Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những truyền thống, nét văn hóa đặc sắc riêng. Ngay ở Việt Nam cũng vậy. Nhìn về nguồn cội của dân tộc Việt từ khi con người xuất hiện cho đến nay dựa vào truyền thuyết, những sự tích dân gian mà trong tâm mỗi người Việt Nam đều coi rằng chúng ta sinh ra trong “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Và cũng từ “bọc trăm trứng” đó mà chúng ta tự hào có “cha chung”, “mẹ cùng”, gọi với nhau bằng hai tiếng “ đồng bào” thiêng liêng và đùm bọc. Từ ngàn đời xưa phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà đến nay vẫn còn được lưu giữ. Nó được thể hiện ở mỗi một gia đình có bàn thờ tổ tiên (thờ những người đã mất trong gia đình như ông, bà, bố mẹ), mỗi một dòng họ có nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ (thờ những người đã mất đứng đầu, có địa vị trong dòng họ như trưởng họ, các bô lão đã mất trong họ)…Và từ những bàn thờ nhỏ trong từng gia đình đến dòng họ và lớn hơn nữa là chúng ta góp nên thành một bàn thờ lớn của cả dân tộc, thành một tín ngưỡng đặc sắc đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà bàn thờ chính đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hiện tại theo kiểm kê của Sở VH,TTDL Phú Thọ, ngoài cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Đền Hùng trên địa bàn tỉnh có 313 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng khắp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được phủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng xã. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hàng ngàn năm lịch sử tuy dân tộc Việt Nam vẫn còn bảo tồn lưu giữ và hiện giờ đang phát huy phong tục tốt đẹp đó. Tuy nhiên chiến tranh xảy ra, xã hội thay đổi làm cho các cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú còn nhiều nhưng chưa có chất lượng. Một số cơ sở thực hành tín ngưỡng chỉ còn lại là phế tích, một số cơ sở đang được phục hồi nhưng phục hồi chưa đúng cách, một số cơ sở còn rất nhiều hiện trạng xảy ra như cách quản lí chưa đúng, chưa phù hợp, cách hành lễ còn nhiều thiếu sót sai lầm …. Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các đề tài nghiên cứu bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hay nghiên cứu về cơ sở thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào nêu lên thực trạng hiện tại cũng như cách khôi phục và phát triển bền vững, toàn diện của các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chính vì vậy em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những truyền thống, nét văn hóa đặc sắcriêng Ngay ở Việt Nam cũng vậy Nhìn về nguồn cội của dân tộc Việt từ khicon người xuất hiện cho đến nay dựa vào truyền thuyết, những sự tích dân gian
mà trong tâm mỗi người Việt Nam đều coi rằng chúng ta sinh ra trong “bọc trămtrứng” của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân Và cũng từ “bọc trăm trứng” đó
mà chúng ta tự hào có “cha chung”, “mẹ cùng”, gọi với nhau bằng hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng và đùm bọc
Từ ngàn đời xưa phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một truyềnthống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà đến nay vẫn còn được lưu giữ Nó đượcthể hiện ở mỗi một gia đình có bàn thờ tổ tiên (thờ những người đã mất trong giađình như ông, bà, bố mẹ), mỗi một dòng họ có nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ (thờnhững người đã mất đứng đầu, có địa vị trong dòng họ như trưởng họ, các bôlão đã mất trong họ)…Và từ những bàn thờ nhỏ trong từng gia đình đến dòng họ
và lớn hơn nữa là chúng ta góp nên thành một bàn thờ lớn của cả dân tộc, thànhmột tín ngưỡng đặc sắc đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà bàn thờchính đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Hiện tại theo kiểm kê của Sở VH,TT&DL Phú Thọ, ngoài cơ sở tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Đền Hùng trên địa bàn tỉnh có 313 di tích thờHùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng khắpcác địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đượcphủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng xã
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hàng ngàn năm lịch sử tuy dân tộcViệt Nam vẫn còn bảo tồn lưu giữ và hiện giờ đang phát huy phong tục tốt đẹp
đó Tuy nhiên chiến tranh xảy ra, xã hội thay đổi làm cho các cơ sở thờ tự tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú còn nhiều nhưng chưa cóchất lượng Một số cơ sở thực hành tín ngưỡng chỉ còn lại là phế tích, một số cơ
sở đang được phục hồi nhưng phục hồi chưa đúng cách, một số cơ sở còn rấtnhiều hiện trạng xảy ra như cách quản lí chưa đúng, chưa phù hợp, cách hành lễcòn nhiều thiếu sót sai lầm …
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng HùngVương, các đề tài nghiên cứu bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương haynghiên cứu về cơ sở thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu di tích
Trang 2lịch sử Đền Hùng Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào nêu lên thực trạnghiện tại cũng như cách khôi phục và phát triển bền vững, toàn diện của các cơ sởtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chính vì vậy emmạnh dạn lựa chọn đề tài “Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tàinghiên cứu khoa học của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về tín ngưỡng
Trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng
nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng” [19]
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải
thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1]
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu làniềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nóigọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”,hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây
là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cáithiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sốngtâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinhthần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [21; 9]
Nói chung, các tác giả đều thống nhất ở luận điểm khẳng định tínngưỡng chính là niềm tin đạt tới mức ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, sùng bái vàomột điều thiêng liêng, cao cả, có tính chất cộng đồng
2.2 Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương không phải là đề tài mới mẻ chính
vì vậy có rất nhiều tài liệu, sách báo, đề tài, các cuộc hội thảo chuyên đề bàn vềtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như:
Thạc sĩ Lưu Thị Minh Toàn với đề tài “Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích tiêu biết trong cả nước” (2010) [25] Đề tài đã làm rõ giá
trị và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc, gópphần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam Góp phầnchuẩn hóa nội dung và nghi thức thờ Hùng Vương tại các di tích trong cả nước
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ
Hùng Vương” với tiêu đề “Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ tổ Vua Hùng” bài
Trang 3viết đã đề cập đến việc người Việt nam đã đi từ sự tôn thờ tổ tiên gia đình, dòng
họ mình đến chỗ tôn thờ Tổ Hùng cả nước, tìm đến cội nguồn trong sáng và bảntính đồng nhiên của con người, là sự tôn thờ một thời đại tôn trọng con người,quyền của người dân, là sự bình đẳng, bình quyền trai gái, giàu nghèo, rất ít tôn
ti đảng cấp [29]
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Viên văn hóa nghệ thuật Việt Nam) đã
có vài nghiên cứu về “Vai trò, giá trị của việc phụng thờ các Vua Hùng trong đời sống Đương đại” (2011) Bài nghiên cứu cho thấy việc phụng thờ các Vua
Hùng vẫn đáp ứng được vai trò thỏa mãn nhu cầu tâm linh, biểu hiện giá trị xãhội của cộng đồng, nơi gìn giữu lưu trữ những giá trị văn hóa dân gian Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn mang trong mình tính hội nhập xã hội trongđời sống đương đại
Bài nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tìm hiểu sự thờ cúng và phát huy giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2011) của tác giả Lê Thị Hồng
Phúc đã đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nét độc đáo của tín ngưỡngthờ Hùng Vương trong tài sản văn hóa dân tộc
PGS.TS Đặng Việt Bích nghiên cứu viên cao cấp Viện Văn hóa và nghệ
thuật Việt Nam (VICAS) đã có bài tham luận về “Hùng Vương với sự hình thành người Việt tục thờ cúng Hùng Vương” (2011)
Bài báo của Đặng Đình Thuận với tiêu đề “Thực trạng di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (2017) đã nêu ra con số khá cụ thể các
di tích thờ cúng Hùng Vương và hiện trạng các di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Cuộc hội thảo tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" (2015) Hội thảo góp phần nhận
diện một cách đầy đủ hơn giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trênnhiều chiều cạnh: lịch sử, văn hóa, tâm linh, giáo dục…
Hội thảo về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại nghiêncứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam với sự góp mặt của
138 nhà khoa học với 130 bản tham luận Trong đó bài tham luận của tiến sĩ Lê
Thị Minh Lý đã nêu rõ vấn đề phá triển du lịch từ “tín ngưỡng thờ Hùng Vương”
Có thể thấy rằng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương nhưng chủ yếu về mặt giá trị hay nội dung của tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương mà chưa có một đề tài nghiên cứu nào đi sâu về việc tìm
Trang 4hiểu thực trạng các di tích các cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,chưa có đề tài nghiên cứu nào nhắc tới vấn đề tình trạng xuống cấp của các cơ
sở thờ tự Nhờ việc nghiên cứu các đề tài trên giúp em tìm ra những vấn đề
chưa được giải quyết để em tiếp tục thực hiện đề tài “Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục khẳng định giátrị vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong nền văn hóa dân tộc
Trên cơ sở nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương kết hợp vớikhảo sát điều tra để thấy được hiện trạng thực tế tại một số cơ sở tín ngưỡng chủyếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Qua đó đưa ra các biện pháp giúp khôi phục, giữgìn và phát triển các cơ sở thờ cúng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ nói riêng vàcác cơ sở thờ cúng trên địa bàn cả nước nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận cần phải giải quyết cácnhiệm vụ sau:
Tập hợp phân tích tư liệu, tài liệu nhằm làm sáng tỏ và khẳng định giá trịcủa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngtrong đời sống tinh thần của người dân Phú Thọ nói riêng và người dẫn ViệtNam nói chung
Tìm hiểu và làm rõ các hiện trạng mà cơ sở tín ngưỡng thờ cúng HùngVương đang mắc phải
Đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục giữ gìn và phát triển tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương tại cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra
Muốn tìm hiểu sâu hiện trạng tại các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng HùngVương bắt buộc phải sử dụng đến phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra.Phương pháp này giúp đề tài có thể đưa ra những nhận định phù hợp nhất, xác
Trang 5thực nhất Bên cạnh đó phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra còn là mộtnguồn cơ sở lý thuyết tài liệu tham khảo quan trọng trong việc triển khai nghiêncứu đề tài.
5.2 Phương pháp điền dã thực địa
Quá trình phân tích, tìm ra hiện trạng tại một số cơ sở thờ tự bắt buộcphải có sự thâm nhập thực tế, trực tiếp quan sát và tham gia từ đó mới có thểthấy rõ được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại tại các cơ sở tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương
5.3 Phương pháp phân tích so sánh
Sau khi sử dụng phương pháp sưu tầm, điền dã các cơ sở thờ tự cần tổnghợp những kết quả, phân tích đối chiếu giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn Việcphân tích và so sánh như vậy giúp cho khóa luận có nhìn nhận sắc sâu sắc đúngđắn và xác thực hơn đối với các cơ sở thờ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ tồn tại dưới dạng thờ cúngtại các cơ sở tín ngưỡng mà còn liên quan đến lễ hội ngọc phả, thần tích, diễnxướng, phong tục dân gian… Có thể thấy đây là hiện tượng văn hóa dân gian cótính tổng hợp Việc vận dụng phương pháp liên ngành giúp người nghiên cứu cóthể kết hợp những cách nhìn dưới góc độ văn học, sử học, địa lý, dân tộc học, lễhội, tín ngưỡng dân gian… nhằm chỉ ra các biểu hiện, các khía cạnh cụ thể củavấn đề Từ đó, phương pháp này sẽ giúp ích cho người nghiên cứu có thể tìm rađược các hiện trạng một cách có cơ sở hơn và khả năng chính xác sẽ cao hơn
6 Giới Thiệu cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ cúng HùngVương
Chương 2: Hiện trạng khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng HùngVương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp khôi phục giữ gìn phát triển sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trang 6CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG.
1.1 Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiêncứu và lý giải Bởi vậy, xung quanh phạm trù này đang tồn tại nhiều điểm chưathống nhất về mặt khái niệm
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa Khinói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tínngưỡng tôn giáo Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm trên tôngiáo Không có tín ngưỡng sẽ không có tôn giáo Trong chỉ thị của Bộ Chính trị
về công tác tôn giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt haiphạm trù tín ngưỡng và tôn giáo” Ngoài những quan điểm đã trình bày của ĐàoDuy Anh, Ngô Đức Thịnh Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặttrong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phậnthứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồngđược tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác(phong tục) Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng
mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng) Tín ngưỡng cũng
là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng Từ tự phát lên tự giáctheo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tínngưỡng trở thành tôn giáo Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dângian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có nhữngmầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu Phải đợi khicác tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thờiđiểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo mớixuất hiện” [20; 262]
Nguyễn Đăng Duy đã viết trong “Văn hóa Việt nam đỉnh cao Đại Việt”
rằng “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượngsiêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đếnmức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng chi phối đến đời sống sốphận con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”[5 351]
Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôn giáo baohàm cả các tôn giáo có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và tôn giáo
Trang 7nguyên thủy Do vậy, theo họ, tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo,nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo Tuy nhiên, niềm tinvào cái thiêng đó, cũng theo hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội củamỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng
và tôn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờThành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên…
Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hóa,chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn là biểu hiệnniềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người Do vậy, tínngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử
Hiện nay, có cách hiểu về tín ngưỡng họ cho rằng: tín ngưỡng có trình
độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo về mặt tổ chức, thiết chế, giáo chủ… Bêncạnh đó có những cách suy nghĩ cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng đồng nhất vàgọi chung là tôn giáo, đồng thời có sự phân biệt giữa tôn giáo dân tộc, tôn giáoquốc tế, tôn giáo vùng miền Chúng tôi không đi sâu vào sự khác biệt giữa tínngưỡng và tôn giáo, mà chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tínngưỡng của các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm các giá trị văn hóa của tínngưỡng mà thôi: “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là mộthình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội Và một khi những nhucầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãn thìđối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trịđạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa,Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): “Mỗi dân tộc, mỗi quốc giacần có tự hào về quá khứ của mình để bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vàokho tàng văn hóa nhân loại Sự đa dạng trong tín ngưỡng, tức niềm tin tínngưỡng, biểu hiện rất khác nhau, xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộchoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc gia, từng dân tộc”
Trên cơ sở tập hợp và phân tích kĩ lưỡng, tác giả có thể thâu tóm cácquan điểm trên thành một cách hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ thống nhữngniềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con người đối với những hiện tượng tựnhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sốngcủa họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình màngười ta thờ phụng
Trang 81.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.2.1 Khái niệm về thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ tổ tiên bắt nguồn từ quan niệm của người phương Đôngnói chung và người Việt nói riêng về các thần linh (các lực lượng siêu nhiên) vàcác linh hồn bất diệt của người đã khuất, mà gần gũi nhất với chúng ta như ông,
bà, chú bác, anh chị em trong cùng dòng họ/ huyết thồng Theo đó, con người
chết đi chỉ có thể xác chỉ có “thể xác” – thân xác là tan biến, còn “phần hồn”
được tách ra, tiếp tục tồn tại trong thế giới siêu linh Ở nước ta, tín ngưỡng nàytồn tại ở tất cả các thành phần dân tộc và thu hút gần như 100% dân cư Dù là tín
đồ tôn giáo nào, Cao Đài hay Hòa Hảo, phật giáo hay Khổng Giáo, đã là ngườidân gốc Việt thì trong gia đình đều có một “góc thiêng” thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến, một nét sinh hoạt văn hóatinh thần đặc sắc và là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân ViệtNam Chính điều đó đã tạo nên một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa Việt Nam
và văn hóa các quốc gia phương Tây- Nơi mà đời sống tinh thần con người chủyếu hướng về Thiên Chúa Giáo hay các quốc gia Arập mà Hồi giáo là quốc giáo
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiêncủa một người chính là những người cùng huyết thống như cụ kị, ông bà, cha mẹ
…đã mất Những người đã mất đó với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ và phù hộnhững người đang sống Đây là một tín ngưỡng có từ thời nguyên thủy bắtnguồn từ niềm tin của mỗi người đều có hai phần thể xác và linh hồn Khi thểxác mất đi nhưng linh hồn vẫn tồn tại Vì vậy, linh hồn sẽ che chở, bảo vệ nhữngngười thân trong gia đình và tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đó
Tục thờ cúng tổ tiên trong một nhà, người Việt mở rộng tục thờ cúng tổtiên của một chi họ, một họ, tổ tiên của một làng, một vùng miền đến tổ tiênchúng của cộng đồng cả nước: Quốc tổ
Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, cógốc rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt, nó phát triển theo chiều dài lịch sửcủa đất nước Ở nhiều chặng đường khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau và đốivới mỗi người tiến ngưỡng này được nhìn nhận một cách không giống nhau
Đã có lúc, thờ cúng tổ tiên được coi là loại hình “mê tín dị đoan” nhưngtrong đời sống đương đại ngày nay nó lại trỗi dậy đề chứng minh sức sốngtrường tồn của nó trong lòng dân tộc
Trang 9Tuy nhiên, khái niệm thờ cúng tổ tiên đang có nhiều ý kiến khác nhau.Một số người cho rằng, thờ cúng tổ tiên là một phong tục, một tín ngưỡng Nhưtác giả Toan Ánh có viết “Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo Thờcúng tổ tiên là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông
là những yếu tố ra nhập vào các tôn giáo khác [27.29]
Bên cạnh đó lại có nhiều ý kiến khác, cho rằng thờ cúng tổ tiên là mộtloại hình tín ngưỡng, hay tín ngưỡng dân gian Tác giả Huyền Giang lý giải: “Từ
xa xưa rõ ràng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng sâu sắc của ngườiViệt Nhưng từ đó, chưa thể nói rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôngiáo của người Việt Thoạt nhìn có thể coi là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều cóbàn thờ, đều làm nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là cónhững dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩachặt chẽ của khái niệm này Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thốngnhất, cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy
ở các tôn giáo khác” [18 149]
1.2.2 Nguồn gốc thờ cúng tổ tiên.
Cho đến nay, việc xác định thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổtiên chưa có sự thống nhất Tuy nhiên nhiều người cho rằng cơ sở đầu tiên quantrong cho việc hình thành bất kì tín ngưỡng nào cũng đều xuất phát từ quan niệmtâm linh của con người Khi xuất hiện xã hội loại người là thời gian bắt đầu hìnhthành tín ngưỡng, tuy chỉ là hình thức tín ngưỡng sơ khai, gắn với tổ chức thịtộc Mỗi tổ chức thị tộc có những hình thức thờ cúng riêng với các tập tục thờ
Trang 10cúng vật thiêng liêng được coi là tổ tiên của thị tộc đó Dân tộc Việt cổ đại đãchọn con chim vốn là tô tem của một bộ phận dân cư miền núi làm tô tem củamình Cũng như dân tộc Hoa của Trung Quốc chọn con chim huyền điều làm vật
tổ của mình Càng dần về sau, khi xã hội phát triển, con người có những nhậnthức mới, người ta coi trọng sự chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của mộtcuộc sống ở thế giới khác, và con người có thế giới bên kia, thiên đàng – địangục
Con người ngoài phần thể xác còn có cả phần linh hồn khi con ngườichết đi, linh hồn vẫn tồn tại ở thế giới bên kia và linh hồn cùng có nhu cầu sinhhoặt như ở thế giới bên này của người còn sống Vì vậy, chúng ta thấy xuất hiệnhình thức chon cùng người chết những vật dụng sinh hoạt cá nhân như rìu, giáo,thuồng, khóa, thắt lưng, vòng tay, khuyên tai… Hiện tượng chọn hiện vật theongười chết không chỉ đơn thuần là phản ảnh quan niệm tín ngưỡng của ngườiđương thời mà còn phản ánh cả sự phân chia giai tầng trong xã hội và ngoài raphản ánh nghề nghiệp của chủ nhân người chết Cùng với sự phát triển của xãhội hiện đại, người ta không chọn cho người chết những vật dụng, đồ dùng tùytáng nữa mà thay vào đó là việc đót vàng mã với những mô hình về dựng cụ sảnxuất, dụng cụ sinh hoạt bằng giấy như tiền, vàng, ti vi, xe máy và hiện đại hơn lànhững mô hình biệt thự, máy bay, quần áo, điện thoại,…làm giống y như đồthật Điều này thể hiện những mong muốn của người sống luôn muốn cho ngườichết có một cuộc sống như trên cõi trần Dần dần việc thờ cúng tổ tiên trở thànhmột tín ngưỡng chung của cả dân tộc
Nguồn gốc thứ hai dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênchính là gắn với vai trò của người đàn ông trong gia đình Trong thời kì công xãthị tộc, đặc biệt là thời kì công xã thị tộc phụ hệ, những gia đình hạt nhân đãđược hình thành Ở đó, người đàn ông năm vai trò quản lý mọi công việc tronggia đình từ săn bắt, hái lượm trồng trọt để mạng lại những thu nhập vật chất duytrì sự sống của cả gia đình Người vợ và người con tuyệt đối phục tùng và tuyệtđối tôn trọng quyền uy của người đàn ông Và sau đó những đứa con mạng họcha ra đời, đặc biệt là con trai lại kế tục ý thức về quyền uy của người đàn ôngtrong gia đình đó Từ đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời
Thêm vào đó sau hơn 1000 năm Bắc thuộc cùng với chính sách đồng hóangười Việt Hán hóa văn hóa Việt, văn hóa Hán cũng xâm nhập vào nước ta.Việc tiếp thu tư tưởng nho giáo của Khổng Tử từ Trung Hoa đã tác động đến tư
Trang 11tưởng của người dân Việt trong việc đề cao chữ hiếu, nghĩa Nho giáo đề caochữ hiếu, nghĩa với quan niệm: Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc.Chữ hiếu được đề cao từ trong gia đình đến xã hội với ý nghĩa con cái mang ơncông sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ Và với ý nghĩa đó người con có nghĩa
vụ báo đáp công sinh thành giáo dưỡng bằng hình thức phụng dưỡng khi cha mẹcòn sống và thờ cúng khi cha mẹ qua đời Và cứ như thế đời này qua đời khác,tục thờ cúng tổ tiên ra đời và phát triển thành tín ngưỡng đi vào tâm thức củamỗi người
Ngoài nhu cầu tâm linh của con người được đáp ứng qua các hình thứctín ngưỡng, tôn giáo, thục thờ tổ tiên còn là biểu tượng của đạo lý làm người, lànhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình, của dân tộc “Thờ cúng tổ tiên là sựtiếp nối giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai” [11,75]
Tuy nhiên, hình thức thờ cúng tổ tiên ở mỗi nơi mỗi khác, mỗi giai đoạnlịch sử lại có sắc thái riêng Nghĩa là, hình thức của nó đa dạng, muôn vẻ vớinhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng của con người không chỉ ởViệt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn xuất hiện ở nhiều quốc gia láng giềngnhư Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Nhưng ở mỗi quốc gia, tín ngưỡng này lạimang những màu sắc riêng biệt
Ở Ấn Độ, người Ấn Độ theo đạo Balamon, thờ cúng tổ tiên nhằm làmcho người chết được lên trời, trở thành bất tử Nhưng những người theo Ấn Độgiáo ở nước này lại quan niệm “khi chết sẽ có sự phán xét của Yama, nếu concháu thờ cúng người chết sẽ được lên trời chứ không phải xuống địa ngục”[11,76]
Còn ở Trung Quốc, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có vị trí quan trọngnhất Tín ngưỡng này, giữ vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần đa số dân
cư Mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trung tâm trong ngôi nhà Vàhằng năm cứ đến ngày giỗ, tết, đại diện mỗi gia đình sẽ chịu trách nhiệm chủ trìnghi thức thờ cúng
Ở Việt Nam, có giả thiết cho rằng “sự thờ cúng tổ tiên lúc đầu được cửhành ở người Hán, rồi lan dần ra người Việt và đến một thời điểm nào đó, nó trởthành một phong tục phổ biến trong người Việt: [7,16 -18] Thờ cúng tổ tiên từchỗ được du nhập từ bên ngoài vào nhưng dần dần trở thành một tập tục khôngthể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hóa Việt
Trang 12Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã hình thành vàphát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh cũng như trên nền tảng kinh tế - xã hộikhá bền vững Những yếu tố tâm linh có tính chất bản địa và mộc mạc được thểchế hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho Giáo và trên cơ sở lòng tin của quầnchúng nhân dân Vì vậy, tín ngưỡng này được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử
và biết đổi phù hợp với đời sống xã hội đương thời
1.2.3 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Sự xuất hiện và tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đếngiai đoạn hiện nay thể hiện sức sống, sự trường tồn của nó trong đời sống tâmlinh người Việt đương đại Nó đã bén rễ ăn sâu vào đời sống tinh thần của đờisống nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhưng không phải ngẫu nhiên
mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lại có sức sống lâu bền trong đời sống của cộngđồng người Việt như vậy mà chính tín ngưỡng này mang một ý nghĩa, một giátrị văn hóa tinh thần sâu sắc
Trước tiên, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện sự khơi dậylòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên, hòa thuận với anh em, có trách nhiệm vớicộng đồng huyết tộ, cộng đồng làng xóm, và cả cộng đồng xã hội Trong mỗi giađình người Việt, bàn thờ thờ tiên được đặt ngay ngắn ở vị trí trang trọng nhất,gian chính của ngôi nhà Với lòng thành kính ông bà cha mẹ, vào những ngàygiỗ ngày tết hay đôi khi chỉ là ngày rằm, ngày đầu tháng, mỗi gia đình đều sắmmâm cơm, mâm hoa quả thắp nén hương thơm gọi các cụ về chung vui Trongnhững ngày giỗ, ngày tết con cháu dù xa hay gần, giàu hay nghèo đều cố gắng
về quay quần bên nhau để ôn lại công lao của bố mẹ, ông bà đã giáo dưỡngmình Và đối với những người đang sống, sự trường thành của họ hôm nay cũngchính là sự phù hộ của tổ tiên Ngoài thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người,thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của đạo lí làm người, là nhu cầu hướng về cộinguồn của gia đình và dân tộc Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu khôngchỉ dừng lại ở ý thức, giáo dục dạo đức mà dần dần trở thành những nghi thứctập tục, khuân mẫu, thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quákhứ, hiện tại và tương lai, với anh em, hàng xóm, và xã hội…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã đáp ứng nhu cầutâm linh dân dã, sâu sắc, đơn giản và bền vững người dân Bởi vì khác với cáctôn giáo khác, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không có một giáo lí nghiêm ngặt,không hề có giáo chie hay thánh đường nguy nga lộng lẫy và cũng không hề hứa
Trang 13hẹn gì lên thiên đàng hay sẽ xuống địa ngục Mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉnhắc nhở, động viên, khuyên dạy con cháu sống sao cho có trên có dưới, làmtròn đạo hiếu với người còn sống cũng như những người đã khuất Có như vậy,người đang sống cũng cảm thấy yên tâm và người đã khuất cũng cảm thấy được
an ủi phần nào Và mối quan hệ gắn bó trong tiềm thức giữa những người sống ởdương gian với những người sống ở thế giới bên kia chính là đức tin cao đẹp,truyền thống đạo đức trong cộng đồng người Việt
Thờ cúng tổ tiên ở một mức độ nào đó là một nét đẹp văn hóa dân tộc
Nó không chỉ củng cố mối quan hệ huyết thống trong gia đình, dòng họ mà cònkhẳng định tính cộng đồng làng xã, đảm bảo ổn định cho cả dân tộc
Thông qua nghi thức thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm tình cảm sâuđậm trọng đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “cây có gốc mới nở cành xanhngọn”, “nước có nguồn với bể rộng sông sâu” từ đó củng cố thêm lòng hiếu thảovốn là giá trị đạo đức truyền thống đạo đức của người Việt
Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như quátrình toàn cầu hóa quốc tế, sự giao lưu thâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoạibang, giwuax cái cũ và cái mới, cái truyền thống và hiện đại là điều khó tránhkhỏi Vấn đề là ở chỗ cần phải duy trì, phát huy những yếu tố tích cực, tiếp thuvăn minh của nhân loại Nhưng đồng thời phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực,làm băng hoại đi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Sự phục hồi vàphát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong những năm gần đây, phản ánhnhu cầu của đại đa số nhân dân muốn bảo lưu, giữ gìn những truyền thống tốtđẹp của ông cha, và rất có thể là điểm tựa để chống lại sự xâm lăng văn hóa từbên ngoài đang có nguy cơ làm sói mòn bản sắc văn hóa dân tộc
Với những ý nghĩa to lớn không chỉ trên lĩnh vực văn hóa tinh thần màcòn có ý nghĩa to lớn về lịch sử - xã hội như truyền thồng đoàn kết, ý thức cộngđồng, lòng hiếu thảo, ham học tập và yêu quê hương, đất nước… Tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên, cần được bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả Nhưng bêncạnh những yếu tố tích cực, hiện nay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đang có một sốyếu tố tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây chia rẽ, bèphái trong cộng đồng Hiện tượng ấy, gây không ít lãng phí, phiền toái, làm biếndạng ý nghĩa sâu sắc vốn có của tín ngưỡng Hiện tượng này cần được hạn chế,xóa bỏ để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa thiêng liêng là nét đẹp trongvăn hóa Việt
Trang 14Như vậy, hướng về nguồn cội, tìm về tổ tông là truyền thống mang một
ý nghĩa thiêng liêng, lắng đọng trong mỗi con người Việt Nam Đó là điểm tựatinh thần cho con cháu luôn tâm niệm có sự phù hộ, độ trì của các bậc tiền bối đitrước và nó còn thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt Bởi vì trước sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học, tiến bộ của kỹ thuật, xu hướng khu vực hóa, quốc
tế hóa… bên cạnh mặt tích cực còn có những nguy cơ về sự suy thoái đạo đức,lối sống, sự đảo lộn những thang bậc giá trị Thờ cúng tổ tiên nhằm giữ gìn đạođức truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cái thiện, trọng đạo lý uốngnước nhớ nguồn cần được khuyến khích Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổtiên đang được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia (kể cả các tín
đồ của các tôn giáo khác) Quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước,chắc chắn rằng những tín ngưỡng truyền thống sẽ không lụi tàn mà ngược lạicòn có cơ hội phát triển mạnh mẽ
1.2.4 Thờ cúng anh hùng có công với nước
Một đặc trưng không thể thiếu trong sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên ở Việt Nam chính là gắn với vai trò của “làng” trong sự tồn tại bền vữngcủa lịch sử dân tộc Có những quy định mà đến chính quyền trung ương cũngkhông có tác dụng với làng xã Bởi vậy mới có hiện tượng “phép vua thua lệlàng” Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất gắn kết một cộng đồng người Trongtâm thức của người Việt nam, khó có thể tách gia đình, làng xóm và quốc gia, vàngười ta quan niệm “còn làng còn nước”, “nước mất nhà tan” Do vậy tục thờcúng tổ tiên không chỉ theo nghĩa hẹp là thờ cha mẹ trong gia đình mà còn hiểutheo nghĩa rộng là thờ những người có công với cộng đồng làng xã, đất nước
Nét đặc thù trong văn hóa của các dân tộc phương Đông chính là việcsuy tôn một cá nhân làm người đại diện tối cao của toàn thể cộng đồng quốc gia.Một đặc điểm nổi bật khác ở Việt Nam nói riêng và một số nước châu Á nóichúng chính là tục thờ trời, thời thần, đó là những người đứng đầu một quốc gia,một cộng đồng đại diện của ông vua - thần ở trung ương Có nới gọi đó là thiên
tử (con trời) Đó là những vị thần, con trời đầu thai xuống trần cai trị thiên hạ
Vì thế cho nên những vị vua - thần này được coi là đại diện tối cao của trời vàđồng thời cũng là địa biểu duy nhất cho cộng đồng Sự hưng thịnh hay suyvong của cộng đồng đồng thời là sự hung thịnh hay suy vong của các ông vuathần ấy Và cũng chính từ đây, tục thờ cúng đấng tối cao, người có công dựngnước hình thành
Trang 15Đó chính là những con người ưu tú, là anh hùng của dân tộc Suốt chiềudài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước không ít khi đất nước rơi vào
cảnh lâm nguy chiến tranh xảy ra nước “nước mất nhà tan” thì khi đó thật may
mắn lại có những con người tài giỏi, những vị anh hùng đứng lên giúp dân giúpđời bảo vệ đất nước Trong thời kì nào cũng vậy “ thời thế tạo anh hùng” - khiđất nước càng khó khăn người dân càng khổ sở lầm han cũng sẽ xuất hiện những
vị anh hùng tài ba lỗi lạc ví dụ như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền,Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,Quang Trung, Hồ Chí Minh… và đặc biệt phải kể đến vua Hùng - vị Quốc Tổđầu tiên của dân tộc và thờ cúng các anh hùng đã có công lao to lớn trong côngviệc dựng nước và giữ nước Để giờ đây dân tộc Việt Nam hình thành nên tínngưỡng tốt đẹp mà chỉ dân tộc Việt với có đó là tín ngưỡng thờ cúng HùngVương
Như vậy tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam có đối tượng chủ yếu là thờanh hùng dân tộc, những người có công trạng với dân, với nước Thế nên nớiđến tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thì đó cũng là tín ngưỡng thờ thần “tínngưỡng này xuất hiện từ rất sớm, tồn tại liên tục, phản ánh sâu đâm về một quátrình dựng nước và giữ nước đầy cam go nhưng vô cùng hào hùng và oanh liệtcủa dân tộc” [11,102]
Sự hình thành và phát triển liên tục của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc
ở nước ta phản ánh về một quá trình lịch sử hết sức hào hùng của dân tộc Quátrình vươn lên đấu tranh để khẳng định mình, dân tộc ta đã sản sinh ra rất nhiềuanh hùng liệt nữ Việc thờ cúng họ trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, biểudương sức mạnh của cộng đồng dân tộc, là sự biết ơn và lời hứa không ngừngvươn lên để khẳng định sự trường tồn của dân tộc
Như vậy, với sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những người
có công với nước đã góp phần tô điểm thêm những đặc sắc cho văn hóa dân tộc
và trở thành nét đẹp trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc ta
1.3 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
1.3.1 Bối cảnh ra đời tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Trải qua bao thế kỉ với sự tiếp nối của bao triều đại – gắn liền với têntuổi của các vị vua khác nhau, nhưng vua Hùng vẫn được coi là thủy tổ vủangười Việt và từ lâu tục thờ cúng vua Hùng với lễ hội đền Hùng được tổ chứchàng năm đã hướng mọi người dân Việt Nam hướng về cội nguồn của dân tộc,
Trang 16hun đúc và bồi dưỡng hồn thiêng sông núi, củng cố ý thức vộng đồng nhằmhướng ới mục đích như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Các vua Hùng đã có côngdựng nước bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy nước”
Đã từ lâu, người dân Việt đã có ý thức hường về nguồn cội nhưng việcthờ cúng Hùng Vương như quốc Tổ chỉ có từ đời Hậu Lê - Lê Thánh Tông trở đivào thế kỉ XV Trước đó, tục truyền rằng trên núi nghĩa lĩnh có đền thờ HùngVương nhưng đó chỉ là nơi thờ tự một làng Từ khi Lê Thánh Tông lên ngôi -ông đã khẳng định quyền lực của mình bằng cách sử dụng quyền Tế Giao, trong
đó việc thời cúng những ông vua dựng nước được đặt thành hệ trọng nhất củaquóc gia Và từ đó Hùng Vương được trở thành tổ tiên chính thống của quốc gia
Ngày 26/7/1999, Bộ chính trị đã ra quyết định về việc tổ chức nhữngngày lễ lớn của dân tộc ta vào năm 2000 trong đó có giỗ tổ Hùng Vương Nhữngnăm chẵn Lễ hội Đền Hùng được tổ chức Quốc lễ, lễ hội Đền Hùng đã trở thànhbiểu tượng của giá trị văn hóa và tinh thần của cả dân tộc
Đền Hùng là cả một quần thể kiến trúc đẹp và trang nghiêm với hệ thốngcác đền như đền, chùa như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng, đền thờ
Tổ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Lạc Long Quân… Mỗi một ngôi đền là một công trìnhkiến trúc đẹp với những ý nghĩa to lớn mạnh đậm nét dấu tích lịch sử và huyềnthoại về thời ký xa xưa của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Đây chính là chứng tích của huyền thoại con Lạc - cháu Rồng, cha LạcLong Quân – mẹ Âu Cơ và đây chính là môi trường văn hóa đặc sắc để giáo dụctruyền thống vẻ đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ người ViệtNam”
Hiện nay, nhờ những chính sách, sự đầu tư quan tâm của Đảng và nhànước mà quần thể kiến trúc Đền Hùng đã được sửa sang, tôn tạo góp phần đápứng nhu cầu tâm linh ngày càng sâu rộng của người dân đất Việt
1.3.2 Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
1.3.2.1 Gìn giữ và phát huy nếp sống đạo đức trong xã hội
Trong xã hội hiện đại, tín ngưỡng dân gian vẫn là một bộ phận không thếthiếu trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy nếp sống đạo đức Tínngưỡng thờ Hùng Vương càng ngày càng thấm sâu vào ý thức hệ tư tưởng củangười dân Việt Nam, làm thức dậy những tình cảm sâu lắng nhất trong mỗingười dân, là chất keo sơn gắn bó người Việt Nam với nhau, là cốt lõi tạo nênbản lĩnh của dân tộc Đến với tín ngưỡng thờ Hùng Vương, ngoài khát vọng có
Trang 17cuộc sống an lành, hạnh phúc, tín ngưỡng còn giúp mọi người dân Việt thấmnhuần đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái và tự hào về truyềnthống văn hóa của dân tộc Những gái trị văn hóa qua tín ngưỡng thờ HùngVương là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đòng, lòng dungcảm, có khả năng thôi thúc con người vươn tới, là lời hiệu triệu hướng về cộinguồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho thấy mối quan hệ nhà - làng -nước hài hóa, đảm bảo sự cấu kết cá nhân và cộng đồng bền vững, đạo đức vàtình người được coi trọng.
1.3.2.2 Thảo mãn nhu cầu tâm linh của con người.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương còn thỏa mãn được nhu cầu tâm linhcủa con người Xưa kia, người Việt nói chung và cư dân Phú Thọ nói riêng đềusinh sống bằng nông nghiệp, nên các yếu tố tác động từ tự nhiên như hạn hán,mưa bão, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống Vì thế, họ đặt niềm tin vàcầu mong sự che chở, phù hộ của các vua Hùng Ngày nay khoa học kỹ thuậtphát triển, trình độ nhận thức về thế giới xung quanh đã cao hơn nhưng có vẻniềm tin vào thần linh vào tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việtkhông suy giảm, biểu hiện là có đến hơn 90% số người đi lễ hội Đền Hùng khấnxin các vị thần linh, các vua Hùng phù hộ cho họ và gia đình (số liệu được tínhtheo bảng hỏi dành cho du khách về tới đến Hùng của tác giả khóa luận) Nhưvậy không chỉ thời nguyên thủy hay con người phong kiến mới có niềm tin vàothần thánh mà cho đến thời hiện đại, con người vẫn đặt niềm tin vào thánh thần
1.3.2.3 Biểu hiện giá trị của xã hội cộng đồng
Việc thờ phụng các vua Hùng, vợ con vua, tướng lĩnh… liên quan đếnthời các Vua Hùng biểu hiện giá trị xã hội của cộng đồng Có thể nói, hầu hếtcác nhân vật này đều đại diện cho giá trị cộng đồng đã đúc rút trong một thời kìlịch sử nhất định, ví dụ như truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh , ngoài việcphản ánh công cuộc trị thủy, sức mạnh của cộng đồng dân cư khi chống lại thiêntai, nó còn cho chúng ta nguồn tư liệu về việc vua Hùng thống nhất các bộ lạc ởBắc Bộ và Bắc Trung Bộ do người Nam Đảo từ Hạ Long vào vùng đất tươi tốtcủa vua Hùng; qua truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, chúng ta biết đượcthời vua Hùng dựng nước vào đầu thời đại đồ sắt, hơn thế ta thấy được thời kìđầu lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Vì thế, cho đến ngày nay,việc mở hội thánh gióng, các lễ hội thờ cúng Sơn Tinh hay lễ hội Đền Hùng,thực chất là tôn thờ, tôn vinh tinh thần đoàn kết, tài trí biểu dương sức mạnh
Trang 18cộng đồng… đại diện cho quốc gia dân tộc Đó chính là giá trị to lớn mà tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương đem lại.
Việc thờ phụng các vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặcbiệt là lễ hội Đền Hùng còn là môi trường để con người sáng tạo, hưởng thụ vănhóa, gìn giữu những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc như hát xoan, đâm đuống…
1.3.2.4 Giá trị nhân văn.
Tục thờ cúng tổ tiên nói chung và việc phụng thờ các vua Hùng nói riêng
là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc tất yếu nảy sinh tronglòng xã hội Điều đó được thể hiện thông qua việc thờ cúng cũng như thông qua
hệ thống di tích, các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnhPhú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là ở khu di tích lịch sử ĐềnHùng Khi xưa, lễ giỗ Tổ được mở ra giữa chu kì năm cũ kết thúc và mở ra mộtnăm mới để tưởng nhớ tới công ơn của các vị vua Hùng đối với dân với nước,
đó cũng là thời điểm phù hợp với tiết trời thoáng đãng, cây cối đâm chồi nảylộc Đồng thời, lễ giỗ Tổ cũng đã bộc lộ sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên,với các lực lượng siêu nhiên, đó là tổ tiên của các dân tộc mà đỉnh cao là các vịvua Hùng Sự tôn thờ, niềm tin vào sự tồn tại của các vị thần linh nói chung, cácvua Hùng nói riêng giúp con người vượt qua cái trần tục, đời thường, thúc đẩy
sự tìm tòi, vượt qua trạng thái hiện tại để tiến về phía trước, khắc phục sự hụthẫng về tinh thần Xét về mặt đạo đức, ý thức về thờ cúng Hùng Vương manggiá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trongcộng đồng xã hội
1.3.2.5 Giá trị lịch sử.
Giá trị dễ nhận thấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị lịch
sử Tín ngưỡng không phải là lịch sử đích thực mà là lịch sử hiện lên, ánh xạqua cảm xúc, qua niềm tin tưởng vào nhân vật phụng thờ Nhân vật phụng thờcủa tín ngưỡng bao giờ cũng được nhân dân nâng vào cõi vừa thiêng vừa huyền
ảo, vừa kí bí Thiêng hóa nhân vật phụng thờ là công việc của người dân trongtrường kì lịch sử được thể hiện nhân vật trở thành thiêng liêng, họ đã lịch sử hóa
và huyền thoại hóa nhân vật phụng thờ
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là kết quả của quá trình lịch sử hóa
và huyền thoại hóa đan xen một cách hài hòa Quá trình lịch sử hóa diễn ra mộtcách sâu sắc Trên vùng đất Phú Thọ, người Việt cổ đã trải qua nhiều nền vănhóa khác nhau Vị thế địa lí - văn hóa - chính trị của tỉnh Phú Thọ khiến cho nơi
Trang 19đây khơi đây xuất hiện những nền văn hóa khảo cổ khác nhau từ văn hóa Sơn Vi
mà các nhà văn hóa khảo cổ xếp vào văn hóa thời kì đồ đá đến văn hóa PhùngNguyên, Đồng Đậu, Gò Mun - văn hóa thời kim khí Các nhà khảo cổ học hoàntoàn có lí khi khẳng định Phú Thọ là vùng đất liên quan đến nhà nước Văn Langthời cổ đại, là trung tâm khởi phát của thời Việt Cổ Chính nền tảng lịch sử ấy làkhởi hình lịch sử cho thời đại Hùng Vương Và là một quá trình huyền thoại hóaxuất hiện Phú Thọ là địa phương đứng đầu cả nước về kho tăng văn hóa dângian về thời Hùng Vương Như thế quá trình lịch sử hóa và huyền thoai hóatương tác lẫn nhau, càng làm cho nhân vật phụng thờ của tín ngưỡng HùngVương ngày càng thiêng liêng
Trong tâm thức dân gian của của cộng đồng Hùng Vương vừa là vị thủy
Tổ, vừa là thánh vương, người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sốngcho nhân dân, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, có mặt với cộng đồng ở mọi tìnhhuống của cuộc đời mỗi con người, trong cuộc sống cộng đồng, theo vòng quaycủa thiên nhiên và mùa vụ Thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có thểthấy được lịch sử dựng nước và giữ nước của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Đồng thời cũng có thể thấy được đời sống nhân dân của thời kì Việt cổ ra sao
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn là một nét đọc đáotrong văn hóa tinh thần của người Việt, là nguồn tiềm năng văn hóa có giá trị.Người dân trong cả nước định kì hằng năm làm lễ giỗ Tổ để tưởng nhớ đến ơn
vị Thủy Tổ mở nước chính là nét độc đáo rong văn hóa tinh thần của người ViệtNam qua tín ngưỡng thờ Hùng Vương Tín ngưỡng thờ Hùng Vương gắn liềnvới đạo đức của người Việt Năm cũng là tấm gương phản chiếu những niềm tin
và phong tục cổ truyền của dân tộc
1.3.2.6 Giá trị kinh tế
Với hệ thống cơ sở thờ tự qua nhiều đời, với kho tang ruyền thuyết,huyền thoại, các loại hình nghệ thuật dân gian phong phú đặc sắc, với nghi thứcthờ cúng, lễ hội đình đám … tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nguồn tiềmnăng, là cơ sở để khai thác sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo
1.3.2.7 Quảng bá văn hóa đất nước đến với thế giới
Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay là một vấn đề lớn trong giao thóa văn hóa.Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược ngoại giao văn hóa đến năn 2020nhằm đẩy mạnh ngoại giao văn hóa để thế giới hiểu biết hơn về con người, đất
Trang 20nước và văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờ Hùng Vương chính là một yếu ốquan trọng để nâng cao vị thế đất nước, tạo môi trường thu hút du lịch và đầu tư.Cùng với đó, việc huy động đóng góp tài lực và trí tuệ cho đất nước thông qua
sử dụng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong những năm quá rất hiệu quảkhông chỉ với đồng bào trong nước và với cả cộng đồng người Việt đang sống
xa tổ quốc Người Việt ở đâu sẽ xây dựng cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương ở đó, cúng giỗ tri ân công đức Hùng Vương Niềm tự hào về cộinguồn sẽ khiến họ trở hành những sứ giả mang văn hóa dân tộc đến với thế giới.Quảng bá và nâng vị thế đất nước qua sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng Đó cũngchính là sáng tạo nên những hình thức mới văn minh và bảo vệ bản sắc dân tộc
Có thể nói, chính những giá trị tự thân của tín ngưỡng thờ cúng HùngVương đã làm cho các Vua Hùng, các con và các tướng lĩnh huộc thời đại HùngVương được tôn thờ, phát triển, duy trì và tồn tại cho đến ngày nay
Trang 21Tiểu kết chương I
Từ những thông tin mà tác giả tìm hiểu được có thể thấy rằng tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt nam đã được hình thành từ rất sớm, tồntại và phát triển cúng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước Đây
là nét đặc thù trong văn hóa Việt bởi không một dân tộc nào rên thế giới cũng cóchung nguồn gốc, chung một Thủy Tổ và có chung một tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương vô cùng đặc sắc như ở nước ta Điều đặc biệt hơn cả đó chính làtín ngưỡng thờ cúng Hùng vương lại được thể hiện đậm nét trên quê hương đất
tổ thông qua hệ thống các di tích thờ tự Vua Hùng và các tướng lĩnh thời HùngVương dựng nước
Với những giá trị to lớn về mặt vật chất cũng như tinh thần, tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống tâm linhngười Việt Tuy nhiên trải qua hàng ngàn năm lịch sử như vậy, tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương cũng không ít lần chịu tác động từ những vấn đề kinh tế xãhội Chiến tranh xảy ra, sự thay đổi, giao thoa giữa cái cũ và cái mới, cái truyềnthống và cái hiện đại để lại cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay cókhông ít vấn để còn tồn lại làm phai nhòa đi giá trị sâu sắc tinh tế vốn có của nó.Chính vì vậy cần phải đưa ra nhưng biện pháp, đề pháp, đề xuất nhằm bảo tồn,lưu giữ và phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách bền vững nhất
Trang 22CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHÔI PHỤC GIỮ GÌN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Khái quát về vùng văn hóa đất tổ Phú Thọ.
Phú Thọ nằm ở đỉnh tam giác chấu thổ sông Hồng, nối các tỉnh Tây Bắcvới Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ Nơi đây là hợp lưu của ba con sông: sôngThao, sông Đà, sông Lô (chính vì thế mà đây được gọi là “ngã ba sông”), nằmgiữa dãy Ba Vì – Tam Đảo và là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời cácVua Hùng dựng nước
Toạ độ địa lí:
• Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng
• Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn
• Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP Việt Trì
• Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là
xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6km²)
2.1.2 Phú Thọ - vùng đất định cư cổ
Phú Thọ là một trong những cái nôi của loài người Thời tiền sử trên cácbậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô đã có các thị tộc Dấu vết hóathachk ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) và nhiều công cụ bằng dá thuộc nềnvăn hóa Sơn Vi đã khia quật tại hàng trăm địa điểm Tiếp nối thời đại đồ đá làthời đại kim khí: có đồ đồng và đồ sắt Đây cũng là thời kì mở đâu cho sựnghiệp dựng nước của dân tộc Phú Thọ là một trong những nơi tiêu biểu của cảnước có quá trình phát triển văn hóa thời dựng nước, trong đó phải kể đến vănhóa Phùng Nguyên và văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun
Với thời đại đồ đồng thau phát triển, thời kì nước Văn lang dưới cáctriều đại Vua Hùng bắt đầu Thời đại Hùng Vương chia làm hai thời kỳ
Trang 23Thời kỳ bộ lac khoảng từ thế kỉ X trước công nguyên trở về trước ứng với vănhóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.
Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỉ X trước công nguyên đếngiữa thế kỉ III trước công nguyên, ứng với văn hóa Gò Mun - Đông Sơn
Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất
để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái Ngày 5/5/51903 tỉnh
lỵ Thanh Hóa chuyển tới làng Phú Thọ Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm hai phủ (ĐoanHùng và Lâm Thao) và tám huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba,Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và hai châu (Thanh Sơn, Yên Lập)
Trước cách mạng tháng Tám cư dân rất thưa thớt nhất là các huyện miềnnúi Nguyên nhân là do điều kiện sinh sống còn rất khó khăn, dịch bệnh đã cướp
đi nhiều sinh mạng con người Phần khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều cuộckhởi nghĩa nên thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân chống phá khiến nhândân phải lưu tán Do dân cư thưa thớt nên dưới thời phong kiến và thời Phápthống trị, dân nghèo vùng đồng bằng lên đây khai ấp lập nghiệp trở thành dânđịa phương Vì vậy đặc điểm dân cư Phú Thọ có sự hòa quyên, hòa nhập giữanhân dân địa phương sống lâu đời và dồng bào các nơi khác đến xây dựng quêhương
2.1.3 Phú Thọ - Vùng văn hóa đất cổ
Phú Thọ là nơi phát triển của nhiều nền văn hóa dân tộc rực rỡ và lâuđời Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, làng Cả và nhiều đình,chùa, lăng tẩm còn lại quanh vùng Nghĩa Lĩnh cho thấy Phong Châu là trungtâm văn hóa của dân tộc Bản sắc ấy gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lăm thắng cảnh, di tíchCách mạng … Phú Thọ cũng là vùng đất của lễ hội với nhiều lễ hội tổ chứcquanh năm như lễ hội Đền Hùng, hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Chu Hóa, hội PhếtHiền Quan, hội đánh cá, hội mở cửa rừng…
Từ nhiều đời nay, các thế hệ dân Việt luôn hướng đến một điểm tựa tâmlinh Nổi bật nhất phải nói tới đó là lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 -
3 hằng năm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnhPhú Thọ
Hội Bạch Hạc diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng giêng tạiđền thờ Thổ lệnh đại Vương ở xã Bạch Hạc thành phố Việt Trì
Trang 24Ở xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào ngày mùng 5 tháng giêng hằng năm
tổ chức lễ hội Chu Hóa nhằm tưởng nhớ ba anh em Cả Đông, Nhị Đông và TamĐông là những vị tướng giỏi dưới thời Vua Hùng thứ mười tám Ở Thanh Sơn từngày mùng 6 đến ngày mùng 10 rằm tháng giêng có lễ hội mở cửa rừng
Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác như hội cầu tháng giêng, hội hát Xoan,đâm đuống, hát trống quân…
Đất Phú thọ còn bảo lưu được nhiều nghi lễ cổ xưa của cư dân nôngnghiệp như rước lúa thần, lễ gọi lúa, rước nông cụ, lễ cầu nước… Có thể nóiPhú Thọ chính là vùng đất ươm trồng văn hóa làng xã với các biểu hiện tậptrung là lễ hồi Đến với Phú Thọ người ta có thể tìm thấy những lời giải đáp vềquá khứ cửa nền văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn
2.2 Khái quát các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ - cái nôi của nền văn hóa, nơi phát tích của tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương Theo thống kê của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọtính đến năm 2016 tỉnh Phú Thọ có 313 cơ sở tín ngưỡng liên quan đến thời kìHùng Vương được phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh Phú Thọ Số lượng nhưvậy chứng tỏ mật độ phân bố di tích rất dày đặc Với phương pháp thu thập và
sử lí số liệu tác giả đã khái quát và tổng hợp thống kê các di tích thờ vua Hùng
và các nhân vật có liên quan thời đại Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọtheo bảng sau:
STT Huyện/
Thành phố
Tổng
số ditích
Hiệntrạng
Trang 252.3 Hiện trạng về sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp quốc gia
Trong bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy được trong tỉnh Phú Thọ có 35
cơ sở tín ngưỡng được xếp ở hạng quốc gia trong đó để thấy rõ được hiện trạng tác giả đi sâu hơn tìm hiểu về 2 cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiêu biểu nhất đó là Đền Hùng (thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ) và đền Mẫu Âu
Cơ (xã Hiền Lương - huyện Hạ hòa - tỉnh Phú Thọ)
2.3.1 Khái quát về khu di tích lịch sử Đền Hùng
Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân - giốngRồng và mẹ Âu Cơ - giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổđại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay Đối với cộng đồng các làng xung quanhđền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng,cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở,mùa màng bội thu
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này quathế hệ khác, người Việt ở vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi có Đền Hùng linh thiêng vànhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người Việt Nam ởnước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốcthái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu
Mỗi năm hàng triệu trái tim còn người Việt Nam hướng về Đền Hùng nơi cội nguồn, phát tích của dân tộc Việt Nam Vậy Đền Hùng ở đâu?
-2.3.1.1 Vị trí địa lý
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngàynay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Quần thể di tích đền
Trang 26Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có nhữngtên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo ThiếuLĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnhPhú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộchuyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâmthành phố Việt Trì khoảng 10 km.
Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô PhongChâu của quốc gia Văn Lang xưa Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đươngthời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnhnày [3]
2.3.1.2.Quá trình phát triển
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệtcủa quốc gia vào năm 1962 Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết địnhkhoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủtướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tíchlịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều côngtrình hạng mục trong khu di tích [14]
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễhội Đền Hùng hàng năm Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, ngàygiỗ Tổ Hùng Vương [14]
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiệnsâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xâydựng Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùngđến năm 2015 [14 ]
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng nhưĐền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc vànhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trước
sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lýtương xứng Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hànhQuyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích ĐềnHùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùngtrực thuộc UBND tỉnh [14]
Trang 27Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với nhữngyếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn nămnay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng Tínhđộc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính làthờ Quốc tổ Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.
2.3.1.3 Đặc điểm tại các đền thờ trong khu di tích lịch sử Đền Hùng
Trong khu di tích lịch sử đền Hùng là một hệ thống tổ hợp 4 ngôi đền, 1ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác trên núi Nghĩa Lĩnh, ngoài
ra được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng củanon sông hội tụ
Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2(1917), dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái Tầng dưới có một cửavòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái trangtrí rồng, đắp nổi hai con nghê Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ,một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hình
hổ phù Khách đến tham quan khu di tích lịch sử Đền Hùng đều đến đây với tấmlòng thành kính thắp nén tâm nhang kính báo đến các vị vua Hùng và xin phépvào đền tham quan, chiêm bái
Đền Hạ: Đây là ngôi đền đầu tiên trong khu di tích lịch sử Đền Hùngđược xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”,gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ,kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước Đốc xâyliền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa
Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũilợn Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ đã sịnh hạ ra bọc trăm trứng phát tíchcủa hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng và đùm bọc
Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm
1917, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong,bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.Trong nhà bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ ChíMinh khi Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Trang 28Chùa Thiên Quang: Ngôi chùa thờ phật duy nhất trong khu di tích lịch sửĐền Hùng được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các toà Tiền đường (5gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà
Tổ ở phía sau Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cộtxây, kèo suốt Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong Bờ nóc tiền đườngđắp lưỡng long chầu nguyệt Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa Trước sân chùa có
2 tháp sư, hình trụ, 4 tầng; trên nóc đắp hình hoa sen; lòng tháp xây rỗng; cửavòm nhỏ Trong tháp có bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viêntịch tại chùa
Chùa còn có một gác chuông, được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo kiểu chồng rường kết hợp với bẩy kẻ Các bẩy, kẻ hầunhư để trơn, không chạm trổ Quả chuông treo trên gác không ghi niên đại đúcchuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện,
Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xâytheo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m;mái hiên cao 1,8m Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3cửa Với hệ thống kiến trúc đơn giản nhưng đây là ngôi đền mà du khách khiđến với khu di tích lịch sử Đền Hùng không ai là không ghé qua Vơi sự tíchrằng đây là nơi vua Hùng cùng các lạc hầu lạc tướng bàn công việc nước Tạisân của đền Trung còn có chứng tích bằng bộ bàn ghế đá - cho rằng đây là nơihọp bàn của vua Hùng Bên cạnh đó tại đây cũng với sự tích Lang Liêu dângbánh trưng - bánh giầy thể hiện cho trời và đất và được vua cha truyền ngôi trởthành vị vua Hùng thứ 6 Với những sự tích như vậy mà ngày nay ai ai cũng tâmniệm rằng đây là một ngôi đền thiêng và lên đây với lời nguyên cầu công danh
sự nghiệp
Đền Thượng: Là ngôi đền đứng ở vị trí cao nhất trong khu di tích lịch sửĐền Hùng và là ngôi đền quan trọng nhất nên các công trình của đền được xâydựng chi tiết, tỉ mỉ, đặc sắc và cẩn trọng theo kiến trúc hình chữ Vương: phíatrước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung Vớitên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh) đây là nơivua cùng các lạc hầu lạc tướng tế trời cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, nhânkhang vật thịnh, mùa màng tươi tốt… Với sự tích như vậy hiện nay đền Thượng
là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân, là nơi ban phước lành, may
Trang 29mắn, vạn vật bình an Ngoài ra, bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hìnhvuông, cao 1,3m, rộng 0,3m tương trưng cho lời thề của An Dương Vương sẽbảo vệ nước non Việt Nam đến cùng với Vua Hùng.
Lăng Hùng Vương: tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6 Lăng mộnằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặtquay theo hướng Đông Nam Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầngtrên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu longtranh châu”; mái đắp giả ngói ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặtTây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh cótường bao quanh, chất liệu bằng đá Trong lăng có mộ vua Hùng Mộ xây hìnhhộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m Phía trong lăng còn có bia đá ghi:biểu chính (lăng chính) Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng(lăng Hùng Vương)
Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xâydựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồmnhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), cóphương đình nối tiền bái với hậu cung Đây là ngôi đền thờ hai vị công chúaTiên Dung và Ngọc Hoa người đã có công lao to lớn trong việc dạy dân trồnglúa, nuôi tằm dệt vải
Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8mái Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắpnghê chầu Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏtrong núi)
Ngoài 4 ngôi đền và một chùa chính ở núi Nghĩa Lĩnh trong khu di tíchlịch sử Đền Hùng còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ và Đền Lạc Long Quân tạo lạctrên hai ngọn núi đó là núi Vặn Và Núi Trọc:
Đền Tổ mẫu Âu Cơ: được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núiVặn) vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004 Các hạng mục kiến trúcgồm: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệthống sân, vườn Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim,mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch Đền chính kiểu chữ đinh, códiện tích 137m2 Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng.Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá
Trang 30Đền thờ Lạc Long Quân: khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim(hay còn gọi là núi Trọc), với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thànhnăm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền
tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằngđồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo Theotruyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục và congái Động Đình Quân tên là Thần Long Lạc Long Quân được xem là vị vuanước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc Lạc Long Quân và Âu Cơ được xemnhư là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trămtrứng" Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộlạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằmtại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi
là núi Hùng) khoảng 1 km về phía Đông Nam
2.3.1.4 Lễ hội đền Hùng
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhàĐinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôiđền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của ĐấngThánh Tổ xưa…Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:
Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng ba
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mangtầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nướccủa các vua Hùng Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hộithực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống(đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng,
và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đềnThượng Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam dâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa,lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt quacác đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu củađời sống tâm linh Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ
Trang 31làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên Theo quanniệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và nhữnggốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian Đó là những cuộc thi hát xoan (tứchát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thikéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập cácđoàn thủy binh luyện chiến
Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ Từ năm 2007, ngày
10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ
do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trungương Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng PhúThọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ ChíMinh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v
Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", "năm tròn" là số năm
kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5"; Trung ương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Dulịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạoĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, Ủy banTrung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương "Nămlẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại Ủy ban nhân dân tỉnh PhúThọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổchức các hoạt động trong lễ hội
2.3.1.5 Thống kê bảng hỏi dành cho du khách về lễ hội đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận Tác giả đã làm mộtcuộc điểu tra cho du khách về lễ hội đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng HùngVương Kết quả cuộc điều tra như sau:
Số phiếu phát ra: 250 phiếu
Số phiếu thu về : 250 phiếu
Mỗi phiếu gồm 10 câu hỏi liên quan đến Đền Hùng và tín ngưỡng Thờcúng Hùng Vương (mẫu phiếu ở phần phụ lục) Vơí 250 phiếu thu về và 10 câuhỏi mỗi phiếu tác giả thu lại được kết quả qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 02: Tổng hợp bảng hỏi tại khu di tích lịch sử Đền Hùng
Trang 32Câu 5: Du khách biết đến các thông tin trong bảng hỏi qua những nguồnnhư: giáo dục phổ thông, mạng xã hội, truyền thông, Internet, bạn bè, anh chị
em, sách, báo chí, thông tin đại chúng… Trong đó nguồn thông tin cũng cấpcho du khách phần lớn ở internet, các trang mạng ( Facebook, zalo, youtobe…)
Câu 10: Với câu hỏi đóng góp ý kiến một số du khách cũng đã đóng góp,đưa ra những suy nghĩ, mong muốn của mình, nhằm nâng cao nhận thức của xãhội về lễ hội và di tích đền Hùng cũng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Tuy nhiên số lượng này còn ít và khá hạn chế Một số đóng góp ý kiến chânthành từ du khách như: Vấn đề về môi trường, về giá dịch vụ, hoạt động lễ hội,công tác an ninh trật tự, sân chơi bóng chuyền hoạt động thể thao nhằm chàomừng ngày hội chưa tốt, vấn đề trang phục của khách, hiện tương lôi kéo, chèokéo khách, Nhà vệ sinh công cộng thu phí nhưng thực hiện chưa tốt, ý thức củakhách đến tham quan còn quá kém ( vệ sinh không đúng nơi quy đinh), có xảy
ra hiện tượng móc túi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại đền Hùng…
2.3.1.6 Một số hiện trạng còn tồn tại riêng ở khu di tích lịch sử Đền Hùng - Xã
Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Với những thông tin điều tra được qua tự bản thân cảm thấy cũng nhưqua bảng hỏi của du khách tác giả nhận thấy công tác quản lý quản lý khu dittichs lịch sử đền Hùng trong những năm gần đây đã có sự phát triển đầu tưmạnh mẽ Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hiện trạng vấn đề tiêu biểu như:
Hiện trạng về giá dịch vụ tại khu di tích lịch sử Đền Hùng: