ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong yếu tố nội bộ, ma trậnSPACE, ma trận GE, đồng thời cũng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Thực phẩm Cholimex so v
Trang 1NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Trang 2NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Trang 3Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày
25 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 18/05/1979 Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1541820134
I Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX
II Nhiệm vụ và nội dung:
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
III Ngày giao nhiệm vụ: 15/9/2016
IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/03/2017
V Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
PGS.TS NGUYỄN PHÖ TỤ
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Thùy Trâm
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Tụ, cán bộ hướngdẫn khoa học của Luận văn, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt đểthực hiện luận văn này
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô giảng viên củatrường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô Viện đào tạo Sau Đạihọc trong thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Thực phẩmCholimex đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Thùy Trâm
Trang 7ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong (yếu tố nội bộ), ma trậnSPACE, ma trận GE, đồng thời cũng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Thực phẩm Cholimex so với các đối thủ bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh Từthực trạng của công ty, luận văn nghiên cứu các định hướng phát triển và chiến lượccạnh tranh của công ty để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và củng cố hơnnữa năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex giúp công ty cóhướng đi đúng để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Trang 8to other competitors by using competition image matrix From the real status of thecompany, the thesis researches the development orientations and competitivestrategies of the company to propose solutions to further enhance and strengthen thecompetitiveness of Cholimex Food Joint Stock Company which help the companyget the right direction for more efficient production and business.
Trang 9MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xi PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Các khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh 6
1.1.3 Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh 7
1.1.4 Khái niệm lợi thế cạnh tranh 7
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 8
Trang 101.2.1 Môi trường vĩ mô 8
1.2.2 Môi trường vi mô 9
1.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 12
1.2.4 Môi trường nội bộ 14
1.2.5 Ma trận các yếu tố bên trong (yếu tố nội bộ - IFE) 15
1.2.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 16
1.2.7 Ma trận SPACE 17
1.2.8 Ma trận GE 18
1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh 20
1.4 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh 22
1.5 Một số phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [9] 23
1.5.1 Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực, quản lý 23
1.5.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 24
1.5.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 25
1.6 Các chiến lược cạnh tranh 25
1.6.1 Chiến lược tổng chi phí thấp 25
1.6.2 Chiến lược khác biệt hóa 26
1.6.3 Chiến lược tập trung 27
1.7 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp 28
1.8 Tổng quan các nghiên cứu trước 29
1.8.1 Nghiên cứu ngoài nước 30
1.8.2 Nghiên cứu trong nước 31
Tóm tắt nội dung chương 1 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX 34
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 34
2.1.1 Tên gọi và địa chỉ trụ sở công ty 34
2.1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Công ty 34
Trang 112.1.3 Quy mô Công ty (đến ngày 31/12/2015) 35
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh chính 35
2.1.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty 36
2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 41
2.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 41
2.2.2 Các yếu tố môi trường vi mô 45
2.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài 48
2.2.4 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ 50
2.2.5 Ma trận các yếu tố bên trong 63
2.2.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 64
2.2.7 Xác định những điểm mạnh và điểm yếu 66
2.2.8 Ma trận SPACE 67
2.2.9 Ma trận GE 68
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 70
Tóm tắt nội dung chương 2 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX 74
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 74
3.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 74
3.1.2 Vị thế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 75
3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 76
3.1.4 Các chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 77 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 81
3.2.1 Giải pháp về tài chính 81
3.2.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 82
3.2.3 Giải pháp về công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm 85
3.2.4 Giải pháp về giá 85
Trang 123.2.5 Giải pháp về nhân lực 86
Tóm tắt nội dung chương 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 13FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
GMP (Good Manufacturing Practices): Quy phạm thực hành sản xuất tốt
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System): Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu HALAL: là một thuật ngữ có nghĩa là hợp pháp, cho phép hoặc tuân theo quy phạm pháp luật Thực phẩm và các sản phẩm được Chứng nhận Halal có ý nghĩa đặc biệt cho kinh doanh tại thị trường các nước Islam hoặc các nước có công dân theo Islam Chứng nhận Halal là một hình thức chứng minh các nghĩa vụ xã hội và làm tăng sự tin tưởng của khách hàng và sự tự tin trong các sản phẩm Nó cung cấp những cơ hội lớn cho xuất khẩu
HORECA (Hotel, Restaurant, Catering): là một thuật ngữ kinh doanh dùng để chỉnhững người chuyên về hoạt động cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm và
đồ uống cho ngành khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống liên quan
ROA: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures): Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh
UAE: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài của Cholimex Food 48Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Cholimex Food thời điểm 30/09/2016 51Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015 của
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Cholimex Food 54Bảng 2.5 Các chỉ tiêu về đòn cân nợ của Cholimex Food 55Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Cholimex Food 56Bảng 2.7 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Cholimex Food 57Bảng 2.8 Chi phí marketing giai đoạn 2013 – 2015 60Bảng 2.9 Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm giai đoạn
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 10Hình 1.2 Một số các chỉ tiêu trên các trục ma trận SPACE 18
Hình 2.2 Một số sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Cholimex 35Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Thực phẩm
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kếtcác hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều đối tác quantrọng như: ASEAN, FTA Việt Nam – Nhật Bản, FTA Việt Nam - Chi lê, FTA ViệtNam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Việt Nam
- EU (EVFTA) ngày 2/12/2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ
có hiệu lực vào năm 2018, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)…
Với những sự kiện vừa nêu có thể đánh giá kinh tế Việt Nam từng bước hộinhập ngày càng sâu rộng kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệpViệt Nam tiếp cận được nhiều thị trường trên thế giới, thúc đẩy và mở rộng hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế so sánh, nhưng đồngthời nó cũng tạo ra nhiều thách thức, áp lực không nhỏ đối với doanh ngiệp nhất làvấn đề về năng lực cạnh tranh
Việc tháo bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự
do, sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu vào Việt Nam Sảnphẩm của các doanh nghiệp trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với sảnphẩm nhập khẩu từ những quốc gia thành viên FTA ngay tại thị trường nội địa
2 Tính cấp thiết của đề tài
Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp Việt Nam phảiđối mặt với những thách thức to lớn như phải đối mặt với các công ty xuyên quốcgia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnhtranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới với những nguyên tắcnghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế
Ngành thực phẩm của Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triểnmạnh mẽ, tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đi kèm là những thách thức khôngnhỏ Mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ngành
Trang 17thực phẩm Việt Nam vẫn chưa xây dựng được nhiều thương hiệu lớn trên tầm quốc tế.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex có tiền thân là Xí nghiệp chế biến Hảisản & Thực phẩm xuất khẩu trực thuộc Công ty CHOLIMEX chuyên sản xuất -kinh doanh các mặt hàng thực phẩm để phục vụ các nhu cầu ẩm thực của người tiêudùng trong và ngoài nước - được thành lập từ năm 1983 Ngày 20/12/2005 UBNDThành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 6437/QĐ-UB chấp thuận Xínghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex chuyển đổi hình thức sởhữu thành Công ty cổ phần Ngày 19/07/2006 Công ty chính thức hoạt động với tênmới: Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh công ty cổ phần số 4103005042 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ ChíMinh cấp Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex là thành viên trong hệ thốngCông ty CHOLIMEX
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chất lượng và an toàn thực phẩm luôn là mối quantâm của người tiêu dùng và các cơ quan chức năng Điều này ngày càng tăng lên donhững đe dọa ngày càng cao đối với sức khỏe trong thời gian gần đây Vấn đề quản
lý rủi ro về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội và môi trường ngàycàng trở nên quan trọng đối với các công ty hoạt động trong chuỗi cung ứngthực phẩm
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex để tìm ra những điểm mạnh và cơ hội, giảm thiểuđiểm yếu và nguy cơ, kết hợp với định hướng phát triển của Công ty để nâng caonăng lực cạnh tranh là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn tới
Từ những quan điểm nêu trên và mong muốn góp phần vào sự phát triển củaCông ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng caonăng lực cạnh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex”
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm vào các mục tiêu sau:
Trang 18- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao nănglực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, chọn lọc và hệ thống hóa chúng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lựccạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, từ đó xác định được mức độảnh hưởng của chúng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Thực phẩm Cholimex trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩmCholimex
Cổ phần Thực phẩm Cholimex trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phần lý thuyết: tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài từ đó chọn lọc và
hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Phần phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thựcphẩm Cholimex được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp: Phương phápphân tích thống kê, phương pháp chuyên gia
- Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, các mụctiêu, chiến lược và tham khảo ý kiến của các bộ phận có liên quan
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Việc đánh giá một cách khách quan và toàn diện năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần Thực phẩm Cholimex là việc làm cần thiết giúp công ty có những
Trang 19điều chỉnh hợp lý trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranhtrong ngành.
- Các giải pháp đề nghị trong đề tài có thể được tham khảo và triển khai áp dụng ngay trong điều kiện hiện nay của Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phầnThực phẩm Cholimex
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh của Công ty Cổ phầnThực phẩm Cholimex
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một đặc tính cơ bản, là điều kiệntất yếu khách quan Không có một nền kinh tế thị trường nào mà không có cạnhtranh Thế nào là cạnh tranh? Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau vềcạnh tranh, cụ thể như:
Theo nhà quản trị chiến lược Michael Porter thì: “Cạnh tranh là giành lấy thịphần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơnmức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có” [1]
Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thời hội nhập: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phátsinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giànhgiật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thịtrường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất Mục đích cuối cùngtrong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với ngườitiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi” [2]
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm, tác giả tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơcấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp” năm 2003thì: “Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình màchính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạhơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranhcủa mình” [3]
Từ những khái niệm trên có thể thấy về cơ bản: Cạnh tranh là sự tranh giànhcác điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thị phần giữa các chủthể kinh tế Không nên xem cạnh tranh là phải tiêu diệt đối thủ của mình mà phảixem là động lực làm cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn để khách hàng lựa chọn
Trang 21mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình Mục đích cuối cùng củacạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng
là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Poter: Năng lực cạnh tranh là khả năngsáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng caophù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanhlợi nhuận [4]
Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đobằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trongmôi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước” [2]
Theo tác giả Đặng Thị Hiếu Lá trong bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO” thì năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì
và phát triển chính bản thân doanh nghiệp Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu
là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiệnkhách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, đảmbảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Thông thườngngười ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nộitại như quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường, sản phẩm,năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ Tuy nhiên, khả năng nàylại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà Nước và các thể chế trung gian).Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh nghiệp đó có khảnăng cạnh tranh cao [5]
Trên thực tế còn nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên chúng ta
có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanhnghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của
Trang 22khách hàng về một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp mình.
1.1.3 Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế của doanh nghiệp thông quacác tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp
có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổimối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình sản xuấtkinh doanh
1.1.4 Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Theo Wagner và Hollenbeck thì lợi thế cạnh tranh là những điểm nổi bật củadoanh nghiệp mà đối thủ không thể sao chép được Một trong những cách hiệu quảnhất để bảo đảm lợi thế cạnh tranh là sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng và quản lýnguồn nhân lực Các doanh nghiệp đều có nguồn nhân lực khác nhau và các đối thủkhông thể sao chép sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra bởi nguồn nhânlực này [6]
Theo Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” thì cho rằng tùy theomỗi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, để có thể thành công trênthị trường tức là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ Mặtkhác, lợi thế cạnh tranh có thể được biểu hiện ở ba góc độ: phí tổn thấp hơn, hoặc
có những khác biệt độc đáo so với đối thủ, hoặc tập trung trước tiên vào một phânkhúc thị trường nào đó để phát triển Trong đó:
+ Về phí tổn thấp là trong những điều kiện và khả năng kinh doanh tươngđương, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tương đương về giá cả, chấtlượng, mẫu mã so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhưng chi phí thấp hơn.+ Về khác biệt hóa là nhấn mạnh đến các ưu điểm đặc biệt riêng của sản phẩmnhư chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ
+ Về tập trung vào một phân khúc thị trường là tập trung nhằm thỏa mãn nhucầu của một nhóm khách hàng cụ thể nào đó Thị trường này có thể dựa trên cơ sởđịa lý, giới tính, lứa tuổi Việc tập trung này không nhất thiết là tập trung vào chỉ
Trang 23một phân khúc thị trường, có thể tập trung nhiều hơn một phân khúc thị trường để phát triển [7]
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.2.1 Môi trường vĩ mô
Khi phân tích môi trường vĩ mô, nhà quản trị thường dùng 4 kỹ thuật sau:+ Thứ nhất, rà soát là nghiên cứu tổng quát các yếu tố môi trường
+ Thứ hai, theo dõi là quan sát các thay đổi nhằm nhận diện thay đổi vàkhuynh hướng môi trường
+ Thứ ba, dự đoán là dự kiến về những sự kiện tiềm ẩn sẽ xảy ra trongtương lai
+ Thứ tư, đánh giá là xác định các yếu tố thay đổi tác động đến hoạt động củadoanh nghiệp
Các yếu tố của môi trường vĩ mô gồm:
1.2.1.1 Yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua tổng sản phẩmquốc nội, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người, lãi suất, tỷ giá hối đoái, mức độlạm phát Hoạt động khuyến khích đầu tư của Chính phủ nhằm thu hút vốn đầu tư,tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và chi tiêu của người dân
Khi xác lập mục tiêu, nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu các nhà quản trịđều tham khảo các yếu tố kinh tế này
1.2.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật:
Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng tạo môi trường thuận lợi chohoạt động lâu dài của doanh nghiệp Việc thi hành luật pháp nghiêm minh hay chưatriệt để có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho môi trường kinh doanh
Yếu tố chính trị và pháp luật tác động gián tiếp nhưng ảnh hưởng rất lớn đếndoanh nghiệp, các doanh nghiệp khi muốn đầu tư lâu dài đều quan tâm đến yếu
tố này
Trang 241.2.1.3 Yếu tố văn hóa và xã hội
Các yếu tố về văn hóa và xã hội tác động một cách chậm chạp và sâu sắc đếnmôi trường kinh doanh Trong thực tế các vấn đề về phong tục, tập quán, lối sống,trình độ dân trí, tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu thị trường
1.2.1.4 Yếu tố dân số và lao động
Các yếu tố quy mô, cơ cấu dân số, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nền giáodục có tác động đến quy mô tiêu dùng và nguồn nhân lực
1.2.1.5 Yếu tố môi trường tự nhiên
Là những yếu tố liên quan đến môi trường, điều kiện khí hậu, tài nguyên,khoáng sản, vị trí địa lý tác động đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp nhưnguồn nhân lực và lợi thế cạnh tranh
1.2.1.6 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và kỹthuật Nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra đồng thời cơ hội lẫn nguy cơ chodoanh nghiệp Công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp lạc hậumột cách trực tiếp hoặc gián tiếp
1.2.2 Môi trường vi mô
Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter: Trong nền kinh tế thị trường, bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, màhiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểudiễn bởi mô hình sau:
Trang 25Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
(Nguồn: Michael.E.Porter (1982))
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình đượcnhiều nhà phân tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanhnghiệp hoặc của một ngành
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành có tác động trực tiếp đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó ngành là một nhóm các công tycung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế và ảnh hưởng lẫn nhau Có 5 yếu
tố cơ bản:
1.2.2.1 Nhà cung cấp (người bán)
Là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng, thời giangiao hàng
Trang 26Nhà cung cấp có thể chi phối doanh nghiệp là do sự độc quyền của một số ítnhà cung cấp, do tầm quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khácbiệt hoá cao của người cung ứng với người sản xuất, do sự liên kết của những ngườicung ứng… Mặc dù có thể có cạnh tranh giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp đểlựa chọn nhà cung cấp tốt nhất thì quyền lực thương lượng của nhà cung cấp bị hạnchế vẫn không đáng kể.
Trong mối quan hệ này, để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp trước khảnăng tăng cao chi phí đầu vào, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệpphải biết chuyển quyền lực thương lượng của người cung cấp thành quyền lựccủa mình
1.2.2.2 Khách hàng (người mua)
Khách hàng là người mua sản phẩm, dịch vụ của công ty Yêu cầu từ phíakhách hàng đối với nhà cung cấp sản phẩm ngày càng khắt khe và đa dạng hơn Đểtiếp cận các nhu cầu này, doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, bámsát nhu cầu thị trường và tập trung thỏa mãn khách hàng trên cơ sở cung cấp sảnphẩm chất lượng tốt, đa dạng hóa mẫu mã Khách hàng có khả năng làm lợi nhuậncủa ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn vàphải làm nhiều công việc dịch vụ hơn
Các yếu tố tạo nên thế mặc cả của người mua là số lượng người mua, khốilượng và tỷ trọng mua, số lượng nhà cung cấp, khả năng tự cung cấp củangười mua
1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm và dịch
vụ có mức độ lợi ích tương tự cho khách hàng Với các nhà quản trị có tầm nhìn cònhạn hẹp về các đối thủ cạnh tranh thì họ sẽ không nhận diện được những mối đe dọa
và sẽ phản ứng quá trễ Yếu tố cạnh tranh là yếu tố mà khách hàng quyết định Mộttrong những lỗi lầm phổ biến nhất của các nhà quản trị trong việc nhận diện đối thủcạnh tranh là họ hoàn toàn nhìn từ góc độ nhà cung ứng chứ không phải nhìn từ góc
độ của một khách hàng
Trang 271.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện nay chưa xuất hiện trênthị trường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai Khả năng cạnh tranh củacác đối thủ này được đánh giá qua rào cản ngăn chặn việc gia nhập vào ngành, lĩnhvực kinh doanh như: lợi thế kinh tế theo quy mô; sự khác biệt hoá, bí quyết của sảnphẩm; lòng trung thành của khách hàng; nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu nhất; các lợithế đặc biệt của các đối thủ cạnh tranh hiện có; sức ép của các đối thủ cạnh tranhhiện tại
1.2.2.5 Sản phẩm thay thế
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm thay thế ra đời nhằm đáp ứng sự thayđổi của nhu cầu ngày càng biến động theo xu hướng đa dạng hơn, phong phú hơn,cao cấp hơn Sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh mạnh hơn sản phẩm bịthay thế Sự có mặt của sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe doạ trực tiếpđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi mà giá bán của sản phẩm vượt quágiới hạn chặn trên của mức giá bán sản phẩm, thì khách hàng sẽ chuyển sang sửdụng sản phẩm thay thế, do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp
1.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội
và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độphản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định
về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty Để xâydựng được ma trận này cần thực hiện 05 bước sau:
- Bước 1: Lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu cóthể ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoặc ngànhkinh doanh
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm: 1 điểm là hoàn toànkhông quan trọng, 2 điểm là không quan trọng, 3 điểm là tương đối quan trọng, 4
Trang 28điểm là quan trọng, 5 điểm là rất quan trọng Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùythuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực hoặc ngành nghề mà doanhnghiệp đang sản xuất kinh doanh Tổng số điểm tầm quan trọng của tất các các yếu
tố phải bằng 1,0 Mức phân loại này dựa vào kết quả tham khảo ý kiến chuyên giatrong ngành
- Bước 3: Xác định phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trong đó 4 điểm làphản ứng tốt nhất, 3 điểm là phản ứng trên trung bình, 2 điểm là phản ứng trungbình, 1 điểm là phản ứng yếu Các mức này dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố đốivới doanh nghiệp
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xácđịnh số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố
- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quantrọng của ma trận
Đánh giá ma trận: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượngcác yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1, điểm trungbình là 2,5
Trang 291.2.4 Môi trường nội bộ
Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của doanh nghiệp là quá trình xem xét,đánh giá các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp
1.2.4.1 Yếu tố tài chính
Là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, các hoạt động sử dụng và phân bổnguồn vốn Doanh nghiệp cần đánh giá điểm mạnh, điểm yếu thông qua một số chỉtiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số sinh lời,huy động vốn, kiểm soát chi phí…
Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huyđộng vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinhdoanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu
tư về liên doanh liên kết
1.2.4.2 Yếu tố sản xuất
Gồm cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tài sản cố định cho hoạt động sản xuấtkinh doanh như nhà xưởng sản xuất, thiết bị máy móc… Nguồn vật chất càng lớn sẽtạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.2.4.3 Yếu tố kỹ thuật
Gồm các bản quyền sáng chế, phát minh, bí mật kinh doanh và yếu tố này dễ
bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, sản xuất hàng giả gây mất niềm tin của khách hàng
Do vậy, doanh nghiệp phải luôn đầu tư nhằm đổi mới và phát triển nguồn lực này
để tạo lợi thế cạnh tranh
1.2.4.4 Yếu tố nguồn nhân lực
Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh Nguồn nhân lực gồmđội ngũ nhân viên trực tiếp và gián tiếp, để nâng cao nguồn nhân lực này, doanhnghiệp phải thường xuyên đào tạo về chuyên môn, kỹ năng quản lý, văn hóa doanhnghiệp… Đây là giá trị vô hình quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh chodoanh nghiệp
Trang 301.2.4.5 Yếu tố sáng kiến
Gồm các ý tưởng mới, sáng kiến cải tiến, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuậtvào sản xuất kinh doanh Nguồn này giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng, năngsuất lao động…
1.2.4.6 Yếu tố marketing
Là phương thức Marketing mà Công ty áp dụng để giới thiệu sản phẩm và tìmkiếm các cơ hội mua bán trên thị trường
1.2.4.7 Yếu tố thương hiệu
Yếu tố này được hình thành qua kết quả hoạt động kinh doanh trong thời giandài như uy tín nhãn hiệu, sản phẩm, chất lượng, độ tin cậy của khách hàng và cácđối tác trong quan hệ kinh doanh
1.2.4.8 Yếu tố văn hóa doanh nghiệp
Xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia
sẻ, chấp nhận và ứng xử theo các giá trị đó Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạonên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗidoanh nghiệp
1.2.5 Ma trận các yếu tố bên trong (yếu tố nội bộ - IFE)
Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh vàcác mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ nhàquản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng
và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu Từ đó giúp doanh nghiệp vận dụng tối đanhững điểm mạnh để khai thác và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu Đểhình thành một ma trận IEF cần thực hiện 5 bước sau:
- Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và điểmyếu có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố:
+ 1 điểm là hoàn toàn không quan trọng, 2 điểm là không quan trọng, 3 điểm
là tương đối quan trọng, 4 điểm là quan trọng, 5 điểm là rất quan trọng
Trang 31+ Mức độ quan trọng dựa trên mức độ ảnh hưởng đến thành công của cácđiểm mạnh và điểm yếu đối với doanh nghiệp trong ngành (tổng mức độ quan trọngcủa các yếu tố là 1).
+ Tổng số các mức phân loại được cho các yếu tố này phải bằng 1,0
- Bước 3: Điểm phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố Trong đó: 4 điểm là rấtmạnh, 3 điểm là mạnh, 2 điểm là yếu, 1 điểm là rất yếu Các mức này dựa trên hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xác định
số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quantrọng của ma trận
Đánh giá ma trận: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượngcác yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1, điểm trungbình là 2,5 Tổng số điểm quan trọng nếu thấp hơn 2,5 cho thấy công ty chưa mạnh
về nội bộ, và ngược lại Mức độ mạnh, yếu tùy thuộc vào khoảng cách gần hay xavới tổng số điểm quan trọng trung bình
Bảng 1.2 Ma trận các yếu tố bên trongStt Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
- Nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu
- Tìm ra những ưu thế và bất lợi của doanh nghiệp so với đối thủ
* Phương pháp lập ma trận:
- Liệt kê những yếu tố đem lại sự thành công
Trang 32- Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố.
- Đánh giá thứ hạng các yếu tố của doanh nghiệp và các đối thủ
- Tính điểm quan trọng và tổng số điểm quan trọng của các yếu tố
* Đánh giá số điểm: xếp hạng đối thủ cạnh tranh
Cách hình thành ma trận cạnh tranh như ma trận các yếu tố bên trong, chútrọng các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công, bổ sungthêm các mức phân loại của các đối thủ cạnh tranh
Bảng 1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
TT Các nhân tố đánh giá
Mứcđộquantrọng
Doanh nghiệp X Doanh nghiệp
cạnh tranh 1 Doanh nghiệp cạnh tranh 2Phân
loại
Điểmquantrọng
Phânloại
Điểmquantrọng
Phânloại
Điểmquantrọng
- FS (Financials Strengths): Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
- CA (Competitive Advantage): Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- ES (Enviroment Stability): Sự ổn định của môi trường
- IS (Internals Strengths): Sức mạnh của ngành
Để thiết lập ma trận SPACE cần thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Chọn một nhóm các yếu tố thể hiện sức mạnh tài chính (FS), lợi thếcạnh tranh (CA), Sự ổn định của môi trường (ES), và sức mạnh ngành (IS) Dướiđây là một số các chỉ tiêu sử dụng để thể hiện trên các trục ma trận SPACE:
Trang 33Hình 1.2 Một số các chỉ tiêu trên các trục ma trận SPACE
- Bước 2: Ấn định giá trị +1 (Xấu nhất) tới +5 (Tốt nhất) cho mỗi yếu tố thuộc
FS và IS, ấn định giá trị -1 (Tốt nhất) tới -5 (Xấu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES
và CA
- Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đã ấn địnhcho các yếu tố, rồi chia cho số các yếu tố được được lựa chọn thể hiện trong FS.Tương tự cách tính với IS , ES và CA
- Bước 4: Đánh số điểm trung bình các FS, IS, ES và CA lên các trục thíchhợp của ma trận SPACE
- Bước 5: Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X,tương tự làm với trục Y sau đó xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY
- Bước 6: Vẽ Vecto có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểmmới Vecto này đưa ra loại chiến lược cho doanh nghiệp: tấn công, cạnh tranh,phòng thủ hay thận trọng?
1.2.8 Ma trận GE
Phương pháp phân tích danh mục hoạt động của McKinsey – GE là phươngpháp xây dựng ma trận McKinsey – GE nhằm phân tích danh mục kinh doanh củamột công ty theo các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBUs – Strategic Business
Trang 34Units) của công ty đó Trong đó, một danh mục đầu tư là tập hợp của các SBUs,một danh mục đầu tư tối ưu là một điều kiện hoàn hảo để các công ty củng cố sứcmạnh cũng như khai thách tối đa thị trường Một SBU có thể là toàn bộ lĩnh vựckinh doanh của công ty vừa và nhỏ hoặc có thể là một bộ phận kinh doanh của mộtcông ty lớn, một tập đoàn đa ngành, với các quyết định chiến lược kinh doanh riêngbiệt và có những mục tiêu riêng của công ty mẹ.
Để thiết lập ma trận GE cần thực hiện các bước sau đây:
* Bước1: Xây dựng ma trận sự hấp dẫn của ngành kinh doanh phản ánh mức
độ hấp dẫn của ngành kinh doanh đối với công ty theo trình tự sau:
- Chọn các yếu tố thể hiện sự hấp dẫn của ngành kinh doanh
- Xác định trọng số cho từng yếu tố qua việc xác định tầm quan trọng cho từngyếu tố theo mức độ từ 0 (Không quan trọng) đến 1 (Rất quan trọng) Yếu tố nàodoanh nghiệp đánh giá là quan trọng hơn sẽ có trọng số lớn hơn Tổng các trọng sốcủa các yếu tố trong ma trận phải bằng 1
- Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng yếu tố theo thang điểm từ 1 điểm: hoàntoàn không hấp dẫn; 2 điểm: không hấp dẫn; 3 điểm: trung bình; 4 điểm: hấp dẫn; 5điểm: rất hấp dẫn
- Nhân trọng số tầm quan trọng với điểm hấp dẫn để xác định điểm cho từngyếu tố đó Cộng điểm của tất cả các yếu tố trong ma trận để xác định tổng số điểmcho ma trận sự hấp dẫn của ngành và xác định vị trí của ma trận này trên chiều dọccủa ma trận GE
* Bước 2: Xây dựng ma trận vị thế cạnh tranh của đơn vị kinh doanh chiếnlược (SBU), phản ánh vị thế cạnh tranh của SBU trong ngành kinh doanh theo trình
tự sau:
- Chọn các yếu tố thể hiện vị thế cạnh tranh của SBU trong ngành kinh doanh
- Xác định trọng số cho từng yếu tố qua việc xác định tầm quan trọng cho từngyếu tố theo mức độ từ 0 (Không quan trọng) đến 1 (Rất quan trọng) Yếu tố nàodoanh nghiệp đánh giá là quan trọng hơn sẽ có trọng số lớn hơn Tổng các trọng sốcủa các yếu tố trong ma trận phải bằng 1
Trang 35- Đánh giá mức độ cạnh tranh của từng yếu tố theo thang điểm từ 1 điểm: rấtyếu; 2 điểm: yếu; 3 điểm: trung bình; 4 điểm: mạnh; 5 điểm: rất mạnh.
- Nhân trọng số tầm quan trọng với điểm cạnh tranh để xác định điểm chotừng yếu tố đó Cộng điểm của tất cả các yếu tố trong ma trận để xác định tổng sốđiểm cho ma trận vị thế cạnh tranh và xác định vị trí của ma trận này trên chiềungang của ma trận GE
* Bước 3: Xác định vị trí của SBU trên ma trận GE, vị trí của SBU trên matrận GE được biểu hiện bằng một hình tròn, có tâm là giao điểm giữa vị trí của matrận sự hấp dẫn của ngành với vị trí của ma trận vị thế cạnh tranh
* Bước 4: Căn cứ vào vị trí của SBU trên ma trận GE, xác định phương ánchiến lược cho SBU
1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Theo các nhà kinh tế học có nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Theo Thomas J.Peter và Robert H.Waterman (1982): có 7tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh gồm:
- Ba tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trongvòng 20 năm là doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản
- Ba tiêu chí đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gianhoàn vốn, thị phần và tỷ trọng xuất khẩu
- Tiêu chí thứ 7 là đánh giá lịch sử đổi mới của công ty
Trang 36+ Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp Trình độnguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của lãnh đạo, trình độ chuyên môn củacán bộ công nhân viên.
+ Vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồnvốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, cónguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợinhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác.Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động củadoanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạonâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng,nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực
tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt tronghoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanhnghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồncung vốn
+ Một nguồn lực nữa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là trình
độ công nghệ Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm
Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệ hiệnđại Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩmngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao,chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường Sử dụng công nghệ hiện đạigiúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm,
do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng
- Yếu tố thứ ba là sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năngsản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩm tương tự
Nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chất lượng, giá cả sản phẩm, thời gian cung cấp,dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín
Trang 37- Yếu tố thứ tư là khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hộinhập kinh tế quốc tế Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều vớicác đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh Trong kinh doanh thườngxuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năngcạnh tranh Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanhnghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường Nếudoanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khácthì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắmđược thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.
- Yếu tố thứ năm là năng suất sản xuất kinh doanh Năng suất có liên quan đếnviệc sử dụng toàn bộ tài nguyên không chỉ bao gồm vấn đề chất lượng, chi phí giaohàng mà còn bao gồm cả những vấn đề rộng hơn như là vấn đề môi trường,
xã hội…
- Yếu tố thứ sáu là uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp được hình thànhtrong cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lượcđúng đắn Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chấtlượng của hệ thống quản lý, của từng con người trong doanh nghiệp, chất lượng sảnphẩm doanh nghiệp sản xuất cung cấp cho thị trường Thương hiệu của doanhnghiệp còn được xây dựng bằng sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triểnbền vững của nền kinh tế xã hội, của các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, của hoạtđộng Marketing và quảng cáo trung thực
Những yếu tố trên tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt độngtiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ hay nói cách khác là doanh nghiệp tạo ra lợithế canh tranh so với đối thủ
1.4 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra mọi lúc mọi nơi không phụthuộc vào ý muốn chủ quan của riêng ai, cạnh tranh là một quy luật khách quan vàquan trọng thúc đẩy sự phát triển Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá dịch
vụ bán ra ngày càng nhiều, lượng người cung cấp ngày càng đông thì cạnh tranh
Trang 38ngày càng gay gắt Nhưng chính nhờ có sự cạnh tranh mà nền kinh tế thị trường vậnđộng theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội, yếu tố đảm bảo cho
sự thành công của mỗi quốc gia trong con đường phát triển Cơ chế thị trường mởđường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh củamình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc nâng cao năng lực cạnhtranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranhngày càng quyết liệt Các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp đểnâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ Điều này sẽ giúpquyết định sự sống còn của các doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại nhiều lợi nhuận, do đó việc nâng caonăng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp được xem như là một hoạt động không thểthiếu trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu củadoanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm đem lại lợi ích cho riêng doanhnghiệp mình mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành, nền kinh tế quốc gia
và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng
1.5 Một số phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [9]
Nâng cao năng lực cạnh tranh, thực chất là nâng cao “quy mô, trình độ và chấtlượng nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, quản lý và thương mại của doanh nghiệp”.Với cách tiếp cận hệ thống, trên giác độ lý thuyết, các doanh nghiệp có thể chiếnthắng trong cuộc cạnh tranh bằng và thông qua một số phương pháp cơ bản sau:
1.5.1 Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực, quản lý
Doanh nghiệp không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động.Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất đểthực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp
Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt Công nghệ quyết định sự khác biệtsản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả Đổi mới công
Trang 39nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược Với những doanh nghiệp giữ bản quyềnsáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tốquan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông quacon người - nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp Để có đội ngũ người laođộng có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài Đểnâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗidoanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêucầu của mình Đồng thời, từng doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng chính sáchđãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động củamình, nhất là những lao động giỏi Doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùngngười, phải trao quyền chủ động cho nhân viên và phải thiết lập được cơ cấu tổchức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi
Cùng quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lựcnhư nhau, cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau(tổng hợp lực, hay năng lực tích hợp) Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý ngàycàng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữuhiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính khôngthay đổi
1.5.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xuhướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ranhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
Thứ hai, là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm
có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp Để đạtđược điều này doanh nghiệp phải tập trung vào hai nội dung cơ bản: (i) Các doanhnghiệp phải có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh để xây dựng các cơ sở nghiêncứu với thiết bị hiện đại, với nhân lực có trình độ phát minh cao và triển khai nghiêncứu hiệu quả; (ii) Doanh nghiệp có khả năng liên doanh liên kết với các tổ chức
Trang 40khác nhằm đi tắt, đón đầu công nghệ mới Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cókinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũngười lao động trình độ cao và có môi trường khuyến khích người lao độngsáng tạo.
Thứ ba, thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng qua điệnthoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ… là những cách thức giúp doanh nghiệp phục vụ
và giữ khách hàng hiệu quả Do đó các doanh nghiệp phải tập trung vào cách thứcbao gói sản phẩm và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn
1.5.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng của kháchhàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, thông qua quảngcáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để khách hàngdùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng đểtận dụng hết các phân đoạn thị trường Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng tối đathị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chinhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu
1.6 Các chiến lược cạnh tranh
Theo nhà quản trị chiến lược Michael Porter trên cơ sở hai khía cạnh về lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp là chi phí và sự khác biệt hóa có 3 chiến lược cạnhtranh cơ bản:
1.6.1 Chiến lược tổng chi phí thấp
Là giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá thấp hơn các đối thủtrong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp vàchiếm được thị phần lớn Khi theo đuổi chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ có khảnăng đạt tỷ suất lợi nhuận trên trung bình
- Phạm vi hoạt động: doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi cạnh tranh rộng,
có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động, tạo ra sản phẩm có ưu thế vớigiá thấp hơn đối thủ cạnh tranh