1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thiết kế và thực hiện một số bài giảng hình học lớp 11 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

112 598 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 41,01 MB

Nội dung

Thực trạng về thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT của giáo viên trong các nhà trường THPT tỉnh Lạng Sơn...28 1.5.1... Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH mà điểm nhấn hiện nay là

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THỊ THÁI

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015

TÁC GIẢ

Vi Thị Kim Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:

- Phòng Quản lý Khoa học, Khoa Toán trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, công tác, giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu học tập khóa học Thạc sĩ khóa 21 tại trường

- PGS.TS VŨ THỊ THÁI - Giảng viên khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

- Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 11 trường THPT Việt Bắc (Thành phố Lạng Sơn), trường THPT Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn) đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, số liệu và tham gia vào quá trình nghiên cứu.

- Bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp

ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015

TÁC GIẢ

Vi Thị Kim Thu

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học 5

1.1.1 Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực ở THPT 5

1.1.2 Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực người học 6

1.2 Khái niệm và vai trò của thiết kế bài giảng 7

1.2.1 Khái niệm thiết kế bài giảng 7

1.2.2 Vai trò của thiết kế bài giảng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục .7

1.3 Khái niệm, quan niệm và vai trò của CNTT trong DH 8

1.3.1 Khái niệm CNTT 8

1.3.2 Quan niệm của CNTT trong DH 8

1.3.3 Vai trò của CNTT trong đổi mới DH nói chung và DH môn Toán nói riêng 8

1.4 Một số ứng dụng của CNTT trong thiết kế và thực hiện bài dạy 10

1.4.1 Sử dụng các PT kĩ thuật DH 10

1.4.2 Sử dụng và khai thác mạng Internet 11

1.4.3 Sử dụng một số phần mềm công cụ thông dụng 12

Trang 6

1.4.4 Sử dụng một số phần mềm dạy học (Viôlet, Bản đồ tư duy

-mindmap, Sketchpad, Cabri) 23

1.5 Thực trạng về thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT của giáo viên trong các nhà trường THPT tỉnh Lạng Sơn 28

1.5.1 Điều tra đối với 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT trong các môn học, năm học 2013 - 2014 28

1.5.2 Điều tra đối với 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT đối với môn toán, năm học 2013 - 2014 29

1.5.3 Điều tra đối với GV trường THPT Việt Bắc Thành phố Lạng Sơn .29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC LỚP 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT 33

2.1 Chương trình SGK HH lớp 11 THPT 33

2.1.1 Nội dung chương trình HH lớp 11 THPT 33

2.1.2 Chuẩn kiến thức kĩ năng 34

2.2 Một số định hướng trong thiết kế và thực hiện bài giảng HH lớp 11 với sự hỗ trợ của CNTT 34

2.3 Một số bài soạn với sự hỗ trợ của CNTT 35

2.3.1 Giáo án thứ 1 37

2.3.2 Giáo án thứ 2 48

2.3.3 Giáo án thứ 3 58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 67

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69

3.1 Mục đích thực nghiệm 69

Trang 7

3.2 Nội dung, tổ chức thực nghiệm 69

3.2.1 Nội dung TN sư phạm 69

3.2.2 Phương pháp TN sư phạm 69

3.3 Triển khai TN 71

3.3.1 Các bước tiến hành TN 71

3.3.2 Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát ý kiến HS của 2 lớp đã tiến hành TN 71

3.3.3 Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả trước TN 72

3.4 Kết quả TN 74

3.4.1 Đánh giá về mặt định tính 74

3.4.2 Đánh giá về mặt định lượng 75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Tran

Bảng 1.1 Nhận thức của GV về vai trò của việc ƯDCNTT 29Bảng 1.2 Mức độ ƯDCNTT vào DH 30Bảng 1.3 Các tiết dạy thường được ƯDCNTT nhiều nhất 31Bảng 3.1 Trường THPT Bắc Sơn (Lớp 11B), Trường THPT Việt Bắc

(Lớp 11A1) Tổng số: 73 HS 71Bảng 3.2 Kết quả bài KT 15 phút HH ở lớp 11B (Lớp TN) và 11C

(Lớp ĐC) trường THPT Bắc Sơn trước TN 72Bảng 3.3 Kết quả bài KT 45 phút HH của HS 2 lớp 11A1 (lớp TN),

11A2 (lớp ĐC) trường THPT Việt Bắc trước TN 73Bảng 3.4 Kết quả bài KT 15 phút HH ở lớp 11B (Lớp TN) và 11C

(Lớp ĐC) trường THPT Bắc Sơn sau TN 75Bảng 3.5 Kết quả bài KT 45 phút HH ở lớp 11A1 (Lớp TN) và 11A2

(Lớp ĐC) trường THPT Việt Bắc sau TN 76Bảng 3.6 Thống kê phân tích, đánh giá kết quả sau TN 78

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 3.1 Trường THPT Bắc Sơn (Lớp 11B), Trường THPT Việt

Bắc (Lớp 11A1) Tổng số: 73 HS 72Biểu đồ 3.2 Kết quả bài KT 15 phút HH ở lớp 11B (Lớp TN) và 11C

(Lớp ĐC) trường THPT Bắc Sơn trước TN 73Biểu đồ 3.3 Kết quả bài KT 45 phút HH của HS 2 lớp 11A1 (lớp TN),

11A2 (lớp ĐC) trường THPT Việt Bắc trước TN 74Biểu đồ 3.4 Kết quả bài KT 15 phút HH ở lớp 11B (Lớp TN) và 11C

(Lớp ĐC) trường THPT Bắc Sơn sau TN 76Biểu đồ 3.5 Kết quả bài KT 45 phút HH ở lớp 11A1 (Lớp TN) và

11A2 (Lớp ĐC) trường THPT Việt Bắc sau TN 77

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta

rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách

hàng đầu” [15]. Trong đó con người luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất

“vừa là động lực, vừa là mục tiêu’’ cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một nhiệm vụ quan trọng nhằmnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đápứng nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước hiện nay Điều 28.2 của Luật

Giáo dục có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích

cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [18]

Một trong những đổi mới phương pháp (PP) nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc (DH) hiện nay là ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong DH

ƯDCNTT trong DH có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng

DH của giáo viên (GV) cũng như thúc đẩy quá trình nhận thức, kích thích pháttriển tư duy và khả năng cộng tác làm việc của học sinh (HS)

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH mà điểm nhấn hiện nay là tậpchung vào phát triển năng lực của người học, việc ƯDCNTT vào DH đang làmột trong những hướng tích cực được nhiều GV nghiên cứu và vận dụng vàothực tiễn DH trong trường phổ thông ở nước ta

Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu hướng dẫn và giới thiệu ƯDCNTT trong

DH như: Giáo trình ƯDCNTT trong DH Toán của nhóm tác giả TrịnhThanh Hải - Trần Việt Cường - Trần Phương Thảo Sử dụng phần mềm hỗ trợ

Trang 12

ƯDCNTT và truyền thông trong DH Toán của tác giả Nguyễn Danh Nam ĐàoThái Lai - Ứng dụng CNTT và vấn đề đổi mới PPDH môn Toán Đề tài giáodục từ xa do Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, …

Bên cạnh đó Sách giáo khoa (SGK) lớp 11 hiện nay được xây dựng theoquan điểm hiện đại, tăng cường tính thực tiễn và có nhiều chủ đề nhiều bài dạy

có thể ứng dụng được CNTT

Trường THPT Việt Bắc Thành phố Lạng Sơn là một trường lớn trong tỉnh,thành lập ngày 29 tháng 5 năm 1947 Đây là trường có số HS đông nhất trong tỉnhLạng Sơn Nhà trường luôn đạt chất lượng DH đại trà đứng tốp đầu so với cáctrường THPT không chuyên ở tỉnh Lạng Sơn, tỉ lệ HS tốt nghiệp trên 90%, đỗ vàođại học - cao đẳng trên 50% Trường được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, phònghọc, trang thiết bị phục vụ DH tương đối tốt, cùng với ủng hộ của phụ huynh HSgiúp nhà trường có điều kiện trang bị thêm nhiều trang thiết bị dạy học (TBDH)hiện đại, trong đó có 2 phòng máy và 5 phòng DH đa chức năng Luôn đi đầutrong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động (HĐ) của ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn,trong đó lĩnh vực ƯDCNTT vào DH được quan tâm thường xuyên của nhàtrường Bản thân tôi trong quá trình DH tại trường cũng đã chú ý đến ƯDCNTTtrong thiết kế bài giảng song trên thực tế vẫn còn gặp không ít những khó khăn,đặc biệt là ƯDCNTT trong bài giảng Hình học (HH) lớp 11

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:

“Thiết kế và thực hiện một số bài giảng HH lớp 11 với sự hỗ trợ

của CNTT”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và thực hiện bài dạy với

sự hỗ trợ của CNTT trong đổi mới PPDH, xây dựng và thực hiện một số bàigiảng HH lớp 11 với sự hỗ trợ của CNTT góp phần nâng cao chất lượng DHmôn Toán cho HS

Trang 13

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế và ƯDCNTT trong DHtoán theo hướng phát triển năng lực của HS THPT

- Nghiên cứu và phân tích chương trình Toán lớp 11 THPT

- Xây dựng và thực hiện một số bài soạn với sự hỗ trợ của CNTT giúp

GV nâng cao chất lượng DH môn Toán cho HS lớp 11 THPT

- Triển khai dạy thử nghiệm một số giáo án đã xây dựng tại hai trườngTHPT tỉnh Lạng Sơn

4 Giả thuyết khoa học

Nếu GV biết khai thác, thiết kế và ƯDCNTT một cách phù hợp trong

DH môn toán thì sẽ phát triển được tư duy lôgic, tạo hứng thú học tập, phát huytính tích cực, chủ động sáng tạo và rèn luyện được khả năng tự học cho HS gópphần nâng cao chất lượng DH

5 Khách thể nghiên cứu đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng của CNTT trong DH ở phổ thông 5.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT

trong DH môn toán cho HS lớp 11 THPT

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế và thực hiện một số bài giảng HH lớp 11 theochương trình và SGK cơ bản và nâng cao có ƯDCNTT Việc nghiên cứu thựctrạng ƯDCNTT trong DH HH lớp 11 được tiến hành ở trường THPT Việt Bắc(Thành phố Lạng Sơn) Thực nghiệm (TN) sư phạm được triển khai ở 2 trường

đó là: trường THPT Việt Bắc (Thành phố Lạng Sơn), trường THPT Bắc Sơn(huyện Bắc Sơn) năm học 2013 - 2014 và học kì I năm học 2014 - 2015

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan tới đổi mới PPDH theohướng phát triển năng lực của HS, thiết kế bài giảng và ƯDCNTT trong DHnhằm nâng cao chất lượng DH môn toán

Trang 14

Nghiên cứu nội dung (ND), chương trình SGK môn Toán 11 các sáchtham khảo khác và các tài liệu có liên quan đến đề tài.

7.2 Điều tra, quan sát

Quan sát điều tra về thực trạng thực hiện những bài soạn có ƯDCNTTnhằm nâng cao chất lượng DH ở một số trường THPT tỉnh Lạng Sơn Dự giờ,tổng kết rút kinh nghiệm

Tham khảo ý kiến đồng nghiệp về việc thiết kế và thực hiện bài soạn với sự

hỗ trợ của CNTT, ý kiến của HS khi được học những bài có sự hỗ trợ CNTT

8 Dự kiến cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, ND chính của Luận văngồm ba chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Thiết kế và thực hiện một số bài giảng HH lớp 11 với sự hỗtrợ của CNTT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra nhữngyêu cầu đổi mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu đổimới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Giáo dục cầnđào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xãhội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động,sáng tạo, tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lựcgiải quyết các vấn đề phức hợp” [4]

Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mớigiáo dục, đã được nêu và thực hiện trong vài chục năm gần đây ở các trườngphổ thông trên cả nước Về nguyên tắc, có thể xem việc đổi mới PPDH đã đượcbắt đầu thực hiện từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuynhiên, đổi mới PPDH thực sự trở thành một HĐ rộng khắp trên toàn ngành từsau việc ban hành Nghị quyết 4 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIvới yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mục tiêu, ND, chương trình, PP giáo dục” Nghịquyết về giáo dục và khoa học công nghệ của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa VIII tiếp tục nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn yêu cầu đổimới PPDH Từ đó đến nay PP giáo dục, PPDH luôn được đề cập khi đánh giágiáo dục trong các văn kiện của Đảng và Nhà Nước

Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tựlực, sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc củangười học [4]

1.1.1 Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực ở THPT

1.1.1.1 Quan điểm DH theo hướng tích cực

DH theo hướng tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc tích cực, tự

Trang 16

DH theo hướng tích cực tức là người GV là người thiết kế và giúp HSthực hiện việc học tập một cách tích cực, phù hợp với điều kiện cụ thể Để thựchiện được DH tích cực mang lại hiệu quả cao phải sử dụng linh hoạt các PP dạy

và các HĐ học tập khác nhau, phải có sự kết hợp giữa các PP truyền thống vớicác PP và phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại phù hợp với từng ND, đốitượng và các điều kiện cụ thể Bản chất cơ bản của DH tích cực là DH thôngqua tổ chức các HĐ cho người học Một vấn đề quan trọng trong DH tích cực

là DH có sự phản hồi để được điều chỉnh từ cả hai phía thầy và trò Vì vậy việckiểm tra (KT) đánh giá HS không mang tính độc quyền như trước đây mà HScũng được tham gia đánh giá và tự đánh giá

1.1.1.2 Định hướng đổi mới PP dạy và học

PPDH tích cực là một thuật ngữ ngắn gọn, được dùng để chỉ những PP

giáo dục, DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của

người học Do đó, PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể nào, mà baogồm nhiều PPDH, hình thức tổ chức và kĩ thuật DH khác nhau, nhằm tăngcường sự tham gia của người học, tạo điều kiện phát triển tối đa khả năng họctập, năng lực giải quyết vấn đề của người học Từ đó đem lại niềm say mê,hứng thú trong học tập và nghiên cứu cho người học

“PPDH tích cực hướng tới việc HĐ hóa, tích cực hóa HĐ nhận thứccủa người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của ngườihọc chứ không phải tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.Tuy nhiên để DH theo PP tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với DH theo

PP thụ động” [4]

1.1.2 Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực người học

“Theo từ điển tiếng việt thì năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan cósẵn để thực hiện một HĐ nào đó Năng lực của con người là tổng hợp nhữngphẩm chất tâm sinh lí, tạo cơ sở cho khả năng hoàn thành một HĐ nào đó ởmức độ cao” [23]

Trang 17

Theo nhà tâm lí học Nga V.A.Cruchetxki thì: “Năng lực được hiểu như là:Một phức hợp các đặc điểm tâm lí cá nhân của con người đáp ứng những yêu cầucủa một HĐ nào đó và là điều kiện để thực hiện thành công HĐ đó” [31] Ông chorằng khái niệm năng lực toán học sẽ được giải thích trên hai bình diện:

Thứ nhất: Năng lực nghiên cứu toán học - Như là các năng lực sáng tạokhoa học, các năng lực HĐ toán học tạo ra được các kết quả, thành tựu mới,khách quan và quý giá

Thứ hai: Năng lực học tập toán - Như là các năng lực học tập giáo trìnhphổ thông, lĩnh hội nhanh chóng và có kết quả, các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảotương ứng

1.2 Khái niệm và vai trò của thiết kế bài giảng

1.2.1 Khái niệm thiết kế bài giảng

Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của GV, bao gồm đề tài của giờlên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, ND, PP, TB, những HĐ cụ thể củathầy và trò, khâu KT đánh giá Tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế

sẽ diễn ra trong giờ lên lớp Nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được

coi là “vở kịch được công diễn” Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo áncủa mình ở trên lớp

Thiết kế bài giảng là việc xác định mục tiêu, ND, PP, thời gian, màngười dạy tổ chức cho người học chủ động thực hiện việc chiếm lĩnh kiến thức

Xu hướng mới của việc thiết kế bài giảng hiện nay chủ yếu là thiết kế các HĐcủa người học để trong quá trình DH, người dạy sẽ tổ chức các HĐ

đó giúp cho người học chủ động chiếm lĩnh tri thức

1.2.2 Vai trò của thiết kế bài giảng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Ngày nay, việc đổi mới PPDH trong trường học đang rất được ngànhgiáo dục và xã hội quan tâm Với mục tiêu DH tích cực - lấy HS làm trungtâm của HĐ dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động,sáng tạo của HS, tạo cho HS hứng thú trong học tập Trong thời đại ngày nayvới sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ƯDCNTT vào DH:

Trang 18

- Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục

và Đào tạo

- CNTT đã góp phần hiện đại hóa các PTDH, các phần mềm DH đã giúp

GV tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của HS, giúp HS có nhiều PP tiếp thu kiếnthức Đặc biệt, nó sẽ giúp cho GV tạo ra một lớp học mang tính tương tác haichiều: GV - HS Do đó, ƯDCNTT sẽ giúp HS tiếp nhận thông tin bài học hiệuquả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình Đồng thời, nócũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, khai thác nhiềugiác quan của người học để lĩnh hội tri thức

- ƯDCNTT vào DH cũng giúp GV bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, cóthời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tưduy sáng tạo và KT đánh giá HS

1.3 Khái niệm, quan niệm và vai trò của CNTT trong DH

1.3.2 Quan niệm của CNTT trong DH

Hiện nay CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo trênnhiều khía cạnh khác nhau trong đó có việc đổi mới PP giảng dạy, thậm chíđổi mới cả về công nghệ DH Đổi mới PP giảng dạy là một chủ chương lớncủa Đảng và Nhà nước nhằm làm thay đổi căn bản về chất của quá trình dạy

và học Đây cũng là một chủ đề lớn được nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế đưa

ra bàn thảo nhằm hướng đến một chương trình hành động chung cho cácnước tham gia

Trang 19

1.3.3 Vai trò của CNTT trong đổi mới DH nói chung và DH môn Toán nói riêng

1.3.3.1 Vai trò của CNTT trong hỗ trợ đổi mới PPDH

Về ND: CNTT và truyền thông giúp GV đề cập và truy xuất được nhiều

ND trong quá trình DH, hỗ trợ giáo trình, tài liệu cho GV, HS; đưa ND ổn định

và phong phú lên mạng truyền dữ liệu, kết hợp tư liệu cần thiết với ND chínhthống đã có trong giáo trình

Về PP: Đối với GV - ICT tạo điều kiện cho GV tiếp cận nhiều PP, cáchthức đưa ND đến với HS CNTT giúp GV tích hợp nhiều ND trong DH nhờ các

kỹ thuật liên kết, kỹ thuật sử dụng các phần mềm cho phép hiện hoặc ẩn các

ND phù hợp trong quá trình DH

Đối với HS, CNTT góp phần cá nhân hoá người học thích hợp với nhịp

độ tiến bộ của từng cá nhân, giúp cho việc học tập liên môn, xuyên môn, học cánhân trên cơ sở “cầu” chứ không phải trên cơ sở “cung”, theo hướng lấy ngườihọc làm trung tâm chứ không phải lấy GV làm trung tâm

Về thái độ: ICT góp phần gây hứng thú cho HS nhờ các mô hình, hìnhảnh phong phú, đa dạng, thể hiện trạng thái động của sự vật, hiện tượng màtrong thực tế về điều kiện không gian, thời gian khó có thể diễn tả được

Về đánh giá: khách quan hoá quá trình đánh giá qua việc sử dụng PP trắcnghiệm khách quan, đặc biệt người học có thể tự đánh giá qua các ND và bàitập do GV thiết kế trong từng học phần, qua sử dụng trung tâm học tập trựctuyến, góp phần thực hiện đổi mới PPDH

1.3.3.2 Vai trò của CNTT trong DH môn toán

Hình thành kiến thức toán cho HS: Thay vì việc tiếp thu tri thức qua bàigiảng của GV theo hình thức Thầy giảng - Trò nghe - Trò viết, GV sử dụngphần mềm hỗ trợ với các hiệu ứng trình chiếu, tổ chức cho HS hình thành kiếnthức bằng HĐ học tập trong môi trường kích hoạt phần mềm, khi đó các kĩnăng như mắt nhìn, tai nghe, miệng thảo luận, tay viết, óc phán đoán được pháthuy tăng cường HĐ, do vậy HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn

Trang 20

- Rèn luyện kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức đã học

- Hình thành phẩm chất, đạo đức tác phong cho HS

Qua ƯDCNTT vào bài giảng, HS được hình thành và rèn luyện phongcách làm việc khoa học; gồm các đức tính độc lập học tập, chủ động sáng tạotrong việc tự học, tự rèn luyện, say sưa tìm tòi nghiên cứu, có thái độ nghiêmtúc và kỉ luật cao

1.4 Một số ứng dụng của CNTT trong thiết kế và thực hiện bài dạy

1.4.1 Sử dụng các PT kĩ thuật DH

PTDH được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiếtcho HĐ dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của HSđược tốt hơn Ví dụ: SGK, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn,tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu(overhead), máy chiếu đa năng Projector, TBDH thông minh với sự trợ giúp củamáy tính, của các phần mềm, chương trình như Microsoft Powerpoit, Bản đồ tưduy (mindmap), Workbelch,… vật mẫu, vật thật các PT, dụng cụ trang bị trongcác phòng thí nghiệm thực hành Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độtiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác Khi đưanhững PT mới vào quá trình DH, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, tưduy độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hộikiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các HS Trong quá trình DH cácchức năng của các PTDH phải thể hiện được sự minh họa, biểu diễn, sự tác động

để đạt được mục đích dạy và học Các PTDH có một số chức năng sau:

+ Truyền thụ tri thức

+ Hình thành kĩ năng

+ Phát triển hứng thú học tập

+ Tổ chức điều khiển quá trình DH

Trên cơ sở như phân tích trên ta thấy rằng các PTDH có ý nghĩa rất to lớntrong trong quá trình DH Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng

bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng Giúp

Trang 21

HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn, cụ thể hóa những sự việc, vấn đề quá trừutượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp, làm sinh động NDhọc tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoahọc, HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy(phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây, ) giúp

HS hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tínhchính xác của thông tin chứa trong PT Ngoài ra: Giúp GV tiết kiệm được thờigian trên lớp trong mỗi tiết học, điều khiển được HĐ nhận thức của HS, KT vàđánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu suất cao

Sử dụng các PT kĩ thuật DH: Là tất cả những PT vật chất cần thiết cho

GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình DH:

1.4.2.1 Một số khái niệm về Internet

“Theo tài liệu tham khảo: Thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu tiên vàokhoảng năm 1974 Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET Mốc lịch sử quantrọng của internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa họcquốc gia Mỹ NSP thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhaugọi là NSFNET” [33]

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập côngcộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyềnthông tin theo kiểu chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đãđược chuẩn hóa Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn cácdoanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng

Trang 22

cụ tìm kiếm hiện thời.

- Để tiết kiệm: Phải ngắt mạng ngay sau khi đã download xong một trang(trừ trường hợp biết chính xác nguồn thông tin mình cần nằm trên một nhómtrang nào đó)

- Sử dụng khả năng ghi nhớ tạm thời của trình duyệt Khi đã xác địnhđược ND thông tin, ta chỉ việc download hết các trang liên quan xuống màkhông cần phải đọc ngay lập tức

- Ghi nhớ những địa chỉ quan trọng vào thư mục Favorites Chức năngnày giúp chúng ta không cần ghi nhớ nhiều địa chỉ phức tạp Những địa chỉ đóđược lưu trên đĩa dưới dạng file văn bản thông thường trong thư mụcWindowsFavorites

- Tắt chức năng hiển thị hình ảnh trình duyệt: Những trang Web có kèmtheo những hình ảnh minh họa sẽ làm giảm đáng kể tốc độ Nếu không có nhucầu liên quan tới chúng, ta có thể bỏ đi

- Kĩ năng quản lý hộp thư điện tử: Khi sử dụng hộp thư điện tử nhưyahoo, hotmail, gmail, hoặc hộp thư tiếng việt khác, ta thường sử dụng cácthiết lập mặc định mà không điều chỉnh lại để khai thác chúng một cách có hiệuquả Để điều chỉnh lại các chức năng này chúng ta phải tìm hiểu thông quaphần trợ giúp của từng hộp thư

1.4.3 Sử dụng một số phần mềm công cụ thông dụng

Có rất nhiều phần mềm công cụ và phần mềm DH thông dụng được sửdụng trong quá trình DH như: Word, Excel, Powerpoint Tuy nhiên trong luậnvăn này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số phần mềm đã sử dụng để thiết kếgiáo án cụ thể:

Trang 23

Chương trình soạn thảo văn bản word

Menu File (Các lệnh về tập tin):

- New - Tạo tập tin mới

- Open - Mở lại tập tin đã có

- Close - Đóng tập tin hiện có trên màn hình

- Save - Ghi tập tin

- Save As - Ghi tập tin ra ổ đĩa khác (đĩa mềm), ghi ra thư mục khác hoặctạo bản sao với tên khác cho tập tin

- Page Setup - Định dạng trang (chỉnh lề, xoay trang, chọn khổ giấy)

- Print - Các lệnh về in tập tin

Menu Edit (Các lệnh về soạn thảo).

- Find - Tìm kiếm đoạn văn bản

- Replace - Thay thế

- Goto - Di chuyển tới số trang xác định

Menu Insert (Chèn).

- Pages Number - Đánh số trang cho tập tin

- Symbol: Chèn những ký tự lạ vào văn bản

Trang 24

- Picture - Chèn tranh, các kiểu chữ nghệ thuật vào bảng.

- Text Box - Tạo hộp văn bản

Menu Format (Các lệnh về định dạng).

- Font - Các lệnh về Font chữ (thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, thay đổikhoảng cách giữa các ký tự )

- Paragraph - Các lệnh đối với đoạn văn bản

- Bullet and Numbering - Đánh số thứ tự cho đoạn văn bản

- Borders and Shading - Tạo viền cho bảng và tạo bóng nền

- Drop Cap - Tạo chữ thụt đầu dòng

Menu Table (Các lệnh về bảng).

- Draw Table - Menu với tập hợp các lệnh về bảng (Căn đoạn văn bảnvào giữa ô, thay đổi viền và nét viền bảng )

- Insert Table - Tạo bảng mới

- Merge Cells - Kết hợp ô

- Split Cells - Chẻ ô

- Distribute Row Evenly - Tự động lấy độ rộng trung bình giữa các dòngđược chọn

- Distribute Column Evenly - Tự động lấy độ rộng trung bình giữa cáccột được chọn

1.4.3.2 Ứng dụng phần mềm Powerpoint trong việc soạn GAĐT

Màn hình giao diện

Trang 25

Hiện nay, việc ƯDCNTT trong việc dạy và học đã được triển khai sâu,rộng ở các cấp học, ở nhiều địa phương trong cả nước Việc DH bằng giáo ánđiện tử (GAĐT) đã được áp dụng ở nhiều trường, nhất là ở các trường thị trấn,thị xã, thành phố Việc DH bằng GAĐT có rất nhiều tiện ích mà cách dạy “cổđiển” không có được:

Thứ nhất: GAĐT sẽ thay thế một phần việc ghi bảng DH GV Nhất làđối với những GV viết chữ không được đẹp Đặc biệt, việc GV đặt ra nhữngcâu hỏi trong tiết dạy, những bài tập thảo luận nhóm… nếu cứ viết bảng sẽ tốnkhông ít thời gian trong một tiết dạy Việc dạy bằng GAĐT sẽ giúp GV tự tinhơn, không đặt nặng quá vấn đề ghi bảng

Thứ hai: Dạy bằng GAĐT sẽ giúp GV truyền đạt được khối lượng kiếnthức lớn đến HS, nhất là những tranh ảnh, sách vở minh họa

Thứ ba: GAĐT là một PT giảng dạy trực quan sinh động Bên cạnh đó,chúng ta sẽ sử dụng biểu mẫu hay tranh ảnh kết hợp trong tiết dạy

Việc soạn được một GAĐT có chất lượng đối với GV không phải là việclàm dễ dàng Để thực hiện được đòi hỏi GV phải có kiến thức cơ bản về tinhọc, phải có sự tìm tòi, nghiên cứu Trong thực tế giảng dạy, có nhiều GV mớibắt đầu tìm hiểu thì việc soạn giáo án rất khó khăn

Các thao tác cơ bản

* Khởi động, thoát: Powerpoint 2003:

- Khởi động: Start  Programs  Microsoft  Powerpoint 2003

- Thoát: Flie  Exit (hoặc nhấn Alt + F4)

* Màn hình giao diện PowerPoint 2003

- Thanh Standard (nơi chứa các biểu tượng máy in, ghi, sao chép, liênkết, bảng, )

-Thanh Formating (Nơi chứa các biểu tượng Phông chữ, màu chữ, kiểuchữ, cỡ chữ, )

Trang 26

-Thanh Menu (chứa các menu chọn lệnh)

-Thanh Drawing: Chứa các nút công cụ để vẽ hình

- Nếu các thanh này mà không có trên màn hình thì ta có thể chọn vàoViewToolbars  Standard (Formating) để hiển thị

* Thao tác với File

Mở File mới

+Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

+Hoặc chọn File New

+Hoặc nháy chuột vào trên thanh công cụ chuẩn

Ghi File: File  Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S Nếu là file mớithì hộp thoại Save As xuất hiện phải đặt tên file trong khung: File name 

chọn nơi ghi ở chữ Save in  nhấp save

Đóng file: File Close

-Tìm vị trí nơi chứ file (nhấp chữ look in tìm ổ đĩa, thư mục chứa file)

 nhấp chuột chọn tên file  Nhấp chuột vào

Thao tác với Slide Hộp thoại mở file cũ

Tạo mới một Slide

+ Insert  New Slide

+ Ctrl + M

Xoá Slide: Chọn Slide nhấn phím

Delete

Trang 27

Thay đổi vị trí Slide: Từ phía bên trái của màn hình thiết kế chọn trái

chuột vào Slide cần thay đổi vị trí, giữ chuột rê tới nơi cần thiết rồi thả ra

Xem 1 Slide: Khi thiết kế xong một Slide ta có thể cho hiện để KT bằng

cách chọn Slide cần hiện  nhấn Shift + F5 (Hoặc nhấp chuột vào biểu tượngtrong cụm phía dưới bên trái màn hình thiết kế)

Ẩn một Slide: Chọn Slide  Slide Show  Hide

Định dạng font chữ trong slide: chủ yếu sử dụng thanh công cụ

Formating

Định dạnh thông thường: Trên thanh này bao gồm các nút lệnh chức

năng định dạng (Font chữ, màu chữ, kiểu chữ, )

Định dạng các khung chứa text: Muốn thay đổi lại độ rộng của khung

chứa chữ (đối tượng chứa text), ta chọn vào mép khung khi xuất hiện 8 nútkhiển thì đưa chuột vào các nút đó tới khi chuột biến thành mũi tên 2 chiều thìbắt đầu điều chỉnh kéo to ra hay thu nhỏ lại cho cân đối trong Slide

Thay đổi nền cho Slide

+ Chọn Slide cần thay đổi nền

+ Format  Slide DesignDesign Templates

+ Tìm mẫu nền cho Slide cần chèn

+ Khi nút thả hiện ra nhấp chọn :

Apply to All (áp dụng cho tất cả) Apply to Selected Slide (cho Slide đã chọn)

* Chèn tranh ảnh vào slide:

Chèn vào một Slide bất kỳ:

- Đưa trỏ chuột Slide cần chèn

- Chọn Insert  Picture  From File Xuất hiện hộp thoại

Trang 28

- Tìm đường dẫn đến thư mục có file tranh

- Chọn tranh  chọn Insert

- Định dạng tranh, di chuyển tới vị trí hợp lý

Chèn tranh vào Slide theo một khuôn mẫu định trước:

- FormatSlide layout và chọn trong các khung những định dạng thích hợp:

- Chọn Apply to select Slide

- Chọn vào biểu tượng chèn tranhchọn tranh  Ok

Chèn một file Video, Audio, một bảng, một biểu đồ….

Format  Slide layout  chọn một khuôn dạng thích hợp  nhấp chuột vào biểu tượng hình:

- Nếu chèn bảng thì nhấp vào biểu tượng bảng  xuất hiện hộp thoại Insert table nhập số cột của bảng (number of column) và nhập số dòng của bảng (number of rows)  OK

Trang 29

Định dạng bảng bằng thanh công cụ Table and Borders.Cho hiện thanh

này lên bằng cách vào: ViewToolBarsTable and Borders)

- Nếu chèn video hoặc audio thì chọn biểu tượng camera (làm xuất hiệnmột thư viện Media Clip có sẵn các file video, audio)

- Chọn 1 file cần chèn  nhấp OK Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoạithông báo: How do you want the sound to start in the slide show? (Bạn muốn

âm thanh này bắt đầu như thế nào khi trình diễn?) và xuất hiện hai lựa chọn:

Automatically: tự động When clicked: khi nhấp chuột

Lưu ý: Nếu không có file Video (Audio) cần chèn trên thư viện, cầnphải nhập thêm vào bằng cách: chọn Import tìm đường dẫn đến thư mục chứafile Video (Audio)  chọn file  chọn Add

- Chèn biểu đồ thì nhấp vào biểu tượng biểu đồ, nhấp ra vùng trống để kếtthúc Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại  hiệu chỉnh biểu đồ

Hộp thoại sau khi nhấp Import

Trang 30

Chèn chữ nghệ thuật

Chọn slide cần chèn  Insert  Picture  wordArt (các bước giốngbên Word) hoặc có thể chèn trực tiếp bằng cách chọn biểu tượng chữ A trênthanh drawing

Tạo hoạt ảnh chung cho các đối tượng trong một slide

Bước 1: Chọn Slide rồi nhấp chuột Slide Show  Animation Scheme

 (hiện lược đồ hoạt ảnh)

Bước 2: Chọn các hoạt ảnh cho Slide trong các khung

+ Recently Used (Sử dụng không lâu  Nhanh)

+ No Animation (không hoạt ảnh)

+ Subtle (phản phất, huyền ảo)

+ Moderate (vừa phải, ôn hoà, không quá khích)

+ Exciting (Hiện hữu có sẵn)

Hoạt ảnh tuỳ chọn cho từng đối tượng trong slide

Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show  Custom Animation

Bước 2: Chọn đối tượng trong Slide cần tạo hoạt ảnh (dòng chữ "Bôiđen", tranh, hình vẽ, file video, bảng, biểu đồ, chữ nghệ thuật )

Bước 3: Chọn Add effect, khi đó có bốn lựa chọn

- Entrance: Hiệu ứng xuất hiện Slide

- Emphasis: Hiệu ứng nhấn mạnh

- Exit: Hiệu ứng biến mất

- Motion Paths: hiệu ứng chuyển động

Với mỗi lựa chọn chúng ta có thể có các hiệu chỉnh như sau:

+ Start: on click, with previous, after previous

+ Direction

+ Speed: tốc độ

Trang 31

Bước 4: Xem thử (chú ý: xoá hiệu ứng bằng cách chọn vào hiệu ứngtrong đồ thuật nhấp chuột vào remove

+ Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của hiệu ứng thì chọn hiệu ứng trong

đồ thuật và chọn order (xuống) hoặc re - order (lên) cho phù hợp

+ Khi sử dụng hiệu ứng motion paths ta có thể điều chỉnh về tốc độ, sốlần lặp lại … dựa vào cách sau:

Speed: tốc độ Repeat: số lần lặp lại

Nếu muốn hiệu ứng xuất hiện khi nhấp vào biểu tượng nào đó thì ta chọn:Triggers  start effect on click of chọn biểu tượng để nhấp chuột

mũi tên của dòng chỉ hiệu ứng của 5x - 8 = 0  timing  xuất hiện hộpthoại như trên  timing  chọn tốc độ (speed), chọn số lần lặp lại (repeat) 

triggers  start effect on click of  shape 1: phương trình

Tạo sự chuyển tiếp cho Slide

Mục đích: Tạo hiệu ứng khi chuyển tiếp giữa các slide

Bước 1: Làm hiện đồ thuật : Slide Show Slide Transition

Bước 2: Chọn kiểu hiệu ứng cho Slide ở khung: Apply to Selected SlidesBước 3: chọn tốc độ + âm thanh ở khung Modify Transition:

Speed (tốc độ); Sound: nếu chọn âm thanh có sẵn trong chương trình thì

có thể lựa chọn một trong những âm thanh trong thư mục đó Nếu chúng tamuốn chọn âm thanh khác có sẵn trong máy thì chọn other…và chỉ đường dẫnđến địa chỉ chứa file âm thanh

Bước 4: Chọn chế độ tác động khi chuyển Advance slide:

+ Chuyển tiếp khi nhấp chuột: On

mouse click

+ Chuyển tiếp ở chế độ thời gian chờ:

Automaticcally after

Chú ý: muốn bỏ chế độ chuyển tiếp

của Slide, chọn No Transition

Trang 32

None : Không liên kết (không có liên kết nào)

Hyperlink to: Liên kết tới 1 Slide, trang Web,

Run Program: Chạy một chương trình trên máy tính (sketchpad,cabri,…)

Play sound: liên kết với một dạng âm thanh

Bước 3: Nhấp OK kết thúc liên kết

Các lưu ý khi sử dụng phần mềm powerpoint để soạn GAĐT

- Không nên sử dụng quá nhiều màu, font chữ trong một slide

- Size chữ không quá to cũng không quá nhỏ, thường thì size chữ từ 18đến 24 là hợp lí

- Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh trang trí trong một slide

- Màu chữ và màu nền của slide phải có độ tương thích

- Không nên nhấn mạnh quá nhiều ý trong một slide

- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng

- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vàomỗi trang trình diễn

- Phải liên kết với các phần mềm toán học khác để GAĐT không chỉ thay

thế bảng phụ mà có một giá trị nhất định

- Không nên quá lạm dụng GAĐT, đừng biến PP đọc - chép mà chúng tacần loại bỏ thành PP nhìn - chép

- Hướng dẫn HS ghi chép: Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt

quá trình giảng dạy (tên bài dạy, các đề mục…) để HS dễ dàng củng cố, quyđịnh màu chữ cho HS ghi vào vở

Trang 33

+ Trong tiết học, HS phải có sẵn trước mặt SGK quy định của BộGD&ĐT và dùng vở để ghi chép Khi trình chiếu Powerpoint và giảng bài, GVhướng dẫn HS cách ghi bài học vào vở.

+ Những kiến thức căn bản, thuộc ND SGK quy định sẽ nằm trongcác slide có ký hiệu riêng HS phải chép đầy đủ ND trong các slide này.Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tốithiểu của tiết học

+ Những ND có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằmtrong các slide khác, không có ký hiệu riêng Với những slide này, HS tự chọnhọc ND để chép tùy theo sự hiểu bài của mình

+ Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởngđến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong GV hướng dẫn HS đánh dấu trongSGK để về nhà chép (HS sẽ để vở ghi có một khoảng trống thích hợp)

1.4.4 Sử dụng một số phần mềm dạy học (Viôlet, Bản đồ tư duy -mindmap, Sketchpad, Cabri)

1.4.4.1 Sử dụng phần mềm Viôlet

Màn hình giao diện:

Trang 34

Viôlet là phần mềm công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng đượccác bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả So với cáccông cụ khác, Viôlet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âmthanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với HS từ tiểuhọc đến THPT.

Tương tự phần mềm Powerpoint, Viôlet có đầy đủ các chức năngdùng để tạo các trang ND bài giảng, các module công cụ dùng cho vẽ hình cơbản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format) Ngoài ra, Viôletcòn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK

và sách bài tập Nhưng trong đề tài này, tôi chỉ thực hiện một trong những ứngdụng của Viôlet để tạo ra các bài tập trắc nghiệm Viôlet cho phép tạo được 4kiểu bài tập trắc nghiệm:

 Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án

 Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc

 Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai

 Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cộttrái để được kết quả đúng

Ví dụ: Bài tập trắc nghiệm - Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho

M (−2;2) Ảnh của M qua phép quay Q(O,900) có tọa độ:

A (2;−2) B (2;2) C (−2;2) D (−2;−2)

Cách soạn Hình ảnh trình chiếu

Trang 35

1.4.4.2 Sử dụng phần mềm bằng bản đồ tư duy

Màn hình giao diện

Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh

để mở rộng và đào sâu các ý tưởng BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nềntảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ,hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, HĐ và chức năng của bộnão, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Cơ chế HĐ củaBĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các

nhánh) BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy

có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ DH kiến thức mới, củng cố kiến thức saumỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, và giúp cán bộquản lí giáo dục lập kế hoạch công tác

BĐTD giúp HS học được PP học: Việc rèn luyện PP học tập cho HS

không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là mục tiêu DH.Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách

tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ củamình Sử dụng thành thạo BĐTD trong DH HS sẽ học được PP học, tăngtính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy BĐTD - giúp HS họctập một cách tích cực

Trang 36

1.4.4.3 Sử dụng phần mềm Geometer/s sketchpad (GSP)

Màn hình giao diện

Geometer/s sketchpad (GSP) là phần mềm được nhập về để phục vụ cho dự

án PDL, thuộc chương trình “Tái sáng tạo giáo dục” được kí kết giữa IBM và bộgiáo dục và đào tạo Việt Nam Phải nói rằng phần mềm này hỗ trợ đắc lực choviệc dạy và học HH động, vốn là môn học cần nhiều sự minh họa trực quan sinhđộng để HS dễ tiếp thu (như dạng toán quỹ tích) Ngoài ra GSP còn hỗ trợ đắc lựccho khảo sát và vẽ đồ thị hàm số và một số vấn đề khác của toán học, giúp cho HS

vẽ hình chính xác trong HH, phát hiện, dự đoán kết quả của bài toán, đồng thời tạocho HS kĩ năng thiết lập các thuật toán khi giải quyết các vấn đề nào đó

Bên cạnh việc ứng dụng các phần mềm Microsoft Powerpoint, Geometer/ssketchpad, Mathtype, ta còn có thể ứng dụng một số phần mềm khác trong DHtoán như: Cabri, Mathcat Nhưng do khuôn khổ của luận văn nên tôi chỉ xintrình bày một số phần mềm thực hiện trong giáo án

1.4.4.4 Sử dụng phần mềm Cabri

Màn hình giao diện

Trang 37

Cabri 3D là phần mềm có bản quyền của công ty Cabrilog (Pháp).Chắc nhiều GV của Việt Nam chúng ta đã được làm quen với phần mềm HHphẳng nổi tiếng cũng của công ty này, đó là phần mềm Cabri II Cabri 3Dđược thiết kế với cấu trúc tương tự như phần mềm Cabri II Khi sử dụng quenphần mềm HH phẳng Cabri Geometry II thì rất dễ dàng chuyển sang làm việcvới Cabri 3D.

Vẽ hình từ cabri chuyển sang word, liên kết từ powerpoint tới cabri

Thực hiện vẽ trong Cabri rồi dùng lệnh Pointer chọn hình; rồi Edit/Copy(đừng dùng Edit/Cut), đem vào Word hoặc Powerpoint hoặc FrontPage rồiEdit/Paste là xong Tuy nhiên đây là hình bất động Trong việc dạy toán ta cóthể thiết kế bài dạy trên nền PowerPoint rồi liên kết với Cabri; hoặc có thể thiết

kế bài giảng ngay trên nền Cabri

Khi đã soạn sẵn Cabri rồi lưu vào File cụ thể Trên Powerpoint chọnmenu Insert/Hyperlink… tìm đường dẫn tới file Cabri đã lưu để trình chiếu

1.5 Thực trạng về thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT của giáo viên trong các nhà trường THPT tỉnh Lạng Sơn

1.5.1 Điều tra đối với 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT trong các môn học, năm học 2013 - 2014 [30]

Nhằm nắm bắt thực tế việc ƯDCNTT trong DH ở tất cả các trườngTHPT trên toàn tỉnh Lạng Sơn năm học 2013 - 2014 Thông qua báo cáo tổngkết năm học 2013 - 2014 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn Từ đó cónhững nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá khả năng thực hiện đối với mỗitrường để từ đó có hướng tham mưu với ngành trong việc triển khai sâu rộngtới các nhà trường ƯDCNTT trong DH

(Số liệu điều tra 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT đối với các môn học được trình bày trong Phụ lục 1)

Trang 38

1.5.2 Điều tra đối với 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT đối với môn toán, năm học 2013 - 2014 [30]

Nhằm nắm bắt thực tế việc ƯDCNTT trong DH ở tất cả các trườngTHPT trên toàn tỉnh Lạng Sơn năm học 2013 - 2014 đối với bộ môn toán, đểlựa chọn một số trường tiến hành công tác TN Thông qua báo cáo tổng kếtnăm học 2013 - 2014 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn Từ đó cónhững nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá khả năng thực hiện đối với mỗitrường, sau TN sẽ có hướng tham mưu với ngành trong việc triển khai các nộidung ƯDCNTT trong dạy toán

(Số liệu điều tra 24 trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn về việc ƯDCNTT đối với môn toán được trình bày trong Phụ lục 2)

1.5.3 Điều tra đối với GV trường THPT Việt Bắc Thành phố Lạng Sơn

Điều tra thực trạng ƯDCNTT vào DH môn Toán của tổ toán trườngTHPT Việt Bắc Thành phố Lạng Sơn Tổng số GV 27

Để việc ƯDCNTT vào DH diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự nhậnthức đúng đắn về vai trò của nó GV là người có vai trò cực kì quan trọng, quyếtđịnh hiệu quả của việc ƯDCNTT vào DH Hơn ai hết, họ phải có nhận thức đúngđắn về vai trò của việc ứng dụng này Để nghiên cứu nhận thức của GV toántrường THPT Việt Bắc Thành phố Lạng Sơn về vai trò của việc ƯDCNTT vào

DH, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), việc ƯDCNTT vào DH có vai trò

như thế nào?” Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1 Nhận thức của GV về vai trò của việc ƯDCNTT

Trang 39

chiếm 48.1% cho là rất cần thiết và 13 GV, chiếm 44.5% cho là cần thiết Điềunày cho thấy hầu hết thầy cô giáo, những người đang trực tiếp giảng dạy tạitrường THPT Việt Bắc đều có nhận thức rất cao về vai trò của việc ƯDCNTTvào DH Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên để việc ƯDCNTT vào DH ở trườngTHPT Việt Bắc diễn ra có hiệu quả

Nghiên cứu thực trạng ƯDCNTT vào DH ở trường THPT Việt Bắc, chúngtôi muốn tìm hiểu mức độ của việc ƯDCNTT trong các tiết học, mức độ sử dụngcác phần mềm và DH, độ khai thác internet Để tìm hiểu mức độ thường xuyên

của việc ứng dụng trong DH nói chung, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy cô đã

quan tâm ƯDCNTT ở mức độ nào?” kết quả thu được như sau:

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, có 12 GV, chiếm 44.5% GV được hỏi chorằng việc ƯDCNTT vào DH ở trường THPT Việt Bắc diễn ra với mức độ “thỉnhthoảng”, xếp ở vị trí thứ nhất Có 11 GV, chiếm 40.7% GV được hỏi lựa chọnphương án thường xuyên Có 4 GV chiếm 14.8% GV được hỏi lựa chọn phương ánrất thường xuyên và không có ý kiến nào lựa chọn phương án “chưa bao giờ”

Như vậy, mức độ ƯDCNTT vào DH ở trường THPT Việt Bắc vẫn ởmức hạn chế Thực trạng này có liên quan đến nhận thức của HS và chính củabản thân GV về phạm vi ƯDCNTT vào DH là chưa phù hợp

Tuy nhiên, tại thời điểm chúng tôi về trường làm công tác điều tra,nghiên cứu đề tài này thì tỉ lệ các tiết dạy có sử dụng GAĐT có xu hướng chưatăng Qua tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi thấy thực trạng này có liên quan mật

Trang 40

thiết đến những thuận lợi và khó khăn về cơ sở vật chất và thời gian của GV và

HS nhà trường

Như chúng tôi đã nói ở trên, không phải mọi giờ học đều có thểƯDCNTT Vậy các thầy cô giáo dạy toán của trường THPT Việt Bắc sẽ căn cứvào đâu để quyết định mình sẽ sử dụng GAĐT hay không? Chúng tôi muốn

làm rõ vấn đề này thông qua câu hỏi điều tra: “ Các tiết dạy có ƯDCNTT

thường là:” và chúng tôi thu được kết quả nhất định, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3 Các tiết dạy thường được ƯDCNTT nhiều nhất

Các tiết dạy mà nội dung bài học cần

Kết quả phản ánh ở bảng trên cho kết quả tương đối thống nhất và phảnánh đúng thực trạng tại trường THPT Việt Bắc

Ngày đăng: 23/02/2017, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w