ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯƠNG THỊ NGỌC MỸ THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: Lý luận và Phương ph
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ NGỌC MỸ
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
I I
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ NGỌC MỸ
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 12 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THỊ THÁI
THÁI NGUYÊN - 2015
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
Trương Thị Ngọc Mỹ
Trang 4Cô giáo, PGS.TS Vũ Thị Thái - Giảng viên khoa Toán, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôitrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và học sinh trường THPTĐồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nơi tôi đang công tác
Bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạođiều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để được hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Trương Thị Ngọc Mỹ
Trang 5MỤC LỤC
L IỜ CAM ĐOAN i
L IỜ C M Ả ƠN ii
M CỤ LỤC iii NH NGỮ C M TỤ Ừ VI TẾ T TẮ TRONG LUẬNVĂN iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BI UỂ ĐỒ v MỞ
5 Khách th nể ghiên c uứ đối t ng ượ nghiên cứu 2
1.1.1 Sự c nầ thiết ph iả đ iổ m iớ .6
1.1.2 Định hư ng ớ đ iổ mới ph ngươ pháp d yạ học 8
Trang 61.2 Khái ni m vàệ vai trò của thiết k bế ài giảng 16
Trang 71.3.2.Vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và DH môn Toán nói riêng 191.4 Một số ng ứ dụng của CNTT trong thi tế kế và th cự hi n ệ bài giảng 22
1.4.1.Sử dụng các ph ng tươ i n ệ kĩ thu tậ DH
22
1.4.2 Sử dụng và khai thác m ngạ Internet 231.4.3 S ử dụng một s ố ph n ầ m m ề công c ụ thông dụng (Word, Powerpoint, B n ả đồ tư duy ) 241.4.4 S ử dụng một s ố ph n ầ m m ề dạy học (Violet, Grapth, Cabri, Maple) 251.5 Thực tr ngạ về thiết kế bài gi ngả với sự hỗ trợ của CNTT của giáoviên trong nhà trường THPT 261.5.1 Đi uề tra trên di n ệ rộng 261.5.2 Đi uề tra đ iố v iớ một số trư ng Tờ HPT trong tỉnh L ngạ
Sơn 27
KẾT LU NẬ CHƯƠNG 1 30
31
2.1 Ch ngươ trình SGK toán l pớ 12 THPT 312.2 M tộ số định hư ngớ trong thiết kế và thực hi nệ bài giảng v iớ sự hỗ
tr ợ của CNTT 312.3 Thiết k ế một số bài giảng v iớ sự hỗ tr ợ của
Trang 83.2 N iộ dung thực nghiệm 67
3.2.1 Nội dung thực nghi m s ệ ư phạm 67
3.2.2 Phương pháp thực nghi m ệ sư phạm 67
3.3 Tổ ch cứ thực nghiệm 67
3.3.1.Thời gian thực nghi mệ .67
Trang 93.3.2 Đối tư ngợ thực nghiệm 68
3.3.3 Các bư cớ ti nế hành th cự nghi mệ .68
3.4 Phân tích đánh giá kết quả th cự nghiệm 68
KẾT LU NẬ CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN
74 TÀI LIỆU THAM KH O Ả 76
Trang 10NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNTT - TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
CNTT : Công nghệ thông tin
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Phân tích đánh giá kết quả của bài kiểm tra về mặt định lượng
71Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra kiến thức 15' của 2 lớp TN và ĐC 72Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra kiến thức 45' của 2 lớp TN và ĐC 72
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” [16]
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sựphát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnhtranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổimới Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồnnhân lực và về khoa học công nghệ Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế
kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy và học Như đề tài “Giáo dục từ xa” do giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn làm chủnhiệm, giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán do PGS.TSTrịnh Thanh Hải làm chủ biên, giáo trình ứng dụng tin học trong dạy học Toáncủa nhóm tác giả Trịnh Thanh Hải - Trần Việt Cường - Trịnh Thị PhươngThảo, Giáo trình "Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học ở tiểu học" của nhóm tác giả Đào Thái Lai (Chủ biên), TrịnhThanh Hải - Vũ Thị Thái, Vũ Mạnh Xuân Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế t h ị t r ư ờ n g đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa và h ộ i n h ập quốc tế”
Trong dự án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015,chúng ta chủ chương: Xây dựng và phát triển chương trình theo định hướng kếtquả đầu ra theo các nhóm năng lực (năng lực được hiểu như một hệ thống cáckhả năng, sự thành thạo hay kĩ năng biệt cần thiết đủ để đạt tới một mục đích
Trang 13nhất định) Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi mỗi một giáo đều phải quan tâm vàphấn đấu.
Trang 14Là GV công tác tại tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam, LạngSơn còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội và giáo dục Để tiến kịp và hòanhập được với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước, tôi thấy rằngviệc ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng côngnghệ thông tin vào thiết kế bài dạy là hết sức cần thiết Nó sẽ trực tiếp góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Lạng Sơn.
Với những lý do trên đề tài được chọn là: “Thiết kế và thực hiện một số
bài giảng môn Toán lớp 12 với sự hỗ trợ của CNTT”.
2 Giả thuyết khoa học
Nếu GV biết khai thác, thiết kế và ƯDCNTT một cách phù hợp trong DHmôn toán thì sẽ phát triển được tư duy lôgic, tạo hứng thú học tập, phát huy tínhtích cực chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện khả năng tự học của HS góp phầnnâng cao chất lượng DH
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và thực hiện bài giảngvới sự hỗ trợ của CNTT trong đổi mới PPDH, xây dựng và thực hiện một số bàigiảng Toán lớp 12 (Chương trình cơ bản) với sự hỗ trợ của CNTT góp phầnnâng cao chất lượng DH môn Toán cho HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế và ứng dụng CNTTtrong DH toán theo hướng phát triển năng lực của HS THPT
- Nghiên cứu và phân tích chương trình cơ bản môn Toán lớp 12 THPT
- Xây dựng và thực hiện một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT giúp
GV nâng cao chất lượng DH môn Toán cho HS lớp 12 THPT
- Triển khai dạy thử nghiệm một số bài giảng đã xây dựng tại trườngTHPT Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn
5 Khách thể nghiên cứu đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong dạy học phổ thông 5.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT
trong dạy học môn Toán cho HS lớp 12 THPT
Trang 156 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và thực hiện một số bài giảng môn Toán lớp 12 theochương trình SGK cơ bản có ứng dụng CNTT
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan tới đổi mới PPDH theohướng phát triển năng lực của học sinh, một số cách thiết kế bài giảng với sự
hỗ trợ của CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng DH môn Toán
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK cơ bản môn Toán 12 các sáchtham khảo khác và các tài liệu có liên quan đến đề tài
7.2 Điều tra, quan sát
- Quan sát điều tra về thực trạng thực hiện những bài giảng với sự hỗ trợcủa CNTT nhằm nâng cao chất lượng DH ở một số trường THPT tỉnh LạngSơn Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp về việc thiết kế và thực hiện bài giảngvới sự hỗ trợ của CNTT, ý kiến của HS và GV khi được học và dạy những bài
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn gồm ba chương
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Thiết kế và thực hiện một số bài giảng môn Toán lớp 12 với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở trung học phổ thông
Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằngmột loạt các PPDH mới Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiếnhành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phươngpháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụnglinh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của người học Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH làlàm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìmtòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cáchthức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình
Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người Con người khôngchỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tíchcực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xâydựng nhân cách riêng của mình Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu Conngười sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau, thí dụ nhu cầu ăn,uống và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội Những nhu cầu này không bao giờcạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động Khi nhu cầu nhậnthức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập
Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trìnhdạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:
- Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thứccủa người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa HS tới đỉnhđiểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với HS
Trang 17- Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những
cố gắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình
Trang 18Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủthể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo GV phải cải tiến không ngừngPPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học Những tri thức đã học sẽ tạo ramột trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độ này để hướng dẫn HS nângcao lên một trình độ mới.
Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngàycàng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mớiphù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực Mặt khác, trong bối cảnh
đó, nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, vẫn còn nhữnggiáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ độngtrong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao Học sinh ít đượclôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạngchán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém Cùng với nhiều nguyênnhân, tình trạng này trở nên khá gay gắt, khó khắc phục Nhằm nâng cao chấtlượng dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của người dạy nên thực hiện theocác định hướng sau:
Trước hết, người GV phải soạn bài chu đáo, khi lên lớp, nhất thiết phải
có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu Projector Khi giảng bài,giáo viên phải làm rõ trọng tâm và mối quan hệ lôgíc nội tại của mạch kiếnthức bài học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS; chuẩn bị hệ thống câuhỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, (nhất là đốivới bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới) Bồi dưỡng kỹ năng vận dụng sángtạo kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, thay việc sửa lỗi bằng cách hướng dẫn
HS tự trả lời câu hỏi: do dâu dẫn đến kết quả sai?
Thứ hai: GV phải là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khíthân thiện tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bảo đảm yêu cầu
sư phạm
Thứ ba: Sử dụng hợp lý sách giáo khoa (không đọc chép, hướng dẫn họcsinh chỉ ghi theo diễn đạt của GV, không để học sinh đọc theo sách giáo khoa
Trang 19để trả lời câu hỏi) và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện trựcquan, phương tiện nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, thực hiệnđầy đủ thí nghiệm, thực hành Ở một số bài phải làm rõ mối liên hệ dọc theomạch kiến thức môn học và mối quan hệ môn với các môn học khác để khắcsâu kiến thức.
Thứ tư: Cần phải tích luỹ kiến thức, liên hệ thực tế sinh động để làm sâusắc thêm bài giảng, giao bài tập, chủ đề nguyên cứu, sưu tầm về nhà để rènluyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
Thứ năm: GV nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt HS
tự đưa ra kết luận cần thiết Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng họcsinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ HS học lực yếu kém
Ngoài ra, GV chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu, chủ động sưu tầm chọnlọc tư liệu liên hệ thực tế, nắm bắt các kỹ năng và kỹ thuật dạy học cần thiết (kỹnăng sử dụng thiết bị, viết bảng, vẽ hình, kỹ năng diễn giải, kỹ năng lôi cuốnchú ý, kỹ năng thao tác mẫu…kỹ năng tiến hành các hoạt động dạy học cụ thể;dạy học vi mô, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề,trình bày theo cấu trúc…), GV cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic, tự
hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ có ý nghĩa (hạn chế ghi nhớ máy móc), rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
1.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới
Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra yêu cầu mới cho sự nghiệpgiáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Đổi mới PPDH là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục đã được nêu và đang đượcthực hiện ở các trường phổ thông trong cả nước
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trang 20giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dântrí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xâydựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [18].
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõicấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống chương trình giáo dục(nội dung các phương pháp, thi, kiểm tra, đánh giá), các chính sách, cơ chế vàcác điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đổi mới ở tất cả các cấp học vàtrình độ đào tạo, ở cả trung ương và địa phương, ở mối liên hệ giữa nhà trườnggia đình và xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, giáo dục đã cung cấp nguồn nhân lựccần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần quan trọng vàothành tựu đất nước: vượt qua khủng hoảng kinh tế, thoát khỏi tình trạng nướcnghèo, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả Tuy nhiên chất lượnggiáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục còn nặngbệnh thành tích, đánh giá kết quả ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất.Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức, phươngpháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá còn nhiều bất cập Một số ít nhà giáochưa nhận thức sâu sắc và chậm đổi mới phương pháp dạy học, vẫn chú trọngtruyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ với hỏi đáp, nặng về thôngbáo, giảng giải kiến thức, chưa có thói quen tạo ra nhiều tình huống sư phạm,nhiều hoạt động để học sinh tham gia vì vậy học sinh tiếp thu kiến thức mộtcách thụ động Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học cònthiếu và chưa đồng bộ Khả năng sử dụng CNTT và các phần mềm toán họccòn hạn chế đầu tư thời gian cho việc soạn giảng chưa nhiều
Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các phương phápdạy học là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được tiếp tục quan tâm
và tìm cách giải quyết
Trang 211.1.2.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
“Phát huy những thành tựu đã đạt được, phát huy các mặt yếu kém theohướng: chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự, kỷ cương, kiênquyết đẩy lùi tiêu cực; sắp xếp và củng cố hệ thống giáo dục - đào tạo và mạnglưới trường lớp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo; phát triểnquy mô giáo dục - đào tạo, chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnhvào đầu thế kỷ 21” [21]
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc và bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh” [17]
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàndiện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dụcđạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoạingữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tếtri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đờicho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” [4]
PPDH hiện nay không thể tiếp tục truyền thụ theo kiểu áp đặt một chiều
từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cựccủa học sinh Đó là đổi mới PPDH còn được gọi là “Dạy học hướng vào ngườihọc” hay “Dạy học lấy người học làm trung tâm”
“Dạy học hướng vào người học” là cụm từ được dùng để xác định sự đổimới của PPDH hiện nay trong nhà trường Đó là tư tưởng, là sự định hướng chodạy và học, phương pháp mới này khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự pháthiện kiến thức, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn
Trang 22Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điềukiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trìnhdạy học Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả của khoa học côngnghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụngcác PPDH Và việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã trở thành một chínhsách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở cáccấp học, bậc học, ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ chonhu cầu học tập của toàn xã hội Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tínhphục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục
và đào tạo” [2]
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấphọc, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợđắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các mônhọc”[3]
Việc sử dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực, chủ độngcủa học sinh trong học tập, thông qua tổ chức hợp lý hoạt động nhận thức củahọc sinh là biện pháp đẩy nhanh việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông, ngoài
ra GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:
a) Cải tiến các PPDH truyền thống
Các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn lànhững phương pháp quan trọng trong dạy học Để nâng cao hiệu quả của cácPPDH này người GV trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thànhthạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp,chẳng hạn như kĩ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyếttrình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kĩthuật làm mẫu trong luyện tập Tuy nhiên, các PPDH truyền thống có nhữnghạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng
Trang 23các PPDH mới, đặc biệt là những phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huytính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Trang 24b) Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu
và nội dung dạy học Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu,nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng cácphương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phươnghướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học
c) Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (hay còn là dạy học nêu vấn đề; dạy học nhậnbiết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tưduy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề HS được đặt trong một tìnhhuống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông quaviệc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương phápnhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tíchcực nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với nhữngmức độ tự lực khác nhau của HS
d) Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạyhọc được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễncuộc sống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môitrường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân vàtrong mối tương tác xã hội của việc học tập
e) Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạtđộng trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình
Trang 25học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩmhành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.
Trang 26f) Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH,nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Việc
sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phươngtiện dạy học và PPDH, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho cáctrường học được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự tạo củagiáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy
g) Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của GV và HS trong cáctình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học CácKTDH là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH Có những KTDH chung, có những
kĩ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kĩ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại
h) Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học
Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ mônkhác nhau thì việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trò quan trọng trong dạyhọc bộ môn Các PPDH đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạyhọc bộ môn Ví dụ các PPDH học trong dạy học kĩ thuật như trình diễn vậtphẩm kĩ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật,lắp ráp mô hình, các dự án trong dạy học kĩ thuật Thí nghiệm là một PPDHđặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên.Dạy học Giải bài tập làPPDH đặc thù của bộ môn Toán
i) Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việctích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS Có những phương pháp nhậnthức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp
tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học
Trang 27tập chuyên biệt của từng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyệntập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương p háp học tậptrong bộ môn.
j) Cải tiến việc kiểm tra đánh giá
Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy họccũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh.Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điềukiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học
Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạohứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phụclối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn Rất cần phát huycao năng lực tự học, học tập suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin Tăngcường học tập cá thể phối hợp với hợp tác Định hướng vào người học được coi
là quan điểm định hướng chung trong đổi mới PPDH Quan điểm định hướngchung cần được cụ thể hoá thông qua những quan điểm dạy học khác, như dạyhọc giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động cũng như các phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể, nhằm tăng cường hơnnữa việc gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy với hành động, nhà trường với xãhội Đổi mới PPDH được thực hiện theo các định hướng sau: Bám sát mục tiêugiáo dục phổ thông; phù hợp với nội dung dạy học cụ thể; phù hợp với lứa tuổihọc sinh; phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường; phùhợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học; kết hợp giữa việctiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến,hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống;tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ýđến những ứng dụng của công nghệ thông tin
Trang 281.1.3 Giáo dục toán học theo hướng phát triển năng lực người học
Năng lực được hiểu là những đặc điểm tâm lý cá nhân của con người,đáp ứng được yêu cầu của một hoạt động nhất định và là điều kiện cần thiết đểhoàn thành tốt các hoạt động đó
Khi nói đến năng lực phải nói đến năng lực trong hoạt động nhất địnhcủa con người năng lực chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giảiquyết những yêu cầu đặt ra
Theo V.A kratexki thì khái niệm năng lực toán học được giải thích trênhai bình diện:
Như là các năng lực sáng tạo (khoa học) - Các năng lực hoạt động toánhọc tạo ra các kết quả, thành tựu mới, khách quan và quý giá
Như là các năng lực học tập giáo trình toán phổ thông lĩnh hội nhanhchóng và có kết quả cao, các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
Như vậy, năng lực toán học là các đặc điểm tâm lý cá nhân (trước hết làđặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng yêu cầu của hoạt động giải toán và tạo điềukiện lĩnh hội kiến thức kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực toán học tương đối nhanh,
dễ dàng và sâu sắc trong những điều kiện như nhau
Ở trường phổ thông học Toán về cơ bản là hoạt động giải toán, giảitoán liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng chính xác kiến thức, kỹ năng,giải thích số liệu trao đổi ý tưởng, giải toán đò hỏi phải có tính sáng tạo và
hệ thống giúp học sinh tự tin, kiên nhẫn Ngoài ra kiến thức Toán học cònphục vụ cho các môn học khác như Hóa, Lý, Sinh Vì vậy môn Toántrường phổ thông có nhiều cơ hội giúp HS pháp triển các năng lực chungnhư năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề , nănglực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực làm chủ bản thân
Dạy và học toán hướng vào hình thành các năng lực giúp HS: cónhững kiến thức, kỹ năng Toán học cơ bản làm nền tảng cho việc phát triểnnăng lực chung cũng như năng lực riêng (đối với môn Toán) phát triểnnăng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy phán đoán, khả năng suy diễn lập
Trang 29luận), phát triển trí tưởng tượng không gian Sử dụng kiến thức Toán đểgiải thích một số tình huống sảy ra trong thực tiễn từ đó phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề Phát triển ngôn ngữ (ngôn ngữ Toán học và ngôn ngữthông thường trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau), góp phần cùng bộ mônkhác hình thành thế giới quan khoa học.
“Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam Trong đó,việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá Nội dung trọng tâmcủa việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển nănglực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiếnlược phát triển đất nước Mọi phương diện, mọi bước đi của công cuộc đổi mới,đặc biệt là việc phát triển chương trình và biên soạn sách giáo khoa, cần phảiquán triệt tinh thần này” [20]
Nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cậnnội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đếnviệc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việchọc Để đảm bảo được điều đó, cần phải thực hiện thành công việc chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồngthời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớsang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coitrọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trìnhhọc tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạtđộng dạy học và giáo dục
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra củaviệc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhâncách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễnnhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huốn g của cuộcsống và nghề nghiệp
Trang 30Bước sang năm học 2014 - 2015, với chủ trương đổi mới mạnh mẽPPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bộgiáo dục và đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho GV cốt cán các nhàtrường ở hầu hết các môn học về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực.
Đối với học sinh: Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực HS đã góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn vàphân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh thúc đẩy học sinh cố gắng khắcphục thiếu xót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá sự pháttriển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn.Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho người dạy nắm vững hơn tình hìnhhọc tập và rèn luyện của HS hoặc nhóm học sinh; cung cấp thông tin phản hồi
có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn Kết quả đánh giá còntạo cơ sở cho GV điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phươngpháp dạy học, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quảcủa quá trình này
Đối với giáo viên: Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tìnhhình học tập và rèn luyện của học sinh hoặc nhóm học sinh; Cung cấp thôngtin phản hồi có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn; kếtquả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trìnhPPDH, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả củaquá trình này;
Đối với nhà trường: Đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, kếhoạch giáo dục của các tổ bộ môn, giáo viên, căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của nhà trường nói chung và các bộ phận chuyên trách nóiriêng; đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của trường và cơ sởnhư năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý, cơ
sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy học, ; đánh giá việc thực hiện nội quy,quy chế, chế độ, chính sách
Trang 31Đối với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục: Đánh giá công tác tổchức, quản lý giáo dục; đánh giá về kết quả của toàn bộ hệ thống giáo dục, về
dư luận xã hội, sự phản ánh của cơ sở của người đi học, về cách thức tuyển sinhnhằm giúp cơ quan quản lý giáo dục thấy được thực trạng, nhu cầu và địnhhướng sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổimới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinhđược tiến hành ở ba khâu quan trọng
Một là: Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục: Chuyển từchương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng nănglực và định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trìnhgiáo dục cấp THPT
Hai là: Đổi mới PHDH bao gồm: việc cải tiến các PPDH truyền thốngthay thế bằng các PPDH nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh; kếthợp đa dạng các phương pháp dạy học; vận dụng dạy học giải quyết vấn đề,theo tình huống và định hướng hành động đặc biệt là việc tăng cường sử dụngphương tiện dạy học, công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ …
Ba là: Đổi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS: chuyển từ đánh giátổng kết sang đánh giá quá trình; từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiếnthức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thựctiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sángtạo; xem đánh giá như là một PPDH (tích hợp đánh giá vào quá trình dạyhọc); tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá
1.2 Khái niệm và vai trò của thiết kế bài giảng
1.2.1 Khái niệm thiết kế bài giảng
Thiết kế bài giảng là việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, thờigian mà giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh nhằm đạt được mục tiêu giảngdạy nhất định Hay nói khác đi Thiết kế bài giảng là việc giáo viên thể hiện ý
Trang 32tưởng, hình dung trước nội dung, tình huống sư phạm, người dạy tổ chức chongười học chủ động thực hiện việc chiếm lĩnh kiến thức.
Trang 33Trong lịch sử giáo dục, có nhiều cách thể hiện ý tưởng giáo dục củangười giáo viên nhưng thiết kế bài giảng là lúc thể hiện rõ nhất.
Trong luận văn Thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT gồm 3 phần:
A Chuẩn bị
B Kịch bản dạy học
C Bài giảng trên powerpoint
1.2.2 Vai trò của thiết kế bài giảng
Việc thiết kế bài giảng nói chung và bài giảng có ứng dụng CNTT nóiriêng có vai trò vô cùng quan trọng bởi bất kì một bài học nào cũng cần thờigian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay tài liệu của bài học ngày hôm
đó đã có sẵn thì thời gian soạn bài chi tiết cũng vẫn đóng một vai trò rấtquan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng mộtcách khoa học
Việc thiết kế bài giảng (soạn giáo án) giúp chúng ta quản lí thời giandành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn, có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vịbài học cần được chú trọng phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết, từ
đó chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảmnội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian…
Thiết kế bài giảng hay cung cấp cho chúng ta một hướng đi rõ ràng,như bản đồ dẫn đường cho hướng đi của một tiết học
Thiết kế bài giảng chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tựkhoa học của các thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ vàcác phương tiện hỗ trợ cần thiết.Việc cung cấp thông tin theo một trật tựkhoa học sẽ giúp HS hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học.Thiết kế bài giảng dựa trên một giáo trình gốc, tổng hợp thông tin cần thiếtcho một bài giảng Vì thế, đối với GV mới vào nghề, thiết kế bài giảng đóngmột vai trò rất quan trọng, giúp GV hình dung trước những khó khăn tronggiảng dạy
Trang 34Thiết kế bài giảng tốt, GV thực hiện đúng thì chắc chắn tiết dạy đó sẽthành công Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin tạo được không khíhứng khởi cho người học, bởi có sự tích hợp cả âm thanh, hình ảnh giúp ngườihọc nhìn trực quan, thông qua đó đánh giá vấn đề sâu sắc hơn Bài giảng có sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin tiết kiệm được thời gian chết trên lớp nhiều hơn(GV không phải tốn thời gian viết bảng nhiều), giáo viên có được quỹ thời giantương đối để truyền đạt nội dung bài học, ý tưởng của mình đến người họcthoải mái hơn.Các nội dung: như sơ đồ, vấn đề trọng tâm…được GV trình bày
rõ ràng và chỉ cần một vài thao tác, tất cả những dữ liệu được truyền đạt đếnngười học một cách mạch lạc và đầy đủ nhất
Việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả tích cực trong hoạtđộng giảng dạy của người GV.Tuy nhiên giáo án ứng dụng CNTT vẫn cónhững hạn chế nhất định khi chủ thể sử dụng không kiểm soát được hoạt độngcủa mình và điều kiện giảng dạy không đầy đủ
1.3 Khái niệm và vai trò của CNTT trong dạy học
1.3.1 Khái niệm CNTT
Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt
là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin Cóthể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông đểthu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin Hiện nay, có nhiềucách hiểu về CNTT Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩanhư sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễnthông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của conngười và xã hội” [22]
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người nàysang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênhtruyền tin
Trang 35CNTT-TT có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung vàgiáo dục nói riêng Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra mộtcuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.
1.3.2.Vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và DH môn Toán nói riêng
Sự ra đời của máy tính điện tử đã mở ra một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyêncon người sáng tạo ra những công cụ tự động thay thế cho những hoạt động trí
óc của bản thân mình
Các nhà khoa học đã khẳng định chưa có một ngành khoa học vàcông nghệ nào lại có nhiều ứng dụng như CNTT và truyền thông Trongthập kỉ vừa qua Internet, công nghệ truyền thông đa p hương tiện(multimedia) đã mang đến những biến đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực trong
đó có Giáo dục và Đào tạo
CNTT và truyền thông góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạyhọc Chúng ta có thể khai thác những thành tựu của CNTT và truyền thôngtrong dạy và học CNTT và truyền thông tạo ra một môi trường dạy và học mớivới tài nguyên học tập phong phú HS tiếp cận bài học qua nhiều kênh thông tin
đa dạng: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động… HS có cơ hội quan sát, tìmhiểu và hình thành các khái niệm phức tạp trong cuộc sống CNTT và truyềnthông tạo ra sự tương tác trao đổi thông tin đa chiều giữa HS - GV, GV - HS.Các phần mềm dạy học tạo ra môi trường thuận lợi để tổ chức các hoạt độnghọc tập hướng vào lĩnh hội tri thức, khuyến khích HS tìm tòi, luyện tập các kĩnăng cần thiết, năng lực sử dụng thông tin để phát hiện và giải quyết vấn đềgóp phần phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, phương pháp và cáchthức làm việc hợp tác
CNTT và truyền thông góp phần đổi mới việc dạy và học: Việc chuẩn bị
và lên lớp của GV; tác động tích cực tới quá trình học tập của HS, tạo ra môitrường thuận lợi cho việc học tập của HS mà đặc biệt là tự học Tổ chức điềukhiển hoạt động của HS dựa trên thông tin ngược do máy tính điện tử cung cấp
Trang 36một cách chính xác hơn, khách quan hơn, nhanh chóng hơn là yếu tố quantrọng để GV có thể điều khiển quá trình học tập của HS và HS cũng dễ dàng tựđiều chỉnh lại việc học tập của mình GV, HS có thể thử, kiểm tra để xác địnhtrước kết quả trên máy tính, sau đó lần ngược dần dần để tìm ra lời giải cho bàitoán hoặc HS cũng có thể đưa ra giả thuyết để máy tính thử nghiệm từ đó cóthể tiếp tục phát triển hoặc thay đổi thông tin khi cần thiết Bên cạnh việc tiếpnhận kiến thức từ GV sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, HS còn có thể tiếpcận với kiến thức, với thế giới khách quan qua "sách giáo khoa điện tử", CD -ROM, Internet… giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận vàchiếm lĩnh tri thức.
Sử dụng máy tính xây dựng các mô hình trực quan để sử dụng trong quátrình dạy học Toán Để nghiên cứu một đối tượng toán học nào đó trước hếtngười ta tìm cách xây dựng một vài mô hình tương ứng với các trường hợp cụthể Trên cơ sở các kết quả làm việc với mô hình sẽ cho phép ta đi đến việcchứng minh hoặc lời giải trong trường hợp tổng quát So với các phương tiện
đồ dùng dạy học truyền thống thì máy tính có khả năng giúp ta thể hiện các đốitượng toán học trong thế giới thực bởi các mô hình trên giao diện đồ hoạ 2chiều,
3 chiều CNTT là công cụ tự nhiên để diễn tả các mô hình toán học Ta có thểtriển khai các chương trình thí nghiệm tính toán, thăm dò, dự đoán sau đó sửdụng phần mềm toán học, phần mềm thống kê và tính toán để phân tích dữ liệu
hỗ trợ cho cho quá trình lập luận, tìm hiểu các mô hình toán học Máy tính cóthể giúp đỡ HS phát triển ý tưởng, đưa ra cách tiếp cận hướng giải quyết cácvấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu các mô hình toán học Điều này giúp
GV trình bày các vấn đề của toán học rõ ràng, sinh động và khám phá vấn đề từnhững cái phức tạp trong cuộc sống để thu cô đọng lại những gì tinh tế, sâu sắcrồi kết nối chúng lại để xây dựng các mô hình toán học
Trang 37Các chuyên gia về giáo dục đã nhấn mạnh vai trò của CNTT trong việc
hỗ trợ HS tự khám phá và phát hiện vấn đề trong quá trình học toán và thông
Trang 38qua quá trình này HS có điều kiện rèn luyện phương pháp nghiên cứu trong họctập, năng lực tư duy sáng tạo.
Tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh dựa trên thông tinngược do máy tính điện tử cung cấp: So với các phương pháp truyền thống thì
rõ ràng các thông tin ngược do máy tính điện tử cung cấp sẽ chính xác hơn,khách quan hơn, nhanh chóng hơn và đây chính là một yếu tố quan trọng để
GV có thể điều khiển quá trình học tập của học sinh cũng như học sinh tự điềuchỉnh lại việc học tập của mình
* Khai thác mạng Internet trong dạy học toán
Internet là một kho thông tin tích luỹ tri thức toán học của con người từxưa đến nay và như vậy đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho nhữngngười dạy và học toán Internet cung cấp phương tiện, môi trường để GV, HStrao đổi thông tin với nhau trong quá trình dạy học toán và dạt học toán từ xa
Với thực tế hạ tầng CNTT-TT như ngày nay, các nhà trường, giáoviên thậm chí cả học sinh hoàn toàn có thể thiết kế các website và đua lênInternet để cung cấp thông tin, tạo ra một diễn đàn để mọi người cùng khaithác thông tin, trao đổi về nội dung kiến thức liê n quan đến nhiệm vụ họctập của học sinh
* Dạy học toán với máy tính
Trước hết máy tính điện tử là một công cụ đắc lực giúp GV thực hiệnviệc dạy toán.Máy tính điện tử có thể vừa đóng vai trò GV vừa đóng vai trò họcsinh Việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ quá trình dạyhọc toán được nhiều quốc gia và các nhà giáo dục quan tâm Các chuyên gia ởtrong và ngoài nước đã khẳng định:
- Việc sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) trong dạy học toán đã cungcấp cho học sinh một môi trường học tập nghiên cứu gồm các yếu tố: thông tinphản hồi; các mô hình; các mối quan hệ; các hình ảnh động để từ đó khám phátìm hiểu thông tin và dạy học với sự hỗ trợ của máy tính
- Nếu sử dụng CNTT một cách hợp lý thì sẽ đạt được các kết quả sau:
Trang 39- Những đối tượng và quan hệ toán học không còn xa lạ và khó đối với
số đông HS
- Khai thác CNTT trong dạy học toán có thể làm tăng tỷ lệ HS khá, giỏi
về toán và giảm tỷ lệ HS yếu so với dạy học truyền thống
- GV có điều kiện giúp được hầu hết HS rèn luyện tốt năng lực sáng tạo,rèn luyện phương pháp nghiên cứu trong học tập
Đồ hoạ máy tính là công cụ hữu ích trong việc dạy toán, nó có khả năngbiểu diễn các hình hình học Với sự hỗ trợ của đồ hoạ máy tính, GV có thể đưa
ra những ví dụ khác nhau qua đó khai thác vai trò tích cực của HS trong quátrình phân tích phát hiện ra vấn đề Mặt khác sử dụng đồ hoạ còn cho phép GVphân tích rõ các mối liên kết giữa đại số, hình học
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định dạy học toán dưới sự trợ giúp củaCNTT có thể làm thay đổi vai trò của người GV dạy toán truyền thống
1.4 Một số ứng dụng của CNTT trong thiết kế và thực hiện bài giảng
1.4.1.Sử dụng các phương tiện kĩ thuật DH
Phương tiện dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vậtdụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hộikiến thức của học viên được tốt hơn Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảngviết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình môphỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overheat), máy chiếu đa năng Projecter với
sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương trình như Powerpoint,mindmap, Workbelch,… vật mẫu, vật thật các phương tiện, dụng cụ trang bịtrong các phòng thí nghiệm thực hành
Trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học đã hỗ trợ rất nhiều chocông việc của GV và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi
Có được các phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sángtạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở
Trang 40nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với mônhọc Do đặc