- Giúp HS phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ Mặt trời và vẽ màu theo ý thích.. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1: Tìm hiểu về Ông mặt trời vui tính
Trang 1Ngày soạn: 27/11/2017
Chủ đề 6: Ông mặt trời vui tính ( 2 tiết )
I Mục tiêu
- Giúp HS nhận ra và nêu được hình dạng, màu sắc của Mặt Trời
- Giúp HS phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để
vẽ Mặt trời và vẽ màu theo ý thích
- Giúp HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức
1 Phương pháp:
- Gợi mở
- Trực quan
- Luyện tập thực hành
2 Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
III Đồ dùng và phương tiện
1 Giáo viên chuẩn bị:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 1
- Hình ảnh hoặc hình vẽ về ông Mặt trời
- Một số bài vẽ nét của HS năm trước
2 Học sinh chuẩn bị:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 1
- Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, bìa cứng
IV Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1: Tìm hiểu về Ông mặt trời vui tính
Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh
- Kiểm tra đồ dùng
Khởi động: (2'): Cho 2- 3 HS lên vẽ hình
ông mặt trời lên bảng
- Để vẽ ông mặt trời em dùng đường nét
gì?
- GV chuyển ý giới thiệu chủ đề: Ông
Mặt Trời vui tính
1 Hướng dẫn tìm hiểu (5')
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh
Mặt Trời trong hình 6.1 và thảo luận
+ Em thấy hình dáng và màu sắc Mặt Trời
thế nào?
+ Em thấy hình ảnh và màu sắc của thiên
nhiên xung quanh Mặt Trời thế nào?
- 2- 3 HS lên bảng vẽ
- Dùng nét cong, nét thẳng
- HS quan sát
+ Hình tròn, màu đỏ, cam sáng chói hoặc vàng rực
+ Thiên nhiên xung quanh mặt trời khi mới mọc hoặc sắp lặn thường tối vì bị ngược sáng
Trang 2- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh
trong hình 6.2 và thảo luận nhóm đôi
+ Em hãy nêu các đường nét và hình vẽ có
trong mỗi bức tranh?
+ Sự khác nhau về các hình vẽ và màu sắc?
+ Cách thể hiện khuôn mặt vui vẻ, ngộ
nghĩnh của Mặt Trời?
- GV kết luận: Mặt Trời thường có dạng
hình tròn hoặc nửa hình tròn xung quanh
có các tia sáng Chúng ta có thể vẽ thêm
mắt, mũi, miệng để diễn tả tình cảm của
ông Măt Trời
2 Hướng dẫn cách thực hiện (5')
- GV vừa vẽ vừa giải thích cách vẽ hình
ông Mặt Trời
- GV yêu cầu HS quan sát tham khảo hình
6.3 và hình 6.4 trong sách Học Mĩ thuật để
có thêm ý tưởng tạo sản phẩm
- GV kết luận: Để vẽ ông mặt trời vui tính
em cần thể hiện ông mặt trời với các nét
mặt vui vẻ, ngộ nghĩnh Khi vẽ cần chú ý
độ đậm nhạt để bài vẽ sinh động
3 Hướng dẫn thực hành (16' - 20')
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân vẽ bức
tranh" Ông Mặt Trời vui tính" theo ý thích
vào sách Học Mĩ thuật 1 hoặc vào giấy A4
Vẽ có sử dụng các loại nét và vẽ có đậm có
nhạt bằng cách sử dụng màu đậm màu nhạt
hoặc cách vẽ mạnh, nhẹ của tay
4 Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản
phẩm (7')
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm
của mình:
+ Em có thích thú khi thực hiện bức tranh
vẽ ông Mặt Trời của mình không?
+ Em đã sử dụng những nét gì trong bài vẽ
của mình?
+ Em thấy ông mặt trời của mình có vui
tính không, đang trong trạng thái nào?
+ Trong bài vẽ của các bạn trong lớp em
thích bài vẽ nào? Em học hỏi được điều gì
trong bài vẽ của bạn?
- GV gợi mở để chuyển sang tiết 2
- HS thảo luận và trả lời
- HS trả lời theo cảm nhận của mình
- HS ghi nhớ
- HS quan sát nhận biết cách vẽ các nét
- HS quan sát hình trong SGK để thấy được cách vẽ ông Mặt Trời rất phong phú
- HS ghi nhớ
- HS thực hành vẽ tranh theo ý thích của mình
- HS trưng bày sản phẩm lên bảng
- HS thuyết trình về sản phẩm của mình qua gợi ý của GV
Trang 3Tiết 2: Cùng nhóm vẽ tranh với Ông Mặt trời vui tính.
Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh
1 Tìm hiểu cách thực hiện bức tranh
của nhóm (5')
- GV gợi ý để HS thảo luận tìm ra cách
thực hiện sản phẩm của nhóm:
+ Từ các bức tranh mà các em vừa vẽ có
thể gợi cho chúng ta vẽ về ông mặt trời với
những cảnh gì?
+ Ngoài cảnh ra chúng ta có thể vẽ thêm
hình ảnh gì cho tranh sinh động?
+ Chúng ta có thể sử dụng những chất liệu
gì để thực hiện tranh của nhóm?
2 Thực hành tạo sản phẩm nhóm
(18'-20')
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu
các nhóm thảo luận tìm nội dung và cách
thể hiện cho tranh của nhóm mình
- GV theo dõi các nhóm làm việc và gợi
mở, tư vấn trực tiếp cho các nhóm bằng
các câu hỏi?
+ Nhóm em định thể hiện ông măt trời với
cảnh gì? Dùng các đường nét gì để thể hiện
các hình ảnh đó?
+ Em có cần thêm những hình ảnh khác
cho bức tranh sinh động không? Em định
vẽ những hình ảnh gì, màu sắc như thế
nào?
- GV tư vấn cho các nhóm xây dựng ý
tưởng sản phẩm trong quá trình hoàn thiện
sản phẩm để trưng bày
3 Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản
phẩm (7 phút)
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản
phẩm của mình Gợi ý các học sinh khác
tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình
bày cảm xúc, học tập lẫn nhau Dựa vào
sản phẩm nhóm hướng dẫn học sinh đặt
câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khắc sâu
kiến thức và phát triển năng lực thuyết
trình, tự đánh giá
- HS thảo luận.
+ Vẽ cảnh binh minh trên biển, vẽ cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh ông mặt trời với cánh đồng hoa
+ Chúng ta có thể vẽ thêm người hoặc con vật
+ Chúng ta có thể sử dụng các loại màu
vẽ, giấy màu để tạo tranh
- HS ngồi theo nhóm và thảo luận, phân nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
- Học sinh thực hiện bài làm phối hợp nhóm tạo thành bức tranh nhóm, theo tư vấn, gợi mở thêm của gv
- Phối hợp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để thuyết trình sản phẩm nhóm tốt
- Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV
- Lần lượt các thành viên của mỗi nhóm lên chia sẻ và thuyết trình về sản phẩm của nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi và bổ sung cho nhóm bạn
Trang 4+ Em có thấy thích thú khi thực hiện vẽ
tranh theo nhóm không?
+ Trong bài vẽ của nhóm, hình ảnh nào do
em vẽ? Em đã sử dụng những nét gì và màu
sắc như thế nào để thể hiện?
+ Em có thích bức tranh của nhóm không?
Vì sao?
+ Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất?
Em học hỏi gì qua bài vẽ của nhóm bạn?
GVKL: Đánh giá giờ học (5 phút)
- Yêu cầu học sinh tự đánh giá bài học của
mình vào sách HMT
- Chốt lại kiến thức chung của chủ đề
- Tuyên dương học sinh tích cực, động
viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn
thành bài Gợi ý cho học sinh thực hiện
phần: Vận dụng sáng tạo và chuẩn bị đồ
dùng cho tiết học sau
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân
- Ghi nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo vào dòng tiếp theo trong Sách HMT
- Lắng nghe