1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đối sách của thái lan trước sự trỗi dậy của trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 (luận văn thạc sỹ)

117 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với khu vực này không phải là “quay lưng” lại với Trung Quốc mà là làm thế nào để khai thác được các cơ hội từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, từ vai t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ MINH LÝ

ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG

QUỐC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ MINH LÝ

ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG

QUỐC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016

Trang 3

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Cấu trúc của luận văn 12

CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC 13

1.1 Nhân tố bên ngoài: 13

1.1.1 Khái quát sự trỗi dậy của Trung Quốc: 13

1.1.2 Nhân tố quốc tế: 17

1.1.3 Nhân tố Khu vực 20

1.2 Nhân tố bên trong: 26

1.2.1.Quan hệ Thái- Trung trong lịch sử: 26

1.2.2 Quan hệ Thái – Trung từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc tới năm 2001: 28

1.2.3 Nhận thức của Thái Lan về sự trỗi dậy của Trung Quốc: 30

1.2.4 Chính sách của Trung Quốc đối với Thái Lan từ 2001-2016: 34

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2:NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC 39

2.1 Can dự với Trung Quốc: 39

2.1.1 Mục tiêu và phương cách can dự: 39

2.1.2 Quá trình thực hiện chủ trương can dự với Trung Quốc: 41

2.1.2.1 Can dự về chính trị - ngoại giao: 41

2.1.2.2 Can dự về kinh tế: 45

2.1.2.3 Can dự trong các lĩnh vực khác 46

Trang 4

2

2.1.2.4 Tích cực ủng hộ Trung Quốc thực hiện các sáng kiến hợp tác với

ASEAN và khu vực: 49

2.2 Phòng ngừa Trung Quốc: 51

2.2.1 Tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng với Mỹ: 52

2.2.2 Tích cực tham gia và thúc đẩy sự phát triển của ASEAN: 56

Tiểu kết chương 2 66

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY 68

CỦA TRUNG QUỐC 68

3.1 Nhận xét về đối sách của Thái Lan đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc: 68

3.2 Tác động từ triển khai đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc 70

3.2.1 Đối với Thái Lan 70

3.2.1.1.Tác động tích cực 70

3.2.1.2 Tác động tiêu cực 80

3.2.2 Đối với Trung Quốc: 82

3.2.3 Tác động đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc: 85

3.2.4 Tác động tới Việt Nam: 87

3.3 Một số khuyến nghị về đối sách của Việt Nam đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm sắp tới: 88

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 108

Trang 5

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 ACFTA ASEAN-China Free Trade

Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya-Mê Kông

4 ADMM+ ASEAN Defense Ministerial

6 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

7 AIIB Asian Infrastructure

11 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

12 ASCC ASEAN Socio-Cultural

Trang 6

4

14 ASEAN+3 ASEAN Plus Three ASEAN Cộng 3

15 ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á-Âu

16 CAFTA China – ASEAN Free Trade

Agreement

Hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN

17 CSCAP The Council for Security

Cooperation in the Asia Pacific

Hội đồng Hợp tác An ninh Châu

Á Thái Bình Dương

18 EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

19 EHF Early Harvest Programme Chương trình thu hoạch sớm

20 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

21 IAI Initiative for ASEAN

Integration

Sáng kiến Hội nhập ASEAN

22 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

23 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội

24 RCEP Regional Comprehensive

Economic Partnership

Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh

tế Toàn diện Khu vực

25 SEANWFZ The Southeast

Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty

Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân

26 SCO Shanghai Cooperation

Organisation

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

27 TAC Treaty of Amity and

Cooperation in Southeast Asia

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á

28 USD United States Dollar Đô la Mỹ

29 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa, tới đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xuất hiện với tư cách là một trong những cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới Sự trỗi dậy của Trung Quốc được xem là một trong những hiện tượng quốc tế ấn tượng nhất, kể từ khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI

Từ một nước nghèo nàn lạc hậu vào những năm 70 thế kỷ XX, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, cường quốc quân sự, cường quốc chinh phục vũ trụ lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ tới an ninh và phát triển của thế giới Với sự trỗi dậy đó, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu, đang bị thách thức nghiêm trọng Trung tâm quyền lực thế giới đã và đang tiếp tục chuyển dịch từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương

Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua đã góp phần quan trọng làm sôi động nền kinh tế giới Trung Quốc trở thành một đầu tầu mới, kéo nền kinh tế thế giới tiến về phía trước

Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng đặt

ra nhiều vấn đề gây quan ngại Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn khẳng định nước họ kiên trì con đường trỗi dậy hòa bình, quyết không xứng bá, không phát triển bằng cách gây phương hại cho sự phát triển của các nước khác, nhưng thực tế những gì Trung Quốc đã và đang làm, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, không diễn ra như Trung Quốc cam kết Ở khu vực này, Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh của mình để hiện thực hóa dần các tham vọng lãnh thổ của họ ở biển Đông Trong ứng xử với các nước láng giềng, Trung Quốc tiếp tục chính sách “chia

dể trị” như các Hoàng đế Trung Hoa đã làm từ hơn một thế kỷ về trước Sự phồn vinh kinh tế của Trung Quốc đi cùng với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của

Trang 8

6

nhiều nước đang phát triển, trong đó có các nước Đông Nam Á Dưới danh nghĩa hợp tác đầu tư, Trung Quốc đang tạo nên dòng di cư mới của người Hoa vào các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước trên bán đảo Đông Dương

Những hoạt động trên của Trung Quốc khiến các nước Đông Nam Á không thể tin vào những điều Trung Quốc nói Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với khu vực này không phải là “quay lưng” lại với Trung Quốc mà là làm thế nào để khai thác được các cơ hội từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, từ vai trò nước đang phát triển lớn nhất thế giới của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của mình trong quan hệ Bắc

- Nam, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ sự phát triển của Trung Quốc đối với Đông Nam Á

Với nhận thức như vậy, trong những năm qua, cũng như các nước thành viên khác của ASEAN, Thái Lan đã nỗ lực tìm kiếm đối sách để biến sự trỗi dậy của Trung Quốc thành cơ hội phát triển cho nước họ và hạn chế các tác động tiêu cực từ

sự trỗi dậy đó Có thể nói, về đại thể, người Thái đã thành công Quan hệ Thái - Trung đã không ngừng phát triển, bất kể giới quân sự, doanh nhân hay giới quan liêu lên cầm quyền ở nước này từ đầu thế kỷ XXI tới nay Quan hệ hợp tác với Trung Quốc không chỉ mang lại Thái Lan những nguồn lực quan trọng để phát triển

mà còn giúp nước này nâng cao vai trò của họ trong ASEAN, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc Bên cạnh những lợi ích tích cực thì cũng như các nước ASEAN khác, Thái Lan đã phải trả giá cho chính sách can dự với Trung Quốc Nhưng những lợi ích thu được từ sự can dự đó lớn hơn

Là một nước láng giềng phía Nam của Trung Quốc, Việt Nam đã và đang chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất, từ sự trỗi dậy của Trung Quốc Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã tích cực tìm kiếm những đối sách cần thiết

để thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc So với Thái Lan, việc hoạch định đối sách của nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc phức tạp hơn Bởi vì, giữa Việt

Trang 9

Ở nước ta, cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách và quan hệ quốc tế của Thái Lan nói chung, quan hệ Thái - Trung nói riêng Nhưng một công trình chuyên khảo cứu về đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, còn thiếu vắng

Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống

và sâu rộng về đối sách của Thái Lan đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc Những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của nước ta đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy trong thời gian tới

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài

“Đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến năm

2016” để viết luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quan hệ quốc tế

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Thái Lan

Cho tới gần đây, phần lớn các công trình đó đều tập trung nghiên cứu về lịch sử Thái Lan, con đường phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của nước này Việc nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Thái Lan ở thời kỳ sau chiến tranh lạnh, trong đó có quan hệ Thái – Trung, chưa thật sự được chú ý Về

hướng nghiên cứu này, mới chỉ có luận án Tiến sỹ của Đinh Hữu Thiện “ Quan hệ Thái - Trung từ 1991 đến 2010” được bảo vệ vào năm 2012 tại Học viện Khoa học

xã hội và Nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Trong bản luận án

đó, tác giả đã phân tích khá sâu quá trình phát triển của quan hệ Thái – Trung, từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc tới 2010 và làm rõ tác động của mối quan hệ này đối

Trang 10

8

với Thái Lan, với Trung Quốc và Đông Nam Á Mặc dù có đề cập tới tác động của

sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Thái Lan, nhưng tác giả luận án chưa chú ý phân tích đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy đó như thế nào

Ngoài công trình trên, trong năm 2015, năm kỷ niệm 40 năm quan hệ Thái – Trung, PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ đã công bố hai bài viết về mối quan hệ này Trong

bài viết, “Nhìn lại quan hệ Thái - Trung sau 40 năm phát triển “ đăng trên Tạp chí

nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, 2015, tác giả tập trung phân tích những thành tựu

của mối quan hệ này sau 40 năm phát triển Bài viết thứ hai “Quan hệ quân sự Thái- Trung” (Tạp chí Quan hệ quốc phòng, Quý 3, 2015), PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ đã

phân tích khá sâu thực trạng hợp tác quan hệ quân sự - quốc phòng giữa Thái Lan

và Trung Quốc, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và đưa ra nhận xét về lĩnh vực hợp tác này giữa hai bên

Ở nước ngoài, việc nghiên cứu về quan hệ Thái - Trung được chú ý hơn

Cho tới nay, một số công trình như Clark.D Neher với “Thailand‟s foreign policy

on China, Japan” (Chính sách đối ngoại của Thái Lan về Trung Quốc, Nhật Bản)in Trong: Wurfel D., Burton B (eds) Kinh tế chính trị của chính sách đối ngoại ở Đông Nam Á Kinh tế Chính trị Quốc tế.Nxb Palgrave Macmillan, London, 1990; Tuôn-li-xơng với “Thailand‟s history in Chine‟s acknowledgement” (Lịch sử Thái Lan trong sự nhìn nhận của người Trung Quốc); Chulacheeb Chinwanno với “Thai - Chinese Relations: Securityand Strategic Partnership” (Quan hệ Thái-Trung: Quan hệ đối tác An ninh và chiến lược” Working paper

No.155 S.Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 24 March 2008;

và “Rising China and Thailand‟s Policy of Strategic Engagement.” (Trung Quốc đang trỗi dậy và Chính sách can dự về chiến lược của Thái Lan)

http://www.nids.go.jp/english/publication/joint_research/series4/pdf/4-3.pdf

Nhà nghiên cứu Thái Lan Sompop Manarungsan với hàng loạt bài nghiên

cứu về mối quan hệ Thái – Trung như: “Thailand – ChinaCooperation in Trade,

Trang 11

9

Investment and Official Assistance” (Hợp tác Thái Lan - Trung Quốc trong mậu

dịch, đầu tư và viện trợ chính thức)

(www.ide.govip/English/Publish/Download/pdf/01_thailandchina.pdf );

Trong các bài viết trên của tác giả đã phân tích sâu sắc về quan hệ Thái Lan – Trung Quốc trong các lĩnh vực an ninh, chiến lược và kinh tế, thương mại Đây là những tài liệu tham khảo tốt và là một nguồn cung cấp tư liệu quan trọng cho học viên trong quá trình viết luận văn

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số cuốn sách, bài viết trên các trang mạng

Internet như: “Economic and Trade Relations between China and Thailand Kingdom” Quan hệ kinh tế và mậu dịch giữa Trung Quốc và Vương quốc TháiLan” (chinagatecn/english/365.htm); John Funston, “Thailand: Reforms Politics (Thái Lan: Cải cách chinh trị in trong cuốn Government and Politics in Southeast Asia,

Edited by John Funston, Institute of Southeat Asia, Singapore); Bala Ramasamy

and Venus T.Viana, “ASEAN‟s Foreign Direct Investment into the Poeple‟s Republic of China” (Đầu tư trực tiếp của ASEAN vào CHND Trung Hoa) Discussion Paper No 95.12 - September 1995 ISSN; Ian Storey “Trung Quốc – Thái Lan: tăng cường quan hệ quân sự, an ninh trong thế kỷ XXI” (Bài đăng trên

mạng Jamestown Vietnamnet dịch và đăng trên mạng này); Jose L.Tongzon,

“ASEAN-China Investment Cooperation: Status and Prospect” (Hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc: Thực trạng và triển vọng) in trong cuốn “ ASEAN –China Economic relations” Edited by Saw Swee –Hock”, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 2007; hay một số bài viết đăng trên các trang mạng ở Trung Quốc như: “Sino-Thai Relations” (Quan hệ Trung Quốc và Thái Lan)

http://www.tandfonline.com/loi/caet20

(http://politics.people.com.vn/GB/8198/206624/206627/13096905.html); “Nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư Trung Quốc – Thái Lan” (www.cnki.com.cn/Article/CJFDTOTAL-DWMY199704005.htm) và “Quan hệ kinh tế thương mại Trung – Thái ngày càng chặt chẽ, tương lai rộng mở”

Trang 12

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận vănlà Đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến hết năm 2016

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là nhận diện đối sách của Thái Lan đối với

sự trỗi dậy của Trung Quốc, trên cơ sở đó kiến nghị chính sách của Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở hoạch định, nội dung đối sách và các giải pháp mà Thái Lan đã thực hiện nhằm không chỉthích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc mà còn có thể hưởng lợi và hạn chế các tác động tiêu cực từ một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với an ninh và phát triển của họ Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 13

11

 Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ ba, rồi thứ hai trên thế giới;

 Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự thứ ba trên thế giới;

 Trung Quốc bắt đầu đề xướng và cổ vũ những lý thuyết riêng về an ninh và quan hệ quốc tế như: “An ninh mới”, quan hệ nước lớn kiểu mới, hợp tác cùng thắng

 Đề xuất và thực thi các sáng kiến hợp tác đa phương trong đó Trung Quốc đóng vai trò dẫn dắt (SCO, Diễn đàn Bắc Ngao )

+ Năm 2016 là năm Thái Lan và Trung Quốc bước vào năm đầu tiên của thập kỷ thứ tư trong quan hệ của họ Hai bên đang thực hiện các dự án hợp tác lớn nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Thái - Trung

+ Năm 2016, ASEAN và Trung Quốc kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Mối quan hệ này là nhân tố quan trọng tác động tới quan hệ Thái - Trung và ngược lại

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thế giới, về khu vực và quan hệ quốc tế

ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiếp cận dưới quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo và lý thuyết địa chính trị

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu chính sách Bên cạnh đó, người viết sẽ kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử như phương pháp lịch đại, đồng đại phương pháp nghiên cứu văn bản, phương pháp phân tích chính sách… Các phương

Trang 14

12

pháp thống kê, so sánh, xây dựng bảng biểu… của một số ngành khoa học khác cũng sẽ được sử dụng, khi cần thiết và thích hợp

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Các nhân tố chi phối đối sách của Thái Lan đối với sự trỗi dậy

của Trung Quốc.Các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong chi phối quá trình hoạch định đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Chương 2:Nội dung và quá trình triển khai Đối sách của Thái Lan trước sự

trỗi dậy của Trung Quốc:phân tích và làm rõ nội dung của đối sách, các giải pháp và quá trình triển khai đối sách đó

Chương 3: Nhận xét về đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung

Quốc.Đánh giá những tác động từ việc triển khai đối sách của Thái Lan trước sự

trỗi dậy của Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trang 15

13

CHƯƠNG 1:

CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐỐI SÁCH CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC

1.1 Nhân tố bên ngoài:

1.1.1 Khái quát sự trỗi dậy của Trung Quốc:

Sau hơn 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, GDP của Trung Quốc tăng trung bình 9,4% gấp 4 lần mức tăng trưởng của các nước phát triển, gấp 3 lần của thế giới

và 2 lần của các nước đang phát triển Nếu vào năm 1978, GDP của Trung Quốc mới chỉ đạt mức 147,3 tỷ đô la Mỹ thì tới năm 2004, con số đó đã lên tới 1.640 tỷ

đô la Mỹ, tăng gấp 11 lần1

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc trở thành một đầu tầu khác của thế giới sau Mỹ Năm 2004, nếu tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường, GDP của Trung Quốc chiếm 4,1% tổng giá trị sản lượng toàn cầu, còn nếu đánh giá dựa theo sức mua thì phần của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đã vượt mức 13% Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, trong 4 năm từ 2000 tới

2003, cống hiến của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới đã lên tới 1/3 trong khi đó của Mỹ là 13%

Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài Năm 2010, FDI vào Trung Quốc đã đạt tới hơn 860 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ lên tới 1.950 tỷ USD, cao nhất thế giới2 Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nơi các tập đoàn đa quốc gia lập cơ sở sản xuất

Kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc từ 20,6 tỷ năm 1978 lên tới 1.154,79 USD năm 2004, tăng bình quân 16,8 % Trung Quốc đã trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ ba trên thế giới3 Hiện nay Trung Quốc đang sở hữu 5 trong số 20 cảng hàng

1 Dẫn theo Tin Kinh tế, TTXVN phát hành ngày 19/4/2004, tr 5

2 Tài liệu trên

3

Tài liệu trên, tr.5

Trang 16

14

đầu thế giới4 Năm 2009, tỷ trọng công nghiệp trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã tăng lên 9,6%, giúp nước này vượt qua Đức, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới5 Với đà phát triển hiện nay, một số chuyên gia kinh tế thậm chí còn dự báo Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ về mặt GDP, có thể chỉ cần tới năm 2020

Không chỉ liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Trung Quốc cũng đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển xã hội Khoảng nửa tỷ người ra khỏi tình trạng đói nghèo6 Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh và trở thành một lực lượng tiêu dùng ngày càng lớn Năm 2009, giới trung lưu Trung Quốc đã chi 9 tỉ 400 triệu đôla để mua những mặt hàng xa xỉ, qua mặt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ nhì sau Nhật Bản7

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và hiện đại hoá quốc phòng Trong mấy năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ngày càng gia tăng, tương thích với cường lực kinh tế của họ Nếu vào năm 2005, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc bằng 7,3 % toàn

bộ ngân sách quốc gia của nước này, năm 2006 bằng 7,4 %, thì tới năm 2007, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chiếm 7,5 % toàn bộ ngân sách quốc gia, với giá trị lên tới tới 350,92 tỷ NDT (44,94 tỷ đô la Mỹ) tăng 17,8 % so với năm 20068 Đây là mức chi tiêu cho quốc phòng cao nhất trong vòng 10 năm qua

Với nguồn ngân sách quân sự dồi dào, một mặt Trung Quốc tích cực mua sắm vũ khí trang, thiết bị quân sự hiện đại của nước ngoài, mặt khác họ đẩy mạnh việc nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự hiện đại của riêng

họ Một trong những kết quả đó là triển vọng sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc trong vòng 8 đến 10 năm nữa Loại máy bay J-20 này có thể sánh

4 Số liệu lấy từ bài viết của Tạp chí Le Nouvel Economiste Bài đăng trên Tin kinh tế ngày 19/4/ 2004

5

Dẫn theo bài : Ngoại thương Trung Quốc năm 2010 (ww.bsc.com.vn/News/2010/10/27/117884.aspx )

6 Tài liệu trên

7 Số liệu dẫn từ bài : Giai cấp trung lưu ngày càng đông tại TQ tiêu thụ nhiều hàng hiệu (www.voanews.com.Vietnamese/News/lifestyle/business-china-luxury-8-19-10-101128544.htm)

8

Dẫn theo Tin Kinh tế TTXVN phát hành ngày 6/3/2007, tr.5

Trang 17

15

ngang phi cơ chiến đấu thế hệ thứ năm cực kỳ hiện đại mà mới chỉ có Mỹ sở hữu, còn Nga đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm J-20 được cho là có khả năng mang tên lửa, tiếp liệu trên không, tầm hoạt động vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc9

Cùng với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn, sức mạnh chính trị, quân sự, khoa học công nghệ của Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng

Về phương diện chính trị, vị thế của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có sự thay đổi lớn Trung Quốc là một trong hai uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có tiềm lực kinh tế lớn nhất thế giới10 Cũng như

Mỹ, Nga, Trung Quốc là một trong 3 cường quốc hàng đầu về vũ trụ Đó là chưa kể,

từ lâu Trung Quốc đã là một trong những nước sở hữu hạt nhân trên thế giới Tiềm lực quân sự của Trung Quốc hiện nay cũng khiến tất cả các cường quốc còn lại trên thế giới phải tính tới phản ứng của Bắc Kinh, trước khi quyết định bất kỳ hành động quân sự ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Bởi vì, hiện nay Trung Quốc có lợi ích ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ Latinh, khu vực được xem là sân sau của Mỹ

Dựa trên quốc lực ngày càng hùng mạnh của mình, từ khi bước vào thế kỷ XXI, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã từ bỏ phương châm đối ngoại “Giấu mình chờ thời” để tham gia vào các công việc khu vực và quốc tế với một tinh thần tự chủ, năng động hơn Trung Quốc không chỉ có quan điểm độc lập về cải cách Liên hợp quốc11, đóng vai trò lãnh đạo trong tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà còn lập ra Diễn đàn Bác Ngao vì châu Á, thu hút sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo ở châu lục này Cùng với Nga, Trung Quốc đã sáng lập ra Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (2001) nhằm thúc đẩy hợp

9 Dẫn theo bài : Sức mạnh quân sự mới của Trung Quốc

Xem thêm bài “ Sự trỗi dậy của Trung quốc “ đăng trên Thông tin Kinh tế thế giới Số 13/6/ 2005

Trang 18

Ngoài việc sáng lập các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế mới, điểm đáng chú ý nữa trong chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc là họ đã đề ra được cả những lý thuyết mới nhằm tạo cơ sở lý luận cho hợp tác và kiến tạo trật tự thế giới mới trong thế kỷ XXI Khái niệm An ninh mới (New Concept of Security – NCS ) được các nhà lãnh đạo Trung Quốc chính thức đưa ra vào năm 1998 Khái niệm này chủ trương xây dựng trật tự thế giới đa cực và đề cao vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán12

Để thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang cổ động lý thuyết thế giới hài hoà do Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đưa ra Từ khi lên cầm quyền (2012), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đề xuất “Giấc mộng Trung Hoa”, biến Trung Quốc thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049, năm đánh dấu 100 năm ra đời của CHND Trung Hoa

Trong quan hệ với các nước đang phát triển, Trung Quốc đề ra nguyên tắc hợp tác “cùng thắng” Theo nguyên tắc này, tất cả các nước đều có thể hưởng lợi từ kết quả hợp tác Nguyên tắc “cùng thắng” là sự đối lập hoàn toàn với nguyên tắc

“bên được, bên thua” (zero and sum) mà các nước phương Tây thường sử dụng trong quan hệ với các nước đang phát triển Nguyên tắc hợp tác “cùng thắng” của

12

Jyrgen Haacke, ASEAN's Diplomatic and Security Culture: Origins, Development and Prospects (London

and New York: Routledge Curzon, 2003), 138

Trang 19

1.1.2 Nhân tố quốc tế:

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới nhìn chung là hoà bình, hợp tác và phát triển Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh với việc các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Việc giao lưu, mở rộng quan hệ trở thành xu thế tất yếu mà biểu hiện sinh động của nó là bầu không khí hòa bình, hợp tác, phát triển và việc nở rộ của các cơ chế, diễn đàn và liên kết đa phương, đa tầng nấc Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, dân tộc Trong bối cảnh đó, hầu hết các quốc gia đều quyết định mở cửa, tham gia vào các tiến trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế để đón bắt các cơ hội phát triển mới Để phát triển, tất cả các nước lớn, nhỏ trên thế giới đều mong muốn duy trì một môi trường quốc tế hoà bình, an ninh và ổn định Chiến tranh thế giới mới khó có khả năng xảy ra do các nước lớn đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hòa bình để phát triển Tuy nhiên, xung đột cục bộ và xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn định chính trị… vẫn có nguy cơ bùng phát Đặc biệt, sau sự kiện 11/9/2001 ở nước

Mỹ, mối đe dọa của các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm

13 Tài liệu trên

Trang 20

Trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra phức tạp, đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau Tuy nhiên, các nước đó đều xu hướng tránh đối đầu, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tranh thủ và kiềm chế lẫn nhau Trên cơ sở tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn hiện nay, cục diện thế giới “nhất siêu, đa cường” đang hình thành rõ nét Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới với sức mạnh vượt trội trên các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự và vai trò chủ đạo trong các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt thế giới như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Tuy nhiên, sức mạnh và ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực và quốc tế của các nước lớn khác như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ cũng không ngừng gia tăng Trung Quốc được coi là cường quốc đang trỗi dậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quân sự Vị thế của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng và được dự báo là có nhiều triển vọng trở thành cường quốc sánh ngang Mỹ trong tương lai không xa Nga là nước kế thừa Liên Xô cũ, có cơ sở hùng hậu về công nghiệp, khoa học kỹ thuật cơ bản, quân sự mạnh, có vị thế địa - chính trị đặc thù nằm trên hai lục địa Á - Âu Sau một thời gian bị khủng hoảng, bước vào thế kỷ XXI, Nga đã có dấu hiệu chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn chính trị Nhật Bản

là nước lớn về kinh tế đứng thứ hai thế giới và đang tìm cách nâng cao vị thế chính trị và ảnh hưởng của họ trên trường quốc tế Trong những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, nhưng thời gian gần đây đã có dấu hiệu ổn định

Trang 21

tế đang tăng trưởng cao và ngày càng chủ động và tích cực tham gia vào hợp tác khu vực, liên khu vực, Ấn Độ đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước lớn

Trên cơ sở tương quan so sánh lực lượng và mục tiêu chiến lược, hiện nay sự tập hợp lực lượng giữa các nước lớn phát triển theo hai xu hướng đơn cực và đa cực

Với ưu thế vượt trội về sức mạnh tổng lực, Mỹ chủ trương xây dựng trật tự thế giới đơn cực do mình lãnh đạo Do đó, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn các nguy cơ thách thức vị trí siêu cường của mình Đáng chú ý, sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ sử dụng chiêu bài chống khủng bố thông qua thiết lập liên minh chống khủng bố như

là một cách tập hợp lực lượng mới Tuy nhiên, trên thực tế Mỹ cũng có những hạn chế nhất định, không thể tự giải quyết mọi vấn đề quốc tế Hơn nữa, trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng cả về an ninh và phát triển và để tranh thủ

sự ủng hộ dư luận trong và ngoài nước, Mỹ vẫn cần sự ủng hộ và hợp tác của các nước lớn khác cũng như các thể chế đa phương

Các nước lớn khác một mặt tìm cách tăng cường hợp tác kiềm chế mưu đồ

bá chủ của Mỹ nhưng không có ý định hợp tác thành một mặt trận hay giương cao ngọn cờ đi đầu chống bá quyền của Mỹ mà tìm cách tránh đối đầu, tranh thủ hợp tác với Mỹ

Những chuyển biến trong môi trường chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế như đã đề cập ở trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hoạch định chính sách của Thái Lan Một mặt, các xu thế đó khiến họ phải điều chỉnh lại mối quan

Trang 22

20

hệ, vốn được xây dựng và phát triển trong bối cảnh chiến tranh lạnh và nghiêng về hợp tác chính trị- an ninh, sang các dạng quan hệ khác phù hợp hơn với xu thế hòa dịu và hợp tác trên thế giới

1.1.3 Nhân tố Khu vực

i) Bước phát triển mới của hội nhập khu vực ở Đông Nam Á

Bước vào thế kỷ mới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục chứng tỏ

là một khu vực phát triển năng động và có môi trường chiến lược hoà bình và tương đối ổn định hơn so với các khu vực khác trên thế giới

Tuy nhiên, môi trường an ninh khu vực vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Nga - Nhật, Trung - Ấn, Trung - Nhật, giữa một số nước ASEAN, giữa Trung Quốc, Đài Loan

và Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei ở Biển Đông, các điểm nóng do di sản của Chiến tranh lạnh như ở Bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan, các nước trong khu vực đang phải đối diện với một loạt các vấn đề an ninh phi truyền thống như xung đột sắc tộc, ly khai, khủng bố, nạn cướp biển, buôn người, tội phạm xuyên quốc gia… Những vấn đề đó đã và đang tác động sâu sắc đến môi trường hợp tác và an ninh toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á Sự nổi lên những vấn đề an ninh phi truyền thống đã tạo ra cơ hội để các nước trong cộng đồng quốc tế cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề chung toàn cầu Đây cũng là cơ hội để tập hợp các

nỗ lực toàn cầu và khu vực, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, lớn nhỏ

Từ những thách thức mới về an ninh đòi hỏi các nước phải tăng cường cải cách trong nước, hoàn thiện chính sách pháp luật, tìm kiếm các giải pháp mới để đảm bảo phát triển bền vững Sự khủng hoảng năng lượng, gia tăng tranh chấp chủ quyền và chạy đua vũ trang, khủng bố bạo lực, ly khai dân tộc không chỉ tạo sức ép

về chủ quyền và an ninh quốc gia, làm cho các nước yếu hơn tìm kiếm hay mượn sức mạnh nước ngoài, đặc biệt là hợp tác với các nước lớn, để tăng sức đề kháng,

mà còn buộc các nước lớn nhỏ trong khu vực, điều chỉnh, thay đổi nhận thức và hành động chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của mình

Trang 23

21

Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, quá trình mở rộng ASEAN đã hoàn tất Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc tình trạng chia rẽ, đối đầu chính trị - tư tưởng giữa các nhóm nước trong khu vực Sự ra đời của ASEAN 10 không chỉ nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN mà cả còn tạo cơ hội cho các nước Đông Nam Á hợp tác, bổ sung các nguồn lực cho nhau để cùng phát triển

Trước những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực khi bước vào thế kỷ XXI, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và tác động của sự trỗi dậy đó đối với an ninh và phát triển của Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo ASEAN ngày càng nhận thấy sự cần thiết của việc làm sâu sắc hơn hội nhập khu vực Nhận thức này được phản ánh rõ trong phát biểu Tổng thống Philippin Gloria Arryo tại Ban Thư

ký ASEAN ở Jakarta ngày 13/1/2001 Theo bà, “Trong một thế giới bấp bênh về an ninh và biến động liên tục về kinh tế, chúng ta biết rằng cá thể các quốc gia Đông Nam Á, dù rộng lớn như Indonesia hay tiên tiến về kinh tế như Singapore, không thể có hoà bình, không thể phát đạt, không thể hy vọng có thịnh vượng, không thể

có niềm tin vào tưong lai, trừ phi làm việc cùng nhau, đứng bên cạnh nhau, góp chung của cải, chia sẻ ngày càng nhiều mối quan tâm, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng nói chung một tiếng nói trong các hội đồng của thế giới”14 Nhận thức trên của nhà lãnh đạo Philippines cũng là nhận thức chung của các nhà lãnh đạo khác của ASEAN, dù họ cách diễn đạt của họ là khác nhau Tại hội nghị Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali tháng 11/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN (ASSC) vào năm 2020 ASC, AEC và ASSC “sẽ được đan cài vào nhau một cách chặt chẽ, tăng cường lẫn nhau trong nỗ lực nhằm đạt được hoà bình, ổn định và thịnh vượng”15

Để hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, tại Hội nghị Thượng đỉnh Viên Chăn, các nhà lãnh đạo đã thông qua 3 kế hoạch hành động về ASC, AEC và

14

Trích Phát biểu tại Ban Thư ký ASEAN ở Giacácta ngày 13/1/2001 Xem: The Philippines‟s Stake in ASEAN Address by Her Excellency Mrs Gloria Macapagal Arroyo, President of the Philippines, at the ASEAN Secretariat General Jakarta, 13 November 2001 Tài liệu khai thác trên: http://www.aseansec.org

15 Tài liệu trên

Trang 24

22

ASCC Trên cơ sở các kết quả thu được từ việc thực hiện các kế hoạch trên, 3 Kế hoạch tổng thể về APSC, AEC và ASCC đã lần lượt được thông qua tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức ở Singapore năm 2008 và Thái Lan 2009 Với

sự điều phối của ASEAN và sự nỗ lực của tất cả các nước thành viên, ngày 31 tháng

12 năm 2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức được thành lập, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Đông Nam Á nói chung, ASEAN nói riêng Đối với mỗi nước thành viên ASEAN, sự ra đời của AC không chỉ tạo thêm nhiều cơ hội cho an ninh và phát triển của họ mà còn nâng họ lên một vị trí mới trong quan hệ với các nước lớn Là một nước thành viên lâu đời và quan trọng của ASEAN, Thái Lan cũng được thụ hưởng các lợi ích trên Trong ứng xử với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, Thái Lan không chỉ đứng trên đôi chân của mình mà còn có sự hỗ trợ của đại gia đình ASEAN

ii) Sự trở lại Đông Nam Á của Mỹ:

Cho đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn coi châu Âu là trọng điểm chiến lược Trong khi những cố gắng của Mỹ ở châu Âu không đạt được kết quả như mong muốn, cùng với đó là việc sa lầy ở khu vực Trung Cận Đông, nó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến địa vị cũng như quyền lợi của Mỹ, gây cho Mỹ nhiều khó khăn và đặt nước Mỹ trước nhiều vấn đề cần giải quyết

Từ đầu thế kỷ XXI, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc có tiềm năng thách thức vai trò, vị trí của Mỹ, Mỹ bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CATBD), nhất là Đông Nam Á với mục đích duy trì địa vị siêu cường trong thế kỷ mới Chiến lược đối với CATBD của chính quyền B.Clintơn bắt đầu rõ nét hơn Bản tuyên bố toàn diện nhất về chính sách mới đối với khu vực đã được Winston Lord trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn CATBD và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế đối với Mỹ trong thế giới mới

Trang 25

23

Khi Tổng thống B.Obama lên nắm quyền 2009, Mỹ mới có sự điểu chỉnh lớn

và thực chất trong chính sách đối ngoại nhằm thể hiện rõ nét nhất xu hướng chuyển trọng tâm tập trung vào Châu Á – Thái Bình Dương

Mục tiêu cụ thể trước mắt: Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực CATBD để duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao, nhất là để kiềm chế các nước thách thức vai trò vượt trội của Mỹ trong các khu vực này và trên toàn thế giới Mục tiêu cơ bản, lâu dài:đưa các nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu; khôi phục vị thế vai trò siêu cường duy nhất của

Mỹ và làm bá chủ thế giới

Để thực hiện mục tiêu trên, chính quyền Mỹ đã thực hiện:

Một là, tăng cường các mối quan hệ đồng minh an ninh song phương với

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines trên cơ sở duy trì đồng thuận

về chính trị với những giá trị cốt lõi của quan hệ đồng minh; bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt để đối phó những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới; bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin để răn đe bất cứ sự khiêu khích nào

Hai là, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi và các quốc gia tiềm

năng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Sinhgapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các quốc đảo ở Thái Bình Dương

Ba là, tăng cường can dự các thể chế khu vực bằng cách tiến hành tham gia

đầy đủ các diễn đàn và tổ chức như ASEAN, APEC, EAS và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự của các diễn đàn này

Bốn là, mở rộng quan hệ, mở rộng thương mại và đầu tư đối với khu vực

thông qua APEC, G20 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường minh bạch và thực hiện cam kết thương mại công bằng

Trang 26

24

Năm là, tăng cường hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực, một mặt tiến hành

“hiện đại hóa” các mối quan hệ quân sự với đồng minh ở Đông Bắc Á, mặt khác tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương

Cuối cùng là, thúc ép các nước tiến hành cải cách nhằm tăng cường bảo

vệ dân chủ, nhân quyền và tự do chính trị theo kiểu Mỹ và phương Tây16

Thực hiện chính sách “xoay trục” hướng trọng tâm chiến lược sang Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt tại Đông Nam Á, qua các động thái như ký TAC, đưa ra sáng kiến hợp tác giữa hai dòng sông Misisipi và Mê Công, tổ chức hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN, tham gia và thúc đẩy chương trình Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), tăng cường các hoạt động quân sự dọc theo vùng biển từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, củng cố mối quan hệ đồng minh ở khu vực này, tái lập các căn cứ quân sự gần biển Đông, đưa ra sáng kiến “cam kết mở rộng kinh tế Mỹ - ASEAN” đã hâm nóng các quan hệ song phương, đa phương của

Mỹ đối với Đông Nam Á, làm tăng quá trình can dự của Mỹ vào khu vực

Chính sách “xoay trục” can dự của Mỹ vào khu vực là một trong những nhân

tố quan trọng làm cho quan hệ giữa các nước lớn và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước này ở khu vực càng gay gắt, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Đây cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động tới quá trình hoạch định đối sách của Thái Lan với sự trỗi dậy của Trung Quốc

iii) Những phát triển mới trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Được thiết lập vào tháng 7 năm 1991, tới những năm đầu thế kỷ XX1, quan

hệ ASEAN - Trung Quốc đã xây dựng được những nền tảng vững chắc về cơ sở pháp lý, thể chế hợp tác và đạt được những kết qủa hợp tác thực chất Trên cơ sở những nền tảng trên và trước những biến đổi trong môi trường chính trị - an ninh

16 voi-chau-a-thai-binh-duong.html

Trang 27

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1264-chien-luoc-xoay-truc-tai-can-bang-cua-my-doi-25

trong khu vực, đặc biệt là sự chú ý trở lại của Mỹ đối với Đông Nam Á, Trung Quốc đã đề xuất sáng kiến nâng quan hệ với ASEAN lên tầm đối tác chiến lược Sáng kiến trên đã được các nhà lãnh đạo ASEAN chấp nhận Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc họp tại Bali tháng 10/2003, hai bên đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng Để hiện thực hóa quan hệ đối tác trên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc họp ở Viêng Chăn tháng 11/2004, hai bên đã thông qua Chương trình hành động (2005-2010), trong đó đề ra các biện pháp lớn nhằm thực hiện từng nội dung

cụ thể của bản tuyên bố chung trên Chương trình hành động này còn được hai bên nhất trí coi là kế hoạch “hỗ trợ cho việc thực hiện Tuyên bố hòa hợp ASEAN II ký

ở Bali ngày 7/10/2003 hướng tới Cộng đồng ASEAN”17

Thực hiện kế hoạch hành động trên, từ năm 2003 tới nay, hợp tác ASEAN - Trung Quốc được hướng vào thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và hỗ trợ quá trình xây dựng AC

Sau 5 năm cùng nhau nỗ lực phấn đấu, tới cuối năm 2010, ASEAN và Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành kế hoạch hành động trên18 Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13 họp tại Hà Nội cuối năm 2010, các nhà lãnh đạo hai bên đã thông qua Kế hoạch hành động 2011-2015 nhằm tiếp tục xây dựng quan

hệ đối tác chiến lược giữa hai bên Mục tiêu của Kế hoạch hành động 2011- 2015 được xác định là “Tiếp tục làm sâu sắc hơn Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình

và thịnh vượng ASEAN - Trung Quốc và hỗ trợ việc thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015”19 Các mục tiêu trên sẽ đạt được thông qua tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị và

an ninh, kinh tế, giao thông vận tải đến văn hóa, xã hội… Trong mỗi lĩnh vực trên, hai bên lại đề ra các mục tiêu và các biện pháp hợp tác cụ thể với mức độ sâu sắc hơn so với kế hoạch 2005-2010

19Plan of Action to Implement the Joint Declaration on ASEAN-China Strategic Partnership for Peace and Prosperity (2011-2015) (www.aseansec.org/25554.htm)

Trang 28

26

Những phát triển mới trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI khiến Thái Lan phải tính tới nhân tố này khi hoạch định chính sách đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc Bởi vì, Thái Lan là một nước thành viên ASEAN và tham gia vào quan hệ ASEAN - Trung Quốc Đối sách của Thái Lan đối với Trung Quốc phải vừa phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Thái Lan, với tư cách là một quốc gia, vừa phải phù hợp với lợi ích chung của quan hệ ASEAN – Trung Quốc

1.2 Nhân tố bên trong:

1.2.1 Quan hệ Thái - Trung trong lịch sử:

Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc có nguồn gốc lâu dài trong lịch sử Trong suốt nhiều thế kỷ, các vương triều của người Thái đã chấp nhận bá quyền hình thức của các hoàng đế Trung Hoa và nộp cống nạp để giữ yên quyền lực và tạo thuận lợi cho sự giao thương giữa hai nước

Sau khi Trung Quốc bị các nước phương Tây xâu xé, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Xiêm (sau này là Thái Lan) đã giảm xuống Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (tháng 10/1949) và các hoạt động quốc tế của nước này trong những năm đầu thập niên 50 thế kỷ đã đẩy Thái Lan về phía Mỹ và trở thành một trong những đồng minh tích cực nhất của Mỹ ở Đông Nam Á trong chiến lược bao vây Trung Quốc và kiềm chế ảnh hưởng của CHND Trung Hoa tại Đông Nam Á

Tuy nhiên, do tầm quan trọng về địa lý của Thái Lan trên bán đảo Đông Dương

và sự hiện diện của cộng đồng người Hoa đông đảo trên đất Thái, Trung Quốc đã tìm cách lôi kéo Thái Lan khỏi ảnh hưởng của Mỹ Nhưng những nỗ lực của họ tại Hội nghị Băng Dung và các hoạt động sau đó không mang lại kết quả mong muốn

Vào đầu những năm 1960, chính sách của Trung Quốc đối với Thái Lan đã thay đổi Thông qua sự ủng hộ tinh thần và vật chất cho phong trào nổi dậy do Đảng Cộng sản Thái Lan lãnh đạo, Trung Quốc hy vọng có thể lật đổ các chính phủ thân

Trang 29

27

Mỹ ở nước này Chính sách trên của Trung Quốc đẩy quan hệ Thái- Trung vào tình trạng đối đầu và thù địch kéo dài cho tới cuối những năm 60 đầu 70 của thế kỷ XX Mối quan hệ này đã được cải thiện dần và chính thức được thiết lập vào ngày 1/7/1975 Động cơ thúc đẩy Bangkok tìm kiếm quan hệ với Bắc Kinh là sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc và khả năng Mỹ giảm cam kết an ninh đối với các chế độ thân Mỹ, trong đó có Thái Lan, ở bán đảo Đông Dương Còn nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Thái Lan là tầm quan trọng của nước này trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc ở thời kỳ sau Việt Nam

Từ khi thiết lập quan hệ cho tới khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Thái - Trung đã phát triển nhanh chóng và liên tục Cơ sở pháp lý của mối quan hệ này là Thông cáo chung Thái –Trung 1975 và các Hiệp định hợp tác khác

Trong lĩnh vực chính trị-an ninh, hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong nỗ lực chống các lực lượng cách mạng Đông Dương và ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á Sự cộng tác của Thái Lan với Trung Quốc trong vấn đề Campuchia đã đem lại cho nước này nhiều lợi ích cả về chính trị, quân sự, ngoại giao lẫn kinh tế Vì những lợi ích đó, Thái Lan đã cùng với Trung Quốc tìm cách kéo dài cuộc khủng hoảng Campuchia

Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên đã xúc tiến trao đổi mậu dịch và thúc đẩy đầu tư vào các nền kinh tế của nhau Quan hệ mậu dịch Thái-Trung phát triển theo hướng

đi lên nhưng không ổn định Điểm đáng chú ý nhất trong quan hệ mậu dịch Trung trong thập niên 80 thế kỷ XX là sự chi phối của quan hệ chính trị Trung Quốc bán dầu cho Thái Lan và sẵn sàng mua thêm một số nông sản thừa ế của nước này không phải vì nhu cầu tiêu dùng thật sự của họ mà vì muốn “mua” sự hợp tác của Thái Lan đối với chính sách Đông Dương của Trung Quốc20 Quan hệ đầu tư

20 Nghị định thư về mậu dịch Thái- Trung 1984 quy định Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1000 tấn gạo củaThái Lan, nhưng do yêu cầu của chính phủ Thái, Trung Quốc đã nhập 190.000 tấn; hoặc Nghị định thư năm 1985 quy định Trung Quốc nhập khẩu từ 50-100 tấn đường của Thái Lan, nhưng trong thực tế, Trung Quóc đã

Trang 30

28

hai chiều giữa Thái Lan và Trung Quốc cũng được thúc đẩy, nhất là từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa kinh tế Thái Lan là nước ASEAN đầu tiên đầu

tư vào nền kinh tế Trung Quốc Lực lượng đầu tư chính của Thái Lan ở Trung Quốc

là các tập đoàn kinh doanh của người Hoa, trong đó nổi bật nhất là tập đoàn Charoen Pokphan (CP) Lĩnh vực đầu tư chính của họ là chế biến thực phẩm, thức

ăn gia súc và các hàng hóa tiêu dùng khác Đầu tư của Trung Quốc vào kinh tế Thái Lan ít hơn so với đầu tư của Thái Lan vào nền kinh tế của Trung Quốc Lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhất của Trung Quốc là nông nghiệp và khai thác tài nguyên Các quan hệ hợp tác kinh tế khác như hợp đồng xây dựng và cung cấp dịch vụ lao động cũng được xúc tiến Trong lĩnh vực này, phía Trung Quốc là bên

đề xuất và thực hiện

Cho tới khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, hợp tác trong các lĩnh vực khác chưa được chính thức triển khai, trừ khoa học công nghệ Năm 1978, Trung Quốc và Thái Lan đã ký hiệp định thiết lâp Ủy ban chung về khoa học và công nghệ Ủy ban họp mỗi năm để lập ra kế hoạch trao đổi hàng năm Tới cuối năm 1984, đã có 120

dự án hợp tác khoa học công nghệ đã được thực hiện thành công trong các lĩnh vực nông nghiệp rừng, chăn nuôi gia cầm, công nghiệp nhẹ, công nghệ công nghiệp và y học 21 Những dự án này đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ giữa hai nước

Sự chậm trễ trong các lĩnh vực hợp tác khác một mặt có thể là do mối quan tâm hợp tác chính của Thái Lan và Trung Quốc trong 15 năm đầu sau khi thiết lập quan hệ là chính trị và an ninh; mặt khác có thể là do hai bên, đặc biệt là Thái Lan, chưa hết nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc đối với nước họ

1.2.2 Quan hệ Thái – Trung từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc tới năm 2001:

Trong những năm 1990, quan hệ Thái - Trung được mở rộng và ngày càng

Trang 31

29

trở nên sâu sắc Quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng nhanh chóng, từ 1,5 tỷ USD năm 1991 lên 6,2 tỷ USD vào năm 2000, với xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc tăng hơn 8 lần từ hơn 336 triệu USD năm 1991 lên hơn 2.836 triệu USD năm 200022 Sự tăng trưởng này là nhanh hơn so với tăng trưởng thương mại của Thái Lan với phần còn lại của thế giới nhiều lần Trung Quốc trở thành thị trường quan trọng đối với các sản phẩm nông nghiệp Thái Lan, trong khi các sản phẩm tiêu dùng từ Trung Quốc tìm được thị trường mới ở Thái Lan Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ Thái Lan khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chinh tiền tệ 1997-1998 Thông qua các chương trình tài trợ quốc tế, Trung Quốc đã viện trợ cho Thái Lan 1,5 tỷ USD23 và kiên trì không phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm giúp chặn lại đà lao dốc của đồng Bạt Thái cũng như của các đồng tiền của các nước ASEAN khác, vốn cũng đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng Sự giúp đỡ của Trung Quốc được ASEAN và các nước thành viên đánh giá rất cao Bởi vì, Trung Quốc chỉ mới

là một nước đang phát triển, nguồn lực chưa dồi dào, nhưng đã sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để giúp ASEAN khắc phục khủng hoảng Chính sự giúp đỡ đó của Trung Quốc đã khiến cho Thái Lan cũng như các nước ASEAN khác coi Trung Quốc là nước bạn bè có thể trông cậy được khi hoạn nạn24

Trong suốt những năm hậu khủng hoảng tài chính, Thái Lan tiếp tục tăng cường quan hệ với Trung Quốc Năm 1999, Thái Lan và Trung Quốc đã ký "Tuyên bố chung về Chương trình hợp tác của thế kỷ XXI" Bản tuyên bố đã cung cấp khuôn khổ và các hướng dẫn cho việc mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên Trong năm 2001, hai nước đã ra thông cáo chung cho biết quan hệ song phương sẽ được nâng lên mức độ "hợp tác chiến lược"

22Dẫn theo Chulacheeb Chinwanno, “Rising China and Thailand‟s Policy of Strategic Engagement www.nids.go.jp/english/publication/joint_research/series4/pdf/4-3pdf

23 Economic and Trade relations between China and Thailand (http://chinagate.cn/english/365.htm

24 Trong khi đó Hoa Kỳ, cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới và là đồng minh của Thái Lan trong khu vực lại hầu như không có hành động riêng rẽ nào giúp Thái Lan, ngoài việc đóng góp vào các chương trình tài trợ đa phương trong khuôn khổ IMF

Trang 32

30

Nhìn lại sự phát triển của quan hệ Thái – Trung trong lịch sử có thể thấy, về tổng thể, quan hệ giữa hai bên là tốt đẹp Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ phát động chiến tranh xâm lược Thái Lan Sự căng thẳng trong quan

hệ Thái – Trung chỉ thật sự bắt đầu từ cuối những năm 1950 và kết thúc khi hai bên chính thức thiết lập quan hệ vào 1/7/1975 Nguyên nhân căng thẳng không phải là tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa hai bên mà do Trung Quốc ủng hộ phong trào đấu tranh chống chính phủ thân Mỹ do Đảng Cộng sản Thái Lan lãnh đạo Do đó, khi Bắc Kinh chấm dứt sự ủng hộ đối với Đảng Cộng sản Thái vào đầu những năm

1980, quan hệ hai nước đã tiếp tục phát triển, thậm chí đã trở thành đồng minh, trong thực tế, của nhau trong suốt giai đoạn xảy ra vấn đề Campuchia Do vậy, quan

hệ Thái - Trung trong lịch sử cũng là một nhân tố đầu vào quan trọng mà các chiến lược gia Thái Lan phải tính tới khi hoạch định đối sách của nước này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

1.2.3 Nhận thức của Thái Lan về sự trỗi dậy của Trung Quốc:

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã tác động trực tiếp tới Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan

Về phương diện kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cả cơ hội lẫn

thách thức cho các nước Đông Nam Á Với dân số 1,3 tỷ người và nền kinh tế phát triển cao, trung bình từ 8-9%/năm,Trung Quốc là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng

và có sức hấp dẫn lớn đối với các nước ASEAN, vốn phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương (ngoại thương đóng gópkhoảng 50% tăng trưởngGDP25

) lại đang phải đối mặt với sức ép mở rộng thị trường và tìm kiếm bạn hàng mới do sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu của các trung tâm kinh tế thế giới quan trọng như Mỹ và Nhật Hơn nữa, thị trường Trung Quốc không quá khó tính như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản Sự gần gũi địa lý và văn hóa giúp các nước ASEAN dễ dàng tìm hiểu và xâm nhập thị trường Trung Quốc hơn so với các nước, các khu vực khác trên thế giới Thực tế

25 TTXVN, Sự vươn lên của Trung Quốc buộc ASEAN điều chỉnh chiến lược đối ngoại, TLTKĐB ngày

4/12/2004, tr.13

Trang 33

31

trên cùng với những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài của chính phủ Trung Quốc đã tạo cơ hội phát triển cho các nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan Ngoài ra, kinh tế phát triển đã giúp công ty Trung Quốc có khả năng đầu

tư ra nước ngoài Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu do sự gần gũi về địa lý, giàu tài nguyên thiên nhiên và có sẵn đội ngũ doanh nghiệp người Hoa đông đảo, vốn có thể trở thành các đối tác tiềm năng của các doanh nghiệp Trung Quốc Theo Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, “Ở Singapore đã có 1.500 công ty Trung Quốc đang hoạt động; 77 công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore”26 Ngoài tác động thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN

“Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang tạo thuận lợi hội nhập kinh tế khu vực và dẫn tới một sự phân công lao động mới giữa các nước trong khu vực và xa hơn có thể có lợi từ sự thịnh vượng của Trung Quốc”27

Tuy nhiên, cùng với việc tạo ra cơ hội, sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc cũng tạo ra những thách thức mới đối với sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN Đó là sự cạnh tranh kinh tế Các nước ASEAN và Trung Quốc đều là các nước đang phát triển Về phương diện vốn và xuất khẩu, họ là những đối tác cạnh tranh nhau Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế hơn do tầm cỡ thị trường rộng lớn, giá lao động rẻ hơn so với các nước ASEAN 6 Từ sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sức hấp dẫn của Trung Quốc, với tư cách là một thị trường đầu tư, càng trở nên mạnh mẽ hơn Trung Quốc đã thu hút khoảng 70-80% đầu tư nước ngoài vào châu Á, so với 20% trước đây Ngoài ra, với giá thành lao động rẻ nên các mặt hàng chế tạo tương đương của ASEAN không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc Đánh giá về thách thức về kinh tế của Trung Quốc đối với các nước ASEAN, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng “Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng khiếp đảm Họ đang phát triển hàng

26 Tài liệu trên

27 Speech by Honourable Dato‟ Seri Abdullah Bin Haji Ahmad Badawi Prime Minister of Malaixia at the official lunchelon in honour of his excellency Wen Jiabao , Premier of the State Council the People „s Republic of China 15 December 2005

(http://www.pmo.gov.my/?menu=speech&page=1676&news_id=1194&speech_cat=2)

Trang 34

32

loạt năng lực Họ cạnh tranh với các nước phát triển trong R&D và sản phẩm chế tạo cao cấp, với các nước đang phát triển trong các sản phẩm giá rẻ, tập trung lao động Công nghiệp sản xuất ổ cứng ở Singapore, dệt may ở Mỹ hoặc châu Âu, ô tô

ở Nhật Bản và Thái Lan, Công nghiệp trên khắp thế giới sẽ chịu sức ép lớn28

Sự tăng trưởng về kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc còn gây nên một số vấn

đề kinh tế – xã hội ở một vài nước ASEAN Cuối tháng 7/2002 một vài hãng lớn của Nhật Bản tuyên bố sẽ đóng cửa những dòng sản phẩm sản xuất ở Đông Nam Á

để giảm bớt chi phí và củng cố các hoạt động lắp ráp của họ tại Trung Quốc Hãng NEC Corp cũng sẽ đóng cửa mặt hàng máy tính cá nhân ở Malaysia để chuyển sang Trung Quốc Seiko Epson Corp đóng cửa việc sản xuất sản phẩm Scanner ở Singapore để chuyển sang Trung Quốc Minolta đóng cửa nhà máy lắp ráp ở Malaysia để chuyển thiết bị sang một nhà máy ở Thượng Hải Thống kê của Singapore chỉ ra rằng nước này đã mất 42.000 việc làm trong 5 năm qua, hầu hết các việc làm đó chuyển sang Trung Quốc29

Trước những cơ hội và thách thức về kinh tế mà Trung Quốc đã và sẽ đặt ra cho ASEAN, nói chung, Thái Lan, nói riêng, Thủ tướng Thaksin Shinawatra (2001-2006) cho rằng “Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc” có thể khiến Thái Lan phải cạnh tranh với Trung Quốc trong một vài lĩnh vực, nhưng cạnh tranh không có nghĩa là một mối đe doạ Các sản phẩm của Trung Quốc có thể buộc các nước khác phải trở nên hiệu quả hơn, năng suất hơn Do đó, nó là cơ hội hơn là mối đe doạ”30

Từ phát biểu đó của Thủ tướng Thái, có thể thấy Thái Lan không lo ngại về sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc Ngay cả khi phải cạnh tranh với Trung Quốc ở một số mặt hàng, Thái Lan vẫn xem đó như một động lực để thúc đẩy cải cách kinh tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế Thái

28 Xem thêm : The Future of East Asian Cooperation “ Speech by Prime Minister Lee Hsien Loong at the

11th International Conference on “ The future of Asia “ , 25 May 2005 , Tokyo, Japan http:// www.asean sec.org )

29 Jane Periez “ China Races to replace US as economic power in Asia “ The New York Times, June 28/

2002

30Interview: Thailand aims to further enhance Thailand-China strategic partnership.People‟s Daily, Beijing,

28 June 2005

Trang 35

33

Về phương diện an ninh, Thái Lan không coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của họ ở tầm ngắn hạn Bởi vì, Thái Lan không có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở biển Đông Điều khiến Thái Lan quan ngại là những tham vọng nước lớn củaTrung Quốc khi trỗi dậy Theo Trung tướng Teerawat Putamanonda, Trợ lý Tổng tham mưu tình báo Thái Lan,

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc làm tăng thêm mối lo ngại trong hầu hết các nhà nước ASEAN, bao gồm cả Thái Lan Trung Quốc đã cho thấy mong muốn mạnh mẽ can

dự một cách hoà bình và xây dựng với các nước trong khu vực trong các diễn đàn song phương và đa phương như ASEAN, APEC hoặc ARF Nhưng vẫn còn một thực tế rằng Trung Quốc là cường quốc khu vực với tham vọng trở thành siêu cường trong một hoặc hai thập kỷ Khả năng về sự thù địch của một cường quốc lớn, vốn có thể gây bất ổn định toàn khu vực, không thể không tính tới Sự dính líu của Trung Quốc vào cạnh tranh chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa ở Biển Đông

có thể phải đựơc xem là mối quan ngại vì sự tiềm tàng các hậu quả có tính phá hoại của nó”31

Ngoài mối quan ngại trên, sự trỗi dậy của Trung Quốc còn có thể tạo nên các vấn đề an ninh nội địaThái Lan Người Thái gốc Hoa ở đây chiếm 14% dân số, đồng thời lại nắm giữ các vị trí chủ chốt trong nền kinh tế và có tư tưởng thân Trung Quốc, đặc biệt dưới thời cầm quyền của Thaksin Shinawatra (2001 - 2006) Trong giai đoạn

đó, quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Trung Quốc luôn mật thiết Trung Quốc đã thông qua các hội như: Hội Hoa kiều Thái Lan; Hội doanh nhân Hoa kiều tiêu biểu của Trung Quốc tại Thái Lan; trường Đại học Hủa-xiểu (Huachiew University); Hội hữu nghị Trung Quốc - Thái Lan… gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Lan trên tất cả các lĩnh vực Đáng chú ý, trong số các hội Hoa kiều kể trên, Hội văn hóa và kinh

tế Thái Lan - Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, là cầu nối để Trung Quốc can thiệp vào tình hình chính trường Thái Lan thông qua: (1) Cố vấn cho Chính phủ Thái Lan trong các chủ trương phát triển quan hệ, thu hút thương mại, kinh tế, đầu tư với Trung

31 Teerawat Putamanonda : Thailand‟s Security Environment

( http://www.ndu.edu/inss/symposia/Pacific2002/putamanondapaper.htm

Trang 36

34

Quốc; (2) Ủng hộ, tuyên truyền phát triển văn hóa Trung Quốc tại Thái Lan; (3) Phát triển đội ngũ công chức, viên chức thuộc các ngành, lĩnh vực của Thái Lan theo xu hướng thân Trung Quốc; (4) Chuyển tải các quan điểm của Trung Quốc đối với Chính phủ Thái Lan trong quan hệ với Trung Quốc32

Như vậy, xét từ góc độ kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc đem tới cho Thái Lan cả cơ hội lẫn thách thức Còn nhìn từ góc độ an ninh, sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức đối với Thái Lan

1.2.4 Chính sách của Trung Quốc đối với Thái Lan từ 2001-2016:

Với sức mạnh tổng hợp, nhất là sức mạnh kinh tế gia tăng, những nhu cầu hợp tác mới với khu vực Đông Nam Á đồng thời kết hợp với mong muốn hợp tác với Trung Quốc từ các nước ASEAN và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác trong khu vực, đầu thế kỷ XXI Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở khu vực thông qua nhiều chính sách mới và hiệu quả trên cả cấp độ đa phương lẫn song phương

Chính sách Đông Nam Á đầu thế kỷ XXI là sự triển khai toàn diện và thành công nhất chính sách ngoại giao láng giềng theo tinh thần “thân thiện với láng giềng, yên ổn với láng giềng và làm giàu với láng giềng” (tam lân) của Trung Quốc Chính sách “tam lân” được Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố ngày 7/10/2003 tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư ASEAN ở Bali (Indonesia), trong đó “thân thiện với láng giềng” là xây dựng kết cấu khu vực ổn định, quan hệ các nước hài hoà dưới nguyên tắc cùng chung sống hoà bình với các nước xung quanh; “yên ổn với láng giềng” là tích cực bảo vệ hoà bình ổn định của khu vực, kiên trì thông qua hợp tác đối thoại, tăng cường lòng tin, thông qua đàm phán hoà bình giải quyết tranh chấp, tạo môi trường khu vực hoà bình an định cho phát triển khu vực; “làm giàu với láng giềng” là tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước láng giềng, đi

32Shawn W Crispin, “US slips, China glides in Thai crisis”,

www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/LG20Ae01.html

Trang 37

35

sâu hợp tác khu vực và các vùng, tích cực thúc đẩy nhất thể hoá kinh tế khu vực, thực hiện cùng phát triển với các nước trong khu vực33

Cụ thể hoá chính sách Đông Nam Á của mình, Trung Quốc đưa ra sáu định

hướng chính nhằm tăng cường quan hệ với Đông Nam Á: Một là tăng cường đối thoại chính trị, tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau; Hai là đi sâu vào quan hệ kinh tế mậu

dịch, thúc đẩy phát triển chung, nâng cao hơn nữa mức độ mậu dịch song phương

và hợp tác hài hoà các lĩnh vực tiền tệ, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thông tin; Ba

là củng cố hợp tác an ninh, giữ gìn ổn định khu vực; Bốn là triển khai hợp tác giao lưu khoa học kỹ thuật, hoàn thiện bổ sung ưu thế lẫn nhau; Năm là mở rộng hợp tác

toàn diện, tạo lợi ích cho nhân dân hai bên như khai thác lưu vực sông Mê Kông,

đường sắt Liên Á, khai thác nguồn nhân lực ; Sáu là tăng cường cân đối phối hợp,

tạo môi trường ổn định34

Thực hiện chính sách trên, từ khi bước vào thế kỷ XXI, Trung Quốc đã liên tục đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác mới với ASEAN như: mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh, trước hết là trong các vấn đề an ninh phi truyền thống (2002); khởi động liên kết kinh tế với ASEAN thông qua xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (2002); xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN (2003)… Những sáng kiến hợp tác dồn dập trên của Trung Quốc gây lúng túng cho ASEAN và nhiều nước thành viên của Hiệp hội này Bởi vì, điều mà ASEAN đang

nỗ lực thực hiện trong quan hệ đối ngoại là tạo ra sự cân bằng trong quan hệ của ASEAN với tất cả các nước lớn, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ Bắc Kinh biết

rõ điều đó Do vậy, họ rất cần có được những minh chứng về lợi ích mà ASEAN có thể thu được từ việc thực hiện các sáng kiến hợp tác của họ Tuy nhiên, nước mà Trung Quốc muốn tìm kiếm sự ủng hộ không phải là Thái Lan Do sự cộng tác của Thái Lan với Trung Quốc trong vấn đề Campuchia, các nước ASEAN khác đã nghi ngờ quan hệ Thái - Trung Nếu Thái Lan đi tiên phong trong việc thực hiện những

33 Cổ Tiểu Tùng, Sự trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc và Đông Nam Á,Trung Quốc 25 năm cải cách mở cửa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn NXB Khoa học Xã hội Hà Nội-2004 tr.682

34 Trích bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Hội nghị lãnh đạo cấp cao “10+1” lần thứ 7 tại Bali đô-nê-xi-a) ngày 8/10/2003

Trang 38

(In-36

sáng kiến của Trung Quốc, sức thuyết phục của họ đối với phần còn lại của ASEAN

sẽ không cao Hơn nữa, về phương diện kinh tế, kinh tế Trung Quốc và kinh tế Thái Lan, là những nền kinh tế cạnh tranh nhau Khi hai nền kinh tế ít có khả năng bổ sung cho nhau, hiệu quả của hội nhập kinh tế của họ sẽ không lớn Nhưng do không

có nước nào khác trong khối ASEAN sẵn sàng đi tiên phong trong việc xây dựng ACFTA, Trung Quốc đành chấp nhận để Thái Lan đi tiên phong trong lĩnh vực này Thông qua những lợi ích mà Thái Lan thu được từ ACFTA, Trung Quốc hy vọng các nước ASEAN khác sẽ thay đổi cách nhìn về ACFTA và tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế với Trung Quốc

Trong lĩnh vực chính trị, quan hệ gần gũi với Thái Lan sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi ích lớn hơn Thái Lan và Trung Quốc là hai nước có chế độ chính trị, xã hội khác nhau Thành công của mối quan hệ này sẽ cho thấy sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng, thật sự không phải là rào cản Nhân tố quyết định sự thành công của một mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia là những lợi ích chung cùng chia sẻ Cả Trung Quốc và Thái Lan đều có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình ổn định và phát triển Các nước ASEAN, kể cả Thái Lan đều

có những vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ với Trung Quốc Ngoài vấn đề biển Đông, các nước ASEAN 5 đều trải qua những kinh nghiệm cay đắng do Trung Quốc gây ra cho họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Chính những trải nghiệm đó vẫn

ám ảnh họ, khiến họ luôn thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc Do vậy, sự thành công trong quan hệ chính trị, ngoại giao với Thái Lan sẽ giúp Trung Quốc gạt

bỏ, hay ít nhất làm giảm thiểu nghi ngờ của các nước ASEAN khác đối với Trung Quốc, khích lệ họ hào hứng hơn trong quan hệ với Trung Quốc và tham gia tích cực vào các sáng kiến hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Ngoài tính toán sử dụng Thái Lan như một chất xúc tác cho quan hệ ASEAN

- Trung Quốc, Trung Quốc còn muốn khai thác vai trò của Thái Lan trong ASEAN

để phục vụ cho những lợi ích của họ ở Đông Nam Á trong những thập niến đầu thế

kỷ XXI Thật vậy, Thái Lan là một trong những nước ngày càng có uy tín và đóng

Trang 39

37

vai trò quan trọng trong ASEAN nhờ những đóng góp to lớn cho ASEAN trên tất cả các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và ngoại giao như: góp phần tích cực trong việc kết nạp Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, qui tụ 10 quốc gia Đông Nam Á; tổ chức các hội nghị quan trọng của ASEAN; nỗ lực duy trì những nguyên tắc mang tính bản sắc của ASEAN; tham gia hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN; và đóng góp trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước và bên đối thoại quan trọng Ngoài ASEAN, Thái Lan còn tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác liên khu vực và quốc tế khác như Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên Hiệp Quốc… Vì vậy, Trung Quốc muốn tranh thủ quan hệ với Thái Lan để tác động tới các tổ chức và diễn đàn theo hướng có lợi cho Trung Quốc

Ngoài những lý do trên, Thái Lan vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa, là nguồn FDI và nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên quan trọng cho một số ngành công nghiệp của Trung Quốc Điều này càng trở nên quan trọng hơn, khi Trung Quốc đang bị các nước phương Tây cô lập về ngoại giao và trừng phạt về kinh tế sau sự kiện Thiên An môn 1989 Hơn nữa Thái Lan lại là đồng minh ngoài NATO với Mỹ tăng cường quan hệ với Thái Lan còn có tác dụng giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực

Những toan tính trên của Trung Quốc không nằm ngoài nhận thức của Thái Lan Dù biết rằng Bắc Kinh đang lợi dụng mình, Bangkok vẫn chấp nhận Bởi vì,

họ tìm thấy lợi ích từ chính những toan tính đó Việc Thái Lan tham gia EHP sớm,

sẽ giúp hàng hóa của họ không gặp phải sự cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN khác tại thị trường Trung Quốc Việc đi tiên phong trong quan hệ với Trung Quốc có thể giúp Thái Lan trở thành nước lãnh đạo ASEAN, ít nhất là trong quan hệ với Trung Quốc Cuối cùng, sự gần gũi với Bắc Kinh sẽ khiến Washington phải chú ý tới Bangkok hơn, nếu không muốn Bắc Kinh thay thế vai trò của họ ở Thái Lan

Trang 40

38

Tiểu kết chương 1

Chiến tranh lạnh kết thúc và xu hướng hòa dịu trong quan hệ quốc tế đã tạo

cơ hội cho tất cả các nước tập trung vào việc phát triển đất nước Chính sự tập trung này đã làm kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế

Sau gần 3 thập kỷ thực hiện công cuộc cải cách mở cửa bước vào thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành một trong những cường quốc hàng đầu

ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới an ninh và phát triển của Đông Nam Á trong đó có Thái Lan Trong khi các nước thành viên khác của ASEAN nhìn sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc vừa là cơ hội, vừa là thách thức, Thái Lan nhìn sự trỗi dậy đó chủ yếu là

cơ hội Chính nhận thức này là nhân tố quan trọng nhất, định hình đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc Ngoài ra, những chuyển biến mới trong môi trường chính trị, an ninh quốc tế, khu vực, bước phát triển mới trong quan hệ ASEAN

- Trung Quốc và sự chú ý trở lại Đông Nam Á của Mỹ từ sau sự kiện 11/9 đều là những nhân tố đầu vào được Thái Lan tính tới trong quá trình hoạch định đối sách với một Trung Quốc đang trỗi dậy

Ngày đăng: 05/01/2019, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w