g 1.1 Tổng hợp về sự phân loại các phương pháp dạy học 151.3 Khả năng của các phương pháp dạy học trong việc thực hiện các mục tiêu 3.1 Phân phối chương trình môn học cho sinh viên chuyê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
LÊ VƯƠNG ANH
XÁC ĐỊNH NHÓM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC
THỂ THAO BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH- 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
LÊ VƯƠNG ANH
XÁC ĐỊNH NHÓM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC
Trang 3Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Vương Anh
Trang 4CNTT : Công nghệ thông tin
GDTC : Giáo dục thể chất
HLV : Huấn luyện viên
HLTT : Huấn luyện thể thao
Trang 5g 1.1 Tổng hợp về sự phân loại các phương pháp dạy học 15
1.3 Khả năng của các phương pháp dạy học trong việc thực hiện các mục tiêu
3.1 Phân phối chương trình môn học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 58
3.2 Thống kê cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy học môn bóng bàn ở
3.3 Thống kê giáo viên giảng dạy môn học bóng bàn ở Trường Đại học Thể
3.4 Kết quả phỏng vấn quan điểm nhận thức của giáo viên về mục tiêu và vai
trò người thầy trong giảng dạy môn bóng bàn ở Trường Đại họcThể dục Thể thao Bắc Ninh
Sau Tr.63
3.5 Kết quả phỏng vấn sử dụng các phương pháp dạy học môn bóng bàn ở
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Sau Tr.63
3.6 Kết quả quan sát dạy học môn bóng bàn thông qua dự giờ( lí thuyết) Sau
Tr.64
3.7 Kết quả quan sát dạy học môn bóng bàn thông qua dự giờ( thực hành) Sau
Tr.64
3.8 Kết quả đánh giá khả năng vận dụng các phương pháp dạy học môn bóng
bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc
Sau Tr.64
3.9 Kết quả đánh giá tính hiệu quả các phương pháp dạy học môn bóng bàn ở
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Sau Tr.65
Trang 6Bóng bàn
3.12 Mức độ hứng thú-tính tích cực học tập môn bóng bàn 68
3.14 Điều kiện để sinh viên hứng thú, tích cực học tập môn bóng bàn 70
3.15 Các hình thức tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 70
3.16 Thời gian dành cho tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 71
3.17 Các địa điểm tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 72
3.18 Kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên về giảng dạy môn học bóng bàn Sau
Tr.73
3.19 Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ gây hứng thú của các phương pháp
dạy học môn bóng bàn
Sau Tr.73
3.20 Kết quả phỏng vấn những cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học môn
3.24 Kết quả phỏng vấn mức độ hợp lí của phương án ứng dụng nhóm phương
pháp dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn Trường Đại học Thể
dục Thể thao Bắc
Sau Tr.120
3.25 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất( Test 1) 132
3.26 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất( Test 2) 132
Trang 7viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất
3.28 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
Sinh viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 134
3.29 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh
viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 135
3.30 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh
viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 136
3.31 So sánh kết quả kiểm tra lý thuyết khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và
3.36 So sánh kết quả thi thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên
3.37 So sánh kết quả thi đẳng cấp 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên
3.38 Ý kiến phản hồi của sinh viên về giảng dạy môn học Bóng bàn sau thực
nghiệm năm học 2016-2017
Sau Tr.144
Trang 81.4 Tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh 30
ồ 3.1 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất 133
3.2 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Sinh
viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 134
3.3 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh
viên chuyên ngành khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 134
3.4 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh
viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 135
3.5 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh
viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 136
3.6 So sánh kết quả kiểm tra lý thuyết khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và
3.11 So sánh kết quả thi thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại 6
1.1.1 Quan điểm về phương pháp 6
1.1.2 Quan điểm về phương pháp dạy học đại học 6
1.1.3 Quan điểm về phương pháp dạy học Thể dục Thể thao 10
1.1.4 Những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học 11
1.1.5 Quan điểm về phân loại phương pháp dạy học đại học 12
1.1.6 Quan điểm phân loại phương pháp dạy học Thể dục Thể thao 16
1.2 Phương pháp dạy học môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 17
1.2.1 Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học ở bậc đại học hiện nay 17
1.2.2 Phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 21
1.3 Nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học 24
1.3.1 Những yêu cầu sư phạm đối với phương phương pháp dạy học đại học 24 1.3.2 Lựa chọn phương pháp tuân thủ nguyên tắc dạy học đại học 26
1.3.3 Những cơ sở lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học đại học 27 1.3.4 Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học 31
1.3.5 Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 32
1.4 Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học Thể dục Thể thao ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 35
Trang 10học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 35
1.4.2 Giới thiệu và Quy trình vận hành thiết bị phần mềm phân tích chuyển động cơ học Simi Motion 3D 36
1.5 Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam 38 1.5.1 Nghiên cứu trên thế giới 39
1.5.2 Nghiên cứu trong nước 41
Kết luận chương 1 45
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47
2.1 Phương pháp nghiên cứu 47
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 47
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 48
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm 49
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 50
2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 54
2.1.6 Phương pháp toán học thống kê 55
2.2.Tổ chức nghiên cứu 55
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 55
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 56
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58
3.1 Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh 58
3.1.1 Thực trạng về chương trình môn học bóng bàn 58
3.1.2 Thực trạng cơ sở vật phục vụ quá trình dạy học môn học bóng bàn 60
3.1.3 Thực trạng dạy học cho sinh viên Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 61
3.1.4 Bàn luận về thực trạng dạy học cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 74
Trang 113.2.1 Định hướng lựa chọn phương pháp dạy học môn Bóng bàn 833.2.2 Xác định cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn bóng bàn 853.2.3 Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào nội dung kiến thứcmôn học Bóng bàn 863.2.4 Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào trình độ của sinh viênchuyên ngành bóng bàn 943.2.5 Xác định nhóm phương pháp dạy học môn Bóng bàn trên cơ sở sử dụng
hỗ trợ của Công nghệ thông tin hiện đại( Phần mềm Simi Motion 3D, hệ thốngmáy Nautilus) 1003.2.6 Xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn theo ý kiến của cácchuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên giảng dạy môn bóng bàn 1013.2.7 Bàn luận xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viênngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 1063.2.8 Bàn luận về mối quan hệ của các phương pháp dạy học Bóng bàn 114
3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường đại Thể dục Thể thao Bắc Ninh 116
3.3.1 Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngànhGiáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 1163.3.2 Đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viênchuyên ngành, ngành Giáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao BắcNinh 131
3.3.3 Bàn luận qui trình ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương phápdạy học môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành nhóm thực nghiệmTrườngĐại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 165
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
Vai trò đặc biệt của giáo dục, đào tạo được Đảng Cộng sản Việt Namkhẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựngnền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng vớiphát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục vàđào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạotheo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơhội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời ”[13, tr 77]
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở các trường đại học, cao đẳngnước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách Mục tiêu của sự thay đổi là nhằm nângcao chất lượng dạy và học, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập của nướcta.Thay đổi kiểu dạy thầy đọc, trò ghi, thầy giảng, trò chép mà xã hội hiện nayđang phê phán
Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ “ Phương pháp đào tạo trình độ caođẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập,năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năngthực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứngdụng”[ 52, khoản 2 điều 40]
Đổi mới PPDH hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặtmột chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, pháttriển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh
Trang 13ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ”[ 4 ] Có thểnói, quan điểm trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự đổi mới về
tư duy giáo dục toàn diện, về những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến nềngiáo dục nước ta
Tuy nhiên, cùng với kết quả đã đạt được của nền giáo dục, sự yếu kém, trìtrệ, lạc hậu của nền giáo dục vẫn là nỗi quan tâm, lo lắng của mọi tầng lớp nhândân đối với sự phát triển của đất nước Nhiều ý kiến đông đảo của tầng lớp nhândân, mà trước hết là ý kiến của các nhà khoa học trong ngành giáo dục, đào tạo
đã đóng góp cho Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam Trong công cuộc đổi mới giáo dục, đào tạo có rất nhiềucác vấn đề quan trọng được đặt ra, chủ yếu bàn về đổi mới PPDH đại học hiệnnay ở nước ta Nói đến đổi mới PPDH, đó là quá trình thay thế PPDH truyềnthống, mà chủ yếu là sự tác động từ bên ngoài người dạy đến người học, sao chomột thời gian ngắn nhất, truyền thụ một khối lượng thông tin đầy đủ, chính xácnhất, sang việc kết hợp với phương pháp truyền thống và phương pháp khácnhằm kích thích từ bên trong về nhu cầu, khát vọng tri thức của người học, từ
đó, người học chẳng những ghi nhớ tri thức chắc chắn hơn mà còn là quá trình
tự rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo của mình
Trường Đại học Thể dục Thể thao(TDTT) Bắc Ninh, dưới sự chỉ đạo củaĐảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thành lập 2 khoa Giáo dục thể chất (GDTC)
và Huấn luyện thể thao (HLTT) năm 2004, có sự thay đổi về chương trình đàotạo, chương trình các môn học năm 2008, chỉnh sửa lại năm 2011 và năm 2015chuyển đổi sang học chế tín chỉ bắt đầu từ khóa đại học 51, cho 4 ngành GDTC,HLTT, Yhọc TDTT và Quản lí TDTT Tuy nhiên, chương trình môn bóng bàn
đã được thay đổi nhưng về PPDH chưa được quan tâm, đổi mới cho phù hợp vớiyêu cầu thực tế hiện nay của của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu của xãhội
Biết rằng, trong quá trình dạy học trước hết giáo viên cần quan tâm việcdạy sinh viên cách học và biết tự học như thế nào? để tạo thói quen, niềm say
mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở đại học
Trang 14là mục tiêu chính của quá trình dạy học Các phương pháp dạy, phương pháphọc, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ đây Điều đó,cũng còn có nghĩa là lựa chọn và vận dụng đúng, linh hoạt PPDH là một trongnhững yếu tố có ý nghĩa, vai trò không nhỏ đến chất lượng dạy học ở bậc đạihọc nói chung và đối với môn bóng bàn nói riêng.
Trong nhiều năm qua giáo viên Bộ môn bóng bàn có nhiều trăn trở vềPPDH sao cho nâng cao hơn nữa chất lượng quá trình dạy học cho sinh viênchuyên ngành bóng bàn, hầu hết thầy cô giảng dạy dựa trên kinh nghiệm củanhững thế hệ đi trước Mặt khác, quá trình dạy học ở Bộ môn, việc sử dụng cácPPDH còn mang tính chủ quan, chưa có kiểm chứng và đánh giá ưu thế của từngphương pháp cũng như việc kết hợp các PPDH để giải quyết các nhiệm vụ trongmỗi giờ học, hoặc từng khối lượng nội dung kiến thức…Vì vậy, chất lượng dạyhọc môn bóng bàn chưa cao, chưa đáp ứng được đào tạo đội ngũ giáo viên chocác trường học mà yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Nghiên cứu về PPDH chưa được giải quyết nhiều, trong những năm gầnđây có một số công trình nghiên cứu về nhóm PPDH trong lĩnh vực TDTT như
đề tài: Đồng Văn Triệu(2006)[76]; Đỗ Hữu Trường(2008)[80]; Nguyễn HảiBằng (2016)[6]; Chu Thị Thu Huyền (2013)[ 24]; Trần thị Hồng Việt(2016)[93]
Từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào ứng dụng PPDH mônbóng bàn cho sinh viên chuyên ngành, mà chỉ có một số công trình khoa họcnghiên cứu về giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục, các môn lý luận, một số mônthể thao khác nhau và cho đối tượng sinh viên không chuyên ở Trường Đại họcTDTT Bắc Ninh
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Xác định
nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên ngành GDTC Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác dạy học chuyên ngành bóng bàn,ngành GDTC, nhằm mục đích xác định nhóm PPDH phù hợp, để từng bước đổimới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn,
Trang 15ngành GDTC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên củaTrường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi giải quyết cácnhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1 : Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành
GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nhiệm vụ 2 : Xác định nhóm PPDH bóng bàn cho sinh viên bóng bàn
ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nhiệm vụ 3 : Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm PPDH bóng bàn cho
sinh viên ngành GDTC Trường đại học TDTT Bắc Ninh
Giả thuyết khoa học:
Đặt ra giả thuyết khoa học rằng: Trong nhiều năm qua Bộ môn chưa đổimới được PPDH, chưa xác định được nhóm PPDH cho sinh viên chuyên ngành,ngành GDTC do đó, không gây hứng thú học tập cho sinh viên, dẫn đến chấtlượng dạy học chưa cao Nếu xác định được nhóm PPDH bóng bàn phù hợp vớithực tế, giúp giáo viên điều chỉnh trong quá trình giảng dạy, sinh viên tự giác,tích cực trong quá trình học tập Vì vậy, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên sẽđáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội
Ý nghĩa khoa học của luận án.
Những vấn đề lí luận về PPDH đại học được hệ thống hóa, bổ sung cáckiến thức về lí luận và các vấn đề liên quan đến PPDH, các vấn đề trọng tâm đólà: Quan điểm về phương pháp, PPDH, PPDH đại học, PPDH TDTT, PPDHbóng bàn, cách phân loại PPDH đại học và PPDH TDTT Những yêu cầu sưphạm và nguyên tắc đối với các PPDH đại học, PPDH TDTT, cách triển khaicác PPDH và đánh giá kết quả học tập của sinh viên bóng bàn khi vận dụngnhóm PPDH
Dựa trên cơ sở lí luận và điều kiện thực tế của nhà trường, xác định nhómPPDH bóng bàn phù hợp với sinh viên chuyên ngành bóng bàn, ngành GDTC,xây dựng qui trình vận dụng các PPDH môn bóng bàn và thiết kế bài giảng, có
Trang 16tác dụng định hướng, hướng dẫn giáo viên của Bộ môn bóng bàn, nâng cao hiệuquả dạy học bóng bàn ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án.
Luận án đánh giá được thực trạng sử dụng PPDH bóng bàn ở Trường Đạihọc TDTT Bắc Ninh, được phân tích và đánh giá: về PPDH trong quá trìnhgiảng dạy, hầu hết giáo viên Bộ môn chưa xác định được PPDH chủ đạo, chưaphối hợp được các PPDH để kích thích sự hứng thú trong quá trình học tập, tậpluyện cho sinh viên Thấy rõ nhất là giáo viên Bộ môn thường xuyên sử dụngcác PPDH truyền thống chưa khai thác các PPDH hiện đại Vì vậy, chất lượnggiờ học chưa hiệu quả
Từ kết quả của đánh giá thực trạng, cơ sở lí luận và thực tiễn hiện nay của
Bộ môn bóng bàn đã xác định được nhóm PPDH lí thuyết là 7 PPDH và PPDHthực hành là 10 PPDH được phân làm 3 nhóm( dạy học ban đầu; dạy học đi sâu;củng cố và hoàn thiện), cho sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC Các nhómPPDH đã được lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dungmôn học, điều kiện thực tế ở Bộ môn và trình độ của sinh viên chuyên ngànhbóng bàn
Luận án đã ứng dụng nhóm PPDH lí thuyết và thực hành trong quá trìnhthực nghiệm cho sinh viên và được đánh giá hiệu quả nhóm PPDH thông qua thi
lí thuyết, thi thực hành, ý kiến phản hồi của sinh viên và thông qua hội đồngbình giảng nhà trường Nhóm PPDH bóng bàn ứng dụng cho sinh viên chuyên
ngành, ngành GDTC bước đầu đã có hiệu quả nhất định.
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại.
1.1.1 Quan điểm về phương pháp.
Để có khái niệm đầy đủ về PPDH, trước hết phải tìm hiểu thế nào làphương pháp? Thuật ngữ "phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, "Metodos"
có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định[43], [ 95]
Tác giả I.Ia Lecner[34]: “Phương pháp là xây dựng hoạt động và các hìnhthức của nó, với một trình tự nhất định với những phương tiện tương ứng để đạtmục đích dự kiến”
Theo V.I Lênin[42, tr.105]: "Trong nhận thức đang tìm tòi, phương phápcũng là công cụ, là một thủ đoạn đứng về phía chủ quan, qua thủ đoạn đó nó cóquan hệ với khách thể"
Tác giả Nguyễn Bá Kim[ 32, tr.103]: “Phương pháp là con đường, cáchthức để đạt mục đích nhất định”
Tác giả Phạm Viết Vượng[ 95, tr.172]: “Phương pháp là tổ hợp cách thức
mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng hoạt động nhằm biến đổi đốitượng theo mục đích đã xác định
Như vậy, phương pháp là con đường, cách thức hay phương tiện để đạt được mục đích và giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
1.1.2 Quan điểm về phương pháp dạy học đại học.
Trong lĩnh vực giáo dục, PPDH chính là mô hình thể hiện cách thức tácdụng tương hỗ giữa người dạy và người học nhằm lĩnh hội nội dung học vấn Từtrước tới nay các quan điểm về PPDH vẫn được các nhà khoa học quan tâm vàcác ý kiến trái chiều Để hiểu về PPDH, luận án tiếp cận một số quan điểmPPDH sau:
Theo tác giả Bùi Hiển[ 20, tr.318]: PPDH là cách thầy tiến hành việc dạynội dung đi đôi với việc dạy cách học cho trò trau dồi phương pháp tự học, đểnắm vững nội dung dạy học đồng thời để rèn luyện cách học suốt đời
Trang 18Tác giả Hilbert Meyer[19, Tr.99]: PPDH là những hình thức và cáchthức, bằng cách đó mà giáo viên và học sinh tiếp thu hiện thực tự nhiên và xãhội xung quanh dưới những điều kiện khung về thiết chế.
Tác giả Lu.K Babanxki[83, tr.210]: PPDH là cách thức tương tác giữathầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triểntrong quá trình dạy học
Tác giả I Ia Lecne[83, tr.210]: PPDH là một hệ thống hành động có mụcđích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của họcsinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn
Tác giả I.D Dverev[ 83, tr.210]: PPDH là cách thức hoạt động tương hỗgiữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học, hoạt động này được thể hiệntrong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt độngđộc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh[48]: PPDH là cách thức hoạt động phối hợpthống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hànhdưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm
vụ dạy học
Tác giả Trịnh Trung Hiếu[22, tr.30]: Phương pháp giảng dạy là nhữnghình thức, những biện pháp được đặt ra trong quá trình giảng dạy để hoàn thànhtốt các nhiệm vụ đề ra
Tác giả Lê Khánh Bằng[68, tr.184]: PPDH là tổng hợp các cách thức làmviệc, phối hợp thống nhất của thầy và trò( trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, tròđóng vai trò tích cực- chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học
Tác giả Phạm Viết Vượng[95, tr.105]: PPDH là tổng hợp các cách thứchoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinhchiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng kĩ xảo,thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang[49, tr.23]: "PPDH là cách thức làm việc củathầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm chotrò tự giác, tự lực đạt tới mục đích dạy học"
Trang 19Tác giả Lê Đức Ngọc[44, tr.45]: PPDH là một “khoa học và cũng là mộtnghệ thuật” Tính khoa học của PPDH đại học đòi hỏi phải nắm vững bản chấtcủa quá trình đào tạo đại học Tính nghệ thuật của việc dạy học đại học thể hiện
ở năng lực truyền đạt của giáo viên sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu,phát triển và sáng tạo của người học để nhận thức, để cảm nhận và để có kỹnăng cao [45, tr.7]
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức[29, tr.120]: PPDH ở đại học là tổnghợp các cách thức hoạt động của giáo và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ dạy học ở đại học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật, cán
bộ quản lí, nghiệp vụ có trình độ đại học
Tác giả Lưu Xuân Mới[40, tr.151]: PPDH đại học là một phạm trù cơ bảncủa lý luận dạy học đại học; một thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhấtcủa quá trình dạy học Tác giả còn xem xét PPDH đại học là tổng hợp các cáchthức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và sinh viên, trong đóhoạt động dạy học là chủ đạo, hoạt động học là tự giác, tích cực, tự lực, sángtạo, nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học, góp phần đàotạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ cao
Ngoài ra, còn nhiều quan điểm khác khi định nghĩa về PPDH, các tác giả
đã xét trên nhiều mặt khác nhau của quá trình dạy học, có tác giả chú trọng tớicách thức tương tác giữa giáo viên và sinh viên, có tác giả chú trọng tới hoạtđộng nhận thức của sinh viên, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học v.v…Tuychưa có ý kiến dẫn tới một định nghĩa thống nhất về PPDH, nhưng các tác giảđều thừa nhận rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức củasinh viên nhằm đạt được mục đích đặt ra
Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung dạy học đãđược quy định
Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động tương tác, sự trao đổithông tin giữa thầy và trò
Phương pháp dạy học phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích
Trang 20và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
Nói chung, khi định nghĩa về PPDH, tuy các tác giả đề cập tới nhiều mặtcủa quá trình dạy học, nhưng mặt hoạt động tương tác giữa thầy và trò đượcnhiều tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu nhất Hiện có, những cách hiểukhác nhau về PPDH xét trên mặt tương tác giữa thầy và trò, nhưng tóm lạichúng thuộc một trong ba cách hiểu như sau:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên đểtruyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục sinh viên theo mục tiêu củanhà trường
Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việccủa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới những mục đíchgiáo dục [83, tr.152]
Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viênnhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của sinh viên, dẫn tớiviệc sinh viên lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan vàphát triển năng lực nhận thức [49, tr.23], [ 40, tr.166], [45, tr.8]
Cách hiểu thứ nhất, phản ánh quan niệm cũ về vai trò của người giáo viên
trong quá trình dạy học Theo quan niệm này thì giáo viên là nhân vật trung tâm,giữ vai trò chủ đạo, hoạt động tích cực, còn học sinh thì thụ động thực hiệnnhững điều thầy dạy Quan niệm đó cũng dẫn tới coi các PPDH đều là phươngpháp của thầy
Cách hiểu thứ hai, coi PPDH là một sự kết hợp ngang hàng của hai hoạt
động dạy và học Nhiệm vụ truyền tri thức của thầy cũng quan trọng như nhiệm
vụ lĩnh hội tri thức của trò
Cách hiểu thứ ba, xuất hiện sau khi lý thuyết về sự lĩnh hội tri thức ra đời.
Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho sinh viên lĩnh hộitri thức Vai trò của sinh viên trong quá trình dạy học là vai trò chủ động Nóikhác đi thì phương pháp học tập, xuất phát từ các qui luật của sự lĩnh hội tri thứcquyết định hoạt động của giáo viên, phương pháp dạy của giáo viên
Trang 21Quan điểm các PPDH nêu trên, chúng ta cũng chú ý PPDH là phươngpháp xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể ,quá trình dạy học.Về tínhchất quá trình dạy học này có hai mặt: dạy của thầy và học của trò Hai mặt, hoạtđộng này có mối quan hệ biện chứng Do đó, PPDH không chỉ hoạt động củagiáo viên hoặc chỉ của sinh viên Mà phải là tổng hợp các cách thức làm việcchung cả giáo viên và sinh viên, trong đó giáo viên đóng vai trò chủ đạo, sinhviên đóng vai trò tích cực, chủ động.
Về bản chất, đây là một quá trình nhận thức, có tính chất nghiên cứu củasinh viên, dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy họcđại học là dạy học nghề, dạy học phương pháp, dạy học lí tưởng đạo đức nghềnghiệp
Như vậy, PPDH vừa có ý nghĩa trí dục, vừa có ý nghĩa đức dục và baogồm cả phương pháp dạy và phương pháp học
Qua phân tích, tổng hợp các quan điểm trên theo chúng tôi PPDH đại học: là cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và sinh viên, giúp sinh viên chủ động, tự giác, tích cực chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học.
1.1.3 Quan điểm về phương pháp dạy học Thể dục Thể thao:
Quan điểm của nhà lý luận dạy học Exipov (1977), Kharlamop (1979) đãđưa ra: “PPDH TDTT là những phương pháp mà thầy và trò dựa vào đó để đạtđược mục đích dự định” [15], [31]
Nhà lý luận dạy học Nga Lecne.I.Ia(1984) cho rằng: “ Phương pháp giảngdạy TDTT là phương thức vận dụng tập luyện cơ thể trong giáo dục TDTT”.[33]
Tác giả Ngô Chí Triệu (2003) trong cuốn “Lý luận dạy học hiện đại vớidạy học TDTT” thì cho rằng: “PPDH TDTT là tên gọi chung của phương thức,con đường, biện pháp thực hiện nhiệm vụ hoặc mục tiêu giáo dục” [103]
Tác giả Khúc Miên Nghị, Lý Tường (2000) thì cho rằng: “PPDH TDTT làcác phương thức công tác mà thầy và trò sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ dạy
và học TDTT để thực hiện mục đích dạy học TDTT” [104]
Trang 22Tác giả Nguyễn Toán(2004), lý luận và phương pháp TDTT ấn phẩm lưuhành nội bộ Trường ĐHSP TPHCM), cho rằng: PPDH TDTT là cách thức để
hoàn thành nhiệm vụ dạy học đã định trong lĩnh vực TDTT.
Tác giả Đồng Văn Triệu [76]: PPDH môn Lí luận và phương pháp TDTT
là hệ thống những biện pháp, cách thức dạy và học nhằm thực hiện nhiệm vụdạy học và mục tiêu đào tạo môn học Trong đó, phương pháp học là chủ độngtích cực, phương pháp giảng dạy là tổ chức hướng dẫn
Phương pháp dạy học TDTT là hệ thống tổng hoà về hành vi động tác củathầy và trò trong dạy học TDTT, PPDH TDTT nói chung bao gồm phương thứccon đường biện pháp và hàng loạt hành vi động tác hoạt động trong quá trìnhdạy học của thầy và trò biểu hiện ra đặc điểm hành vi bên ngoài của động tác ởthầy và trò
Tóm lại, các quan điểm về PPDH TDTT được các nhà khoa học lý luận
dạy học trong và ngoài nước đưa ra theo quan điểm của mình, mặc dù có cáchbiểu đạt khác nhau song, đều có cùng chung nhận thức đó là: PPDH TDTT đềugiải quyết các nhiệm vụ dạy học, được thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa giáoviên và sinh viên thông qua các phương tiện dạy học để đạt được mục đích dạyhọc
1.1.4 Những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của nhà trường hiện nay, căn
cứ vào bản chất của quá trình dạy học, qua các quan điểm về PPDH đại học nêutrên, theo một số đặc điểm cơ bản của PPDH đại học như sau: [68,tr.184], [29, tr.120]
Phương pháp dạy học học đại học gắn liền với nghề đào tạo
Phương pháp dạy học đại học gắn liền với thực tiễn xã hội
Phương pháp dạy học đại học tiếp cận với phương pháp khoa học
Phương pháp dạy học đại học kích thích cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên
Phương pháp dạy học đại học rất đa dạng, nó thay đổi tùy theo loại trườngđại học, đặc điểm của Bộ môn, điều kiện phương tiện dạy học, đặc điểm nhân
Trang 23cách của giáo viên và sinh viên.
Phương pháp dạy học đại học gắn liền với các thiết bị, các phương tiệndạy học
Trên đây, là 6 đặc điểm cơ bản của PPDH đại học, chúng có mối quan hệvới nhau Ngoài ra, các PPDH đại học còn có một số đặc điểm PPDH đại họcchung như PPDH vừa có tính trí dục, vừa có tính đức dục; vừa mang tính kháchquan, vừa mang tính chủ quan Vì vậy, trong quá trình vận dụng PPDH đại học,chúng ta phải luôn chú ý các đặc điểm trên, để có thể đạt được hiểu quả của quátrình dạy học
1.1.5 Quan điểm về phân loại phương pháp dạy học đại học.
Việc phân loại các PPDH là một số vấn đề hết sức phức tạp Hiện nay ởnước ta cũng như ở nước ngoài đã và đang tồn tại nhiều cách phân loại khácnhau, do đó có nhiều hệ thống phân loại khác nhau, sau đây, luận án đưa ra cáccách phân loại PPDH được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất
S.I.Petrovski, E Ia.Glan phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm trigiác thông tin gồm: phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phươngpháp thực hành[48]
Theo I Ia Lecne[34], dựa trên mức độ sáng tạo trong nhận thức của học sinhchia PPDH thành các nhóm: nhóm phương pháp giải thích- minh họa, nhómphương pháp tái hiện, phương pháp trình bày nêu vấn đề, tìm hiểu từng phần,nghiên cứu
Theo I.K Babanxki (nhà lí luận dạy học Liên Xô) [48] Phân loại theoquan điểm điều khiển học thành 3 nhóm: nhóm phương pháp tổ chức và thựchoạt động nhận thức, nhóm phương pháp kích thích và xây dựng động cơ họctập, phương pháp kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
G.Petty là nhà sư phạm người Anh[16] Ông chia nhóm PPDH thành 3
Trang 24Nhóm phương pháp lấy người người dạy làm trung tâm: Giáo viên thuyếttrình; nghệ thuật giải thích, nghệ thuật trình diễn, phương pháp đặt câu hỏi vàphương pháp hỗ trợ người học.
Trang 25Nhóm phương pháp tích cực: Hướng dẫn họ viên thực hành; thảo luận,học nhóm và người học trình bày; trò chơi; đóng vai, diễn kịch và mô phỏng;Xemina; học cách nhớ v.v
Phương pháp lấy người học làm trung tâm: Học qua đọc; tự học và làmbài tập ở nhà; bài tập nghiên cứu; tiểu luận; khám phá có hướng dẫn; sáng tạo,thiết kế và phát minh; học tự kinh nghiệm của mình
Theo Lothar Klingberg[19,Tr.99 ] mô tả cấu trúc PPDH theo mặt bêntrong và mặt bên ngoài Mặt bên ngoài của PPDH: Là những hình thức bênngoài hoạt động của giáo viên và người học trong dạy học ,có thể nhận biết ngaykhi quan sát giờ học Mặt bên ngoài của PPDH bao gồm:
Các hình thức cơ bản của PPDH: Dạy học thông báo( thuyết trình, biểudiễn trực quan, làm mẫu); cùng làm việc(các phương pháp đàm thoại); giaonhiệm vụ (làm việc tự học của người học)
Các hình thức hợp tác( hình thức xã hội của PPDH, hình thức làm việctrong quá trình dạy học): dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, dạy học đối tác( họcnhóm đôi), dạy học cá thể
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc mặt bên ngoài phương pháp dạy học
Mặt bên trong của PPDH: Là những thành phần dễ dàng nhận biết ngaythông qua ngay thông qua quan sát giờ dạy mà cần có sự quan sát kĩ và phân tích
để nhận biết chúng Mặt bên trong của PPDH bao gồm:
Các bước dạy học: Các bước của quá trình dạy học có các chức năng líluận dạy học khác nhau, ví dụ: chuẩn bị, nhập đề, làm việc với tài liệu mới, củng
Mặt bên ngoà i
PP DH
nh th
c to
àn lớ p
Dạ
y h ọ
c n h ó m
Dạ
y h ọ
c đ
ối tá c
Dạ
y họ c
cá th ể
Trang 26cố, luyện tập, ứng dụng, kiểm tra, đánh giá.
Các phương pháp lôgic: Trong các PPDH có thể sử dụng phương pháp vànhững thao tác lôgic nhận thức khác nhau, ví dụ: phân tích tổng hợp, so sánh,trìu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, phân loại
Các phương pháp theo các bước đã qui định trước(Algorit) hay phươngpháp tìm tòi khám phá, giải quyết vấn đề
Giải thích – minh họa: Giáo viên thông báo tri thức thông qua giải thích
và minh họa, người học tiếp thu thụ động, PPDH chủ yếu là thuyết trình
Algorit hóa: Quá trình học tập được thiết kế theo các bước đã được lậptrình sẵn, học sinh thực hiện các thao tác học tập theo qui trình đã được thiết kếtrước Dạy học của chương trình hóa là một dạng của Algorit hóa Làm mẫu-làm theo mẫu cũng là một dạng của dạy học theo các bước đã xác định
Khám phá– phát hiện: Người học tham gia tích cực, tự lực vào quá trìnhtìm tòi, khám phá tri thức ( ví dụ, thông qua đàm thoại gợi mở)
Giải quyết vấn đề: Quá trình dạy học được tổ chức theo cấu trúc của quátrình giải quyết vấn đề Sự tham gia của người học ở những mức độ tự lực khácnhau, ở những mức độ cao nhất là tự lực nhận xét và giải quyết vấn đề
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc mặt bên trong phương pháp dạy học
Mặt bê
n tro
ng PP D H
Algo rit hay giải quyết vấn đề
Trừu t ư ợ n
g h ó a
Giải thíc h- min
h họa
Khá
m phá
Khái quát hóa
Algo rit hóa
Giải q u y ế
t v ấ n đ ề
Cụ thể hóa
Củn
g
cố
Trang 27Bảng 1.1: Tổng hợp về sự phân loại các phương pháp dạy học [84, tr.57]
thích hứng pháp kích pháp theo pháp theo pháp theo pháp theo
- Dùng lời-Trựcquan-Thựchành
- Qui nạp
- Suy diễn
- Tái hiện-Tìm kiếm cóvấn đề
- Sáng tạo
- Làm việc vớisách
- Làm việc vớithí nghiệm
- Kiểm tramiệng
- Kiểm traviết
- Kiểm trabằng thi nghiệm
- Tự kiểm tra- đánhgiáTheo tác giả Lê Khánh Bằng [68,tr.186] Phân làm 5 nhóm
Các phương pháp kích thích sinh viên tự giác học tập
Các phương pháp trình bày và nắm vững thông tin mới Ở đây, cácphương pháp thông báo ( giảng giải, minh họa), nêu vấn đề, nghiên cứu dạy họcchương trình hóa và các phương pháp cụ thể như diễn giảng, đọc sách, tự học
Các phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo( luyện tập)
Các phương pháp củng cố và hệ thống hóa tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Các phương pháp kiểm tra- đánh giá uốn nắn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, tổ chức thi sát hạch, bảo vệ khóa luận, luận văn
Có tác giả phân loại PPDH thành 2 nhóm :
Phương pháp dạy học truyền thống: Là những phương pháp đã có từ lâu,
Trang 28hiện nay vẫn được sử dụng như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàmthoại vấn đáp, phương pháp trực quan.
Phương pháp dạy học không truyền thống: Là những PPDH theo địnhhướng hoạt động hóa người học, xuất phát từ những yêu cầu và bản chất của quátrình nhận thức như: phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương phápnghiên cứu tình huống, phương pháp hợp tác theo nhóm
Một cách phân loại đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay, đó
là phân là 4 nhóm PPDH: Nhóm PPDH sử dụng ngôn ngữ, nhóm PPDH trựcquan, nhóm PPDH thực hành và nhóm PPDH kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
1.1.6 Quan điểm phân loại phương pháp dạy học Thể dục Thể thao
Việc phân nhóm PPDH đại học trong lĩnh vực dạy học thể thao theo cácnhà lý luận và phương pháp giáo dục TDTT như Harre [18], Novicôp, Matveép[47], Hàn Quế Phong[105], Phàn Lâm Hổ [103], Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn[69] thì PPDH TDTT có thể phân thành bốn nhóm chính là:
Nhóm phương pháp tập luyện định mức chặt chẽ
Nhóm phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu
Nhóm phương pháp giảng giải, nhóm phương pháp sử dụng lời nói (giảng giải, giảng thuật, giảng diễn, chỉ thị, mệnh lệnh )
Nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu động tác, mô hình, tranh ảnh,phim, băng đĩa hình )
Trịnh Trung Hiếu [22, tr.30], phân làm 3 nhóm chính: Phương pháptruyền thụ kiến thức kĩ năng, phương pháp phát triển thể lực và phương phápgiáo dục tư tưởng trong giảng dạy TDTT
Phương pháp truyền thụ kiến thức kĩ năng bao gồm: Phương pháp hoànchỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm mẫu, phương pháp tậpluyện và phương pháp sửa chữa các động tác sai
Phương pháp phát triển thể lực, bao gồm: phát triển sức nhanh, sức mạnh,sức bền, khả năng phối hợp vận động và khéo léo
Phương pháp giáo dục tư tưởng trong giảng dạy TDTT bao gồm các biệnpháp:
Trang 29Thông qua nội dung chương trình môn học để giáo dục tư tưởng
Thông qua hình thức tổ chức, PPDH để giáo dục tư tưởng cho học sinh.Thông qua việc chú ý, quan sát, phát hiện và xử lí kịp thời mọi biểu hiệntrên lớp để giáo dục tư tưởng cho học sinh
Thông qua lời nói, hoạt động thực tế, gương mẫu của giáo viên để giáodục tư tưởng cho học sinh
Qua cách phân loại của các tác giả về PPDH trên, cho thấy: Các tác giảdựa trên các cơ sở khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ưu điểm, nhược điểmriêng, tuy nhiên các cách phân loại đó đều có nét tương đồng và quan trọng nhất
là chúng không mẫu thuẫn với nhau Vì vậy, người ta cần phân loại PPDH để dễnhớ, dễ vận dụng Cách phân loại PPDH cũng chỉ mang tính chất tương đối,quan trọng trong quá trình dạy học người thầy vận dụng, phối hợp các PPDHkhác nhau như thế nào? để giải quyết được nhiệm vụ dạy học đạt kết quả caonhất
1.2 Phương pháp dạy học môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.2.1 Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học ở bậc đại học hiện nay:
1.2.1.1 Một số phương pháp dạy học đại học đặc trưng hiện nay:
Theo S.J Hidalgo, hướng dẫn cách dạy học có hiệu quả[66, tr.196], thì có
khoảng 60 PPDH đại học khác nhau, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh vànhững điểm yếu Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều PPDH đại học được sửdụng trong các trường đại học khác nhau Sau đây, luận án giới thiệu một sốPPDH đại học phổ biến được giáo viên sử dụng trong giảng dạy ở bậc đại học:
Phương pháp diễn giảng( thuyết trình).
Mô tả phương pháp:
Phương pháp diễn giảng là phương pháp mà giáo viên dùng lời nói cùngvới các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe nhìn như: bảng- phấn, văn bản in,máy tính, video/film… để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu cáckhái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các qúa trình
Trang 30Phương pháp diễn giảng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.Phương pháp này rất có ích khi mục đích giảng dạy là nhằm truyền đạt cho sinhviên một hệ thống tri thức hoặc nội dung của môn học Nhưng vấn đề được đặt
ra khi sử dụng phương pháp diễn giảng là phải tạo cho sinh viên tự giác, tích cựchọc tập
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề.
Trong cuốn sách “hướng dẫn cách dạy học có hiệu quả,1994) S.J.
Hidalgo viết như sau về PPDH dựa trên vấn đề:
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề là một trong những phương pháp cógiá trị to lớn đối với sinh viên Nếu, một sinh viên biết kỹ thuật giải quyết vấn
đề, anh ta sẽ có khả năng khắc phục mọi khó khăn mà anh ta gặp PPDH dựatrên vấn đề định hướng cho việc thảo luận và ngăn ngừa sự chệch hướng Nókích thích lối tư duy có suy nghĩ và hướng dẫn cách tổ chức các ý tưởng Hướngsinh viên vào nhiệm vụ và khuyến khích sinh viên tập trung vào giải quyếtnhiệm vụ
Các bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề:
Nhận biết và trình bày một vấn đề có căn nguyên từ một tình huống khókhăn hoặc rắc rối
Trình bày giả thuyết Kiểm tra và đề xuất giải pháp hoặc các giải pháp Đánh giá có phê phán giải pháp đã chấp nhận
Kiểm tra lại giải pháp đã chấp nhận
Chuẩn bị vấn đề: Tổ chức các dữ kiện, nguyên tắc và các tư tưởng thíchhợp với vấn đề lựa chọn và thử một giả thuyết, thu thập dữ liệu qua việc đọc cáctài liệu, quan sát và đánh giá giải pháp và hình thành kết luận
Các khâu cần cho sinh viên học khi sử dụng phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề :
Lựa chọn giả thuyết
Thu thập và tổ chức dữ liệu hoặc tài liệu sử dụng khi giải quyết vấn đề Đánh giá giả thuyết hoặc dữ liệu sử dụng khi giải quyết vấn đề
Hình thành các kết luận
Trang 31Kiểm tra kết quả và áp dụng nếu cần thiết.
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm.
Mô tả phương pháp: Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan
điểm, nhận thức giữa sinh viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biếtcác nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo
Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm:
Sinh viên có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết về các vấn đề họctập, để cọ xát các thông tin mà sinh viên đã có để kiến thức dạy học biến thành
sở hữu của sinh viên
Chủ động trong việc điều chỉnh trong việc nhận thức của người học Rèn luyện được kĩ năng như diễn giải, hùng biện và ứng phó
Phương pháp nghiên cứu điển hình( nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu tình huống )
Mô tả phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu điển hình hay nghiên cứu trường hợp là phươngpháp khá phổ biến thường đưa cho sinh viên chi tiết các dữ kiện của trường hợpkhảo sát và yêu cầu phân tích tổng hợp, đánh giá và định hướng giải quyếttrường hợp đó
Trình bày một vấn đề cần được xem xét, giải quyết bởi sinh viên Bàinghiên cứu tình huống thường được trình bày dưới dạng tài liệu in, song điềunày không quá quan trọng, đối với phương pháp này Đôi khi, một tình huốngđưa ra dựa trên tình huống có thật trong cuộc sống Bài tập được thiết kế để lồngghép được các rắc rối cần giải quyết và các vấn đề liên quan đến chủ đề của bài học, buổi học Thường giáo viên phải đưa ra giới hạn về thời gian
Phương pháp dạy học đóng vai
Trang 32Phương pháp dạy học trình diễn( thực hành, thực tập )
Mô tả phương pháp:
Trình diễn là một cách minh họa bài giảng mà đòi hỏi người giáo viênphải từng bước hoặc bằng một chuỗi các hành động làm cho sinh viên phát hiện
và hiểu được các thủ tục, các nguyên tắc hoặc các hiện tượng cần trình bày
Phương pháp này thường hiểu có một trong các sinh viên cùng thực hiện dưới sự chỉ dẫn của giáo viên
Phương pháp dạy học tự đọc( tự nghiên cứu )
Mô tả phương pháp:
Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu là một cách tiếp cận cá nhân để cungcấp thông tin cho sinh viên Giáo viên đưa cho sinh viên các tài liệu có chứa cácnội dung hay các qui trình cần phải nắm để tự đọc
Phương pháp dạy học tham quan thực tế.
Mô tả phương pháp:
Tham quan thực tế là một cách khảo sát tình huống thông qua hiện trường
để sinh viên rút ta được những bài học thực tế và giả định được các hướng pháttriển trong tương lai
Tóm lại: Các PPDH đại học hiện nay, được sử dụng rất phong phú và đa
dạng Mỗi PPDH nêu trên đều có ưu, nhược điểm và khó khăn nhất định khi ápdụng không có PPDH tối ưu, chỉ có sự tối ưu trong kết hợp các phương phápvới nhau
1.2.1.2 Các phương pháp dạy học Giáo dục thể chất chủ yếu được sử dụng trong các môn thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao ở nước ta.
Giáo dục thể chất là một trong những mặt giáo dục toàn diện, nó có haimặt cơ bản là: giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất vận động cho conngười
Hai mặt, đều là qúa trình thực hiện các bài tập thể chất trong các điều kiện
tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh để giải quyết tốt các nhiệm vụ GDTC Vìvậy, phương pháp GDTC cũng chính là PPDH động tác và giáo dục các tố chấtthể lực Các PPDH GDTC được trình bày ở sơ đồ 1.3 [ 78]
Trang 33Trong quá trình GDTC, các phương pháp tập luyện rất đa dạng và phongphú Song, một điều quan trọng có tính nguyên tắc là không một phương phápnào đó khi sử dụng riêng lẻ lại được đánh giá là duy nhất có giá trị Kết quả chỉthu được khi biết vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp những phươngpháp đã được khoa học và thực tiễn chứng minh, đồng thời phải tính toán đếnđặc điểm của người tập, điều kiện tập luyện.
1.2.2 Phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.2.2.1 Đặc điểm môn bóng bàn.
Khái nệm dạy học bóng bàn: Dạy học bóng bàn là quá trình sư phạm mà
hoạt động của người giáo viên là định hướng, tổ chức, điều khiển người học tựbiến đổi mình, tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng kĩ xảovận động và thể hiện được thái độ nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra.[62]
Khái niệm phương pháp dạy học bóng bàn: PPDH bóng bàn là cách thức
hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và sinh viên thông qua sử dụng cácbài tập chuyên môn để hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận động nhằm giảiquyết các nhiệm vụ của dạy học môn bóng bàn
Đặc điểm môn bóng bàn:
Đặc điểm của môn bóng bàn là dụng cụ tập luyện đơn giản, có thể tiếnhành chơi trong nhà hoặc ngoài trời, lượng vận động có thể lớn nhỏ tùy ý, tất cảmọi người đều có thể tham gia tập luyện
Bóng bàn là môn thể thao thể hiện sức mạnh tốc độ cao, biến hóa đa dạng,yêu cầu người tập trong một khoảng thời gian ngắn phải có năng lực phản ứng
và ứng biến với tốc độ đi của bóng Tập bóng bàn có thể nâng cao tính linh hoạtcủa hệ thống thần kinh
Nội dung tập luyện của bóng bàn có đơn, đôi, đồng đội ở nội dung đồngđội vẫn mang tính cá nhân thực hiện.Vì vậy, môn bóng bàn luôn được bồi dưỡngtập luyện độc lập, tác chiến cá nhân nhưng thể hiện tinh thần tập thể
1.2.2.2 Một số phương pháp dạy học môn bóng bàn được sử dụng ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Trang 34Phương pháp dạy học lí thuyết.
Phương pháp thuyết trình: Trong giảng dạy môn học bóng bàn, giáo viên
chủ yếu sử dụng PPDH thuyết trình( diễn giảng), là chủ yếu trong dạy học.Phương pháp này chủ yếu áp dụng những bài học có kiến thức tương đối phứctạp( khó, trừu tượng), có nhiều vấn đề cần giải quyết Ví dụ: Bài nguyên líchung khi đánh bóng Ngoài ra, PPDH giảng giải cũng được sử dụng, để hướngdẫn sinh viên tìm hiểu các khái niệm, phạm trù, qui luật và phạm trù của chúng
Ví dụ: bài giảng kĩ thuật bóng bàn
Phương pháp trực quan: Là PPDH được sử dụng trong dạy học bóng bàn
trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa vàkiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Khi trình bày thường gắn liền với các đoạnbăng hình về kĩ thuật, chiến thuật, trọng tài bóng bàn
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại): PPDH trong môn bóng bàn hiện nay
chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện, được thực hiện khi những câuhỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu sinh viên nhớ lại, nhắc lại kiến thức đã biết
và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Phương pháp này được sử dụngtập trung chủ yếu là ôn lại bài cũ
Phương pháp dạy học thực hành
Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành GDTC, giáo viên Bộ mônthường sử dụng các PPDH sau:
Phương pháp thuyết trình(giảng giải): PPDH giảng giải được sử dụng chủ
yếu kết hợp với phương pháp thị phạm để phân tích nội dung cơ bản khi giảngdạy kĩ thuật về tư thế chuẩn bị, phương hướng dùng lực, phân tích các mấu chốt
cơ bản của kĩ thuật nhằm nắm vững và thực hiện kĩ thuật một cách chính xác
Phương pháp giải thích: Kèm theo là bình luận, ngắn gọn kết hợp trình
bày giáo cụ trực quan, sửa chữa hoặc nhấn mạnh những mặt nào đó của độngtác
Phương pháp đánh giá: Dùng lời nói để biểu dương, chê trách kết hợp
ngôn ngữ chuyên môn để đánh giá người học
Phương pháp thị phạm(làm mẫu): Là PPDH được sử dụng thường xuyên
Trang 35trong giảng dạy kĩ thuật mới, giai đoạn dạy học ban đầu, giúp sinh viên có kháiniệm về kĩ thuật, nắm bắt được các bước thực hiện kĩ thuật và được kết hợp vớicác băng hình VIDEO để sinh viên có thể so sánh giữa kĩ thuật làm mẫu củathầy với động tác chuẩn thông qua băng hình.
Phương pháp phân chia: Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu có thể chia
động tác kỹ thuật thành từng phần nhỏ để giảng dạy giúp cho sinh viên nắmđược từng chi tiết động tác một cách chắc chắn
Ví dụ: Giảng dạy kỹ thuật líp thuận tay: Sau khi hình thành khái niệmđộng tác thông qua phân tích, thị phạm và mô phỏng động tác thì cho người tậpthực hiện đơn giản từng quả với yêu cầu thực hiện được cơ cấu cơ bản của độngtác đó (gập cẳng tay), sau đó cho tập trong điều kiện chủ động (thả bóng xuốngbàn và thực hiện)
Phương pháp giảng dạy nguyên vẹn (hoàn chỉnh): Thường được sử dụng
ở giai đoạn chuyên môn hoá hoặc giảng dạy với các kỹ thuật cơ bản tương đốigiống nhau Lúc này cảm giác đánh bóng của sinh viên đã tương đối đảm bảocho việc tập luyện liên tục (đánh bóng qua lại) Phương pháp này giúp chongười tập hiểu được kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh ngay từ đầu
Ví dụ: Sau khi tập líp bóng thuận tay chuyển sang kỹ thuật khác như vụtbóng thuận tay Lúc này, không nên phân chia thành các phần nhỏ để tập luyện
mà có thể cho người tập thực hiện ngay kỹ thuật vụt hoàn chỉnh Trên cơ sở cácphương pháp của quá trình sư phạm nói chung và phương pháp tập luyện TDTTnói riêng có thể giảng dạy kỹ thuật cơ bản theo các bước
Phương pháp kiểm tra- đánh giá dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Công tác kiểm tra- đánh giá của Bộ môn thông qua chương trình môn học,đồng thời căn cứ vào các học phần, học trình theo chỉ tiêu đặt ra của Bộ môncho mỗi khoá học để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với khả năng củasinh viên theo thang điểm 10 Trong những năm qua bộ môn bóng bàn thực hiệntheo một số hình thức, phương pháp kiểm tra- đánh giá sau:
Kiểm tra– đánh giá giảng dạy lí thuyết: Trong những năm qua Bộ môn
Trang 36sử dụng các hình thức kiểm tra- đánh giá dạy học lí thuyết căn cứ vào các họcphần để đưa ra cách đánh giá phù hợp với yêu cầu thực tế, việc kiểm tra- đánhgiá giảng dạy lí thuyết tương đối đa dạng bao gồm các hình thức đánh giá: kiểmtra vấn đáp; thi tự luận và thi trắc nghiệm khách quan.
Kiểm tra – đánh giá thực hành
Thứ 1: Kiểm tra đánh giá thông qua độ chính xác về mặt kỹ thuật của nội
dung kiểm tra bằng cách quan sát về tư thế chuẩn bị, phương hướng lăng củavợt, thời điểm đánh bóng, điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng, cách chuyển trọngtâm, khả năng phối hợp, di chuyển bước chân, tốc độ của bóng, kết thúc độngtác đánh bóng Sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để cho điểm kỹ thuật theo thangđiểm 10
Thứ 2: Phương pháp đánh giá thông qua chỉ tiêu của nội dung mà sinh
viên phải thực hiện, đó chính là xác định số lần, số quả bóng đánh tốt sang bànhay vào ô qui định được đưa ra chỉ tiêu cụ thể như kỹ thuật giao bóng, giật bóng,phối hợp chiến thuật gò công, giật - bạt bóng
Thứ 3: Kiểm tra- đánh giá thông qua các giải thi đấu trong và ngoài
trường bằng cách sinh viên nào có thành tích tốt ở các giải sinh viên chuyênngành, giải truyền thống của nhà trường và giải sinh viên toàn quốc sẽ được đặccách không phải kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn
Tuy nhiên, những hình thức phương pháp trên đều là phương pháp truyềnthống đã được Bộ môn sử dụng từ nhiều năm nay và hiện tại đang được nghiêncứu tìm ra những cách thức kiểm tra mới tốt hơn, hiệu quả hơn phù hợp với yêucầu đổi mới giáo dục của nhà trường trong giai đoạn mới
1.3 Nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học.
1.3.1 Những yêu cầu sư phạm đối với phương phương pháp dạy học đại học.
Phương pháp dạy học đại học phải phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của sinh viên Để thực hiện được điều kiệnnày cần phải tiến hành một số biện pháp cơ bản sau:
Phối hợp các kiểu, nhóm PPDH và các PPDH học cụ thể với nhau một
Trang 37cách tối ưu.
Xử lý hợp lý các kiểu PPDH
Lôi cuốn sinh viên vào quá trình luyện tập, vận dụng hiểu biết vào cáctình huống thực tế đa dạng
Bồi dưỡng sinh viên phương pháp học, tự học
Phương pháp dạy học đại học phải góp phần rèn luyện nghề nghiệp chosinh viên Để thực hiện được yếu tố này cần tiến hành một số biện pháp cơ bảnsau:
Cần xác định rõ mục tiêu đào tạo của trường đại học, của khoa, của Bộmôn vì: tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, năng lực, phẩm chất, khả năngthực hành nghề nghiệp của sinh viên
Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học cơ bản, tri thức cơ sởcủa chuyên ngành và tri thức chuyên ngành; chú ý rèn luỵên cho họ hệ thốngnhững kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp tương lai
Việc đánh giá sinh viên cần dựa trên cơ sở nắm vững tri thức cơ bản, cơ
sở, chuyên ngành và kỹ năng vận dụng thành thạo đối với nghề nghiệp tương laicủa họ
Phương pháp dạy học đại học phải từng bước làm cho phương pháp họctập của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học,gắn các đề tài nghiên cứu của sinh viên với thực tiễn xã hội Để thực hiện đượcyêu cầu này cần tiến hành:
Gắn liền hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học với các viện nghiêncứu, các trung tâm khoa học, các cơ sở sản xuất, các tổ chức xã hội; tổ chức vậndụng kết quả nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên vào hoạt động thựctiễn
Tổ chức thông báo trình bày những công trình khoa học, những tri thứchiện đại, những quan điểm, những lý thuyết mới cho sinh viên trong quá trình dạy học ở đại học, khuyến khích sinh viên nhận xét, phê phán, đánh giá
Tổ chức cho sinh viên tham gia làm bài tập nghiên cứu, tiểu luận tiến tớilàm khóa luận để học làm quen dần với hoạt động nghiên cứu khoa học
Trang 38Phương pháp dạy học đại học góp phần điều khiển quá trình dạy học,khách quan và công khai hóa quá trình kiểm tra đánh giá theo kế hoạch để sinhviên chủ động và chuẩn bị kịp thời Mặt khác, họ có thể tự điều chỉnh và cóhướng phấn đấu tiếp theo.
Hướng PPDH vào việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đại học Đảm bảo tính khoa học
Thường xuyên nghiên cứu tất cả những vấn đề mới trong lý thuyết vàthực tiễn liên quan đến PPDH học đại học
Cần thiết phải đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học cùng mộtlúc với việc cải cách nội dung dạy học đại học trong điều kiện hiện nay
Cần phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học đại học Bởi vì, nguyên tắc dạyhọc đại học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của lý luận dạy học đạihọc, chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm
vụ dạy học ở đại học
1.3.2 Lựa chọn phương pháp tuân thủ nguyên tắc dạy học đại học[29],
Trang 39Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục vàtính nghề nghiệp trong quá trình dạy học đại học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nghề nghiệptrong quá trình dạy học đại học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức vàtính mềm dẻo của tư duy trong quá trình dạy học đại học
Trang 40Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong quátrình dạy học đại học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực, độc lậpcủa sinh viên với vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học đại học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trìnhdạy học đại học
1.3.3 Những cơ sở lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học đại học.
Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học người thầy giáo thườngxuyên đối diện với câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn PPDH phù hợp và có hiệuquả? các nhà lí luận dạy học thường đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trịriêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cầnphối hợp sử dụng các PPDH… Lời khuyên này không sai nhưng gần như không
có tác dụng thao tác hoá; giá trị giúp đỡ đối với giáo viên quá ít nếu như khôngchỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PPDH Câu trả lời cần đượctìm kiếm ở các mối quan hệ của PPDH với các yếu tố liên quan, đó là: Với mụctiêu dạy học; với nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập củasinh viên; năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điềukiện giảng dạy và học tập
Dưới đây là cơ sở của các tác giả cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:
A.V Muraviep cho rằng[1]: Sự lựa chọn PPDH và các biện pháp sư phạmtrên lớp được xác định bằng nhiều nhân tố khác nhau Nó phụ thuộc vào nộidung bài học, vào nhận thức của học sinh, các thiết bị dạy học và thời gian chobài học
Theo Nguyễn Ngọc Quang[50]: PPDH phải được lựa chọn tùy theo sự quiđịnh của mục đích và nội dung dạy học Như vậy, sự lựa chọn PPDH là hoàntoàn khách quan, không thể tùy tiện
Theo Thái Duy Tuyên[86]: Để lựa chọn PPDH không chỉ cần biết khảnăng của chúng mà cần nắm được đặc điểm của học sinh, năng lực của giáoviên, tình hình thiết bị của trường mà quan trọng hơn cả là mục đích, nhiệm vụ