1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx

57 399 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 178,09 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 20 năm thực hiện nền kinh tế thị trường với biết bao nhiêu nhữngthăng trầm của lịch sử Kinh tế đất nước đã có nhiều chuyển biến và đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyểnđổi thành nền kinh tế có quan hệ sản xuất được điều chỉnh với tính chất, trìnhđộ và yêu cầu của nền sản xuất.

Cơ chế kinh tế mở cửa đã tạo cho các doanh nghiệp mạnh dạn và chủđộng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Song bên cạnh đó các doanhnghiệp cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách.

Để xác định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường cácdoanh nghiệp không những cần phải cải tiến mẫu mã, chất lượng mà còn phảiquan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho tớikhi thu được vốn về.

Một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được trong hoạt độngsản xuất kinh doanh là hạch toán kế toán Vì nó đóng một vai trò rất quantrọng trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong doanh nghiệp Đối với cáchoạt động sản xuất, đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngànhxây dựng cơ bản, nguyên vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việcnâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, việc ghi chép, phảnánh thu, mua, nhập, xuất, dự trữ nguyên vật liệu đóng một vai trò rất lớn trongviệc cung cấp thông tin sử dụng và đề ra các biện pháp quản lý NVL một cáchđúng đắn nên công việc tổ chức công tác kế toán NVL là vấn đề cần thiết màcác doanh nghiệp thường quan tâm.

NVL không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Chính vì những lýdo đó tại công ty TNHH Kim Khí Hà Nội NVL cũng đóng một vai trò quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty làm cho Công tyngày càng có chỗ đứng vững hơn trên thị trường.

Trang 2

Để đạt được điều đó là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn doanhnghiệp trong công ty xây dựng Bí quyết của công ty là đã năng động khaithác tốt những gì mà mình sẵn có, mặt khác cũng xây dựng được mô hìnhquản lý phù hợp, tiết kiệm được chi phí, sử dụng tốt NVL thu được lợi nhuậntrong kinh doanh.

Qua quá trình học tập lý luận tại trường và tìm hiểu thực tiễn trong thờigian thực tập ở Công ty Em nhận thấy tầm quan trọng của NVL và nhữngvấn đề còn hạn chế trong công tác kế toán NVL ở Công ty em đã đi sâunghiên cứu chuyên đề:

Tuy nhiên, do tình hình và thời gian có hạn nên chuyên đề này khôngtránh khỏi những thiếu sót, em mong sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộcủa Công ty để chuyên đề thêm phong phú về lý luận và thiết thực với thựctiễn hơn.

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁNNVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu

Để tiến hành sản xuất kinh doanh một trong những điều kiện cần thiếtkhông thể thiếu được đó là đối tượng lao động NVL là những đối tượng laođộng đã được thể hiện dưới dạng vật hoá.

Theo Các Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao độngcó ích có thể tác động vào đối tượng lao động, như vậy nếu đối tượng laođộng được con người tác động vào thì đối tượng lao động đó trở thành NVL.Đồng thời Các Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại NVL nào cũng là đốitượng lao động, nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng làNVL mà chỉ có trong điều kiện đối tượng thay đổi do lao động thì đối tượngđó mới là NVL.

1.1.2 Đặc điểm NVL xây trong doanh nghiệp sản xuất

Sản phẩm của doanh nghiệp dựng là các công trình, hạng mục côngtrình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn Do vậyNVL dùng trong doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng, phong phú về chủng loại,phức tạp về kỹ thuật Trong mỗi quá trình sản xuất, vật liệu không ngừngchuyển hoá biến đổi về mặt hiện vật và giá trị Về hiện vật, VL chỉ tham giavào một chu kỳ thi công công trình, bị tiêu hao toàn bộ không giữ nguyênhình thái ban đầu Xét về mặt giá trị thì NVL là một bộ phận của vốn kinhdoanh Khi tham gia sản xuất, VL chuyển dịch toàn bộ giá trị của chúng vàogiá trị công trình mới tạo ra.

Trong các doanh nghiệp xây dựng, NVL thường có đặc thù cồng kềnh,khối lượng lớn gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển, bảo quản

Trang 4

Vì vậy việc quản lý quá trình mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ, sửdụng cũng như các phương pháp hạch toán NVL trực tiếp tác động đến chỉtiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành vàchỉ tiêu lợi nhuận.

1.1.3 Vị trí và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất

Mỗi quá trình thi công xây lắp đều là sự kết hợp của ba yếu tố: đốitượng lao động, sức lao động và tư liệu lao động Vật liệu là đối tượng laođộng, vì thế chúng không thể thiếu được trong quá trình thi công xây lắp Mặtkhác trong ngành XDCB, giá trị NVL thường chiếm từ 70% đến 80% giá trịcông trình Số lượng và chất lượng công trình đều bị quyết định bởi số lượngvà chất lượng vật liệu tạo ra nó.

VL có chất lượng cao, đúng quy cách, chủng loại phù hợp với côngtrình thì mới tạo ra những công trình có chất lượng cao Chi phí VL thườngchiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình nên việc tiết kiệm, giảm bớt chiphí tiêu hao NVL thường vẫn phải đảm bảo chất lượng, đó là yêu cầu cấpthiết của doanh nghiệp.

1.1.4 Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL trongdoanh nghiệp sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán nói chung và kế toán NVL nóiriêng còn là công cụ quản lý trực tiếp của mọi đơn vị.

Hạch toán kế toán là việc ghi chép tính toán mọi hoạt động kinh tế tàichính phát sinh ở các đơn vị cung cấp thông tin cho quản lý kinh tế để đề racác biện pháp quản lý đúng đắn.

Hạch toán NVL là việc ghi chép phản ánh đầy đủ tình hình thu mua,nhập xuất, dự trữ NVL Thông qua tài liệu kế toán NVL còn biết được chấtlượng, chủng loại NVL có đảm bảo hay không, số lượng thiếu hay thừa, lãngphí hay tiết kiệm Từ đó người quản lý đề ra các biện pháp thiết thực Nếuthiếu VL thì đơn vị tổ chức mua, kiểm soát được giá cả, cố gắng làm giảmmức tiêu hao NVL sao cho không lãng phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng củasản phẩm.

Trang 5

Như vậy, kế toán NVL có vai trò quan trọng trong việc quản lý sử dụngNVL Song để thực hiện tốt vai trò đó trong công tác quản lý, kế toán NVLphải đảm bảo được những yêu cầu quản lý nhất định.

1.1.5 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán NVL

Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình thi công xây lắplà một yêu cầu không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp xây lắp nào Vì vậycác doanh nghiệp xây lắp cần tiết phải tổ chức việc quản lý và hạch toán mộtcách chặt chẽ ở tất cả các khâu trừ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, dựtrữ và sử dụng NVL Quản lý tốt các khâu trên là điều kiện cần thiết để đảmbảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp.

Để thuận lợi trong công tác quản lý và hạch toán NVL, trước hết cácdoanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểmcủa NVL phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại củaNVL.

- Trong khâu thu mua: Cần quản lý về số lượng, chủng loại, quy cách,chất lượng, giá cả và chi phí thu mua cũng như kế hoạch thu mua theo đúngtiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch thi công, xây dựng công trình.

Trong doanh nghiệp vật liệu luôn được dự trữ ở một mức nhất định,hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục Do vậy, các doanhnghiệp phải xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểmNVL, tách việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loạt nguyên vật liệu nào đógây ra tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm vật liệu ảnh hưởng đến tốc độ chuchuyển vốn và tiến độ thi công các công trình.

Định mức tồn kho còn là cơ sở để xác định kế hoạch thu mua NVL vàkế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

- Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát các doanhnghiệp cần phải xác định hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật,

Trang 6

kho và thực hiện chức năng tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập - xuấtkho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và tính toánvật tư.

- Trong khâu sử dụng đòi hỏi phải thực hiện việc sử dụng tiết kiệm hợplý nếu cơ sở định mức dự toán chi phí vật liệu nhằm hạ thấp mức tiêu hao vậtliệu, hạn chế các hao hụt mất mát trong thi công.

1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán vật liệu

Để thực hiện tốt chức năng là công cụ quản lý kinh tế và xuất phát từ vịtrí, vai trò, yêu cầu quản lý vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toánNVL cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức phản ánh chính xác, kịp thời trung thực về tình hình nhậpxuất và tồn kho vật liệu Tính ra giá thành thực tế của vật liệu đã thu mua vànhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua về các mặt: sốlượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thờiđúng chủng loại vật liệu cho quá trình kinh doanh.

- Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán chi tiết, tổng hợp vậtliệu để theo dõi chi tiết, tình hình tăng giảm của vật liệu trong quá trình xâylắp, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp và tính giá thành công trình.

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệuphát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý các vật liệu thừa,thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất Tính toán xác định tiêu hao trong quátrình thi công, xây dựng phân bố chính xác vật liệu đã tiêu hao vào các côngtrình, hạng mục công trình.

- Tham gia kiểm tra và đánh giá loại vật liệu theo chế độ nhà nước quyđịnh lập các báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý tiếnhành phụ trách kinh tế quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệunhằm phục vụ công tác quản lý vật liệu một cách hợp lý trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, hạ thấp chi phí kinh doanh.

1.2 Phân loại và đánh giá NVL

Trang 7

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai tròcông dụng khác nhau Để có thể quản lý một cách chặt và hạch toán chi phítừng loại từng thứ vật liệu phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp cần phảitiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức cố định.

Có rất nhiều tiêu thức để phân loại NVL như dựa vào công dụng củavật liệu theo nguồn nhập vật liệu hoặc phân theo quyền sở hữu.

Nhưng trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanhnghiệp, đặc trưng dùng để phân loại NVL thông dụng nhất là cách phân loạicăn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp được chiathành các loại sau:

- NVL chính: là loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi côngxây lắp NVLchính thường chiếm tỷ trọng lớn trong thông số nguyên vật liệucủa doanh nghiệp sau quá trình thi công, hình thái của nguyên vật liệu chínhthay đổi hoàn toàn để hình thành công trình.

- Vật liệu phụ: là các loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình thicông xây lắp, được sử dụng kết hợp nguyên vật liệu chính để hoàn thiện vànâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được dùng để đảm bảo chocông cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc để phục vụ cho nhu cầu kỹthuật, nhu cầu quản lý như dầu mỡ bôi trơn, dầu nhờn.

- Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượngcho quá trình sản xuất kinh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí ga…

- Phụ tùng thay thế: là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thaythế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: là các loại thiết bị, vật liệu, côngcụ, khí cụ vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản.

- Vật liệu khác: là loại vật liệu đặc trưng của từng doanh nghiệp hoặcphế liệu thu hồi nhưu gỗ, sắt, thép vụn…

Trang 8

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng doanhnghiệp mà trong từng loại vật liệu được chia thành từng nhóm, từng thứ mộtcách chi tiết hơn Cách phân loại này là cơ sở để xác định mức tiêu hao, địnhmức dự trữ cho từng loại, từng thứ NVL và là cơ sở để tổ chức hạch toán chitiết NVL trong doanh nghiệp.

Việc phân chia này giúp cho kế toán tổ chức các TK chi tiết dễ dànghơn trong việc quản lý, hạch toán VL Việc phân chia này còn giúp cho doanhnghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò, chức năng của từng loại VLtrong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó đề ra những biện pháp thích hợptrong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả của các loại VL.

Căn cứ vào nguồn hình thành:

- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liêndoanh, nhận biếu, tặng…

- Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự chế.

1.2.2 Đánh giá NVL

1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá vật tư là việc xác định giá trị của vật tư ở những thời điểmnhất định và theo những nguyên tắc quy định.

Khi đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thận trọng: (theo chuẩn mực 02 hàng tồn kho) vật tư, hànghoá phải được đánh giá theo giá gốc Giá gốc ở đây là trị giá vốn thực tế củavật tư, hàng hoá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có đượcvật tư hàng hoá đó ở thời điểm và trạng thái hiện tại.

Nguyên tắc thận trọng: vật tư, hàng hoá được đánh giá theo giá gốc,nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tínhtheo giá trị thuần có thể được thực hiện Giá trị thuần có thể thực hiện được làgiá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phíước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêuthụ chúng Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách dự phòng giảm giá

Trang 9

hàng tồn kho: Kế toán ghi theo giá gốc và phản ánh dự phòng giảm giá hàngtồn kho Do đó, trên báo cáo tài chính phản ánh chỉ tiêu này thông qua hai chỉtiêu:

- Trị giá vốn thực tế vật tư hàng hoá- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánhgiá vật tư, hàng hoá phải đảm bảo tính nhất quán Tức là kế toán đã chọnphương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niênđộ kế toán.

1.2.2.2 Đánh giá NVL theo thực tế

1.2.2.1.1 Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho

Giá thực tế của vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí cấu thành liên quanđến nguyên vật liệu nhập kho, được xác định theo từng nguồn nhập.

* Đối với vật liệu mua ngoài:

- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ:

= +

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp trực tiếp hoặc những cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượngchịu thuế GTGT:

Trang 10

=

* Phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính (giá vốn thực tế cóthể sử dụng hoặc có thể bán được).

* Đối với vật liệu được biếu tặng:

Giá thực tế của vật liệu nhập kho = Giá thị trường tương đương

1.2.2.1.2 Xác định giá trị vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho

Vật tư được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểmkhác nhau nên có nhiều giá trị khác nhau Do đó, khi xuất kho tuỳ thuộc vàođặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị phươngtiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn trong các phươngpháp sau để xác định trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho.

Theo chuẩn mực kế toán, phương pháp xác định trị giá vốn thực tế củavật tư xuất kho bao gồm:

Phương pháp tính theo giá trị đích danh:

Theo phương pháp này khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuấtnhập khẩu thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn vật tưxuất kho.

Phương pháp bình quân gia quyền

Trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được tính căn cứ vào số lượngxuất nhập khẩu thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốnvật tư xuất kho.

Phương pháp bình quân gia quyền

Trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được tính căn cứ vào số lượngxuất kho và định giá bình quân gia quyền, theo công thức:

= x =

Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ vật tư.

Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ (đơn giá bình quân cốđịnh)

Trang 11

Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập (đơn giá bình quânliên hoàn hay đơn giá bình quân di động).

Phương pháp nhập trước, xuất trước

Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuấttrước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhậpsau cùng.

Phương pháp nhập sau xuất trước

Phương pháp này dựa trên giả định là hàng rào nhập sau được xuấttrước lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính trước những lần nhập đầu tiên.

1.3 Kế toán chi tiết NVL

Hạch toán chi tiết VT là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòngkế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập xuất kho, nhằm đảm bảo theo dõichặt chẽ số liệu hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ vật tư vềsố lượng và giá trị Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở cácsổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết VT phù hợp đểgóp phần tăng cường quản lý vật tư.

1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Các hoạt động nhập xuất kho NVL xảy ra thường xuyên trong cácdoanh nghiệp sản xuất Để quản lý theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và sốhiện có của NVL, kế toán phải lập những chứng từ cần thiết một cách đầy đủ,kịp thời, đúng chế độ qui định.

Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ1141/TK/QĐ/CĐKTngày 01/11/1995 và theo QĐ885/1998/QĐ/BTC ngày 167/1998 của Bộ Tàichính, các chứng từ kế toán về vật tư bao gồm:

- Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)

Trang 12

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08-VT)- Hoá đơn GTGT-MS01 GTKT-2LN

- Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03-BH)

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhànước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn.

- Phiếu xuất VT theo hạn mức (mẫu 05-VT)- Biên bản kiểm nghiệm VT (mẫu 05-VT)- Phiếu báo VT cuối kỳ (mẫu 07-VT)

-Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải được lập kịpthời, đầy đủ theo đúng thời gian quy định về mẫu biểu, nội dung, phươngpháp lập Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp phápcủa chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL

Trách nhiệm quản lý trực tiếp nhập, xuất, tồn kho NVL do thủ kho vàbộ phận kế toán hàng tồn kho đảm nhận Để phối hợp sử dụng các chứng từnhập, xuất tồn kho trong hạch toán chi tiết NVL giữa thủ kho và kế toán,doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau:

1.3.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song

* Nội dung:

- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hìnhnhập, xuất, tồn kho vật tư của từng danh điểm vật tư, ở từng kho theo chỉ tiêusố lượng.

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết NVL để ghi chép tìnhhình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và số tiền.

Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết NVL và kiểm tra đối chiếu với thẻkho rồi ghi vào Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.

Trình tự ghi sổ theo phương pháp ghi thẻ song song được khái quáttrong sơ đồ sau:

Trang 13

Thẻ kho

Sổ chi tiết

Bảng kê tổng hợp N-X-T

Sổ kế toán tổng hợp

Chứng từ xuấtChứng từ nhập

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ songsong

* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót.- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán bị trùnglặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép lớn.

Trang 14

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng "Sổ đối chiếu luân chuyển" đểghichép cho từng thứ vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị "Sổ đối chiếuluân chuyển" được mở cho cả năm và được ghi vào cuối tháng, mỗi thứ vật tưđược ghi một dòng trên sổ.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối thángƯu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:

- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ thịghi một lần vào cuối tháng.

- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho vàphòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc theo dõi kiểm tra đối chiếu giữa khovà phòng kế toán chỉ tiến hành được vào cuối tháng nên hạn chế tác dụngkiểm tra của kế toán - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có

Thẻ kho

Sổ đối chiếuluân chuyển

Sổ kế toántổng hợp

Phiếu xuất

Bảng kê xuấtBảng kê nhập

Trang 15

chủng loại vật tư, hàng hoá ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hìnhnhập, xuất hàng ngày; phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế.

Trang 16

1.3.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư

* Nội dung:

- Thủ kho: Vẫn sử dụng "thẻ kho" để ghi chép như hai phương pháptrên Đồng thời cuối tháng thủ kho còn ghi vào "Sổ số dư" số tồn kho cuốitháng của từng thứ vật tư cột số lượng.

- Phòng kế toán: Kế toán mở Sổ số dư cho từng kho dùng cho cả nămđể ghi số tồn kho của từng thứ, nhóm, loại vào cuối tháng theo chỉ tiêu giá trị.Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kế toán lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất;sau đó vào bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn Cuối tháng, khi nhận được Sổsố dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho theo chỉ tiêu số lượngmà thủ kho đã ghi và đơn giá hạch toán để tính ra số tồn kho theo từng thứtheo chỉ tiêu giá trị và ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.

Việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành vào cuối tháng, căn cứ vào cộtsố tiền tồn kho cuối tháng trên Sổ số dư đối chiếu với số tiền tồn kho cuốitháng trên Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.

Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết VL theo phươngpháp ghi sổ số dư theo sơ đồ sau:

Thẻ kho

Sổ số dư

Bảng kê N-X-T

Sổ kế toán tổng hợp

Bảng luỹ kếxuấtBảng luỹ kế

Phiếu giaonhận chứng từPhiếu giao

nhận chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng

Trang 17

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:

- Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép, kiểm tra được thườngxuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho; công việc được dànđều trong tháng.

- Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền nên để có thông tinchi tiết của từng thứ NVL phải căn cứ vào thẻ kho, nếu số liệu không khớp thìviệc tra cứu rất phức tạp.

- Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư hànghoá, việc nhập xuất diễn ra thường xuyên; và đã xây dựng được hệ thống giáhạch toán và xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư hàng hoá hợp lý.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán vững vàng.

1.4 Kế toán tổng hợp NVL

NVL là tài sản lưu động của doanh nghiệp và được nhập xuất khothường xuyên, tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm NVL của từng doanh nghiệp màcác doanh nghiệp có các phương thức kiểm kê khác nhau Có doanh nghiệpthực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập - xuất kho (mỗi lần nhập - xuấtkho đều có cân, đo, đóng, đếm) nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ kiểmkê một lần vào thời điểm cuối kỳ bằng cách cân, đo, đong, đếm ước lượngNVL tồn cuối kỳ Tương ứng với hai phương pháp kiểm kê trên, trong kế toánNVL nói riêng và kế toán các loại hàng tồn kho nói chung có hai phươngpháp hạch toán tổng hợp là kê khai thường xuyên (KKTX) và kiểm kê địnhkỳ (KKĐK).

1.4.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thườngxuyên

1.4.1.1 Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp KKTX là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép mộtcách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho củac

Trang 18

các loại vật tư trên các tài khoản và sổ kế toán khi có các chứng từ nhập - xuấtvật liệu.

Việc xác định trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được tính căn cứtrực tiếp vào các chứng từ xuất kho Sau khi đã tập hợp, phân loại theo đốitượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và các sổ kế toán.

Trị giá vốn thực tế của vật tư tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán có thểđược xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

- Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao, nắm rõ được tìnhhình hiện có và biến động NVL, cung cấp kịp thời đầy đủ theo yêu cầu quảnlý rất phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng có giátrị lớn.

- Nhược điểm: Khối lượng công việc nhiều, tốn thời gian.

1.4.1.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

* Tài khoản kế toán sử dụng

- TK 152 "Nguyên vật liệu": Tài khoản này được dùng để phản ánh sốhiện có và tình hình tăng giảm các loại NVL.

TK152 có thể được mở theo dõi chi tiết các TK cấp 2 theo từng loạiNVL phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu quản trịdoanh nghiệp, bao gồm:

+ TK 1521: NVL chính+ TK 1522: VL phụ+ TK 1523: Nhiên liệu

+ TK 1524: Phụ tùng thay thế+ TK 1525: Thiết bị XDCB+ TK 1528: VL khác

Trong từng TK cấp 2 có thể mở chi tiết các TK cấp 3, cấp 4… tới từngnhóm, từng thứ NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

Trang 19

Các TK liên quan: Hàng mua đang đi đường: phản ánh trị giá vốn thựctế vật tư, sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp dã mua nhưng chưa về nhậpkho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho.

- TK 331: "Phải trả cho người bán": TK này phản ánh các khoản phảithanh toán cho người bán, người nhận thầu hoặc người gia công vật tư thiếtbị TK331 được mở chi tiết cho từng người bán, người nhận thầu cụ thể.

- TK133: "Thuế GTGT được khấu trừ": phản ánh số hiện có và tìnhhình biến động của khoản thuế GTGT được khấu trừ.

* Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX được thể hiện quasơ đồ sau:

Trang 20

thanh toán

Thuế GTGT được khấu trừ

Nhập kho do mua ngoàiXuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm

Xuất dùng tính ngay vào CPThuế nhập khẩu

Nhập kho hàng đang đi đường kì trước

Xuất bán trực tiếp, gửi bánNhận vốn góp liên doanh

Xuất tự chế, thuế gia công chế biến

Xuất góp vốn liên doanhNhận do tự chế, thuê ngoài gia công chế biến

Nhập do nhận lại vốn góp liên doanh

Xuất cho vay tạm thời

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

1.4.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK

1.4.2.1 Đặc điểm phương pháp KKĐK

Phương pháp KKĐK là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chépmột cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho - xuất kho và tồn

Trang 21

kho của NVL trên các tài khoản hàng tồn kho Các tài khoản này chỉ phản ánhtrị giá vốn thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Việc xác định trị giá vốn thực của NVL xuất kho không căn cứ vào cácchứng từ xuất kho mà được căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính theocông thức:

= + + - Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán.

- Nhược điểm: Trên sổ kế toán tổng hợp không thể hiện giá trị NVLxuất dùng cho từng đối tượng, cho các nhu cầu khác nhau Hơn nữa trên tàikhoản tổng hợp không thể biết được số NVL mất mát, hư hỏng Và độ chínhxác về vật tư xuất dùng cho các mục đích khác nhau không cao vì nó phụthuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, bến bãi.

- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với những doanhnghiệp có nhiều chủng loại vật tư, với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trịthấp và được xuất thường xuyên.

1.4.2.2 Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ chủ yếu

* Tài khoản sử dụng:

Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất vật tư theo phương pháp KKĐKvẫn sử dụng TK152 Nhưng tài khoản này không phản ánh tình hình nhậpxuất vật tư trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế NVL tồnkho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ.

Ngoài ra còn sử dụng thêm TK611-TK mua hàng.

TK này phản ánh trị giá vốn thực tế của VT tăng, giảm trong kỳ.TK611 không có số dư, được mở chi tiết theo TK cấp 2.

TK6111 "Mua NVL, CCDC"TK6112 "Mua hàng hoá"

Cũng giống như phương pháp KKTX kế toán sử dụng các tài khoảnliên quan như TK111, 112, 621,641, 642, 331…

Trang 22

* Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK được thể hiện quasơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK1.5 Sổ kế toán áp dụng

Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúcbằng các báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi tính toán, xử lý sốliệu trên các sổ sách kế toán Sổ sách kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ

thanh toán

Thuế GTGTđược khấu trừ

Nhập kho domua ngoài

K/c tồn cuối kỳ

Xuất dùng cho sản xuất

Xuất bánThuế nhập khẩu

Xuất góp vốn liên doanhNhận vốn góp liên doanh

góp cổ phần

Được quyên tặng

TK151,152Thuế GTGT được khấu trừ

Các khoản được giảm trừ

Trang 23

công tác kế toán Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệpmà kế toán sử dụng sổ sách cho thích hợp.

* Đối với hình thức Nhật ký chung

- Thẻ khách hàng, thẻ kho, sổ kế toán chi tiết NVL.- Sổ chi tiết TK331, 311, 141

- Bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê tổng hợp N-X-T- Nhật ký chung

- Bảng kê tính giá số 3, bảng kê phân bổ số 2- Sổ cáiTK152, 153

* Đối với hình thức chứng từ ghi sổ- Thẻ kho, Sổ kế toán chi tiết vật liệu- Sổ chi tiết TK331

- Bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê tổng hợp N-X-T- Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái TK152, 153.

Trang 24

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ HÀ NỘI

2.1.Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất vàkinh doanh vật liệu xây dựng

Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty TNHH được thành lậptheo quyết định số 515/QĐ-QP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Bộ thươngmại cấp giấy phép hành nghề xây dựng số 96 ngày 14 tháng 4 năm 1997 cótrụ sở chính đóng tại 143 Âu Cơ - Tây Hồ – Hà Nội.

Nhiệm vụ sản xuất:

Có thể khẳng định Công ty TNHH Kim Khí Hà Nội là một Công ty trẻ nhưnglại có đội ngũ quản lý có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực:

 Sản xuất và cung ứng bê tông cho các công trình xây dựng.

 Kinh doanh vật liệu, trang thiết bị nội,ngoại thất ngành xây dựng. Sản xuất và cung ứng các cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Về tình hình sản xuất của công ty tương đối ổn đinh và hiệu quả Kết quảđược thể hiện ở bảng sau:

Thực hiện2006

So sánh%

So sánh%1 Khối lượng bê

2 Giá trị sản xuất Tỉ đồng 20 48,74 244 15,95 3063 Thu nhập bình

Từ bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của công ty ngày càng tăng năm2006 tăng 144% so với năm 2005 đây là tỷ lệ tăng rất cao Thu nhập bình

Trang 25

quân của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện năm2006 tăng 27% so với năm 2005.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

- Đứng đầu công ty là Giám Đốc, giúp việc cho Giám đốc la Phó Giám đốc,phòng kinh doanh tiếp thị, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính,phòng kế hoạch, kỹ thuât và phân xưởng xản xuất.

- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước phápluật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành và đưa ra quyếtđịnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó Giám đôc: là người giúp Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lãnh vực hoạtdộng của công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc.

- Phòng kinh doanh kế hoạch: tiếp cận thị trường, lập dự án, tông hợp phântích thông tin, cân đối lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng –quý- năm; ký kết vàthanh lý hợp đồng kinh tế, lập dự toán,quyết toán nội bộ công ty; thống kê tình hìnhsản xuất kinh doanh, lập báo cáo theo hàng tháng- quý- năm; lập và phân phối quỹlương, thưởng; định hướng phát triển công ty.

- Phòng tài chính kế toán: thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, thuthập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ choviệc ra quyết định của giám đốc Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình tài chính,đưa ra các biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, lập kế hoạch quản lý tài chính,chi tiêu hợp lý, hợp pháp làm nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước, quản lý kế toáncác đội, xưởng sản xuất.

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động,giải quyết các chế dộ chính sách đối với người lao động; bảo vệ nội bộ, thanh tra,phòng cháy chữa cháy; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồsơ, quản lý văn phòng công ty, quản lý nhà đất, bảo vệ sức khoẻ cho người lao độngvà theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu.

Trang 26

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kinh doanh

kế hoạch

Phòng tài chính

kế toán

Phân xưởng xản xuất

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng kỹ thuật

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau:

Kết quả kinh doanh của Công ty một số năm gằn đây:

Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

1.Doanh thu thuần 12.353.045.000 16.351.765.000 24.985.663.000

2.Lợi nhuận gộp 957.875.000 1.259.586.000 1.780.756.000

Trang 27

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.3.1 Bộ máy kế toán

Trong những năm qua ban tài chính - kế toán đã hoàn thành tốt nhiệmvụ của mình, cung cấp kịp thời và nhanh chống thông tin kế toán - tài chínhcho giám đốc Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung Theo hình thứcnày, công ty tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết vàtổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh và kiểm tracông tác kế toán toàn công ty; ở các trạm sản xuất không tổ chức bộ phận kếtoán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán hoặc thống kê thu thập chứngtừ Theo định kỳ thì gửi về phòng kế toán công ty để hạch toán và lưu trữ.

Ban tài chính kế toán của công ty có 5 người: một kế toán trưởng; 4 cánbộ kế toán và 1 thủ quỹ Các đội công trình có bố trí một cán bộ thống kêhoặc kế toán.

Trưởng ban tài chính kế toán: thực hiện theo pháp lệnh kế toán trưởng,là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin kế toán cho ban giám đốccông ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty như chính sáchhuy động vốn, chính sách đầu tư vốn sao cho có hiệu quả Kế toán trưởng làngười chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp, làngười thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty, thựchiện các khoản đóng góp với ngân sách Nhà nước.

Kế toán công nợ kiêm kế toán tiền lương: theo dõi tình hình công nợcủa xí nghiệp, tính toán số lương phải trả cho từng cán bộ công nhân viên,trích BHXH, BHYT, và KPCĐ của công nhân trên cơ sở tiền lương thực tế vàtỉ lệ qui định hiện hành Hàng tháng lập bảng phân bổ tiền lương, kiểm trabảng chấm công, theo dõi tình hình tăng giảm số lượng lao động.

- Kế toán vật tư: theo dõi sự biến động của TSCĐ, trích lập khấu hao,xác định nguyên giá các loại tài sản đang dùng, không cần dùng, chờ thanh lýđể đề xuất những ý kiến trong đầu tư quản lý tài sản; theo dõi tình hình nhập,

Trang 28

xuất hàng tồn kho nhiên vật liệu, theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ luân chuyển.

Kế toán thuế kiêm kế toán Ngân hàng: tính toán số thuế của từng loạithuế mà xí nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước, quyết toán thuế và nộpthuế cho cơ quan Nhà nước Thực hiện các nghiệp vụ liên quan nghiệp vụ liênquan nghiệp vụ Ngân hàng, cùng thủ quỹ đi Ngân hàng rút tiền, vay vốn tíndụng chuyển tiền tả nợ.

Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, đi rút tiền ở ngân hàng vềquỹ, đi lấy tiền của khách hàng.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

2.1.3.2 Chế độ kế toán áp dụng trong công ty

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Kỳ kế toán: ở công ty thường là 1 tháng Cuối tháng, kế toán tiếnhành khóa số 1 lần.

Trưởng phòngTC-KT

Kế toánvật tư

Kế toánNH kiêm

kế toánthuế

Kế toáncông nợkiêm kếtoán tiền

Thủ quĩkiêm kếtoán tiền

Kế toáncác trạm

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp (Trang 14)
Bảng luỹ kế - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Bảng lu ỹ kế (Trang 16)
Sơ đồ sau: - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Sơ đồ sau (Trang 22)
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK (Trang 23)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 29)
Hình thức thanh toán: CK/TM MST: 0100106232 - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Hình th ức thanh toán: CK/TM MST: 0100106232 (Trang 36)
Bảng kê xuất NVL - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
Bảng k ê xuất NVL (Trang 47)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN VẬT LIỆU - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Kim Khí Hà Nội.docx
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN VẬT LIỆU (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w