GIÁO ÁN SINH HỌC 9 Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I/ Mục tiêu: chuẩn kiến thức 1/Kiến thức - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và các sinh vật khác l
Trang 1GIÁO ÁN SINH HỌC 9 Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/Kiến thức
- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và các sinh vật khác loài
- Thấy rõ được lợi ích giữa mối quan hệ giữa các sinh vật
- Phân biệt được điểm khác nhau cơ bản của mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
2/Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Hoạt động nhóm
Kĩ năng sống
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng vào kiến thức vào thực tế
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
3/ Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên đặc biệt là động vật
II/ Phương pháp
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Giải quyết vấn đề
- Trực quan
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 44.1 → 44.3 SGK
- HS: Xem trước bài nội dung bài
IV/ Tiến trình lên lớp.
1/ Ổn định (1’)
Trang 22/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế
nào?
(?) Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Trong hai nhóm sinh vật này, nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với ựu thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
3/ Bài mới
a/ Khám phá.
GV: Sinh vật sống trong môi trường không những chịu sự tác động của các nhân tố vô sinh
như ánh sáng, nhiệt độ mà còn chịu ảnh hưởng của các sinh vật sống trong môi trường Vậy các sinh vật đó có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Bài học hôm chúng ta sẽ tìm hiểu
b/ Kết nối
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài
và ý nghĩa của mối quan hệ
- Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình
44.1 và thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Khi có gió bão, thực vật sống thành
nhóm có lợi gì so với sống riêng lẽ?
(?) Trong tự nhiên, động vật sống thành
bầy đàn có lợi gì?
- Gv: Lấy thí dụ thực tế: Chim kiếm ăn
theo đàn kích thích lẫn nhau khi tìm mồi,
I/ Quan hệ cùng loài
- HS: Tự thu thập thông tin
- HS: Có tác dụng cản bớt sức thổi của gió làm cây không bị đổ ngã
- HS: Nêu được + Tìm kiếm được nhiều thức ăn + Phát hiện được kè thù nhanh + Tự vệ tốt hơn
Trang 3- Gv: Y/c hs hoàn thành bài tập như SGK
(?) Thế nào sinh vật có quan hệ cùng loài?
(?) Sinh vật cùng loài có những mối quan
hệ nào?
→ Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
(?) Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế
nào?
+ Tự vệ tốt hơn
+ Tìm kiếm được nhiều thức ăn
+ Phát hiện được kẻ thù nhanh hơn
- Gv: Liên hệ thực tế:
(?) Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng
mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
- HS: Chọn khả năng thứ 3
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên quan với nhau hình thành nên nhóm các thể
- Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm
- Trong tự nhiên thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác
- HS: Để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn (Thí dụ vịt đàn, heo đàn)
18’ Hoạt động 2: Tìm hiểu những mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài
- Gv: Y/c hs đọc hiểu nội dung trong bảng
44, phân tích rõ các mối quan hệ và cho hs
thảo luận:
(?) Trong các thí dụ quan hệ nào là quan
hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch?
(?) Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ
trợ và quan hệ đối địch giữa các sinh vật?
II/Quan hệ khác loài
- HS: Tự thu thập thông tin
- HS: 1, 5, 6, 9 là quan hệ hỗ trợ, còn lại
là quan hệ đối địch
Trang 4- Gv: Liên hệ thực tế:
(?) Trong nông nghiệp con người đã lợi
dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác
loài này như thế nào?
- Gv: Mở rộng thêm:
(?) Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh
vật có hại trong nôn nghiệp còn gọi là
phương pháp gì?
- Gv: Liên hệ các ưu và nhược điểm về
việc sử dụng phương pháp hoá học và
phương pháp sinh học trong nông nghiệp
hiện nay
- Gv: Lồng ghép tác nhân gây ô nhiễm
môi trường và hậu quả của nó hiện nay
trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam
- Gv; Y/c hs tự rút ra kết luận →
- HS: Nêu được:
+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi, ít có hại cho tất cả các sinh vật
+ Trong quan hệ đối địch: Một bên được lợi, còn bên kia bị hại hoặc cả hai cùng bị hại
- HS: Liên hệ và nêu được:
+ Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại
+ Thí dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân
ở lúa + Thí dụ trồng lúa theo chương trình IPM
- HS: Được gọi là phương pháp sinh học
- Trong mối quan hệ khác loài các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch nhau
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
- Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả
Trang 55’ Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài
- Thế nào là sinh vật có quan hệ cùng loài?
- Các sinh vật cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong điều kiện nào?
- Các sinh vật khác loài gồm có các quan hệ nào?
- Thế nào là sinh vật sống cộng sinh, sống hội sinh? Cho thí dụ?
- Thế nào là sinh vật sống cạnh tranh, sống kí sinh? Cho thí dụ?
- Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch?
→ Gợi ý câu trả lời (2): Tự tỉa cành là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu sáng
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 1134
- Xem tước nội dung bài 45, kẽ bảng 45.1 45.2