CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP A. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề: a. Kiến thức: Hiểu được khái niệm hành động nói, hội thoại, lượt lượt lời trong hội thoại. Biết một số kiểu hành động nói thường gặp. b. Kĩ năng: Biết cách thực hiện một số kiểu hành động nói. Biết cách sử dụng lượt lời trong hội thoại. c. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, trân trọng tiếng mẹ đẻ. B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hành động nói Một số kiểu hành động nói: hỏi, trình bày… Cách thực hiện hành động nói Vai xã hội trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Nhớ các khái niệm: hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại Nhận biết các hành động nói, xác định câu thể hiện hành động nói và mục đích nói của hành động nói ấy trong văn bản. Xác định mục đích của việc thực hiện hành động nói. Xác định ý nghĩa của việc lựa chọn vai xã hội, lượt lời trong xã hội. Sử dụng hành động nói đúng mục đích. Xác định được vai xã hội, chọn cách nói phù hợp với vai xã hội. Phân tích, lý giải được dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật trong những đoạn hội thoại. Tạo lập cuộc hội thoại trong đó có sử dụng hành động nói đúng mục đích, sử dụng hợp lý vai xã hội, lượt lời trong hội thoại. Biết tôn trọng lượt lời của người khác khi tham gia hội thoại. Lựa chọn hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống thực tiễn. Đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm của bản thân về việc sử dụng các hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại. Câu hỏi định tính, định lượng Trắc nghiệm KQ (Khái niệm, nhận biết câu, từ ngữ, hành động nói, vai xã hội…) Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá…) Viết đoạn văn, xây dựng đoạn hội thoại Phiếu quan sát làm việc nhóm Bài tập thực hành Bài tập dự án, trình bày miệng… C. Câu hỏi và bài tập minh họa: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Thế nào là hành động nói? Nêu 3 kiểu hành động nói thường gặp. Thế nào là vai xã hội? Có những kiểu vai xã hội nào? Để thể hiện sự tôn trọng với người cùng tham gia giao tiếp chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc gì liên quan đến lượt lời? Xác định mục đích hành động nói của các nhân vật trong các đoạn hội thoại… Xác định vai xã hội của các nhân vật trong đoạn hội thoại Trong một số đoạn hội thoại mỗi nhân vật thực hiện bao nhiêu lượt lời? Tính cáchđặc điểm của các nhân vật được thể hiện như thế nào qua các hành động nói? Sự thay đổi trong các vai xã hội đó thể hiện ý nghĩa nội dung gì? Sự chênh lệch giữa số lượng lượt lời của các nhân vật như vậy góp phần thể hiện thái độ, tính cách của các nhân vật như thế nào? Trong giao tiếp, có những lúc con, cháu chưa thể hiện sự lễ phép của mình với bố, mẹ, ông, bà. Em hãy ghi lại những minh chứng đó và nêu lên nhận xét của mình. Một số học sinh hiện nay có cách xưng là “tôi” gọi bạn mình là “ông – bà”. Em có đồng ý với điều này không? Hãy viết một đoạn văn khoảng 57 câu thể hiện quan điểm của em. Trong giao tiếp, có những lúc em chưa thể hiện sự lễ phép của mình với bố, mẹ, ông, bà. Em hãy ghi lại cuộc hội thoại và nêu lên nhận xét của mình.
Trang 1CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
A Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:
a Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm hành động nói, hội thoại, lượt lượt lời trong hội thoại
- Biết một số kiểu hành động nói thường gặp
b Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện một số kiểu hành động nói
- Biết cách sử dụng lượt lời trong hội thoại
c Thái độ:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, trân trọng tiếng mẹ đẻ
B Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Hành động
nói
- Một số kiểu
hành động
nói: hỏi, trình
bày…
- Cách thực
hiện hành
động nói
- Vai xã hội
trong hội
thoại, lượt lời
trong hội
thoại
- Nhớ các khái niệm:
hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại
- Nhận biết các hành động nói, xác định câu thể hiện hành động nói và mục đích nói của hành động nói ấy trong văn bản
- Xác định mục đích của việc thực hiện hành động nói
- Xác định ý nghĩa của việc lựa chọn vai xã hội, lượt lời trong
xã hội
- Sử dụng hành động nói đúng mục đích
- Xác định được vai xã hội, chọn cách nói phù hợp với vai xã hội
- Phân tích, lý giải được dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật trong những đoạn hội thoại
- Tạo lập cuộc hội thoại trong
đó có sử dụng hành động nói đúng mục đích,
sử dụng hợp lý vai xã hội, lượt lời trong hội thoại
- Biết tôn trọng lượt lời của người khác khi tham gia hội thoại
- Lựa chọn hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống thực tiễn
- Đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm của bản thân
về việc sử dụng các hành động nói, vai
xã hội, lượt lời trong hội thoại
Câu hỏi định tính, định lượng
- Trắc nghiệm KQ (Khái niệm, nhận biết câu, từ ngữ, hành động nói, vai xã hội…)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá…)
- Viết đoạn văn, xây dựng đoạn hội thoại
- Phiếu quan sát làm việc
Bài tập thực hành
- Bài tập dự án, trình bày miệng…
Trang 2nhóm
C Câu hỏi và bài tập minh họa:
- Thế nào là hành
động nói? Nêu 3
kiểu hành động nói
thường gặp
- Thế nào là vai xã
hội? Có những kiểu
vai xã hội nào?
- Để thể hiện sự tôn
trọng với người
cùng tham gia giao
tiếp chúng ta phải
thực hiện những
nguyên tắc gì liên
quan đến lượt lời?
- Xác định mục đích hành động nói của các nhân vật trong các đoạn hội thoại…
- Xác định vai xã hội của các nhân vật trong đoạn hội thoại
- Trong một số đoạn hội thoại mỗi nhân vật thực hiện bao nhiêu lượt lời?
- Tính cách/đặc điểm của các nhân vật được thể hiện như thế nào qua các hành động nói?
- Sự thay đổi trong các vai xã hội đó thể hiện ý nghĩa nội dung gì?
- Sự chênh lệch giữa số lượng lượt lời của các nhân vật như vậy góp phần thể hiện thái độ, tính cách của các nhân vật như thế nào?
- Trong giao tiếp, có những lúc con, cháu chưa thể hiện sự lễ phép của mình với
bố, mẹ, ông, bà Em hãy ghi lại những minh chứng đó và nêu lên nhận xét của mình
- Một số học sinh hiện nay có cách xưng là “tôi” gọi bạn mình là “ông – bà”
Em có đồng ý với điều này không? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu thể hiện quan điểm của em
- Trong giao tiếp, có những lúc em chưa thể hiện sự lễ phép của mình với bố, mẹ, ông, bà Em hãy ghi lại cuộc hội thoại và nêu lên nhận xét của mình
Trang 3GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian dạy học: 04 tiết
A MỤC TIÊU
- Thông qua dạy học chủ đề giúp học sinh:
1 Kiến thức:
- Hiểu được một số khái niệm của hoạt động giao tiếp: hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại
2 Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện hành động nói, vai xã hội, lượt lời trong hội thoại một cách hợp lý
3 Thái độ:
- Giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt
4 Phát triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chú trọng phát triển
cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ đề; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác; năng lực tạo lập văn bản
B CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, thiết kế tiến trình dạy học, nội dung trình
chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm
2 Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các văn bản và tìm
đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề (sưu tầm các đoạn hội thoại,…)
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I Hoạt động 1: Thời gian 01 tiết
Ngày soạn: 3.03.2018
KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ, DẠY BÀI “HÀNH ĐỘNG NÓI”
1 Mục tiêu cần đạt
1.1 Kiến thức
- Hs hiểu được khái niệm hoạt động giao tiếp, các nhân tố và quá trình của hoạt động giao tiếp
- Khái niệm hành động nói Các kiểu hành động nói thường gặp
1.2 Kĩ năng
- Xác định được hành động nói trong các vănbản đã học và trong giao tiếp Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp
- KNS: Ra quyết định, giao tiếp
1.3 Thái độ
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Ngoài phát triển năng lực chung giúp hs phát triển năng lực liên hệ thực tế, cảm thụ văn học, giao tiếp Tiếng Việt, tạo lập văn bản
2 Nội dung lên lớp
2.1 Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
Trang 4- Kt sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Khái quát chủ đề: Hoạt động giao tiếp
A Hoạt động giao tiếp
- Kt sự chuẩn bị của các nhóm
Nhiệm vụ chung của 3 nhóm với
các nội dung sau:
+ Khái niệm hoạt động giao tiếp
+ Phân biệt hoạt động giao tiếp
dưới dạng nói và viết
+ Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp
I Hoạt động giao tiếp:
1 Khái niệm hoạt động giao tiếp:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng
có khi tồn tại ở dạng viết
- Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ)
- Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ… để tổ chức xã hội hoạt động
2 Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện
- Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi Chính
vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau
3 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân
tố Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp Các nhân tố đó là:
a) Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?
b) Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh
Trang 5- Các nhóm đại diện trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- Gv chốt
nào, ở đâu, khi nào?
c) Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì? d) Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
e) Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
II Dạng nói và dạng viết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
– Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở 2 dạng nói và viết
– Khác biệt:
+ Điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản:
Dạng nói: trực tiếp Dạng viết: trực tiếp hoặc gián tiếp + Kênh giao tiếp:
Dạng nói: ngôn ngữ nói Dạng viết: chữ viết + Phương tiện phụ trợ:
Dạng nói: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ…
Dạng viết: dấu câu, kí hiệu văn tự…
+ Dùng từ đặt câu và tổ chức văn bản:
Dạng nói: từ khẩu ngữ, câu tỉnh lược…
Dạng viết: từ chọn lọc, câu rõ ràng và các thành phần
III Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
- Ngữ cảnh
- Nhân vật
- Ngôn ngữ Hoạt động 2 Tìm hiểu hành động nói là gì?
B Hành động nói
I Hành động nói là gì
- HS đọc ví dụ/SGK
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm
mục đích chính là gì?
- Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
- Lí Thông có đạt được mục đích của
mình không.? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Lí Thông đã thực hiện mục đích của
mình bằng phương tiện gì?
- Việc làm của Lí Thông có phải là một
hành động không ? Vì sao?
- Vậy thế nào là một hành động nói?
- Hs khái quát, đọc ghi nhớ SGK
- GV kết luận chung
- Hs kết luận về hành động nói
1 Ví dụ
2 Nhận xét
- Lí Thông nói với Thạch Sanh để nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi
- ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi''
- Có, vì nghe Lí Thông nói, Thach Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi
- Bằng lời nói
- Việc làm của Lí Thông là 1 hành động vì
nó là một việc làm có mục đích
3 Kết luận
* Ghi nhớ SGK
Trang 6II Một số hành động nói thường gặp
- HS quan sát lại ví dụ mục I
- Ngoài những câu đã phân tích, mỗi câu
còn lại trong lời nói của Lí Thông đều
nhằm một mục đích nhất định, những
mục đích ấy là gì?
- HS đọc mục II.2
- Chỉ ra các hành động nói trong đoạn
trích II.2 và cho biết mục đích của mỗi
hành động?
- Liệt kê các kiểu hành động nói mà em
biết qua những ví dụ trên?
- Từ đó em rút ra kết luận: những kiểu
hành động nói thường gặp?
- HS đọc ghi nhớ SGK
1 Ví dụ
2 Nhận xét
- Câu 1: dùng để trình bày
- Câu 2: đe doạ
- Câu 3: hứa hẹn
- Lời cái Tí: để hỏi
để bộc lộ cảm xúc
- Lời chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin
- H liệt kê;/ Có nhiều loại hành động nói: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
3 Kết luận
* Ghi nhớ SGK
2.3 Hướng dẫn luyện tập
- Gv yêu cầu hs làm bài tập các nhân
- HS đọc yêu cầu bài tập1
- Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ''
nhằm mục đích gì?
- GV chia nhóm cho HS thảo luận
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Hãy xác định mục đích của hành động
nói thể hiện ở 1 câu trong bài hịch và vai
trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục
đích chung?
- Chỉ ra cách hành động nói và mục đích
của mỗi hành động nói trong những đoạn
trích đã cho?
- GV hướng dẫn làm phần b, c tương tự
phần a
* Bài tập mở rộng
Bài 1, 2/T231,232/Nâng cao ngữ văn 8
- Hs làm bài
- Lên bảng trình bày
- Hs nhận xét
- Gv kết luận
1 Bài tập 1
- Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ họ tập ''Binh thư yếu lược'' do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ
2 Bài tập 2
a) - Bác trai đã khá rồi chứ ? → hành
động hỏi
- Này, bảo bác ấy cho hoàn hồn
→ hành động điều khiển, bộc lộ cảm xúc.
- Vâng, cháu cũng còn gì
=> Hành động hứa hẹn, trình bày
=> Gợi ý:
- Hs dựa vào khái niệm, đặc điểm của hành động nói để làm bài tập nhận biết
2.4 Củng cố: Khái quát kiến thức
- Nhắc lại khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thường gặp?
2.5 Hướng dẫn về nhà
- Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động Cho ví dụ
- Làm bài tập 3 (GVHD: không phải câu có từ hứa bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa)
- Xem trước tiết ''Hành động nói'' (tiếp)
***********************
Trang 7Ngày soạn: 03.03.2018
HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo)
1 Mục tiêu cần đạt
1.1- Kiến thức: Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
1.2- Kĩ năng: - Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp
- KNS: ra quyết định, giao tiếp
1.3- Thái độ: Có ý thức luyện tập thực hiện hành động nói.
1.4- Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học.
2 Nội dung lên lớp:
2.1 Hoạt động khởi động
- Gv ổn định tổ chức lớp: phân chia nhóm, nêu quy định của tiết học, hướng dẫn hoạt động nhóm
- Hs làm việc nhóm:
- Kiểm tra bài cũ: Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
I Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói
- HS đọc mục I (SGK- T70)
- Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần
thuật trong đoạn trích Xác định mục
đích nói của những câu ấy bằng cách
đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-)
vào ô không thích hợp?
- GV treo bảng phụ
- HS làm việc theo nhóm cặp
- Hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa
các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán, câu trần thuật với những
kiểu hành động nói mà em biết?
- HS lấy ví dụ minh hoạ
- GV nhận xét, đánh giá
- Hành động nói được thực hiện bằng
cách (kiểu câu) nào thông qua các kiểu
câu đã học?
- GVKL: Có hai cách thực hiện hành
động nói là: thực hiện hành động nói
theo lối trực tiếp(chức năng chính, phù
hợp của từng kiểu câu với hành động
đó) và hành động nói theo lối gián
tiếp(thực hiện bằng kiểu câu khác)
- GV cho HS lấy ví dụ về hai cách thực
hiện hành động nói
1 Ví dụ
Câu Mục đích 1 2 3 4 5
-2 Nhận xét:
C.dùng
K câu
Trực tiếp Gián tiếp Nghi vấn Hỏi Điều khiển,bộc lộ cảm
xúc
Cầu khiến Điều
khiển
Trần thuật Trình
bày
Hứa hẹn, điều khiển
Cảm thán Bộc lộ
cảm xúc
HS lấy ví dụ:
* Cách thực hiện hành động nói theo lối trực tiếp
- Có thể dùng ĐT chỉ hành động nói cụ thể như: mời, xin, đề nghị…để thực hiện hành động nói:
+ Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố) + Cháu van ông, nhà cháu…, ông tha cho!
Trang 8- GV cho HS đọc ghi nhớ - trang 71.
+ Xin ông trông lại!
- Hoặc dùng câu phân loại theo mục đích nói theo lối trực tiếp để thực hiện hành
động: U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ?
* Cách thực hiện hành động nói theo lối gián tiếp:
- Dùng kiểu câu trần thuật để diễn đạt hành động nói khác:
+ Trời nóng lắm mẹ ạ (hình thức câu này là
trình bày nhưng ý định người nói là nhờ mẹ quạt hay bật quạt – hành động điều khiển)
- Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động
nói khác: (Than ôi!)Thời oanh liệt nay còn đâu? (hành đông than thở).
……
3 Kết luận
Ghi nhớ trong SGK
2.3 Hướng dẫn luyện tập
II Luyện tập
- GV chia nhóm cho HS làm bài tập:
+ Nhóm 1 - bài 1, 2
+ Nhóm 2 - bài 3, 4, 5
Bài tập 1
- Tìm các câu nghi vấn trong bài ''Hịch tướng sĩ'' ?
- Cho biết những câu ấy được dùng làm gì?
- HS làm theo nhóm – trình bày
1 Từ xưa các bậc trung thần, nghĩa sĩ bỏ mình
vì nước đời nào không có?
Hành động hỏi, mục đích khẳng định
2 Lúc bầy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ
phỏng có được không?
Hành động hỏi, mục đích mỉa mai, châm biếm
3 Lúc bầy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui
vẻ phỏng có được không?
Hành động hỏi, mục đích khích lệ
khích lệ
5 Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên,
muôn đời để thẹn, há chẳng còn mặt mũi nào
đứng trong trời đất nữa
Hành động hỏi, mục đích bộc
lộ cảm xúc
- Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?
- HS trả lời:
- Câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài ''Hịch tướng sĩ'' thường dùng để khẳng định hay phủ định điều được nêu ra trong câu ấy
- Câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng đọc (nghe) phần lí giải của tác giả
- GV nhận xét
Trang 9Bài tập 2
- Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu kiến trong đoạn trích của chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng?
- HS nhóm 2 trình bày:
a) Vì vậy Tổ quốc
-> Câu trần thuật thể hiện sự yêu cầu
- Hễ còn một tên xâm lược quét sạch nó đi
-> câu trần thuật thể hiện mệnh lệnh
b) ''Điều tôi mong muốn CM thế giới''
-> Câu trần thuật thể hiện lòng mong mỏi
- Tác dụng: Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình
Bài tập 3
- Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích
- Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
- HS trao đổi nhóm, trình bày
- GV kết luận chung:
- Câu có mục đích cầu khiến của Dế Choắt:
+ Song anh cho phép em mới dám nói
+ Anh đã nghĩ hay là anh đào giúp em sang…
-> Quan hệ giữa DC và DM là quan hệ giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, kẻ dưới và kẻ trên nên trong lời nói thể hiện sự kính cẩn lễ phép, khiêm nhường
- Câu có mục đích cầu khiến của Dế Mèn:
+ Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào
+ Thôi, im cái điệu ấy đi
-> Quan hệ giữa DM và DC là quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, kẻ trên và kẻ dưới nên trong lời nói thể hiện thái độ huênh hoang, hách dịch
=> Như vậy, cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói
2.4 Củng cố: Khái quát kiến thức đã tìm hiểu
- Cách thực hiện hành động nói?
- Lấy ví dụ minh họa?
- GV chốt kiến thức
- Trong giao tiếp, có những lúc em chưa thể hiện sự lễ phép của mình với bố, mẹ, ông,
bà Em hãy ghi lại cuộc hội thoại và nêu lên nhận xét của mình
2.5 Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua cách nhân vật thực hiện hành động nói ở một văn bản
đã học
- Làm hoàn thiện các bài tập (SGK tr71, 72, 73)
- GV hướng dẫn làm bài tập ở nhà: Bài tập 4: Phương án mang tính lịch sự cao hơn là b,c Bài tập 5: nên chọn c (người nói không có mục đích hỏi mà có mục đích nhờ cậy)
- Xem trước bài hội thoại
*******************
Trang 10Ngày soạn: 3.03.2018
HỘI THOẠI
1 Mục tiêu cần đạt
1.1 Kiến thức
- Vai trò của hội thoại trong giao tiếp
- Tiếp tục nắm được khái niêm lượt lời và biết vận dụng những hiểu biết về lượt lời vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.2 Kĩ năng
- Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại
- Rèn kĩ năng và ý thức vận dụng hiểu biết về lượt lời trong giao tiếp phù hợp tình huống giao tiếp, đảm bảo tính văn hoá
1.3 Thái độ
- Có ý thức tự học
1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Ngoài những năng lực chung giúp học sinh phát triển những năng lực tạo lập văn bản, giao tiếp Tiếng Việt, liên hệ sáng tạo
2 Nội dung lên lớp
2.1 Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
? Hành động nói trên thực hiện bàng mấy cách? Đó là những cách nào
? Giải bài tập 4, 5 (SGK-tr72)
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai xã hội, lượt lời trong hội thoại
H/s đọc đoạn trích
- Chia sẻ cặp đôi (2p)
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia
hội thoại trong đoạn trích trên là quan
hệ gì ? Ai ở vai trên, Ai là vai dưới ?
- Các cặp đôi chia sẻ
- Cặp đôi khác nhận xét
- GV chốt
? Cách xử sự của người cô có gì đáng
chê trách ?
- Hs trả lời
? Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng
đã cố gắng kìm nén sự bất bình của
mình để giữ được thái độ lễ phép
? Giải thích vì sao Hồng phải làm như
vậy?
Vì Hồng thuộc vai dưới
Em hiểu thế nào là vai xã hội?
Vai xã hội được xác định bằng các
quan hệ nào?
I Vai xã hội trong hội thoại
1.Ví dụ
2 Nhận xét
- Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia hội thoại quan hệ gia tộc
+ Người cô: vai trên
+ Bé Hồng: vai dưới
- Cách đối xử của người cô: Thiếu thiện chí không phù hợp với qhệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới
- Hồng phải kìm nén sự bất bình vì Hồng là người thuộc vai dưới
-> Vị trí giao tiếp của người cô và bé Hồng trong cuộc thoại gọi là vai xã hội
3 Kết luận (Ghi nhớ SGK Tr 94)