1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẨN đoán, bảo DƯỠNG, sửa CHỮA, THÁO lắp hệ THỐNG bôi TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1 8g MT

51 481 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT Công suất tối đa mã lực vòngphút 138 6400 Mô men xoắn tối đa Nm vòngphút 173 4000 Hệ thống truyền động Cầu trước Hộp số Vô cấp Hệ thống treo Trước Độc lập, kiểu Macpherson Sau Bán phụ thuộc, dạng thanh xoắn Vành Lốp xe Loại vành Vành đúc Kích thước lốp 19565R15 Phanh Trước Đĩa thông gió Sau Đĩa Tiêu chuẩn khí thải Euro 2 NGOẠI THẤT Cụm đèn trước Đèn chiếu gần Halogen phản xạ đa chiều Đèn chiếu xa Halogen phản xạ đa chiều Cụm đèn sau LED Đèn phanh thứ ba LED Đèn sương mù Trước Có Gương chiếu hậu ngoài Chức năng điều chỉnh điện Có

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

LỜI CẢM ƠN 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5

1.1.Giới thiệu về cơ sở thực tập 5

1.1.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 5

1.1.2 Phương pháp tổ chức kinh doanh của công ty 7

1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở 10

Giới thiệu về xe Toyota Altis 1.8G MT 10

CHƯƠNG II: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT 15

2.1 Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn 15

2.1.1.Cấu tạo và hư hỏng 15

2.1.2 Các phương pháp và quy trình chẩn đoán 16

2.2 Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tháo lắp hệ thống 18

a Thay dầu hệ thống bôi trơn 18

b Kiểm tra áp suất dầu 19

c Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu 20

d Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu 22

e Bảo dưỡng, sửa chữa két làm mát dầu 24

f Thông rửa các đường dầu và các te dầu trong động cơ 25

CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8G MT 27

3.1 Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh 27

3.1.1 Cấu tạo và các hư hỏng 27

3.1.2 Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán 28

3.2 Quy trình bảo dưỡng 32

3.3 Quy trình sửa chữa 39

Trang 2

CHƯƠNG IV: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THÁO LẮP

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN XE TOYOTA ALTIS 1.8 G MT 41

4.1.Quy trình chẩn đoán ăc quy 41

4.1.1.Cấu tạo và hư hỏng 41

4.1.2 Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán 43

4.2 Quy trình bảo dưỡng ắc quy 46

a Bảo dưỡng ắc quy 46

b Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân 47

c Kiểm tra điện áp ắc qui 47

d Kiểm tra mức dung dịch điện phân 48

e Nạp điện ắc quy 49

f Các chú ý khi sử dụng ắc quy 50

KẾT LUẬN 51

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ô tô luôn làngành công nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới.Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thìngành công nghiệp ô tô cũng có những thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các hãng ô

tô vẫn không ngừng đưa ra các mẫu xe mới Điều này cho thấy ô tô vẫn làngành công nghiệp đang rất phát triển trên thế giới

Tại Việt Nam thì ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu củanhà nước ta, là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước Tuy nhiên sốlượng các kĩ sư, công nhân lành nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xãhội Vì vậy việc đào tạo các kĩ sư, công nhân am hiểu về ô tô là điều cần thiếttrong giai đoạn hiện nay Do đó việc tiếp xúc thực tế là vô cùng quan trọngnên nhà trường đã tạo điều kiện cho các sinh viên chúng em có thời gian đểtiếp xúc với công việc hiện tại bên ngoài Và Công ty TNHH phụ tùng ô tôACB Việt Nam là một nơi thật sự rất tốt để em có thể hoàn thiện và học hỏinhiều hơn những kinh nghiệm thực tế…

Kết thúc thực tập mỗi sinh viên sẽ thực hiện viết báo cáo kết quả thực tậpdựa trên điều kiện thực tế thực tập tại công ty, điều này giúp sinh viên hiểu sâusắc hơn những gì mình đã được học tập trong suốt thời gian thực tập

Do chưa có nhiều kinh nghiệm, tiếp nhận học hỏi chưa được cao nên nộidung bản báo cáo này còn đơn giản về nội dung và hình thức rất mong sự giúp

đỡ của các thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội , ngày 20 tháng 12 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Dương Văn Tâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và tìm hiểu các kiến thức về ô tô tại nhà trường,đây là lần đầu tiên em được nhà trường sắp xếp cho đi thực tập thực tế bênngoài

Đây là thời gian mà em được thực tập thực tế, trau dồi lại những kiếnthức mà mình đã được học, chuẩn bị những kĩ năng cơ bản trước khi ratrường Trong đợt thực tập này em đã được học tập rất nhiều những công việcthực tế bên ngoài So với quá trình học tập thì thực tế bên ngoài có khá nhiềuđiều khác biệt, khi thực tập thì cũng có nhiều điều chưa làm tốt, song em cũng

đã có được những kinh nghiệm đáng học tập

Kiến thức thu thập được khi thực tập tại Công ty TNHH phụ tùng ô tôACB sẽ giúp em bổ sung khá nhiều mãng kiến thức còn thiếu của bản thânmình Sau chuyến đi thực tập thực tế này em tin mình sẽ học tập được nhữngkiến thức bổ ích và sẽ bỗ trợ cho em rất nhiều sau này

Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Cơ Khí trường ĐHCông nghệ Giao Thông Vận Tải đã tạo điều kiện cho em được học tập, tiếpxúc thực tế từ bên ngoài Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Văn Anh vàNguyễn Văn Hiệp - giáo viên trực tiếp phụ trách thực tập của em, anh NguyễnVăn Hường - Giám đốc công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB cùng các anhtrong công ty đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tậptại công ty để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Giới thiệu về cơ sở thực tập

1.1.1.Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB Việt Nam

Hình 1.1 Hình ảnh Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB

Phụ tùng ô tô ACB là một công ty có bề dày kinh nghiệm về phụ tùng ô tô

Trang 6

cung cấp tất cả các mẫu mã của dòng xe Ô tô Nhật chính hãng như Mitsubishi,Nissan, Toyota, Honda, Isuzu, v.v Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, công

ty ra mắt sản phẩm thước lái ô tô AKYDO chính hãng độc quyền tại Việt Nam.Thước lái AKYDO là sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc đến từ đất NhậtBản Với quan điểm an toàn đặt lên hàng đầu, phụ tùng ô tô ACB với nhãn hiệuthước lái độc quyền AKYDO muốn mang đến cho người sử dụng xe ô tô sự antoàn tuyệt đối với Chất Lượng Thách Thức Thời Gian

Hình 1.2 Thước lái AKYDO độc quyền của công ty

Phụ tùng ô tô ACB cung cấp phụ tùng các dòng xe du lịch, đảm bảo chínhhãng , giá cạnh tranh Phụ tùng ô tô ACB là nhà phân phối độc quyền hãng kétnước VVO tại Việt Nam, khẳng định hàng VVO chính hãng , giá tốt nhất thịtrường Việt Nam, có đủ mẫu mã các sản phẩm, đảm bảo chất lượng, phân phốitrên khắp cả nước

Trang 7

Hình 1.3 Két nước VVO độc quyền của công ty

Hình 1.4 Kho chứa két nước

Trang 8

1.1.2 Phương pháp tổ chức kinh doanh của công ty

- Giám đốc công ty:

Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty

- Bộ phận bán hàng (Sales):

Phân phối phụ tùng các dòng xe Mitsubishi, Nissan, Toyota, Honda, Isuzu,v.v cho các khách lẻ và các đại lý hãng, các gara ô tô trên khắp các tỉnhthành cả nước

Trang 9

Hình 1.6 Đội ngũ nhân viên công ty

Trang 10

1.2.Giới thiệu về xe cơ sở và cụm tổng thành trên xe cơ sở

Giới thiệu về xe Toyota Altis 1.8G MT

KÍCH THƯỚC VÀ ĐỘNG CƠ ALTIS

Trang 11

Mô men xoắn tối đa Nm @ vòng/phút 173 / 4000

Cụm đèn trước Đèn chiếu gần Halogen phản xạ đa chiều

Đèn chiếu xa Halogen phản xạ đa chiều

Trang 12

Gạt mưa gián đoạn Điều chỉnh thời gianChức năng sấy kính

Gương chiếu hậu

Trang 13

Chất liệu bọc ghế Da

Ghế trước

Điều chỉnh ghế lái Chỉnh điện 10 hướngĐiều chỉnh ghế hành khách Chỉnh tay 4 hướng

người lái

AN TOÀN CHỦ ĐỘNG

Trang 14

2.1 Quy trình chẩn đoán hệ thống bôi trơn

2.1.1.Cấu tạo và hư hỏng

a Cấu tạo

Trang 15

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn

b Các hư hỏng

- Chỉ số áp suất dầu bôi trơn thấp: có thể do đồng hồ đo áp suất sai hoặc cảmbiến hỏng, tắc bầu lọc, các bộ phận của bơm dầu quá mòn, dầu quá loãng, các ổtrục quá mòn, lò xo van an toàn quá yếu hoặc gãy, tắc đường dầu vào đường dầuchính, kẹt bơm dầu, chảy dầu từ đường dầu

- Chỉ số áp suất dầu quá cao: có thể do đồng hồ hoặc cảm biến hỏng, van an toàncủa bơm dầu kẹt không mở được, lò xo van an toàn quá cứng, tắc đường dầuphía sau cảm biến , sử dụng dầu quá đặc

- Chỉ số áp suất dầu bằng 0: có thể do đồng hồ hoặc cảm biến hỏng, van an toàncủa bơm kẹt ở trạng thái luôn mở, bơm không được dẫn động

- Chỉ số áp suất luôn dao động: có thể do lọt khí vào đường hút của bơm dầu,mức dầu trong các te quá cao bị truọc khuỷu guồng vào gây bọt khí trong dầu

- Chảy dầu bên ngoài: do các đệm làm kín hỏng, nứt vỡ các te, nắp chắn, đườngdầu

Trang 16

- Xupáp làm việc gây ồn: có thể do thếu dầu bôi trơn, áp suất dầu không đủ hoặcdầu quá loãng.

-Trục khuỷu và thanh truyền gây ồn: có thể do dầu cung cấp không đủ, dầu quáloãng, ổ trục quá mòn

- Nhiệt độ dầu quá cao: do van điều tiết bị liệt hoặc tắc két làm mát dầu

- Tiêu hao dầu quá lớn: có thể do chảy dầu ra ngoài hoặc do tiêu hao dầu trongđộng cơ do các chi tiết xéc măng xi lanh mòn làm dầu sục lên buồng cháy

2.1.2 Các phương pháp và quy trình chẩn đoán

* Chẩn đoán kỹ thuật chung

Cho động cơ làm việc và đánh giá chất lượng của hệ thống qua áp suấtdầu bôi trơn thể hiện trên đồng hồ báo áp suất

* Kiểm tra bên ngoài

Hình 2.2 Kiểm tra mức dầu boi trơn

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn: chỉ tiến hành khi động cơ ngừng làm việcmột thời gian Để kiểm tra dùng thước đo dầu, yêu cầu mức dầu phải nằm giữa 2vạch giới hạn

Nếu thiếu dầu thì phải bổ sung bằng dầu bôi trơn cùng loại

Trang 17

- Quan sát để phát hiện sự dò rỉ dầu qua các đệm hoặc phớt bao kín và xiếtchặt lại các mối ghép ren nếu cần.

* Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn

- Phương pháp kinh nghiệm:

+ Quan sát màu sắc của dầu để đánh giá chất lượng, nếu dầu còn màuvàng sáng thì còn tốt, còn nếu có màu đen hoặc nâu thì dầu có lẫn tạp chất

+ Dùng tay vê giọt dầu để đánh giá lượng tạp chất cơ học lẫn trong dầu

- Phương pháp nhỏ giọt dầu lên giấy lọc quan sát để đánh giá chất lượng:+ Nếu tâm giọt dầu có màu vàng, vòng thấm hẹp và đều cạnh thì dầu còntốt

+ Nếu tâm giọt dầu có màu nâu đen, vòng thấm rộng và răng cưa thì dầu

Trang 18

Hơ nóng các ống dầu rồi lật các ống đó đi 1800 và quan sát tốc độ chảycủa các loại dầu trong 4 ống nghiệm để so sánh và đánh giá chất lượng dầu cầnkiểm tra trong ống 4.

- Kiểm tra nước lẫn trong dầu:

Cho dầu vào ống thủy tinh rồi đun nóng dầu, nếu dầu có lẫn nước thìtrong ống xuất hiện bong bóng nước và vỡ ngay trong ống nghiệm

2.2 Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tháo lắp hệ thống

a Thay dầu hệ thống bôi trơn

Hình 2.4 Thay dầu bôi trơn

Trong quá trình động cơ làm việc, dầu bôi trơn bị bẩn dần do bụi bẩn theo khínạp vào động cơ, do muội than, hơi nhiên liệu và hơi nước theo khí cháy lọtxuống và do mạt kim loại bong tách từ bề mặt ma sát Do đó, cần phải thay dầutheo định kỳ sử dụng để đảm bảo chất lượng bôi trơn Trong điều kiện làm việcbình thường thì dầu được thay vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động cơ Tuynhiên, trong quá trình vận hành, thường phải kiểm tra mức dầu để bổ sung đến

Trang 19

mức qui định, khi kiểm tra nếu phát hiện thấy dầu bẩn, đen, lẫn nhiều mạt kimloại và biến chất (độ nhớt kém) thì cũng cần phải thay dầu ngay.

b Kiểm tra áp suất dầu

Khi thấy áp suất dầu chỉ thị trên đồng hồ báo áp suất của ô tô không đúng vớiyêu cầu thì có thể kiểm tra lại theo qui trình sau đây:

- Tháo cảm biến đo áp suất dầu và lắp một áp kế thay vào đó

- Khởi động động cơ và cho chạy ở số vòng quay định mức và kiểm tra áp suấtchỉ thị trên áp kế

- Nếu áp suất đo được nằm trong phạm vi yêu cầu đối với động cơ thì thay cảmbiến áp suất mới rồi kiểm tra lại áp suất chỉ thị trên đồng hồ trên xe, nếu vẫnkhông hiệu quả thì thay đồng hồ trên xe rồi kiểm tra lại

- Nếu áp suất không đúng qui định thì kiểm tra các bộ phận khác như bơm dầu,

cơ cấu dẫn động, và các nguyên nhân khác như đã nói ở phần các hư hỏng của

hệ thống bôi trơn

Hình 2.5 Dụng cụ kiểm tra áp suất dầu

c Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu

Trang 20

Khi động cơ được tháo ra sửa chữa thì đương nhiên phải tháo bơm dầu để kiểmtra, hoặc trong quá trình động cơ làm việc nếu phát hiện thấy các hiện tượng liênquan đến hư hỏng của bơm dầu như đã nói ở trên thì cũng phải tháo cụm bơmdầu ra kiểm tra Nếu bơm dầu được lắp trên khối các te hoặc thân máy từ phíangoài thì nên kiểm tra và điều chỉnh van hạn chế áp suất (van an toàn của bơmdầu) trước, nếu vẫn không có hiệu quả thì mới tháo rời bơm ra để kiểm tra cácchi tiết của bơm.

Thân và nắp bơm dầu thường được đúc bằng gang nên có thể có hiện tượng nứt

vỡ Nếu kiểm tra không thấy nứt vỡ thì kiểm tra tiếp sự mài mòn của các chi tiết.Nếu trên mặt lỗ của thân bơm, mặt nắp bơm, mặt răng của các bánh răng có hiệntượng rỗ nhỏ thì có thể dùng đá dầu mài bóng lại, nếu bị rỗ lớn hoặc sứt mẻ thìphải thay các thi tiết Mặt nắp bơm đối diện mặt đầu của các bánh răng có thể bịmòn do ma sát với mặt đầu bánh răng trong quá trình làm việc Có thể kiểm tra

sự mài mòn này bằng thước lá và căn đo theo nguyên lý kiểm tra mặt phẳng đãđược giới thệu Chiều sâu vết lõm do mài mòn không được vượt quá 0,1 mm,nếu vượt quá thì có thể mài rà phẳng lại mặt nắp trên mặt rà bằng bột rà

Việc kiểm tra hiện tượng mòn của các bánh răng và thân bơm được thực hiệnbằng cách dùng thước lá đo khe hở giữa chúng (hình 2.6)

Việc kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng (hình 2.6-a) được thực hiện ở

ít nhất 3 chỗ cách đều nhau theo vòng đỉnh bánh răng Khe hở tối đa giữa hairăng ăn khớp không được vượt quá 0,35 mm, nếu vượt quá thì phải thay bánhrăng mới

Khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ (hình 2.6-b) được kiểm tra ở tất cả các răng.Khe hở tối đa không được vượt quá 0,1 mm Nếu khe hở vượt quá giới hạn nàythì cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ crôm rồi giacông lại hoặc phải thay vỏ bơm Nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì thay bánhrăng

Hình 2.6 Kiểm tra bơm dầu

(a) kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn

(d) kiểm tra khe hở giữa hai đỉnh

răng của bơm rô to;

(e) kiểm tra khe hở mặt ngoài của

rôto và thành vỏ bơm rô to.

Trang 21

Độ mòn mặt đầu bánh răng được kiểm tra bằng cách dùng thanh kiểm thẳngchuẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm và dùng thước lá đo khe hở giữa mặtthanh kiểm và mặt đầu bánh răng (hình 2.6-c) Khe hở tối đa không được vượtquá 0,1 mm, nếu vượt quá phải mài bớt mặt phẳng lắp ghép thân bơm Đối vớicác bơm sử dụng nhiều đệm kim loại mỏng giữa nắp và thân bơm, khi mặt đầubánh răng mòn thì có thể giảm bớt số đệm này để đảm bảo khe hở giữa mặt đầubánh răng với nắp hoặc thân bơm theo yêu cầu.

Độ rơ của trục chủ động và bạc và độ rơ của bánh răng bị động và trục khôngđược vượt quá 0,1 mm Nếu vượt quá thì phải thay bạc lót hoặc thay trục mới.Đối với bơm bánh răng ăn khớp trong, khe hở kiểm tra như trên hình 2.6-d,(hình 2.6-e) không được vượt quá 0,3 mm

Sau khi kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết hỏng, bơm dầu được lắpráp và đưa lên băng thử để đo lưu lượng và áp suất ở tốc độ vòng quay nhất địnhvới sự tạo sức cản trên đường dầu ra bằng một van tiết lưu Kết quả kiểm trađược so sánh với kết quả thử nghiệm của một bơm chuẩn cùng loại

Trong quá trình kiểm tra trên băng có thể điều chỉnh van hạn chế để đạt được ápsuất và lưu luợng yêu cầu Nếu van hạn chế có vít điều chỉnh sức căng lò xo thìvặn vít vào nếu cần tăng áp suất và ngược lại Nếu không có vít điều chỉnh thìthay đổi số lượng đệm hoặc độ dày của đệm ở nút van, giảm đệm sẽ làm áp suấttăng và ngược lại

Đối với các cụm bơm được lắp liền với thân máy từ ngoài hoặc lắp với nắp của

bộ truyền bánh răng dẫn động trục cam ở đầu máy, khi lắp ráp bơm cần mồi đầydầu đặc vào trong khoang của bơm vì các bơm này được lắp cao nên khó tự mồinhư các bơm được lắp trong hộp trục khuỷu Có thể kiểm tra và điều chỉnh vanhạn chế áp suất của các cụm bơm này ngay trên động cơ khi cho động cơ hoạtđộng

d Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu

Trang 22

Hình 2.7 Bầu lọc dầu động cơ

- Bảo dưỡng, sửa chữa phao lọc

Phao lọc có phao để nổi lập lờ trong dầu để không hút cặn bẩn ở đáy các te và cólưới lọc để lọc sơ bộ các cặn bẩn lớn Phao lọc có thể bị thủng, bẹp phao hoặctắc lưới lọc Khi sửa chữa lớn động cơ, bảo dưỡng các te hoặc sửa chữa các hưhỏng của hệ thống bôi trơn thì cần phải tháo phao lọc để kiểm tra, bảo dưỡng,sửa chữa

Lưới lọc cần tháo ra khỏi phao để kiểm tra phao và làm sạch lưới lọc Nếu phao

bị thủng thì thường có dầu bên trong nên khi kiểm tra có thể lắc phao xem códầu bên trong không rồi nhúng phao chìm vào chậu nước để tìm chỗ thủng vàhàn lại Nếu phai bị bẹp và biến dạng nhiều thì thay phao mới

- Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc thấm

Việc bảo dưỡng các bầu lọc được thực hiện vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động

cơ, nghĩa là khi nào thay dầu động cơ thì đồng thời bảo dưỡng các bầu lọc Cácbầu lọc được tháo và rửa sạch bằng dầu hoả hoặc dầu diesel, kiểm tra thân,thông rửa các đường dầu trong thân bầu lọc, tẩy rửa và kiểm tra van an toàn

Trang 23

Các lõi lọc kim loại được tháo rời, tẩy rửa làm sạch rồi lắp lại, còn các lõi lọcgiấy thì được thay mới Các đệm lót nếu hỏng phải thay mới để tránh chảy dầu.Khi động cơ làm việc thường xuyên trong môi trường nhiều bụi, dầu sẽ nhanhbẩn nên thời gian thay dầu và bảo dưỡng bầu lọc phải rút ngắn 15-20% so vớiđịnh mức trong điều kiện làm việc bình thường Trong một số trường hợp, bầulọc có khi bị tắc vì cặn bẩn nhiều trước khi đến kỳ bảo dưỡng Khi bầu lọc bịtắc, dầu sẽ không đi qua khoang lõi lọc mà đi qua van an toàn lên thẳng đườngdầu chính nên bầu lọc sẽ không nóng Do đó có thể kiểm tra tình hình làm việccủa bầu lọc trong quá trình động cơ làm việc bằng cách sờ tay vào thân bầu lọc,nếu thấy nóng thì là bầu lọc vẫn làm việc, còn nếu thấy nguội thì là bầu lọc bịtắc, cần tháo ra bảo dưỡng ngay.

- Bảo dưỡng bầu lọc li tâm

Bầu lọc li tâm cũng được bảo dưỡng vào các kỳ bảo dưỡng định kỳ động cơhoặc được bảo dưỡng khi có biểu hiện lọc bị tắc (không có tiếng kêu vo vo củarôto kéo dài sau khi tắt máy) Nếu bộ lọc làm việc bình thường thì sau khi tắtmáy, rôto của bầu lọc còn quay trơn theo quán tính chừng vài chục giây nữa nênphát ra tiếng kêu vo vo

Việc bảo dưỡng bầu lọc li tâm rất đơn giản, chỉ cần tháo bầu lọc, rửa sạch cặnbẩn trong khoang rô ro, thông các lỗ gíc lơ rồi lắp lại là xong

Tuy nhiên khi động cơ vào sửa chữa lớn thì các chi tiết của bộ lọc có thể đến kỳ

bị mòn hỏng nên cần phải kiểm tra, gia công sửa chữa lại Trục rôto nếu bị mònquá do làm việc với bạc có thể được phục hồi bằng mạ thép hoặc mạ crôm rồimài lại đến kích thước qui định, đảm bảo yêu cầu độ cong trên suốt chiều dàitrục không vượt quá 0,02 mm và độ côn méo không vượt quá 0,01 mm Bạc lót

bị mòn được thay bằng bạc mới và mài nghiền lại lỗ để đảm bảo khe hở bạc –trục trong phạm vi 0,005-0,008 mm

e Bảo dưỡng, sửa chữa két làm mát dầu

Trang 24

Việc tháo két làm mát dầu để bảo dưỡng hoặc sửa chữa thường chỉ thực hiện khiđộng cơ vào sửa chữa lớn hoặc khi phát hiện các hư hỏng liên quan Các hưhỏng của hệ thống bôi trơn liên quan đến két làm mát dầu là hiện tượng dầu quánóng, rò dầu ở két và các mối nối đến két.

Khi thấy chỉ số nhiệt độ dầu báo trên đồng hồ quá cao, có thể kiểm tra tình hìnhlàm việc của két bằng cách sờ tay kiểm tra nhiệt độ bình dầu phía đường dầuvào của két Nếu thấy nguội thì có thể két bị tắc hoặc là van điều tiết làm mátluôn mở để dầu không qua két Cần tháo van điều tiết để kiểm tra viên bi và lò

xo xem có bị kẹt hoặc lò xo quá yếu hay không Nếu van không hư hỏng thì phảitháo két ra súc rửa sạch bằng dầu hoả hoặc dầu diesel, dùng khí nén thổi thông.Đối với két làm mát dầu bằng không khí (hình 2.8) cần kiểm tra và nắn lại các látản nhiệt bị biến dạng và kiểm tra khắc phục rò rỉ của các ống nối và đầu nối.Đối với két làm mát dầu bằng nước, cần súc rửa cả khoang nước

Các mối nối hoặc đường ống dầu của két nếu bị rò rỉ chảy dầu thì phải hàn lại.Các ống mềm dần dầu tới két nếu bị bẹp, lão hoá hoặc rò dầu thì phải thay

f Thông rửa các đường dầu và các te dầu trong động cơ

Các đường dầu của hệ thống bôi trơn động cơ thường được khoan trên thân máy,nắp máy, trục khuỷu, thanh truyền và một số chi tiết liên quan Khi các đườngdầu này bị tắc, dù tắc một phần, sẽ ảnh hưởng đến việc cấp dầu bôi trơn đến các

bề mặt ma sát Do vậy khi động cơ được tháo để sửa chữa thì cần phải thông rửatoàn bộ hệ thống đường dầu này

Để thông các đường dầu, trước tiên cần tháo mở tất cả các vít nút (nút côngnghệ) của các lỗ khoan đường dầu của thân máy và các chi tiết, dùng sợi vảiquấn lên dây thép thấm dầu hỏa sạch để thông rửa tất cả các đường dầu trên thânmáy, nắp máy, trục khuỷu, thanh truyền và các chi tiết khác có khoan đường dầusau đó dùng khí nén thổi thông Chú ý thổi thông đến tận cửa lỗ dầu ra các bềmặt ma sát và kiểm tra kỹ, không được để sót sợi lau hoặc cặn dầu ở trongđường dầu

Hình 2.8 Két làm mát dầu bằng không khí

Trang 25

Sau khi thông sạch toàn bộ đường dầu thì phải lắp chặt các vít nút công nghệ lại,nếu vít nào hỏng thì thay vít mới để tránh rò dầu Khi lắp các đường ống dầu của

hệ thống bôi trơn, cần kiểm tra các đầu nối để không cso hiện tượng lỏng và ròdầu

Các te dầu thường có lớp cặn bẩn đặc bám chặt dưới đáy Lớp cặn bẩn này đượctạo thành do nước, muội than, bụi bẩn, mạt kim loại bong tách từ các bề mặt masát và dầu bị phân hủy trong quá trình làm việc trộn lẫn với nhau và lắng xuống

Do đó, khi các te được tháo thì cần phải cạo rửa làm sạch lớp cặn bẩn này Khilắp, phải thay đệm các te mới để đảm bảo không rò dầu, chú ý làm sạch bề mặtlắp ghép của các te và thân máy trước khi lắp đệm mới

Ngày đăng: 26/12/2018, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w