1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn du học VNPC

102 274 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Đinh Thị Thảo Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 20.05.1989 Nơi sinh: Thái Thụy – Thái Bình Chuyên ngành: Quản Tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

-ĐINH THỊ THẢO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 60340102

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

-ĐINH THỊ THẢO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts Mai Thanh Loan

Luận văn Thạc Sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Đinh Thị Thảo Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20.05.1989 Nơi sinh: Thái Thụy – Thái Bình

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1341820062

I-Tên đề tài:

“GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ

VẤN

DU HỌC VNPC”

II-Nhiệm vụ và nội dung:

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của VNPC, phản ảnh điểm mạnh điểm yếu của

công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Tư vấn Du học VNPC

III-Ngày giao nhiệm vụ: 31.07.2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08.04.2015

V-Cán bộ hướng dẫn: Ts Mai Thanh Loan

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến

nay ý tưởng trong luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG

CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC” đã

được thực hiện thành công Có được kết quả này là nhờ công ơn to lớn của toàn thểquý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS MaiThanh Loan, người đã dìu dắt hướng dẫn tôi từ những bước đi đầu tiên làm đề cươngcho đến khi hoàn thành luận văn Cao học Đồng thời cũng là người động viên vàgiúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập số liệu, phân tích, xử lý tốt bộ dữ liệu củamình

(Họ và tên Tác giả Luận văn)

Trang 7

du học tại các nước phát triển như du học châu Úc, du học châu Mỹ, du học châu Âu,

và du học châu Á Trong những năm gần đây, tuy đã có những thành công ban đầu,quy mô dịch vụ ngày càng mở rộng nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏicông ty phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, khoahọc để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu

Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra được những giải pháp để nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty Tư vấn du học VNPC Phương pháp nghiên cứu được sửdụng trong luận văn bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyêngia Bên cạnh đó, các phương pháp tiếp cận để xây dựng và lựa chọn giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnhcạnh tranh, ma trận SWOT Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 4 nhóm giảipháp ưu tiên là: giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, giải pháp nhằm khắc phụcđiểm yếu, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, và giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ Bêncạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếptheo của đề tài

Trang 8

The goal of the project is to provide solutions to enhance the competitivecapacity of VNPC overseas study consultancy Company Research methods are used

in the thesis including descriptive statistical methods, expert methods Moreover, theapproach methods to build and select solutions to improve the competitiveness ofcompanies such as EFE matrix, IFE matrix, competitive image matrix, SWOTmatrix From the research results, the thesis has proposed four priority groups ofsolutions: solutions to promote the strengths, solutions to overcome weaknesses,solutions to take advantage of opportunities, and solutions to limit risks Besides,the thesis also gives some limitations and further research directions

of topics

Trang 9

MỤC LỤC

TÓM TẮT iii

ABSTRACT .iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .ix

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .4

6 BỐ CỤC LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6

1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh .6

1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 8

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.2 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY DU HỌC .11

1.2.1 Các nhân tố bên ngoài 11

1.2.2 Các nhân tố bên trong 15

1.3 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 16

1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 16

1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 18

1.3.3 Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ SWOT 18

1.3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 19

Trang 10

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ KHÁC 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC 23

2.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC 23

2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC .28

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 28

2.2.2 Phân tích môi trường bên trong .36

2.2.3 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE MATRIX) 46

2.2.4 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ bên trong IFE 47

2.2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 47

2.3 KẾT LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPC SO VỚI CÁC CÔNG TY DU HỌC KHÁC TẠI VIỆT NAM 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC 53

3.1 XU HƯỚNG VỀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC ĐẾN 2020 53

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC ĐẾN 2020 54

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC 55

3.3.1 Hình thành các giải pháp qua ma trận SWOT 55

3.3.2 Giải pháp chú trọng phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường 56

3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 57

3.3.4 Giải pháp nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu 60

KẾT LUẬN .643 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN TRONG XÂY

DỰNG CÁC MA TRẬN PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA HÌNH

THÀNH MA TRẬN.

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ TỔNG HỢP MA TRẬN

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt nhanh chóng của các doanh nghiệp mới, sản phẩm hàng hóa dịch

vụ ngày đa dạng, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tếcàng khốc liệt Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thực sự thỏa mãn và làmhài lòng khách hàng của mình Trong hoàn cảnh đó công tác nâng cao năng lực cạnhtranh ngày càng có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng mục tiêu kinh doanh, đảmbảo phát triển đúng hướng và hiệu quả trong môi trường kinh doanh đầy biến độngCông ty Tư vấn du học VNPC là một doanh nghiệp chuyên tư vấn du học chotất cả đối tượng muốn du học tại các nước phát triển như du học châu Úc, du họcchâu Mỹ, du học châu Âu, và du học châu Á

Trong những năm gần đây việc kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã có nhữngthành công ban đầu Công ty Tư vấn du học VNPC đã cố gắng đáp ứng những yêucầu về tư vấn du học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh lâncận khác Quy mô dịch vụ ngày càng mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏicông ty phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, khoahọc để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu

Từ nhận thức về tầm quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh đối với công ty

Tư vấn du học VNPC hiện nay và đồng thời xuất phát từ những bức bách thực tế tại

công ty, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tư vấn du học VNPC” để làm luận văn tốt nghiệp của

mình

Trang 15

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tư vấn duhọc của công ty Tư vấn du học VNPC trên thị trường nội địa.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của của công ty Tư vấn

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Thiết kế nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, nghiên cứu được thiết như sau:

Trang 16

(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)

 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, diễn giải tài liệu lý thuyết, thông tin thứ cấpcủa đơn vị

- Phương pháp thống kê mô tả để tính toán phương pháp thứ cấp, ma trận

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia để hình thành ma trận

- Vận dụng tổng hợp kiến thức chuyên ngành để phân tích thực trạng, đề xuất giải

pháp

Trang 17

- Phương pháp phỏng vấn khách hàng để hỗ trợ đánh giá năng lực cạnh tranh củacông ty VNPC.

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở lý thuyết nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ hai, việc đánh giá chính xác về nguồn lực và khả năng để xác định nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong hoạt động kinh doanh của công ty sẽgiúp cho các nhà quản lý hiểu rõ tình hình hình hoạt động kinh doanh của mình đang

ở mức độ nào? Từ đó giúp các nhà quản lý có những giải pháp điều chỉnh để phù hợpvới đặc điểm của doanh nghiệp

Thứ ba, nghiên cứu còn cho thấy được khách hàng cảm nhận và đánh giá vềchất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty như thế nào? Từ đó giúp công ty có cáinhìn đúng về sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp và có giải pháp khắc phụcnhững điểm còn yếu kém nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

6 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong 3

chương:

Trang 18

- CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh

- CHƯƠNG 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn du học VNPC

- CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty

Tư vấn du học VNPC

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.

- Cạnh tranh:

Cạnh tranh là một quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường Nó luôn luônxuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó hoạt động sản xuất kinhdoanh là một lĩnh vực quan trọng Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnhtranh và sự cạnh tranh cũng chia ra các cấp độ áp dụng, có thể ở cấp quốc gia, ngành,doanh nghiệp hay sản phẩm

Theo lý thuyết Kinh tế Chính trị học Mac-Lenin: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự

đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh với nhau nhằmgiành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa vàdịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Mục tiêu của cạnh tranh là giànhlợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia

cạnh tranh” (Nguyễn Văn Hảo, 2002).

Theo nhà kinh tế học Samuelson P định nghĩa: “Cạnh tranh là sự kình địch

giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”

(Samuelson P., 1952).

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua

giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản

xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” (Nguyễn Như Ý, 1999).

Qua các quan niệm khác nhau về cạnh tranh của các tác giả ta thấy có nhữngnhận xét khác nhau về cạnh tranh theo quan điểm của mỗi người nhưng các quan

niệm này đều tụ trung một ý tưởng là: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể

Trang 20

kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường

để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

- Năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì một cách tốt nhất mức lợinhuận cao và thị phần lớn trong các thị trường trong và ngoài nước Hiệu quả của cácbiện phấp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp, chiphí sản xuất thấp là điệu kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh

Theo Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty

tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợinhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai

thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới” (Nguyễn Văn

Thanh,

2003).

Michael E Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản

phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu

cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận (Michael E.

Porter, 1980).

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanhnghiệp Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp và chúng được so sánh với các đốithủ khác trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường việc phân tích nội lực củacông ty để nhận ra được những điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp từ đó nó sẽđược đánh giá thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh Việc đánh giá này

là cơ sở để giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế của mình và nhờnhững lợi thế này để có thể mở rộng thị phần, đáp ứng tốt nhất sự thỏa mãn củakhách hàng và thu hút được khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra việc khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tận dụng các cơ hộicũng như hạn chế được các nguy cơ cũng giúp nâng cao được năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Trang 21

Tóm lại theo những khái niệm và nhận định trên thì năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp là khả năng tận dụng những nội lực bên trong cũng như khai thác những thuận lợi của môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.

- Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản xuất

hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnhhưởng đến giá cả Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cả các hàng hóa traođổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua đều có hiểubiết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gìcản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán Đểchiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chiphí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đốithủ khác

- Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các

điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn Cácloại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranhđộc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua Trong thị trường cũng cóthể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người muathiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi

 Căn cứ chủ thể tham

gia:

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể

tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranhnày diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa đựơc hìnhthành

Trang 22

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên

quan hệ cung - cầu Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiệncung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất

trên thị trường với tính chất gây go và khốc liệt Cạnh tranh này có ý nghĩasống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng

 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặcdịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành dựtkhách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường Biện pháp cạnh tranh chủ yếucủa hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chiphí Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điềukiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷsuất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công vàmột số khác phá sản, hoặc sáp nhập

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau

trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hìnhthành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịchchuyển của các ngành với nhau

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Goldsmith và Clutterbuck có ba tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 nămliên tục; sự nổi tiếng trong ngành như là một công ty dẫn đầu; sản phẩm được ngườitiêu dung ưa chuộng Ngoài ra, theo Barker và Hart có bốn tiêu chí để xác định năng

lực cạnh tranh: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và quy mô (Trần

1998).

Trang 23

Theo Peters và Waterman có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn đượctạo ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đolường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỉ

trọng xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là đánh giá đổi mới của công ty (Trần Xuân

Kiêm,

1998).

Nhìn chung, có các cách đánh giá khác nhau và đều xoay quanh các tiêu chí: thịphần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vô hình, phươngpháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao

và lực lượng công nhân lành nghề, vấn đề bảo vệ mội trường,…Những yếu tố đó tạocho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt động, tiềm năng với hiệu suất cao

thủ

Trang 24

1.2 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY DU HỌC.

1.2.1 Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết được hiện tại doanhnghiệp đang trực diện với những vấn đề gì, những thay đổi và xu hướng của môitrường, những khả năng có thể xẩy ra đối với doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp cónhững chiến lược cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế nhưng rủi ro do sự tác

Trang 25

động của môi trường bên ngoài Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến doanh

nghiệp bao gồm những yếu tố sau:

 Yếu tố kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của

nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hốđoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo

ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành côngcủa hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệpphải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giảipháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa

 Yếu tố chính phủ và chính trị: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp

luật, xu hướng chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng của doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm,chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầuhiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trênbình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế Để đưa rađược những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phântích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển Yếu

tố chính phủ và chính trị có tác động rất lớn đến hoạt động lâu dài của mộtdoanh nghiệp sự ổn đinh của chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ramôi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Yếu tố tự nhiên: là những yếu tố liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu môi

trường sinh thái, đất đai, sông biển và tài nguyên khoáng sản Những yếu tốnày tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

các ngành kinh doanh và tất cả các định chế tài chính khác Phần lớn tác động của các

Trang 26

yếu tố trong hai môi trường này mang tính khách quan, Doanh nghiệp khó kiểm soát được mà chỉ có thể thích nghi với chúng

- Môi trường vi mô.

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực diện đến doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh

đó Theo Michael E Porter, ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực cạnh tranh Mối quan hệ giữa các yếu tố này được thể hiện ở hình sau

Đối thủ tiềm ẩn gianhập thị trường

Nhà

cung cấp

Sức mạnh củanhà cung cấp

Nguy cơ có đốithủ gia nhậpmớiCác đối thủ trongngành

Sức mạnhcủa khách

Khách hàng

Nguy cơ có đối thủ

Sự đe dọa củaSản phẩm thaythế

Sản phẩm dịch vụthay thế

HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA Michael E

Porter

(Nguồn: Michael E Porter 1980)

 Đối thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh

tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độcạnh tranh Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào số lượng cácdoanh nghiệp hoạt động trong ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấuchi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm Để đề ra chiến lược cạnh

Trang 27

tranh hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để hiểuđược thực lực, khả năng phản kháng, cũng như dự đoán chiến lược kinhdoanh của các đối thủ.

 Khách hàng: sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách

hàng, do đó doanh nghiệp cần phải đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu củakhách hàng, đáp ứng chuỗi giá trị giành cho khách hàng Tuy nhiên kháchhàng có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chấtlượng phục vụ cao hơn Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được các đòihỏi quá cao của khách hàng thì doanh nghiệp đó cần phải thương lượng vớikhách hàng hoặc tìm những khách hàng mới có ít ưu thế hơn

 Nhà cung ứng: không chỉ khách hàng, mà doanh nghiệp luôn phải chịu áp

lực từ phía các tổ chức cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu, vốn, lực lượng laođộng Đối với nhà cung cấp vật tư thiết bị: doanh nghiệp cần phải liên hệ chomình nhiều nhà cung ứng để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào mộtnhà cung ứng, nếu lệ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng doanh nghiệp

có khả năng bị các tổ chức này gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chấtlượng hàng hóa hoặc dịch vụ đi kèm

 Nguồn lao động: nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát

triển bền vững, chính vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng vàđào tạo hợp lý để thu hút, chủ động nguồn lao động nhất là đội ngũ lao động

có trình độ

 Đối thủ tiềm ẩn: Trong lĩnh vực kinh doanh, đối thủ tiềm ẩn được hiểu là

những đối thủ chuẩn bị tham gia vào ngành hoặc ai đó mua lại một công tyhoạt động không hiệu quả trong ngành để thâm nhập vào môi trường kinhdoanh ngành

 Sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch

vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trongngành Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công

Trang 28

nghệ Về cơ bản sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn bởi những đặctrưng riêng biệt Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế rất đa dạng và phứctạp tạo thành nguy cơ cạnh tranh về giá rất mạnh đối với sản phẩm hiện cócủa doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Trong một ngànhkinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều bị áp lực bởi nămyếu tố cạnh tranh như trên, tuy nhiên có một số công ty luôn đạt lợi nhuậncao hơn so với những công ty khác, điều này chứng tỏ các công ty đạt lợinhuận cao có năng lực cạnh tranh cao hơn các đơn vị trong ngành khác.

1.2.2 Các nhân tố bên trong

Song song với việc đánh giá các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnhtranh, doanh nghiệp cần phải phân tích các điều kiện nguồn lực nội thực tại của mìnhnằm xác định đúng đắn các điểm mạnh, yếu trên cơ sở đó phải tìm các tận dụng cácđiểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu để có cơ sở cho việc đề ra các giải pháp đểnâng cao năng lực cạnh tranh

- Quy mô và khả năng tìm kiếm khách hàng

Số lượng khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt độngcủa công ty Lượng khách hàng càng đông thể hiện tính hiệu quả, năng lực và uy tíncủa công ty trên thị trường

- Nguồn nhân lực

Nhân lực là một tài sản quý giá, là chìa khóa quyết định sự phát triển của doanhnghiệp Sự phát triển và mở rộng của thị trường du học đòi hỏi nguồn cung cấp nhânlực có kinh nghiệm làm việc và đáp ứng được nhu cầu mới Doanh nghiệp cần hếtsức quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng cao

Với trình độ nghiệp vụ cao, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện chính xác, hiệuquả, tác phong làm việc nhiệt tình, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sẽgây ấn tượng tốt đối với khách hàng

Trang 29

Chất lượng nguồn nhân lực có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Sốlượng lao động, Độ tuổi lao động, Cơ cấu lao động qua các cấp học như: trung cấp,cao đẳng, đại học Trình độ ngoại ngữ, tin học

- Năng lực điều hành quản trị

Nhà quản trị điều hành những quan hệ liên quan đến việc xây dựng chiến lược,mối quan hệ đối tác chiến lược, các hoạt động marketing, quản lý nhân sự và điềuhành các nghiệp vụ tư vấn Nó tác động đến giá trị và hoạt động của doanh nghiệp.Quản trị tốt là một trong những cơ sở tạo niềm tin của công chúng vào doanh nghiệp

- Uy tín thương hiệu

Thương hiệu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng

và phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp Tạo niềm tin và

mở rộng nguồn khách hàng mới từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệpgiới thiệu

- Hệ thống quảng bá thương hiệu

Bên cạnh việc quảng bá thương hiệu bằng uy tín, quảng bá thương hiệu thôngqua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, đài, Internet…cũng nên được chútrọng Góp phần vào việc tăng trưởng và phát tiển của doanh nghiệp

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt

và đánh giá thông tin kinh tế, xã hội văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp công nghệ và cạnh tranh

Tác dụng:

Trang 30

Qua kết quả phân tích môi trường bên ngoài giúp xác định cơ hội và nguy cơ nhằm mục đích kiểm soát tác động của các yếu tố bên ngoài, xác định và lượng hóa mức độ tác động của những cơ hội cần nắm bắt và nguy cơ của môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp nên tránh

Phương pháp:

Để lập ma trận EFE phải trải qua 5 bước:

- Bướ c 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định và với sự

thành công đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố bên ngoài, baogồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinhdoanh của công ty

- Bướ c 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0

(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố Tổng số các mức phân loại được ấn định chocác nhân tố này phải bằng 1,0

- Bướ c 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công

để thấy cách thức mà các chiến lược thực hiện hiện tại của công ty phản ứngvới yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình,

2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít

- Bướ c 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định

số điểm về tầm quan trọng

- Bướ c 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác

định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức

BẢNG 1.2: MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Trang 31

1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE

Khái niệm

Là ma trận dùng để cung cấp các thông tin cơ bản cho việc hình thành ma trậnSWOT, ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản trị có thể xác định được điểm mạnh vàđiểm yếu của doanh nghiệp

Tác dụng

Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh yếuquan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó có cũng cung cấp cơ sở đểxác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này

Phương pháp

Thực hiện tương tự như ma trận EFE

BẢNG 1.3: MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

1

2

Tổng

1.3.3 Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ SWOT

Khái niệm

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp nhà quản trị để pháttriển 4 loại chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh cơ hội (SO), Chiến lược điểm yếu– cơ hội (WO), Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy

cơ (WT)

Tác dụng

Dựa vào phân tích SWOT chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xácđịnh vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuấtkinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp

Phương pháp

Trang 32

Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:

- Bướ c 1 : Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong DN.

- Bướ c 2 : Liệt kê các điểm yếu bên trong DN.

- Bướ c 3 : Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài DN.

- Bướ c 4 : Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài DN.

- Bướ c 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết

quả của chiến lược SO thích hợp

- Bướ c 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài

và ghi kết quả của chiến lược WO

- Bướ c 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với đe dọa bên ngoài và ghi kết quả

của chiến lược ST

- Bướ c 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả

Trang 33

Tác dụng:

Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh DN với các đối thủcạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đếnkhả năng cạnh tranh của DN trong ngành Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhậnđược những điểm mạnh và điểm yếu của DN với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thếcạnh tranh cho DN và những điểm yếu cần được khắc phục

Phương pháp:

Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

- Bướ c 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan

trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành

- Bướ c 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (

Rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộcvào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công tytrong ngành Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0

- Bướ c 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi

yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 làtrên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu

- Bướ c 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác

định điểm số của các yếu tố

- Bướ c 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của

ma trận Đánh giá, so sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranhchủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty

Đ i ể

H ạ

Đ i ể

H ạ

Đ iể m

T

(Nguồn: Chiến lược cạnh tranh – Những kỹ thuật phân tích ngành công nghiệp

và đối thủ cạnh tranh (Michael E.Porter, 1980))

Trang 34

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ KHÁC

BẢNG 1.6: MỘT SỐ NGHIÊM CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ KHÁC

Trang 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp để thấy được tầm quan trọng của việc cần nâng cao năng lực cạnhtranh cho sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra cáccông cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp như ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận SWOT và ma trận hình ảnh cạnhtranh Ngoài ra, tác giả cũng tóm tắt tình hình nghiên cứu của các đề tài liên quanđến đề tài luận văn

Đây là cơ sở tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Tư vấn duhọc VNPC trong Chương 2, kế đó đưa ra những giải pháp phù hợp về năng lực cạnhtranh cho công ty Tư vấn du học VNPC trong chương3

Trang 36

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC2.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC

- Công ty tư vấn du học VNPC tên đầy đủ là “Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyênnghiệp Việt Nam” tên tiếng anh là “Viet Nam Professional Consultancy JointStock Company” thành lập vào 2006 theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu

tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 20/07/2006, giấy phép đăng ký kinh doanh số1003013212

- Văn phòng VNPC đầu tiên được đặt tại số nhà 28 Ngách tây Sơn, Phường

TrungLiệt, Đống Đa, Hà Nội

- Sau 1 năm thành lập, VNPC đã mở rộng thị phần và thành lập văn phòng đạidiện VNPC tại Thành Phố Hồ Chí Minh đặt tại 111 Nguyễn Bỉnh Khiêm,Phường Đa Kao, Quận 1

HÌNH 2.1: LOGO CÔNG TY VNPC

(Nguồn: Công ty VNPC)

Địa chỉ web: www vnp c.vn

Điện thoại liên hệ: 0918 34 37 38 – 08 3820 74 74

Tổng số cán bộ nhân viên hiện tại: 100

Công ty tư vấn du học VNPC với gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tưvấn du học VNPC là đại diện tuyển sinh chính thức của hàng trăm trường Đại học

và Cao đẳng danh tiếng ở hơn 30 quốc gia và các vùng lãnh thổ: Anh, Úc, Mỹ, New

Trang 37

Zealand, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc,Đức, Malaysia, Pháp, Phần Lan, Thái Lan…

VNPC thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu thông tin học bổng duhọc, giáo dục nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, phụ huynh có cơ hội đượctrực tiếp gặp gỡ trao đổi cùng giáo viên, đại diện các trường nước ngoài và được giảiđáp cặn kẽ mọi thắc mắc

Với tiêu chí chuyên nghiệp hóa công tác tư vấn, Công ty quyết tâm xây dựngvăn hoá văn phòng theo định hướng mới, hoàn thiện và không ngừng học hỏi nângcao năng lực để phục vụ cho du học sinh tốt nhất Sinh viên sẽ được hỗ trợ, tư vấncác dịch vụ cá nhân từ khâu đăng ký xin visa, sắp xếp nhà ở, đặt vé máy bay và cácdịch vụ khác giúp bạn đạt mục tiêu về học vấn và sự nghiệp

- Tầm nhìn: VNPC trở thành văn phòng tư vấn du học uy tín hàng đầu Việt Nam

với mạng lưới đối tác giáo dục trên khắp thế giới

nhập với nền văn minh thế giới thông qua con đường giáo dục, học tập và chia

sẻ kiến thức

- Chuyên nghiệp: Với kinh nghiệm lâu năm của mình, chúng tôi đảm bảo mang

lại cho khách hàng dịch vụ và giải pháp nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả nhất

đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu bởi thành công của khách hàng là mục tiêucủa chúng tôi

- Trung thực: chúng tôi chiếm được cảm tình và gây dựng uy tín với khách hàng,

đối tác bởi quy trình làm việc minh bạch với thái độ tôn trọng

- Khẩu hiệu: “ Your success is our goal” - “Thành công của bạn là mục tiêu của

chúng tôi".

Trang 38

á n h

HÌNH 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VNPC

 Phó Giám Đốc: Nhận ủy quyền của giám đốc khi giám đốc vắng mặt, trựctiếp chỉ đạo và quản lý các phòng ban được giao, tham mưu cho giám đốccác hoạt động nhằm tăng cường hợp tác quốc tế

chuẩn bị trang thiết bị cũng như hỗ trợ trực tiếp việc học tập của các bạn họcsinh

Cao đẳng ở nước ngoài như: học phí, chương trình đào tạo, thời gian nhậphọc… để tư vấn cho khách hàng Đề xuất và chạy các chương trình Marketing

do chính mỗi các nhân xây dựng cho thị trường riêng của mình

Trang 39

- Phòng xử lý hồ sơ: Sau khi phòng tư vấn thực hiện tư vấn thành công, phòng

xử lý có trách nhiệm tiến hành xây dựng và sắp xếp các văn bản giấy tờ, cũngnhư hướng dẫn luyện phỏng vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng xin visathành công

tại công ty, chỉnh chu tác phong và hình ảnh công ty, thực hiện việc đăng tuyểndụng và nhận hồ sơ Trực điện thoại tổng đài hỗ trợ chuyển line cho tư vấn viêncác thị trường phù hợp Chăm sóc đời sống tinh thần và hỗ trợ các đề xuất củanhân viên công ty lên ban lãnh đạo

 Các sản phẩm, dịch vụ của công ty Tư vấn du học VNPC

- Tư vấn du học các nước: Tư vấn, phát tài liệu, hồ sơ du học, xin thư mời nhậphọc các trường, hướng dẫn hoàn thiện bộ hồ sơ xin visa, đặc biệt những hồ sơcần yêu cầu chứng minh tài chính của Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán

100% cho học sinh có học lực giỏi

- Các chương trình ưu đãi cho du học sinh: Đào tạo các khóa học Ngoại Ngữ chấtlượng cao với chi phí hợp lý, tặng vé máy bay… khi đi du học

- Dạy ngoại ngữ: Do chuyên gia nước ngoài và các giáo viên trình độ cao đảmnhiệm, có các chuyên gia luyện thi các chứng chỉ: Tiếng Anh (IELTS/TOEFL,TOEIC), Tiếng Nhật (Nat – Test, J – Test), KLPT (Tiếng Hàn), HSK (TiếngTrung)…

- Dich thuật đa ngôn ngữ

Trang 40

- Tư vấn làm các dạng VISA khác: Tư vấn, phát tài liệu, mẫu đơn xin thị thực,hướng dẫn hoàn thiện bộ hồ sơ xin dạng visa DU LỊCH – THĂM THÂN-CÔNG TÁC…

- Sắp xếp chỗ ăn ở, đưa đón sân bay, đặt vé máy bay giá hợp lý

- Chương trình giao lưu văn hoá, du học hè, học ngắn hạn, vừa học vừa làm đượchưởng lương…

- Các dịch vụ khác: Đặt nhà ở cho học sinh tại nước ngoài, giới thiệu việc làmthêm, giới thiệu nơi thực tập tốt nghiệp, giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp, giớithiệu các khoá thực tập và ngành nghề có lương, đặt vé máy bay cho du họcsinh, làm thẻ sinh viên quốc tế, mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho họcsinh du học, tổ chức hội thảo và triển lãm quốc tế…

 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tư vấn du học VNPC

Kết quả của hướng đi đúng đắn đã giúp Công ty đạt được nhiều thành tựu tronghoạt động kinh doanh của mình Điều này thể hiện doanh thu và lợi nhuận đã tăngliên tục trong nhiều năm qua Tính riêng đến đầu năm 2014 thì:

- Tổng tài sản của VNPC hiện tại đạt: gần 675 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế : 2.1 tỷ đồng / năm

(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Tư vấn du học VNPC)

Trải qua gần 15 năm hoạt động và xây dựng thương hiệu, đến nay VNPC đã đạtđược những thành công nhất định, đóng góp vai trò trong việc tạo sự ổn định cho xãhội Phát huy tốt vai trò của một Công ty du học trong việc truyền tải thông tin giáodục đến mỗi các thể quan tâm nó VNPC đang dần trở thành công ty du học hàngđầu tại Việt Nam và ngày một khẳng định thương hiệu đối với đối tác tại các quốcgia trên thếgiới

Ngày đăng: 04/01/2019, 02:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w