnh viện quản lí các chức năng sau:
- Bệnh án điện tử quản lý theo từng chuyên khoa
- Theo dõi, báo cáo tình hình sử dụng thuốc và chi phí về thuốc
- Quản lý kho – Báo cáo nhập, xuất, tồn
- Tổng hợp hoạt động khoa Dược
- Theo dõi hoạt động nhà thuốc…
Hình: Phần mềm quản lí khoa Dược
Trang 22Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT
* FIFO (First In/First Out): Nhập trước – Xuất trước
* FEFO (First Expired/First Out): Hết hạn dùng trước – Xuất trước
MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ:
Nguồn nhập hàng:
Đấu thầu từ các công ty Dược hàng năm: Ví dụ
+ Công ty Dược phẩm Hậu Giang
+ Công ty Cổ Phần Dược phẩm 3/ 2
+ Công ty Cổ Phần Hóa- Dược phẩm Mekophar…
Chỉ định thầu từ Sở Ytế, áp thầu từ các kết quả đấu thầu của các bệnh viện khác …
Đặt hàng các công ty Dược thuốc sử dụng dịch vụ
Và một số phương thức nhập hàng khác tùy tinh hình thực tế cầu bệnh viện
Thủ tục nhập hàng vào kho:
Nhập từ các công ty Dược thuốc được giao về bệnh viện lưu tại kho chẵn, khi nhâp hàng vào kho thuốc được kiểm soát chặt chẽ về số lượng, chất lượng bằng cảmquan, ngày sản xuất, số lô, hạn dùng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, giá cả Nhập hàng phải có hóa đơn đỏ Khi nhập hàng phải có hợp đồng, phiếu kiểm nhập, hội đồng kiểm nhập
Thủ tục xuất hàng ra khỏi kho:
Xuất kho theo các phiếu dự trù từ phòng phát BHYT, kho Nội trú và các kho khác…
Xuất kho theo phiếu xuất chuyển kho đến các kho khác
Một số trường hợp xuất khác như: xuất trả hàng về công ty, xuất khám từ thiệnTrong kho thường xuyên:
Việc thực hiện 3 kiểm tra:
+Số lượng, chất lượng
+Hạn dùng, số lô sản xuất
+ Nồng độ, hàm lượng
Trang 23Việc thực hiện 3 đối chiếu:
+Đối chiếu tên thuốc ở đơn, phiếu nhận
+Nồng độ hàm lượng thuốc ở trên phiếu so với thuốc kê giao
+Số lượng số khoản thuốc ở đơn phiếu so với thuốc sẽ giao
Cách sắp xếp hàng trong kho và điều kiện bảo quản hàng trong kho:
Tổng số mặt hàng trong kho là rất nhiều và thay đổi theo
Quạt, máy điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh, tủ, kệ, giá đựng hàng :
PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
THÁNG … NĂM …GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ: 250C – 300C
Ngườikiểm tra
Việc thực hiện
3 dễ: +Dễ thấy
+Dễ lấy+Dễ kiểm tra
5 chống:
14
Trang 24Các loại sổ sách-các thống kê theo dõi có ở Khoa Dược:
- Các loại sổ sách thống kê theo dõi của khoa dược đều được xử lý thống kê trên phần mềm máy tính và được cập nhật hàng ngày vào máy tính của bệnh viện
- Các loại mẫu biều:sổ theo dõi thuốc gây nghiện,thuốc hướng tâm thần, sổ theo dõi phản ứng phụ của thuốc, sổ xuất nhập tồn kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nhập, biên bản kiểm kê cuối tháng… ngoài ra còn có các mẫu báo cáo sử dụng thuốc theo quy định của Bộ y tế
- Nguyên tắc ghi chép,cập nhật biểu mẫu đó:
+ Cập nhật thường xuyên hàng ngày,hàng tháng
+ Số lượng được ghi bằng chữ và số
Cách sắp xếp, quản lý, sử dụng thuốc tại tủ trực, tủ cấp cứu ở các Khoa (Ban) điều trị và của Khoa Dược
- Tùy theo từng bệnh viện và nhu cầu của khoa mà có cách sắp xếp,quản lý,cập nhật,sử dụng thuốc hợp lý riêng biệt theo từng khoa, từng bộ phận cụ thể
- Đối với từng khoa ở bệnh viện luôn xây dựng sẵn một cơ số thuốc cần có tại
tủ trực của khoa để tiện sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân
2.2 Giới thiệu về hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội
đồng thuốc và điều trị:
2.2.1 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện:
Thông tin giới thiệu thuốc nhằm mục đích đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc hợp lý an toàn và nâng cao chất lượng thông tin tại bệnh viện
Khi thông tin thuốc cần phải :
- Đầy đủ
- Chính xác
Trang 25- Khách quan
- Trung thực
- Dễ hiểu, không được gây hiểu lầm
Quy trình thông tin thuốc gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thông tin thuốc được thu thập từ các nhân viên y tế, các văn bản từ các cơ quan chủ quản, thông tin cập nhật từ sách, báo,tạp chí, website của các cơ quan chủ quản như Bộ Y tế, Cục quản lý dược, Trung tâm DI&ADR Quốc gia…
Bước 2: Xử lý thông tin:
Thông tin sẽ được bộ phận Dược lâm sàng và Thông tin thuốc kiểm tra, thẩm định, có tham khảo ý kiến từ Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị, được soạn thảo lại dưới dạng văn bản và thông qua Hội đồng thuốc và điều trị phê duyệt trước khi triển khai
Với những yêu cầu thông tin thuốc nhận được qua điện thoại sẽ được người cóthẩm quyền tại khoa Dược hoặc trong đơn vị thông tin thuốc xử lý trực tiếp, trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến của Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị hoặc các khoa phòng có liên quan
Bước 3: Triển khai thông tin thuốc
Các thông tin cập nhật thuốc mới, đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng ký hoặccác cảnh báo về ADR, tương tác thuốc…từ các cơ quan có thẩm quyền công bố sẽ được triển khai bằng văn bản gửi về các khoa phòng có liên quan đồng thời sẽ được triển khai và lưu trữ trên mạng nội bộ thông tin thuốc khoa Dược
Thông tin về thuốc dưới dạng bài viết hoặc tin tức sưu tầm từ các nguồn khác
sẽ được đăng tải và lưu trữ tại tủ thông tin thuốc ở khoa Dược
Thông tin tồn kho tại khoa Dược, thuốc cận date, thuốc chậm sử dụng…sẽ được triển khai bằng văn bản khi có yêu cầu tới các khoa phòng có liên quan sau khi có ý kiến của Ban giám đốc và được đăng tải có thời hạn trên mạng nội bộ thông tin thuốc khoa Dược
16Hình 2.1 Quy trình thông tin thuốc
Trang 26Thông tin thay thế thuốc, thông tin về tương tác thuốc, tư vấn sử dụng, bảo quản…khi có yêu cầu sẽ được trả lời trực tiếp trong thời gian ngắn nhất hoặc bằng văn bản sau khi cần thiết phải có ý kiến của Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị.
Tại bệnh viện quận Thủ Đức, hoạt động thông tin giới thiệu thuốc thông qua các buổi sinh hoạt kỹ thuật được tổ chức hàng tuần Ngoài ra còn thông qua các cuộc họp, thư thông báo, mạng nội bộ, phát hành tập san thông tin thuốc định kỳ mỗi quý
2.2.2 Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
a Chức năng của Hội đồng:
Trang 27Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quanđến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia vềthuốc trong bệnh viện.
b Nhiệm vụ của Hội đồng:
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
c Hoạt động của Hội đồng:
Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệutập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họpđịnh kỳ của Hội đồng
Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm
Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp
Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫuquy định
2.3 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GPS:
2.3.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 kho bảo quản đạt GSP tại
bệnh viện:
Kho thuốc: là nơi dùng bảo quản, cung cấp và phát thuốc cho các khoa lâm
sàng hay bệnh nhân điều trị
18
Trang 28Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói,bao gồm
cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đày đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất
Ý nghĩa: Kho thuốc đạt GSP giúp cho thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất đến
tay người bệnh phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của bệnh nhân
Các yêu cầu về nhà kho và trang thiết bị cho kho thuốc đạt GSP-WHO bao gồm:
Nhân sự :
Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản
Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và
kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước.Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc
Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ trung học
Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan
Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc
Nhà kho và trang thiết bị :
Địa điểm:
Trang 29Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt
Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ
Thiết kế, xây dựng:
Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêucầu
Tuỳ theo mục đích, qui mô của kho cần phải có những khu vực xác định, đượcxây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp:
- Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho
- Khu vực lấy mẫu thuốc, nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu
- Khu vực bảo quản thuốc
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt;
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chờ
xử lý
- Khu vực bảo quản bao bì đóng gói
- Khu vực bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy
Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt
Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và
20