1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của tự lực văn đoàn (trường hợp nhất linh)

112 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nhất Linh và các tác phẩm của ông, nhưng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là chức năng biểu cảm của ngôn ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THU TRANG

CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ VĂN XUÔI

CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRƯỜNG HỢP NHẤT LINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THU TRANG

CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ VĂN XUÔI

CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRƯỜNG HỢP NHẤT LINH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong khoa Ngôn ngữ học đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi suốt thời gian qua

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 7

7 Bố cục của luận văn 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9

1.1 Cơ sở lý thuyết 9

1.1.1 Khái quát về Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ 9

1.1.2 Tình thái trong ngôn ngữ 11

1.1.3 Câu và phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu 15

1.1.4 Ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến chức năng biểu cảm 16

1.1.5 Tính từ và động từ 19

1.2 Một số vấn đề liên quan đến đề tài 21

1.2.1 Tự lực văn đoàn 21

1.2.2 Nhất Linh 22

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách văn chương của Nhất Linh 25

1.3 Tiểu kết 27

Chương 2 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG VĂN XUÔI NHẤT LINH 28

2.1 Các yếu tố biểu cảm trong 4 tiểu thuyết 28

2.1.1 Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt 28

2.1.2 Tiểu thuyết Lạnh lùng 29

Trang 6

2.1.3 Tiểu thuyết Gánh hàng hoa 30

2.1.4 Tiểu thuyết Bướm trắng 32

2.2 Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm 33

2.3 Tác dụng của từ biểu thị tình thái 36

2.4 Bàn luận 57

2.5 Tiểu kết 62

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN CHỨC NĂNG BIỂU CẢM TRONG VĂN XUÔI CỦA NHẤT LINH 64

3.1 Cấu trúc ngữ, câu thể hiện thái độ của người nói 64

3.1.1 Thái độ phản kháng, bất mãn, không phục tùng 64

3.1.2 Thái độ cay nghiệt, phê phán, chê bai 67

3.1.3 Thái độ khen ngợi, đồng tình, hưởng ứng 72

3.2 Tác dụng của việc sử dụng tính từ, động từ một cách liên hoàn 78

3.2.1 Tính từ 78

3.2.2 Động từ 80

3.3 Giá trị biểu cảm qua ngôn ngữ và phương pháp miêu tả (từ cảnh đến tình) 82

3.4 Bàn luận 90

3.5 Tiểu kết 95

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PTBTTT Phương tiện biểu thị tình thái

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học Việt Nam hiện đại, chuyển mình mạnh mẽ cả về chất, về lượng, về diện mạo là thời kỳ văn học lãng mạn 1930- 1945 với những cái tên như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Trọng Phụng, nhóm nhà văn Tự lực Văn Đoàn…Nếu Tản Đà, Huy Cận, Xuân Diệu… “làm mới” nền văn học bằng thi ca thì Tự Lực văn đoàn, một nhóm nhà văn tài năng đồng chí hướng mà đứng đầu là Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam lại “ cách tân” nền văn học bằng văn xuôi, và mặc dù sáng tác không

nhiều nhưng cũng đủ để Nhất linh có thể “vạch ra một con đường riêng”

không chỉ khác biệt với nền văn học trung đại mà còn vô cùng nổi bật trong khu vườn văn học đầy tinh anh của giai đoạn đầu thế kỷ XX Không quá khi nhận định rằng trong bầu trời văn học Việt Nam thời kỳ 1930- 1945,

Tự lực văn đoàn là “nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên

của nền văn học Việt Nam hiện đại” (Hoàng Xuân Hãn)

Điều làm nên thành công của Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng, ngoài tư tưởng mới, phong cách mới còn có ngôn ngữ thể hiện cũng rất mới Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

về Nhất Linh và các tác phẩm của ông, nhưng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là chức năng biểu cảm của ngôn ngữ - phương diện quan trọng tạo nên sức hút rất riêng cho các tác phẩm của ông thì chưa có nhiều Vì thế, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ biểu cảm của văn xuôi Tự lực văn đoàn với trường hợp cụ thể là các tác phẩm văn xuôi của nhà văn Nhất Linh, nhằm góp phần tiếp tục làm sáng tỏ sức hút mãnh liệt và sức sống bền bỉ của các tác phẩm văn xuôi Nhất Linh

2 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Chức năng biểu cảm của

ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (trường hợp Nhất Linh)”, chúng tôi

Trang 9

đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ và chức năng biểu cảm cùng cơ sở thực tiễn là các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ văn xuôi Nhất Linh

Về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ

Trên thế giới, việc nghiên cứu chú ý đến những cách tiếp cận nghệ thuật mới về nghê thuật thi ca cùng các yếu tố ngôn ngữ trong văn thơ đã có mầm mống ở nhiều nơi ngay từ đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là nước Nga Có thể

nói, “Vào đầu thế kỷ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách

tiếp cận mới về nghệ thuật thi ca Con đường khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức để lý giải nội dung ý nghĩa Đây có thể được coi là một bước nhảy vọt đáng ghi nhận về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học Lấy những yếu tố mang tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi như âm luật, vần, câu thơ, đoạn thơ… làm đơn vị khảo sát, trường phái này thực sự đã coi văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn chương nằm trong định nghĩa mang tính khái quát “văn học là nhân học” của M Gooki

Các nhà hình thức Nga như R Jacobson, V Girmunski đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống [17, 5] Bên cạnh đó, có thể thấy những luận điểm của Roman Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ

có vai trò như một cánh cửa gợi mở đường hướng cho các nhà nghiên cứu bước sang một con đường nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, văn học Việt thế kỷ XX nói riêng: nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học kết hợp với lý thuyết về chức năng ngôn ngữ Bài viết của Roman Jakobson tuy chưa phân tích vào những dẫn liệu cụ thể nhưng lại có sức thuyết phục bởi tư tưởng khái quát mang tính định hướng nghiên cứu cho những người muốn đào sâu khai thác vào địa hạt của văn học, thơ ca từ góc độ ngôn ngữ - một góc độ dù đã được giới nghiên cứu nhắc đến, vận dụng và khám phá song vẫn chưa thực sự có nhiều bài nghiên cứu

Trang 10

Như vậy, có thể nói, “Các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc-

chức năng mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn toàn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thể thực hiện tốt những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới.” [17, 5]

Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt

từ góc độ ngôn ngữ, tiêu biểu là chuyên luận “Tìm hiểu phong cách Nguyễn

Du trong truyện Kiều” (1985) của Phan Ngọc [29] Phan Ngọc đã dùng

những thao tác nghiên cứu định lượng, định tính của ngôn ngữ để tạo ra một hướng đi hợp lý trong việc đánh giá tác phẩm

Nói đến các bài viết hoặc công trình nghiên cứu, bình luận về văn học theo hướng nghiên cứu thi pháp hoặc ngôn ngữ học, ngoài Phan Ngọc với công trình nói trên, còn có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Phan

Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Lý Toàn Thắng… các cuốn “Phong

cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” (2000) [10], “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (2001) [12], của tác giả Nguyễn Hữu Đạt cũng là

những công trình nghiên cứu có giá trị nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu về văn học từ phương diện phong cách học của ngôn ngữ học

Về nghiên cứu ngôn ngữ Tự lực văn đoàn và Nhất Linh

Các tài liệu nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Nhất Linh khá phong phú Ngay từ những ngày đầu thành lập, khi văn đoàn cho ra mắt các tác phẩm đầu tiên, đã có nhiều bài phê bình trên các báo, rồi đến sách nghiên cứu, công trình biên soạn… về tự lực văn đoàn cũng như về Nhất Linh Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Nhất Linh không chỉ dừng lại ở báo chí, báo cáo, sách nghiên cứu…mà còn có các luận án, luận văn Công trình nghiên cứu về Nhất Linh có thể chia ra thành các giai đoạn:

Trang 11

- Giai đoạn trước năm 1945: đây là giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác và

sự nghiệp của Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng Có rất nhiều

công trình nghiên cứu tiêu biểu về Nhất Linh như: Dưới mắt tôi (1939) của

trương Chính, là một cây bút phê bình văn học mới thời bấy giờ, Trương Chính đã dành rất nhiều trang trong nghiên cứu của mình để viết về các tiểu thuyết nổi bật của nhà văn Nhất Linh như: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Gánh hàng hoa, Bướm trắng bằng thái độ ca ngợi và trân trọng [4] Năm 1942, trong

cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng dành một thời lượng rất lớn đánh

giá về Tự lực văn đoàn và sự tiến bộ của Nhất Linh Ngoài ra còn có những trang đánh giá trong Việt Nam học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1943) Bài báo đánh giá của Trần Thanh Mại trên báo Sông Hương (1937)…Hầu hết những đánh giá về Tự lực văn đoàn và Nhất Linh trong thời gian này đều ghi nhận sự mới mẻ trong nội dung và cách tân trong hình thức của tiểu thuyết Nhất Linh

- Giai đoạn 1945- trước đổi mới: đây là giao đoạn có bối cảnh xã hội khá phức tạp, với nhiều tư tưởng đan xen nên những đánh giá, nghiên cứu về Nhất Linh cũng như Tự lực văn đoàn cũng không đồng nhất Các công trình

tiêu biểu như: Văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Phan Cự Đệ, Lược thảo

lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn…một số bài nghiên cứu nhỏ

có đề cạo tới Nhất Linh của Nguyễn Đức Đàn, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc, Nguyễn Văn Xung, Lê Hữu Mục…Chủ yếu xoay quanh vấn đề nội dung của các tác phẩm Tự Lực văn đoàn cũng như Nhất Linh

- Giai đoạn từ đổi mới đến nay: Sau đổi mới, những giá trị của tiểu thuyết Nhất Linh đã được khẳng định lại, rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những cái hay, cái đẹp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như Nhất Linh, không chỉ về phương diện nội dung mà hình thức, ngôn ngữ, tư tưởng…

trong tiểu thuyết của Nhất Linh đều được đưa ra nghiên cứu: bài báo: Tự lực

văn đoàn – một kiểu tư duy văn học của Phạm Quang Long (1990), Thêm mấy

Trang 12

ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn của Lê Thị Đức Hạnh (1991), Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh của Đỗ Đức Hiểu (1997) Luận án Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của Trịnh Hồ Khoa (1996)…

Trong suốt gần một thế kỷ, có rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá về Nhất Linh cùng các tiểu thuyết của ông, nhìn chung các nghiên cứu và phê bình văn học đều khẳng định tài năng cũng như giá trị của tiểu thuyết Nhất Linh, nhưng phần lớn vẫn đánh giá dựa trên tiến trình lịch sử, ghi nhận đóng góp của ông đối với việc cải cách văn xuôi Việt Nam, còn về khía cạnh nghệ thuật thì vẫn chưa đi sâu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Mục đích của luận văn là tìm hiểu, nghiên cứu chức năng biểu cảm của ngôn ngữ được Nhất Linh sử dụng trong các tác phẩm văn xuôi, từ đó giải thích được một phương diện trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, giúp độc giả, các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về phong cách ngôn ngữ trong văn xuôi Nhất Linh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là:

- Thống kê, khảo sát các yếu tố thực hiện chức năng biểu cảm, các từ ngữ biểu thị tình thái, cấu trúc ngữ, câu biểu thị thái độ, cảm xúc tư tưởng trong 4 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Nhất Linh

- Bàn luận và phân tích giá trị của các từ biểu thị tình thái và các cấu trúc ngữ, câu

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chức năng biểu cảm của ngôn ngữ trong các tác phẩm tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vì luận văn tìm hiểu về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ nên sẽ chỉ xoay quanh vấn đề phong cách chức năng Phạm vi nghiên cứu là những tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu mà Nhất Linh đã sáng tác trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp văn chương tức là trong giai đoạn hoạt động của Tự lực văn đoàn, gồm:

- Gánh hàng hoa (tiểu thuyết)

- Đoạn tuyệt (tiểu thuyết)

- Lạnh lùng (tiểu thuyết)

- Bướm trắng (tiểu thuyết)

Luận văn khảo sát các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm, nhất là các phương tiện ngôn ngữ biểu thị tình thái (từ, ngữ, kiểu cấu trúc câu) vì các phương tiện này thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp, thủ pháp

nghiên cứu để thực hiện mục đích nghiên cứu của mình, đó là:

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng để miêu tả hành

động ngôn ngữ, cách sử dụng từ, ngữ biểu cảm, trong đó có các từ thuộc 12 loại phương tiện biểu thị tình thái trong 4 tiểu thuyết của Nhất Linh, miêu tả cách sử dụng câu của tác giả nhằm để thấy rõ được tác dụng của các hành động ngôn từ, các từ, ngữ, câu trong việc tạo nên tính động, tính tả, tính gợi cho nhân vật cũng như cho toàn bộ tác phẩm Phương pháp miêu tả được kết hợp với việc phân tích câu, phân tích đoạn văn, cách kết hợp bằng – trắc, cách ngắt ý, ngắt nhịp trong hành động nói năng, góp phần giúp cho người đọc thấy được dụng ý của tác giả trong việc xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật

- Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh các yếu tố thể hiện chức

năng biểu cảm, nhất là các loại, nhóm phương tiện biểu thị tình thái trong nội

Trang 14

bộ từng tác phẩm để thấy được tần suất sử dụng các loại phương tiện biểu thị tình thái trong tác phẩm Sau đó, luận văn so sánh các yếu tố biểu cảm, các loại, nhóm phương tiện biểu thị tình thái của các tác phẩm với nhau, góp phần giúp cho người đọc thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm; xem xét sự thay đổi của chức năng biểu cảm trong ngôn ngữ ở các tác phẩm theo từng thời kỳ Luận văn cũng so sánh cách dùng từ, đặt câu của tác giả khi khắc họa mỗi nhân vật để thể hiện những cảm xúc, tình cảm, thái độ…một cách tinh tế, phù hợp với nhân vật trong từng hoàn cảnh, phù hợp với từng tính cách đặc trưng Trên cơ sở các kết quả so sánh, chúng tôi bàn luận về các phương tiện biểu cảm, trong đó có các phương tiện biểu thị tình thái trong 4 tiểu thuyết của Nhất Linh

- Thủ pháp thống kê: Thống kê số lượng, tỷ lệ các loại, nhóm phương

tiện biểu thị tình thái trong từng tiểu thuyết Thống kê tổng số lượng, tỷ lệ các phương tiện biểu thị tình thái theo loại nhóm của 4 tiểu thuyết

- Thủ pháp phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ cảnh của ngôn ngữ

học: phân tích các cấu trúc ngữ, câu, cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu

từ từ đó đi đến các nhận xét, kết luận khái quát

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

- Đây là luận văn đầu tiên thực hiện về đề tài tìm hiểu chức năng biểu cảm của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của Nhất Linh Đóng góp vào việc nghiên cứu, tìm hiểu chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi thông qua những khảo sát và tìm kiếm đặc điểm của các yếu tố biểu cảm trong văn xuôi

- Luận văn đưa đến một cái nhìn sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật của Nhất Linh, qua đó khẳng định tài năng và sự thành công về mặt ngôn ngữ

mà Nhất Linh đã sử dụng trong các tác phẩm của mình

- Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về các tác phẩm văn xuôi Nhất Linh và cũng là

Trang 15

một tài liệu tham khảo về phong cách, chức năng biểu cảm trong ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, luận văn gồm có các chương sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2 Khảo sát các yếu tố thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ trong văn xuôi Nhất Linh

Chương 3 Giá trị của chức năng biểu cảm trong các tác phẩm văn xuôi Nhất Linh

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI Trong Chương 1, luận văn trình bày một số nội dung làm cơ sở lý thuyết

cho đề tài: khái quát về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ (khái niệm chức năng biểu cảm và quan điểm của tác giả luận văn), một số nội dung về tình thái ngôn ngữ (các phương tiện tình thái là các yếu tố có chức năng biểu cảm), câu và phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu, ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến chức năng biểu cảm, một số nội dung về tính từ và động từ Đó là những khái niệm cơ bản, là cơ sở lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu được thực hiện ở chương 2,3 Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày một số vấn đề liên quan đến

đề tài: một số thông tin về Tự lực văn đoàn, giới thiệu về Nhất Linh, những nhân

tố ảnh hưởng đến phong cách văn chương Nhất Linh

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái quát về Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ

Chức năng biểu cảm là một thuật ngữ ngôn ngữ học còn tương đối mới mẻ, các nghiên cứu về chức năng biểu cảm còn chưa được phong phú và đa dạng, chủ yếu vẫn tồn tại trong khía cạnh lý luận và chưa thực sự đi vào chiều sâu Trong phần này, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm chức năng biểu cảm và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực biểu cảm

1.1.1.1 Khái niệm “chức năng biểu cảm”

Ngoài chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có một chức năng quan trọng không kém đó là chức năng biểu cảm

Năm 1963, trong cuốn “Poetics” (Thi học), Roman Jakobson đã trình bày

6 chức năng của ngôn ngữ thay cho 3 chức năng mà K.Bühler đã công bố trước

đó là: Chức năng hướng tới người nói (Speaker-oriented), chức năng hướng tới người nghe (Hearer-oriented) và chức năng biểu diễn/ biểu hiện (Representative) Nếu như trước đây, K.Bühler nhìn ngôn ngữ một cách máy móc và cơ giới như là một biểu thức toán học thì từ Jakobson, ngôn ngữ và chức

Trang 17

năng của ngôn ngữ được trình bày và nhìn nhận một cách tự nhiên như chính bản chất tồn tại của nó từ trước tới nay 6 chức năng của ngôn ngữ được Jakobson trình bày là: Emosive (Xúc cảm), Conative (Nhận cảm), Meta – language (Siêu ngữ), Poetics (Thi pháp), Phatics (kết nối), Refencial (Tham chiếu) (trích: Các quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ thời kỳ của hậu cấu trúc luận ) [web1]

Định nghĩa Biểu cảm theo Từ điển tiếng Việt: Biểu cảm (động từ, động ngữ hoặc tổ hợp tương đương): Biểu hiện tình cảm, cảm xúc (nói khái quát) [43, 98] Trong Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học, tác giả Diệp Quang Ban đã định

nghĩa về “ Chức năng”, “Biểu cảm” và “chức năng biểu cảm” như sau:

Chức năng: (function): Trong ngữ pháp, cái cách mà một thành tố hoạt

động trong một đơn vị lớn hơn chính nó, mối quan hệ của nó với những thành tố khác trong đơn vị lớn hơn chính nó, chẳng hạn một từ hay một ngữ xét trong quan hệ với câu thì nó hoạt động trong chức năng cư sphaps với tư cách chủ ngữ, hay bổ ngữ; chức năng thường được xem xét trong quan hệ nghịch đối với

„hình thức‟; Trong dụng học (và xã hội học), cái „vai‟ mà một người đảm nhiệm khi dùng ngôn ngữ trong một tình huống xã hội, trong vai này con người dùng ngôn ngữ thể hiện thái độ, truyền đạt cảm nghĩ của mình; Trong phân tích

„truyện kể‟, nhât là phân tích cốt truyện, một loại hành động do một kiểu nhân vật thực hiện, như „người anh hùng cứu thoát một nạn nhân‟ [42, 143]

Biểu cảm (Bộc lộ/ biểu lộ/ expressive): trong lí thuyết về „hành động nói‟,

lớp hành động nói trình bày trạng thái tâm lí của người nói qua việc cảm nhận một sự vật hay hiện tượng nào đó; „đích ngôn trung của lớp hành động nói này

để lộ một trạng thái tinh thần mà người khác có thể nhận biết được việc người nói phản ứng với sự vật hay hiện tượng mà người nói cảm nhận [42, 73]

Chức năng biểu cảm (chức năng bộc lộ/ expressive function/ chức năng

liên nhân/ interpersonal function): Trong việc phân tích ngôn ngữ trong giao tiếp (phân tích diễn ngôn), việc sử dụng ngôn ngữ để thiết lập và duy trì quan hệ xã

hội trong giao tiếp, hoặc tác động đến người nhận (ngôi thứ hai), như: Anh mở

Trang 18

hộ tôi cái cửa sổ, hoặc nêu thái độ của người phát đối với sự việc được nói đến

trong phát ngôn, như Có lẽ mai Tị mới về (tỏ ra chưa tin chắc vào việc “Tị về

vào ngày mai”) Chức năng liên nhân cũng gọi là chức năng tương tác hay chức năng bộc lộ (cũng dịch là chức năng biểu cảm), hay chức năng bộc lộ - xã hội [42, 145]

Roman Jakobson cũng từng trình bày về chức năng biểu cảm như sau:

Cái chức năng được gọi là bày tỏ hay biểu cảm vốn tập trung vào người

gửi, nhằm trực tiếp biểu đạt thái độ của người nói với cái đang được nói đến Nó nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đấy, có thể là thật hay giả vờ; vì vậy, có lẽ nên dùng thuật ngữ chức năng “biểu cảm” (émotive)…hơn là thuật ngữ chức năng

“cảm xúc” (émotionnelle) Cái tầng lớp thuần túy biểu cảm trong ngôn ngữ được đại diện bằng các thán từ…một người nói, trong khi sử dụng những yếu tố biểu cảm để tỏ ý mỉa mai, hay tức giận, rõ ràng là có chuyển đạt một thông báo nào đấy…[41, 52]

1.1.1.2 Quan điểm của tác giả luận văn

Dựa vào những nghiên cứu đã có, tôi xin phép được đưa ra định nghĩa của mình về chức năng biểu cảm như sau: chức năng biểu cảm là việc biểu lộ thái

độ, cảm xúc, sự tương tác của người nói đối với một hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc với đối tượng giao tiếp, thái độ bộc lộ có thể được thể hiện thông qua ngôn ngữ (tình thái) và (hoặc) thể hiện thông qua nội dung, ngữ điệu Chức năng biểu cảm cũng chính là chức năng bộc lộ thái độ, cảm xúc

1.1.2 Tình thái trong ngôn ngữ

1.1.2.1 Khái niệm tình thái

Tình thái không phải là một vấn đề lý thuyết mới mà đã có từ lâu với rất nhiều quan điểm của các nhà ngôn ngữ thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra rằng: “Trong những năm gần đây,

tình thái nổi lên như một trong những trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học Điều này được lí giải trong xu hướng chung của ngôn ngữ học là muốn mở rộng đối tượng nghiên cứu…Có thể nói sự quan tâm đến tình thái là một tất yếu trong

Trang 19

quá trình phát triển của ngôn ngữ học Bởi lẽ nếu không quan tâm đến các bình diện của tình thái thì chúng ta sẽ không thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ với tư cách là công cụ để con người phản ánh thế giới trong hoạt động nhận thức và tương tác xã hội” [19, 74]

Tác giả Đinh Văn Đức cho rằng: “Tình thái vốn là khái niệm ngữ nghĩa của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp Theo đó, cơ cấu nghĩa của câu truyền thống được chia ra làm hai lớp: a) lớp nghĩa ngôn liệu (dictum) gắn với việc miêu tả mệnh đề, b) lớp nghĩa tình thái (modus) gắn với việc đối chiếu nội dung ngôn ngữ với thực tại qua thái độ người nói” [16, 217]

Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nguyễn Văn Hiệp đã

phân tình thái làm hai dạng là tình thái trong logic hay còn gọi là tình thái khách quan, phản ánh cái nhìn logic học về nội dung của câu và tính thái trong ngôn ngữ còn gọi là tình thái chủ quan Tình thái trong logic loại trừ vai trò của người nói, các phán đoán mà câu biểu thị được phân nhóm dựa trên 3 tiêu chí là tính khả năng, tính tất yếu và tính hiện thực Ngược lại, tình thái trong ngôn ngữ thể hiện vai trò của người nói đối với nội dung được đề cập đến trong câu Tình thái trong ngôn ngữ về cơ bản cũng dựa trên 3 tiêu chí như với tình thái trong logic, khác ở chỗ người nói hoặc nêu lên bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ

sở cho cam kết nào đó đối với tính chân thực của điều được nói ra trong câu hoặc thể hiện thái độ của mình đối với điều được nói đến trong câu

Hiện nay, rất nhiều khái niệm tình thái được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nhưng dù có những khác nhau như thế nào thì các cách định nghĩa này vẫn có những đặc điểm chung đó là: Tình thái là để chỉ một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn, xoay quanh mối quan hệ giữa người nói – nội dung phát ngôn – thực tế Trong đó vai trò của người nói luôn được đề cao

Theo Nguyễn Văn Hiệp, tình thái trong ngôn ngữ có sự tồn tại của một số đối lập chủ yếu, đó là: Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa Đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản Đối lập giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói Những đối lập tình thái mang tính

Trang 20

chủ quan, thể hiện quan điểm cá nhân của người nói đối với nội dung được nói

đến trong câu như: đánh giá tích cực/ tiêu cực sự tình; đánh giá về chủng loại

nghèo nàn/ phong phú; đánh giá về lượng ít/ nhiều; đánh giá về thời điểm sớm/ muộn;…Tất cả những kiểu đánh giá này đều được tựu trung là tình thái thuộc

phạm vi nghĩa học

1.1.2.2 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa, tình thái trong tiếng Việt

Trên thế giới có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ngôn ngữ khác nhau nhưng hầu như ngôn ngữ nào cũng đều tồn tại các phương tiện biểu thị tình thái với những đặc điểm chung dựa trên 3 phương tiện chính là phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp và phương tiện ngữ điệu

Tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn lập, nên có hiện hữu phương tiện biểu thị tình thái khá rõ ràng:

1, Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, đang sẽ, vừa, mới,

cũng, từng, đếch, rắt, ắt, bè bỗng, đều, hề, hơi, hẵng, không, ứ, càng, chẳng, chưa, cùng, cứ, cũng, chỉ, lại vẫn, đi, lên, ra,…

2, Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: đinh, toan,

cố, muốn, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ, chớm, ngưng, ngừng, nghỉ, dứt, chợt, bật, phát, đâm ra, đâm, cố tình, giả bộ, dám, lỡ, trót, nỡ, thành ra, thèm muốn, mong, ước, ngại, lo, dự định, định bụng, quyết, nhất định, thà sắp, toan, suýt, chực, hòng thôi, quyết, nhất định, thôi, bèn, hòng

3, Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: Tôi e

rằng, tội nghĩ rằng, tôi sợ rằng

4, Các quán ngữ tình thái: Ngó bộ, nói gì thì nói, thảo nào, tội gì, đằng,

thành ra, kể ra, hơi đâu, may mà, làm như thể, nhỡ ra, thì ra, có mà, nào ngờ, cấm bao giờ, dáng hẳn, có lẽ, tội gì, ai lại đi, việc gì thì chết, cái đà này, mới

được, thì dù có vậy, vậy thì,…

5, Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành: đề nghị, van, xin, ra

lệnh, yêu cầu,…

6, Các thán từ: ôi, á, ố, ôi trời, chao ôi, eo ôi,…

Trang 21

7, Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ: ừ, nhỉ, nhé, thôi,

chứ, đi, cũng nên, thì chết, lại còn, mất, thật, đây đấy, chắc, hẳn, nào, với, vậy,

mà, ấy, thế ạ, đâu, chán, chăng, phỏng, ru, sao, hả, chắc, xem, đi, nữa, này, thật, đấy, cả, quá, a, kia, nghe,…

8, Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái

(là), đáng buồn (là), đáng tiếc (là), đáng mừng (là),…

9, Các trợ từ: những, mỗi, đã, được, mất, mới, lại, đến,…

10, Các đại từ nghi vấn được dùng trong các câu phủ định, bác bỏ: P làm

gì? P thế nào được?, các liên từ dùng câu hỏi: hay P? Hay là P?,…

11, Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: Mua cha nó rồi, hỏi cái đếch gì,…

12, Kiều câu điều kiện, giả định: Nếu…thì, giá…thì, cứ…thì,…

Đây là quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp về các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt được viết trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp Còn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010, tác giả Đinh Văn Đức có chia từ loại tiếng Việt làm ba loại là thực từ, hư từ và thán từ Quan sát 12 loại phương tiện biểu thị tính thái mà tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã nêu ở trên, kết hợp với cách phân chia từ loại của tác giả Đinh Văn Đức cùng với việc xem xét chức năng, vai trò của các phương tiện biểu thị tính thái trong các tác phẩm của Nhất Linh, chúng tôi xếp 12 loại phương tiện biểu thị tình thái này vào ba nhóm để khảo sát:

Nhóm 1: Gồm các phương tiện biểu thị tình thái loại 2, 3, 5, 8, 11 Là các vị

từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ, các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề, các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời…), các vị từ đánh giá và các tổ hợp có tính đánh giá, các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái Các phương tiện biểu thị tình thái nhóm 1 đều là các thực từ, chúng mang ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp Các phương tiện này đều tham gia vào cấu trúc của đoản ngữ và đều có khả năng đứng làm trung tâm của đoản ngữ (động ngữ hoặc tính ngữ), đều tập hợp xung quanh chúng những yếu tố phụ trong một kết cấu tự do Vì là

Trang 22

thực từ nên chúng có chức năng làm thành phần câu và góp phần biểu thị chủ đề của câu

Nhóm 2: Gồm các phương tiện biểu thị tình thái loại 1, 4, 10, 12 Cụ thể là:

các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, các quán ngữ tình thái, các liên từ

trong các câu hỏi (Hay P?; Hay là P?), kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì,

giá…thì, cứ…thì…Với các phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2, chúng là các

hư từ nên chúng thiên về việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp Các phương tiện này không làm trung tâm của đoản ngữ nhưng có thể làm thành tố phụ một cách giới

hạn trong đoản ngữ (ví dụ các phó từ: đã, đang sẽ…dùng làm công cụ ngữ pháp

để phân suất m ột vài khía cạnh ngữ pháp cho thực từ, cụ thể ở đây là khía cạnh thời gian) Về cơ bản, các phương tiện này được dùng làm yếu tố liên kết cú pháp và là chất xúc tác cho việc liên kết từ trong ngữ lưu qua các loại hình cấu trúc ngữ pháp Ở trong câu, các phương tiện này không có khả năng độc lập tạo

ra câu, cũng không làm thành phần câu, do đó chúng không biểu thị chủ đề của câu mà chúng chỉ có tác dụng liên kết, đưa đẩy sự tình trong câu mà thôi

Nhóm 3: Các thán từ, các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp các đặc ngữ

tương đương, các trợ từ Theo quan điểm truyền thống thì các phương tiện này không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa ngữ pháp Chúng được sử dụng một các linh hoạt ở trong câu chú không cố định một chỗ nên các phương tiện này thiên về công cụ của ngữ nghĩa học Về mặt chức năng, chúng không tham gia vào cấu trúc của đoản ngữ và cũng không có khả năng làm thành phần câu nên không biểu thị chủ đề của câu mà chỉ diễn tả mối quan hệ của người nói với sự tình của phát ngôn

1.1.3 Câu và phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu

Ngoài những từ biểu thị tình thái thì thái độ, tình cảm và tư tưởng của nhân vật còn được thể hiện, gửi gắm trong các cấu trúc ngữ, cấu trúc câu

Trong “Ngữ pháp tiếng Việt – câu” tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng

câu lệ thuộc vào ngôn từ Câu bao giờ cũng mang tính tình thái: “Tính tình thái

là phạm trù của câu Ở trong dạng tiềm tàng nó có mặt trong tất cả các kiểu

Trang 23

câu Qua câu người nhận hiểu rõ người nói có thái độ như thế nào đối với sự đánh giá của mình (đúng hay sai, tin hay ngờ, ước đoán hay đã tồn tại thực, khuyên bảo hay ra lệnh…)(…) Tính tình thái của câu bắt nguồn từ sự tương ứng của nội dung câu và bối cảnh phi ngôn ngữ thông qua tư duy Ý nghĩa của phạm trù tính tình thái không phải chỉ gắn với các thế của vị ngữ động từ mà nó gắn với toàn bộ các thành phần câu Dùng một phương tiện nào đó để bộc lộ ý nghĩa tình thái đồng thời cũng là bổ sung thêm yếu tố mô hình câu” [31, 30-31]

Trong bài viết “Vấn đề tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt”, Phạm Hùng Việt cho rằng, phương tiện biểu thị ý nghĩa của câu bao gồm:

- Phương tiện ngữ âm: Dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ tình

cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý

- Phương tiện ngữ pháp: Đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của câu để thể hiện

ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm nhấn nào đó trong phát ngôn

- Phương tiện từ vựng: Động từ tình thái (muốn, toan, định, hòng…), phụ

từ (đã, đang, sẽ, vẫn, cũng), thán từ (chà, ôi!, chao!…) và một số đơn vị khác (có lẽ, có thể, huống chi, huống hồ…)

- Có thể nói rằng tính tình thái có mặt trong hầu hết các kiểu câu, người phát ngôn có thể thể hiện thái độ tình cảm của mình thông qua nhiều loại phương tiện truyền tải như ngữ âm, ngữ điệu, từ vựng và ngữ pháp Và điều này

đã được Nhất Linh vận dụng rất thuần thục nhằm tạo nên những sắc thái đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp cho các nhân vật của mình

1.1.4 Ngữ cảnh và tác động của ngữ cảnh đến chức năng biểu cảm

1.1.4.1 Ngữ cảnh

Trong từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Ngữ cảnh được định nghĩa như sau: Ngữ cảnh (context) Trong cách hiểu chung nhất, cái môi trường chung quanh một yếu tố ngôn ngữ đang xét, được phân biệt thành ba trường hợp cụ thể: „ngữ cảnh ngữ âm‟, „ ngữ cảnh của phát ngôn‟ (hay đồng văn bản), „ngữ cảnh tình huống‟ (hay „tình huống‟) [42, 368] Đây là định nghĩa chung nhất của

Trang 24

ngữ cảnh, còn theo David Nunan trong cuốn Dẫn nhập phân tích diễn ngôn thì

ngữ cảnh là một khái niệm quan trọng trong phân tích diễn ngôn Ngữ cảnh quy chiếu về tình huống gây ra diễn ngôn và tình huống trong đó diễn ngôn được gắn vào Có hai loại ngữ cảnh khác nhau: loại thứ nhất là ngữ cảnh ngôn ngữ- ngôn ngữ bao quanh hoặc đi kèm với sản phẩm diễn ngôn đang được phân tích; loại thứ hai là ngữ cảnh phi ngôn ngữ hoặc ngữ cảnh thuộc về kinh nghiệm mà trong

đó diễn ngôn xảy ra Các ngữ cảnh phi ngôn ngữ gồm có: kiểu loại của sự giao tiếp (ví dụ: truyện cười, câu chuyện, bài thuyết trình, lời chào hỏi, hội thoại), đề tài, mục đích của sự kiện bối cảnh gồm: vị trí, thời gian trong ngày, mùa trong năm và những phương diện vật lý của tình huống (ví dụ: kích thước của căn phòng, sự bố trí đồ đạc); những người tham dự giao tiếp và những mối quan hệ giữa họ; những hiểu biết cơ sở và những giả định làm cơ sở cho sự kiện giao tiếp [30, 22-23]

Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ngữ cảnh là

những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” và ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần: nhân vật giao tiếp và vai giao tiếp [3, 15] Ngữ cảnh là một trong những khía cạnh tác động đến chức năng biểu cảm, nên tìm hiểu về chức năng biểu cảm thì không thể không nhắc đến ngữ cảnh

1.1.4.2 Phân tích diễn ngôn

Diễn ngôn là chỉ ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội

Theo Teun Adrianus Van Dijk một học giả ngôn ngữ học văn bản người

Hà Lan thì “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp giữa người nói và người nghe (người

quan sát…), trong quá trình hành động giáo tiếp trong ngữ cảnh không gian thời gian nhất định” [web 5]

Khái niệm phân tích diễn ngôn được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học như sau: Phân tích diễn ngôn (discourse analysis) cách tiếp cận thuộc phương pháp luận (chưa được đồng thuận xác nhận như một lý thuyết) đối với việc phân tích ngôn ngữ trên bậc câu, bao gồm cả các tiêu chuẩn như „liên

Trang 25

kết‟ (cohesion- gồm hồi chiếu, thay thế), „mạch lạc‟ (coherence), „mạng mạch‟ (texture)…, có tính đến mối quan hệ với tình huống bên ngoài và các quy ước xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ [42, 401]

Trong công trình dụng học – Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, George Yule thuộc Đại học Tổng hợp Oxford đã trình bày khái quát: “phân tích diễn ngôn (discourse analysis) bao trùm một phạm vi hoạt động cực kỳ rộng lớn” và “khi hạn chế trong các vấn đề về ngôn ngữ, phân tích diễn ngôn tập trung vào cái được ghi lại (nói hoặc viết) của quá trình, theo đó ngôn ngữ được dùng trong một số ngữ cảnh để diễn đạt ý định”

Yule phân tích: “Đương nhiên có sự quan tâm nhiều đến cấu trúc của

diễn ngôn, chủ yếu là chú ý cụ thể đến cái tạo nên một văn bản có hình thức tốt Bên trong góc độ cấu trúc này, tiêu điểm là ở các đề tài như là những nối kết tường minh giữa các câu trong một văn bản tạo nên sự liên kết, hoặc là ở các yếu tố của tổ chức văn bản chẳng hạn như đặc tính của kể chuyện khác nhau như thế nào với cách diễn đạt ý kiến hay các loại hình văn bản khác”

Ông cho rằng trong nghiên cứu diễn ngôn, quan điểm dụng học được sử

dụng một cách chuyên môn hơn Vì thế, “để nghiên cứu mặt dụng học của diễn

ngôn, chúng ta phải đi xa hơn những mối quan tâm sơ khởi về mặt xã hội của sự tương tác và của việc phân tích hội thoại, phải nhìn vào đằng sau những hình thức và những cấu trúc có mặt trong văn bản, và chú ý nhiều hon đến những khái niệm tâm lý như kiến thức nền, niềm tin và sự mong đợi Trong dụng học của diễn ngôn, chúng ta nhất thiết phải khám phá những gì người nói hay người viết có trong đầu”

1.1.4.3 Phân tích hội thoại

Phân tích hội thoại (conversation analysis), phân tích hội thoại được khởi xướng ở Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ XX về sau cũng được triển khai ở Châu Âu Nghiên cứu phân tích hộ thoại bao gồm một số phân tích xã hội học, đối tượng của nó không chỉ thuần túy là sự miêu tả mặt hình thức về từ ngữ trong các lời hội thoại mà còn là những yếu tố về mặt xã hội học trong các thủ tục tiến hành hội thoại [3, 402]

Trang 26

Trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ trong danh ngữ và có thể trực tiếp làm vị ngữ [3, 485]

Theo Đinh Văn Đức thì tính từ là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ, về bản chất, tính từ chỉ tồn tại trên phương diện đặc trưng, và trùng hợp về hình thái với danh từ và động từ

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có hơi phức tạp vì nhiều khi tính từ cũng có dạng như danh từ và động từ Vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

- Tính từ tự thân: là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng…của

sự vật hay hiện tượng ( tốt, xấu, sạch, bẩn, xanh, đỏ, cao , thấp, tròn, méo, trầm, bổng, thơm, chua, tanh, nặng, nhẹ,…)

- Tính từ không tự thân: là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác nhưng lại được sử dụng như là tính từ Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các

từ khác trong cụm từ hay trong câu Nếu không có quan hệ với các từ khác thì chúng không được coi là tính từ, như vậy có thể nói đây chỉ là tính từ tạm thời Còn nếu như được sử dụng như tính từ thì các từ loại này có thể sẽ mang ý nghĩa hơi khác so với ý nghĩa vốn có của nó Tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân như: Tính từ do danh từ chuyển loại và tính từ do động từ chuyển loại

Trang 27

1.1.5.2 Động từ

Động từ (verb): Trong ngữ pháp, một thành viên của một lớp từ theo truyền thống được cho là chỉ „hoạt động‟, diễn đạt một hành động hay một tình trạng như nhảy, biết, ngủ, ốm, đau [42, 219]

Động từ cũng được phân thành hai loại là động từ độc lập và động từ không độc lập

Động từ độc lập là loại động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu Ví dụ: làm, đi, chạy, nhảy…Động từ độc lập cũng được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như động từ biểu thị hành động/hoạt động, động từ biểu thị trạng thái, động từ biểu thị tư thế, động từ biểu thị quá trình

Động từ không độc lập là động từ không biểu thị một nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh, do đó, không thể đứng một mình để đảm đương một chức năng ngữ pháp mà đòi hỏi phải có một từ khác đi sau để bổ sung ý nghĩa Có các loại động

từ không độc lập như:

- Động từ tình thái: là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan như thái

độ, sự đánh giá, ý chí, ý muốn…của người nói đối với nội dung câu nói hoặc hiện thức khách quan, có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây:

có thể, không thể…

Biểu thị

sự đánh giá về may rủi:

bị, được, mắc phải…

Biểu thị thái độ mong mỏi :

trông, mong, chúc, ước

Biểu thị mức độ của

ý chí, ý muốn:

đành, định, buồn, thôi…

Trang 28

- Động từ biểu thị sự tồn tại: là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng, thuộc nhóm này có ba động từ:

- Động từ quan hệ: là những động từ dùng để biểu thị quan hệ giữa sự vật

và bản chất hay chức năng của sự vật Ví dụ: im lặng là vàng [web2]

1.2 Một số vấn đề liên quan đến đề tài

1.2.1 Tự lực văn đoàn

Tự lực văn đoàn là tên gọi của tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất của một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại do Nhất Linh khởi xướng vào năm 1932, chính thức ra mắt vào năm 1933, gồm các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), lấy tờ báo

Phong Hóa làm cơ quan ngôn luận chính (sau này là tờ Ngày Nay) Thành viên

là những cây bút tinh anh trên văn đàn thời bấy giờ Dù chỉ tồn tại trong khoảng

10 năm nhưng thông quan nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mà Tự lực văn đoàn đã thổi vào nền văn hóa Việt Nam thời kỳ bấy giờ một luồng gió cách tân mới lạ, độc đáo, hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của lề thói cũ về mọi mặt

hết sạch đồ ăn

rồi

Trang 29

Sang những năm 40, khi phát xít Nhật vào Đông Dương, đời sống chính trị có nhiều biến động, Tự lực văn đoàn dần tan rã

1.2.2 Nhất Linh

Cuộc đời

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906 tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương Ông là con thứ 3 trong một gia đình có 7 anh em Như các anh em trong gia đình, Nhất Linh được ăn học chu đáo Năm

1920, Nhất Linh thi đỗ vào trường Bưởi Sau ba năm trung học, ông lấy được bằng Thành chung rồi xin làm thư kí ở Sở Tài chính Hà Nội

Nhất Linh bộc lộ tài năng từ khá sớm Năm 16 tuổi ông đã có thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, năm 18 tuổi ông đăng bài “ Bình luận văn chương về Truyện Kiều” trên Nam Phong tạp chí Vốn là người “pháp văn và khoa học giỏi, lại có tài vẽ, thích làm thơ văn quốc âm” [13, 14] nên công việc thư kí sở đối với Nhất Linh không phải là sự nghiệp lâu dài Điều khiến ông tâm đắc nhất trong thời gian này là đã quen với thày kí trẻ Hồ Trọng Hiếu - tức nhà thơ Tú

Mỡ sau này Tháng 11 năm 1925, chia tay Hồ Trọng Hiếu, Nhất Linh vào học trường Cao đẳng Y khoa, Song cũng cuối năm đó, nhà nước bảo hộ mở trường cao đẳng Mỹ thuật, ông lại đi theo tiếng gọi của hội họa, với tài năng sẵn có về

mỹ thuật, Nhất Linh đã đỗ đầu, được một họa sư người Pháp hết sức dìu dắt Có

lẽ chính những kiến thức thu nhận được trong khoảng thời gian học tại trường

Mỹ thuật đã giúp ích rất nhiều cho ngôn ngữ văn chương của Nhất Linh sau này

Mỹ thuật cũng không giữ chân được ông lâu dài, sau khoảng một năm, Nhất Linh Nam tiến Tại đây ông gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di, dự định cùng làm báo Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp Ở Pháp ông vừa học khoa học vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản Năm 1930 Nhất Linh đậu bằng

Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa), cùng năm này, ông về nước

Sự nghiệp văn chương

Trở về nước, Nhất Linh cùng hai người em ruột là Hoàng Đạo và Thạch

Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng Cười, loại báo mà tại Việt Nam chưa hề có

Trang 30

Chàng trai trẻ ôm trong mình đầy nhiệt huyết không ngừng lo từ kinh phí đến

bài vở, từ cơ sở đến nhân sự Về thời gian này, Tú mỡ đã kể rằng “ Anh thuê một

căn nhà nhỏ trong ấp Thái Hà, lấy nơi tĩnh mịch để làm việc Ở đó, tôi đã gặp anh em trong tòa soạn tương lai của tờ báo, lúc đầu chỉ có năm người: anh Nguyễn Tường Tam, anh Nguyễn Tường Long, anh Nguyễn Tường Lân và hai người ngoài là anh Trần Khánh Giư và tôi (…) chủ trương sáng tác theo một tôn chỉ đúng đắn: cải tạo xã hội cũ, đả phá mọi phong tục tập quan hủ bại, xây dựng một đời sống mới tiến bộ, vui vẻ trẻ trung (…) Chúng tôi có một đường lối sáng tác thuần túy Việt Nam, lời văn bình dân trong sáng dễ hiểu” [23, 529-530]

nhưng chưa lo xong kinh phí thì giấy phép đã hết hạn nên đành tạm thời từ bỏ

Từ năm 1930 – 1932, Nhất Linh làm giáo viên tại trường Thăng Long và Gia Long, tại đây ông quen biết và kết thân với Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng),

Năm 1932, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và

Nguyễn Xuân Mai Ông chủ chương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào “ Âu hóa” và đề cao chủ nghĩa cá nhân Với tài tổ chức của mình, Nhất Linh đã biến một tờ báo vô thưởng vô phạt thành tờ báo trào phúng đầu tiên của làng báo Việt Nam Từ một tờ báo ít người biết đến, Phong

Hóa đã được đón nhận nhiệt liệt, trở nên nổi tiếng khắp ba kỳ bởi “Nó đáp ứng

đúng nhu cầu của trí thức, của bình dân; vạch mặt, làm bia chế giễu những kẻ tai

to mặt lớn, sống trên áp bức bóc lột dưới cúi luồn xu nịnh mà người bình dân căm ghét; nó bàn đến và tìm cách thực hiện một cuộc đời tươi sáng thay vào cuộc sống tối tăm, bùn lầy nước đọng; nó phát huy một lối văn quốc ngữ trong sáng, đánh rấp các thứ văn lai căng đặc sệt những danh từ hán học” [23, 532] Từ năm

1932- 1934, Phong Hóa là nơi tập hợp của các cây bút văn chương lãng mạn, là

trung tâm của cuộc vận động văn hóa tư sản trên văn đàn công khai thời bấy giờ

Ở Phong Hóa, Nhất Linh làm giám đốc kiêm biên tập, chỉ sự và viết bài

Năm 1933, Nhất Linh đứng ra làm chủ soái thành lập nhóm Tự lực văn đoàn Đây có thể coi là thời kì rực rỡ nhất trong sự nghiệp văn chương của ông bởi ngoài việc quản lý thì công việc sáng tác cho văn đoàn, hoạt động tích cực

Trang 31

nhằm giúp văn đoàn nhanh chóng được đón nhận và có chỗ đứng vững chãi trong nền văn chương Việt Nam đã tác động rất nhiều đến ngòi bút của ông Ngoài việc đăng báo, xuất bản sách, nhóm còn tổ chức trao giải thưởng mang tên “ Giải thưởng Tự lực văn đoàn” góp phần thúc đẩy văn học thêm rầm rộ phát triển

Năm 1935, Sau khi tờ Phong Hóa bị đóng cửa, Nhất Linh tiếp tục cho ra tạp chí Ngày Nay, nhằm tránh cho Ngày Nay bị rút giấy phép như Phong Hóa, Nhất

Linh chủ động giảm bớt chuyên mục “Trào phúng” còn lại vẫn giữ nguyên phần

“ tiểu thuyết” và “Trông tìm” rồi tham gia thành lập Hội ánh sáng- một tổ chức

từ thiện chủ chương “làm hợp vệ sinh cho dân nghèo”

Năm 1951 ông về Hà Nội, 1954 Nhất Linh di cư vào Nam, sống tại Đà Lạt, ở đây ông sống cuộc đời điền viên và tiếp tục viết sách Năm 1958, Nhất Linh về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và nguyệt san Văn hóa ngày nay với mong muốn tạo dựng lại uy tín cho Tự lực văn đoàn Năm 1961, thành lập trung tâm văn bút Trong thời gian này, Nhất Linh gặp phải một số vấn đề về chính trị, cuộc sống dần đi vào bế tắc Ngày 7 tháng 7 năm 1963 một ngày trước khi ra tòa, Nhất Linh đã tự tử tại nhà riêng

Tác phẩm

- Tiểu thuyết: Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934); Đoạn tuyệt (1934- 1935); Lạnh lùng (1935-1936); Đôi bạn (1936-1937); Bướm trắng (1938-1939); Xóm cầu mới (1949-1957); Dòng sông Thanh Thủy (1960-1961) Trường Thiên là tác phẩm

- Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)

Trang 32

- Dịch phẩm: Đồi gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960 xuất bản 1974)

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách văn chương của Nhất Linh

Chàng thanh niên tài hoa say mê văn học

Sinh ra trong một gia đình coi trọng chữ nghĩa, Nhất Linh đã hình thành cho

mình thói quen đọc sách từ khi còn là một cậu bé Ông đã đọc hàng trăm cuốn tiểu thuyết trong đó có cả tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tầu và tiểu thuyết Anh, Mĩ

Trong Viết và đọc tiểu thuyết ông nói: “ …độ 10, 11 thường cùng các bạn trong

nhà trọ góp tiền thuê truyện Tầu để đọc to cho nhau nghe trong giờ nghỉ” [web

4], chính thói quen này đã hình thành cho ông niềm đam mê văn chương từ rất sớm Ông nói rằng từ lúc còn là cậu bé 13, 14 tuổi đã viết một vài truyện ngắn, đến năm 15, 16 tuổi đã có thơ Đường luật đăng báo Vào trung học, từ năm đầu ban Thành Chung, Nhất Linh đã tham gia bình luận truyện Kiều trên báo Nam Phong Ông từng viết “ Truyện Kiều thực là một tấm gương luân lí thiên cổ”, và:

“Ngẫu nhiên Kiều, kể đã hơn 100 năm rồi, cũng chưa có sách nào hay bằng Cái

đặc tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương như vậy ở nước ta thật là không

ai (…) Nói đến cái hay của Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được” [23, 36]

Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chương nổi trội, ông không muốn vùi cuộc đời mình ở một công việc nhàm chán như công chức nước bảo

hộ “ sáng vác ô đi, tối vác về” Ông từng nói với Hồ Trọng Hiếu rằng: “Tôi

không có ý trở thành một ông Tham, ông Đốc… như ai Nguyện vọng tha thiết của tôi là được viết văn làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề

tự do ngoài vòng kiểm tỏa” [23, 522]

Niềm say mê trong tâm tưởng, sáng tạo trong suy nghĩ và độc lập trong cách sống đã giúp chàng thanh niên Nguyễn Tường Tam năm ấy quyết tìm một

lối đi riêng cho mình Trong con người Nhất Linh có hai khuynh hướng “nghệ sĩ”

và “cách mạng” Khuynh hướng nghệ sĩ thì ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng,

còn khuynh hướng cách mạng thì thể hiện ở chỗ ông rất quan tâm đến xã hội và các vấn đề chính trị Ông từng tỏ khát vọng “Muốn san bằng bất công trong xã hội loài người” Thêm vào đó, những cuộc vận động chính trị diễn ra liên tục

Trang 33

trong khoảng thời gian 1925- 1926 càng kích thích chàng muốn làm việc ích lợi cho nước, cho dân Đó chính là đòn bẩy để năm 1927 Nhất Linh xuất ngoại

Xuất ngoại và những thay đổi trong cách nhìn về văn hóa xã hội

Ở Pháp Nhất Linh theo học ban khoa học, trong vòng một năm, ông đã trở thành Cử nhân Lý hóa, ông nói rằng: “Sang Pháp chủ yếu là nghiên cứu nghề làm báo, để khi về sẽ mở một tờ báo đề tài mới, khác hẳn các báo Còn cái bằng

cử nhân khoa học? Chỉ là cứu cánh để phòng xa, nếu làm báo thất bại sẽ ra làm giáo sư cũng tốt” [23, 526]

Trước khi đi du học, ông đã nung nấu một con đường nghệ thuật khác hẳn với đương thời và cùng nhận ra tầm quan trọng của báo chí với đời sống xã hội cũng như văn chương Dó đó, trong thời gian ở Pháp, ngoài việc học trên lớp ông còn tìm hiểu cả đời sống xã hội sở tại, tìm hiểu về văn chương, báo chí Pháp, tiếng nói của ngôn luận Nhất Linh đặc biệt tìm hiểu cặn kẽ về văn hóa nghệ thuật, cách sắp xếp, tổ chức, trình bày, điều hành một tờ báo Trương Bảo

Sơn từng kể về Nhất Linh: “Có tiền, anh chỉ mua sách, báo, say mê đọc, nghiền

ngẫm nghệ thuật viết văn của họ, hầu có thể áp dụng vào văn chương Việt Nam,

để cải tiến nghệ thuật viết văn Việt Nam.” [23, 187]

Những kiến thức tiếp nhận tại Pháp đã giúp Nhất Linh nhận thấy được rất nhiều sự trì trệ, lạc hậu cả về đời sống vật chất tinh thần và văn chương ở quê hương Những quan niệm đã từng được ông ca ngợi như đạo nghĩa phu – thê, đạo nghĩa phụ tử của lễ giáo cũ từng có trong các tác phẩm trước đó như Nho Phong, Người quay tơ…đã gần như bị phủ định Ông nhìn thấy rõ ràng sự đối nghịch, mâu thuẫn giữa cá nhân với đại gia đình phong kiến, giữa ý thức hệ tư sản với lễ giáo phong kiến Nhất Linh dần chối bỏ sự bó buộc của những lề thói cũ, khao khát giải phóng con người cá nhân, nhất là phụ nữ Hận việc ép duyên, hận cảnh góa bụa, cảnh mẹ chồng – nàng dâu…Tất cả những tư tưởng rất “Tân” ấy sau này

khi trở về, đều được Nhất Linh đưa vào trong các tác phẩm của mình “Phải cải

cách vì xã hội chưa hợp lý: Còn những cô Loan bị mẹ cha gả bán, những cô Nhung bị giam cầm trong góa bụa, những bà Phán Lợi tàn ác mà không biết,

Trang 34

(…) Còn những cảnh “tối tăm” những nơi “bùn lầy nước đọng” những “xã hội quê bao giờ cũng khốn nạn, cũng nghèo xơ xác như bây giờ”… [23, 89]

Ông biết rằng để cải thiện cuộc sống của người dân nghèo thì phải giúp học có được hiểu biết, có được học thức, tránh cho họ phải “sống mãi trong đêm tối vì không ai soi sáng họ, dạy họ biết một cách sống khác” Theo đó, ông rất ý thức được việc dùng ngòi bút, dùng văn nghệ để đấu tranh của mình Đúng như Phạm Thế Ngũ đã nói: “Năm 1930, Nguyễn Tường Tam 24 tuổi trở về nước, với trong đầu óc một chân trời mới, những quan niệm thay đổi hẳn về xã hội và văn chương Con người “Nho Phong” đã nhường chỗ cho nhà “cách mạng xã hội” Nhà văn chỉ biết khâm phục truyện Kiều thấy cần phải đổi mới cái không khí văn học do phái Nam Phong thổi ra từ trên 10 năm nay [24, 11] Chuyến đi Pháp chính là cơ sở tiền đề cho sự thay đổi về quan điểm sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm mới của ông

Trang 35

Chương 2 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN CHỨC NĂNG BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG VĂN XUÔI NHẤT LINH 2.1 Các yếu tố biểu cảm trong 4 tiểu thuyết

2.1.1 Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt

Tiểu thuyết Đoạn tuyệt sử dụng tổng cộng 1679 từ biểu thị tình thái, có đầy đủ 12 loại phương tiện biểu thị tình thái thuộc 3 nhóm phương tiện biểu thị tình thái, cụ thể như sau:

- Nhóm 2 – phó từ là nhóm có số lượng các phương tiện biểu thị tình thái lớn nhất trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt với tổng số 793 trường hợp chiếm 47,2% Trong nhóm 2, loại phương tiện biểu thị tình thái lớn nhất là loại 1 với 573 trường hợp, tỷ lệ trong nhóm chiếm 73,2%, còn lại loại 4, loại 10 và loại 12 chiếm số lượng, tỷ lệ khá thấp lần lượt là 14,9%, 4,4% và 8,4%

- Nhóm 3- thán từ, tiểu từ là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái lớn thứ hai của Đoạn tuyệt với 532 trường hợp chiếm 31,7% tỷ lệ các nhóm trong tác phẩm Trong nhóm 3, loại phương tiện biểu thị tình thái số 7 có số lượng lớn nhất, lên tới 385 trường hợp, chiếm 72, 4% tỷ lệ nội nhóm tiếp theo

là loại số 9 và loại số 6 với tỷ lệ lần lượt là 14,6% và 13%

- Nhóm 1-vị từ tình thái là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái ít nhất trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt, chỉ có 354 trường hợp chiếm 21,1% Thấp nhất trong nhóm này là loại 11 chỉ có 0,3% tỷ lệ nội nhóm Loại 5 là loại

có số lượng lớn nhất nhóm 1 với 126 trường hợp chiếm 35,6%, tiếp sau là loại 2 với 123 trường hợp chiếm 34,7%, tiếp theo là loại 3 và loại 8 lần lượt là 18, 9%

Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm (%)

Trang 36

Loại Số lƣợng Tỷ lệ trong

nhóm (%)

Tỷ lệ trong tác phẩm (%)

Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm (%)

- Trong Lạnh lùng, Nhất Linh đã sử dụng rất nhiều phương tiện biểu thị tình thái thuộc nhóm 2 Nhóm 2 có số lượng gần gấp đôi hai nhóm còn lại với

734 trường hợp, chiếm 48,9% Trong nhóm này, phương tiện biểu thị tình thái loại 1 có số lượng lớn hơn cả, loại 1 chiếm 52,7% với 387 trường hợp, tiếp theo

là loại 4 có 146 trường hợp chiếm tỷ lệ 19,9% Câu điều kiện giả định loại 12 cũng có tỷ lệ khá cao 16,8% cho 123 trường hợp

- Nhóm 1 có số lượng lớn thứ hai trong tiểu thuyết Lạnh lùng với 394 trường hợp chiếm 26,2% Trong nhóm này, loại 5 vị từ ngôn hành có số lượng lớn nhất với 145 trường hợp chiếm 36,8% tỷ lệ nhóm, tiếp sau là loại 2 có 132

Trang 37

trường hợp chiếm 33,5% Thấp nhất là loại 11 với 1 trường hợp, đạt 0,2% Loại

8 và loại 3 lần lượt có 17,3% và 12,2%

- Nhóm 3 có số lượng 373 trường hợp, chiếm 24,9% tỷ lệ trong các nhóm,

là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái thấp nhất của tiểu thuyết Lạnh lùng Trong nhóm này, loại 7 là loại có số lượng lớn nhất với 157 trường hợp chiếm 42,1%, sau đó là loại 9 có 118 trường hợp chiếm 31,6% 26, 3% thuộc về loại 6 với 98 trường hợp

Bảng khảo sát số lượng, tỷ lệ các nhóm, loại phương tiện biểu thị tình thái trong Tiểu thuyết Lạnh lùng:

Loại Số lƣợng Tỷ lệ trong

nhóm(%)

Tỷ lệ trong tác phẩm (%)

Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm(%)

2.1.3 Tiểu thuyết Gánh hàng hoa

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa sử dụng tổng cộng 2087 từ biểu thị tình thái, có

11 loại phương tiện biểu thị tình thái thuộc 3 nhóm phương tiện biểu thị tình

Trang 38

- Nhóm 3 là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái lớn nhất trong tiểu thuyết Gánh hàng hoa với 943 trường hợp chiếm 45,2% tỷ lệ giữa các nhóm trong tác phẩm Trong đó, loại 7 - tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp các đặc ngữ tương đương chiếm tỷ lệ 73, 9% với 697 trường hợp là loại có số lượng lớn nhất trong nhóm này Tiếp theo là loại 6 với 137 trường hợp chiếm 14,5%

và loại 9 109 trường hợp chiếm 11,5%

- Nhóm 2 đứng thứ 2 với 736 trường hợp chiếm 35,3% tỷ lệ giữa các nhóm tác phẩm Trong nhóm 2 thì phó từ là phương tiện biểu thị tình thái được

sử dụng nhiều nhất với 403 trường hợp chiếm 54,7%, xếp sau là câu điều kiện thuộc loại 12 với 119 trường hợp, quán ngữ - loại 4 117 trường hợp và cuối cùng

là loại 10 với 97 trường hợp

- Nhóm 1 là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái có số lượng

ít nhất trong tiểu thuyết lạnh lùng Tổng số phương tiện biểu thị tình thái nhóm này là 408 trường hợp, chiếm tỷ lệ 19,5% Trong nhóm này, loại 11 không có một trường hợp nào, loại số 5 là loại có số lượng nhiều nhất với 138 trường hợp chiếm 33,8%, tiếp theo là loại 8 có 29,2%, loại 2 có 20,3% và loại 3 16,7%

Bảng khảo sát số lượng, tỷ lệ các nhóm, loại phương tiện biểu thị tình thái

trong Tác phẩm Gánh hàng hoa:

Loại Số lƣợng Tỷ lệ trong

nhóm(%)

Tỷ lệ trong tác phẩm (%)

Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm(%)

Trang 39

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa sử dụng tổng cộng 1815 từ biểu thị tình thái,

có đầy đủ 12 loại phương tiện biểu thị tình thái thuộc 3 nhóm phương tiện biểu thị tình thái, cụ thể như sau:

- Bướm trắng có số lượng phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2 là lớn nhất với 815 trường hợp chiếm 44,2% tỷ lệ giữa các nhóm Trong nhóm này, phó từ -loại 1 là phương tiện được sử dụng nhiều nhất với 485 trường hợp chiếm

tỷ lệ 59,5% trong nhóm, tiếp theo là loại 4 với 150 trường hợp chiếm 18,4% Cuối cùng là loại 10 loại 12 với tỷ lệ lần lượt là 11,4% và 10,7%

- Đứng thứ hai là nhóm 3 với 629 trường hợp chiếm 34,1% tỷ lệ giữa các nhóm Trong nhóm 3, loại số 7 là loại có số lượng lớn nhất với 420 trường hợp chiếm 66,8% tỷ lệ trong nhóm, đứng thứ hai là thán từ - loại 6- với 110 trường hợp chiếm 17,5% tỷ lệ trog nhóm Cuối cùng là loại 9 với 15,7%

- Nhóm 1 là nhóm có số lượng ít nhất trong tiểu thuyết Bướm trắng, nhóm này có tổng số lượng phương tiện biểu thị tình thái là 401, chiếm 21,7% tỷ lệ các nhóm trong tác phẩm Trong nhóm này, loại 2 là loại có số lượng phương tiện biểu thị tình thái cao nhất với 138 trường hợp chiếm 34,4%, tiếp theo là loại 5 với 59 trường hợp chiếm 23,6% , loại 3 có 22,2%, loại 8 chiếm 19,5%, cuối cùng là loại 11 có 1 trường hợp chiếm 0,3%

Trang 40

Bảng khảo sát số lượng, tỷ lệ các nhóm, loại phương tiện biểu thị tình thái trong Tác phẩm Bướm trắng

lƣợng

Tỷ lệ trong nhóm (%)

Tỷ lệ trong tác phẩm (%)

Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm

2.2 Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm

Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, sự xuất hiện của các phương tiện biểu thị tình thái là điều tất yếu, nhưng tùy thuộc vào nội dung tác phẩm và phong cách của tác giả mà các nhóm phương tiện biểu thị tình thái được sử dụng có sự chênh lệch mức độ khác nhau

Trong 4 tiểu thuyết khảo sát, số lượng giữa các nhóm phương tiện biểu thị tình thái có sự chênh lệch, cụ thể như sau:

- Đối với nhóm 1 tiểu thuyết Gánh hàng hoa có số lượng lớn nhất với 408 trường hợp chiếm 26,2%, sau đó là Bướm trắng với 401 trường hợp chiếm 25,8%, đứng thứ ba là tiểu thuyết Lạnh lùng với 394 trường hợp chiếm tỷ lệ

Ngày đăng: 26/12/2018, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên) (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1981
2. Chafe, Wallace L.: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nguyễn Văn Lai dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
3. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học- tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học- tập 2: Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
5. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2001), Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các ngôn ngữ phương Đông
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học thống kê
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1984
7. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic ngữ nghĩa cú pháp, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic ngữ nghĩa cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 9. Nguyễn Hữu Đạt (1997), Nhà văn, sự sáng tạo nghê thuật, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học, tập 1", Nxb. Giáo dục, Hà Nội 9. Nguyễn Hữu Đạt (1997), "Nhà văn, sự sáng tạo nghê thuật
Tác giả: Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 9. Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
10. Nguyễn Hữu Đạt (2000), Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2000
11. Nguyễn Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp người Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp người Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2000
12. Nguyễn Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2001
13. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Nxb. Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn, con người và văn chương
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb. Văn học Hà Nội
Năm: 1990
14. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930- 1945), Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam (1930- 1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
15. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 2001
16. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
17. Hồ Văn Hải (2004), Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ), luận án Tiến sĩ ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ)
Tác giả: Hồ Văn Hải
Năm: 2004
18. Halliday, Mak (Hoàng Văn Vân dịch) (2001) Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngữ pháp chức năng
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb. Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
21. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội (2001), Hà Nội - Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội - Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa
Tác giả: Hội Ngôn ngữ học Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2001
22. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (ngôn từ - tác giả - hình tượng), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (ngôn từ - tác giả - hình tượng)
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
23. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn
Tác giả: Mai Hương (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w