Lời nói đầu Đất đai là tài sản của Nhà nước, việc quản lý và sử dụng đất đai trong lĩnh vực văn hoá đặc biệt là những khu đất giành cho di tích lịch sử văn hoá đang có hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp đất đai của một số hộ dân với Nhà nước đến nay còn nhiều phức tạp, chưa giải quyết dứt điểm, những tranh chấp và lấn chiếm phần chính là do việc quản lý Nhà nước về đất đai ở các khu di tích chưa được quan tâm, đất được khoanh vùng giành cho di tích không phổ biến rộng rãi, việc quản lý còn chưa thống nhất với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, đây chính là kẽ hở cho những hộ gia đinh lợi dụng cố tình lấn chiếm, tranh chấp đât đai khiến cho dư luận xã hội có nhìn nhận không tốt về vấn đề này. Đây là hiện tượng phổ biến và phức tạp ở nhiều địa phương trên toàn quốc; tỉnh Cao Bằng cũng có nhiều sự việc trach chấp, lấn chiếm đất di tích đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm và còn nhiều tình huống phức tạp khó giải quyết. Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt Trung, sự giao thoa văn hoá giữa các vùng miền, Cao Bằng đã trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá và giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây là nơi sinh sống của 8 dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lôlô, Sán Chỉ, Hoa. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú, là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh với nhiều loại hình di tích. Trong thời kỳ cách mạng và thời kỳ kháng chiến các khu di tích tiêu biểu như: Khu di tích Pác Bó, Khu di tích Lam Sơn, Khu di tích Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến thắng Đông Khê, Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịnh biên giới 1950 ... là những di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử to lớn gắn liền với tiến trình cách mạng của cách mạng Việt Nam, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những địa danh lịch sử vô giá mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta, những người con dân đất Việt cần trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá đó nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh đối với mọi người dân và bạn bè khắp năm châu, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Trang 1Lời nói đầu
Đất đai là tài sản của Nhà nước, việc quản lý và sử dụng đất đai trong lĩnh vực văn hoá đặc biệt là những khu đất giành cho di tích lịch sử văn hoá đang có hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp đất đai của một số hộ dân với Nhà nước đến nay còn nhiều phức tạp, chưa giải quyết dứt điểm, những tranh chấp và lấn chiếm phần chính
là do việc quản lý Nhà nước về đất đai ở các khu di tích chưa được quan tâm, đất được khoanh vùng giành cho di tích không phổ biến rộng rãi, việc quản lý còn chưa thống nhất với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, đây chính là kẽ
hở cho những hộ gia đinh lợi dụng cố tình lấn chiếm, tranh chấp đât đai khiến cho dư luận xã hội có nhìn nhận không tốt về vấn đề này Đây là hiện tượng phổ biến và phức tạp ở nhiều địa phương trên toàn quốc; tỉnh Cao Bằng cũng có nhiều sự việc trach chấp, lấn chiếm đất di tích đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm và còn nhiều tình huống phức tạp khó giải quyết
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt - Trung, sự giao thoa văn hoá giữa các vùng miền, Cao Bằng đã trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá và giàu truyền thống cách mạng Nơi đây là nơi sinh sống của 8 dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lôlô, Sán Chỉ, Hoa Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú,
là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh với nhiều loại hình di tích
Trong thời kỳ cách mạng và thời kỳ kháng chiến các khu di tích tiêu biểu như: Khu di tích Pác Bó, Khu di tích Lam Sơn, Khu di tích Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến thắng Đông Khê, Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịnh biên giới 1950 là những di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử to lớn gắn liền với
Trang 2tiến trình cách mạng của cách mạng Việt Nam, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là những địa danh lịch sử vô giá mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam Chúng ta, những người con dân đất Việt cần trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá đó nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh đối với mọi người dân và bạn bè khắp năm châu, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ
Là một tỉnh có truyền thống cách mạng và có nhiều loại hình di tích ở thời kỳ cách mạng và thời kỳ kháng chiến, việc quản lý và phát huy tác dụng các di tích còn gặp nhiều khó khăn cho các nhà quản lý di tích, đặc biệt vừa qua đã có rất nhiều vụ việc lấn chiến đất di tích làm ảnh hưởng đến giá trị của từng di tích trên toàn tỉnh, những di tích bị lấn chiếm chủ yếu là những khu đất thuộc diện qui hoạch của Nhà nước giành cho di tích để phát huy tác dụng và bảo vệ tối đa những di tích gốc
Cao Bằng tự hào có Khu di tích lịch sử Pác Bó, Nơi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã chọn là nơi về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài Tại đây, Người đã gây dựng căn cứ cách mạng; tổ chức và chủ trì hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII; sáng lập mặt trận Việt Minh, dẫn dắt con thuyền cách mạng Việt Nam đấu tranh giành thắng lợi giai đoạn 1941 - 1945 Để bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử to lớn của cách mạng Việt Nam, những kỷ vật lưu niệm gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh
và những năm tháng Người sống và hoạt động cách mạng tại đây, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục di tích có giá trị nhằm phát huy tác dụng phục vụ khách đến tham quan, nghiên cứu học tạp tại Khu di tích
Trong những đợt được đầu tư tôn tạo lớn vào năm 1970, năm 1990, năm 1995 và Đề
án quy hoạch tổng thể Khu di tích Pác Bó được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm
2004, trong khi thực hiện đầu tư tôn tạo Khu di tích theo Đề án quy hoạch đã được
Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt còn gặp một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và tranh chấp đất đai giữa một số hộ dân trong khu di tích với Ban quản lý Dự
án và chủ đầu tư công trình Khu di tích Pác Bó đã gây dư luận không tốt, làm mất
Trang 3đoàn kết giữa người dân và các nhà quản lý mà chưa dứt điểm xử lý được gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân, cần được các cơ quan chức năng xử lý để ổn định dư luận đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật
Với những lý do trên và những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tại trường; cùng với kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, tôi chọn đề tài “ Xử lý việc tranh chấp đất đai giữa gia đình ông A với Ban quản lý Dự án đầu tư công trình Khu di tích Pác Bó” làm tiểu luận cuối khoá
Trong quá trình xây dựng đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô để bài tiểu luận được đầy đủ hơn cũng như trong quá trình công tác gặp phải những tình huống tương tự sẽ có những kinh nghiệm xử lý thoả đáng hợp tình, hợp lý hơn
I, Mô tả tình huống
Như phần mở đầu đã dẫn, Làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Nơi được Bác Hồ chọn là nơi về nước (28/01/1941) xây dựng căn cứ địa lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Vùng đất Pác Bó, người dân làng Pác Bó gắn
bó với quá trình hoạt động cách mạng của Người Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đối với tiến trình cách mạng Việt Nam Pác Bó - Cao Bằng trở thành cái nôi của cách mạng Với giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn đó, năm 1975 Pác Bó đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia ngay sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng và được Nhà nước đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích qua nhiều giai đoạn, quá trình thực hiện các dự án đầu tư còn gặp một số vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng tới nay vẫn chưa giải quyết được
Tháng 9/1969, Khu di tích Pác Bó được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư tôn tạo, phát huy tác dụng; trong đó có hạng mục xây nhà trưng bày bổ sung cho khu di tich
Trang 4(nhà Bảo tàng) vào năm 1970, vị trí xây trên khu đất của gia đình ông A Khi thoả thuận để sử dụng khu đất của gia đinh ông A, gia đình ông A là một gia đình có công với cách mạng đã hiến tặng khu đất cho Ty Văn hoá này là Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch Cao Bằng sử dụng với diện tích là 2000m2
Năm 1979, công trình nhà trưng bày bổ sung đã bị phá huỷ hoàn toàn bởi chiến tranh biên giới và bỏ hoang đến năm 1990 (công trình nhà trưng bày bổ sung chuyển sang vị trí khác)
Năm 1990, Sở Lao động Thương binh và xã hội Cao Bằng có dự án cần dùng đến khu đất trên để xây dựng nhà trẻ mồ côi phục vu lợi ích công cộng; Sở Lao động Thương binh và xã hội đã thoả thuận với Sở Văn hoá Thông tin xin được bàn giao khu đất trên và đã được đồng ý Sau khi thoả thuận giữa hai cơ quan, Sở Lao động Thương binh và xã hội đã cải tạo công trình thành nhà trẻ mồ côi đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân trong xã
Năm 1994, nhà trẻ mồ côi hoạt động không có hiệu quả, Sở Lao động Thương binh và xã hội đã bàn giao lại khu đất trên cho Sở Văn hoá Thông tin để tái sử dụng Nhưng từ năm 1994 đến năm 2008 khu đất trên chưa sử dụng, bị bỏ hoang; trong giai đoạn này, con trai của gia đình ông A đã ngăn một gian ở tầng 1 làm nhà tạm để ở nhưng không có cơ quan chức năng nào can thiệp
Ngày 27/12/2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 344/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết Khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng, đến năm
2006 UBND tỉnh ra thông báo về việc khu vực dân cư trong khu di tích cần xây dựng nhà ở phải xin phép cấp có thẩm quyền để cấp phép xây dựng và thành lập Ban quản
lý Dự án đầu tư công trình để phát huy giá trị khu di tích Pác Bó; trong quy hoạch có hạng mục xây nhà công vụ cho cán bộ, viên chức Khu di tích
Năm 2009, Ban quản lý Dự án đầu tư công trình Khu di tích Pác Bó sử dụng
Trang 5khu đất trên để làm nhà công vụ cho cán bộ, viên chức của Khu di tích Pác Bó; dự án này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tiến hành thi công giải phóng mặt bằng Trong đề án ngoài khu đất trên đã sử dụng thêm 500m2 đất liền kề, số đất này
đã thoả thuận với chủ gia đình ông B và được đền bù theo đúng qui định của Nhà nước
Trong khi giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình nhà công vụ Ban quản lý Dự án đầu tư công trình, Chủ đầu tư đã không tiến hành thi công được với lý
do, con trai gia đình ông A không chịu trả lại mặt bằng đồng thời đưa đơn khiếu kiện tới UBND huyện Hà Quảng và các cơ quan có liên quan yêu cầu Ban quản lý Dự án, Chủ đầu tư đền bù khu đất 2000m2 mà cha ông họ đã hiến tặng cho Ty Văn hoá Trong đơn gia đình đã khẳng định nguồn gốc đất là của đời trước để lại từ thời kỳ hợp tác xã và có một số gia đình trong làng làm chứng rồi lên Uỷ ban nhân dân xã Trường Hà ký xác nhận
Trước tình hình trên, Uỷ ban nhân dân huyện xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh ra giấy mời triệu tập cuộc họp liên ngành giữa UBND huyện; Ban quản
lý Dự án; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Khu di tích Pác Bó, UBND xã Trường
Hà họp để bàn hướng giải quyết Khi xem xét tình hình và kết luận cuộc họp, UBND huyện đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cao Bằng tìm những tư liệu có liên quan để làm rõ nguồn gốc khu đất trên tìm hướng xử lý việc đền bù hay không đề bù cho gia đình ông A thì có một số vướng mắc như sau:
- Năm 1970, gia đình ông A hiến đất cho Ty Văn hoá 2000m2 sử dụng tới nay đều không còn văn bản hiến tặng đất của gia đình ông A vì đã bị thất lạc và chiến tranh biên giới tàn phá;
- Hiện chỉ còn một số giấy tờ bàn giao sử dụng khu đất giữa Sở Văn hoá Thông tin với Sở Lao động Thương binh và xã hội năm 1994; sau đó Sở Văn hoá Thông tin nay
là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chưa sử dụng đến khu đất trên và bỏ hoang cho
Trang 6tới khi có dự án thi công công trình nhà công vụ (2009).
- Trong khoảng giai đoàn từ năm 1994 tới nay, công trình nhà trẻ mồ côi ở khu đất trên bị bỏ hoang, con trai của gia đình ông A đã sử dụng mà không có cơ quan chức năng nào xử lý;
- Khi đưa đơn kiện yêu cầu đền bù và xác nhận nguồn gốc khu đất trên, con trai gia đình ông A đã có 3 người cao tuổi trong làng làm chứng và được UBND xã xác nhận (hiện ông A đã chết, đơn kiện yêu cầu đền bù là do con trai ông A kiện)
II, Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Xem xét đánh giá một cách nghiêm túc quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quá trình triển khai thực hiện các văn bản liên quan để vận dụng cho hợp tình hợp lý tôi thấy cần phải xác định các mục tiêu cụ thể để xử lý tình huống trên như sau:
- Đảm bảo tính hợp lý trong việc xử lý tranh chấp đất đai giữa gia đình ông A với Ban quản lý Dự án đầu tư công trình và chủ đầu tư Khu di tích Pác Bó để tránh dư luận, gây mất đoàn kết giữa nhân dân với cơ quan chức năng; không gây tổn hại về kinh tế tới gia đình ông A cũng như thiệt hại về kinh tế đối với Nhà nước
- Làm rõ trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự việc đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan chức năng rút kinh nghiệm không để xảy ra những trường hợp tương tự
- Tăng cường và nâng cao hiệu lực trong việc ban hành các quyết định của các cơ quan công quyền, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyết định đã ban hành
- Đảm bảo việc chấp hành Luật di sản văn hoá (2001), Luật Đất đai (2003), Luật Xây dựng (2003) trong lĩnh vực bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị di tích Pác Bó, không gây thiệt hại cho Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân, giữ
Trang 7nghiêm kỷ cương phép nước.
III Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
a, Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Ngay từ khi gia đình ông A đã hiến đất cho Nhà nước để xây nhà trưng bày bảo tàng (1970), mọi thủ tục đã không kín kẽ, các văn bản hiến tặng không được lập cụ thể nên
đã dẫn đến xảy ra hiên tượng gia đình ông A khiếu kiện yêu cầu đền bù khu đất trên; hơn nữa trong quá trình sử dụng đất không liên tục và những tài liệu có liên quan đã
bị thất lạc do chiến tranh biên giới (1979) mà cơ quan chức năng không đi xác minh, làm lại các thủ tục cần thiết để hợp thức hoá khu đất trên thuộc quyền sử dụng của cơ quan chức năng (Nhà nước);
Khi chuyển giao đất cho cơ quan khác đã không lưu lại hay làm thất lạc văn bản và các quyết định quan trọng co liên quan; khi nhận bàn giao của cơ quan khác đã bỏ hoang, không có định hướng và kế hoạch sử dụng lâu dài;
Gia đình ông A đã tự ý vào ở tại khu đất trên mà không được sự đồng ý của cơ quan chức năng, suốt thời gian dài mà không có cơ quan nào đến nhắc nhở hoặc có biện pháp xử lý thích hợp việc gia đình ông A sử dụng công trình công cộng làm nhà ở tạm;
Do nền kinh tế đất nước mở cửa, nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng kinh tế thị trường, giá cả lên cao đặc biệt là giá đất ngày một tăng nên gia đình ông A đã thấy
đó là nguồn lợi của gia đình và đưa đơn khiếu kiện yêu cầu đền bù khu đất trên cho gia đình
Trang 8* Nguyên nhân khách quan
Quá trình sử dụng đất không liên tục vì chiến tranh biên giới tàn phá; việc chuyển giao qua lại khu đất trên với cơ quan khác đã không chặt chẽ và mất hết giấy tờ có liên quan
Khi có quy hoạch Ban quản lý Dự án và chủ đầu tư đã chủ quan không thông báo rộng rãi tới nhân dân về quy hoạch trên và có ý định sử dụng khu đất tại nhà trẻ mồ côi cũ làm nhà công vụ mà không thông báo trước cho gia đinh ông A để có hướng giải quyết mà đã tự ý khởi công xây dựng trên khu đất trên
Gia đình ông A mặc dù biết chắc cha ông mình đã hiến tặng đất cho Nhà nước mà vẫn cố tình khiếu kiện yêu cầu Nhà nước đền bù; hơn nữa chính quyền địa phương đã xác nhận việc xác minh nguồn gốc của khu đất trên đã không nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan để thuết phục gia đinh ông A không nên khiêu kiện
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc sử dụng đất đai còn chưa chặt chẽ, chồng chéo không thống nhất, đặc biệt khi chính quyền địa phương xác nhận cho gia đình ông A về nguồn gốc khu đất đã không tham khảo ý kiến giữa các cơ quan chức năng
về quyền sử dụng đất
b, Hậu quả
- Việc tranh chấp gia đình ông A đưa đơn khiếu kiện đòi đền bù khu đất gia đình mình đã hiến tặng cho Nhà nước gây thiệt hại lớn cho các cơ quan đang thực hiện nhiệm vụ, công trình bị chậm không kịp tiến độ thi công, cơ quan quản lý bị ảnh hưởng nghiêm trong dẫn đến không có nhà công vụ cho cán bộ ở làm mất lòng tin của cán bộ đối với các cơ quan chức năng
- Gây mất danh dự đối với cá nhân, cơ quan và UBND các cấp đối với nhân dân
Trang 9và cán bộ đang công tác tại Khu di tích, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền và bộ máy thực thi công vụ, uy tín của cơ quan chức năng
- Không xử lý dứt điểm sẽ trở thành tiền lệ cho những trường hợp tương tự xảy ra trong các khu di tích, coi thường kỷ cương phép nước và đạo lý danh dự cá nhân, gia đinh cũng như đối với Nhà nước
- Gây thiệt hại về kinh tế của Nhà nước, công sức và tiền của của nhân dân
IV Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Với sự việc phức tạp như nêu ở trên, để có căn cứ xử lý giải quyết thoả đáng hợp tình hợp lý trước tiên phải tổ chức một cuộc họp liên ngành: các ngành chức năng liên quan, chính quyền địa phương, xem xét các văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến vụ việc như: Luật Đất đai (2003), Luật Xây dựng (2003), các Quyết định liên quan Các văn bản liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư cho dự án, qui trình kế hoạch thực hiện dự án, các văn bản, qui hoạch liên quan đến dự án đầu tư có được thông báo và triển khai đến người dân trong vùng dự án không? đất khu vực dự
án đã được thu hồi và cấp cho dự án chưa? Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản liên quan, kiểm tra qui trình kế hoạch thực hiện dự án, cuộc họp phải đưa ra kết luận để xảy ra sự việc tranh chấp đất đai của gia đình ông A đưa đơn kiện đòi đền bù gây thiệt hại cho Nhà nước trách nhiệm thuộc về ai? Về các nhà quản lý hay trách nhiệm thuộc về chủ gia đình ông A
Đối với trường hợp trên, muốn giải quyết được vấn đề trả lại đất cho Ban quản lý Dự
án và chủ đầu tư thi công công trình, tôi đưa ra các phương án giải quyết như sau:
* Phương án 1
Chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thu hồi khu
Trang 10đất trên, thành lập ban giải phóng mặt bằng, buộc gia đình ông A phải tự tháo dỡ nhà tạm trên khu đất đã giao cho Ban quản lý Dự án; nếu gia đình ông A không chịu dỡ
bỏ và di chuyển nhà tạm có thể dùng biện pháp cưỡng chế để kịp thời giải phóng mặt bằng sớm được thi công công trình theo đúng tiến độ đã đề ra kịp thời giao cho cơ quan Khu di tích Pác Bó quản lý
Khi thực hiện phương án này có những ưu và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
- Bảo đảm đúng pháp luật về đất đai;
- Giải toả nhanh chóng và dứt điểm việc lấn chiến đất công, công trình được thi công đúng tiến độ;
- Không làm thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, giữ đúng kỷ cương phép nước về sử dụng và cố tình sử dụng trái phép đất công của Nhà nước khi chưa sử dụng đến;
- Sẽ không còn tiền lệ việc lấn chiến đất công như gia đình ông A, làm gương cho những ai có ý định lấy danh nghĩa cha ông mình đã cống hiến đất cho Nhà nước mà vẫn cố tình đòi đền bù làm mất danh dự gia đình, mất đi phẩm chất của gia đình cách mạng đã có nhiều cống hiến cho đất nước
* Nhược điểm
- Gia đình ông A là một gia đình có công với cách mạng, hơn nữa khu đất trên đã xác định là của thế hệ cha anh đã hiến tặng cho Nhà nước nhưng không còn giấy tờ chứng minh; gia đình ông A đã vào ở tạm trên khu đất này từ lâu năm Việc cưỡng chế đòi trả lại mặt bằng cho Nhà nước đối với gia đình ông A sẽ gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước đặc biệt những gia đình có truyền thống cách mạng, gia